Hợp đồng mua, bán nợ của tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam hiện hành - Một số vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị

Ngoài ra, đối với trường hợp mua bán nợ của VAMC, tại mẫu hợp đồng mua bán nợ do VAMC ban hành và yêu cầu các TCTD thực hiện có quy định, bên bán nợ có một số quyền và nghĩa vụ sau: (i) Nhận trái phiếu đặc biệt từ VAMC theo giá mua, bán nợ đã được thỏa thuận trong hợp đồng này và được sử dụng trái phiếu đặc biệt để vay tái cấp vốn của NHNN theo quy định của NHNN; (ii) Chuyển giao đầy đủ toàn bộ hồ sơ của khoản nợ và tài sản bảo đảm của các khoản nợ được mua, bán theo hợp đồng này cho VAMC; (iii) Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày kí hợp đồng này, phải thông báo bằng văn bản cho bên nợ, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm và các bên liên quan khác về việc mua, bán đối với các khoản nợ; (iv) Được đề nghị mua lại khoản nợ đã bán cho VAMC theo nguyên tắc thỏa thuận về điều kiện và giá mua, bán nợ trong trường hợp trái phiếu đặc biệt chưa đến hạn thanh toán; (v) Nhận ủy quyền và thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung ủy quyền của VAMC. Có thể nhận thấy rằng, quy định về quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ như hiện nay đã khá chi tiết, rõ ràng. Tuy nhiên, quan điểm của tác giả cho rằng quy định này vẫn chưa đầy đủ, chưa thực sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua nợ vì còn thiếu quy định về trách nhiệm của bên bán nợ trong trường hợp bên bán nợ cung cấp cho bên mua nợ những thông tin, tài liệu sai lệch về tình trạng của khoản nợ. Do vậy, để khắc phục được hạn chế này, pháp luật cần: Quy định rõ trách nhiệm của bên bán nợ khi cung cấp thông tin về khoản nợ không đúng sự thật. Theo đó, quy định “bên bán nợ phải bồi thường thiệt hại nếu cung cấp thông tin về khoản nợ không đúng sự thật mà gây thiệt hại cho bên mua nợ”. Việc pháp luật quy định rõ những vấn đề nêu trên sẽ bảo đảm quyền lợi chính đáng không chỉ của bên mua nợ và bên bán nợ mà còn đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng vay, bên bảo đảm Tóm lại, hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của TCTD nói chung và các quy định về hợp đồng mua, bán nợ của TCTD nói riêng là việc làm hết sức cần thiết. Bởi lẽ, hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh là khuôn khổ pháp lý hữu ích để hạn chế tranh chấp phát sinh, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể. Đồng thời, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động mua, bán nợ của TCTD cũng như sự phát triển của loại thị trường này. Từ đó, góp phần giải quyết hiệu quả vấn đề nợ xấu, làm tan “cục máu đông” và khơi thông dòng chảy tín dụng, đảm bảo sự an toàn vốn của các TCTD, sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp đồng mua, bán nợ của tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam hiện hành - Một số vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
38 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2018 Tự chúng, hàng hóa không thể đi đến thị trường và trao đổi với nhau được. Muốn cho những vật đó trao đổi với nhau, thì những người giữ chúng phải đối xử với nhau như những người mà ý chí nằm trong các vật đó(1). Như vậy, các quan hệ tài sản chỉ được hình thành từ những hành vi có ý chí của chủ thể. Tuy nhiên, nếu chỉ có một bên thể hiện ý chí của mình mà không được bên kia chấp nhận thì cũng không thể hình thành một quan hệ để qua đó thực hiện việc chuyển giao tài sản. Chính vì vậy, chỉ khi nào có sự thể hiện và thống nhất ý chí giữa các bên thì quan hệ trao đổi lợi ích vật chất mới được hình thành. 1  Các Mác: “Tư bản”, quyển 1, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội 1973, trang 163 Trên cơ sở học thuyết này, khoản nợ của tổ chức tín dụng (TCTD) - một loại hàng hóa đặc biệt cũng được mang ra để trao đổi thông qua việc mua bán để từ đó tạo lập nên thị trường mua, bán nợ. Như vậy, thị trường này được hình thành dựa trên sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên: Bên bán nợ (TCTD) và bên mua nợ. Sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên về việc mua bán nợ của TCTD chính là hợp đồng mua bán nợ của TCTD. Đây không chỉ là phương tiện pháp lý tạo điều kiện cho các chủ thể trao đổi hàng hóa, thỏa mãn nhu cầu kinh doanh của mình mà quá trình xác lập và thực hiện loại hợp đồng này còn * Thạc sĩ, Khoa Pháp luật Dân sự và Kiểm sát Dân sự, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội HỢP ĐỒNG MUA, BÁN NỢ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH - MỘT SỐ VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHÚC THỊ PHƯƠNG NHUNG * Trong những năm gần đây, hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật tài chính ngân hàng nói riêng, trong đó có pháp luật về hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng (TCTD) đã từng bước được hoàn thiện. Tuy nhiên trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đó vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, những điểm chưa phù hợp với thực tiễn. Đơn cử là hệ thống pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của TCTD trong đó có các quy định về hợp đồng mua, bán nợ của TCTD còn bộc lộ những hạn chế nhất định đòi hỏi cần phải được hoàn thiện. Từ khóa: Hợp đồng mua, bán nợ, tổ chức tín dụng. Recently, legal system, in general, and laws of banking and finance, in particular, including law of debt purchase and sale by credit institutions have been gradually completed. However, legal documents have witnessed some entanglements, shortcomings that is not inconsistent with reality. For instance, legal system on debt purchase and sale by credit institutions, especially regulations on debt purchase and sale agreement by credit institutions have met some limitations requiring to be completed. Keywords: Debt purchase and sale agreement, credit institutions. KHÚC THỊ PHƯƠNG NHUNG 39Số 03 - 2018 Khoa học Kiểm sát đóng góp đáng kể vào quá trình xử lý nợ xấu, góp phần đảm bảo an toàn cho cả hệ thống ngân hàng. Chính vì lẽ đó, pháp luật ngân hàng nói chung và pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của TCTD nói riêng trong suốt thời gian vừa qua đã không ngừng được hoàn thiện. Song, bên cạnh những ưu điểm thì hiện nay quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua, bán nợ của TCTD vẫn còn một số vướng mắc, bất cập cần khắc phục, sửa đổi. Cụ thể như sau: Thứ nhất, về khái niệm hợp đồng mua, bán nợ của TCTD Hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật tài chính ngân hàng nói riêng, liên quan đến hoạt động mua, bán nợ của TCTD thì hiện nay chưa có khái niệm về hợp đồng mua, bán nợ của TCTD. Tuy nhiên, tác giả cho rằng, cần thiết phải có một quy định chung về cách hiểu đối với loại hợp đồng này vì những lẽ sau: Trước tiên, khái niệm về hợp đồng mua, bán nợ của TCTD là cơ sở ban đầu để phân biệt được loại hợp đồng này với hợp đồng mua bán tài sản nói chung. Vì hợp đồng mua, bán nợ của TCTD mặc dù là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản nhưng vì đối tượng của hợp đồng mua bán ở đây là một loại hàng hóa đặc biệt (quyền đòi nợ - quyền tài sản) cho nên bên cạnh những đặc điểm chung của hợp đồng mua bán tài sản như: (i) là hợp đồng song vụ; (ii) là hợp đồng có đền bù thì hợp đồng mua, bán nợ của TCTD cũng có những điểm đặc thù về: (i) chủ thể; (ii) đối tượng; (iii) quyền và nghĩa vụ của các bên; (iv) cơ sở xác lập hợp đồng (phát sinh từ các hợp đồng tín dụng). Tiếp đến, xuất phát từ thực tiễn, mặc dù hiện nay đã có nhiều cách tiếp cận khái niệm này từ những cơ sở khác nhau nhưng lại chưa phản ánh được đặc trưng quan trọng nhất của quan hệ mua, bán nợ đó là việc bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ (quyền tài sản) cho bên mua nợ. Chính vì vậy, tác giả đề xuất, kiến nghị như sau: Cần bổ sung quy định làm rõ được mục đích, bản chất pháp lý của hợp đồng mua bán nợ là chuyển quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ (quyền tài sản) trên cơ sở trao đổi giá trị bằng tiền hoặc giấy tờ có giá. Theo đó, có thể quy định như sau: “Hợp đồng mua bán nợ của TCTD là sự thỏa thuận giữa bên bán nợ (TCTD) và bên mua nợ, theo đó bên bán nợ (TCTD) chuyển quyền sở hữu đối với khoản nợ (và tài sản bảo đảm của khoản nợ nếu có) cho bên mua nợ, còn bên mua nợ có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán nợ”. Thứ hai, quy định về những nội dung chủ yếu trong hợp đồng mua, bán nợ của TCTD Nội dung của hợp đồng mua, bán nợ của TCTD là tổng hợp những điều khoản ghi nhận sự thỏa thuận, cam kết của bên bán nợ và bên mua nợ. Các nội dung trong hợp đồng mua, bán nợ xác định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong hợp đồng. Theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 09/2015/TT-NHNN ngày 17 tháng 5 năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động mua, bán nợ của TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là Thông tư số 09/2015/ TT-NHNN) thì “Hợp đồng mua, bán nợ phải có những nội dung chủ yếu sau đây: (i) Thời gian kí kết hợp đồng mua, bán nợ; (ii) Tên, địa chỉ của các bên tham gia kí kết hợp đồng mua, bán nợ; (iii) Tên, chức danh người đại diện của các bên tham gia kí kết hợp đồng mua, bán nợ; (iv) Tên, địa chỉ của bên HỢP ĐỒNG MUA, BÁN NỢ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG... 40 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2018 nợ và các bên liên quan (nếu có) tới khoản nợ được mua, bán; (v) Chi tiết khoản nợ mua, bán: Số tiền vay, thời hạn vay, mục đích, giá trị ghi sổ của khoản nợ đến thời điểm thực hiện mua, bán nợ; (vi) Các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của bên nợ đối với khoản nợ được mua, bán (nếu có); (vii) Giá bán nợ, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán; (viii) Thời điểm, phương thức và thủ tục chuyển giao hồ sơ, chứng từ khoản nợ, bao gồm cả hồ sơ, tài liệu về tài sản bảo đảm của khoản nợ (nếu có); Thời điểm bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ đối với khoản nợ của bên bán nợ; (ix) Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ, bên mua nợ; (x) Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng; (xi) Giải quyết tranh chấp phát sinh”. Như vậy, so với quy định về hợp đồng tại khoản 2 Điều 398 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quy định tại Điều 13 Thông tư số 09/2015/TT - NHNN cho thấy pháp luật đã bộc lộ tính cứng nhắc, chưa thật sự mềm dẻo, linh hoạt, thể hiện sự tôn trọng quyền tự do hợp đồng của các bên khi tham gia vào hoạt động mua, bán nợ của TCTD. Do đó, cần sửa đổi quy định về những nội dung chủ yếu trong hợp đồng mua, bán nợ của TCTD. Theo hướng, sửa quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 09/2015/TT-NHNN như sau: “Hợp đồng mua, bán nợ của TCTD có thể có các nội dung sau đây:”. Quy định theo hướng này sẽ thể hiện được tính chất mềm dẻo, sự linh hoạt cũng như thái độ tôn trọng quyền tự do hợp đồng của các bên khi tham gia vào hoạt động mua, bán nợ của TCTD. Thứ ba, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua, bán nợ của TCTD Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán nợ của TCTD được xác định bởi chính hợp đồng đã giao kết. Việc định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng là điều vô cùng quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng, giảm thiểu những tranh chấp có thể phát sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không thể tiên liệu được hết các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong hợp đồng mua, bán nợ của TCTD mà tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể các bên sẽ thỏa thuận xác lập các quyền và nghĩa vụ của mình trên cơ sở các quy định của pháp luật. + Quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ Sau khi mua quyền đòi nợ, bên mua nợ của TCTD trở thành chủ nợ được kế thừa đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ đối với khoản nợ đã mua; quyền và nghĩa vụ đối với các bên tham gia bảo đảm khoản nợ (nếu có). Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 09/2015/TT-NHNN Bên mua nợ có các quyền: (i) Yêu cầu bên bán nợ cung cấp thông tin về khoản nợ được mua, bán (bao gồm cả thông tin liên quan đến hình thành, quản lý khoản nợ); (ii) Kế thừa đầy đủ các quyền của bên bán nợ đối với khoản nợ theo thỏa thuận, phù hợp với quy định của pháp luật; (iii) Yêu cầu bên bán nợ chuyển giao hồ sơ và hoàn tất các thủ tục để chuyển giao đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của bên bán nợ, phù hợp với thỏa thuận của các bên tại hợp đồng mua, bán nợ và quy định của pháp luật; (iv)Yêu cầu bên bán nợ thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ cam kết theo thỏa thuận; (v) Các quyền khác theo thỏa thuận và quy định của pháp luật. Bên cạnh các quyền, bên mua nợ có các nghĩa vụ sau: (i) Thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho bên bán nợ theo hợp đồng mua bán nợ; (ii) Thanh toán các chi phí (kể cả chi phí môi giới nếu có) phát sinh trong quá trình mua, bán nợ theo thỏa thuận; (iii) Kế thừa đầy đủ các nghĩa vụ của bên bán nợ đối với khoản nợ theo thỏa thuận, KHÚC THỊ PHƯƠNG NHUNG 41Số 03 - 2018 Khoa học Kiểm sát phù hợp với quy định của pháp luật; (iv) Thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận và quy định của pháp luật. Đối với trường hợp Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (Vietnam Asset Management Company –VAMC) là bên mua nợ, tại khoản 1 Điều 19 Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 của Ngân hàng nhà nước quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) quy định Công ty quản lý tài sản có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mua, bán nợ trong các trường hợp: (i) Có bằng chứng về việc khoản nợ xấu đã mua không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định của pháp luật; (ii) TCTD bán nợ vi phạm quy định của pháp luật. Ngoài ra, tại mẫu hợp đồng mua bán nợ do VAMC ban hành và yêu cầu các TCTD thực hiện có quy định rõ hơn một số quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ như: (i) Yêu cầu TCTD thông báo cho Bên nợ và các bên liên quan của các khoản nợ bằng văn bản về việc mua, bán nợ này; (ii) Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý, thu hồi nợ. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm theo quy định của pháp luật; (iii) Được ủy quyền cho TCTD thực hiện xử lý nợ sau khi đã mua nợ của TCTD(1). Từ những quy định của pháp luật nêu trên, có thể nói so với các văn bản pháp luật trước đây thì hiện nay quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ đã được quy định khá chi tiết và cụ thể, theo xu hướng đảm bảo cao hơn quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua nợ. Đặc biệt là việc thừa 1  Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (2013), Quyết định số 16/QĐ-HĐTV ngày 24/9/2013 của Hội đồng thành viên về Ban hành Quy chế mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam, Hà Nội nhận quyền yêu cầu của bên mua nợ đối với bên bán nợ trong việc cung cấp thông tin về khoản nợ. Đây là việc làm hết sức cần thiết để các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư của mình. Tuy nhiên, tác giả cho rằng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ vẫn còn có sự bất cập, đó là chưa có quy định cụ thể về phạm vi của quyền yêu cầu. Có nghĩa là bên mua nợ có quyền yêu cầu bên bán nợ cung cấp mọi thông tin, tài liệu liên quan đến khoản nợ hay chỉ giới hạn trong một số loại thông tin, tài liệu. Do vậy, tác giả có đề xuất, kiến nghị như sau: Cần quy định rõ ràng phạm vi của quyền yêu cầu cung cấp thông tin của bên mua nợ và nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên bán nợ. Theo đó, quy định “bên mua nợ có quyền yêu cầu bên bán nợ cung cấp mọi thông tin, tài liệu liên quan đến khoản nợ”. + Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ Bên bán nợ có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 09/2015/TT- NHNN. Theo đó, bên bán nợ có quyền: (i) Yêu cầu bên mua nợ thanh toán theo thỏa thuận; (ii) Yêu cầu bên mua nợ phải thực hiện theo đúng các nghĩa vụ cam kết; (iii) Các quyền khác theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật. Đồng thời bên bán nợ cũng có những nghĩa vụ sau: (i) Thông báo bằng văn bản cho bên nợ và các bên liên quan những nội dung của việc bán nợ chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày các bên ký kết hợp đồng mua, bán nợ hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua, bán nợ. Trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc theo thỏa thuận giữa bên bán nợ và bên nợ hoặc trong trường hợp cần thiết, bên bán nợ thông báo bằng văn bản việc bán nợ cho bên nợ trước khi kí kết hợp đồng mua, bán nợ; (ii) Cung cấp các thông tin liên quan đến khoản nợ được bán theo yêu cầu của bên mua nợ, HỢP ĐỒNG MUA, BÁN NỢ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG... 42 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2018 đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật và không trái với các thỏa thuận tại hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm đã kí kết; (iii) Chuyển giao đầy đủ, đúng hạn nguyên trạng hồ sơ khoản nợ theo thỏa thuận cho bên mua nợ; (iv) Chuyển giao nguyên trạng quyền, nghĩa vụ đối với khoản nợ được bán bao gồm cả quyền, nghĩa vụ đối với biện pháp bảo đảm của khoản nợ, bảo hiểm của khoản nợ (nếu có) cho bên mua nợ theo hợp đồng mua, bán nợ và quy định của pháp luật; (v) Thanh toán các chi phí (kể cả phí môi giới nếu có) phát sinh trong quá trình mua, bán nợ theo thỏa thuận; (vi) Thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận và quy định pháp luật. Ngoài ra, đối với trường hợp mua bán nợ của VAMC, tại mẫu hợp đồng mua bán nợ do VAMC ban hành và yêu cầu các TCTD thực hiện có quy định, bên bán nợ có một số quyền và nghĩa vụ sau: (i) Nhận trái phiếu đặc biệt từ VAMC theo giá mua, bán nợ đã được thỏa thuận trong hợp đồng này và được sử dụng trái phiếu đặc biệt để vay tái cấp vốn của NHNN theo quy định của NHNN; (ii) Chuyển giao đầy đủ toàn bộ hồ sơ của khoản nợ và tài sản bảo đảm của các khoản nợ được mua, bán theo hợp đồng này cho VAMC; (iii) Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày kí hợp đồng này, phải thông báo bằng văn bản cho bên nợ, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm và các bên liên quan khác về việc mua, bán đối với các khoản nợ; (iv) Được đề nghị mua lại khoản nợ đã bán cho VAMC theo nguyên tắc thỏa thuận về điều kiện và giá mua, bán nợ trong trường hợp trái phiếu đặc biệt chưa đến hạn thanh toán; (v) Nhận ủy quyền và thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung ủy quyền của VAMC. Có thể nhận thấy rằng, quy định về quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ như hiện nay đã khá chi tiết, rõ ràng. Tuy nhiên, quan điểm của tác giả cho rằng quy định này vẫn chưa đầy đủ, chưa thực sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua nợ vì còn thiếu quy định về trách nhiệm của bên bán nợ trong trường hợp bên bán nợ cung cấp cho bên mua nợ những thông tin, tài liệu sai lệch về tình trạng của khoản nợ. Do vậy, để khắc phục được hạn chế này, pháp luật cần: Quy định rõ trách nhiệm của bên bán nợ khi cung cấp thông tin về khoản nợ không đúng sự thật. Theo đó, quy định “bên bán nợ phải bồi thường thiệt hại nếu cung cấp thông tin về khoản nợ không đúng sự thật mà gây thiệt hại cho bên mua nợ”. Việc pháp luật quy định rõ những vấn đề nêu trên sẽ bảo đảm quyền lợi chính đáng không chỉ của bên mua nợ và bên bán nợ mà còn đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng vay, bên bảo đảm Tóm lại, hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của TCTD nói chung và các quy định về hợp đồng mua, bán nợ của TCTD nói riêng là việc làm hết sức cần thiết. Bởi lẽ, hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh là khuôn khổ pháp lý hữu ích để hạn chế tranh chấp phát sinh, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể. Đồng thời, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động mua, bán nợ của TCTD cũng như sự phát triển của loại thị trường này. Từ đó, góp phần giải quyết hiệu quả vấn đề nợ xấu, làm tan “cục máu đông” và khơi thông dòng chảy tín dụng, đảm bảo sự an toàn vốn của các TCTD, sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhop_dong_mua_ban_no_cua_to_chuc_tin_dung_theo_phap_luat_viet.pdf
Tài liệu liên quan