Hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần hóa dầu petrolimex

LỜI MỞ ĐẦU Pháp luật là một công cụ quản lý của Nhà nước, được xây dựng nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những quy tắc xử sử chung. Mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước đều phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật. Đối với doanh nghiệp, các vấn đề pháp lý luôn tồn tại và gắn liền với doanh nghiệp từ khi thành lập, trong quá trình hoạt động cho đến khi doanh nghiệp đó phá sản hoặc giải thể. Các vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp có thể chia thành ba nhóm là: Các vấn đề pháp lý về hợp đồng trong kinh doanh - thương mại; Các vấn đề pháp lý về lao động và các vấn đề pháp lý khác (như tổ chức, quản lý, liên doanh, liên kết ). Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex là một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh về các sản phẩm hóa dầu. Hoạt động kinh doanh thương mại của Công ty được tiến hành rất thường xuyên, liên quan đến nhiều quy định pháp luật về thương mại. Trong đó, các vấn đề pháp lý về hợp đồng thương mại có liên quan trực tiếp đến các giao dịch kinh doanh và là cơ sở để tiến hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex hiện nay đang kinh doanh ba ngành hàng chủ yếu là dầu mỡ nhờn, nhựa đường và hóa chất. Dầu mỡ nhờn là ngành hàng được Công ty tiến hành kinh doanh đầu tiên và hiện nay đang là ngành hàng chủ chốt luôn chiếm từ 67-68% tổng doanh thu tiêu thụ cả ba ngành hàng. Các hợp đồng thương mại về dầu mỡ nhờn, cụ thể là hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn, là loại hợp đồng được thiết lập và thực hiện nhiều nhất cả về mặt số lượng và giá trị. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn đối với Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex, sau một thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty, kết hợp với những kiến thức pháp luật về kinh tế đã được học tập, em đã chọn đề tài: "HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA DẦU PETROLIMEX". Trên cơ sở lí luận về hợp đồng mua bán hàng hóa và những kết quả thực tiễn trong giao kết - thực hiện hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn tại Công ty, đề tài này xin đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp Công ty đạt được hiệu quả cao hơn trong giao kết - thực hiện loại hợp đồng này. Nội dung đề tài được chia thành 3 chương: Chương 1: Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa. Chương 2: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn tại Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex. Chương 3: Một số khuyến nghị đối với việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn tại Công ty.

doc70 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2094 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần hóa dầu petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề về địa điểm, thời gian, nội dung và cách thức cụ thể giải quyết tranh chấp. Pháp luật không có quy định cụ thể cho phương thức này. 1.6.2.2. Hòa giải. Khác với thương lượng, hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba độc lập do hai bên cùng chấp nhận hay chỉ định, đóng vai trò trung gian để hỗ trợ các bên nhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết xung đột. Hòa giải viên thông thường là những cá nhân, tổ chức có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm về những vụ việc có liên quan đến tranh chấp phát sinh. Có hai hình thức hòa giải chủ yếu là hòa giải trong thủ tục tố tụng và hòa giải ngoài thủ tục tố tụng. Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại mới có trong pháp luật Việt Nam. Phương thức này hiện nay chỉ thường được áp dụng trong các quan hệ kinh doanh, cụ thể là quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa, có yếu tố quốc tế. 1.6.2.3. Trọng tài. Giải quyết tại trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn, trong đó bên thứ ba trung gian (trọng tài viên) sau khi nghe các bên trình bày sẽ ra quyết định có tính bắt buộc đối với các bên tranh chấp. 1.6.2.4. Tòa án. Giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành. Khác với trọng tài, giải quyết tranh chấp theo thủ tục tư pháp tại tòa án gắn liền với quyền lực nhà nước. Trong các phương thức giải quyết nêu trên thì phương thức giải quyết bằng trọng tài và tòa án đã được pháp luật quy định thành các chế độ pháp lý hoàn chỉnh. Do đó, thủ tục giải quyết tranh chấp trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa tại trọng tài, tòa án phải được tiến hành theo đúng các thủ tục tố tụng của trọng tài, tòa án do pháp luật quy định. CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HƠP ĐỒNG MUA BÁN DẦU MỠ NHỜN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ DẦU PETROLIMEX. 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Hoá dầu Petrolimex. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. Cho đến đầu năm 1994, Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex vẫn chỉ là một bộ phận phòng ban chuyên kinh doanh các sản phẩm hoá dầu của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam. Cùng với sự phát triển của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, bộ phận kinh doanh về sản phẩm hóa dầu ngày càng trưởng thành và đến năm 1994 đã thành lập Công ty Dầu nhờn, tiền thân của Công ty cổ phần Hoá dầu Petrolimex ngày nay. Công ty Dầu nhờn được thành lập theo Quyết định số 745/TM/TCCB ngày 09/06/1994 của Bộ Thương mại, có nhiệm vụ chuyên sản xuất và kinh doanh các loại dầu mỡ nhờn phục vụ nhu cầu của nền kinh tế và xã hội. Công ty Dầu nhờn bắt đầu hoạt động từ tháng 09/1994 và là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam. Sự ra đời của Công ty nằm trong chiến lược đổi mới và phát triển của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kế thừa lịch sử phát triển của bộ phận hoá dầu, Công ty Dầu nhờn không ngừng lớn mạnh, công nghệ và năng lực sản xuất kinh doanh ngày càng được nâng cao và hoàn thiện, giúp Công ty cạnh tranh có hiệu quả với các hãng xăng dầu trong và ngoài nước. Đến năm 1998, để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và chiến lược mở rộng quy mô doanh nghiệp trong xu thế phát triển và hội nhập, Công ty Dầu nhờn đã được đổi tên thành Công ty Hoá dầu (theo Quyết định số 1191/1998/QĐ-BTM ngày 13/12/1998 của Bộ Thương mại). Sự thay đổi này đã đánh dấu bước trưởng thành của Công ty, thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ đối với các sản phẩm dầu mỡ nhờn mà cả các sản phẩm hoá dầu khác. Năm 2004, thực hiện chủ trương của Nhà nước về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, Công ty Hoá dầu đã được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Hoá dầu Petrolimex theo Quyết định số 1801/2003/QĐ-BTM ngày 23/12/2003 của Bộ Thương mại. Công ty cổ phần Hoá dầu Petrolimex đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003690 ngày 18/02/2004. Từ ngày 01/03/2004 công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, với: Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ DẦU PETROLIMEX. Tên tiếng Anh: PETROLIMEX PETROCHEMICAL JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt: PLC.,JSC Trụ sở chính: Số 1 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội. Website: www.plc.com.vn Vốn điều lệ: 150.000.000.000 VNĐ Vốn điều lệ của Công ty cổ phần Hoá dầu Petrolimex tại thời điểm ngày 26/04/2006 (thời điểm công ty chốt danh sách cổ đông để tiến hành Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2005) là 150.000.000.000 VNĐ (một trăm năm mươi tỷ đồng). Trong đó 127.5 tỷ đồng (85%) do Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex nắm giữ; phần còn lại 22.5 tỷ đồng (15%) thuộc về các cổ đông khác (người lao động trong Công ty và các cổ đông bên ngoài). Ngành nghề kinh doanh: - Kinh doanh, xuất nhập khẩu dầu mỡ nhờn, nhựa đường, hoá chất và các mặt hàng khác thuộc lĩnh vực sản phẩm dầu mỏ và khí đốt. - Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên ngành hoá dầu. - Kinh doanh các dịch vụ có liên quan: vận tải, kho bãi, pha chế, phân tích thử nghiệm, tư vấn và dịch vụ kỹ thuật. Công ty cổ phần Hoá dầu Petrolimex có đầy đủ tư cách pháp lý theo pháp luật Việt Nam. Để tăng cường vốn cho sản xuất kinh doanh, Công ty đã tiến hành kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đến ngày 27/12/2006, cổ phiếu Công ty cổ phần Hoá dầu Petrolimex đã chính thức lên sàn giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã giao dịch là PLC. Hiện nay, công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex là một trong số 64 đơn vị thành viên của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, đóng góp vào quá trình xây dựng Tổng công ty thành tập đoàn Xăng dầu quốc gia lớn mạnh và năng động, nhằm giữ vững vai trò điều tiết vĩ mô, chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. 2.1.2. Nhiệm vụ, chức năng của Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex. Là một thành viên của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam Petrolimex, cùng giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Công ty cổ phần Hoá dầu Petrolimex có nhiệm vụ đáp ứng mọi nhu cầu về sản phẩm hoá dầu cho sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và phục vụ đời sống nhân dân trên phạm vi cả nước. Công ty được thành lập nhằm thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu kinh doanh dầu mỡ nhờn, các sản phẩm hoá dầu (trừ sản phẩm nhiên liệu), vật tư trang thiết bị chuyên dùng cho xăng dầu, vật tư trang thiết bị phục vụ cho công tác kinh doanh. Theo điều lệ của Công ty, chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty là: - Tổ chức nhập khẩu và kinh doanh các loại dầu mỡ nhờn, các sản phẩm hoá dầu; - Tổ chức pha chế, đóng gói các loại dầu mỡ nhờn, các loại sản phẩm hoá dầu để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và xã hội; - Tổ chức các dịch vụ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, nghiên cứu sản xuất các sản phẩm hoá dầu đặc chủng theo yêu cầu của khách hàng; - Thực hiện xuất nhập khẩu uỷ thác; - Xây dựng và tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện có hiệu quả mọi mục tiêu đề ra về năng suất lao động, lợi nhuận, ổn định công ăn việc làm cho người lao động và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước; - Tạo lập và huy động vốn, tự trang trải về tài chính, có trách nhiệm quản lý và sử dụng các nguồn vốn theo đúng chế độ tài chính. Nghiên cứu khả năng đầu tư phát triển sản xuất về công nghệ, thị trường, mặt hàng. Tại Quyết định số 567/XD-QĐ của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam cũng xác định nhiệm vụ bổ sung của Công ty cổ phần Hoá dầu Petrolimex là nghiên cứu, sản xuất, pha chế các loại dầu mỡ nhờn để thay thế các mặt hàng nhập khẩu thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty. Công ty cổ phần Hoá dầu Petrolimex có trách nhiệm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm hoàn thành tốt kế hoạch đề ra của Tổng công ty. 2.1.3. Mô hình và cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành. 2.1.3.1. Mô hình tổ chức Năm 2004, thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, Công ty đã có những điều chỉnh về cơ cấu phòng ban cho phù hợp với mô hình công ty cổ phần. Mô hình này đã cho thấy những hiệu quả vượt bậc trong hoạt động quản lý và kinh doanh, nhưng do yêu cầu về việc mở rộng quy mô và chuyên môn hoá trong các hoạt động kinh doanh, mô hình này cũng cần phải có những điều chỉnh phù hợp. Nghị quyết số 002/NQ-PLC-ĐHĐCĐ ngày 25/04/2005 của Đại hội đồng cổ đông và Nghị quyết số 022/NQ-PLC-HĐQT ngày 16/12/2005 của Hội đồng quản trị Công ty đã đưa ra đề án “Cấu trúc lại Công ty cổ phần Hoá dầu Petrolimex hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con”. Ngày 01/03/2006, Công ty chính thức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con (sơ đồ 1). Theo mô hình này: Công ty mẹ: là Công ty cổ phần Hoá dầu Petrolimex. Công ty mẹ vừa thực hiện hoạt động đầu tư tài chính vào các công ty con, các công ty liên kết và các doanh nghiệp khác; vừa trực tiếp tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh ngành hàng dầu mỡ nhờn và các lĩnh vực khác nhưng không trực tiếp kinh doanh lĩnh vực nhựa đường và hoá chất. Các công ty con: là các công ty do Công ty mẹ thành lập và giữ vốn góp chi phối (trên 50% vốn). Ngày 27/12/2005, Công ty cổ phần Hoá dầu Petrolimex đã thành lập 2 Công ty con trực thuộc, là các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và sở hữu 100% vốn điều lệ của các công ty này. Trong thời gian tới, Công ty mẹ cũng có kế hoạch thành lập các công ty con khác với tỉ lệ vốn điều lệ nắm giữ trên 50%, không chỉ đối với các công ty trong nước mà còn mở rộng ra với cả các công ty ở nước ngoài. Các công ty liên kết: là các công ty do Công ty cổ phần Hoá dầu Petrolimex góp vốn và giữ cổ phần không chi phối, được tổ chức theo hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty liên doanh. Đến cuối tháng 12/2006, Công ty cổ phần Hoá dầu Petrolimex có: 02 công ty con (công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ): - Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex. - Công ty TNHH Hoá chất Petrolimex. 02 công ty liên kết: Công ty cổ phần Hoá dầu Quân đội (MPC). Công ty cổ phần Xây dựng công trình giao thông 810 (CIENJSCO 810). 07 đơn vị trực thuộc: Chi nhánh Hoá dầu Hải Phòng. Chi nhánh Hoá dầu Đà Nẵng. Chi nhánh Hoá dầu Sài Gòn. Chi nhánh Hoá dầu Cần Thơ. Nhà máy Dầu nhờn Thượng Lý. Nhà máy Dầu nhờn Nhà Bè. Kho Dầu nhờn Đức Giang. 2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành: Theo Điều lệ của Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex, cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các phó Tổng giám đốc và các phòng nghiệp vụ. Đại hội đồng cổ đông: bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có toàn quyền và nghĩa vụ giám sát Tổng giám đốc điều hành và những người quản lý khác trong công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do pháp luật, Điều lệ công ty, các Quy chế nội bộ của công ty và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông quy định. Ban kiểm soát: là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng giám đốc; kiểm tra tính đúng đắn, chính xác trong ghi chép sổ kế toán và các báo cáo tài chính. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Tổng giám đốc: là người điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó Tổng giám đốc: giúp việc cho Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được Tổng giám đốc uỷ quyền theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty. 2.1.4. Một số chỉ tiêu tài chính thực hiện qua các năm. Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex bắt đầu thực hiện việc tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh theo mô hình công ty cổ phần từ 01/03/2004. Sau ba năm hoạt động theo mô hình mới, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2004 đến hết năm 2006 luôn luôn có sự tăng trưởng. Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính từ giai đoạn 2004 - 2006 Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2006/2005 1. Tổng giá trị tài sản triệu đồng 623.959 711.045 954.699 34,27% 2. Doanh thu thuần triệu đồng 1.018.250 1.431.858 1.990.762 39,03% 3. Lợi nhuận trước thuế triệu đồng 25.988 38.740 41.961 8,31% 4. Lợi nhuận sau thuế triệu đồng 25.988 38.740 36.109 - 6,79% 5. Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức % 57,72 46,50 - - 6. Tỷ lệ trả cổ tức % 10 12 12 - (Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2005 và năm 2006) - Tổng giá trị tài sản tăng năm 2006 tăng 243.654 triệu đồng tương ứng với 34,27% so với năm 2005 và so với năm 2004 tăng 53,01%,chủ yếu do: quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng; giá bán sản phẩm hóa dầu của công ty tăng cũng làm tăng các khoản phải thu khách hàng; năm 2006 Công ty đã tăng thêm nguồn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và đầu tư vào công ty liên kết. - Doanh thu thuần năm 2006 tăng 39,03% so với năm 2005, tăng 95,51% so với năm 2004,chủ yếu do: Sản lượng tiêu thụ tăng trung bình 25% mỗi năm; cơ cấu mặt hàng tiêu thụ năm 2006 tiếp tục thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng có chất lượng cao, giá bán cao; các kênh tiêu thụ, các thị trường có giá bán cao hơn, giá xuất khẩu các loại dầu mỡ nhờn cũng được điều chỉnh tăng lên…dẫn đến giá bán bình quân tăng lên cùng với tăng sản lượng. - Lợi nhuận trước thuế đều tăng lên do công ty đã tập trung nỗ lực hướng sản xuất kinh doanh vào mục tiêu hiệu quả; cả 3 ngành hàng chính của công ty đều kinh doanh có lãi. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế năm 2006 giảm xuống trong khi doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế đều tăng mạnh. Lí do là 2 năm đầu sau khi cổ phần hóa Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, đến năm 2006 Công ty phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 14%. 2.1.5. Hoạt động kinh doanh dầu mỡ nhờn ở Việt Nam và tại Công ty. 2.1.5.1. Tổng quan về sản phẩm dầu mỡ nhờn. Dầu mỡ nhờn là sản phẩm có thành phần chính là dầu gốc và các phụ gia. Công dụng chính của dầu mỡ nhờn: bôi trơn, tẩy rửa, làm kín, làm mát, bảo quản, truyền nhiệt, cách điện,…Dầu mỡ nhờn là loại sản phẩm thiết yếu được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, vì vậy nhu cầu về loại sản phẩm này ngày càng gia tăng mạnh. Ngành công nghiệp dầu nhờn bao gồm 3 nhóm sản phẩm chính: - Dầu nhờn động cơ: dầu nhờn dùng cho xe gắn máy, xe vận tải công cộng, xe thương mại, các loại động cơ trên một số thiết bị, máy móc. - Dầu nhờn công nghiệp: dầu nhờn dùng trong công nghiệp, theo mục đích sử dụng gồm có: dầu nhờn truyền động, dầu nhờn công nghiệp, dầu thủy lực, dầu biến thế, mỡ bôi trơn và các loại dầu mỡ nhờn chuyên dụng khác,.. - Dầu nhờn hàng hải: dùng cho động cơ, máy móc thiết bị trên các tàu, thuyền. 2.1.5.2. Môi trường kinh doanh trong nước và nước ngoài. Xăng dầu là loại mặt hàng khá "nhạy cảm" không chỉ đối với nền kinh tế mà với cả an ninh quốc phòng và tình hình chính trị thế giới. Những năm qua, do sự bất ổn về nguồn cung dầu thô làm cho thị trường xăng dầu có nhiều biến động bất ngờ. Trên thị trường xăng dầu, giá dầu thô liên tục tăng làm ảnh hưởng lớn đến các công ty phải nhập dầu thô để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, các tập đoàn lớn về xăng dầu có tiềm năng tài chính mạnh đã phần nào làm lấn át thị trường, làm cho môi trường kinh doanh dầu mỡ nhờn trở nên gay gắt, khốc liệt hơn. Vì vậy, năm 2005 một số hãng sản xuất xăng dầu đã đồng loạt leo lên những vị trí cao nhất trong Top 500 doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận lớn nhất thế giới, như: đứng thứ nhất là Exxon Mobil (Mỹ) đạt lợi nhuận là 25,3 tỷ USD; thứ hai là Royal Dutch/Shell Group (Anh-Hà Lan) với 18,18 tỷ USD; BP (Anh) đứng vị trí thứ năm với 15,3 tỷ USD ( Thị trường dầu mỡ nhờn trong nước chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường thế giới. Các công ty kinh doanh dầu mỡ nhờn ở Việt Nam chủ yếu nhập khẩu của các hãng nổi tiếng trên thế giới về để bán trực tiếp. Nhập khẩu dầu gốc về pha chế sản xuất dầu mỡ nhờn chủ yếu chỉ có Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex. Giá dầu mỡ nhờn thị trường trong nước tăng lên nhưng Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex vẫn có lợi thế là giá thấp hơn các công ty nước ngoài và tương đối ổn định hơn so với các doanh nghiệp trong nước, nên vẫn duy trì, mở rộng thêm được đối tượng khách hàng. 2.1.5.3. Một số kết quả kinh doanh dầu mỡ nhờn đã đạt được của Công ty. Trong 3 năm 2003-2005, 67-68% tổng doanh thu tiêu thụ của Công ty là do ngành hàng dầu mỡ nhờn đóng góp. Có thể khẳng định dầu mỡ nhờn là ngành hàng kinh doanh chính, kết quả kinh doanh dầu mỡ nhờn ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến lợi nhuận, uy tín và vị thế của Công ty. Những năm qua, hoạt động kinh doanh dầu mỡ nhờn của Công ty luôn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định. Cụ thể: * Về doanh thu tiêu thụ dầu mỡ nhờn (bảng2.2) Tổng doanh thu tiêu thụ dầu mỡ nhờn năm 2004 của Công ty là 332.910 triệu đồng, tăng 10,7% so với năm 2003, tương ứng với số tiền là 32.228 triệu đồng. Năm 2005, tổng doanh thu tiếp tục tăng 37.703 triệu đồng, đạt mức tăng trưởng 11,2%. Nguyên nhân là nhu cầu thị trường về các sản phẩm dầu mỡ nhờn đang gia tăng theo tốc độ phát triển của nền kinh tế khiến sản lượng tiêu thụ các năm liên tục tăng trưởng. Nguyên nhân khác là do tình hình thị trường trong những năm gần đây có nhiều biến động, Công ty đã phải nhiều lần điều chỉnh tăng giá cho một số loại sản phẩm, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá cả không nhiều. Doanh thu tiêu thụ thị trường nội địa vẫn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 86-87%) trong tổng doanh thu vì đây là thị trường chính Công ty chịu trách nhiệm cung cấp dầu mỡ nhờn và ổn định thị trường. Trong năm 2005, Công ty đã cung ứng cho thị trường trong nước 24.650 tấn dầu mỡ nhờn các loại, mức tăng trưởng thị trường là 10,9%, đảm bảo 20% nhu cầu thị trường. Thị trường xuất khẩu cũng đang được Công ty khai thác nhằm tận dụng triệt để năng lực sản xuất, tăng doanh số và uy tín của Công ty. Tuy bước đầu mới bán sản phẩm sang các thị trường khu vực Đông Nam Á nhưng doanh thu xuất khẩu của Công ty cũng đạt mức tăng trưởng khá (tốc độ tăng trưởng của năm 2004 là 5,8% và năm 2005 là 13,9%). * Về lợi nhuận (bảng 2.2) Tổng lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh dầu mỡ nhờn của Công ty từ năm 2003-2005 tăng 3.538 triệu đồng do doanh thu tiêu thụ không ngừng tăng lên đồng thời tiết kiệm được chi phí kinh doanh. Kết quả kinh doanh dầu mỡ nhờn của Công ty ngày càng tăng không chỉ đảm bảo cho sự phát triển của PLC, nâng cao đãi ngộ cho đội ngũ lao động, mà còn đem lại nguồn thu ổn định cho Ngân sách nhà nước. Năm 2004, ngành hàng dầu mỡ nhờn của Công ty đã đóng góp cho Ngân sách 3.653 triệu đồng, tăng 6,7% so với năm 2003. Đặc biệt, năm 2005 mức đóng góp Ngân sách tăng 20,6% tương ứng 754 triệu đồng. Tuy thị trường dầu mỏ hiện nay có nhiều biến động, đồng thời gặp phải nhiều khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ lớn như BP, Castrol, Shell…nhưng Công ty vẫn giữ vững thị phần, đáp ứng khoảng 21-23% nhu cầu dầu mỡ nhờn trên toàn quốc. * Kết quả hoạt động bán hàng theo đơn vị trực thuộc (bảng 2.3) Với 6 đơn vị trực thuộc trải dọc trên toàn quốc, hàng năm các đơn vị này đã trực tiếp kinh doanh đóng góp trên 40% tổng sản lượng bán ra (phần còn lại là do các Tổng đại lý thuộc Tổng công ty Xăng dầu Petrolimex tiêu thụ). - Văn phòng Công ty: Phòng kinh doanh dầu mỡ nhờn của Văn phòng Công ty không chỉ trực tiếp thực hiện hoạt động tiêu thụ mà còn chịu trách nhiệm quản lý chung toàn bộ các phòng kinh doanh dầu mỡ nhờn tại các chi nhánh. Chính vì vậy, nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng nước ngoài, ký kết các hợp đồng xuất khẩu được giao cho Văn phòng Công ty. Từ năm 2003-2005, Văn phòng Công ty đã đảm bảo tăng sản lượng xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng của năm 2004 là 8,3% và năm 2005 là 12,8%, thực hiện mục tiêu mở rộng thị trường và hội nhập của Công ty. Bên cạnh đó, kết quả bán trực tiếp trong nước cũng tăng, song mức tăng không cao. Năm 2004 tiêu thụ 1726,9 tấn tăng 6,6% so với năm 2003. năm 2005, sản lượng bán chỉ tăng thêm 87,1 tấn tương ứng 5% so với năm 2004. - Chi nhánh hóa dầu Hải Phòng: Năm 2003, chi nhánh tiêu thụ được 1685,3 tấn dầu mỡ nhờn các loại. chiếm tỷ trọng 20,5%. Năm 2004, sản lượng bán tăng 14,5% và năm 2005 tiếp tục tăng 11,3%. Đây là chi nhánh có kết quả tiêu thụ khá cao, cung cấp sản phẩm dầu mỡ nhờn trực tiếp cho khối khách hàng than tại thị trường Quảng Ninh có nhu cầu lớn. - Chi nhánh hóa dầu Đà Nẵng: Là đơn vị duy nhất của Công ty tại khu vực miền Trung, chi nhánh Đà Nẵng đã tiêu thụ được 1105,5 tấn năm 2004, tăng 21 tấn so với năm 2003. Sản lượng bán đạt mức trung bình so với toàn Công ty, chiếm tỷ trọng 12,2%. Năm 2005, chi nhánh tiêu thụ 1277,1 tấn, tăng 15% so với năm 2004. - Chi nhánh hóa dầu Sài Gòn: Với khối lượng bán lớn mỗi năm, chi nhánh Sài Gòn là đơn vị chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng sản lượng bán trực tiếp của Công ty (khoảng 23%). Năm 2003, chi nhánh bán ra 1931,3 tấn dầu mỡ nhờn, sản lượng này tiếp tục tăng lên 2052 tấn vào năm 2005, và đến năm 2006 là 2350,9 tấn. Đó là do thị trường khu vực phía Nam là điểm thị trường nóng, nhu cầu lớn với tốc độ tăng trưởng cao. - Xí nghiệp dầu nhờn Hà Nội và chi nhánh hóa dầu Cần Thơ: Đây là hai đơn vị có khối lượng sản phẩm tiêu thụ thấp, năm 2005, xí nghiệp Hà Nội chiếm 3,7% tổng sản lượng bán và chi nhánh Cần Thơ chiếm tỷ trọng 1,7%. Tuy vậy, kết quả tiêu thụ của hai đơn vị này đều đang trên đà tăng trưởng khá nhanh. Có thể nhận thấy, trong ba năm 2003-2005, sản lượng tiêu thụ của các đơn vị trực thuộc Công ty đều đạt mức cao và tăng trưởng khá ổn định. Kết quả này đã đảm bảo lấp dần thị trường trống, giữ vững và phát triển thị phần của Công ty. 2.2. Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn tại Công ty. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh dầu mỡ nhờn luôn chiếm khoảng 67-68% tổng doanh thu toàn Công ty đã cho thấy đây là ngành hàng chủ yếu trong nội dung kinh doanh của Công ty. Các hoạt động kinh doanh dầu mỡ nhờn được tiến hành trên cơ sở thiết lập và thực hiện các hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn, đây cũng là chủng loại hợp đồng có số lượng cũng như giá trị lớn nhất trong số các loại hợp đồng kinh doanh - thương mại mà Công ty đã ký kết. Theo mục đích và cách thức kinh doanh dầu mỡ nhờn của Công ty, hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn gồm hai nhóm: - Hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn thông thường - Hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn quốc tế Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa đã được quy định tại Luật Thương mại 2005, nhưng hiện nay chưa thực sự phát triển. Do vậy, Công ty cũng chưa tiến hành thực hiện các giao dịch mua bán dầu mỡ nhờn theo phương thức này. 2.2.1. Hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn thông thường. Là các hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, giữa một bên là Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex và một bên là chủ thể hợp pháp khác. Hoạt động mua bán dầu mỡ nhờn trong nước của Công ty được tiến hành theo hai phương thức: giao dịch trực tiếp và thông qua các Tổng đại lý, các Đại lý. Việc kinh doanh thông qua hệ thống các đại lý sẽ không được đề cập tới trong chuyên đề này bởi nó được thực hiện dựa trên cơ sở thiết lập các hợp đồng cung ứng dịch vụ về đại lý (hợp đồng đại lý). Như vậy hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn trong nước của Công ty chính là các hợp đồng được thiết với các khách hàng theo phương thức bán trực tiếp của Công ty. Đối tượng của hợp đồng là các sản phẩm dầu mỡ nhờn thành phẩm mang thương hiệu PLC và một số sản phẩm dầu mỡ nhờn của các hãng nổi tiếng trên thế giới. Dầu mỡ nhờn thành phẩm thương hiệu PLC là những sản phẩm dầu mỡ nhờn do Công ty tự pha chế, sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu là dầu gốc và các phụ gia. Khi giao kết và thực hiện các hợp đồng loại này, chủ thể của hợp đồng là hai bên: Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex đóng vai trò là bên bán, bên mua là những chủ thể khác có nhu cầu về dầu mỡ nhờn như các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức…Bên mua - các khách hàng của Công ty được phân theo các nhóm sau (bảng 2.4): * Khách hàng công nghiệp: Đây là khối khách hàng quan trọng do Công ty trực tiếp bán hàng, chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng và doanh thu tiêu thụ của Công ty, với đặc thù là mua dầu mỡ nhờn để phục vụ sản xuất. Sự lớn mạnh của nhóm khách hàng này có ý nghĩa to lớn, giúp Công ty khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Nhóm khách hàng này còn được gọi là khách hàng truyền thống của Công ty. Các hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn Công ty ký kết với những khách hàng này thường có giá trị rất lớn và được thực hiện rất tốt, tạo sự tin tưởng cho các bên trong kinh doanh. Kết quả bán hàng cho khách hàng công nghiệp trong những năm qua liên tục tăng. Năm 2004, tổng lượng dầu mỡ nhờn bán cho khách hàng công nghiệp là 5055,6 tấn, tăng 9,3% tương ứng với 430 tấn. Năm 2005, sản lượng tiêu thụ đạt 5620,2 tấn, tăng 11,2% so với năm 2004. Với mục tiêu nâng cao khả năng tiêu thụ, Công ty đã phấn đấu tăng dần tỷ trọng khách hàng công nghiệp trong cơ cấu bán, từ 22,4% năm 2003 lên 22,8% năm 2005. Đi đôi với mục tiêu này là kế hoạch giao kết thêm nhiều hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn với cả các khách hàng hiện có và khách hàng mới. Cụ thể với các khách hàng chính: - Khách hàng ngành đường sắt: Là các khách hàng truyền thống và có quan hệ mật thiết với Công ty trong nhiều năm qua. Vì thế sản lượng bán cho khách hàng đường sắt ở mức khá cao, tuy nhiên đến năm 2005 sản lượng bán giảm 30,4 tấn. Nguyên nhân là do nhu cầu của đối tượng khách hàng này không tăng và yêu cầu về chất lượng ngày càng cao nên các hợp đồng thực tế được giao kết và thực hiện có xu hướng giảm đi. - Khách hàng ngành điện lực: Với nhu cầu sử dụng dầu mỡ lớn (7500 tấn/năm) và vẫn tiếp tục tăng do ngành điện lực đang tiến hành xây dựng các nhà máy điện mới đồng thời cải tạo, nâng cấp, xây dựng các trạm biến áp. Sản lượng bán cho khách hàng điện lực tăng trưởng nhanh, trong đó 80% là dầu biến thế. Các hợp đồng đã được giao kết với các khách hàng ngành điện đang được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, các khách hàng này hiện đang có nhu cầu mở rộng sản xuất, do tình hình khan hiếm điện trong thời gian qua, nên Công ty đã tiến hành giao kết những hợp đồng mới nhằm nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng này. Đây là kết quả khả quan nhưng so với dung lượng nhu cầu thì Công ty vẫn cần đẩy mạnh khai thác. - Khách hàng ngành than: Dù chỉ cung cấp cho hai khu vực chính là Quảng Ninh và Hải Phòng nhưng nhu cầu dầu mỡ nhờn của đối tượng khách hàng này lớn, tốc độ đầu tư phát triển cao, sản phẩm của Công ty được tín nhiệm. Đây cũng là lý do chính khiến sản lượng bán luôn đạt mức cao và tăng trưởng ổn định trong nhiều năm qua. - Khách hàng ngành mía đường: Sản lượng bán ngành này đang giảm rõ rệt do thực trạng các nhà máy mía đường hiện nay hoạt động không ổn định và Công ty phải chịu sự cạnh tranh của rất nhiều hãng, gây khó khăn cho công tác tiếp thị. Đồng thời, khách hàng mía đường hiện đang kinh doanh không tốt nên xảy ra nợ đọng đối với một số hợp đồng. - Khách hàng công nghiệp nhẹ: bao gồm các ngành giấy, bia rượu, dệt… Thị trường này có nhu cầu sử dụng dầu mỡ nhờn không lớn nhưng rất đặc chủng. Công ty đã chiếm lĩnh và cung cấp các sản phẩm dầu mỡ nhờn cho ngành hàng này tương đối tốt, khối lượng tiêu thụ tăng đều qua ba năm. - Khách hàng ngành xây dựng, hóa chất, vận tải ô tô: Sản lượng bán cho các nhóm khách hàng này đạt ở mức trung bình và giữ được mức tăng trưởng ổn định trong thời gian qua. - Khách hàng hàng hải: chủ yếu tập trung tại các công ty vận tải biển lớn trong khi đó thị trường dầu nhờn cho tầu đánh cá vẫn còn ở mức khiêm tốn. Do vậy, nhóm khách hàng này còn nhiều tiềm năng cần khai thác. Với dòng sản phẩm dầu nhờn hàng hải mang nhãn hiệu ELF, sản lượng tiêu thụ hàng năm cao do Công ty đã đặt được quan hệ bạn hàng với các công ty vận tải biển lớn. * Khách hàng thương mại: Đây là khối khách hàng mua sản phẩm PLC với mục đích kinh doanh nhỏ. Công ty cũng đánh giá cao ưu thế của khối khách hàng này, với chính sách bán hàng mềm dẻo, linh hoạt, bám sát thị trường nên họ có khả năng giúp Công ty mở rộng thị phần vào các thị trường trống. năm 2004, Công ty bán cho khách hàng thương mại 2169,9 tấn, tăng 15,5% so với năm 2003. năm 2005, PLC bán được 2514,3 tấn, tăng 15,9% so với năm 2004. sản lượng bán cho khối khách hàng này còn thấp và tập trung vào các loại dầu mỡ nhờn thông dụng, dung tích nhỏ, các loại dầu lon hộp, nhưng đang có tốc độ tăng trưởng cao. Quá trình giao kết và thực hiện các hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn với các đối tượng khách hàng trên đều được áp dụng theo "Thủ tục xem xét hợp đồng bán hàng" mã số TT - 07-1 của Công ty được ban hành 01/08/2004, có hiệu lực từ ngày 01/01/2005. 2.2.2. Hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn quốc tế. Những năm gần đây, PLC đã quan tâm đến việc tìm kiếm khách hàng nước ngoài nhằm mở rộng thị trường ra phạm vi quốc tế. Tuy sản lượng sản xuất còn thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ (trên 8%) nhưng đang có dấu hiệu tăng trưởng. Năm 2004, lượng dầu mỡ nhờn xuất khẩu là 1856,7 tấn tăng 8,3% so với năm 2003 tương ứng 142,7 tấn. Năm 2005, sản lượng xuất khẩu tiếp tục tăng 238,5 tấn tương đương 12,8%. Hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn quốc tế được Công ty tiến hành gồm hai loại là hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu. Loại1: Hợp đồng nhập khẩu dầu mỡ nhờn. Công ty tiến hành nhập khẩu với hai đối tượng dầu mỡ nhờn là các dầu gốc, phụ gia phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm và các sản phẩm dầu mỡ nhờn thành phẩm sử dụng trực tiếp cho tiêu thụ. Công ty nhập khẩu dầu mỡ nhờn của nhiều hãng trên thế giới. Trong thương mại quốc tế thường xuất hiện những rủi ro khó lường nên để đảm bảo nguồn cung từ nhập khẩu Công ty luôn chú trọng tới việc giao kết cũng như thực hiện loại hợp đồng này. Công ty nhập khẩu dầu mỡ nhờn chủ yếu của các hãng Exxon Mobil (Mỹ), Lubrizol (Mỹ), Tokyo Zairyo (Nhật Bản), Kuo Oil (Singapore)… Các hãng này đã trở thành các đối tác kinh doanh lâu dài của Công ty. Nhật Bản là đối tác cung ứng dầu gốc chủ yếu cho Công ty theo đơn đặt hàng với số lượng lớn và tương đối ổn định. Đối với phụ gia, các nhà cung cấp chính cho Công ty là Singapore, Đan Mạch, Mỹ. Tuy nhiên nguồn hàng Mỹ và Đan Mạch thường không ổn định và có cước phí vận chuyển cao nên chưa đáp ứng được mục tiêu của Công ty. Các hợp đồng nhập khẩu đã được giao kết và thực hiện cho đến nay chưa có vi phạm nào xảy ra và mọi quy định về hợp đồng đều lấy căn cứ pháp lý là pháp luật Việt Nam nên đã tạo điều kiện thuận lợi để Công ty kinh doanh ổn định. Loại2: Hợp đồng xuất khẩu dầu mỡ nhờn Hiện nay, Công ty mới đưa sản phẩm của mình sang một số nước trong khu vực như Lào, Philippin, Campuchia, Trung Quốc, Đài Loan… Hoạt động xuất khẩu dầu mỡ nhờn mới được Công ty tiến hành nên các hợp đồng đã giao kết được chưa nhiều so với các hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn khác. Công ty hiện đang đầu tư nhiều cho công tác tìm kiếm và thâm nhập vào thị trường thế giới bởi những đối tác mới này còn nhiều tiềm năng và có xu hướng tăng lên trong tương lai. 3.1 Một số vấn đề rút ra từ thực trạng giao kết – thực hiện hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn. 3.1.1. Thuận lợi. Tuy mới hơn 10 năm tuổi nhưng Công ty cổ phần Hoá dầu Petrolimex đã nhanh chóng thu được nhiều thành tựu đáng kể trong bước đường phát triển của mình, đặc biệt phải kể đến nỗ lực nghiên cứu và sản xuất những sản phẩm hoá dầu thay thế hàng nhập khẩu. Cùng với sự nghiệp sản xuất kinh doanh kế thừa từ Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex đã không ngừng vươn lên và trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hoá dầu, dần bước chân ra thị trường thế giới. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Công ty có rất nhiều lợi thế để của mình trên thị trường. Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex là một công ty thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex, vì thế Công ty có thể tận dụng những lợi thế riêng biệt của Petrolimex để đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh, như: vị trí địa lý các nhà máy sản xuất dầu nhờn, các kênh phân phối của Petrolimex.. Bên cạnh đó, Công ty có các khách hàng truyền thống là những doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế nước ta. Các doanh nghiệp nghiệp này ngày càng lớn mạnh và nhu cầu dầu mỡ nhờn dùng cho sản xuất càng tăng lên. Việc giao kết các hợp đồng mới với các khách hàng này là rất thuận lợi vì đã có sự am hiểu nhiều về nhau và các hợp đồng được đơn giản hóa thành những đơn đặt hàng. Một yếu tố luôn làm cho Công ty đạt được hiệu quả cao trong giao kết hợp đồng là mức giá bán khá cạnh tranh. Hiện nay, mức giá bán của Công ty nằm trong nhóm giá bán cao trên thị trường cùng với BP, Castrol nhưng mức giá của Công ty vẫn thấp hơn BP từ 6-30% tùy theo mặt hàng. Cho tới nay, việc giao kết cũng như thực hiện hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn của Công ty chưa có tranh chấp nào xảy ra. Đây là nỗ lực rất lớn của các cán bộ tiến hành giao kết cũng như thực hiện các hợp đồng, khẳng định mức độ chuyên nghiệp cũng như uy tín của Công ty trong hoạt động kinh doanh dầu mỡ nhờn. 3.1.2. Bất cập. Các văn bản hướng dẫn về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa của Công ty có nhiều điểm không còn phù hợp với thực tế. Việc điều chỉnh những văn bản này cho phù hợp với quy định pháp luật cũng như phù hợp với yêu cầu thực tế trong kinh doanh là hết sức cần thiết. Ngoài ra, Công ty đã có những hoạt động xúc tiến thương mại ở nước ngoài thì việc tìm hiểu, thông thạo về pháp luật trong mua bán hàng hóa của các nước đó là vấn đề rất quan trọng, giúp Công ty tránh gặp phải những sự cố do không am hiểu luật pháp gây ra. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty gặp phải những khó khăn trong việc nhận thanh toán từ phía khách hàng. Các khách hàng, chủ yếu thuộc khối công nghiệp, mua dầu mỡ nhờn với mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh. Khả năng thanh toán phải phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của các khách hàng đó. Vì thế, một số hợp đồng bị thanh toán trả chậm làm cho khoản phải thu khách hàng tăng lên. Điều này cho thấy vốn của Công ty bị chiếm dụng tăng lên, yêu cầu đặt ra phải có biện pháp thích hợp để hạn chế tình trạng này. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN DẦU MỠ NHỜN TẠI CÔNG TY. 3.1. Một số ý kiến về việc ban hành và thực hiện pháp luật Để tạo một môi trường pháp lý ổn định và đón đầu sự phát triển của nền kinh tế, Nhà nước ta đã tiến hành rất nhiều cải cách và đổi mới về pháp luật. Hệ thống pháp luật đã dần được hoàn thiện nhằm tạo ra một hành lang pháp lý vững vàng cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả. Việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, đặc biệt là các văn bản trong lĩnh vực kinh doanh thương mại,được thực hiện theo hướng phù hợp với pháp luật quốc tế nhưng cũng đảm bảo những lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp trong nước. Đối với hoạt động mua bán hàng hóa, đã có nhiều sửa đổi, bổ sung tại Luật Thương mại 2005 nhằm phù hợp với Công ước Viên 1980. Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2005 đã có hiệu lực được hơn một năm nhưng trên thực tế chưa thực sự được các doanh nghiệp quan tâm. Nguyên nhân một phần là do thói quen chủ quan của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện đang thực hiện theo các văn bản cũ nếu sửa đổi, bổ sung theo luật mới thì sẽ phải thay đổi cả một hệ thống các văn bản, đồng thời để tìm hiểu được đầy đủ quy định mới của pháp luật cũng cần mất nhiều công sức. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cho rằng Luật Thương mại 2005 so với Luật Thương mại 1997 không có khác nhau gì nhiều nên vẫn tiến hành áp dụng theo luật cũ. Một nguyên nhân khác cũng là do nhà nước cũng chưa có sự tuyên truyền rộng rãi pháp luật cho nhân dân. Vì vậy, để pháp huy hơn nữa từ những lợi ích của việc đổi mới, cải cách pháp luật, nhà nước ta cần phổ biến sâu rộng kiến thức pháp luật đến mọi người, nhất là đối với các doanh nghiệp, không chỉ về pháp luật Việt Nam mà cả pháp luật quốc tế thông qua các hội thảo, chuyên đề… Đồng thời, Nhà nước cần có những kế hoạch triển khai thực hiện pháp luật đầy đủ, nhanh chóng. Mỗi đạo luật ban hành đều có các văn bản dưới luật kèm theo để quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện. Để việc thực hiện Luật Thương mại 2005 có hiệu quả, Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nên có những quy định cụ thể, rõ ràng hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện. Ví dụ, trong Luật Thương mại có quy định về vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Nhưng trong thực tế áp dụng rất khó xác định được mức độ vi phạm đến đâu mới được xét là vi phạm cơ bản. Bên cạnh đó, cần xây dựng một hệ thống thông tin giữa cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp. Thông tin phản hồi từ hai phía sẽ giúp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành luật; đồng thời cũng thấy được những hạn chế, vướng mắc trong việc áp dụng luật tại doanh nghiệp. 3.2. Một số khuyến nghị đối với việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn tại Công ty. Quá trình giao kết và thực hiện các hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn với các đối tượng khách hàng trên đều được áp dụng theo "Thủ tục xem xét hợp đồng bán hàng" mã số TT - 07-1 của Công ty được ban hành 01/08/2004, có hiệu lực từ ngày 01/01/2005. Tuy nhiên, đến năm 2005, các quy định của pháp luật về thương mại đã có sự thay đổi nên văn bản này có một số quy định không còn phù hợp nữa. Nhưng hiện nay, Công ty vẫn chưa có văn bản mới để hướng dẫn việc giao kết - thực hiện hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn, nên các hợp đồng mới được giao kết trong thời gian qua cũng có những điều khoản không phù hợp. Ví dụ: "Hợp đồng mua bán" số 07/DMNCN-HĐ (phụ lục 1): Hợp đồng này gồm được giao kết và có hiệu lực kể từ ngày 15/03/2006. Trong phần cơ sở pháp lý của hợp đồng lại căn cứ vào Luật Thương mại 1997. Căn cứ này là sai với quy định vì Luật Thương mại 1997 đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Mặt khác, tại điều khoản chung cũng quy định văn bản áp dụng khi có tranh chấp xảy ra là Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989. Quy định này là không đúng pháp luật vì Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Vì vậy nếu có mâu thuẫn về lợi ích giữa hai bên thì các căn cứ này không có ý nghĩa, mà phải áp dụng theo quy định hiện hành là Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2005. Hợp đồng được giao kết giữa bên bán là Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex (bên A) và bên mua là Công ty TNHH Phong Nam (bên B). Hai bên thỏa thuận Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex bán tất cả các loại dầu mỡ nhờn của PLC theo yêu cầu cho Công ty TNHH Phong Nam. Chủng loại, số lượng, giá cả được kèm theo trong bản phụ lục hợp đồng và trong các tháng tiếp theo sẽ căn cứ vào đơn đặt hàng, Fax hoặc điện thoại mà các bên trao đổi với nhau. Với thỏa thuận như vậy, các hoạt động mua bán dầu mỡ nhờn trong những lần tiếp theo sẽ không phải soạn thảo bản hợp đồng hoàn chỉnh, giảm bớt được những chi phí không cần thiết cho hai bên. Khi đó, bên A sẽ bán dầu mỡ nhờn cho bên B theo những đơn đặt hàng hàng tháng mà bên B gửi tới, dựa trên cở sở những điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng này. Tiêu chuẩn dầu mỡ nhờn mà bên A cung cấp đáp ứng đủ tiêu chuẩn sản xuất của PLC và BP (phụ lục 2). Tiêu chuẩn này chính là những thông tin kỹ thuật về sản phẩm mà bên A đã đưa cho bên B tìm hiểu khi chào hàng; đồng thời cũng là cam kết của bên A sẽ đáp ứng đúng theo chỉ tiêu kỹ thuật đã ghi trong bảng tiêu chuẩn đó. Điều khoản về giao hàng và phương thức thanh toán được quy định phù hợp với điều kiện thực tế của hai bên. Tuy nhiên, không có quy định cụ thể về trách nhiệm vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp (nếu có), mà đưa vào điều khoản cuối cùng - điều khoản chung. Trong điều khoản chung có quy định: "…Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, hai bên sẽ chủ động gặp nhau giải quyết trên cơ sở đảm bảo lợi ích của nhau. Việc giải quyết này tuân theo quy định của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. Nếu không đàm phán được hai bên sẽ lấy phán quyết của Tòa án kinh tế tại Hà Nội làm phán quyết cuối cùng". Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 hiện nay không còn hiệu lực vì thế quy định giải quyết tranh chấp sẽ tuân theo Pháp lệnh này là không có cơ sở. Thực tế nếu có vi phạm hợp đồng hoặc phát sinh tranh chấp thì hai bên phải theo quy định của Luật Thương mại 2005. Đối với việc lựa chọn Tòa án kinh tế Hà Nội là nơi giải quyết cuối cùng khi có tranh chấp xảy ra là không được hợp lý lắm bởi hợp đồng được thực hiện chủ yếu tại Vĩnh Phúc, nơi có kho hàng của bên B. Trong trường hợp này, hai bên có thể thỏa thuận lựa chọn Tòa án tỉnh Vĩnh Phúc là nơi giải quyết tranh chấp hoặc cũng có thể đưa ra giải quyết tại một trung tâm trọng tài. Phương án giải quyết tranh chấp tại trọng tài là thích hợp hơn bởi phương án này có nhiều ưu điểm vượt trội. So với giải quyết tranh chấp theo con đường Tòa án, giải quyết tranh chấp tại trọng tài thường được tiến hành nhanh chóng, các bên không phải trải qua nhiều thủ tục cũng như thời gian chờ đợi. Đồng thời, thông qua trọng tài, là cách xử kín so với xét xử công khai tại tòa, các bên có thể giữ được bí mật kinh doanh cũng như không làm cho mối quan hệ bạn hàng trở nên căng thẳng. Đối với Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex hiện nay đang hoạt động kinh doanh rất hiệu quả, nhưng để tránh những cho quyền lợi của Công ty bị xâm phạm trong các hoạt động kinh doanh nói chung và cụ thể là trong kinh doanh mua bán dầu mỡ nhờn, Công ty nên có một số điều chỉnh về tổ chức quản lý hoạt động này cho phù hợp với sự thay đổi của pháp luật. Nhất là các vấn đề pháp lý về giải quyết vi phạm cũng như tranh chấp trong hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn. Trước hết là phần căn cứ của hợp đồng, đây là cơ sở pháp lý để hai bên tiến hành giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn. Căn cứ này phải dựa trên Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2005, đồng thời dựa trên những thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật mà hai bên đã thống nhất trong quá trình giao kết hợp đồng. Nên đưa thêm vào hợp đồng điều khoản về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng vì hiện nay hệ thống pháp luật chưa được hoàn chỉnh, nhiều quy định không rõ ràng. Hai bên thỏa thuận cụ thể các biện pháp giải quyết trên tinh thần đảm bảo lợi ích của cả hai bên sẽ tránh được những khó khăn trong quá trình áp dụng luật. Trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế đã có rất nhiều vụ việc xảy ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam do sự khác biệt về ngôn ngữ cũng như hệ thống luật pháp, do đó pháp luật trong thương mại quốc tế là vấn đề rất quan trọng. Hiện nay, Công ty có quan hệ bạn hàng với rất nhiều đối tác trên thế giới. Do vậy, Công ty nên tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật quốc tế cho các cán bộ trực tiếp thực hiện để việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn được dễ dàng và thuận lợi, tránh được những rủi ro trong kinh doanh. Công ty có thể tổ chức những khóa học về pháp luật quốc tế với sự giúp đỡ của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, Trung tâm hộ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức pháp lý…Ngoài ra các cơ quan đại diện ngoại giao, các lãnh sự Việt Nam đặt tại các nước cũng là cơ quan hỗ trợ cho doanh nghiệp rất nhiều cả về mặt pháp lý, nghiên cứu, đầu tư hợp tác kinh doanh. KẾT LUẬN Qua việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua dầu mỡ nhờn tại Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex đã cho thấy Công ty cố gắng thực hiện tốt các hợp đồng này để mang lại kết quả kinh doanh cao hơn nữa, khẳng định vị trí của Công ty tại thị trường Việt Nam cũng như trong khu vực. Thực hiện thành công các hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn là cơ cở để Công ty tạo sự uy tín và có những bạn hàng thân thiết. Tuy vậy cũng có một số công tác Công ty nên thực hiện nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh dầu mỡ nhờn ngày càng hiệu quả. Thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex vừa qua đã giúp em có cơ hội nâng cao nhận thức thực tiễn về pháp luật kinh doanh và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do thời gian nghiên cứu và khả năng nhận thức còn hạn chế, chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp từ phía thầy giáo hướng dẫn và các cán bộ tại Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex. Em xin gửi tới thầy giáo Trần Văn Nam, người đã hướng dẫn em hoàn thành tốt chuyên đề này lời cảm ơn sâu sắc. Em cũng chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú cán bộ Phòng Kinh doanh Dầu mỡ nhờn công nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập tại Công ty. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Các văn bản quy phạm pháp luật 1. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 2. Nghị định số 17-HĐBT ngày 16/01/1990 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. 3. Luật Thương mại 1997 4. Bộ luật Dân sự 2005 5. Luật Thương mại 2005 II. Các tài liệu tại Công ty 1. Quyết định số 1191/1998/QĐ-BTM ngày 13/12/1998 2. Quyết định số 1801/2003/QĐ-BTM ngày 23/12/2003 3. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần hoá dầu Petrolimex, tháng 10/2006. 4. Bản cáo bạch của Công ty Cổ phần hoá dầu Petrolimex, năm 2005 5. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 đã được kiểm toán 6. "Thủ tục xem xét hợp đồng bán hàng" mã số TT - 07-1 của Công ty được ban hành 01/08/2004 7. "Thủ tục mua hàng hóa, dịch vụ" mã số TT-23-1 của Công ty được ban hành ngày 01/08/2004 8. "Thủ tục kiểm soát quá trình sản xuất và nhập bán" mã số TT-09-1 ban hành ngày 15/09/2001 III. Các tài liệu tham khảo khác 1. Giáo trình Luật kinh tế Việt Nam - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 1997 2.Giáo trình Pháp luật kinh tế - Khoa Luật kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê 2005 3. Thống nhất pháp luật hợp đồng ở Việt Nam - Chủ biên: Đinh Thị Mai Phương, NXB Tư pháp Hà Nội 2005 4. www.plc.com.vn 5. www.gso.gov.cn/thongkehangthang MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ PHỤ LỤC STT Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 Tổng doanh thu toàn Công ty triệu đồng 448,110 491,740 545,020 43,630 9.7 53,280 10.8 2 Tổng sản lượng DMN tiêu thụ tấn 20,650 22,370 24,650 1,720 8.3 2,280 10.2 3 Tổng doanh thu tiêu thụ DMN triệu đồng 300,682 332,910 370,613 32,228 10.7 37,703 11.3 Doanh thu nội địa triệu đồng 260,391 290,298 322,063 29,907 11.5 31,765 10.9 Doanh thu xuất khẩu triệu đồng 40,291 42,612 48,550 2,321 5.8 5,938 13.9 Tỷ trọng trên tổng doanh thu toàn Công ty % 67.1 67.7 68.0 0.6 0.9 0.3 0.4 4 Giá vốn hàng bán triệu đồng 248,363 276,648 308,720 28,285 11.4 32,072 11.6 5 Lợi nhuận gộp triệu đồng 52,319 56,262 61,893 3,493 7.5 5,631 10.0 Tỷ suất lợi nhuận gộp % 17.4 16.9 16.7 -0.5 -2.9 -0.2 -1.2 6 Chi phí kinh doanh triệu đồng 40,291 43,611 46,327 3,320 8.2 2,716 6.2 Tỷ suất chi phí % 13.4 13.1 12.5 -0.3 -2.2 -0.6 -4.6 7 Lợi nhuận trước thuế triệu đồng 12,028 12,651 15,566 623 5.2 2,915 23.0 Tỷ suất lợi nhuận % 4.0 3.8 4.2 -0.2 -5.0 0.4 10.5 8 Nộp ngân sách triệu đồng 3,425 3,653 4,407 228 6.7 754 20.6 9 Lợi nhuận sau thuế triệu đồng 8,603 8,998 11.159 395 4.6 2,161 24.0 Bảng2.2 Nguồn: phòng tài chính kế toán STT Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Sản lượng bán Tỷ trọng Sản lượng bán Tỷ trọng Sản lượng bán Tỷ trọng Sản lượng bán Tỷ lệ Tỷ trọng Sản lượng bán Tỷ lệ Tỷ trọng tấn % tấn % tấn % tấn % % tấn % % 1 Văn phòng Công ty 3333.7 3583.6 3909.2 249.9 7.5 325.6 9.1 Xuất khẩu 1714.0 20.9 1856.7 20.4 2095.2 20.5 142.7 8.3 -0.4 238.5 12.8 0.1 Bán trực tiếp trong nước 1619.7 19.7 1726.9 19.0 1814.0 17.7 107.2 6.6 -0.7 87.1 5.0 -1.3 2 Chi nhánh Hóa dầu Hải Phòng 1685.3 20.5 1929.2 21.2 2147.5 21.0 243.9 14.5 0.7 218.3 11.3 -0.2 3 Xí nghiệp Dầu nhờn Hà Nội 283.5 3.4 289.0 3.2 374.2 3.7 5.5 1.9 -0.3 85.2 29.5 0.5 4 Chi nhánh Hóa dầu Đà Nẵng 913.5 11.1 1105.5 12.2 1277.1 12.5 192.0 21.0 1.1 171.6 15.5 0.3 5 Chi nhánh Hóa Dầu Sài Gòn 1931.3 23.5 2052.0 22.6 2350.9 23.0 120.7 6.3 -0.9 298.8 14.6 0.4 6 Chi nhánh Hóa dầu Cần Thơ 71.6 0.9 122.8 1.4 170.8 1.7 51.3 71.7 0.5 48.0 39.1 0.3 Tổng cộng 8218.8 100.0 9082.2 100.0 10229.7 100.0 863.4 10.5 0.0 1147.5 12.6 0.0 Bảng2.3 Nguồn: phòng tài chính kế toán Khách hàng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Sản lượng bán Tỷ trọng Sản lượng bán Tỷ trọng Sản lượng bán Tỷ trọng Sản lượng bán Tỷ lệ Sản lượng bán Tỷ lệ tấn % tấn % tấn % tấn % tấn % I Khách hàng nước ngoài 1714.0 8.3 1856.7 8.3 2095.3 8.5 142.8 8.3 238.5 12.8 II Khách hàng công nghiệp 4625.6 22.4 5055.6 22.6 5620.2 22.8 430.0 9.3 564.6 11.2 1 Đường sắt 371 432.7 402.3 61.7 16.6 -30.4 -7.0 2 Điện lực 420.4 450 605.1 29.6 7.0 155.1 34.5 3 Than 780.1 930.2 953 150.1 19.2 22.8 2.5 4 Xi măng 120.3 122.6 120.7 2.3 1.9 -1.9 -1.5 5 Mía đường 120.7 110.3 71.3 -10.4 -8.6 -39.0 -35.4 6 Hóa chất, mỏ 114.9 125.7 150.8 10.8 9.4 25.1 20.0 7 Thép, cơ khí 236.5 185.6 190.5 -50.9 -21.5 4.9 2.6 8 Xây dựng công trình 206.3 220.1 245.6 13.8 6.7 25.5 11.6 9 Vật liệu xây dựng 153.8 168.9 175.2 15.1 9.8 6.3 3.7 10 Công nghiệp nhẹ 205.6 212.3 220.9 6.7 3.3 8.6 4.1 11 Vận tải ô tô, lắp ráp 115.2 175.4 205.4 60.2 52.3 30.0 17.1 12 Hàng hải 1361.5 1457.0 1634.8 95.5 7.0 177.8 12.2 13 Khách công nghiệp khác 419.3 464.8 644.6 45.5 10.9 179.8 38.7 III Tổng đại lý 12431.3 60.2 13287.8 59.4 14420.25 58.5 856.5 6.9 1132.47 8.5 IV Khách hàng thương mại 1879.2 9.1 2169.9 9.7 2514.3 10.2 290.7 15.5 344.4 15.9 Tổng cộng 20650.0 100 22370.0 100 24650.0 100 1720.0 8.3 2280.0 10.2 Bảng 2.4 Nguồn: phòng tài chính kế toán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTC261.DOC
Tài liệu liên quan