Huấn luyện khả năng linh hoạt: Tầm quan trọng và ứng dụng cho karatedo
Karatedo is a direct match to the ever-changing situation, so athletes need to be
equipped with adequate physical fitness and one of the most important elements of
fitness coaching is agility and flexibility. Flexibility is the combination of speed,
coordination ability, pliability, speed power reflected in football, basketball, physical
education, wrestling, boxing, and jumping It is the training basis that is greatly
focused; for the physical education subject, flexibility education has been put into the
teaching programme from the age of the elementary school students. Few materials
have mentioned the flexibility training deeply although it is very important,
especially for Karatedo training
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Huấn luyện khả năng linh hoạt: Tầm quan trọng và ứng dụng cho karatedo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482
149
HUẤN LUYỆN KHẢ NĂNG LINH HOẠT:
TẦM QUAN TRỌNG VÀ ỨNG DỤNG CHO KARATEDO
Hồ Hải Quang1
Lê Anh Tú1
Vũ Việt Bảo2
TÓM TẮT
Thi đấu Karatedo là thể loại giao đấu trực tiếp với tình huống luôn luôn biến
đổi, vận động viên cần phải được trang bị nền tảng thể lực đầy đủ, một trong những
yếu tố quan trọng của huấn luyện viên thể lực là huấn luyện khả năng nhanh nhẹn,
linh hoạt (agility). Linh hoạt là sự phối hợp giữa tốc độ, khả năng phối hợp, mềm
dẻo, sức mạnh tốc độ được thể hiện rõ trong bóng đá, bóng rổ, thể dục, vật, quyền
anh, nhảy cầu Đây là nền tảng huấn luyện rất được chú trọng, thậm chí ngay trong
công tác giáo dục thể chất, giáo dục khả năng linh hoạt đã được đưa vào chương
trình học tập từ lứa tuổi tiểu học. Với tầm quan trọng như vậy, song rất ít tài liệu ở
Việt Nam đề cập chuyên sâu, đặc biệt đối với huấn luyện Karatedo lại càng hiếm hoi.
Từ khóa: Thích ứng, linh hoạt, giáo dục thể chất
1. Khái niệm và nội hàm
Hiện nay, có một số tài liệu nêu
khái niệm về khả năng linh hoạt với
cách đặt vấn đề khác nhau:
Theo Lee. E. Brown và cộng sự
(2005), linh hoạt là khả năng tăng tốc,
giảm tốc và thay đổi phương hướng một
cách nhanh chóng trong khi vẫn duy trì
độ thăng bằng – độ ổn định cũng như
đảm bảo những hiệu quả hoạt động của
các hoạt động kỹ thuật [1].
Theo Hoffman và cộng sự (2002),
linh hoạt được xem là khả năng chuyển
hướng nhanh và chính xác [2].
Trong sách lý luận và huấn luyện
thể thao (2000) có một khái niệm tương
tự khả năng linh hoạt là khả năng phối
hợp vận động: là năng lực hoàn thành
các động tác nhanh, chính xác, linh hoạt
và nhịp nhàng của vận động viên trong
các điều kiện biến đổi phức tạp [3].
Brittenham và cộng sự (1996) cho
rằng linh hoạt là khả năng lặp lại sự
thích nghi, ổn định nhanh chóng, chính
xác và duy trì tốc độ hoạt động cao khi
chuyển hướng [4].
Tuy có cách diễn đạt khác nhau
nhưng các tác giả đều có điểm chung là:
khả năng linh hoạt là khả năng hoàn
thành động tác chính xác ở tốc độ cao,
ổn định, nhanh chóng khi thay đổi
phương hướng nhưng vẫn đảm bảo tính
hiệu quả của động tác kỹ thuật. Khả
năng linh hoạt cũng gần giống khả năng
thăng bằng bởi nó đòi hỏi vận động
viên phải kiểm soát được sự thay đổi
sức hút của trọng tâm cơ thể trong khi
chúng có sự chênh lệch.
1Trường Đại học Đồng Nai
Email: hhquang1981@gmail.com
2Trường Đại học Thể dục Thể thao TP. Hồ
Chí Minh
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482
150
2. Quan hệ giữa khả năng linh
hoạt và các yếu tố thể lực
Trong thể thao, khả năng linh hoạt
có sự tương quan với khả năng thăng
bằng, vì thể thao không phải là đường
thẳng, nó đòi hỏi có tài năng thay đổi
theo nhiều hướng khác nhau trong
những khoảng cách ngắn.
Đa số các môn thể thao không chỉ
di chuyển theo một đường thẳng mà
phải đồng thời thay đổi phương hướng
liên tục với các tốc độ khác nhau,
thường thì các vận động viên sẽ chạy
những bước ngắn trước khi chạy
chuyển hướng. Vì các vận động viên
thường xuất phát từ các tư thế cơ thể
khác nhau cho nên đòi hỏi phải có phản
ứng với sức mạnh, khả năng bộc phát,
sức nhanh từ các tư thế khác nhau.
Khả năng linh hoạt không có
khuynh hướng suy giảm nhanh chóng
như huấn luyện sức nhanh, sức mạnh và
sức bền. Huấn luyện khả năng linh hoạt
gây ra sự lưu nhớ khá lâu trong cơ, do
đó những môn thể thao đòi hỏi sự
chuyển hướng nhiều thì huấn luyện khả
năng linh hoạt là rất cần thiết.
Vận động viên phát triển được sự
nhanh nhẹn trong các phương hướng
khác nhau thì sẽ đạt được thành tích cao
nhất, muốn vậy càng phải nâng cao mức
độ linh hoạt cho vận động viên. Sự
tương quan giữa cải thiện khả năng linh
hoạt với tính nhịp điệu, đúng lúc và
bước di chuyển là rất quan trọng, cho
nên cần phối hợp thật hài hòa.
Hiệu quả đầu tiên của việc huấn
luyện khả năng linh hoạt là tăng cường
sự điều khiển cơ thể, kết quả của việc
tăng cường sức khỏe. Vận động viên
nào biết kết hợp chặt chẽ chương trình
huấn luyện khả năng linh hoạt hiệu quả
phù hợp trong khi tập luyện thường đạt
được những lợi ích rõ rệt trong thi đấu
bất kỳ môn thể thao nào. Huấn luyện
khả năng linh hoạt là sự phức tạp trong
điều khiển những thay đổi nhỏ ở cổ,
vai, lưng, hông, đầu gối, mắt cá chân để
tạo thành sự liên kết tư thế cơ thể tốt
nhất, có thể nói huấn luyện khả năng
linh hoạt là cung cấp khả năng điều
khiển cơ thể.
Mặc dù tập luyện khả năng linh
hoạt không thể loại bỏ những chấn
thương trong thể thao nhưng nó có thể
làm giảm bớt các chấn thương trong quá
trình tập luyện và thi đấu thể thao. Chấn
thương không phải kết quả của sự thiếu
may mắn, vận động viên có khả năng
linh hoạt cao có thể điều khiển được
những chấn thương tiềm ẩn có thể xảy
ra. Bằng tài năng điều khiển cơ thể
chính xác trong sự va chạm thì những
chấn thương có thể được ngăn ngừa hay
giảm bớt mức độ nghiêm trọng. Ngược
lại, nếu sự di chuyển, động tác lúng
túng, vụng về xảy ra trong thể thao đều
có thể dẫn đến chấn thương. Bằng việc
mô phỏng một động tác ở mức độ thấp
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482
151
nhằm giảm bớt mức độ căng thẳng
trong tập luyện dẫn đến cơ thể vận động
viên sẽ phản ứng tốt hơn, làm ngăn
ngừa hay giảm bớt các chấn thương.
Khi vận động viên tập luyện để
nâng cao khả năng linh hoạt, họ sẽ phát
triển được những cảm nhận của cơ bắp,
nắm vững hơn về khả năng di chuyển
của cơ thể, mục đích là tăng khả năng
phối hợp vận động cơ, ngoài ra, việc tập
luyện này còn nhằm mục đích rèn luyện
cơ thể và cơ để có thể thi đấu tốt hơn, di
chuyển khéo léo ở tốc độ cao. Vận động
viên cần có khả năng linh hoạt để tăng
tốc độ di chuyển, ngăn ngừa chấn
thương, cải thiện thể lực và trình diễn
được một trận thi đấu dài với hiệu quả
cao nhất.
Mục đích của huấn luyện khả năng
linh hoạt là: tăng sức mạnh, khả năng
thăng bằng, tốc độ và tốc độ co cơ, tăng
khả năng phối hợp vận động, sức mạnh
bột phát và tăng sức mạnh cho các
nhóm cơ chính, phát triển khả năng
nhanh nhẹn thành một thói quen, tăng
sức bền hay khả năng để lặp lại các bài
tập có cường độ cao.
3. Các bài tập ứng dụng huấn
luyện khả năng linh hoạt cho Karatedo
Mục đích quan trọng khi chọn lọc
những bài tập linh hoạt nên dựa vào nền
tảng sinh lý học, chuyển hóa sinh hóa
của vận động viên, dựa vào điều kiện có
sẵn và môi trường tập luyện để chắc
chắn rằng việc tập luyện được an toàn
và hiệu quả. Những cơ sở này sẽ đảm
bảo cho sự phát triển một chương trình
huấn luyện linh hoạt có hiệu quả cao.
Quan điểm của Graem Lowe M.
Phyed (1997-2001) cho thấy sự linh
hoạt rất quan trọng trong thể thao và
trong đời sống hằng ngày. Nó giúp nâng
cao khả năng kiểm soát cơ thể, tăng tốc
độ bước chân và ngăn ngừa chấn
thương. Nguồn năng lực của linh hoạt
sẽ giúp những người tập di chuyển, điều
khiển cơ thể một cách nhanh nhẹn. Họ
có thể di chuyển về trước - sang ngang
và lùi về sau. Chương trình huấn luyện
linh hoạt sẽ làm phát triển sự thăng
bằng, sức mạnh và khả năng định vị
phương hướng. Theo quan điểm của
ông thì ông rất xem trọng việc phát triển
sức nhanh và khả năng linh hoạt vì khi
muốn phòng thủ tốt trong một trận đấu
thì cần nhiều về khả năng nhanh nhẹn
và linh hoạt, ông đã sử dụng nhiều bài
tập để rèn luyện khả năng nhanh nhẹn
và linh hoạt và hệ thống bài tập này đã
được ổn định 6 năm. Nó cho ra những
kết quả vô cùng tuyệt vời bằng sự luyện
tập thường xuyên. Ông đã giới thiệu
những bài tập này với những huấn
luyện viên và vận động viên. Bài giảng
của TS. Tom Brown và B. Phil (2001)
đề cập việc sử dụng các hệ thống bài tập
này vào trường học, vào các câu lạc bộ
mới, những câu lạc bộ lâu năm và đã
đạt được một số thành quả, bao gồm:
sức mạnh, thể lực, sự cân đối, khả năng
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482
152
thăng bằng khi chạy vòng bằng cạnh
bước chân, khắc phục và kiểm soát,
điều khiển toàn bộ cơ thể tốt.
4. Kết luận
Khả năng linh hoạt là một phần
quan trọng trong sự phát triển tố chất
thể lực, nâng cao sự hoàn thiện kỹ
thuật, chiến thuật và thành tích thi đấu
thể thao.
Khi chọn lọc những bài tập linh
hoạt nên dựa vào nhu cầu sinh lý học,
sinh hóa học của người tập thể thao,
dựa vào điều kiện có sẵn và môi trường,
nhu cầu tập luyện để chắc chắn rằng
việc tập luyện được an toàn và hiệu quả.
Những cơ sở này sẽ đảm bảo cho việc
phát triển sự linh hoạt khi tập luyện đạt
kết quả cao nhất.
Với phạm vi hạn hẹp của bài viết,
chúng tôi xin giới thiệu 12 bài tập huấn
luyện khả năng linh hoạt, đây là các bài
tập đã được ứng dụng và kiểm nghiệm
có hiệu quả đối với đội tuyển Karatedo
Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh. Sau 3 tháng ứng dụng, khả năng
linh hoạt được nâng lên 8,86% ở T-test
và khả năng thực hiện ở từng bài tập
được cải thiện đáng kể.
1. Chạy cắt kéo
2. Chạy con thoi
3. Chạy zích zắc
4. Chạy chữ T
5. Chạy tốc độ - dừng đột ngột -
nhảy bật 3600
6. Chống đẩy - xoay 1800 - chạy tốc
độ 30 m
7. Đánh chữ thập 4 hướng
8. Đấm (đá) hai mục tiêu đối diện
9. Đánh mục tiêu thay đổi liên tục
trong 10 giây
10. Tấn công và phản công 3 hướng
theo hình nan quạt
11. Thay đổi đòn đá liên tục với các
mục tiêu trong 10 giây
12. Phối hợp tấn công và phản công
đòn tay sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lee Brown, Vance Ferrigno, Diane Vive, Jim Roberts (2005), Training for
Speed, Agility and Quickness, Human Kinetics
2. Hoffman (2002), Norms for Fitness, Performance, and Health, Human Kinetics
3. Nguyễn Toán, Nguyễn Sĩ Hà (2000), Lý luận và phương pháp thể dục thể
thao, Nhà xuất bản Thể dục thể thao, Hà Nội
4. Brittenham (1996), Complete conditionning for Batketball, Human
Kinetics, American
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482
153
FLEXIBILITY TRAINING:
IMPORTANCE AND APPLICATION OF KARATEDO
ABSTRACT
Karatedo is a direct match to the ever-changing situation, so athletes need to be
equipped with adequate physical fitness and one of the most important elements of
fitness coaching is agility and flexibility. Flexibility is the combination of speed,
coordination ability, pliability, speed power reflected in football, basketball, physical
education, wrestling, boxing, and jumping It is the training basis that is greatly
focused; for the physical education subject, flexibility education has been put into the
teaching programme from the age of the elementary school students. Few materials
have mentioned the flexibility training deeply although it is very important,
especially for Karatedo training.
Keywords: Flexibility, agility, physical education
(Received: 1/5/2018, Revised: 11/5/2018, Accepted for publication: 28/5/2018)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- huan_luyen_kha_nang_linh_hoat_tam_quan_trong_va_ung_dung_cho.pdf