Hực trạng sử dụng cây thuốc tại xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

- Kết quả của nghiên cứu đã xác định được có 80 loài thực vật được một số cộng đồng dân tộc tại khu vực nghiên cứu sử dụng trong chữa trị bệnh cho người dân. 80 loài cây này thuộc 73 chi, 47 họ trong ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta). - Về dạng sống: trong các loài cây thuốc đã xác định có 42 loài cây thân thảo, 15 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 6 loài gỗ nhỏ, 6 loài gỗ trung bình và có 1 loài cây ký sinh. - Về sinh cảnh sống: các loài cây thuốc được phát hiện chủ yếu tập trung ở vườn với 44 loài cây, ở rừng có 15 loài, ở ven sông ven suối có 14 loài và sống ở đồi là 7 loài cây.

pdf8 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hực trạng sử dụng cây thuốc tại xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 92 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÂY THUỐC TẠI XÃ CHIỀNG ĐÔNG, HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN Nguyễn Thị Thu Hiền1, Trịnh Đình Khá2 1Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 2Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá thực trạng nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng dân tộc Thái và Mông tại xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Các phương pháp sử dụng gồm có: điều tra phỏng vấn, thu thập mẫu vật, định danh tên loài, đánh giá tính đa dạng nguồn cây thuốc và đánh giá mức độ nguy cấp của các loài cây thuốc. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định được 80 loài cây thuốc thuộc 73 chi, 47 họ được cộng đồng dân tộc ở khu vực nghiên cứu sử dụng trong phòng và chữa bệnh cho người dân. Cây thuốc thuộc 6 dạng sống chính gồm: thân thảo (52,5%), cây bụi (18,75%), dây leo (12,5%), cây gỗ nhỏ (7,5%), cây gỗ trung bình (7,5%), cây kí sinh (1,25%). Cây thường phân bố ở các dạng sinh cảnh như: sống ở vườn, sống ở rừng, sống ven suối và sống ở đồi. Trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc thì bộ phận cả cây, quả - hoa và lá được sử dụng nhiều nhất. Nghiên cứu đã xác định được 15 nhóm bệnh được chữa trị bằng kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng một số dân tộc tại khu vực nghiên cứu, trong đó có 7 nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất: bệnh về tiêu hóa, bệnh do thời tiết, bệnh về thận, thanh nhiệt - giải độc, bệnh về vết thương, bệnh phụ nữ và bệnh về xương khớp. Ba loài cây thuốc cần được bảo vệ đã được ghi nhận là: Sâm cau - Curculigo Orchioides Gaertn, Sâm trâu - Callerya speciosa (Champ. Ex Benth.) Schot và Khôi tía - Ardisia silvestris Pit., 1930. Từ khóa: Cây thuốc, đa dạng, huyện Tuần Giáo, xã Chiềng Đông. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một Quốc gia có 3/4 diện tích đồi núi, là nơi có nguồn tài nguyên cây thuốc đa dạng và là nơi cư trú của 54 dân tộc mà phần lớn là dân tộc thiểu số với khoảng 24 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số quốc gia (Trần Thúy và cộng sự, 2005) . Chính sự đa dạng về tộc người cùng với sự khác biệt về điều kiện, thổ nhưỡng, khí hậu, phong tục tập quán, văn hóa trong từng cộng đồng dân tộc đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong vốn tri thức dân gian, kinh nghiệm sử dụng thực vật xung quanh làm thuốc chữa bệnh. Bằng những kinh nghiệm dân gian của những người làm thuốc trong mỗi dân tộc, những tri thức về cây thuốc được truyền miệng và lưu truyền cho con cháu đời sau, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Trải qua thời gian, các bài thuốc có tính độc đáo và trở nên thông dụng trong việc chăm sóc sức khỏe người dân của cộng đồng. Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc cũng như bảo tồn tri thức y học dân gian đã, đang được tiến hành và mang lại nhiều giá trị khoa học cũng như thực tiễn. Chiềng Đông là một xã có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống như: Thái, Mông, Khơ Mú Từ rất lâu đời, đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Điện Biên đã có truyền thống chữa bệnh từ nguồn tài nguyên cây thuốc, mỗi dân tộc nơi đây lại mang bản sắc và kinh nghiệm chữa bệnh bằng thực vật làm thuốc rất đa dạng. Trong đó, dân tộc Thái và dân tộc Mông ở xã Chiềng Đông - huyện Tuần Giáo cũng có nhiều kinh nghiệm độc đáo và phong phú về việc chữa bệnh bằng cây thuốc. Tuy nhiên, hiện nay diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, tình trạng khai thác và mua bán các sản phẩm từ rừng diễn ra một cách phức tạp, điều này dẫn đến nguồn tài nguyên cây thuốc ngày càng bị suy giảm. Mặt khác những bài thuốc được cộng đồng các dân tộc ở đây sử dụng từ lâu đời trong việc phòng và chữa trị một số nhóm bệnh nhưng hoạt tính sinh học và cơ sở khoa học của các bài thuốc chưa được nghiên cứu, chứng minh bằng con đường khoa học. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng sử dụng cây thuốc tại xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo”. Nghiên cứu này cung cấp những kết quả điều tra đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc là cơ sở khoa học để góp phần phát hiện, gây trồng và bảo Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 93 tồn nguồn gen cây thuốc quý ở xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ tháng 11/2017 - tháng 9/2018. Phương pháp điều tra cộng đồng: tại khu vực nghiên cứu, phỏng vấn các ông lang, bà mế, người dân có kinh nghiệm sử dụng cây thuốc và sử dụng các bài thuốc gia truyền của cộng đồng dân tộc tại địa bàn nghiên cứu. Mẫu phiếu điều tra dựa theo phiếu điều tra cây thuốc trong cộng đồng và phiếu điều tra bài thuốc dân gian của Viện Dược liệu (Viện Dược liệu, 1993). Tiến hành thu thập đầy đủ các thông tin cây thuốc gồm: tên phổ thông, tên dân tộc; số hiệu mẫu; dạng sống; môi trường sống; bộ phận sử dụng làm thuốc (thân, rễ, hoa, quả, hạt...); công dụng của nguồn tài nguyên cây thuốc. Phương pháp thu thập mẫu: sử dụng phương pháp thu thập mẫu vật theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2007). Định danh tên loài: định danh loài cây theo 2 bước chính như sau: (i) định danh tại thực địa; (ii) sử dụng kiến thức kinh nghiệm của các chuyên gia và nguồn tài liệu tin cậy đã công bố giám định lại, gồm: các khóa định loại, các bản mô tả trong tài liệu Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999), Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn Lâm Việt Nam, 2006). Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn cây thuốc: các chỉ tiêu đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được dựa trên phương pháp đánh giá của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2007). Phương pháp đánh giá mức độ nguy cấp của các loài cây thuốc: xác định những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở khu vực nghiên cứu theo các nguồn tài liệu tin cậy đã được công bố, gồm: Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật (Bộ KH&CN, 2007), Nghị định 32/2006/NĐ-CP (Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2006), Cẩm nang cây thuốc cần được bảo vệ ở Việt Nam (Nguyễn Tập, 2007). 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng ở xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo 3.1.1. Thành phần loài cây thuốc ở Chiềng Đông Nghiên cứu cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của dân tộc Thái và Mông tại xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo đã xác định được 80 loài thực vật được sử dụng làm thuốc thuộc 73 chi, 47 họ và kết quả được tổng hợp trong bảng 1. Bảng 1. Thành phần loài cây thuốc ở xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) Số họ Số chi Số loài Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Lớp hai lá mầm (Magnoliopsida) 36 76,60 58 79,45 61 76,25 Lớp một lá mầm (Liliopsida) 11 23,40 15 20,55 19 23,75 Tổng số 47 100,00 73 100,00 80 100,00 Từ bảng 1 cho thấy, lớp hai lá mầm (Magnoliopsida) có số họ, số chi và số loài được sử dụng làm thuốc chiếm ưu thế hơn hẳn so với lớp một lá mầm (Liliopsida). - Lớp hai lá mầm (Magnoliopsida) có 61 loài (chiếm 76,25% so với tổng số loài sử dụng làm thuốc được phát hiện), thuộc 58 chi (chiếm 79,45%), 36 họ (chiếm 76,6%). Trong đó lớp hai lá mầm này có sự xuất hiện của loài Sâm đất (Talinum paniculatum (Jacq.) Gaertn), là loài có nhiều giá trị sử dụng làm thuốc bổ và có trong danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam. Kết quả này góp phần cung cấp các cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và nhân rộng mô hình cho các loài cây quí hiếm và loài cây có trong Sách đỏ Việt Nam. Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 94 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 - Lớp một lá mầm (Liliopsida) chỉ có 19 loài (chiếm 23,75% so với tổng số loài làm thuốc được phát hiện), thuộc 15 chi (20,55%), 11 họ (23,40%). 3.1.2. Sự đa dạng ở bậc họ của loài cây thuốc ở Chiềng Đông Không chỉ ở bậc ngành, bậc lớp mà ở bậc họ tính đa dạng cũng thể hiện rất rõ. Sự phân bố các họ trong các lớp của nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng dân tộc Thái và Mông chữa trị bệnh được tổng hợp ở bảng 2. Bảng 2. Sự phân bố số lượng loài cây thuốc trong các họ Ngành thực vật 1 loài 2 loài 3 loài 4 loài 5 loài 6 loài 7 loài 8 loài Magnoliophyta 30 10 3 1 1 2 0 0 Magnoliopsida 23 7 3 1 1 1 0 0 Liliopsida 7 3 0 0 0 1 0 0 Tổng số họ 30 10 3 1 1 2 0 0 Tỷ lệ số họ/tổng số họ (%) 63,83 21,28 6,38 2,13 2,13 4,26 0,00 0,00 Số loài 30 20 9 4 5 12 0 0 Tỷ lệ số loài/tổng số loài (%) 37,5 25 11,25 5 6,25 15 0 0 Những dữ liệu bảng 2 cho thấy, có tới 2 họ có 6 loài (chiếm 4,26% số họ điều tra được) là họ Gừng (Zingiberaceae) của lớp một lá mầm và họ Cúc (Asteraceae) của lớp hai lá mầm. Có 1 họ có 5 loài và 1 họ có 4 loài, đều chiếm 2,13% tổng số họ và 2 họ này đều thuộc lớp hai lá mầm. Có 3 họ có 3 loài, chiếm 6,28% tổng số họ và cả 3 họ này đều thuộc lớp hai lá mầm. Có 10 họ có 2 loài, chiếm 21,28% tổng số họ và có 7 họ thuộc lớp một lá mầm. Có 30 họ có 1 loài, chiếm tỷ lệ cao nhất trong số họ và loài điều tra được với tỷ lệ lần lượt 63,83% và 37,5%, trong đó có 23 họ thuộc lớp hai lá mầm và 7 họ thuộc lớp một lá mầm. Kết quả đạt được cho thấy, thực vật làm thuốc ở xã Chiềng Đông không có sự cân đối giữa số họ và số loài, tỷ lệ tổng số họ so với tổng số loài chỉ đạt 47/80 (1/1,7), do đó tính trung bình 1 họ chỉ có gần 2 loài được sử dụng làm thuốc nhưng số cá thể trong họ thì chưa cao. 3.1.3. Sự đa dạng về dạng sống của loài cây thuốc ở Chiềng Đông Đối với mỗi loài cây đều có sự thích nghi với môi trường và được thể hiện qua dạng thân. Vì vậy, việc phân tích đa dạng về dạng sống của các cây thuốc định hướng cho ta thấy nguồn nguyên liệu để dễ dàng hơn trong công tác bảo vệ, gây trồng cũng như việc khai thác và sử dụng cây thuốc. Căn cứ vào những dấu hiệu thích nghi của từng loài thực vật đó để làm cơ sở phân loại dạng thân. Kết quả điều tra, phân loại và phân tích đa dạng về dạng thân của cây thuốc tại xã Chiềng Đông được phân ra làm 6 dạng sống khác nhau (Hình 1). Hình 1. Đa dạng về dạng sống của các loài cây thuốc tại xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 95 Hình 1 cho thấy, phần lớn các cây thuốc được cộng đồng dân tộc Thái và Mông sử dụng là dạng cây thân thảo, với 42/80 loài (chiếm 52,5% tổng số loài cây thuốc thu được); đứng thứ hai là dạng sống cây bụi với 15/80 loài (chiếm 18,75%); đứng thứ ba là dạng sống dây leo với 10/80 loài (chiếm 12,5%); tiếp đến là dạng sống cây gỗ nhỏ và gỗ trung bình, đều có 6/80 loài (chiếm 7,5%); đứng cuối cùng là dạng sống cây ký sinh với 1/80 loài cây. 3.1.4. Sinh cảnh sống của các loài cây thuốc ở Chiềng Đông Kết quả đánh giá về đa sinh cảnh sống của các loài cây thuốc cho thấy mỗi loài cây thuốc có đặc điểm phân bố theo sinh cảnh sống phong phú và phức tạp. Có những cây sống ở những vùng núi cao, vùng núi thấp hay trong các khu rừng... Ngoài ra có những cây sống ở vách núi đá, hốc đá ẩm hay sống nhờ trên thân cây khác Một số khác thì sống ở gần khe suối, ruộng ẩm và cũng có thể sống ở ven đường đi, nương rẫy... Với sinh cảnh sống của nguồn cây thuốc ở khu vực nghiên cứu, chúng tôi phân theo 5 nhóm sinh cảnh sống chính được thể hiện ở bảng 3. Bảng 3. Đa dạng về sinh cảnh sống của các loài cây thuốc tại xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo STT Sinh cảnh sống Số loài Tỷ lệ % 1 Sống ở vườn 44 55,00 2 Sống ở rừng 15 18,75 3 Sống ở ven sông, ven suối 14 17,5 4 Sống ở đồi 7 8,75 Kết quả bảng 3 cho thấy, số lượng loài cây thuốc phân bố trên các sinh cảnh là rất khác nhau. Tỷ lệ cây thuốc sống ở môi trường vườn có số lượng loài lớn nhất là 44 loài (chiếm 55% so với tổng số loài phát hiện được), điều này có thể chứng minh được rằng, người dân tại khu vực nghiên cứu đã ý thức được giá trị và tầm quan trọng của các loài cây thuốc khi đem cây thuốc về vườn nhà trồng nhân rộng mô hình cây thuốc để cung cấp nguồn dược liệu. Tiếp theo là các loài cây thuốc sống ở môi trường rừng có 15 loài cây (chiếm 18,75%). Kế tiếp là các loài cây thuốc sống ở ven sông ven suối có 14 loài cây (chiếm 17,5%). Và ít nhất là các loài cây thuốc gặp ở đồi chỉ có 7/80 loài (chiếm 8,75%). Qua đánh giá tính đa dạng về sự phân bố số cây theo sinh cảnh sống cho thấy các loài cây thuốc có điều kiện sống rất đa dạng, phạm vi phân bố khác nhau. Nghiên cứu về sinh cảnh sống của từng loài là một việc rất quan trọng, điều này rất có ý nghĩa cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh. 3.1.5. Sự đa dạng về bộ phận sử dụng của các loài cây thuốc ở Chiềng Đông Kết quả đa dạng về bộ phận sử dụng của nguồn cây thuốc theo kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Thái và Mông ở xã Chiềng Đông được tổng hợp tại bảng 4. Bảng 4. Đa dạng về bộ phận sử dụng của các loài cây thuốc tại xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo STT Bộ phận sử dụng Số loài* Tỷ lệ % 1 Cả cây 31 38,75 2 Quả - Hoa 21 26,25 3 Lá 19 23,75 4 Rễ 5 6,25 5 Thân 3 3,75 6 Vỏ 2 2,50 Chú thích: *Một loài có thể cho nhiều bộ phận sử dụng khác nhau. Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 96 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 Bảng 4 cho thấy, tại khu vực nghiên cứu có 6 bộ phận cây thuốc được cộng đồng dân tộc Thái và Mông sử dụng trong chữa trị bệnh cho người dân. Trong đó, bộ phận bộ phận được sử dụng nhiều nhất là bộ phận cả cây chiếm 38,75% trong tổng số loài phát hiện được (với 31/80 loài cây); đứng thứ hai là sử dụng bộ phận quả - hoa làm thuốc chiếm 26,25% (có 21/80 loài cây); đứng thứ ba là bộ phận lá chiếm 23,75% (có 19/80 loài cây); kế tiếp lần lượt là bộ phận rễ và thân chiếm từ 3,75 – 6,25%; thấp nhất là bộ phận vỏ chiếm 2,5%. 3.1.6. Công dụng chữa bệnh của các loài cây thuốc ở Chiềng Đông Từ kinh nghiệm y học cổ truyền cho thấy, từ một cây có thể có tác dụng với nhiều loại bệnh và ngược lại phải dùng nhiều loại cây mới chữa được một bệnh (Đỗ Tất Lợi, 2005; Võ Văn Chi, 2012). Kết quả điều tra công dụng chữa bệnh của các loài cây thuốc theo kinh nghiệm sử dụng của cộng đồng dân tộc Thái và Mông ở xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo khu được ghi nhận tại bảng 5. Bảng 5. Tỷ lệ số loài có công dụng chữa các nhóm bệnh cụ thể STT Nhóm bệnh chữa trị Số loài Tỷ lệ % 1 Bệnh về tiêu hóa (đau bụng, dạ dày, trĩ) 19 23,75 2 Bệnh do thời tiết (ho, sốt, cảm...) 13 16,25 3 Bệnh về thận (sỏi thận, suy thận, lợi tiểu...) 12 15,00 4 Thanh nhiệt, giải độc 11 13,75 5 Bệnh về vết thương 11 13,75 6 Bệnh phụ nữ (vô sinh, hậu sản...) 8 10,00 7 Bệnh về xương khớp (phong thấp, đau lưng, đau xương, thấp khớp) 8 10,00 8 Bệnh về gan (sơ gan, giải độc gan, viêm gan...) 7 8,75 9 Bệnh về hệ tuần hoàn (mỡ máu, huyết áp, tim...) 7 8,75 10 Thuốc bổ, suy nhược 6 7,50 11 Bệnh tiểu đường 3 3,75 12 Bệnh u bướu (ung thư, u hạch...) 3 3,75 13 An thần, trầm cảm 3 3,75 14 Bệnh về đường hô hấp 2 2,50 15 Thuốc tắm 2 2,50 Chú thích: Tỉ lệ phần trăm trong bảng hơn 100% do một loài có thể có tác dụng chữa trị nhiều bệnh. Những dữ liệu bảng 5 cho thấy, cộng đồng dân tộc Thái và Mông ở khu vực nghiên cứu có thể sử dụng kiến thức và kinh nghiệm về cây thuốc để chữa trị được 15 nhóm bệnh khác nhau, trong đó có những căn bệnh nan y như: ung thư, gan, thận, tim, xương khớp, đường ruột, đường hô hấp Số lượng cây thuốc được sử dụng để chữa trị tập trung phần lớn vào 7 nhóm bệnh chính cụ thể: - Có 19/80 loài cây được phát hiện có công dụng chữa các bệnh về tiêu hóa, chiếm tỷ lệ 23,75% so với tổng số loài cây đã phát hiện. Các loài cây ở nhóm này thuộc các họ như: Zingiberaceae (họ Gừng), Myrsinaceae (họ Đơn nem), Rubiaceae (họ Cà phê) Một số loài có thể kể đến như: Curcuma zedoaria (Berg.) Rosc (Nghệ đen), Curcuma zanthorrhiza Roxb (Nghệ rễ vàng), Curcuma aromatica Salisb (Nghệ trắng), Amomum aromaticum Roxb (Thảo quả), Ardisia silvestris Pitard (Khôi tía), Hedyotis var. mollis (Pierre ex Pitard) T. N. Ninh (Dạ cẩm) - Có 13/80 loài cây được phát hiện có công dụng chữa các bệnh do thời tiết, chiếm 16,25%. Các loài ở nhóm này thuộc các họ như: Iridaceae (họ Lay ơn), Pandanaceae (họ Dứa dại), Lamiaceae (họ Bạc Hà), Caricaceae (họ Đu đủ) Một số loài có thể kể đến như: Belamcanda chinensis (L.) DC. (Rẻ quạt), Pandanus humilis Lour (Dứa dại), Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 97 Ocimum basilicum L (Húng quế), Carica papaya L. (Đu đủ) - Có 12/80 loài cây được phát hiện có công dụng chữa các bệnh về thận, chiếm 15%. Các loài trong nhóm bệnh này thuộc các họ: Solanaceae (họ Cà), Caricaceae (họ Đu đủ), Fabaceae (họ Đậu), Asteraceae (họ Cúc), Malvaceae (họ Bông)... Một số loài có thể kể đến như: Physalis angulata L. (Tầm bóp), Carica papaya L. (Đu đủ), Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr (Kim tiền thảo), Eupatorium odoratum L. (Chó đẻ), Abelmoschus esculentus (L.) Moench (Đậu bắp)... - Nhóm bệnh về vết thương và thanh nhiệt – giải độc đều được phát hiện có 11/80 loài cây có công dụng chữa các bệnh thuộc 2 nhóm này, chiếm 13,75%. Một số loài cây chữa các bệnh về vết thương có thể kể đến như: Muntigia calabura L. (Trứng cá), Eichhornia crassipes (Mart.) Solms (Bèo tây), Piper lolot C. DC (Lá lốt), Aloevar chinensis (Haw.) Berg (Lô hội), Heterosmilax polyandra Gagnep (Khúc khắc nhiều nhị), Mentha arvensis L. (Bạc hà)... Tương tự loài có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như: Taraxacum officinale Wigg (Bồ công anh), Eupatorium odoratum L. (Chó đẻ), Physalis angulata L. (Tầm bóp), Portulaca oleracea L. (Rau sam)... - Nhóm bệnh phụ nữ và bệnh về xương khớp đều phát hiện được 8/80 loài cây, chiếm 10%. Các loài cây được tìm thấy có tác dụng chữa nhóm bệnh của phụ nữ có thể kể đến như: Curculigo orchioides Gaertn (Sâm cau), Balanophora indica (Arnott) Griff (Dó đất), Rubus leucanthus Hance (Ngấy trâu), Artemisia vulgaris L. (Ngải cứu), Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk (Sim), Abelmoschus esculentus (L.) Moench (Đậu bắp) Tương tự loài cây được tìm thấy có tác dụng chữa các bệnh về xương khớp là: Curculigo orchioides Gaertn (Sâm cau), Caryota urens L. (Móc), Heterosmilax polyandra Gagnep (Khúc khắc nhiều nhị), Dendrophthoe pentandra Blume in Schult. F. (Tầm gửi năm nhị) Nhìn chung, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc chữa trị bệnh từ nguồn cây thuốc của cộng đồng dân tộc Thái và Mông tại xã Chiềng Đông - huyện Tuần Giáo rất đa dạng. Ngoài ra kết quả của công trình còn cung cấp các cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo về bảo tồn và phát triển bền vững các loài cây thuốc, các bài thuốc dân gian của cộng đồng dân tộc Thái, Mông ở khu vực nghiên cứu nói riêng và ở Việt Nam nói chung. 3.2. Những cây thuốc quý hiếm thuộc diện cần bảo tồn ở xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo Nghiên cứu này đã xác định được các loài cây thuốc thuộc diện quý hiếm cần bảo vệ thuộc xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo. Kết quả được tổng hợp tại bảng 6. Bảng 6. Danh mục cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ghi nhận ở xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo STT Tên loài Cấp quy định SĐVN 2007 32/NĐ-CP DLĐCT 1 Sâm cau - Curculigo Orchioides Gaertn VU.A1a,c,d 2 Sâm trâu - Callerya speciosa (Champ. Ex Benth.) Schot VU A1a,c,d 3 Khôi tía - Ardisia silvestris Pit., 1930 VU A1a,c,d+2d Chú thích: SĐVN: Sách đỏ Việt Nam; 32/2006/NĐ-CP: Nghị định 32 của Chính phủ; DLĐCT: Danh lục đỏ cây thuốc; VU: Sắp nguy cấp – Vulnerable. Dữ liệu bảng 6 cho thấy, tại khu vực nghiên cứu đã phát hiện có 3 loài cây thuốc thuộc danh sách các loài quý hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam (chiếm 3,75% tổng số loài cây thuốc được phát hiện), thuộc 3 chi, 3 họ của một ngành thực vật bậc cao. Trong đó có 2 loài cây có tên trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007 (Bộ KH&CN, 2007) và 1 loài có tên trong Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2006 (Nguyễn Tập, 2007). Cụ thể như sau: - Cấp VU - Sắp nguy cấp theo nguồn Sách đỏ Việt Nam năm 2007, gồm có 2 loài: + Sâm trâu - Callerya speciosa (Champ. ex Benth.) Schot thuộc họ Đậu - Fabaceae. Loài Sâm trâu được cộng đồng dân tộc Thái, dân tộc Mông sử dụng chữa trị các loại bệnh về dạ dày. Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 98 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 + Khôi tía (Ardisia silvestris Pit., 1930) thuộc họ Đơn nem - Myrsinaceae. Loài Khôi tía được cộng đồng dân tộc Thái, dân tộc Mông sử dụng chữa trị các bệnh về dạ dày. - Cấp VU - Sắp nguy cấp theo nguồn Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2006, gồm có 1 loài: + Sâm cau - Curculigo Orchioides Gaertn thuộc họ Tỏi voi lùn - Hypoxidaceae. Loài Sâm cau được cộng đồng dân tộc Thái, dân tộc Mông sử dụng chữa trị các bệnh về vô sinh, yếu sinh lý, đau khớp. Tóm lại, 3 loài cây thuộc diện cần bảo vệ ở xã Chiềng Đông đều thuộc danh sách các loài đang bị đe dọa ở Việt Nam - đều là các loài cây thuốc có giá trị cao trong y dược cũng như giá trị về kinh tế. Qua kết quả này chúng ta cần đẩy mạnh công tác nâng cao ý thức bảo vệ các loài cây thuốc quý hiếm nói riêng và loài cây thuốc nói chung từ người dân. Trong đó ưu tiên trong bảo tồn nguồn gen quý hiếm để phục vụ cho công tác chữa bệnh lâu dài của người dân nói chung. Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được của công trình này sẽ là nguồn tài liệu quan trọng góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu cho các Ban, Ngành chức năng xây dựng các chiến lược, chính sách để bảo tồn và khai thác các loài thực vật làm thuốc này một cách có kế hoạch và bền vững, đặc biệt là các loài cây thuốc quí hiếm có nguy cơ bị suy giảm về số lượng. 4. KẾT LUẬN - Kết quả của nghiên cứu đã xác định được có 80 loài thực vật được một số cộng đồng dân tộc tại khu vực nghiên cứu sử dụng trong chữa trị bệnh cho người dân. 80 loài cây này thuộc 73 chi, 47 họ trong ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta). - Về dạng sống: trong các loài cây thuốc đã xác định có 42 loài cây thân thảo, 15 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 6 loài gỗ nhỏ, 6 loài gỗ trung bình và có 1 loài cây ký sinh. - Về sinh cảnh sống: các loài cây thuốc được phát hiện chủ yếu tập trung ở vườn với 44 loài cây, ở rừng có 15 loài, ở ven sông ven suối có 14 loài và sống ở đồi là 7 loài cây. - Đã xác định được có 6 nhóm bộ phận sử dụng được dùng trong chữa trị bệnh, đó là: bộ phận cả cây, quả - hoa, lá, rễ, thân, vỏ. Trong đó có tới 89,25% số loài có trong 3 nhóm sử dụng bộ phận cả cây, quả - hoa và lá. - Đã thống kê được 15 nhóm bệnh khác nhau được chữa trị bằng kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong cộng đồng dân tộc Thái và Mông tại xã Chiềng Đông. Trong đó phần lớn các loài cây thuốc điều tra được tập trung nhiều ở 7 nhóm bệnh: bệnh về tiêu hóa, bệnh do thời tiết, bệnh về thận, thanh nhiệt - giải độc, bệnh về vết thương, bệnh về khớp và bệnh phụ nữ. - Đã phát hiện ra có 3 loài cây thuốc ở xã Chiềng Đông thuộc danh sách các loài cần bảo tồn, bao gồm các loài: Sâm cau - Curculigo Orchioides Gaertn, Sâm trâu - Callerya speciosa (Champ. Ex Benth.) Schot và Khôi tía - Ardisia silvestris Pit., 1930. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Võ Văn Chi (2012). Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1 - 2. Nhà xuất bản Hà Nội. 2. Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 3. Đỗ Tất Lợi (2005). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Hà Nội. 4. Nguyễn Tập (2007). Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam. Nxb. Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Hà Nội. 5. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997). Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb. Nông nghiệp, Hà nội. 6. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Trần Thúy, Vũ Nam, Nguyễn Văn Toại (2005). Lý luận Y học cổ truyền. Nxb. Y học, Hà Nội. 8. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007). Sách đỏ Việt Nam, phần Thực vật. Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006). Nghị định 32/2006/CP - NĐ về nghiêm cấm, hạn chế khai thác và sử dụng các loài động - thực vật hoang dã. 10. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm Việt Nam (2006). Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2 - 3. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Viện Dược liệu (1993). Tài Nguyên cây thuốc Việt Nam. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 99 STATUS OF USING MEDICINAL PLANTS IN CHIENG DONG COMMUNE, TUAN GIAO DISTRICT, DIEN BIEN PROVINCE Nguyen Thi Thu Hien1, Trinh Dinh Kha2 1Thai Nguyen University of Forestry and Agriculture 2Thai Nguyen University of Sciences SUMMARY This study was conducted to assess the diversity of medicinal plant resources in Thai and Mong ethnic minority communities in Chieng Dong commune, Tuan Giao district, Dien Bien province. The methods used for collecting data were method of interview, specimen collection, identification of the species name, method of medicinal plant resources diversity assessment and method of endangered medicinal plants level assessment. The results of research have identified initially 80 species of medicinal plants of 73 genera and 47 families which the ethnic minority communities have used for diseases prevention and treatment. There are six main life forms of the medicinal plants: herbaceous (52.5%), shrub (18.75%), vines (12.5%), small wood trees (7.5%), moderate wood trees (7.5%) and parasite (1.25%). The trees distribution is common in many types of habitat: live in the gardens, forests, along streams and hills. In the parts used as medicine, the whole plant, fruit - flowers and leaves are used most. The results show that there are 15 groups of disease treated which could be cured by the experience of using medicinal plants of some ethnic minority communities in the study area, of which 7 groups of diseases occupy the highest rate: digestive diseases, kidney disease, heat bar - detoxification, wound disease, women's disease and osteoarthritis. There are 3 endangered medicinal plants: Curculigo Orchioides Gaertn, Callerya speciosa (Champ. Ex Benth.) Schot and Ardisia silvestris Pit., 1930. Keywords: Chieng Dong commune, diversity, medicinal plants, Tuan Giao district. Ngày nhận bài : 17/9/2018 Ngày phản biện : 06/11/2018 Ngày quyết định đăng : 15/11/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhuc_trang_su_dung_cay_thuoc_tai_xa_chieng_dong_huyen_tuan_gi.pdf