Xây dựng và phát triển mô hình quản lý an toàn vệ sinh lao động trong khu vực làng nghề - Áp dụng tại làng nghề đúc đồng Phước Kiều và làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân

- Trong Mô hình quản lý ATVSLĐ, cán bộ tham gia thực hiện đều là kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn, sự hiểu biết về lĩnh vực ATVSLĐ còn nhiều hạn chế. Nên để có thể thực hiện tốt Mô hình quản lý ATVSLĐ thì cần tăng cường các lớp tập huấn, hỗ trợ nâng cao kiến thức và trình độ cho cán bộ địa phương. - Để thực hiện thực hiện Mô hình bền vững và hiệu quả thì cần có nguồn kinh phí cho hoạt động của bộ máy tổ chức về công tác quản lý ATVSLĐ. Do vậy cần có cơ chế huy động các nguồn lực (xã hội hóa công tác ATVSLĐ) để xây dựng và duy trì nguồn kinh phí cho hoạt động của Ban chỉ đạo ATVSLD và Môi trường. - Đối với các làng nghề có số lượng doanh nghiệp lớn, nằm trong khu vực dân cư quỹ đất hạn chế, môi trường lao động bị ô nhiễm trầm trọng, có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động cao thì cần bổ sung 01 cán bộ biên chế chuyên trách ngành nghề nông thôn để theo dõi và quản lý. Các cấp chính quyền địa phương cần có quy hoạch khu/ cụm công nghiêp để di dời các doanh nghiệp có nguy cơ cao ra khỏi khu vực dân cư.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng và phát triển mô hình quản lý an toàn vệ sinh lao động trong khu vực làng nghề - Áp dụng tại làng nghề đúc đồng Phước Kiều và làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 34/Quý I - 2013 136 Xây dựng và phát triển Mô hình quản lý an toàn vệ sinh lao động trong khu vực làng nghề - áp dụng tại làng nghề đúc đồng Phước Kiều và làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân Ths. Cao Thị Minh Hữu Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu môi trường &ĐKLĐ Tóm tắt: Trong những năm qua, làng nghề ngày càng được củng cố, phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh những thành tựu đó, công tác quản lý ATVSLĐ trong khu vực làng nghề còn nhiều hạn chế, ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động và các bệnh có liên quan đến nghề nghiệp có xu hướng gia tăng. Do vậy việc áp dụng Mô hình quản lý ATVSLĐ trong khu vực làng nghề có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, tăng cường sự tham gia của các cấp cấp chính quyền, người dân trong công tác xã hội hóa ATVSLĐ và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu sẽ tập trung đánh giá kết quả xây dựng và nhân rộng Mô hình quản lý ATVSLĐ tại làng nghề Đúc Đồng Phước Kiều và làng nghề Đá Mỹ nghệ Ninh Vân. Từ đó cũng đưa ra những cơ hội và thách thức trong việc duy và phát triển Mô hình quản lý ATVSLĐ tại các làng nghề khác, địa phương khác. Từ khóa: ATVSLĐ, mô hình quản lý, làng nghề Summary: In recent years, the traditional trade villages have been increasingly developed and strengthened, contributing to the economic growth, job creation and poverty reduction. In addition to the achievements and successes, the management of OSH in the village area is limited that causes environment pollution, higher incidence of occupational accidents and occupational diseases. Therefore the application of new and effective OSH management model in trade villages has great significance in improving the efficiency of law enforcement, strengthening the participation of all levels of authorities, people in OSH culture practice and environmental protection. The study focuses on evaluating the results of building and scaling OSH management model at trade villages named Dong Phuoc Kieu with casting and stone carving village of Ninh Van. The paper also presents opportunities and challenges in the maintenance and development of OSH management model in other villages and localities. Key words: Occupational safety, management model, trade village Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 34/Quý I - 2013 137 I. Giới thiệu Mô hình quản lý ATVSLĐ trong khu vực làng nghề Từ kết quả xây dựng và thí điểm thành công Mô hình quản lý an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại làng nghề tái chế sắt Đa Hội, Bắc Ninh và làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng Mang Thít, Vĩnh Long, năm 2010 đã đề xuất được Mô hình quản lý ATVSLĐ trong các làng nghề có cụm công nghiệp tập trung và Mô hình quản lý ATVSLĐ trong các làng nghề nằm xen cư - không có cụm công nghiệp để áp dụng nhân rộng sang cho các làng nghề khác. Trước thực trạng ô nhiễm môi trường lao động, tại nạn lao động và bệnh có liên quan nghề nghiệp có xu hướng ngày càng gia tăng tại làng nghề Đá mỹ nghệ Ninh Vân và định hướng phát làng nghề Đúc Đồng Phước Kiều gắn với du lịch văn hóa, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất (gọi chung là doanh nghiệp) tại 02 làng nghề nằm trong khu vực dân cư đông đúc, có mặt bằng chật hẹp với việc lấy sân, vườn làm nơi sản xuất chính. Do vậy, đã đề xuất và khuyến nghị Mô hình Quản lý ATVSLĐ áp dụng cho làng nghề Đúc Đồng Phước Kiều và làng nghề Đá Ninh Vân (làng nghề nằm xen cư) như hình 1. Điều kiện thực hiện mô hình - Nhận thức của các bên liên quan (cơ quan quản lý địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư làng nghề) về vấn đề an toàn vệ sinh lao động đúng tầm quan trọng và có ý thức cải thiện. - Sự sẵn sàng tham gia của các cấp, các ngành, các cơ sở sản xuất và sự ủng hộ của cộng đồng dân cư. - Hỗ trợ kỹ thuật, tài chính trong quá trình áp dụng. - Cam kết thực hiện nghiêm túc của UBND xã và các doanh nghiệp trong làng nghề. Nội dung mô hình Với đặc điểm các doanh nghiệp làng nghề nằm trong khu vực dân cư nên chính quyền cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý ATVSLĐ trong khu vực làng nghề. Từ mục tiêu, nhiệm vụ quản lý ATVSLĐ, UBND xã thành lập bộ máy tổ chức làm công tác ATVSLĐ (ban chỉ đạo ATVSLĐ) với sự tham gia của các cán bộ có liên quan như y tế, trưởng thôn, lao động thương binh xã hội, đài phát thanh xã, mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể. Ban hành cơ chế hay quy chế/ quy định về quản lý ATVSLĐ đối với các doanh nghiệp làng nghề với các nội dung: Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 34/Quý I - 2013 138 Hình 1. Mô hình Quản lý ATVSLĐ (i) Trách nhiệm của từng thành viên trong bộ máy tổ chức, của doanh nghiệp và người lao động; (ii) Công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn NSLDLĐ, NLĐ và cộng đồng dân cư nâng cao nhận thức về ATVSLĐ; - Ban chỉ đạo phối hợp với bộ phận truyền thanh xã để tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã. Lồng ghép tuyên truyền trong các buổi họp, hội nghị tại UBND xã. - Phối hợp với các cơ quan chuyên môn (Sở LĐTBXH) để tập huấn cho NLĐ, NSDLD về công tác ATVSLĐ (xây dựng nội quy, quy tắc an toàn, các biện pháp làm việc an toàn..). - Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, y tế, lãnh đạo thôn để tổ chức tuyên truyền, vận động dưới nhiều hình thức UBND xã Ban chỉ đạo ATVSLĐ và MT Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể Trưởng thôn, trưởng ban quản lý làng nghề Y tế Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất Quan hệ chỉ đạo, điều hành Quan hệ phối hợp Báo cáo Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 34/Quý I - 2013 139 lồng ghép qua buổi sinh hoạt của thôn, của hội đoàn thể, qua các đợt lễ hội, thi đua.... (iii) Chế độ thống kế, báo cáo về ATVSLĐ: - Doanh nghiệp thống kê và báo cáo về ATVSLĐ, tai nạn lao động cho trưởng thôn/ trưởng ban quản lý làng nghề theo định kỳ hoặc đột xuất. - Trưởng thôn/ trưởng ban quản lý làng nghề phối hợp với y tế thôn thống kê và lập báo cáo về công tác ATVSLĐ, tai nạn lao động của thôn, làng nghề tập trung và gửi về Ban chỉ đạo theo định kỳ hoặc đột xuất. - Ban chỉ đạo theo định kỳ lập báo cáo công tác ATVSLĐ, tai nạn lao động trên địa bàn xã; tham mưu UBND xã đưa nội dung công tác ATVSLĐ vào báo cáo đánh giá tình hình kinh tế xã hội (6 tháng, 1 năm). (iv) Chế độ kiểm tra giám sát ATVSLĐ tại doanh nghiệp Theo định kỳ (6 tháng, 1 năm) hoặc đột xuất, Ban chỉ đạo tiến hành kiểm tra, giám sát thực trạng công tác ATVSLĐ tại một số DN, cơ sở sản xuất trên địa bàn. (v) Cơ chế khen thưởng, xử phạt đối với các doanh nghiệp trong việc thực hiện công tác ATVSLĐ. Từ cơ chế hay quy chế quản lý ATVSLĐ đã được ban hành, ban chỉ đạo ATVSLĐ xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể và thực hiện theo kế hoạch và nhiệm vụ đã được phân công. Hình 2. Các bước triển khai Mô hình Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 34/Quý I - 2013 140 Hình 3. Quy trình hướng dẫn xây dựng Mô hình quản lý ATVSLĐ tại làng nghề nằm xen cư II. Thực tiễn áp dụng Mô hình Quản lý ATVSLĐ tại làng nghề Đúc Đồng Phước Kiều và làng nghề Đá thủ công mỹ nghệ Ninh Vân. Bước 1: Chuẩn bị triển khai nhân rộng Mô hình Gửi công văn đề nghị hợp tác và thảo luận với chính quyền địa phương về việc tham gia Mô hình quản lý ATVSLĐ. Tham gia thảo luận gồm có đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội, UBND huyện, UBND xã và các tổ chức đoàn thể trong thôn, xã Điện Phương (làng nghề Đúc Đồng Phước Kiều) và xã Ninh Vân (làng nghề Đá Ninh Vân). Nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo ATVSLĐ trong việc phát triển bền vững làng nghề, góp phần thực hiện tốt chỉ tiêu vệ sinh môi trường trong việc định hướng xây dựng xã nông thôn mới, trong việc phát triển làng nghề gắn với du lịch văn hóa. Đảng ủy, UBND xã đã đồng ý và cam kết áp dụng Mô hình quản lý ATVSLĐ với sự tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật của Viện Khoa học Lao động và Xã hội và sự giám sát thực hiện của Sở Lao động Thương binh Xã hội. Bước 2: Hướng dẫn triển khai Mô hình Tổ chức hội thảo tập huấn, giới thiệu rộng rãi cho các Sở ban ngành có liên quan từ tỉnh đến địa phương, đến UBND các xã có làng nghề về nội dung Mô hình Bước 1 Xây dựng nhiệm vụ, mục tiêu quản lý ATVSLĐ cấp xã/phường Bước 2 Xây dựng bộ máy tổ chức làm công tác ATVSLĐ Bước 3 Xây dựng và triển khai các hoạt động Bước 4 Đánh giá việc thực hiện công tác Bước 5 Hoàn thiện mô hình quản lý Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 34/Quý I - 2013 141 Quản lý ATVSLĐ và các bước triển khai áp dụng. Hướng dẫn áp dụng Mô hình quản lý ATVSLĐ cho và các doanh nghiệp làng nghề và chính quyền địa phương xã Điên Phương và xã Ninh Vân, với các hoạt động: Hướng dẫn xây dựng Quy chế và công cụ quản lý ATVSLĐ (kiểm tra, giám sát và thống kê báo cáo) cho chính quyền địa phương; Hướng dẫn về công tác ATVSLĐ cho gần 20 NLĐ, 30 chủ doanh nghiệp làng nghề Đúc Đồng Phước Kiều và 44 NSDLĐ, cán bộ kỹ thuật tại các doanh nghiệp làng nghề Đá Ninh Vân. Sau khi được tập huấn, hướng dẫn về công tác ATVSLĐ, nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động đã có sự thay đổi rõ rệt. Với mong muốn cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động, đã có 10 doanh nghiệp tại làng nghề Đá Ninh Vân và 17 doanh nghiệp tại làng nghề Đúc Đồng Phước Kiều ký cam kết áp dụng Mô hình quản lý ATVSLĐ tại làng nghề. Bước 3: Tổ chức thực hiện Mô hình và sự tư vấn, giám sát thực hiện. Từ việc tư vấn, hướng dẫn áp dụng Mô hình Quản lý ATVSLĐ trong khu vực làng nghề, Đảng ủy, UBND xã đã tổ chức họp nhiều lần với các ban ngành đoàn thể trong xã, trong thôn để tổ chức thực hiện Mô hình. Kết quả, UBND xã Ninh Vân ban hành Quyết định số 47A/QĐ – UBND ngày 01/11/2012 về việc thành lập Ban chỉ đạo ATVSLĐ và Môi trường và Quyết định số 49/2012/QĐ –UBND ngày 08/11/2012 về việc ban hành Quy chế quản lý ATVSLĐ và Môi trường. UBND xã Điện Phương ban hành Quyết định số 175/QĐ – UBND ngày 20/9/2012 về việc thành lập Ban Quản lý ATVSLĐ và Môi trường và Quy chế số 178/QC – UBND ngày 28/92012 về việc ban hành Quy chế tạm thời quản lý ATVSLĐ và Môi trường làng nghề Đúc Đồng Phước Kiều. Quy chế Quản lý ATVSLĐ và Môi trường đã được thực hiện với nhiều hoạt động: - Cán bộ LĐTBXH phối hợp với đoàn thanh niên và bộ phận truyền thanh xã xây dựng và phát thanh chuyên mục ATVSLĐ (thông tin ATVSLĐ, kiến thức ATVSLĐ) và nội dung quy chế trên hệ thống loa truyền thanh xã nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức về ATVSLĐ cho các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, người lao động và cộng đồng dân cư trên địa bàn. Tần suất phát thanh 2 buổi/ tuần, thời lượng phát từ 10 -15 phút/ lần. Ngoài ra, 5/13 trưởng thôn làng nghề Đá Ninh Vân và trưởng thôn Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 34/Quý I - 2013 142 Thanh Chiêm 1 làng nghề Đúc Đồng Phước Kiều còn tổ chức họp dân để phổ biến nội dung quy chế Quản lý ATVSLĐ và hướng dẫn cách điền phiếu thống kê, báo cáo công tác ATVSLĐ cho doanh nghiệp. - Trưởng thôn, trưởng ban quản lý làng nghề tổng hợp, thống kê, báo cáo công tác ATVSLĐ tại 65/65 doanh nghiệp thôn Xuân Phú, làng nghề Đá Ninh Vân và tại 17/17 doanh nghiệp đang hoạt động tại làng nghề Đúc Đồng Phước Kiều. Từ đó Ban chỉ đạo/ Ban quản lý đã xây dựng và báo cáo UBND xã về thực trạng ATVSLĐ trong các doanh nghiệp thôn Xuân Phú và trong làng nghề Đúc Đồng Phước Kiều. - Cán bộ LĐTBXH đã phối hợp với trưởng thôn Thanh Chiêm 1 và phó chủ tịch hội nghề Đúc kiểm tra việc cam kết áp dụng Mô hình và thực hiện Quy chế Quản lý ATVSLĐ &MT tại 17/17 doanh nghiệp làng nghề Đúc Đồng Phước Kiều. Từ sự hướng dẫn thực hiện công tác ATVSLĐ, các doanh nghiệp cam kết tham gia Mô hình đã nâng cao nhận thức và có sự thay đổi nhất định về hành vi về ATVSLĐ: phân công cán bộ chịu trách nhiệm về ATVSLĐ; trang bị và treo nội quy lao động, các quy tắc an toàn tại vị trí phù hợp; cải thiện một số điều kiện lao động; trang bị và yêu cầu NLĐ sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết; thực hiện Quy chế quản lý ATVSLĐ và thống kê, báo cáo công tác ATVSLD của doanh nghiệp theo định kỳ hoặc đột xuất. Trong quá trình thực hiện Mô hình, thường xuyên phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tư vấn, hướng dẫn (qua điện thoại, qua mail) và giám sát thực hiện Mô hình quản lý ATVSLĐ tại làng nghề Đúc Đồng Phước Kiều và làng nghề Đá mỹ nghệ Ninh Vân. Tuy nhiên, do mới triển khai ở giai đoạn đầu nên việc giám sát này mới chỉ mang tính chất tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp và ban chỉ đạo/ ban quản lý thực hiện tốt quy chế quản lý ATVSLĐ và Môi trường, thực hiện theo đúng các nội dung đã cam kết. Bước 4: Đánh giá và công bố kết quả Được sự ủng hộ, đồng thuận cùng tham gia của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, sau một thời gian ngắn triển khai áp dụng đã thu được một số kết quả nhất định, đó là sự thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của các đối tượng có liên quan. Đảng ủy, UBND xã và các doanh nghiệp trong làng nghề cam kết áp dụng nghiêm túc Mô hinh. Hệ thống quản lý ATVSLĐ của UBND xã (ban hành quy chế, thành lập bộ máy quản lý và công cụ quản lý ATVSLĐ) đã được xây dựng và hoạt động theo đúng Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 34/Quý I - 2013 143 nội dung quy chế. Một số doanh nghiệp làng nghề đã có sự phân công trách nhiệm cho cán bộ về ATVSLĐ; trang bị và treo nội quy lao động, quy tắc an toàn điện, an toàn máy móc thiết bị; trang bị và yêu cầu sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và có một số cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp. Sở LĐTBXH cam kết đồng hành và hỗ trợ địa phương trong việc duy trì hoạt động của Mô hình và coi đây là Mô hình mẫu để tiếp tục nhân rộng sang làng nghề khác Từ đó kết quả đó, cùng với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức hội thảo công bố và chuyển giao kết quả với những kinh nghiệm thực tiễn để địa phương tiếp tục nhân rộng trên làng nghề khác trong tỉnh. Hội thảo này có sự tham gia của các sở ban ngành từ tỉnh đến địa phương, UBND các xã có làng nghề và các đối tượng tham gia Mô hình tại xã Ninh Vân và xã Điện phương. III. Cơ hội và thách thức 1. Cơ hội phát triển, nhân rộng Mô hình quản lý ATVSLĐ trong khu vực làng nghề Từ kết quả nhân rộng Mô hình quản lý ATVSLĐ tại làng nghề Đúc Đồng Phước Kiều và làng nghề Đá Mỹ nghệ Ninh Vân cho thấy các cơ hội phát triển Mô hình sang các làng nghề, địa phương khác: - Với số lượng làng nghề, làng có nghề rất lớn như hiện nay (3.355 làng nghề) đã thu hút khoảng 14 -15 triệu lao động51 vào làm việc thì việc xây dựng và phát triển Mô hình quản lý ATVSLĐ thực sự cấp thiết đối với khu vực làng nghề - Mô hình quản lý ATVSLĐ phù hợp với đặc điểm sản xuất, quy mô sản xuất của khu vực làng nghề, phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, nằm chủ yếu trong khu vực dân cư; - Mô hình đơn giản dễ hiểu, dễ áp dụng và việc áp dụng không phải chi phí nhiều, áp dụng từng nội dung phù hợp với khả năng, năng lực của chính quyền địa phương và của từng doanh nghiệp; - Tại một số địa phương áp dụng Mô hình quản lý ATVSLĐ đã bước đầu xây dựng được hình thành hệ thống quản lý ATVSLĐ trong khu vực làng nghề (bộ máy, quy chế, công cụ quản lý) và áp dụng có hiệu quả, làm tiền đề cho việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ATVSLĐ trong khu vực làng nghề trong thời gian tới. 2. Khó khăn và đề xuất khuyến nghị Bên cạnh những cơ hội, những thuận lợi để có thể phát triển Mô hình quản lý 51 Bộ Công thương kim ngạch XNK của các làng nghề năm 2010. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 34/Quý I - 2013 144 ATVSLĐ thì trong quá trình triển khai Mô hình tại địa phương thì có một số vấn đề đặt ra: - Việc áp dụng Mô hình quản lý ATVSLĐ cần nhận được sự đồng tình tham gia từ các doanh nghiệp, chính quyền địa phương các cấp, các sở ban ngành liên quan, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư trong làng nghề. Tuy nhiên, hiện nay nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp làng nghề chưa cao, chưa nhận thức được đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong công tác ATVSLĐ và khả năng tài chính còn nhiều hạn chế. Do vậy các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác tuyên truyền và hỗ trợ địa phương tuyên truyền (dưới nhiều hình thức) cho người lao động và người sử dụng lao động và cộng đồng dân cư trong khu vực làng nghề. - Trong Mô hình quản lý ATVSLĐ, cán bộ tham gia thực hiện đều là kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn, sự hiểu biết về lĩnh vực ATVSLĐ còn nhiều hạn chế. Nên để có thể thực hiện tốt Mô hình quản lý ATVSLĐ thì cần tăng cường các lớp tập huấn, hỗ trợ nâng cao kiến thức và trình độ cho cán bộ địa phương. - Để thực hiện thực hiện Mô hình bền vững và hiệu quả thì cần có nguồn kinh phí cho hoạt động của bộ máy tổ chức về công tác quản lý ATVSLĐ. Do vậy cần có cơ chế huy động các nguồn lực (xã hội hóa công tác ATVSLĐ) để xây dựng và duy trì nguồn kinh phí cho hoạt động của Ban chỉ đạo ATVSLD và Môi trường. - Đối với các làng nghề có số lượng doanh nghiệp lớn, nằm trong khu vực dân cư quỹ đất hạn chế, môi trường lao động bị ô nhiễm trầm trọng, có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động cao thì cần bổ sung 01 cán bộ biên chế chuyên trách ngành nghề nông thôn để theo dõi và quản lý. Các cấp chính quyền địa phương cần có quy hoạch khu/ cụm công nghiêp để di dời các doanh nghiệp có nguy cơ cao ra khỏi khu vực dân cư. Tài liệu tham khảo: 1. Xây dựng Mô hình quản lý ATVSLĐ trong khu vực làng nghề, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2010. 2. Tài liệu hướng dẫn triển khai áp dụng Mô hình quản lý ATVSLĐ trong khu vực làng nghề, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2011 3. Nhân rộng Mô hình quản lý ATVSLĐ tại làng nghề Đúc Đồng Phước Kiều Quảng Nam và làng nghề Đá Mỹ nghệ Ninh Vân, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2012

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_va_phat_trien_mo_hinh_quan_ly_an_toan_ve_sinh_lao_d.pdf
Tài liệu liên quan