KẾTLUẬNVÀĐỀXUẤT
Kết quả điều tra trong nghiên cứu này cho
thấy HTL ở HS THCS là vấn đề cần quan tâm.
Các cơ quan chức năng và ngành y tế cần giám
sát chặt chẽ hơn việc HTL ở HS vì tỷ lệ HS đã
từng HTL và hiện đang HTL cao so với độ tuổi
của các em. Ngoài ra, cần lưu ý là hiện nay tỷ
lệ HS tiếp xúc với khói thuốc lá tại gia đình và
nơi công cộng đều cao, trong khi ngày càng có
nhiều bằng chứng cho thấy rằng tác hại của
việc tiếp xúc với khói thuốc lá dù chỉ là gián
tiếp tương đương với HTL trực tiếp.
Nhằm mục tiêu bảo vệ sức khoẻ của HS
khỏi ảnh hưởng của khói thuốc lá chúng tôi đề
xuất nhà trường và gia đình nên thường xuyên
phổ biến những tác hại của việc hút thuốc lá
cho HS nhằm tăng cường ý thức bảo vệ sức
khoẻ của HS khỏi ảnh hưởng của thuốc lá.
Nhà trường cần triệt để ngăn cấm việc HTL ở
cả giáo viên và HS. Đặc biệt, ban giám hiệu
cần nhắc nhở giáo viên không được HTL trong
trường. Ngoài ra, cần đẩy mạnh và nâng cao
vai trò của gia đình trong công tác phòng
chống tác hại thuốc lá cho HS, đặc biệt là
những người hiện nay đang HTL trong gia
đình của HS, nhất là bố và anh em trai của HS.
Các ban ngành đoàn thể có liên quan đến trách
nhiệm ngăn chặn tình trạng HTL nên kiểm
soát chặt chẽ việc HTL ở các tiệm internet,
quán ăn, quán nước, quán cà phê vì đây là
những địa điểm mà HS thường bị tiếp xúc với
khói thuốc lá nhất ngoài gia đình. Chính
quyền nên có biện pháp giám sát các điểm bán
thuốc lá, ngăn cấm tuyệt đối việc bán thuốc lá
cho HS, mời HS hút thuốc lá miễn phí; đồng
thời chú trọng công tác giám sát quảng cáo về
thuốc lá vì vẫn còn khá nhiều HS nhìn thấy các
bảng, tranh ảnh quảng cáo thuốc lá. Bên cạnh
đó, các chương trình phòng chống HTL nên
gia tăng nhận thức của những người HTL để
họ chủ động bảo vệ người trong GĐ và những
người xung quanh tránh phải việc hít phải
khói thuốc lá do họ thải ra môi trường xung
quanh.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 111 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hút thuốc lá ở học sinh Trung học Cơ sở tại phường 9, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 762
HÚT THUỐC LÁ Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞTẠI PHƯỜNG 9,
QUẬN 8, TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2009
Vương Ngọc Thùy*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hút thuốc lá (HTL)là vấn đề toàn cầu vì gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe và
gánh nặng bệnh tật cho nhiều quốc gia. Tổ chức Y tế thế giới ước tính 80% tổng số tử vong do thuốc lá
thuộc các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin hữu ích
cho các chương trình phòng chống HTL ở học sinh trung học cơ sở (HS THCS).
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ HTL ở HSTHCS và một số đặc điểm liên quan gồm yếu tố về bản
thân HS, gia đình, và xã hội.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả với bảng hỏi soạn sẵn cho 270 HS trường THCS Hưng
Phú A tại phường 9, Quận 8, TP.HCM.
Kết quả: Tỷ lệ HS đã từng HTL, hiện đang HTL, và có ý định HTL trong tương lai lần lượt là
9,3%,4,1%, và 18,4%. Khoảng 80% HS bị hít phải khói thuốc tại nhà. Nguyên nhân lần đầu HTL chủ yếu
do bạn bè rủ rê, tò mò, và buồn. 65% HS bị hít phải khói thuốc tại những nơi công cộng. HS biết tác hại của
việc tiếp xúc với khói thuốc lá chiếm 69%. 54% HS được thầy cô phổ biến những thông tin phòng chống
HTL. Quán nước, quán cà phê, quán ăn là những địa điểm phổ biến nhất HS từng được mời mua và HLT
miễn phí.
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy HTL ở HS nên được giám sát chặt chẽ. Ngoài ra, cần có giải pháp bảo
vệ HS bị hít phải khói thuốc tại nhà và những nơi công cộng. Nên ngăn cấm việc HTL, mời mua và mời
HTL miễn phí ở quán ăn, quán nước, quán cà phê vì HS thường bị hít phải khói thuốc nhất ở những nơi này
ngoài GĐ.
Từ khóa: Hút thuốc lá, học sinh, trung học cơ sở, Thành phố Hồ Chí Minh
ABSTRACT
SMOKING AMONG JUNIOR HIGH SCHOOL STUDENTS AT WARD 9, DISTRICT 8HO CHI
MINH CITY
Vuong Ngoc Thuy* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 762 ‐ 769
Background: Smoking has been a global issue for many severe consequences for human health and
disease burden for many countries. World Health Organization estimated that 80% of the total number of
deaths caused by smoking belong to the population of developing countries, including Vietnam is ranked as
one of the countries that have had an alarmingly increasing prevalence of smoking. This study aimed to
provide useful information forsmoking prevention programs among junior high school students.
Objectives: This study aimed to determine the prevalence of smokingamong junior high school students
and some characteristics related to smoking, including personal characteristics, families and social
characteristics.
Methodology: This cross‐sectional studywith a prepared questionnaire checklist recruited 270 students
in Hung Phu A junior high school in Ward 9, District 8, Ho Chi Minh city.
* Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Ths. Vương Ngọc Thùy ĐT: 0908934002 Email: vuongthuy82@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 763
Results: Percentage of students who ever smoked,currently smoke, and intend to smoke in the future is
9,3%, 4,1%, và 18,4% respectively. The most common reasons of smoking are invitation from friends,
curiosity, and sadness. Nearly 80% of students had to inhale smoke from their family members. 65% of
students are exposed to secondhand smoke in public places. Percentage of students know the harmful effects
of exposure to tobacco smoke is 69%. 54% of students were communicated tobacco prevention mesages.
Water bar, cafe shops, restaurants is the most popular locations where they had been invited free smoke and
cigarette sale.
Conclusion: The study showed that smoking among junior high school students should be closely
monitored. In addition, there is need for solutions toprotect students from exposuring to tobacco smoke at
home and in public places. Smoking, smoking sale, and free smoking offer should be prohibited atwater shops,
cafeshops, and restaurants because these are places where students are mostly exposed to tobacco smoke
outside their home.
Từ khóa: Smoking, high school student, Ho Chi Minh city
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hút thuốc lá đã và đang là vấn đề toàn cầu
vì đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức
khỏe con người và gánh nặng bệnh tật cho
nhiều quốc gia(1). Nó là yếu tố nguy cơ của
khoảng 25 bệnh nguy hiểm cho con người như
ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, bệnh viêm
phổi mãn tính, khí phế thủng, vân vân(2)Ngoài
ra, HTL còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế và gây ô nhiễm môi trường vì những hóa
chất độc có trong khói thuốc, đặc biệt là những
nơi công cộng(3).
Thuốc lá phổ biến trên toàn thế giới và có
thể được mua bán hợp pháp ở tất cả các nước.
Năm 2005, thuốc lá đã gây tử vong 5,4 triệu
người, 50% trong số đó là ở các nước đang
phát triển(4)..Tổ chức Y tế Thế Giới dự đoán
rằng nếu không có những chương trình phòng
chống thuốc lá hiệu quả thì rất có khả năng số
người tử vong do thuốc lá sẽ tăng lên hơn 8
triệu vào năm 2030 và 80% trong tổng số tử
vong này thuộc dân số ở các nước đang phát
triển(5). Đáng quan tâm hơn, Việt Nam là một
trong những quốc gia được xếp vào khu vực
báo động về tình trạng gia tăng nhanh tỷ lệ
HTL(6). Mặt khác, đối tượng HTL ở Việt Nam
đang có độ tuổi ngày càng trẻ hóa (7).
Kết quả nghiên cứu tình hình HTL ở HS
tuổi 13‐15 tại 4 thành phố lớn của Việt Nam,
trong đó có TP.HCM cho thấy HTL ở nam học
sinh là tương đối phổ biến (8).Cụ thể hút thuốc
ở nam học sinh là 6,5% và nữ học sinh là 1,2%.
Bên cạnh đó, tỷ lệ HS phải tiếp xúc với khói
thuốc lá tại nhà và những nơi công cộng chiếm
khá cao, dao động từ 60‐70%. Những vấn đề
trên khiến chúng tôi muốn xác định tỷ lệ HTL
ở HSTHCS là bao nhiêu? Ngoài ra, nghiên cứu
cũngmô tả một số đặc điểm liên quan đến việc
HTL ở HS như: yếu tố về bản thân HS, đặc
điểm gia đình, và xã hội nhằm cung cấp
những thông tin hữu ích và sát thực hơn cho
các chương trình phòng chống thuốc lá, đặc
biệt là ở HSTHCS.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 270 HS
THCS tại phường 9 quận 8 Tp.Hồ Chí Minh.
Cỡ mẫu
2
2
2/1 )1(
d
PPZn
Trong đó: Z=1,96 (độ tin cậy 95%)
α =0,05 xác suất sai lầm loại I
p= 0,129* trị số ước tính của tỉ lệ HS có
HTL[4]
d=0,04 sai số cho phép
Kỹ thuật chọn mẫu
Sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên
hệ thống
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 764
Công cụ nghiên cứu
Thu thập dữ kiện bằng bộ câu hỏi soạn sẵn
(HS tự điền)
Xử lý số liệu
Nhập liệu bằng phần mềm EpiData 3.02,
phân tích bằng phần mềm Stata 10. Nghiên
cứu sử dụng thống kê mô tả các tần số và tỷ lệ.
Kết quả
Bảng 1 Đặc tính chung của mẫu (n=270)
Tần số Tỷ lệ
Lớp
Lớp 6 63 23,3
Lớp 7 76 28,2
Lớp 8 79 29,3
Lớp 9 52 19,2
Giới tính
Nam 130 48,2
Nữ 140 51,8
Học lực
Giỏi 71 26,3
Khá 142 52,6
Trung bình 56 20,7
Kém 1 0,4
Hiện đang sinh sống với
Sống với cha mẹ 195 72,2
Sống với cha hoặc mẹ 54 20,0
Sống với anh, chị, em 55 20,4
Sống với ông bà 57 21,1
Sống với bà con (chú,bác,cô,.. 29 10,7
Sống với người khác (mẹ nuôi) 1 0,03
Bảng 2 Tỷ lệ HS hút thuốc lá
Tần số Tỷ lệ
HS đã từng HTL
Có 25 9,3
Không 245 90,7
Tuổi lần đầu tiên HTL
6-7 tuổi 4 16,0
8-9 tuổi 5 20,0
10-11 tuổi 3 12,0
12-13 tuổi 2 8,0
14-15 tuổi 5 20,0
Không nhớ 6 24,0
Tỷ lệ HS hiện đang hút thuốc
Có 11 4,1
Không 259 95,9
Số ngày hút trong tuần (n=11)
1-2 ngày 9 81,8
Tần số Tỷ lệ
3-4 ngày 1 9,1
5-6 ngày 5 2,3
7 ngày 1 9,1
HS có ý định HTL trongtương lai
Có 45 18,4
Không 200 81,6
Bảng 1 cho thấy số HS của từng khối lớp
tham gia vào nghiên cứu khá đồng đều. Nữ
HS chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam. HS khá chiếm
trên ½ mẫu nghiên cứu. Đa số các em HS hiện
nay đang sống cùng với cha mẹ, anh, chị em.
Bảng 2 trình bày tỷ lệ HS HTL. Tỷ lệ HS đã
từng HTL và hiện đang HTL lần lượt là 9,3%
và 4,1%. Hai độ tuổi lần đầu tiên HS HTL
chiếm cao nhất là 8‐9 và 14‐15. Tỷ lệ HS có ý
định HTL trong tương lai cao (18,4%).
Bảng 3 Tỷ lệ HS bị tiếp xúc với khói thuốc lá tại
gia đình và nơi công cộng
Tần số Tỷ lệ
HS bị tiếp xúc với khói thuốc lá tại
gia đình
Có 179 66,3
Không 91 33,7
Số ngày trong tuần HS hít phải khói
thuốc tại gia đình
Không ngày nào 44 19,9
1-2 ngày 94 42,5
3-4 ngày 49 22,2
5-6 ngày 5 2,3
7 ngày 29 13,1
HS bị tiếp xúc với khói thuốc lá ở
những nơi công cộng
Có 176 65,2
Không 94 34,8
Những nơi công cộng HS bị tiếp
xúc với khói thuốc
Tiệm internet 115 65,3
Nhà hàng, quán ăn nhỏ, quán
nước
41 23,3
Trường học 6 3,4
Nhà chờ xe buýt 17 9,7
Rạp hát, rạp chiếu phim 6 3,4
Công viên, khu vui chơi 30 17,1
Địa điểm khác (bệnh viện, ngã tư
đèn xanh đỏ, hàng xóm)
6 3,4
HS tiếp xúc với khói thuốc tại gia đình và
nơi công cộng xấp xỉ nhau và chiếm tỷ lệ lần
lượt là 66,3% và 65,3%. Tiệm Internet, nhà
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 765
hàng, quán ăn nhỏ, quán nước là những nơi
công cộng HS thường bị tiếp xúc với khói
thuốc nhiều nhất.
Bảng 4 Các đặc điểm thuộc cá nhân HS liên quan
đến HTL
HS có bạn hút thuốc Tần số Tỷ lệ
1 vài bạnHTL 70 25,9
Đa số các bạn HTL 3 1,1
Không có bạn nào HTL 197 73,0
HS có người trong GĐ HTL
Có 224 83,0
Không 46 17,0
Số người HTL trong gia đình của HS
1 người 118 52,3
2 người hoặc nhiều hơn 106 47,0
Những người HTL trong gia đình của HS
Bố 151 67,4
Mẹ 4 1,8
Anh hoặc em trai 40 17,9
Chị hoặc em gái 0 0
Những người bà con 80 35,7
Hoàn cảnh HTLcủa HS (n=22)
Người trong gia đình rủ 2 9,1
Bạn bè mời 8 36,4
Tự hút vì thích 1 4,6
Hút thử cho biết 6 27,2
Buồn 5 22,7
Bảng 5 Các đặc điểm thuộc nhà trường và xã hội
liên quan đến HTL ở HS
Các đặc điểm thuộc nhà trường Tần số Tỷ lệ
HS được thầy cô phổ biến những thông
tin phòng chống thuốc lá
146 54,1
HS biết tác hại của việc tiếp xúc với khói
thuốc lá
186 68,9
Trường có bản tin phòng chống thuốc lá 148 54,8
HS nhìn thấy thầy hoặc cô giáo HTL trong
trường
157 58,2
Các đặc điểm thuộc xã hội
HS bị người bán thuốc lá từ chối khi mua
thuốc
11 4,07
HS có chỗ bán thuốc lá gần nhà hoặc
trường học
39 14,4
HS luôn có sẵn tiền để mua thuốc lá 9 3,3
HS từng được mời hút HTL miễn phí 46 17,0
HS từng được mời mua thuốc lá 83 30,7
HS có thấy bảng hiệu, tranh ảnh quảng
cáo về TL
153 56,7
HS có bạn bè HTL chiếm khoảng 27%. Tỷ
lệ HS có người trong gia đình HTL chiếm rất
cao (83%). Hơn ½ HS có bố HTL. Nguyên
nhân phổ biến nhất khiến HS HTL là bạn bè
mời, tò mò, và buồn.
Gần ½ HS chưa được thầy cô phổ biến các
thông tin về tác hại của HTL. 55% HS trả lời
trường chưa bản tin phòng chống thuốc lá. Tỷ
lệ HS nhìn thấy thầy cô HTL khá cao.
HS có thấy bảng hiệu, tranh ảnh quảng cáo
về thuốc lá chiếm tỷ lệ cao (56,7%). Khoảng
31% HS từng được mời mua thuốc lá.
BÀN LUẬN
Số lượng HS nam và nữ trong mẫu nghiên
cứu không có sự chênh lệch lớn. Tỷ lệ HS giỏi
và khá cao hơn số HS trung bình và kém. Mặc
dù chưa có bằng chứng xác thực rằng HS có
kết quả học tập tốt hơn thì có tỷ lệ HTL thấp
hơn, nhưng kết quả học tập có thể phần nào
phản ảnh được nhận thức của HS; HS có kết
quả học tập tốt hơn thì có khả năng nhận thức
tốt hơn về tác hại của việc HTL, do đó không
HTL[9].
Tỷ lệ HS đã từng HTL
Qua kết quả điều tra, tỷ lệ học sinh THCS
đã từng HTL là 9,3%. Đa số các em HS đang
học cấp hai có độ tuổi khoảng từ 11‐15 tuổi.
Như vậy với độ tuổi thiếu niên mà tỷ lệ các em
đã từng HTL là 9,3% là tương đối cao so với tỷ
lệ HTL của HS trong độ tuổi từ 13‐15 trong
một điều tra của Bộ Y tế tại 4 thành phố lớn
của Việt Nam năm 2007 (nam HS chiếm 6,5%
và nữ chiếm 1,2%)(8).
Trong những trẻ đã từng hút thuốc lá, tỷ lệ
các em HS HTL trước 10 tuổi chiếm khá cao,
36%. Điều này cho thấy tình trạng HTL đang
có xu hướng trẻ hoá trong thanh thiếu niên.
Thật vậy, một nghiên cứu trong HS lớp 7‐ 9 ở
Wuhan, Trung Quốc cho thấy tỷ lệ HS bắt đầu
HTL ở 10 tuổi gia tăng nhanh chóng và đạt
đỉnh cao ở độ tuổi 14 – 15(9). Một số nghiên cứu
khác cũng cho kết quả tương tự(10,11,12). Điều
này chắc chắn có những ảnh hưởng nhất định
lên sức khoẻ thanh thiếu niên trong tương lai
vì Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) đã xác định
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 766
nếu xu hướng bắt đầu hút thuốc từ khi tuổi
còn thiếu niên tiếp tục diễn tiến mà không có
sự can thiệp thì tỷ lệ thanh thiếu niên sẽ chết
sớm trong tương lai do các bệnh liên quan đến
thuốc lá sẽ tăng. Cụ thể TCYTTG dự đoán có
khoảng 2/3 số vị thành niên đang sống ở khu
vực châu Á sẽ tử vong do các nguyên nhân
liên quan đến thuốc lá..
Về hoàn cảnh HTL, theo các nghiên cứu
khác thì một số yếu tố liên quan đến việc sử
dụng thuốc lá ở người trẻ bao gồm: tình trạng
kinh tế xã hội, sự tán thành của các bạn đồng
trang lứa và anh chị em ruột trong gia đình,
cha mẹ hoặc người bảo hộ hút thuốc, sự sẵn có
của thuốc lá và giá cả của thuốc, thiếu sự hỗ
trợ của cha mẹ, trình độ học vấn thấp, thiếu
những kĩ năng phòng tránh những ảnh hưởng
đối với thuốc lá, sự tự nhận thức về chính bản
thân thấp, niềm tin về lợi ích của HTL và thiếu
kĩ năng từ chối khi được mời thuốc. Trong
nghiên cứu này, tác giả nhận thấy tỷ lệ HS
HTL do bạn bè mời hút chiếm cao nhất (36,4%)
so với các lí do khác như hút thử cho biết
(27,3%), buồn (22,7%), người trong gia đình rủ
HTL (9,1%), tự hút vì thích (4,6%). Như vậy
ngoài nguyên nhân do tác động của bạn bè mà
HS bắt đầu có thói quen HTL, nghiên cứu tìm
thấy một lí do quan trọng khác khiến HS HTL
là vì buồn. Tuy nhiên trong nghiên cứu này tác
giả chưa tìm hiểu kĩ HS buồn vì chuyện gì mà
lại tìm đến HTL như là một cách để giải toả
nỗi buồn. Ngoài ra, HS HTL còn do sự tò mò.
Có thể do thấy cha mẹ, anh chị em, bà con, bạn
bè, thầy giáo, diễn viên trong các phim HTL
nên HS cũng muốn thử cho biết.
Tìm hiểu về những người HTL trong gia
đình HS, nghiên cứu cho thấy có khoảng 83%
HS có người thân trong gia đình HTL, trong
đó có gần ½ HS có ít nhất 2 người trong gia
đình HTL. Tỷ lệ HS có bố HTL chiếm cao nhất
(67,41%), sau đó là HS có những người bà con
HTL (35,71%) như cậu, chú, bác, anh em họ...
Điều này cho thấy những chương trình phòng
chống HTL cho HS nên tập trung đến các đối
tượng có những ảnh hưởng lớn đến việc HTL
của HS như bố, anh trai, và những người bà
con (nam giới) của HS.
Tỷ lệ HS hiện đang HTL
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ HS
hiện đang HTL là 4,1%. Trong đó, tỷ lệ HS hút
thuốc mỗi ngày là 9%. Đây là một dấu hiệu
cho thấy tính nghiêm trọng của vấn đề HTL ở
HS, đòi hỏi cán bộ y tế và những cơ quan chức
năng liên quan khác phải quan tâm và tìm biện
pháp để kịp thời ngăn chặn sự gia tăng tỷ lệ
HTL ở thanh thiếu niên trong tương lai.
Tỷ lệ HS bị tiếp xúc với khói thuốc lá tại
gia đình
Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ HS bị tiếp
xúc với khói thuốc chiếm khoảng 80%. Tỷ lệ
này tương thích với kết quả báo cáo của
TCYTTG. Trong đó, tỷ lệ HS bị tiếp xúc với
khói thuốc mỗi ngày tại gia đình là 13,1%. HS
bị tiếp xúc với khói thuốc mỗi ngày tại gia
đình là một vấn đề rất đáng quan tâm vì điều
này không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà
còn có tác động không tốt đến nhận thức của
HS trong vấn đề hút thuốc. Tiếp xúc với hình
ảnh người trong gia đình HTL mỗi ngày, HS
có thể nghĩ rằng việc HTL là một chuyện rất
bình thường, thậm chí có thể khiến các em
muốn bắt chước người trong gia đình để HTL.
Tỷ lệ HS bị tiếp xúc với khói thuốc lá ở
những nơi công cộng (tiệm internet, nhà hàng,
quán ăn nhỏ, quán nước, trường học, nhà chờ
xe buýt, công viên,khu vui chơi, bệnh viện.
Có khoảng 65% HS bị tiếp xúc với khói
thuốc lá ở những nơi công cộng. Tỷ lệ này
tương đối thấp hơn so với báo cáo của
TCYTTG. Điều này có thể lý giải bởi nhiều
nguyên nhân. Trước hết, có thể vì các HS ở
trường đa số học nội trú, hàng ngày các em ở
trong trường, chiều và tối cũng có khá nhiều
em phải đi học thêm, do đó gần như toàn bộ
thời gian của các em là ở trường. Hơn nữa, đa
số các em đều được bố mẹ đưa đến trường và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 767
các em cũng ít được bố mẹ dẫn đi công viên
hoặc khu vui chơi, do đó các em ít có cơ hội
đến những nơi công cộng nên không bị tiếp
xúc với khói thuốc ở những nơi công cộng
nhiều như ở gia đình.
Ngoài ra, có một điều rất đáng lưu ý là tỷ
lệ HS bị tiếp xúc với khói thuốc lá tại tiệm
internet chiếm cao nhất so với những nơi công
cộng khác như công viên hoặc khu vui chơi.
Qua đây có thể phản ánh phần nào sở thích
của các em HS trong việc giải trí sau giờ học,
đó là rất nhiều HS thích chơi game hoặc “chat”
nên thường vào các tiệm internet, do đó
thường phải tiếp xúc với khói thuốc tại nơi
đây nhiều hơn những nơi khác.
Tỷ lệ HS có ý định HTL trong tương lai
Nghiên cứu tìm thấy có 18,4% HS có khả
năng nhiễm thói quen HTL trong tương lai. Tỷ
lệ này được đo lường bằng cách hỏi HS 2 câu
hỏi, trong đó nhằm đo lường thái độ dứt khoát
của các em đối với việc HTL. Theo kết quả này
thì vẫn còn một số HS chưa có thái độ dứt
khoát từ chối không HTL khi các em được mời
HTL hoặc tự bản thân các em chưa xác định rõ
liệu các em có thể HTL hay không trong tương
lai. Tác giả cho rằng nhà trường và gia đình
cần phải có những biện pháp để tăng cường
hiểu biết của HS đối với tác hại của thuốc lá để
các em sẵn sàng dứt khoát từ chối việc HTL.
Các đặc điểm thuộc nhà trường ảnh
hưởng đến việc HTL của HS
Nhìn chung, tỷ lệ hiểu biết và sự hỗ trợ
thông tin về tác hại của thuốc lá cho HS thấp
(bảng 5). Nếu muốn tỷ lệ HS HTL không tăng
hoặc giảm trong tương lai cần có những giải
pháp để giúp HS nâng cao sự hiểu biết về
những nguy hại liên quan đến thuốc lá. Bên
cạnh đó, việc HS vẫn còn nhìn thấy giáo viên
của chúng HTL là một hình ảnh không tốt đối
với HS, trong khi đã có những qui định cấm
thầy cô giáo HTL trong trường học. Điều đáng
lo là tỷ lệ HS nhìn thấy giáo viên của chúng
HTL còn cao hơn tỷ lệ HS được thầy cô phổ
biến những thông tin phòng chống thuốc lá.
Các đặc điểm thuộc xã hội ảnh hưởng đến
việc HTL của HS
HS bị người bán thuốc lá từ chối khi mua
thuốc chiếm khoảng 4%. Tỷ lệ này có thể được
lý giải do một số HS không nhớ rõ trong vòng
một tháng qua có mua thuốc lá hay không và
có những HS trong vòng một tháng qua không
mua thuốc lá nên không bị từ chối.
Có khoảng 14% HS cho biết có chỗ bán
thuốc lá gần nhà hoặc trường học và khoảng
3% HS luôn có sẵn tiền để mua thuốc lá. Nhìn
chung, đối với những HS trong mẫu nghiên
cứu, hai yếu tố thuộc xã hội này không đáng lo
ngại.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát về các yếu tố
xã hội khác liên quan đến việc HTL ở HS như
HS từng được mời hút HTL miễn phí, HS có
thấy bảng hiệu, tranh ảnh quảng cáo về thuốc
lá, HS từng được mời mua thuốc lá lại là vấn
đề cần quan tâm. Nghiên cứu tìm thấy có
khoảng 17% HS từng được mời hút HTL miễn
phí, khoảng 31% HS từng được mời mua thuốc
lá và 57% HS có thấy bảng hiệu, tranh ảnh
quảng cáo về thuốc lá. Nơi HS thường được
mời HTL miễn phí nhất là tại nhà của bạn bè.
Phát hiện này một lần nữa khẳng định vai trò
quan trọng của bạn bè trong việc tác động đến
việc HTL của HS.
Bên cạnh đó, quán nước, quán cà phê,
quán ăn cũng là những địa điểm quan trọng
HS thường tập trung để HTL. Như vậy, gia
đình và nhà trường cần quan tâm hơn đến HS,
đặc biệt chú ý những nơi mà các em thường
nhóm họp với bạn bè để kịp thời ngăn chặn
việc HTL của các em, không nên chủ quan khi
thấy HS không HTL ở nhà trường và gia đình
thì cho rằng các em không HTL vì rất có thể
các em không dám HTL ở nhà trường và gia
đình nhưng lại tụ tập bạn bè để HTL bên
ngoài. Nghiên cứu cũng phát hiện quán nước,
quán cà phê, quán ăn là những nơi mà các
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 768
HStừng được mời HTL miễn phí và được mời
mua thuốc lá. Như vậy có thể nhận định rằng
những địa điểm này là những nơi quan trọng,
góp phần làm gia tăng tỷ lệ tập nhiễm HTL ở
HS. Do đó, các cơ quan chức năng nên chú
trọng đến các địa điểm này khi đề ra các kế
hoạch phòng chống HTL cho HS.
Ngoài ra, kết quả khảo sát cho thấy có
khoảng 60% HS thấy bảng hiệu, tranh ảnh
quảng cáo thuốc lá ở những nơi công cộng như
rạp hát, rạp chiếu phim, công viên, khu vui
chơi... Theo Công ước Khung về kiểm soát
thuốc lá mà Việt Nam là thành viên từ năm
2005, quảng cáo thuốc lá cần phải bị cấm hoàn
toàn nhằm ngăn chặn trẻ em, thanh thiếu niên
quen với hình ảnh thuốc lá. Trong dự thảo
Luật phòng chống tác hại của thuốc lá cũng có
một số điều cấm quảng cáo và trưng bày thuốc
lá. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy các
quy định vẫn chưa được thực hiện một cách
nghiêm túc.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết quả điều tra trong nghiên cứu này cho
thấy HTL ở HS THCS là vấn đề cần quan tâm.
Các cơ quan chức năng và ngành y tế cần giám
sát chặt chẽ hơn việc HTL ở HS vì tỷ lệ HS đã
từng HTL và hiện đang HTL cao so với độ tuổi
của các em. Ngoài ra, cần lưu ý là hiện nay tỷ
lệ HS tiếp xúc với khói thuốc lá tại gia đình và
nơi công cộng đều cao, trong khi ngày càng có
nhiều bằng chứng cho thấy rằng tác hại của
việc tiếp xúc với khói thuốc lá dù chỉ là gián
tiếp tương đương với HTL trực tiếp.
Nhằm mục tiêu bảo vệ sức khoẻ của HS
khỏi ảnh hưởng của khói thuốc lá chúng tôi đề
xuất nhà trường và gia đình nên thường xuyên
phổ biến những tác hại của việc hút thuốc lá
cho HS nhằm tăng cường ý thức bảo vệ sức
khoẻ của HS khỏi ảnh hưởng của thuốc lá.
Nhà trường cần triệt để ngăn cấm việc HTL ở
cả giáo viên và HS. Đặc biệt, ban giám hiệu
cần nhắc nhở giáo viên không được HTL trong
trường. Ngoài ra, cần đẩy mạnh và nâng cao
vai trò của gia đình trong công tác phòng
chống tác hại thuốc lá cho HS, đặc biệt là
những người hiện nay đang HTL trong gia
đình của HS, nhất là bố và anh em trai của HS.
Các ban ngành đoàn thể có liên quan đến trách
nhiệm ngăn chặn tình trạng HTL nên kiểm
soát chặt chẽ việc HTL ở các tiệm internet,
quán ăn, quán nước, quán cà phê vì đây là
những địa điểm mà HS thường bị tiếp xúc với
khói thuốc lá nhất ngoài gia đình. Chính
quyền nên có biện pháp giám sát các điểm bán
thuốc lá, ngăn cấm tuyệt đối việc bán thuốc lá
cho HS, mời HS hút thuốc lá miễn phí; đồng
thời chú trọng công tác giám sát quảng cáo về
thuốc lá vì vẫn còn khá nhiều HS nhìn thấy các
bảng, tranh ảnh quảng cáo thuốc lá. Bên cạnh
đó, các chương trình phòng chống HTL nên
gia tăng nhận thức của những người HTL để
họ chủ động bảo vệ người trong GĐ và những
người xung quanh tránh phải việc hít phải
khói thuốc lá do họ thải ra môi trường xung
quanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế ‐Tổng cục thống kê ‐ Unicef –WHO (2003). Sử
dụng các chất gây nghiện: Điều tra quốc gia về vị thành
niên và thanh niên Việt Nam. Tr. 98‐101.
2. CDC (2006). Tobacco use among student aged 13‐15 years‐
Kurdistan region, Iraq. World No Tobacco Day. 55.556‐558.
3. Chen X, Li Y, Unger JB, Gong J, Johnson CA (2001).
Hazard of smoking initiation by age among adolescents in
Wuhan, China. Prev Med32(5):437‐445.
4. Guindon GE, Georgiades MH, Boyle H (2008).
Susceptibility to smoking among non‐smoking East‐Asian
youth: A multilevel analyis. BMJ. 17(13)190.
5. Johnston LD, O’Malley PM, Bachman JG, Schulenberg JE
(2013). Monitoring the Future national survey results on
drug use 1975‐2012.Institute for Social Research. The
University of Michigan Volume I. 34‐43.
6. Luis GE, Stephen EM, Deborah H, Gary AG (1993). Sports
Participation, Age at Smoking Initiation, and the Risk of
Smoking Among US High School Students. JAMA, 269(11)
77‐99.
7. Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Bích Liên, Đặng Thị Ngoan
và cs (2005). Báo cáo kết quả: Nghiên cứu về Kiến thức,
thái độ, thực hành về hút thuốc lá ở Việt Nam. Chương
trình Hợp tác Y tế Việt Nam‐Thụy Điển. Khoa Y tế Công
cộng Đại học Y Hà Nội. Bộ Y tế.56‐67.
8. Przegl L (2008). The age of tobacco initiation and tobacco
smoking frequency among 15 year‐old adolescents in
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 769
Poland, Kowalewska. EuropePubmedCentral, 65(10):546‐
548.
9. U.S. Department of Health and Human Services (2009).
Reducing Tobacco Use: A Report of the Surgeon General.
Atlanta. 24‐56.
10. WHO (2002). Health risks In The tobacco atlas. Paul Jeremy,
Lacey C. Mariads Editin Limited. Pp. 128.
11. WHO (2003). The World Health Report in Tobacco and
schoolchildren in the Western Pacific region. Geneva.
WHO. Geneva. Pp. 66‐96.
12. WHO (2008). WHO report on the global tobacco epidemic.
WHO. Geneva. Pp 45‐67.
Ngày nhận bài báo: 23/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11/6/2014
Ngày bài báo được đăng : 14/11/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hut_thuoc_la_o_hoc_sinh_trung_hoc_co_so_tai_phuong_9_quan_8.pdf