Hợp đồng có giá trị lớn theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, vương quốc Anh và một số gợi ý cho Việt Nam

Kiến nghị, gợi ý cho Luật doanh nghiệp năm 2014 - Kiến nghị về loại hợp đồng: Để kiểm soát tốt các hợp đồng có giá trị lớn nhằm giảm thiểu rủi ro phát sinh từ những hợp đồng đó, Việt Nam nên tiếp cận theo hướng của Anh, tức là điều chỉnh đối với tất cả các loại hợp đồng, cứ đạt đến giá trị nhất định thì sẽ coi là hợp đồng có giá trị lớn và yêu cầu cần phải có sự chấp thuận của chủ sở hữu công ty. Tất cả các điều luật 56, 75, 135, 149, 177 của Luật doanh nghiệp năm 2014 cần phải được sửa đổi và tiếp cận theo hướng điều chỉnh vấn đề hợp đồng có giá trị lớn đối với tất cả các loại hợp đồng từ mua bán tài sản đến hợp đồng vay, cho vay, cho thuê Không nên giới hạn loại hợp đồng vì suy cho cùng một hợp đồng có giá trị lớn thì dù là hợp đồng mua bán, cho thuê tài sản hay hợp đồng vay, cho vay, hợp đồng bảo lãnh khi xảy ra rủi ro đều gây thiệt hại cho công ty mà không phụ thuộc vào loại hình hợp đồng. - Kiến nghị về giá trị hợp đồng: Pháp luật Anh đưa ra một cách xác định chung cho hợp đồng có giá trị lớn đối với tất cả các loại hình công ty trên cơ sở quy định giá trị cụ thể của tài sản là đối tượng của giao dịch trong hợp đồng. Đây cũng là một cách tiếp cận rất hợp lý và có giá trị thực thi cao trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Thiết nghĩ, Việt Nam nên học hỏi, tiếp cận theo hướng quy định giá trị cụ thể của hợp đồng hoặc giá trị tài sản cụ thể của tài sản là đối tượng giao dịch trong hợp đồng để kiểm soát đối với vấn đề hợp đồng có giá trị lớn. Việc xác định giá trị cụ thể là bao nhiêu phải dựa trên các tính toán cụ thể thông qua việc khảo sát giá trị của doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc./.

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp đồng có giá trị lớn theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, vương quốc Anh và một số gợi ý cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÊ CẢM TRỊNH TIẾN VIỆT NGUYỄN VĂN THỦY VƯƠNG THỊ HÀ NGUYỄN XUÂN PHONG PHẠM XUÂN THẮNG LÊ THỊ THU HẰNG BÙI ĐỨC HẬU PHẠM THỊ TRANG Khái niệm tội phạm theo luật hình sự Việt Nam hiện hành và định hướng tiếp tục hoàn thiện trong tương lai (Kỳ 2 và hết) Tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý trong pháp luật hình sự Việt Nam trước thách thức Cách mạng công nghiệp 4.0 (Kỳ 1) Vấn đề miễn chấp hành hình phạt Một số vướng mắc trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và giải pháp hoàn thiện Một số nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận Quy định pháp luật về chức năng đại diện chủ sở hữu toàn dân của Nhà nước đối với đất đai - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện Hoàn thiện pháp luật về hạn chế quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện Hợp đồng có giá trị lớn theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật của Vương quốc Anh và một số gợi ý cho Việt Nam MỤC LỤC Trang Số 04 (31) 2019 3 9 20 30 36 41 50 58 61 LE CAM TRINH TIEN VIET NGUYEN VAN THUY VUONG THI HA NGUYEN XUAN PHONG PHAM XUAN THANG LE THI THU HANG BUI DUC HAU PHAM THI TRANG Crime definition under Vietnamese criminal laws currently and orientations to continously complete in the future (Period 2 and end) Continuing to innovate legal thinking in Vietnamese criminal law before the challenge of Industrial Revolution 4.0 (Period 1) Some matters about penalty remisssion Several obstacles insentence determination for under 18-year-old person committing the crimes and completing solutions Some causes and solutions to improve the prevention of property theft crime in Phan Rang- Thap Cham city, Ninh Thuan province Legal regulations on the State’s function in representing the entire-people ownership for land - Some obstacles and recommendations Completing legal regulations on restricting human rights and citizens rights according to the Constitution in 2013 Some solutions to enhance efficiency of sanctioning administrative violations in managing conditional business lines Great value contracts under the United States of America and the United of Kingdom’s laws and some suggestions for Vietnam INDEX Page No 04 (31) 2019 3 9 20 30 36 41 50 58 61 61Khoa học Kiểm sátSố 04 - 2019 PHẠM THỊ TRANG Trong số các hợp đồng mà công ty xác lập sẽ có những hợp đồng có giá trị lớn và cũng sẽ có những hợp đồng có giá trị nhỏ. Đối với những hợp đồng có giá trị lớn, việc nghiên cứu, tính toán để ký kết và thực hiện những hợp đồng ấy là rất quan trọng bởi chỉ cần một rủi ro xảy ra với hợp đồng đó sẽ kéo theo rất nhiều hệ luỵ mà trong một số trường hợp, có thể dẫn đến cả sự đổ vỡ của công ty. Cần phải có một cơ chế kiểm soát hết sức chặt chẽ đối với những hợp đồng này. Một hợp đồng nào sẽ được coi là một hợp đồng có giá trị lớn đối với công ty? Tiêu chí nào để quyết định đó là hợp đồng lớn hay hợp đồng nhỏ đối với một công ty?... là những câu hỏi cần phải được giải đáp trước khi chúng ta tìm kiếm một cơ chế kiểm soát đối với hợp đồng đó. Các công ty trên thị trường tồn tại với nhiều quy mô khác nhau, có công ty có hàng ngàn người lao động với tổng số vốn hàng chục ngàn tỷ đồng nhưng cũng có những công ty chỉ có 2, 3 người lao động với quy mô vốn rất nhỏ. Vì vậy, có thể một hợp đồng được coi là lớn với công ty này nhưng có thể lại là rất nhỏ so với một công ty khác. Thử lấy một ví dụ đơn giản: với hợp đồng có giá trị là 1 tỷ đồng, nếu hợp đồng đó được ký bởi 1 công ty có tổng giá trị tài sản là 5000 tỷ đồng thì hợp đồng đó không thể coi là có giá trị lớn. Tuy nhiên, cũng là hợp đồng có giá trị 1 tỷ nhưng nếu hợp đồng đó được ký bởi một công ty có tổng tài sản là 2 tỷ thì rõ ràng hợp đồng 1 tỷ đó sẽ là một hợp đồng có giá trị lớn đối với công ty. 1. Quy định của pháp luật Hoa Kỳ về hợp đồng có giá trị lớn 1.1. Sơ lược về pháp luật Hoa Kỳ điều chỉnh vấn đề hợp đồng có giá trị lớn HỢP ĐỒNG CÓ GIÁ TRỊ LỚN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HOA KỲ, VƯƠNG QUỐC ANH VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM * Thạc sỹ, Trưởng khoa Pháp luật quốc tế - Trường ĐH Kiểm sát Hà Nội Trên cơ sở quy định của pháp luật Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, bài viết tập trung phân tích, chỉ rõ một số quy định về hợp đồng có giá trị lớn trong pháp luật của Hoa kỳ và Vương quốc Anh. Từ đó, tác giả đưa ra một vài kiến nghị, gợi ý cho pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Từ khóa: Hợp đồng có giá trị lớn, pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật Vương Quốc Anh. Basing on legal regulations of the United States of America and the United of Kingdom, the paper concentrates on analyzing their laws about great value contract, then proposing several recommendations and suggestions for Vietnamese laws. Keywords: Great value contract, laws of the United State of America, laws of the United of Kingdom. PHẠM THỊ TRANG* 62 HỢP ĐỒNG CÓ GIÁ TRỊ LỚN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HOA KỲ... Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2019 Ở Hoa Kỳ, các doanh nghiệp kinh doanh được tổ chức dưới 5 hình thức, bao gồm: Sở hữu tư nhân, hợp danh chung, hợp danh trách nhiệm hữu hạn, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty kinh doanh1 (công ty kinh doanh ở đây chính là công ty cổ phần). Pháp luật điều chỉnh hoạt động của các loại hình kinh doanh này là luật của các tiểu bang. Điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ không thiết lập hệ thống pháp luật công ty ở cấp độ liên bang. Tuy không có hệ thống pháp luật công ty chung cho toàn liên bang nhưng ở Hoa Kỳ lại tồn tại các đạo luật thống nhất hoặc đạo luật mẫu để điều chỉnh đối với từng loại hình kinh doanh, bao gồm: Đạo luật thống nhất về hợp danh chung (“Uniform Partnership Act” viết tắt là UPA); Đạo luật thống nhất về công ty hợp danh hữu hạn (“Uniform Liability Partnership Act” viết tắt là ULPA) và Luật mẫu về công ty kinh doanh (“Model Business Corporation Act” viết tắt là MBCA). Các luật này đều được ban hành từ những năm đầu của thế kỷ 20 và đều được sửa đổi trong thời gian gần đây (các luật sửa đổi được viết tắt lần lượt là RUPA, RULPA và RMBCA). Các đạo luật này đều được các bang của Hoa Kỳ áp dụng trong việc xây dựng luật riêng của các bang (trừ bang Delaware). Delaware có một luật riêng về công ty kinh doanh viết tắt là DGCL (Delaware General Corporation Law). Có thể nói rằng đây là luật có vị trí quan trọng thứ 2 sau MBCA được áp dụng đối với mô hình công ty kinh doanh tại Hoa Kỳ. 1 Alan B. Morrison, Những vấn đề cơ bản của luật pháp Mỹ, NXB Chính trị quốc gia, 2007, tr.510. 1.2. Quy định của một số đạo luật của Hoa Kỳ về hợp đồng có giá trị lớn Trong những đạo luật kể trên, UPA và ULPA không có quy định điều chỉnh về vấn đề hợp đồng có giá trị lớn. Có lẽ điều này được lý giải vì theo quy định của UPA, ULPA thì hợp danh chung hay hợp danh hữu hạn được thiết lập bởi sự liên kết của các thành viên hợp danh, có thể có hoặc không có thành viên góp vốn. Các thành viên hợp danh sẽ là đại diện của hợp danh và họ sẽ trực tiếp tham gia vào việc xác lập hợp đồng nhân danh hợp danh. Và lẽ dĩ nhiên, khi đã tự mình thực hiện giao dịch thì việc thành hay bại của giao dịch đó bản thân họ sẽ phải tự gánh chịu. UPA, ULPA cũng qui định thành viên hợp danh cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của hợp danh trong khi đó thành viên góp vốn sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn được góp vào công ty. MBCA quy định về vấn đề hợp đồng có giá trị lớn tại Điều 12.02. Mặc dù MBCA là luật mẫu và được hơn 30 bang của Hoa Kỳ sử dụng để xây dựng luật công ty của mình nhưng điều luật này hầu như không được tiếp nhận và được các bang học hỏi. Thay vào đó, hướng tiếp cận và giải quyết vấn đề hợp đồng ccos giá trị lớn của bang Delaware lại được các bang khác học hỏi. Vì vậy, bài viết này sẽ tập trung vào phân tích quy định của Luật công ty kinh doanh của bang Delaware về vấn đề này. Quy định của Luật công ty kinh doanh của bang Delaware về hợp đồng có giá trị lớn 63Khoa học Kiểm sátSố 04 - 2019 PHẠM THỊ TRANG Luật công ty kinh doanh của bang Delaware2, DGCL, cũng không đưa ra định nghĩa hoặc đề cập đến khái niệm hợp đồng có giá trị lớn. Khái niệm hợp đồng có giá trị lớn được hiểu theo hướng là những hợp đồng có liên quan đến tất cả hoặc phần lớn tài sản của công ty. Điều 271 DGCL quy định: việc bán, cho thuê hoặc trao đổi tất cả tài sản hoặc phần lớn tài sản của công ty mà Hội đồng quản trị (Luật công ty ở Hoa Kỳ gọi là Boards of Directors. Trong bài báo này dịch thuật ngữ này là Hội đồng quản trị) cho rằng việc bán, cho thuê hoặc trao đổi đó là có lợi và đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty thì sẽ do Hội đồng quản trị quyết định dựa trên một văn bản chấp thuận của đa số cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc của đa số thành viên đối với các công ty không phải là công ty cổ phần3. 2 Delaware code, Title 8 Corporation 3 Delaware General Corporation Law, § 271 Sale, lease or exchange of assets; consideration; procedure. (a) Every corporation may at any meeting of its board of directors or governing body sell, lease or exchange all or substantially all of its property and assets, including its goodwill and its corporate franchises, upon such terms and conditions and for such consideration, which may consist in whole or in part of money or other property, including shares of stock in, and/or other securities of, any other corporation or corporations, as its board of directors or governing body deems expedient and for the best interests of the corporation, when and as authorized by a resolution adopted by the holders of a majority of the outstanding stock of the corporation entitled to vote thereon or, if the corporation is a nonstock corporation, by a major- ity of the members having the right to vote for the election of the members of the governing body and any other members entitled to vote thereon under the certificate of incorporation or the bylaws of such corporation, at a meeting duly called upon at Với quy định này, có thể thấy rằng DGCL chỉ tiếp cận và điều chỉnh những hợp đồng có giá trị lớn là hợp đồng bán, cho thuê và trao đổi tài sản. Đối với những loại hợp đồng khác, ví dụ như hợp đồng mua tài sản thì Hội đồng quản trị sẽ được tự quyết mà không cần phải có sự chấp thuận của các cổ đông hay thành viên là chủ sở hữu của công ty bất luận giá trị hợp đồng là bao nhiêu. Việc giới hạn loại hợp đồng chỉ đối với việc bán, cho thuê, trao đổi tài sản công ty chứng tỏ luật công ty Delaware đưa ra giới hạn để giúp các công ty hướng tới việc kiểm soát những tài sản sẽ rời khỏi công ty, sẽ không còn thuộc sở hữu của công ty, mà sâu xa hơn cả là bảo vệ cổ đông khỏi việc mất mát những tài sản là phương tiện để họ đạt được mục đích khi thành lập công ty, như Fletcher đã viết: “Mục đích của điều luật là nhằm bảo vệ cổ đông khỏi những thay đổi quan trọng, hoặc đặc biệt hơn nữa là bảo vệ cổ đông khỏi việc mất mát những tài sản là phương tiện để cổ đông đạt được mục đích khi công ty thành lập hoặc hoạt động”4. Một vấn đề nữa cũng cần phải được làm rõ trong khái niệm trên là: như thế nào thì được coi tất cả tài sản hoặc phần lớn tài sản của công ty. Bởi nếu bán, cho thuê, trao đổi tất cả hoặc phần lớn tài sản của công ty cần phải có sự đồng ý của chủ sở hữu công ty thì hợp đồng mới hợp pháp. Nếu tài sản đem bán, cho thuê, trao đổi không phải là tất cả tài sản hoặc phần lớn tài sản least 20 days’ notice. The notice of the meeting shall state that such a resolution will be considered. 4 Fletcher, Cyclopedia Corporation, § 2949 Z at 648 (perm. ed, 1968) 64 HỢP ĐỒNG CÓ GIÁ TRỊ LỚN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HOA KỲ... Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2019 của công ty thì khi đó chỉ cần quyết định của Hội đồng quản trị công ty mà thôi. Không có một sự giải thích thành văn trong một văn bản luật hay một bản hướng dẫn nào của bang Delaware để hiểu thế nào là “tất cả tài sản” hoặc “phần lớn tài sản” của công ty. Nội hàm của khái niệm này được giải thích bằng các án lệ của Toà án tối cao bang Delaware. Các phán quyết của Toà án tối cao bang Delaware đều tiếp cận theo hướng kết hợp nhiều tiêu chí để xác định trường hợp nào là tất cả tài sản hoặc phần lớn tài sản của công ty? Qua xem xét một số vụ việc, có thể kết luận như sau: - Nếu tài sản đem bán, cho thuê, trao đổi có giá trị nhỏ hơn 25% tổng giá trị tài sản của công ty thì đó không được coi là phần lớn tài sản của công ty và đó lại càng không phải là tất cả tài sản của công ty; - Nếu tài sản đem bán, cho thuê, trao đổi có giá trị lớn hơn hoặc bằng 75% tổng tài sản của công ty thì đó được coi là phần lớn tài sản của công ty; - Nếu tài sản đem bán, cho thuê, trao đổi có giá trị từ 25% đến 75% giá trị tài sản của công ty thì Toà án sẽ cân nhắc thêm một số yếu tố khác nữa để quyết định đó có phải là phần lớn tài sản của công ty hay không. Và các yếu tố được Toà án xem xét, cân nhắc sẽ là khác nhau tuỳ thuộc vào từng vụ việc khác nhau5. Tuy nhiên, các 5 Andrew Moore II, The sale of all or substantial- ly all corporate assets under section 271 of Del- aware Code, uploads/2014/07/THE-SALE-OF-ALL-OR-SUB- STANTIALLY-ALL-CORPORATE-ASSETS-UN- DER-SECTION-271-OF-THE-DELAWARE- CODEpdf.pdf truy cập ngày 25/7/2019. yếu tố hay được xem xét nhất liên quan đến mục đích hoặc bản chất của việc kinh doanh. Trong vụ Gimbel v. Signal Companies, Inc., Gimbel, một cổ đông của công ty Signal đã khởi kiện ra Toà án tối cao Delaware yêu cầu toà ngăn chặn thương vụ công ty Signal bán một công ty con của mình là Signal Gas & Oil Co. cho công ty Burmah Oil Inc. với lập luận rằng khi công ty Signal bán Signal Gas & Oil Co. là bán phần lớn tài sản của công ty Signal (giá trị chuyển nhượng Signal Gas & oil Co. là hơn 480 triệu đô la Mỹ). Bởi vậy, theo quy định tại Điều 271 Luật công ty Delaware, việc bán này phải được sự chấp thuận của cổ đông công ty Signal. Trong khi đó, trên thực tế, thương vụ mua bán này chỉ do Hội đồng quản trị của công ty Signal quyết định, không thông qua cổ đông công ty. Toà án tối cao bang Delaware trong quá trình giải quyết vụ án đã thấy rằng, căn cứ theo sổ sách kế toán của Signal thì Signal Gas & Oil Co. chiếm 26% tổng giá trị tài sản của Signal, 41% giá trị tài sản ròng và chiếm 15% tổng doanh thu của Signal. Với các tỷ lệ nêu trên, Toà án tối cao bang Delaware không đủ cơ sở để kết luận việc bán Signal Gas & Oil Co. có phải là bán phần lớn tài sản của công ty Signal hay không? Để quyết định việc này, Toà án tối cao Delaware buộc phải cân nhắc đến một số yếu tố khác. Cuối cùng, Toà đã kết luận rằng: Signal là một công ty kinh doanh nhiều lĩnh vực và mặc dù công ty khởi nghiệp bởi việc kinh doanh dầu nhưng lĩnh vực dầu không còn là một lĩnh vực kinh doanh duy nhất của công ty. Việc bán đi Signal Gas & Oil Co. không có 65Khoa học Kiểm sátSố 04 - 2019 PHẠM THỊ TRANG nghĩa là công ty phải chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc thay đổi bản chất của việc kinh doanh. Vì thế, việc bán Signal Gas & Oil Co. không phải là bán phần lớn tài sản của công ty Signal. Bởi vậy, quyết định này chỉ cần Hội đồng quản trị thông qua mà không cần phải có sự chấp thuận của cổ đông công ty6. Rõ ràng, trong vụ kiện này, để xác định hợp đồng bán Signal Gas & Oil Co. có phải là hợp đồng có giá trị lớn hay không, Toà án đã phải căn cứ vào ít nhất là 2 yếu tố: (1) giá trị công ty đem bán, Signal Gas & Oil, so với tổng giá trị tài sản của công ty Signal và (2) việc bán công ty đó có làm thay đổi bản chất công việc kinh doanh của Signal hay không? 2. Quy định của pháp luật Vương quốc Anh về hợp đồng có giá trị lớn Cũng giống như luật công ty của một số quốc gia, Luật công ty của Vương quốc Anh không có định nghĩa hay quy định để xác định hợp đồng nào là hợp đồng có giá trị lớn mà chỉ quy định tài sản nào là tài sản quan trọng và có giá trị lớn đối với công ty và các hợp đồng có liên quan tới những tài sản đó sẽ được hiểu là hợp đồng có giá trị lớn của công ty. Theo đó, khoản 2 Điều 191 Luật công ty của Anh quy định: Một tài sản được coi là có tài sản quan trọng, có giá trị lớn đối với công ty nếu: - Tài sản đó có giá trị lớn hơn 5.000 bảng Anh và chiếm tỷ lệ trên 10% giá trị tài sản của công ty; hoặc - Tài sản đó có giá trị lớn hơn 100.000 6 Stephen M. Bainbridge, Corporate Law, Founda- tion Press, 2009, tr. 344, 345 bảng Anh7. Giá trị tài sản của công ty ở đây được hiểu là giá trị tài sản ròng của công ty được xác định theo bản báo cáo kế toán hợp lệ (bản báo cáo kế toán theo đúng quy định pháp luật và đã được gửi cho cổ đông/thành viên công ty trong thời gian gần nhất). Trường hợp không có báo cáo kế toán thì giá trị tài sản của công ty được xác định theo tổng số vốn mà công ty đã kêu gọi các cổ đông/thành viên góp vào công ty8. Với quy định này, có thể hiểu rằng, khi công ty xác lập hợp đồng liên quan đến những tài sản có giá trị lớn hoặc những hợp đồng có giá trị tương đương với giá trị như đã nêu ở trên thì hợp đồng đó sẽ được coi là hợp đồng có giá trị lớn. Cách tiếp cận theo mô hình luật công ty của Anh có một ưu điểm rất nổi bật là có tính khả thi cao bởi vì tất cả những người quản lý công ty đều dễ dàng nhận biết được hợp đồng nào là hợp đồng có giá trị lớn, cụ thể: nếu hợp đồng có giá trị trên 100.000 bảng thì đó là hợp đồng có giá trị lớn. Trường hợp nếu hợp đồng có giá trị từ 5000 bảng đến 100.000 bảng thì buộc người quản lý công ty phải kiểm tra lại bản báo cáo kế toán để xác định xem giá trị đó có vượt quá 10% giá trị tài sản của công ty 7 Nguyên bản tiếng Anh: Section 191 Meaning of “Substantial” (2) An asset is a substantial asset in relation to a company if its value – (a) exceeds 10% of the company’s asset value and is more than 5000, or (b) exceeds 100,000. 8 Xem khoản 3, 4 Điều 191 Companies Act of United Kingdom 66 HỢP ĐỒNG CÓ GIÁ TRỊ LỚN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HOA KỲ... Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2019 không? Nếu vượt quá 10% giá trị tài sản của công ty thì hợp đồng đó là hợp đồng có giá trị lớn. Khi đã là hợp đồng có giá trị lớn thì người quản lý sẽ hiểu rằng, hợp đồng đó buộc phải có sự chấp thuận của chủ sở hữu công ty. Nghiên cứu, so sánh các quy định của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đối với hợp đồng có giá trị lớn, có thể thấy một số điểm sau: Điểm chung giữa 2 hệ thống pháp luật của 2 quốc gia là: Thứ nhất, pháp luật Hoa Kỳ và pháp luật của Vương quốc Anh đều tiếp cận hợp đồng có giá trị lớn dựa trên việc xem xét giá trị của tài sản là đối tượng giao dịch trong quan hệ hợp đồng. Nếu tài sản đó có giá trị lớn thì hợp đồng đó sẽ phải được xem xét, chấp thuận của chủ sở hữu công ty trước khi ký. Thứ hai, hệ thống pháp luật Hoa Kỳ và Anh đều đưa ra 2 điểm mốc: tối thiểu và tối đa để xác định một hợp đồng có giá trị lớn (Hoa kỳ đưa ra mốc 25% và 75% tổng giá trị tài sản, còn Anh đưa ra mốc 5000 bảng Anh và 100.000 bảng Anh). Nếu vượt quá mức tối đa sẽ là hợp đồng có giá trị lớn và nếu ở dưới mức tối thiểu thì sẽ không phải là hợp đồng có giá trị lớn. Trường hợp nếu ở giữa khoảng tối đa và tối thiểu đó thì sẽ căn cứ vào yếu tố khác để xác định đó có phải là một hợp đồng có giá trị lớn hay không? Điểm khác nhau trong cách tiếp cận của Hoa Kỳ và Anh năm ở chỗ: Một là, Hoa Kỳ chỉ đặt ra và điều chỉnh đối với những hợp đồng bán, cho thuê, trao đổi tài sản có giá trị lớn, trong khi Anh điểu chỉnh đối với cả hợp đồng bán và mua những loại tài sản đó. Hai là, Hoa Kỳ xác định tài sản có giá trị lớn dựa trên tỷ lệ giá trị của tài sản so với tổng giá trị tài sản của công ty, trong khi Anh đưa ra ngay con số cụ thể đối với tài sản (5000 và 100000 bảng Anh). Hai cách tiếp cận này đều có những điểm hợp lý nhất định. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, có lẽ cách tiếp cận của Anh có giá trị thực tiễn cao hơn, giúp cho các nhà quản lý công ty dễ dàng nhận diện được hợp đồng nào là hợp đồng có giá trị lớn từ đó xác định hợp đồng có cần phải có sự phê chuẩn của chủ sở hữu công ty để xác lập hay không? 3. Kiến nghị cho pháp luật Việt Nam về hợp đồng có giá trị lớn 3.1. Quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 về hợp đồng có giá trị lớn Hiện nay, Luật doanh nghiệp năm 2014 không đưa ra định nghĩa hay sử dụng thuật ngữ “hợp đồng có giá trị lớn”. Tuy nhiên, căn cứ vào điểm d khoản 2 Điều 56, điểm e,g khoản 1 Điều 75, điểm d khoản 2 Điều 135, điểm h khoản 2 Điều 149, điểm e,g khoản 3 Điều 177 của Luật doanh nghiệp năm 2014 có thể thấy rằng các nhà làm luật đã gián tiếp đề cập đến hợp đồng có giá trị lớn và quy định về cơ chế thông qua hoặc quyết định đối với những hợp đồng này. Trả lời câu hỏi một hợp đồng có giá trị như thế nào sẽ được coi là một hợp đồng có giá trị lớn, pháp luật Việt Nam tiếp cận việc quy định một hợp đồng có giá trị lớn dựa trên tỷ lệ phần trăm giá trị của hợp đồng trong so sánh với tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp hoặc vốn điều lệ của doanh nghiệp, tuỳ theo từng loại hình 67Khoa học Kiểm sátSố 04 - 2019 PHẠM THỊ TRANG công ty. Theo đó, Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định như sau: Thứ nhất, việc quy định một hợp đồng được coi là hợp đồng có giá trị lớn hoàn toàn dựa trên sự quyết định của bản thân công ty. Công ty sẽ tự xác định tỷ lệ phần trăm giá trị của hợp đồng trên tổng giá trị tài sản của công ty hoặc vốn điều lệ của công ty và ghi nhận trong điều lệ của mình. Thứ hai, trường hợp nếu công ty không xác định hợp đồng như thế nào sẽ được coi là hợp đồng có giá trị lớn và không ghi nhận trong điều lệ của mình thì việc xác định một hợp đồng có giá trị lớn sẽ dựa trên tỷ lệ giá trị của hợp đồng đã được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2014. Tỷ lệ này là khác biệt theo từng loại hình công ty, cụ thể: - Đối với công ty TNHH 2 thành viên thì một hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản sẽ được coi là có giá trị lớn khi giá trị của hợp đồng đó lớn hơn hoặc bằng 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty9; - Đối với công ty TNHH một thành viên là tổ chức: một hợp đồng bán tài sản, vay, cho vay hoặc hợp đồng khác sẽ được coi là hợp đồng có giá trị lớn khi hợp đồng đó có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty10; - Đối với công ty cổ phần: một hợp đồng được coi là hợp đồng có giá trị lớn 9 Điểm d Khoản 2 Điều 56 Luật doanh nghiệp năm 2014 10 Điểm e, g Khoản 1 Điều 75 Luật doanh nghiệp năm 2014 nếu hợp đồng đó có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty11; - Đối với công ty hợp danh: một hợp đồng được coi là hợp đồng có giá trị lớn được xác định dựa trên 02 yếu tố: (1) tỷ lệ phần trăm giá trị hợp đồng so với vốn điều lệ của công ty và (2) loại hợp đồng. Theo đó, với hợp đồng vay, cho vay, huy động vốn thì các hợp đồng loại này sẽ được coi là hợp đồng có giá trị lớn nếu nó có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty. Trong khi đó, đối với hợp đồng mua bán tài sản thì loại hợp đồng này sẽ được coi là hợp đồng có giá trị lớn nếu nó có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty. Nhìn vào các quy định này có thể thấy rằng Luật doanh nghiệp năm 2014 còn bộc lộ một số hạn chế liên quan đến các quy định về hợp đồng có giá trị lớn, cụ thể như sau: Về loại hợp đồng: các điều luật trên không có sự thống nhất khi quy định về loại hợp đồng có giá trị lớn cần phải điều chỉnh, ví dụ: Điều 56 quy định về hợp đồng có giá trị lớn chỉ đối với hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản trong khi Điều 75, Điều 135, 149 quy định hợp đồng có giá trị lớn đối với tất cả các loại hợp đồng; Điều 177 lại điều chỉnh vấn đề hợp đồng có giá trị lớn đối với hợp đồng vay, huy động vốn, cho vay và mua bán tài sản. Qua nghiên cứu pháp luật của Hoa Kỳ và Anh có thể thấy rằng, về loại hợp đồng, có 2 cách tiếp cận. Cách thứ nhất là các tiếp 11 Điểm d Khoản 2 Điều 135, Điểm h Khoản 2 Điều 149 Luật doanh nghiệp năm 2014 68 HỢP ĐỒNG CÓ GIÁ TRỊ LỚN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HOA KỲ... Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2019 cận của Hoa Kỳ theo hướng chỉ điều chỉnh đối với những hợp đồng bán, cho thuê, trao đổi tài sản nhằm kiểm soát những tài sản sẽ không còn thuộc quyền sở hữu hoặc chiếm hữu của công ty nữa. Còn theo cách tiếp cận của Anh, hợp đồng có giá trị lớn được áp dụng đối với cả hợp đồng mua và bán tài sản, có nghĩa là cứ hợp đồng nào đạt tới giá trị quy định như vậy sẽ được coi là hợp đồng có giá trị lớn mà không phụ thuộc vào loại hợp đồng đó là gì. Về giá trị hợp đồng: Hiện nay, Luật doanh nghiệp năm 2014 tiếp cận việc xác định hợp đồng có giá trị lớn dựa trên việc quy định về giá trị hợp đồng để xác định hợp đồng nào là hợp đồng có giá trị lớn. Luật doanh nghiệp năm 2014 chưa thống nhất giữa các điều luật, cụ thể: Thứ nhất, chưa thống nhất về tỷ lệ phần trăm giá trị hợp đồng trên tổng giá trị tài sản của công ty hoặc vốn điều lệ của công ty để xác định đó là hợp đồng có giá trị lớn. Hiện nay có 3 tỷ lệ phần trăm được áp dụng: 35% đối với công ty cổ phần; 50% đối với công ty TNHH và riêng đối với công ty hợp danh là 50% (đối với hợp đồng vay, cho vay và huy động vốn) hoặc 100% (đối với hợp đồng mua bán tài sản). Thứ hai, hiện nay, Luật doanh nghiệp năm 2014 sử dụng 2 căn cứ: (*) tổng giá trị tài sản công ty và (**) vốn điều lệ để làm cơ sở so sánh với giá trị hợp đồng để xác định một hợp đồng có giá trị lớn. Đây cũng là một điểm chưa thống nhất trong cách tiếp cận của Luật doanh nghiệp. 3. 2. Kiến nghị, gợi ý cho Luật doanh nghiệp năm 2014 - Kiến nghị về loại hợp đồng: Để kiểm soát tốt các hợp đồng có giá trị lớn nhằm giảm thiểu rủi ro phát sinh từ những hợp đồng đó, Việt Nam nên tiếp cận theo hướng của Anh, tức là điều chỉnh đối với tất cả các loại hợp đồng, cứ đạt đến giá trị nhất định thì sẽ coi là hợp đồng có giá trị lớn và yêu cầu cần phải có sự chấp thuận của chủ sở hữu công ty. Tất cả các điều luật 56, 75, 135, 149, 177 của Luật doanh nghiệp năm 2014 cần phải được sửa đổi và tiếp cận theo hướng điều chỉnh vấn đề hợp đồng có giá trị lớn đối với tất cả các loại hợp đồng từ mua bán tài sản đến hợp đồng vay, cho vay, cho thuê Không nên giới hạn loại hợp đồng vì suy cho cùng một hợp đồng có giá trị lớn thì dù là hợp đồng mua bán, cho thuê tài sản hay hợp đồng vay, cho vay, hợp đồng bảo lãnh khi xảy ra rủi ro đều gây thiệt hại cho công ty mà không phụ thuộc vào loại hình hợp đồng. - Kiến nghị về giá trị hợp đồng: Pháp luật Anh đưa ra một cách xác định chung cho hợp đồng có giá trị lớn đối với tất cả các loại hình công ty trên cơ sở quy định giá trị cụ thể của tài sản là đối tượng của giao dịch trong hợp đồng. Đây cũng là một cách tiếp cận rất hợp lý và có giá trị thực thi cao trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Thiết nghĩ, Việt Nam nên học hỏi, tiếp cận theo hướng quy định giá trị cụ thể của hợp đồng hoặc giá trị tài sản cụ thể của tài sản là đối tượng giao dịch trong hợp đồng để kiểm soát đối với vấn đề hợp đồng có giá trị lớn. Việc xác định giá trị cụ thể là bao nhiêu phải dựa trên các tính toán cụ thể thông qua việc khảo sát giá trị của doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhop_dong_co_gia_tri_lon_theo_quy_dinh_cua_phap_luat_hoa_ky_v.pdf
Tài liệu liên quan