Chúng tôi ghi nhận loại kháng sinh được sử
dụng nhiều nhất là Ciprofloxacin đường uống,
tiếp theo đó là Cefotaxime đường tĩnh mạch,
Cefixime đường uống và Ceftriaxone đường tĩnh
mạch. Việc sử dụng kháng sinh như vậy là phù
hợp với khuyến cáo của Bộ Y Tế(1), và phù hợp
với tình hình đề kháng kháng sinh của các tác
nhân gây hội chứng lỵ hiện nay.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, đa số trẻ đáp
ứng với phác đồ điều trịtrong vòng 2 ngày đầu
sau điều trị. Nghiên cứu này cũng khá phù hợp
với nghiên cứu của Hà Vinh(10): tại Bệnh viện
Bệnh Nhiệt Đới, trong vòng 3 ngày kể từ khi bắt
đầu điều trị bệnh, không bệnh nhân nào còn
biểu hiện triệu chứng của bệnh.
Chúng tôi ghi nhận 13,3% trường hợp tiêu
chảy kéo dài và không có trường hợp nào tử
vong. Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu của
Lorenz(5), tỉ lệ tiêu chảy kéo dài sau điều trị tại
Việt Nam vào năm 2006 là 10% và không có
trường hợp nào tử vong.
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội chứng lỵ ở bệnh nhi nội trú tại bệnh viện nhi đồng 2 từ 1/2010- 12/2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
Chuyên Đề Nhi Khoa 52
HỘI CHỨNG LỴ Ở BỆNH NHI NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
TỪ 1/2010- 12/2013
Trần Thị Minh Châu*, Nguyễn Anh Tuấn*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, vi sinh và kết quả điều trị hội chứng lỵ ở
trẻ em.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả có phân tích.
Kết quả: Lứa tuổi thường mắc bệnh là trẻ em dưới 2 tuổi. Tỉ lệ nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. Lâm
sàng: tiêu chảy phân có máu (100%), sốt (57,3%), nôn ói (34%), mót rặn (12%), đau bụng (5,67%), co giật
(5%). Tỉ lệ co giật ởtrẻ nhiễm Shigella nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với trẻ không nhiễm Shigella
(p<0,001). Tác nhân: Shigella (9/20), Salmonella (5/20), Entamoeba histolytica (3/20), Escherichia coli
(2/20), Burkholderia cepacia (1/20). Shigella sonnei chiếm ưu thế hơnShigella flexneri (7/9 so với 2/9). Tỉ lệ
đề kháng kháng sinh trên kháng sinh đồ khá cao. Đặc biệt, Shigella và E. coli kháng với Ceftriaxone lần lượt
là 80% và 100% trên kháng sinh đồ. Kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là Ciprofloxacin (82,5%).Việc
điều trị không ghi nhận biến chứng và tử vong.
Kết luận: Shigella sonnei đã thay thế Shigella flexneri để trở thành chủng vi khuẩn ưu thế gây hội chứng lỵ.
Tuy nhiên, việc điều trị bằng Ciprofloxacin vẫn đem lại kết quả tốt trên lâm sàng.
Từ khóa: Hội chứng lỵ, trẻ em.
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF DYSENTERIC SYNDROME IN CHILDREN ADMITTED TO THE
CHILDREN’S HOSPITAL 2 FROM 1/2010 TO 12/201
Tran Thi Minh Chau, Nguyen Anh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 3 - 2015: 51 - 56
Objective: To describe the characteristics of the epidemiology, clinical manifestations, laboratory findings,
and microbiology and treatment outcome of dysenteric syndrome among children admitted to Ho Chi Minh City
Children’s Hospital.2.
Method: A 4 year retrospective study of 300 case records.
Results: Dysenteric syndrome was more prevalent among male, and in children aged less than 2 years.
Clinical manifestations were bloody diarrhea (100%), fever (57.3%), vomiting (34%), tenesmus (12%),
abdominal pain (5.67%) and convulsion (5%). Convulsions were statistically more frequent in patients from
whom Shigella spp. were isolated than others (p<0.001).The pathogens isolated were Shigella spp. (9/20),
Salmonella spp. (5/20), Entamoeba histolytica (3/20), Escherichia coli (2/20) and Burkholderia cepacia (1/20).
Shigella sonnei predominated over Shigella flexneri (7/9 vs. 2/9). There has been an increase in the rate of in vitro
antibiotic resistance, especially the rate of in vitro resistance of Shigella and E. coli with Ceftriaxone were 80%
and 100% respectively. Ciprofloxacin was the most frequently prescribed antibiotic (82.5%).Treatment was
effective with no complication and no death.
Conclusion: There has been a change in the predominant pathogen of dysenteric syndrome from Shigella
* Đại học Y Dược TP.HCM.
Tác giả liên lạc: BS Trần Thị Minh Châu ĐT: 0903491207, Email: chau.trantminh@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 53
flexneri to Shigella sonnei. However, using Ciprofloxacin has still brought good outcome to the treatment.
Key words: Dysenteric syndrome, children.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây
bệnh và tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt
là trẻ em ở các nước đang phát triển. Theo ước
tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hằng năm trên
thế giới có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ mắc tiêu chảy
và khoảng 1,5 đến 2,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử
vong vì tiêu chảy, trong đó 80% xảy ra ở trẻ 0-2
tuổi (1). Hội chứng lỵ là một trong những nguyên
nhân quan trọng làm tăng tỷ lệ tử vong của trẻ
em bị tiêu chảy trên thế giới. Chỉ tính riêng hội
chứng lỵ do vi khuẩn Shigella, mỗi năm có
khoảng 165 triệu trường hợp mắc bệnh, trong đó
hơn 1 triệu trường hợp tử vong (8). Một trong
những chìa khóa quyết định sự thành công của
điều trị là liệu pháp kháng sinh. Tuy nhiên,thời
gian gần đây, có một sự thay đổi rất rõ nét về các
chủng vi khuẩn ưu thế gây bệnh. Mặt khác, tỷ lệ
kháng thuốc của các tác nhân gây hội chứng lỵ
đang tăng rất nhanh, làm cho việc điều trị gặp
nhiều khó khăn.
Tại Việt Nam, đa số các công trình nghiên
cứu về hội chứng lỵ đã được làm cách đây khá
lâu, phần lớn chỉ tập trung nghiên cứu hội
chứng lỵ do Shigella. Có rất ít công trình nghiên
cứu về hội chứng lỵ nói chung (do Shigella và do
các tác nhân khác), đặc biệt là ở trẻ em. Vì vậy,
chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm cung cấp
thêm một số thông tin vềhội chứng lỵ ở trẻ em
tại Bệnh viện Nhi Đồng 2; từ đó, góp thêm tư
liệu cho các bác sĩ lâm sàng về đặc điểm của
bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em này.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu mô tả có phân tích.
Đối tượng nghiên cứu
300 hồ sơ được lựa chọn ngẫu nhiên từ
những hồ sơ bệnh nhi tiêu chảy phân có máu
nhập viện Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 1/2010 đến
12/2013.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm Số trường hợp n (%)
Tuổi
≤ 12 tháng 186 (62)
13-24 tháng 69 (23)
25-36 tháng 27 (9)
37-48 tháng 8 (2,7)
49-60 tháng 3 (1)
> 60 tháng 7 (2,3)
Đặc điểm n (%)
Giới tính Nam 172 (57,3)
Nữ 128 (42,7)
Nơi cư
trú
Tỉnh 160 (53,3)
TP HCM
Nội thành
140 (46,7)
126 (90)
Ngoại thành 14 (10)
Tình trạng dinh
dưỡng
Không SDD 282 (94)
SDD TB 14 (4,7)
SDD nặng 4 (1,3)
Tiền căn Tiêu chảy cấp 10 (3,3)
Tiêu đàm máu 9 (3)
Hình 1: Tỉ lệ bệnh phân bố theo tháng nhập viện
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng n(%)
Lý do nhập viện
Tiêu đàm máu 123 (41)
Tiêu chảy 78 (26)
Tiêu máu 37 (12,3)
Sốt 21 (7)
Khác 41 (13,7)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
Chuyên Đề Nhi Khoa 54
Đặc điểm lâm sàng n(%)
Thời gian khởi
bệnh
≤ 3 ngày 207 (69)
> 3 ngày 93 (31)
Số lần tiêu chảy/
ngày
≤ 5 lần 145 (48,8)
6 – 10 lần 145 (48,8)
> 10 lần 7 (2,4)
Thân nhiệt cao
nhất của đợt
bệnh
≤ 37,5
0
C 128 (42,7)
> 37,5
0
C-≤ 38,5
0
C 80 (26,7)
> 38,5
0
C-≤ 39,5
0
C 71 (23,6)
> 39,5
0
C 21 (7)
Co giật 15 (5)
Đặc điểm lâm sàng n (%)
Ngày xuất hiện
co giật
Ngày 1 12 (80)
Ngày 2 3 (20)
Tiêu chảy phân có máu 300 (100)
Nôn ói 102 (34)
Mót rặn 36 (12)
Đau bụng 17 (5,7)
Bảng 3: Đặc điểm triệu chứng co giật
Co giật
p
Có Không
Sốt 7 165
0,39
Không sốt 8 120
Nhiễm Shigella
Có 4 5
<0,001
Không 11 280
Bảng 4: Đặc điểm cận lâm sàng
Đặc điểm cận lâm sàng n (%)
Số lượng bạch cầu
(K/µL) (N=294)
≤ 5 2 (0,7)
>5-≤ 10 113 (38,4)
>10-≤ 15 123 (41,8)
>15 56 (19,1)
Số lượng Neutrophil
theo tuổi (N=294)
Cao 54 (18,4)
Bình thường 230 (78,2)
Thấp 10 (3,4)
Thiếu máu (N=294)
Không 250 (85)
Có 44 (15)
CRP (mg/L) (N=94)
≤ 10 51 (54,3)
> 10 43 (45,7)
Hạ Natri máu (N=40) 19 (47,5)
Tăng Natri máu (N=40) 1 (2,5)
Hạ Kali máu (N=40) 4 (10)
Tăng Kali máu (N=40) 3 (7,5)
Creatinin máu
(mg/dL) (N=57)
≤ 1 57 (100)
> 1 0 (0)
Độ lọc cầu thận
(N=39)
Bình thường theo tuổi 37 (94,9)
Giảm theo tuổi 2 (5,1)
Bảng 5: Kết quả xét nghiệm phân
Soi phân (N=263) n (%)
Hồng cầu trong
phân
Dương tính 95 (36,1)
Âm tính 168 (63,9)
Bạch cầu trong
phân
Dương tính 203 (77,2)
Âm tính 60 (22,8)
Kết quả xét nghiệm phân n (%)
Amíp trong
phân
Dương tính 3 (1,1)
Âm tính 260 (98,9)
Cấy phân
(N=150)
Dương tính 17 (11,3)
Âm tính 133 (88,7)
Tên loại vi
khuẩn phân
lập được
(N=17)
Shigella
Shigella sonnei
9 (53)
7 (77,8)
Shigella flexneri 2 (22,2)
Salmonella 5 (29,4)
Escherichia coli 2 (11,7)
Burkholderia cepacia 1 (5,9)
Bảng 6: Tỉ lệ đề kháng KS của các tác nhân
Kháng sinh Shigella Salmonella E. coli
Ampicillin 6/9 3/5 2/2
Amoxicillin-Clavulanate 0/4 0/4 -
Cefotaxime 1/3 1/4 -
Ceftazidime 1/4 0/4 -
Ceftriaxone 4/5 - 2/2
Cefuroxime 4/5 - -
Chloramphenicol 1/9 2/5 -
Ciprofloxacin 1/9 0/4 2/2
Imipenem 0/9 0/5 1/2
Nalidixic acid 9/9 2/4 -
Trimethoprim-
Sulfamethoxazole
9/9 2/5 -
Bảng 7: Điều trị
Điều trị n (%)
Kháng sinh được lựa
chọn đầu tiên (N=297)
Ciprofloxacin Uống 245 (82,5)
Cefotaxime TM 22 (7,4)
Cefixime Uống 15 (5,1)
Ceftriaxone TM 10 (3,4)
Metronidazole Uống 2 (0,7)
Metronidazole TM 1 (0,3)
Erythromycin Uống 1 (0,3)
Mycostatin Uống 1 (0,3)
Đổi kháng sinh 45 (15,2)
Loại KS đổi
Cefotaxime TM 15 (33,3)
Ceftriaxone TM 11 (24,5)
Cefixime Uống 9 (20)
Ciprofloxacin Uống 4 (8,9)
Ciprofloxacin TM 3 (6,7)
Cefepime TM 1 (2,2)
Cefuroxime Uống 1 (2,2)
Metronidazole Uống 1 (2,2)
Đáp ứng sau 48 giờ
điều trị
Hết sốt (N=172) 149 (86,7)
Giảm hoặc hết tiêu đàm 241 (80,3)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 55
Điều trị n (%)
máu (N=300)
Biến chứng
(mất nước, HUS, nhiễm khuẩn huyết, khác)
0 (0)
Kết quả điều trị
Khỏi bệnh 27 (9)
Giảm bệnh 233 (77,7)
Tiêu chảy kéo dài 40 (13,3)
Tử vong 0 (0)
Bảng 8: So sánh hội chứng lỵ do amíp và do VK
Amíp Vi khuẩn p
Thời gian khởi bệnh (ngày) 15,7 ± 4,3 3 ± 0,6 <0,05
Số lần tiêu chảy/ ngày 3,3 ± 0,9 6,3 ± 0,8 <0,05
Co giật 0% 29,4% 0,54
Sốt 33,3% 82,4% 0,14
Thời gian điều trị (ngày) 7,3 ± 0,6 5,8 ± 0,7 <0,05
BÀN LUẬN
Về đặc điểm dịch tễ
Tiền căn
Trong số những trẻ được ghi nhận có tiền
căn bệnh lý trước đây, số trẻ đã từng bị tiêu chảy
cấp hay tiêu đàm máu chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Tỉ
lệ này theo nghiên cứu của Choompok(3) là 8%.
Chúng tôi ghi nhận trẻ từng mắc hội chứng lỵ
vẫn có khả năng mắc hội chứng lỵ trở lại. Điều
này phù hợp với ghi nhận: Việc nhiễm Shigella
lần đầu không làm giảm nguy cơ nhiễm Shigella
lần tiếp theo nhưng 72% có tác dụng chống lại
serotype đã mắc lần trước(4). Mặt khác, có lẽ thói
quen vệ sinh của những gia đình có trẻ mắc
bệnh vẫn không thay đổi nên trẻ vẫn tiếp tục
nhiễm bệnh trở lại.
Tháng nhập viện
Theo nghiên cứu của chúng tôi, bệnh xảy ra
nhiều nhất vào cuối mùa mưa và đầu mùa khô ở
TP HCM. Thời gian nhập viện cao điểm của hội
chứng lỵ trùng với thời gian nhập viện cao điểm
của tiêu chảy cấp ở Bệnh viện Nhi Đồng 2(6). Tuy
nhiên, các nghiên cứu chỉ trên lỵ do Shigella cho
thấy bệnh xảy ra nhiều nhất vào đầu mùa mưa ở
Việt Nam(9), Thái Lan(3) và Trung Quốc(11). Sự
khác biệt có thể do nghiên cứu của chúng tôi tiến
hành trên tất cả các ca tiêu chảy phân có máu do
nhiều tác nhân gây ra. Còn các nghiên cứu khác
có chung kết luận là vì cùng nghiên cứu về
Shigella.
Về đặc điểm lâm sàng
Bảng 9: Một số đặc điểm lâm sàng
Sốt (%) Nôn ói (%)
Nghiên cứu của chúng tôi 57,3 34
Nghiên cứu của Chompook 59 31
Nghiên cứu của Lorenz 43 22
Tỉ lệ trẻ có triệu chứng sốt theo nghiên cứu
của chúng tôi, Choompok và Lorenz là tương
đương nhau. Ở trẻ em, chúng tôi ghi nhận sốt và
nôn ói là những triệu chứng thường gặp hơn
những triệu chứng kinh điển của hội chứng lỵ
như mót rặn, đau bụng.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng
co giật không liên quan với triệu chứng sốt. Y
văn đã ghi nhận: co giật ở trẻ mắc hội chứng lỵ
có thể liên quan đến sốt co giật, tuy nhiên, ở trẻ
chưa từng sốt co giật trong những đợt sốt vì
nhiễm khuẩn trước đây và ở trẻ nằm ngoài độ
tuổi thường gặp sốt co giật thì chúng ta cần phải
tìm những nguyên nhân khác gây ra co giật(8).
Tỉ lệ co giật ở trẻ nhiễm Shigella trong nghiên
cứu của chúng tôi nhiều hơn có ý nghĩa thống kê
so với trẻ không nhiễm Shigella, có thể do Shigella
tiết ra một số độc tố thần kinh có khả năng gây
co giật(8).
Về đặc điểm vi sinh
Theo nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 11,3%
trường hợp cấy phân dương tính. Tỉ lệ này trong
nghiên cứu của Niyogi vào năm 2000 là 9,3%(7).
Tuy nhiên, kết quả này lại khá thấp so với một số
nghiên cứu gần đây. Theo Bùi Thị Phương
Thắm(2), tỉ lệ này là 78,1%. Có lẽ sự khác biệt này
là do quy trình xử lý, vận chuyển và xét nghiệm
tại khoa Vi Sinh của mỗi bệnh viện. Nghiên cứu
về bệnh tiêu chảy cấp tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
năm 2005 cũng chỉ ra rằng tỉ lệ cấy phân dương
tính chỉ là 3,3%.
Bảng 10: Tỉ lệ các chủng Shigella.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
Chuyên Đề Nhi Khoa 56
Tỉ lệ các chủng
Shigella phân lập
được (%)
Nghiên
cứu của
chúng tôi
Trung
Quốc
2013
(12)
Việt
Nam
2009
(9)
Ấn Độ
2000
(7)
S.flexneri 22,22 68,6 47,2 63,6
S.sonnei 77,78 29,9 51,7 36,4
S.boydii 0 1 1 0
S.dysenteriae 0 0,5 0 0
Chúng tôi ghi nhận S. dysenteriae và S. boydii
hầu như không còn xuất hiện.S. flexneri và S.
sonnei là 2 nhóm tác nhân chính gây bệnh. Ở một
số nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn
Độ,S. flexneri chiếm ưu thế hơn S. sonnei. Tuy
nhiên, tại Việt Nam, S. sonnei đã thay thế S.
flexneri để trở thành tác nhân chính gây bệnh.
Về điều trị
Chúng tôi ghi nhận loại kháng sinh được sử
dụng nhiều nhất là Ciprofloxacin đường uống,
tiếp theo đó là Cefotaxime đường tĩnh mạch,
Cefixime đường uống và Ceftriaxone đường tĩnh
mạch. Việc sử dụng kháng sinh như vậy là phù
hợp với khuyến cáo của Bộ Y Tế(1), và phù hợp
với tình hình đề kháng kháng sinh của các tác
nhân gây hội chứng lỵ hiện nay.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, đa số trẻ đáp
ứng với phác đồ điều trịtrong vòng 2 ngày đầu
sau điều trị. Nghiên cứu này cũng khá phù hợp
với nghiên cứu của Hà Vinh(10): tại Bệnh viện
Bệnh Nhiệt Đới, trong vòng 3 ngày kể từ khi bắt
đầu điều trị bệnh, không bệnh nhân nào còn
biểu hiện triệu chứng của bệnh.
Chúng tôi ghi nhận 13,3% trường hợp tiêu
chảy kéo dài và không có trường hợp nào tử
vong. Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu của
Lorenz(5), tỉ lệ tiêu chảy kéo dài sau điều trị tại
Việt Nam vào năm 2006 là 10% và không có
trường hợp nào tử vong.
So sánh hội chứng lỵ do amíp và do vi
khuẩn, chúng tôi nhận thấy số lần tiêu chảy/
ngày của hội chứng lỵ do amíp ít hơn hội chứng
lỵ do vi khuẩn, có thể vì amíp là tác nhân gây hội
chứng lỵ tổn thương thấp. Và có lẽ cũng vì số lần
tiêu chảy ít nên trẻ thường không được đưa đi
khám và nhập viện sớm. Do đó, thời gian khởi
bệnh tại nhà của hội chứng lỵ gây ra do amíp dài
hơn do vi khuẩn. Việc điều trị hội chứng lỵ do
amíp cũng dài hơn do vi khuẩn.
KẾT LUẬN
Biểu hiện lâm sàng của hội chứng lỵ ở trẻ em
khá đa dạng, tùy theo loại tác nhân gây bệnh.
Shigella sonnei đã thay thế Shigella flexneri để trở
thành chủng vi khuẩn ưu thế gây hội chứng lỵ.
Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của các tác nhân gây
bệnh trên kháng sinh đồ khá cao. Tuy nhiên, việc
điều trị bằng Ciprofloxacin vẫn đem lại kết quả
tốt trên lâm sàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế (2010).“Hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em”. NXB Y
học, tr.7-52.
2. Bùi Thị Phương Thắm, Hoàng Lê Phúc, Nguyễn Anh Tuấn
(2011). “Đặc điểm của tiêu máu ở trẻ em từ 2-6 tháng tuổi tại
khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 1”. Y Học TP. Hồ Chí
Minh, Tập 15, Phụ bản của Số 3: tr.160-164.
3. Chompook P, et al (2005). “Estimating the burden of
shigellosis in Thailand: 36-month population-based
surveillance study”. Bull World Health Organ, 83(10): pp.739-
746.
4. Ferreccio C, et al (1991). “Epidemiologic patterns of acute
diarrhea and endemic Shigella infections in children in a poor
periurban setting in Santiago, Chile”. Am J Epidemiol., 134(6):
pp.614-627.
5. Lorenz von Seidlein, Kim DR, et al (2006). "A multicentre
study of Shigella diarrhoea in six Asian countries: disease
burden, clinical manifestations, and microbiology". PLoS
Med,3(9): pp.353.
6. Phạm Thị Ngọc Tuyết và cộng sự (2006). “Bệnh tiêu chảy cấp
tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM năm 2005: lâm sàng và
dịch tễ học”.Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 10, Phụ bản Số 2:
tr.85-91.
7. Niyogi SK, Dutta P, Mitra U (2000). "Trends in antimicrobial
resistance of Shigella species isolated from children with acute
diarrhea". Indian Pediatrics, 37: pp.339-341.
8. Theresa JO (2011). “Shigella”. In: Robert M. Kliegman. Nelson
textbook of Pediatrics, 19th edition, chapter 191, pp.959-60.
9. Vinh H, et al (2009). “A changing picture of shigellosis in
southern Vietnam: shifting species dominance, antimicrobial
susceptibility and clinical presentation”. BMC Infect Dis, 9:
pp.204.
10. Vinh H, et al (2009). “Rapid emergence of third generation
cephalosporin resistant Shigella spp. in Southern Vietnam”. J
Med Microbiol., 58(2): pp.281-283.
11. Wang XY, et al (2005), “Occurrence of shigellosis in the young
and elderly in rural China: results of a 12-month population-
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 57
based surveillance study”. Am J Trop Med Hyg., 73(2):pp.
416-422.
12. Yun Shen et al (2013), “High prevalence of
antibiotic resistance and molecular characterization of
integrons among Shigella isolates in Eastern China”.
Antimicrob Agents Chemother, 57(3): pp.1549-1555.
Ngày nhận bài báo: 12/01/15.
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 23/01/15.
Ngày bài báo được đăng: 22/06/15.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoi_chung_ly_o_benh_nhi_noi_tru_tai_benh_vien_nhi_dong_2_tu.pdf