Hoạt động đổi mới trong nước và phát triển kinh tế tại Việt Nam

Hàm ý Dựa vào kết quả nghiên cứu, Việt Nam cần có chính sách phù hợp để phát triển kinh tế, đặc biệt là chú trọng vào hoạt động đổi mới cơ chế, chính sách tạo điều kiện khuyến khích cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, tăng cường hoạt động đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh từ đó góp phần vào phát triển kinh tế Việt Nam. Cuối cùng, nghiên cứu này có hạn chế: thứ nhất, số liệu về hoạt động đổi mới của Việt Nam còn hạn chế do chỉ thu thập được trong giai đoạn 1988-2018; thứ hai, một số biến kiểm soát đưa vào mô hình còn hạn chế, nguyên nhân là do việc thu thập các dữ liệu về các biến kiểm soát rất khó khăn. Do đó, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo là có thể thu thập số liệu với thời gian dài hơn và đưa thêm một số biến kiểm soát khác vào mô hình nghiên cứu.

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động đổi mới trong nước và phát triển kinh tế tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(4):1069-1080 Open Access Full Text Article Bài nghiên cứu Công ty TNHH Hà Minh Phúc Liên hệ Nguyễn HoàngMinh, Công ty TNHH Hà Minh Phúc Email: minhnh19604@sdh.uel.edu.vn Lịch sử  Ngày nhận: 25/06/2020  Ngày chấp nhận: 23/10/2020  Ngày đăng: 08/11/2020 DOI :10.32508/stdjelm.v4i4.629 Bản quyền © ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố mở được phát hành theo các điều khoản của the Creative Commons Attribution 4.0 International license. Hoạt động đổi mới trong nước và phát triển kinh tế tại Việt Nam Nguyễn HoàngMinh* Use your smartphone to scan this QR code and download this article TÓM TẮT Năm 1986, đánh dấu đường lối đổi mới, chuyển đổi cơ chế, chính sách về mọi mặt, trong đó có kinh tế của Việt Nam. Kể từ đó kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt trội với sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân, điều này được giải thích thông qua lý thuyết của Schumpeter cho rằng hoạt động đổi mới phát triển sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, và đổi mới được xem như là nguồn huyết mạch chính cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia. Bài viết này nhằmmục đích tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động đổi mới trong nước và phát triển kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 1988-2018. Số liệu trong nghiên cứu được thu thập từ Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Ngân hàng thế giới (World Bank). Nghiên cứu sử dụng mô hình vectơ tự hồi quy (VAR) để phân tích mối quan hệ giữa hoạt động đổi mới trong nước và phát triển kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động đổi mới trong nước của Việt Nam còn hạn chế, và có mối quan hệ tác động hai chiều giữa hoạt động đổi mới trong nước và phát triển kinh tế tại Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu, Việt Nam cần có chính sách phù hợp để phát triển kinh tế, đặc biệt là chú trọng vào hoạt động đổi mới cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân tăng cường hoạt động đổi mới để phát triển từ đó góp phần vào phát triển kinh tế Việt Nam. Từ khoá: Đổi mới, Phát triển, Kinh tế, Việt Nam GIỚI THIỆU Solow1, đã chỉ ra sự tồn tại của mối quan hệ lâu dài giữa tăng trưởng kinh tế và hoạt động đổimới. Vai trò của đổi mới đối với tăng trưởng và đổi mới thể hiện quá trình đổi mới cốt lõi trong bất kỳ tổ chức nào, trừ khi nó thay đổi những gì cung cấp cho thế giới và cách nó tạo ra 2. Một số nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh phát triển kinh tế có tác động tích cực đến hoạt động đổi mới của quốc gia, chẳng hạn như: Romer3, Pece và cộng sự4, Galindo và Méndez 5, Akinwale6. Hay một số nghiên cứu khác chứng minh đổi mới tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế như: Wong và cộng sự7, Cameron8, Nadiri 9, Ulku10. Mối quan hệ hai chiều giữa đổi mới và phát triển kinh tế được chứng minh trong các nghiên cứu của Pradhan và cộng sự11, Bilbao-Osorio và Rodríguez-Pose 12, Liu và Xia 13, Zhou và Lou14. Từ các nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy cómối quan hệ hai chiều giữa hoạt động đổi mới và phát triển kinh tế, tức là hoạt động đổimới có tác động tích cực đến phát triển kinh tế và ngược lại hoạt động phát triển kinh tế phát triển có tác động tích cực đến hoạt động đổi mới của quốc gia. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyen15 cho thấy hoạt động đổi mới, đo lường bằng số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế không bị tác động bởi phát triển kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 1990-2005, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính cổ điển OLS để ước lượng tác động của phát triển kinh tế đến hoạt động đổi mới của Việt Nam, với cỡ mẫu rất nhỏ (16 quan sát) nên ước lượng có thể sẽ bị chệch rất lớn, từ đó dẫn đến nhiều sai sót trong đánh giá tác động của các biến quan sát. Trước năm 1986, Việt Nam còn tồn tại cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, làm kìm hãm sản xuất, giảm năng suất, chất lượng, giảm hiệu quả kinh tế - xã hội, sinh ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội, và trước những đòi hỏi của thực tiễn đó, Đảng ta đã đưa ra quyết sách nhằm thay đổi tình hình thực tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện thu nhập của nhân dân thông qua việc đổi mới tư duy kinh tế, tháo bỏ các rào cản để giải phóng sức sản xuất xã hội 16. Năm 1986, đại hội lần thứ VI của Đảng đặt ra những mục tiêu cụ thể là “sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy; tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất; xây dựng và hoàn thiệnmột bước quanhệ sản xuấtmới; tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội; bảo đảm nhu cầu cũng cố an ninh, quốc phòng” và nhấnmạnhnhiệmvụ: “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhằm tạo ra động lực thúc đẩy các đơn vị kinh tế và quần chúng lao động hăng hái phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế ”17, từ đó đánh dấu hoạt động đổi mới của Việt Nam, mở ra con đường đổi mới cho khu vực kinh tế phát triển. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 1988 là 400,89 USD/người đến năm 2018 là 1.964,47 USD/người, cùng với đó là Trích dẫn bài báo này: Minh N H. Hoạt động đổi mới trong nước và phát triển kinh tế tại Việt Nam. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. Law Manag.; 4(4):1069-1080. 1069 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(4):1069-1080 sự phát triển của hoạt động đổi mới trong nước với số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân trong nước năm 1988 là 20 đơn đến năm 2018 là 646 đơn (Hình 1). Việt Nam có điểm số đổi mới toàn cầu là 38,84 điểm, xếp hạng thứ 42 trên thế giới, đứng hạng 1 trong khu vực thu nhập thấp – trung bình toàn cầu và xếp hạng thứ 9 trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Châu Đại Dương18. Tuy nhiên, số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế và thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam còn thấp (Bảng 1). Vì vậy mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động đổi mới trong nước và phát triển kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 1988-2018, và nghiên cứu sẽ trả lời câu hỏi: Có mối quan hệ hai chiều giữa hoạt động đổimới trong nước và phát triển kinh tế củaViệt Nam trong giai đoạn 1988-2018 hay không?. Nghiên cứu này được thực hiện để trả lời câu hỏi trên. Sau phần 1 giới thiệu, nghiên cứu được cấu trúc gồm 4 phần: (i) Phần 2 trình bày tổng quan lý thuyết về đổi mới, phát triển kinh tế, mối quan hệ giữa đổi mới và phát triển kinh tế, và các nghiên cứu thực nghiệm đã được chứng minh làm cơ sở xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, (ii) Phần 3 trình bày phương pháp nghiên cứu bao gồm dữ liệu nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và phương pháp phân tích, (iii) Phần 4 trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận, và (iv) Phần 5 trình bày kết luận. TỔNGQUAN LÝ THUYẾT Đổimới Đổi mới được nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa, điển hình như: Therrien và cộng sự19 cho rằng đổi mới là một quá trình phức tạp liên quan đến những thay đổi trong sản xuất và quy trình liên quan đến công nghệ. Calantone và cộng sự20 cho rằng đổi mới là thêm những giá trịmới vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, phân phối và tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ. Daman- pour21 xem đổi mới như là một phương tiện để thay đổi một tổ chức, hay là một phản ứng với những thay đổi trong môi trường bên ngoài hoặc là một hành động đi trước để tác động đến môi trường. Một trong những định nghĩa về đổi mới được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng nhất là của OECD22 cho rằng “đổi mới là đưa ra một cái mới hoặc cải thiện sản phẩm, tiến trình, sử dụng công nghệ mới hoặc một phương pháp đổi mới tổ chức trong hoạt động kinh doanh, tổ chức lại nơi làm việc hoặc đổi mới tiếp thị”. Đổi mới của quốc gia tập trung vào mô tả kết cấu của tổ chức và mô hình hoạt động, đóng góp vào hành vi đổi mới của quốc gia, các tác nhân đóng vai trò quyết định trong ngành, các thể chế, sự đa dạng trong cách tiếp cận của các quốc gia đối với đổi mới23. Số lượng bằng sáng chế tập hợp thông tin chi tiết về các công nghệ đổi mới được công khai và đánh giá cao về hoạt động đổi mới, điều này mang lại cho nó những lợi thế nổi bật như một chỉ số đo lường hoạt động đổi mới24. Tuy nhiên, không phải tất cả các phát minh đều được cấp bằng sáng chế và các phát minh được cấp bằng sáng chế khác nhau rất nhiều về chất lượng và mức độ sáng tạo25. Kleinknecht và cộng sự 26 cho rằng chỉ số bằng sáng chế có thể bỏ lỡ nhiều phátminh và sáng chế không được cấp bằng sáng chế do một số loại hình công nghệ mới không được cấp bằng sáng chế. Do đó, nếu sử dụng số lượng bằng sáng chế đo lường hoạt động đổi mới là còn rất nhiều thiếu sót từ đó một số nghiên cứu đã đề xuất đo lường hoạt động đổi mới của quốc gia bằng số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế27–29. Trong nghiên cứu này, hoạt động đổi mới được định nghĩa là những hoạt động đổi mới của cư dân trong nước tạo ra từ quá trình chuyển đổi, cải tiến bởi các yếu tố đầu vào khác nhau, tạo ra kết quả đầu ra và được đo lường bằng số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân trong nước của quốc gia. Phát triển kinh tế Solow1, tiến hành xây dựngmô hình tăng trưởng dựa trên những ý tưởng đổi mới, mô hình tăng trưởng Solow cho rằng các yếu tố quyết định đến tăng trưởng bao gồm: vốn, lao động và công nghệ. Nafziger30 cho rằng tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về số lượng hoặc sự tăng lên về thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia. Latimer và Kulkarni31, cho rằng tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản lượng quốc gia hoặc tổng sản phẩmquốc nội tính trên bình quân đầu người trong một khoản thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế được đo lường bởi sự thay đổi tích cực trong GDP bình quân đầu người32. Trong nghiên cứu này, phát triển kinh tế được định nghĩa là sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia và được đo lường bằng tổng sản phẩm quốc nội tính trên bình quân đầu người trong một khoản thời gian nhất định. Mối quan hệ giữa hoạt động đổi mới và phát triển kinh tế Đổi mới được xem như là một yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế trong các nghiên cứu thực nghiệm7. Romer3,33 sử dụng lý thuyết phát triển nội sinh để chứng minh rằng công nghệ, phát triển vốn con người, hoạt động nghiên cứu và phát triển đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, và lý thuyết phát triển nội sinh dùng để xem xét đóng góp của hoạt động đổi mới có tác động đến phát triển 1070 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(4):1069-1080 kinh tế như thế nào của Cameron8. Nghiên cứu của Nadiri9 cho thấy phát triển kinh tế bị tác động tích cực bởi tỷ lệ phát triển đổi mới của quốc gia. Ulku10 đã chứng minh đổi mới có tác động tích cực đến phát triển kinh tế của 30 quốc gia, bao gồm 20 quốc gia trong khối OECD và 10 quốc gia không trong khối OECD. Pece và cộng sự4, đã phát hiện ra mối quan hệ tích cực giữa phát triển kinh tế và hoạt động đổi mới của các quốc gia. Quốc gia có thu nhập cao hơn sẽ khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển, và khi quốc gia giàu thì họ sẽ yêu cầu các sản phẩm phải khác biệt hơn, góp phần khuyến khích hoạt động đổi mới của quốc gia3. Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy hoạt động đổi mới của quốc gia bởi vì khi quốc gia có thu nhập cao thì sẽ có nhiều nguồn lực đầu tư vào hoạt động đổi mới, và mối quan hệ tích cực giữa tăng trưởng kinh tế và hoạt độngđổimới được chứngminh trong lý thuyết của Schumpeter34. Mối quan hệ hai chiều giữa hoạt động đổi mới và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia được chứng minh trong nghiên cứu của Pradhan và cộng sự 11. Mối quan hệ tích cực giữa tăng trưởng kinh tế và hoạt động đổi mới của quốc gia đã được chứngminh trong nghiên cứu của Galindo và Méndez 5. Nghiên cứu của Bilbao-Osorio và Rodríguez-Pose 12, chứng minh phát triển kinh tế có tác động tích cực đến hoạt động đổi mới của quốc gia, ngược lại tốc độ tăng trưởng của đổi mới lại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Liu và Xia 13, Zhou và Lou14, đã chứng minh phát triển kinh tế có tác động tích cực đến hoạt động đổimới và ngược lại hoạt động đổimới có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc. Từ những tài liệu trên, tác giả nhận thấy cómối quan hệ hai chiều giữa hoạt động đổimới và phát triển kinh tế của quốc gia, bởi vì khi hoạt động đổimới phát triển sẽ tạo ra nhiều hoạt động kinh tế khác, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Ngược lại, khi quốc gia có hoạt động kinh tế phát triển sẽ kích thích các doanh nghiệp trong nước tăng cường hoạt động đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh, để đáp ứng các nhu cầu trong và ngoài nước tăng cao. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu chính trong nghiên cứu này là: H0: Có mối quan hệ tác động hai chiều giữa hoạt động đổi mới trong nước và phát triển kinh tế của Việt Nam. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu trong nghiên cứu này được thu thập trong giai đoạn 1988 – 2018. Lý do tác giả chọn từ năm 1988 để thu thập số liệu là do số liệu trước năm 1988 không có dữ liệu về hoạt động đổi mới nên tác giả chỉ lựa chọn từ năm 1988 đến năm 2018 để thu thập dữ liệu. Các dữ liệu được thu thập từ các nguồn cụ thể như sau: (1) Số liệu về đơn xin cấp bằng sáng chế được thu thập từ Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới 35; (2) Số liệu về thu nhập bình quân trên đầu người (tính theo giá cố định năm 2010), tỷ lệ xuất khẩu trên GDP, tỷ lệ nhập khẩu trên GDP, tỷ lệ dòng vốn FDI vào trong nước trên GDP được thu thập từ Ngân hàng thế giới36. Mô hình nghiên cứu và phương pháp phân tích Nghiên cứu này tập trung vào tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động đổi mới trong nước và phát triển kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 1988–2018, tác giả xây dựng mô hình sau để kiểm tra giả thuyết được thiết lập: Lrpatt = b 0 + b 1Lgppt + b 2Ltot+ b 3Lfdit + mt Trong đó: Hoạt động đổi mới trong nước của Việt Nam tại năm t (Lrpatt ) được đo lường bằng logarithm tự nhiên của số đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân trong nước chia cho 1.000 người tại năm t 12. Bằng sáng chế là một tài liệu được cấp bởi một cơ quan chính phủ có thẩm quyền, trao quyền loại trừ bất kỳ một tổ chức khác khỏi việc sản xuất hoặc sử dụng thiết bị, bộ máy hoặc quy trình mới trong một số năm nhất định 25. Tee và cộng sự37 cho rằng số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế là số đơn để có được các quyền độc quyền được thiết lập trong luật sáng chế cho một sáng chế, một sản phẩmhaymột quy trình cung cấp các phương tiệnmới để thực hiệnmột hoạt động nào đó hoặc đưa ra một giải pháp công nghệ đổi mới. Phát triển kinh tế củaViệtNam tại năm t (Lgppt ) được đo lường bằng logarithm tự nhiên của thu nhập bình quân trên đầu người, tính theo giá năm 201012,38. Hai biến kiểm soát bao gồm: (1) Độ mở thương mại củaViệtNam tại năm t (Ltot ) được đo lường bằng log- arithm tự nhiên của tỷ lệ của tổng xuất khẩu và nhập khẩu trênGDP38. Độmở thươngmại của nền kinh tế đóng vai trò là thước đo tầmquan trọng của hoạt động thương mại quốc tế đối với nền kinh tế của một quốc gia và nền kinh tế của quốc gia có thể được hưởng lợi từ sự cởi mở của hoạt động thương mại vì nó giúp sử dụng nguồn lực hợp lý và khai thác nền kinh tế theo quymô từ đó tác động đến các yếu tố sản xuất và công nghệ39. (2) Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tại năm t (Lfdit ) được đo lường bằng logarithm tự nhiên của tỷ lệ dòng vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước trên GDP của Việt Nam tại năm t40. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước có thể mang lại lợi ích cho các hoạt động đổi 1071 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(4):1069-1080 mới của các doanh nghiệp trong nước thông qua các hoạt động như: doanh nghiệp nước ngoài mang công nghệ mới vào sản xuất, đưa lao động có trình độ cao gia nhập vào thị trường lao động trong nước, và các doanh nghiệp nước ngoài vào trong nước sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tăng cường hoạt động nghiên cứu phát triển để gia nhập vào chuỗi cung ứng, góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới của quốc gia 41. Đối với dữ liệu chuỗi thời gian thì mô hình vectơ tự hồi quy (VAR) của Sims và Sargent đạt giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2011, được đánh giá là sử dụng hiệu quả nhất đối với dữ liệu chuỗi thời gian và được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế sử dụng42, mô hình VAR được sử dụng trong nghiên cứu này vì VAR phù hợp cho việc đánh giá tác động của các dữ liệu theo chuỗi thời gian vàVAR cho phép kiểm định tính nhân quả giữa các biến, vì vậy tác giả cũng sử dụngmô hình vectơ tự hồi quy để tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động đổimới và phát triển kinh tế củaViệt Nam trong giai đoạn 1988-2018. KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Phân tích thống kêmô tả Dựa trên số liệu thu thập được từ Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Ngân hàng thế giới (World Bank), tác giả tiến hành mô tả các tiêu chí của Việt Nam trong giai đoạn 1988 – 2018 bao gồm: số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân trong nước (RPAT), thu nhập bình quân trên đầu người (GPP), độmở thươngmại (TO), dòng vốn FDI vào Việt Nam (FDI). Theo kết quả Bảng 1 ta thấy, số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân trong nước tạo ra trung bình trong giai đoạn 1988-2018 là 196,451 đơn, giá trị cao nhất là 646 đơn (năm 2018) và thấp nhất là 20 đơn (năm1988), từ đó cho thấy hoạt động đổimới củaViệt Nam trong giai đoạn 1988-2018 là rất hạn chế, đặc biệt là những năm đầu Việt Nammở cửa nền kinh tế. Về thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 1988-2018 là 998,91 đô la Mỹ, giá trị cao nhất là 1.964,476 đô la Mỹ (năm 2018) và giá trị thấp nhất là 400,89 đô la Mỹ (năm 1988). Rõ ràng ta thấy, có mối quan hệ giữa hoạt động đổi mới trong nước và phát triển kinh tế theo thời gian của Việt Nam trong giai đoạn 1988-2018. Về độ mở thương mại của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 1988-2018 là 122,33%, giá trị cao nhất là 208,3% (năm 2018) và giá trị thấp nhất là 18,95% (năm 1988). Về dòng vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước trênGDP của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 1988-2018 là 5,573%, giá trị cao nhất là 11,939% và giá trị thấp nhất là 0,03%. Rõ ràng cómối quan hệ giữa phát triển kinh tế và hoạt độngđổimới trongnước, cụ thể là hoạt động đổi mới và hoạt động kinh tế phát triển liên tục (Hình 1). Kiểm định tính dừng của các chuỗi số liệu Tác giả sử dụng hai phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị phổ biến cho mẫu nhỏ là ADF (kiểm định Dickey và Fuller mở rộng) và Phillips Person (PP) để kiểm tra tính dừng của các chuỗi số liệu, kết quả kiểm định tính dừng cho thấy: sai phân bậc 1 của các chuỗi số liệu LRPAT, LGPP, LTO đều dừng tại mức ý nghĩa 1%, riêng chuỗi số liệu LFDI lại dừng tại mức ý nghĩa 1% vì vậy đủ điều kiện để tác giả sử dụng mô hình VAR cho các chuỗi số liệu để tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động đổi mới trong nước, phát triển kinh tế, độ mở thương mại và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước trên GDP của Việt Nam trong giai đoạn 1988-2018 ( Bảng 2). Kiểm tra độ trễ phù hợp và độ trễ tối ưu Để có được độ trễ tối ưu cho phương pháp ước lượng VAR, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra năm chỉ tiêu bao gồm: kiểm tra tỷ lệ khả năng được điều chỉnh tuần tự (LR), tiêu chuẩn lỗi dự đoán cuối cùng (FPE), tiêu chí thông tin Akaike (AIC), tiêu chuẩn thông tin Schwarz (SIC) và tiêu chí thông tin Hannan-Quinn (HQ). Kết quả kiểm định độ trễ phù hợp và độ trễ tối ưu như sau: với chuỗi dữ liệu ban đầu đã đảm bảo tính dừng thì độ trễ là 4 sẽ giúp cho các ước lượng đạt kết quả LR, FPE, AIC, SIC và HQ đạt tối ưu (Bảng 3). Kết quả kiểm định nhân quảGranger Để tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động đổi mới trong nước (LRPAT), phát triển kinh tế (LGPP), độ mở thương mại (LTO), dòng vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước của Việt Nam (LFDI) trong giai đoạn 1988-2018, tác giả sử dụng kiểm định nhân quả Granger để đánh giá tác động của các biến số. Kết quả cho thấy, phát triển kinh tế có tác động (nhân quả) đến hoạt động đổimới trong nước ởmức ý nghĩa 10% và hoạt động đổi mới trong nước có tác động (nhân quả) đến phát triển kinh tế ở mức ý nghĩa 1%, vì vậy tác giả có đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết H0, tức có nghĩa là có mối quan hệ tác động hai chiều giữa hoạt động đổi mới trong nước và phát triển kinh tế của Việt Nam, kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Pradhan và cộng sự 11, Bilbao- Osorio và Rodríguez-Pose12.Kết quả kiểm định nhân quả Granger cụ thể như sau: Phát triển kinh tế, độ mở thương mại, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước và sự kết hợp của chúng 1072 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(4):1069-1080 Bảng 1: Thống kê các biến Tiêu chí Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất RPAT 196,451 204,41 646 20 GPP 998,91 468,93 1.964,476 400,89 TO 122,33 45,94 208,3 18,95 FDI 5,573 2,616 11,939 0,03 Nguồn: Tác giả tổng hợp. Hình 1: Biểu diễn mối quan hệ giữa hoạt động đổi mới và thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trong giai đoạn 1988-2018a aNguồn: Tác giả tổng hợp. 1073 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(4):1069-1080 Bảng 2: Kiểm định tính dừng Biến số Giá trị thống kê ADF Giá trị thống kê PP Biến số Giá trị thống kê ADF Giá trị thống kê PP LRPAT -0,4217ns -0,4273ns D(LRPAT) -5,5508*** -5,487*** LGPP -1,5632ns -0,3789ns D(LGPP) -3,9127*** -2,7663* LTO -0,9774 -4,4462*** D(LTO) -12,3982*** -32,2274*** LFDI -5,7965*** -5,7965*** - - - ns : không có ý nghĩa; * : mức ý nghĩa 10%; *** : mức ý nghĩa 1% Nguồn: Eviews 8. Bảng 3: Kiểm định độ trễ phù hợp và độ trễ tối ưu Lag LogL LR FPE AIC SC HQ 0 116,2395 NA 2,09e-09 -8,633808 -8,440254 -8,578071 1 142,6143 42,60552 9,60e-10 -9,431873 -8,464106 -9,153191 2 155,9470 17,43499 1,30e-09 -9,226691 -7,484711 -8,725064 3 184,1174 28,17038 6,73e-10 -10,16287 -7,646681 -9,438301 4 226,1531 29,10165* 1,71e-10* -12,16562* -8,875214* -11,21810* Ghi chú: LR: sequential modified LR test statistic; FPE: Final prediction error; AIC: Akaike information criterion; SC: Schwarz information criterion; HQ: Hannan-Quinn information criterion Nguồn: Eviews 8. đều thực sự là nguyên nhân gây ra biến động của hoạt động đổi mới trong nước, do cómức ý nghĩa thống kê lần lượt nhỏ hơn 10%, 5% và 1% (Bảng 4). Hoạt động đổi mới trong nước, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước, độ mở thương mại và sự kết hợp của chúng thực sự là nguyên nhân gây ra biến động của phát triển kinh tế, do có mức ý nghĩa thống kê lần lượt nhỏ hơn 1% và 10% (Bảng 4). Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển kinh tế, hoạt động đổi mới trong nước không phải là nguyên nhân gây ra sự biến động của độ mở thương mại, do có mức ý nghĩa lớn hơn 10% (Bảng 4). Độ mở thương mại, phát triển kinh tế, hoạt động đổi mới trong nước không phải là nguyên nhân gây ra sự biến động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, do có mức ý nghĩa lớn hơn 10% (Bảng 4). Kết quả từhàmđồ thị phảnứng xung chukì 5 năm Để đánh giá sự tác động của các biến số, tác giả sử dụng phép thử hàm phản ứng đẩy sẽ giúp cho việc đánh giá độ nhạy cảm của các yếu tố trong khoảng thời gian 5 năm liên tiếp, kết quả hàm phản ứng sẽ chỉ ra mối quan hệ phản ứng khi thay đổi hoạt động đổi mới, phát triển kinh tế, độ mở thương mại, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước sẽ thay đổi ra sao và ngược lại. Đối với hoạt động đổi mới trong nước: +Khi có cú sốc đối với phát triển kinh tế thì hoạt động đổi mới trong nước có phản ứng tăng sau khoảng 2 năm đầu, sau đó điều chỉnh giảm sâu đến cuối năm thứ 3 và điều chỉnh tăng ở cuối chu kỳ (Hình 2). + Khi có cú sốc đối với độ mở thương mại thì hoạt động đổi mới trong nước có phản ứng giảm sâu sau 1 năm đầu, sau đó điều chỉnh về vị trí cân bằng và tăng trở lại vào cuối năm thứ 2, nhưng sau đó lại điều chỉnh giảm dần đến cuối chu kì (Hình 2). + Khi có cú sốc đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì hoạt động đổi mới trong nước giảm sâu sau 1 năm đầu, sau đó điều chỉnh tăng và đạt đỉnh vào cuối năm thứ 3, nhưng sau đó lại điều chỉnh giảm ở cuối chu kì (Hình 2). Đối với phát triển kinh tế: + Khi có cú sốc đối với hoạt động đổi mới trong nước thì phát triển kinh tế tăng và đạt đỉnh sau 1 năm, nhưng sau đó lại giảm liên tục đến cuối năm thứ 3, và điều chỉnh tăng về vị trí cân bằng ở cuối chu kì (Hình 3). + Khi có cú sốc đối với độ mở thương mại thì phát triển kinh tế giảm mạnh sau 2 năm, và sau đó điều chỉnh tăng trở lại đến cuối chu kì (Hình 3). + Khi có cú sốc đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thì phát triển kinh tế giảm sâu sau 1 năm đầu, nhưng sau đó điều chỉnh tăng về vị trí cân bằng ở cuối năm thứ 3 và biến độ giảm nhẹ xung quanh vị trí cân bằng ở cuối chu kì (Hình 3). 1074 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(4):1069-1080 Bảng 4: Kiểm định nhân quả Granger Giả thuyết không (Null Hypothesis) Giá trị thống kê Chi-square Xác xuất D(LGPP) không có tác động nhân quả đến D(LRPAT) D(LTO) không có tác động nhân quả đến D(LRPAT) LFDI không có tác động nhân quả đến D(LRPAT) 8,4945 12,3094 23,9239 0,0751* 0,0152** 0,0000*** D(LRPAT) không có tác động nhân quả đến D(LGPP) D(LTO) không có tác động nhân quả đến D(LGPP) LFDI không có tác động nhân quả đến D(LGPP) 16,9016 9,03 15,2812 0,002*** 0,0604* 0,0042*** D(LRPAT) không có tác động nhân quả đến D(LTO) D(LGPP) không có tác động nhân quả đến D(LTO) LFDI không có tác động nhân quả đến D(LTO) 2,0095 7,2741 4,4652 0,7340 0,1221 0,3467 D(LRPAT) không có tác động nhân quả đến LFDI D(LGPP) không có tác động nhân quả đến LFDI D(LTO) không có tác động nhân quả đến LFDI 1,415 3,1285 6,1552 0,8416 0,5366 0,1879 * : mức ý nghĩa 10% ** : mức ý nghĩa 5% *** : mức ý nghĩa 1% Nguồn: Eviews 8. Hình 2: Đồ thị phản ứng xung biến hoạt động đổi mới chu kì 5 năm 1075 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(4):1069-1080 Hình 3: Đồ thị phản ứng xung biến phát triển kinh tế chu kì 5 năma aNguồn: Eviews 8. Kết quả từ bảng phân rã phương sai Phân rã phương sai phân tích biến nội sinh thành các cú sốc thành phần đối với ước lượngVAR, vì vậy phân rã phương sai cung cấp thông tin về tầm quan trọng tương đối của mỗi đổi mới ngẫu nhiên trong việc ảnh hưởng đến các biến trong mô hình ước lượng VAR. Kết quả phân rã phương sai thể hiệnmột số điểm như sau: - Hoạt động đổi mới trong nước năm thứ nhất được xác định hoàn toàn (100%) dựa trên hoạt động đổi mới của những kỳ trước đó. Sang năm thứ hai, sự xuất hiện của độ mở thương mại (35,149%), dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (30,632%) đã giải thích rất lớn hoạt động đổi mới trong nước, và sự tác động rất nhỏ của phát triển kinh tế (1,923%). Đến năm thứ năm, tỷ lệ giải thích biến động của hoạt động đổi mới bởi độ mở thương mại, dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng có ít biến động, ngoại trừ sự gia tăng của phát triển kinh tế giải thích được 12,385% biến động của hoạt động đổi mới trong nước (Bảng 5). - Phát triển kinh tế năm thứ nhất được giải thích phần lớn (98,246%) dựa trên phát triển kinh tế của những kỳ trước đó và một tỷ lệ rất nhỏ (1,753%) của hoạt động đổi mới trong nước. Sang năm thứ hai, sự xuất hiện của dòng vốn đầu tư nước ngoài (20,789%), độ mở thươngmại (13,567%) giải thíchmột phần sự biến động của phát triển kinh tế, và hoạt động đổi mới trong nước giải thích được một phần nhỏ phát triển kinh tế (5,553%). Đến năm thứ năm, độ mở thương mại giải thích được 35,093% biến động của phát triển kinh tế, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải thích được 18,912% biến động của phát triển kinh tế, nhưng hoạt động đổi mới chỉ mới giải thích được 11,041% biến động của phát triển kinh tế (Bảng 6). KẾT LUẬN VÀHÀMÝ Kết luận Đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986 đã đánh dấu bước đổi mới trong phát triển kinh tế của Việt Nam, gópphần vào tăng trưởng kinh tế và cải thiện thunhập cho người dân. Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có được nhiều thành tựu nhất định, đặc biệt là các khu vực kinh tế phát triển mạnh, góp phần vào phát triển kinh tế. Do đó, nghiên cứu này nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động đổi mới trong nước và phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 1988- 2018, với dữ liệu được thu thập từ Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Ngân hàng thế giới (World Bank) và mô hình vectơ tự hồi quy (VAR) được sử dụng để kiểm định giả thuyết. Kết quả nghiên cứu thể hiện một số điểm như sau: Thứ nhất, hoạt động đổi 1076 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(4):1069-1080 Bảng 5: Phân rã phương sai hoạt động đổi mới Năm D(LRPAT) D(LGPP) D(LTO) LFDI 1 100,0000 0,000000 0,000000 0,000000 2 32,29434 1,923044 35,14978 30,63284 3 30,47132 3,615176 37,18478 28,72872 4 27,47168 12,51634 33,64923 26,36274 5 26,35962 12,38534 35,18064 26,07440 Nguồn: Eviews 8. Bảng 6: Phân rã phương sai phát triển kinh tế Năm D(LRPAT) D(LGPP) D(LTO) LFDI 1 1,753200 98,24680 0,000000 0,000000 2 5,553469 60,09020 13,56704 20,78929 3 4,251011 38,15639 36,45296 21,13964 4 10,41785 35,49715 34,42033 19,66467 5 11,04103 34,95258 35,09370 18,91269 Nguồn: Eviews 8. mới trong nước của Việt Nam trong giai đoạn 1988- 2018 rất thấp; Thứ hai, có mối quan hệ hai chiều giữa phát triển kinh tế và hoạt động đổi mới trong nước, điều này được giải thích dựa trên lý thuyết phát triển kinh tế của Schumpeter34, cụ thể: (1) Phát triển kinh tế, độ mở thương mại, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước và sự kết hợp của chúng đều thực sự là nguyên nhân gây ra biến động của hoạt động đổi mới trong nước, (2) Hoạt động đổi mới trong nước, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước, độ mở thươngmại và sự kết hợp của chúng thực sự là nguyên nhân gây ra biến động của phát triển kinh tế. Điều này có thể được giải thích là do hoạt động đổi mới sẽ sản sinh ra nhiều hoạt động kinh tế khác từ đó có thể làm tăng phát triển kinh tế của Việt Nam. Hàm ý Dựa vào kết quả nghiên cứu, Việt Nam cần có chính sách phù hợp để phát triển kinh tế, đặc biệt là chú trọng vào hoạt động đổi mới cơ chế, chính sách tạo điều kiện khuyến khích cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, tăng cường hoạt động đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh từ đó góp phần vào phát triển kinh tế Việt Nam. Cuối cùng, nghiên cứu này có hạn chế: thứ nhất, số liệu về hoạt động đổi mới của Việt Nam còn hạn chế do chỉ thu thập được trong giai đoạn 1988-2018; thứ hai, một số biến kiểm soát đưa vào mô hình còn hạn chế, nguyên nhân là do việc thu thập các dữ liệu về các biến kiểm soát rất khó khăn. Do đó, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo là có thể thu thập số liệu với thời gian dài hơn và đưa thêm một số biến kiểm soát khác vào mô hình nghiên cứu. DANHMỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AIC: Akaike information criterion FPE: Final prediction error FDI: Foreign Direct Investment GDP: Gross Domestic Product HQ: Hannan-Quinn information criterion LR: sequential modified LR test statistic SC: Schwarz information criterion TO: Trade Openness VAR: Vector Autoregression WIPO: World Intellectual Property Organization TUYÊN BỐ XUNGĐỘT Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo. TUYÊN BỐĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ Toàn bộ nội dung bài viết chỉ do tác giả thực hiện. TÀI LIỆU THAMKHẢO 1. Solow RM. A contribution to the theory of economic growth. The Quarterly Journal of Economics. 1956;70(1):65–94. Avail- able from: https://doi.org/10.2307/1884513. 2. Bessant J, Lamming R, Noke H, Phillips W. Man- aging innovation beyond the steady state. Tech- novation. 2005;25(12):1366–1376. Available from: https://doi.org/10.1016/j.technovation.2005.04.007. 1077 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(4):1069-1080 3. Romer PM. The origins of endogenous growth. Journal of Economic Perspectives. 1994;8(1):3–22. Available from: https: //doi.org/10.1257/jep.8.1.3. 4. Pece AM, Simora OEO, Salisteanu F. Innovation and economic growth: An empirical analysis for CEE countries. Procedia Economics and Finance. 2015;26:461–467. Available from: https://doi.org/10.1016/S2212-5671(15)00874-6. 5. Galindo MÁ, Méndez MT. Entrepreneurship, economic growth, and innovation: Are feedback effects at work? Journal of Business Research. 2014;67(5):825–829. Available from: https://doi.org/10.1016/j.jbusres.2013.11.052. 6. Akinwale YO. An Empirical Analysis of Short Run and LongRun Relationships between Energy Consumption, Technology In- novation and Economic Growth in Saudi Arabia. International Journal of Energy Economics and Policy. 2018;8(4):139–146. 7. Wong PK, Ho YP, Autio E. Entrepreneurship, Innovation, and Economic growth: Evidence from GEM data. Small Business Economics. 2005;24:335–350. Available from: https://doi.org/ 10.1007/s11187-005-2000-1. 8. Cameron G. Innovation and growth: A survey of the empirical evidence. Working Paper Nuffield College, Oxford University. 1998;. 9. Nadiri I. Innovations and technological spillovers.Working Pa- per 423. National Bureau of Economic Research Cambridge, MA. 1993;Available from: https://doi.org/10.3386/w4423. 10. Ulku H. R&D, innovation, and economic growth: An empir- ical analysis. International Monetary Fund Working Papers; 2004;WP/04/185:2-35;Available from: https://doi.org/10.5089/ 9781451859447.001. 11. Pradhan RP, ArvinMB, Hall JH, NairM. Innovation, financial de- velopment andeconomicgrowth in Eurozone countries. Jour- nal Applied Economics Letters. 2016;23(16):1141–1144. Avail- able from: https://doi.org/10.1080/13504851.2016.1139668. 12. Bilbao-Osorio B, Rodríguez-Pose A. From R&D to innovation and economic growth in the EU. A Journal of Urban and Regional Policy. 2004;35(4):434–455. Available from: https: //doi.org/10.1111/j.1468-2257.2004.00256.x. 13. Liu C, XiaG. Researchon thedynamic interrelationship among R&D investment, technological innovation, and economic growth in China. Sustainability. 2018;10. Available from: https://doi.org/10.3390/su10114260. 14. Zhou G, Lou S. Higher education input, technological in- novation, and economic growth in China. Sustainabil- ity. 2018;p. 10. Available from: https://doi.org/10.3390/ su10082615. 15. Nguyen MP. Impact of the intellectual property system on economic growth. In World Intellectual Property Organisa- tion, Intellectual Property in Asian Countries: Studies on in- frastructure and economic impact. 2010;p. 111–126. Avail- able from: https://www.wipo.int/publications/en/details.jsp? id=195&plang=EN. 16. Lan TTT. Thành tựu hơn 30 năm đổi mới tư duy kinh tế của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 2019;Available from: doi-moi-tu-duy-kinh-te-cua-dang-ve-xay-dung-nen-kinh- te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-58999.htm. 17. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc VI. Hà Nội: Nhà xuất bản Sự thật. 1987;. 18. Global Innovation Index. Creating healthy lives - the future of medical innovation. 2019;Available from: https://www. globalinnovationindex.org/Home. 19. Therrien P, Doloreux D, Chamberlin T. Innovation novelty and (commercial) performance in the service sector: A Canadian firm-level analysis. Technovation. 2011;31(12):655–665. Avail- able from: https://doi.org/10.1016/j.technovation.2011.07.007. 20. Calantone RJ, Vickery SK, DrogeC. Busisness performance and strategic new product development activities: An empirical investigation. The journal of product innovation manage- ment. 1995;12(3):214–223. Available from: https://doi.org/10. 1111/1540-5885.1230214. 21. Damanpour F. Organizational complexity and innovation: De- veloping and testing multiple contingency models. Man- agement Science. 1996;42(5):693–716. Available from: https: //doi.org/10.1287/mnsc.42.5.693. 22. OECD. Oslo Manual: Proposed guidelines for collecting and interpreting technological innovation data. Paris. 2005;. 23. Edquist C. Systems of Innovation: Technologies, Institutions, and Organizations. London: Pinter Publishers. 1997;. 24. Smith K. Measuring Innovation. In Fagerberg J, Mowery DC, Nelson RR, editors. The Oxford Handbook of Innovation. Ox- ford University Press. 2004;. 25. Griliches Z. Patent statistics as economic indicators: A surver. Journal of Economic Literature. 1990;28(4):1661–1707. Avail- able from: https://doi.org/10.3386/w3301. 26. Kleinknecht A, Montfort KV, Brouwer E. The non-trivial choice between innovation indicators. Economics of Innovation and New Technology. 2002;11(2):109–121. Available from: https: //doi.org/10.1080/10438590210899. 27. Ang JB. Financial reforms, patent protection, and knowledge accumulation in India. World Development. 2010;38(8):1070– 1081. Available from: https://doi.org/10.1016/j.worlddev.2009. 12.011. 28. Benner T, Broekel TM. Marethodological issues in measuring innovation performance of spatial units. Working Papers on Innovation and Space No.01.09. Philipps-University Marburg, Department of Geography, Marburg. 2009;. 29. Kortum S. EnquilibriumR&D and the patent-R&D ratio: U.S ev- idence. American Economic Review. 1993;83(2):450–457. 30. Nafziger EW. From Seers to Sen: The meaning of economic development. WIDER Research Paper. 2006;2006:20. Avail- able from: https://www.econstor.eu/bitstream/10419/63321/1/ 510834566.pdf. 31. LatimerA, Kulkarni K. Populationandeconomicdevelopment: A comparative analysis of Brazil and Mexico. Being a Paper Presentation. 2008;. 32. Blume LE, Durlauf SN. New Palgrave Dictionary of Eco- nomics Empirics of Social Interaction. London: Palgrave MacMillan. 2008;Available from: https://doi.org/10.1057/b. 9780631218234.2009.X. 33. Romer PM. Endogenous technological change. Journal of Political Economy. 1990;98(5):71–102. Available from: https: //doi.org/10.1086/261725. 34. Schumpeter JA. The theory of economic development. New York: Oxford University Press. 1934;. 35. WIPO. WIPO IP Statistics Data Center. 2020;Available from: https://www3.wipo.int/ipstats/index.htm. 36. World Bank. World Development Indicators. 2020;Available from: https://databank.worldbank.org/indicator/NY.GDP. MKTP.KD.ZG/1ff4a498/Popular-Indicators. 37. Tee LT, Low SW, Kew SR. Financial development and inno- vation activity: Evidence from selected East Asian countries. Prague Economic Papers. 2014;2(2):162–180. Available from: https://doi.org/10.18267/j.pep.478. 38. Meierrieks D. Financial development and innovation: Is there evidence of a Schumpeterian Finance-Innovation nexus? An- nals of Economics and Finance. 2014;15(2):343–363. 39. Pan X, Uddin MdK, Han C, Pan X. Dynamics of financial de- velopment, trade openness, technological innovation and energy intensity: Evidence from Bangladesh. Energy. 2019;171(C):456–464. Available from: https://doi.org/10.1016/ j.energy.2018.12.200. 40. Bertschek I. Product and process innovation as a response to increasing imports and foreign direct investment. Journal of Industrial Economics. 1995;43(4):341–357. Available from: https://doi.org/10.2307/2950548. 41. Cheung K.-Y, Lin P. Spillover effects of FDI on innovation in China: Evidence from the provincial data. China Economic Review. 2004;15(1):25–44. Available from: https://doi.org/10. 1016/S1043-951X(03)00027-0. 42. Boumans M, Sent E.-M. A nobel prize for empirical macroeco- nomics: Assessing the contributions of Thomas Sargent and Christopher Sims. Reviewof Political Economy. 2013;25(1):39– 1078 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(4):1069-1080 56. Available from: https://doi.org/10.1080/09538259.2013. 737122. 1079 Science & Technology Development Journal – Economics - Law and Management, 4(4):1069-1080 Open Access Full Text Article Research Article Ha Minh Phuc Limited Company Correspondence Nguyen HoangMinh, Ha Minh Phuc Limited Company Email: minhnh19604@sdh.uel.edu.vn History  Received: 25/06/2020  Accepted: 23/10/2020  Published: 08/11/2020 DOI :10.32508/stdjelm.v4i4.629 Copyright © VNU-HCM Press. This is an open- access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution 4.0 International license. Domestic innovation activities and economic development in Vietnam Nguyen HoangMinh* Use your smartphone to scan this QR code and download this article ABSTRACT In 1986, it marked the renovation path, changingmechanisms and policies in all aspects, including Vietnam's economy. Since then, Vietnam's economy has grown rapidly with the contribution of the private sector, which was explained through Schumpeter's theory, and innovation was consid- ered as the blood source for the nation's existence and development. The paper aims to explore the relationship between domestic innovation activities and economic development in Vietnam during 1988-2018. Data in the study were collected from the World Intellectual Property Organiza- tion (WIPO), the World Bank (World Bank). This study used the Vector Autoregression Model (VAR) to analyze the relationship between domestic innovation activities and economic development. The research results show that Vietnam's domestic innovation activity is still limited, and has a two- way relationship between domestic innovation activities and economic development in Vietnam. Based on the research results, Vietnam needs to have an appropriate policy for economic devel- opment, especially focusing on renovating mechanisms and policies to create conditions for the private sector to strengthen its innovation to develop thereby contributing to Vietnam's economic development. Key words: Innovation, Development, Economic, Vietnam Cite this article : Minh N H. Domestic innovation activities and economic development in Vietnam. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. Law Manag.; 4(4):1069-1080 . 1080

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoat_dong_doi_moi_trong_nuoc_va_phat_trien_kinh_te_tai_viet.pdf
Tài liệu liên quan