Bốn là, tôn trọng quyền tự định đoạt của
đương sự: về nguyên tắc, Hội đồng trọng tài
được quyền không xem xét về hậu quả khi
tuyên bố chấm dứt hợp đồng trong trường hợp
các đương sự không có yêu cầu. Tuy nhiên,
Hội đồng trọng tài phải giải thích rõ cho
đương sự. Về vấn đề này, thực tiễn xét xử ở
Việt Nam đã có những hướng dẫn có thể áp
dụng tương tự. Cụ thể là, tại mục 2 phần III
Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 7
tháng 4 năm 2017 của Tòa án nhân dân tối cao
giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ “Khi giải
quyết vụ án dân sự có yêu cầu tuyên bố hợp
đồng vô hiệu nhưng đương sự không yêu cầu
giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu thì Tòa
án phải giải thích cho các đương sự về hậu
quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng vô
hiệu. Việc giải thích phải được ghi vào biên
bản và lưu vào hồ sơ vụ án. Trường hợp Tòa
án đã giải thích nhưng tất cả đương sự vẫn
không yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng
vô hiệu thì Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu
mà không phải giải quyết hậu quả hợp đồng
vô hiệu; trừ trường hợp đương sự không yêu
cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu
nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc
người thứ ba”. Liên quan đến việc xem xét
việc áp dụng tương tự pháp luật, tức là dùng
những quy phạm pháp luật đang có hiệu lực
đối với những quan hệ tương tự như quan hệ
cần xử lý để điều chỉnh quan hệ cần xử lý đó,
nhưng không có quy phạm trực tiếp điều
chỉnh. Đây là những quan hệ xã hội mà pháp
luật chưa dự liệu, chưa có quy định nhưng
trong thực tiễn đã nảy sinh quan hệ gần giống
như quan hệ mà pháp luật đã quy định nên
Tòa án sử dụng quy định hiện có gần giống
để giải quyết quan hệ đã nảy sinh mà chưa
được luật hóa. Đối với vấn đề này luật pháp
nước ta đã quy định từ lâu và thực tiễn là
Tòa án đã áp dụng để giải quyết các vụ việc
dân sự.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hủy phán quyết trọng tài - Bình luận từ góc nhìn một vụ án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
85
HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI -
BÌNH LUẬN TỪ GÓC NHÌN MỘT VỤ ÁN
Nguyễn Minh Hằng1
Tóm tắt: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nhiều ưu điểm, đó là thủ tục đơn giản,
nhanh chóng; trọng tài viên thường là những chuyên gia giỏi và có uy tín; giữ kín được bí mật
kinh doanh, uy tín của các bên và rất phù hợp cho việc giải quyết tranh chấp có yếu tố nước
ngoài. Nguyên tắc xét xử một lần trong tố tụng trọng tài trừ trường hợp Tòa án tuyên bố hủy
quyết định trọng tài là nguyên tắc đặc trưng của tố tụng trọng tài so với tố tụng Tòa án2. Nguyên
tắc này xuất phát từ bản chất của tố tụng trọng tài là nhân danh ý chí và quyền tự định đoạt của
các bên. Mặc dù có nhiều ưu điểm trong phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài,
nhưng thực tế Việt Nam, các doanh nghiệp ít sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp mà chủ
yếu lựa chọn con đường giải quyết tranh chấp bằng Tòa án. Một trong những nguyên nhân là
tâm lý các doanh nghiệp thường tin vào quyền lực công, e ngại khi đã chọn trọng tài không còn
cơ chế nào khác để khắc phục sai sót trong quá trình giải quyết vụ việc. Từ một vụ án thực tế
đã có phán quyết trọng tài, bài viết này nghiên cứu về quyền yêu cầu hủy quyết định trọng tài
như một cơ chế để khắc phục sai sót. Với việc thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự, quyền
tiếp cận công lý từ phía doanh nghiệp được nhìn nhận từ chế định thẩm quyền hủy phán quyết
trọng tài và căn cứ hủy phán quyết trọng tài khi Tòa án xem xét giải quyết yêu cầu của đương
sự về hủy phán quyết trọng tài.
Từ khóa: Quyền yêu cầu hủy quyết định trọng tài; căn cứ hủy quyết định trọng tài; thẩm quyền
hủy quyết định trọng tài; Luật trọng tài thương mại năm 2010, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Nhận bài: 05/4/2017; Hoàn thành biên tập: 25/6/2017; Duyệt đăng: 01/8/2017
Abstract: Dispute resolution by arbitration has many advantages which are: fast and simple
process; arbitrators are often good and reputable experts, who are able to keep confidential
business secrets and suitable for settlement of disputes involving foreign elements. The one-time
adjudication principle in arbitral proceedings, except when the court declares the annulment of
the arbitral award, is the featured principle of arbitral proceedings compared to court
proceedings1. This principle arises from the nature of arbitral proceedings, which represent the
will and right to self-determination of the parties. Despite of having many advantages,
Vietnamese enterprises rarely use arbitration to settle disputes. They mainly choose to resolve
disputes in courts. One of the reasons is that Vietnamese enterprises often believe in public
power and they are afraid that there is no mechanism to correct errors in the process of resolving
by using arbitration. From a real case where there is an arbitral award, this article studies the
right to request the cancellation of arbitral awards as a mechanism for correcting errors. By
performing the right of self-determination of the parties, the right of access to justice from the
business is recognized from the jurisdiction of canceling the arbitral award and the grounds for
the cancellation of the arbitral award when the court considers the demand of the litigant to
cancel the arbitration award.
Keywords: the right to request the cancellation of arbitral awards, grounds for the
cancellation of the arbitral award, the jurisdiction of canceling the arbitral award,Law on
Commercial Arbitration in 2010, Civil Procedure Code in 2015.
Date of receipt: 05/4/2017; Date of revision: 25/6/2017; Date of approval: 01/8/2017
1 Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Trưởng Khoa Đào tạo Luật sư - Học viện Tư pháp
2 Khoản 5 Điều 4 Luật trọng tài Thương mại năm 2010 quy định “Phán quyết trọng tài là chung thẩm”.
BÌNH LUAÄN AÙN
86
1. Phán quyết trọng tài
Theo đơn khởi kiện ngày 22/12/2016 và
các tài liệu kèm theo của Công ty cổ phần X
kiện Công ty Y (Công ty Y có trụ sở chính tại
HongKong) liên quan đến tranh chấp phát sinh
từ Hợp đồng hợp tác kinh doanh ký ngày
20/1/2000 (Hợp đồng) thì: Công ty X và công
ty Y thỏa thuận cùng nhau thành lập “Cửa hàng
miễn thuế L – sau đây gọi là Cửa hàng”. Trong
Hợp đồng, các bên thống nhất về hoạt động
kinh doanh của cửa hàng, nghĩa vụ của các
bên, hoạch toán và phân chia lợi nhuận; về ban
điều phối; về giải quyết tranh chấp; về luật áp
dụng; về chấm dứt thanh lý hợp đồng. Ngày
10/5/2000 Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam đã
cấp phép đầu tư số 2159/GP cho phép các bên
hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng để
kinh doanh hàng miễn thuế tại khu vực Cửa
khẩu L, đồng thời chuẩn y Hợp đồng. Các bên
thực hiện thỏa thuận trong Hợp đồng đến đầu
năm 2015, Công ty X cho rằng Công ty Y cung
cấp hàng hóa với giá cao hơn thị trường, vi
phạm thỏa thuận trong Hợp đồng. Công ty X
nhiều lần gửi văn bản yêu cầu Công ty Y giải
thích và sang Việt Nam để kiểm tra tình hình
thực tế nhưng không nhận được sự hợp tác của
Công ty Y. Kể từ tháng 6/2015 Cửa hàng
không còn hàng bán nhưng Công ty Y không
có bất kỳ kế hoạch nào cung cấp hàng cho Cửa
hàng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả
kinh doanh của Cửa hàng. Trong Hợp đồng,
các bên có thỏa thuận hợp pháp về việc giải
quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài Quốc
tế Việt Nam bên cạnh Phòng thương mại và
công nghiệp Việt Nam (VIAC). Vì vậy, Công
ty X khởi kiện Công ty Y đến VIAC đề nghị
chấm dứt Hợp đồng và yêu cầu Công ty Y phải
bồi thường thiệt hại là 181.398.000 đồng.
Công ty Y khẳng định rằng mình không vi
phạm Hợp đồng. Công ty Y đã cử đại diện trực
tiếp sang làm việc và yêu cầu Công ty X cung
cấp các tài liệu chứng cứ chứng minh Công ty Y
cung cấp hàng hóa vào Cửa hàng với mức cao
hơn mức thị trường, tuy nhiên Công ty X không
có tài liệu chứng cứ nào để chứng minh. Tháng
7 và tháng 8/2015 Công ty Y đã chuyển cho
Công ty X 02 Đơn hàng nhưng Công ty X không
ký xác nhận đơn hàng nên Công ty Y không thể
thực hiện các thủ tục hải quan để chuyển hàng
cho Cửa hàng. Đồng thời, Công ty X vi phạm
nghĩa vụ chuyển trả giá vốn (tiền hàng do Công
ty Y cung cấp cho Cửa hàng) dẫn đến Công ty Y
gặp khó khăn trong việc cung cấp hàng hóa theo
thỏa thuận. Công ty Y đề nghị Hội đồng trọng
tài giải quyết theo nội dung: Công ty X muốn
đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải chịu chi
phí phát sinh và thiệt hại tổn thất do hành vi vi
phạm hợp đồng của mình gây ra cho Công ty Y
từ tháng 5/2015 đến hết tháng 4/2020 tương
đương với số tiền 10.367.755.622 (bao gồm tổn
thất chi phí đã chi và thiệt hại tổn thất do hành
vi vi phạm hợp đồng). Trường hợp Công ty X
muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì Công ty X
phải chịu tổn thất chi phí phát sinh và thiệt hại
tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng của mình
gây ra cho Công ty Y tương đương với số tiền là
3.264.505.157 đồng (gồm thiệt hại tổn thất do
hành vi vi phạm hợp đồng và tổng chi phí đã
chi).
Ngày 16/1/2017 Hội đồng trọng tài đã họp
và ban hành phán quyết trọng tài. Hội đồng
trọng tài đã phân tích sự việc về thẩm quyền
của trọng tài và quy tắc trọng tài; về ngôn ngữ
trọng tài; về địa điểm trọng tài; về luật áp dụng;
về thời hiệu khởi kiện; về ý kiến của các bên về
hành vi vi phạm hợp đồng. Trong đó, đặc biệt
phân tích yêu cầu của nguyên đơn và bị đơn về
bồi thường thiệt hại:
“Hội đồng trọng tài nhận thấy trong thời
gian Bị đơn (Công ty Y) không cung cấp hàng
cho cửa hàng miễn thuế thì Nguyên đơn (Công
ty X) vẫn duy trì hoạt động của Cửa hàng. Như
vậy, Nguyên đơn phải tự chịu các chi phí phát
sinh. Bởi vậy, yêu cầu của Nguyên đơn buộc
Bị đơn phải bồi thường thiệt hại với số tiền là
181.398.000 đồng là không có căn cứ.
Về yêu cầu của Bị đơn đề nghị Nguyên đơn
phải chịu tổn thất chi phí phát sinh và thiệt hại
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
87
tổn thất với số tiền là 10.367.755.622 đồng
(trường hợp Nguyên đơn chấm dứt hợp đồng)
hoặc 3.264.505.157 đồng (trường hợp Nguyên
đơn tiếp tục thực hiện hợp đồng), do Bị đơn
không có đơn kiện lại và cũng không xuất trình
bất kỳ chứng cứ nào để chứng minh cho các yêu
cầu này nên Hội đồng Trọng tài không xem xét.
Hội đồng trọng tài quyết định:
1. Chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn về
việc chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh
Cửa hàng miễn thuế L ký ngày 20/1/2000 giữa
Công ty X và Công ty Y.
2. Không chấp nhận yêu cầu của Nguyên
đơn về buộc Bị đơn phải bồi thường thiệt hại
với số tiền là 181.398.000 đồng.
Ngoài ra, Hội đồng trọng tài còn quyết
định về phí trọng tài và giá trị của phán quyết
trọng tài.”
2. Những vấn đề trao đổi
2.1. Thẩm quyền xem xét yêu cầu liên
quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam
giải quyết tranh chấp theo quy định của Pháp
luật về Trọng tài thương mại
Theo Luật Trọng tài thương mại năm 2010,
thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên
cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh
chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong
hoạt động thương mại. Thoả thuận trọng tài có
thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc
là một thoả thuận riêng biệt. Khi xem xét hiệu
lực của thoả thuận trọng tài một cách độc lập
với hiệu lực của quan hệ pháp luật đang tranh
chấp. Việc thay đổi, gia hạn, huỷ bỏ hợp đồng,
sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến
hiệu lực của điều khoản trọng tài.
Như vậy, cốt lõi của thỏa thuận trọng tài
phải thể hiện rõ ý chí và sự thống nhất ý chí
của các bên trong việc lựa chọn tổ chức trọng
tài có thẩm quyền. Vụ án trên có thỏa thuận
trọng tài hợp pháp, xác định đúng thẩm quyền
của trọng tài. Theo đó, trong trường hợp có
tranh chấp thì hai bên nhất trí lựa chọn Trung
tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
(VIAC) giải quyết theo tố tụng trọng tài và luật
pháp Việt Nam. Hội đồng trọng tài thuộc VIAC
đã thành lập theo quy tắc tố tụng của VIAC có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Quyền khởi kiện (Quyền yêu cầu) của
đương sự là một quyền tố tụng được Pháp luật
TTDS ghi nhận và bảo vệ. Cơ sở để phân định
thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại của Toà án và trọng tài là thoả
thuận trọng tài giữa các bên. Điều 6 Luật Trọng
tài thương mại năm 2010 quy định: “Trong
trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả
thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án
thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp
thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận
trọng tài không thể thực hiện được”. Tại khoản
2 Điều 31 BLTTDS năm 20153 dẫn chiếu tới
Luật trọng tài thương mại, trong đó ghi nhận
về thẩm quyền theo loại việc của Tòa án đối
với “Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài
thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp
theo quy định của pháp luật về Trọng tài
thương mại.” Tương tự như xác định quyền
khởi kiện (quyền yêu cầu) của các chủ thể
trong các vụ việc dân sự (theo nghĩa rộng
khác), Quyền khởi kiện vụ án dân sự là quyền
tố tụng của cá nhân, pháp nhân yêu cầu Tòa
án nhân dân bảo vệ các quyền lợi hợp pháp
của mình, của tập thể của Nhà nước hay của
người khác đang bị tranh chấp hoặc vi phạm4.
Bản chất của quyền khởi kiện là quyền yêu cầu
Toà án bảo vệ quyền lợi khi quyền lợi này giả
thiết bị tranh chấp hay bị vi phạm mà chưa
được giải quyết bằng bản án, quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp
Luật hoặc luật khác liên quan (luật có quy
3 Ngày 25/11/2015 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 được Quốc hội Khóa 13 thông qua theo Luật số 92/2015/QH13
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2016 (BLTTDS năm 2015).
4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
tr.132.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
88
phạm điều chỉnh một hoặc nhiều quan hệ dân
sự) có quy định khác. Xét về thực chất thì đây
là quyền của chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm
trong việc bắt đầu khởi kiện để bảo vệ quyền
lợi của mình, thông qua việc đệ đơn yêu cầu
Tòa án xem xét giải quyết. Việc ghi nhận từ
Luật trọng tài thương mại năm 2010 đến
BLTTDS năm 2015 quyền yêu cầu của đương
sự theo thủ tục tố tụng dân sự về hủy phán
quyết trọng tài là một cơ chế để khắc phục sai
sót của phán quyết trọng tài. Đây cũng là một
quy định đảm bảo quyền tiếp cận công lý của
doanh nghiệp với tính chất là “khả năng của
một cá nhân trong việc tìm kiếm và thu nhận
được sự phản hồi đối với yêu cầu của cá nhân
đó để giải quyết sự xung đột, khống chế được
sự lạm dụng quyền lực và bảo vệ được quyền
lợi hợp pháp của mình một cách công bằng,
thông qua một quá trình minh bạch, một cơ chế
có tính khả thi và có trách nhiệm giải trình rõ
ràng”5. Khi xem xét về quyền yêu cầu này,
chúng ta cần lưu ý những đặc thù riêng về điều
kiện thực hiện quyền khởi kiện như sau:
Thứ nhất, Một bên hoặc các bên đương sự
trong phán quyết trọng tài đều có quyền chủ thể
tự mình hoặc nhờ người khác trong quan hệ đại
diện hợp pháp yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
khi đáp ứng được các điều kiện luật định.
Thứ hai, điều kiện yêu cầu xem xét hủy
quyết định trọng tài: (i) Trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng
tài; (ii) Có đủ căn cứ để chứng minh được rằng
Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một
trong những trường hợp quy định tại khoản 2
Điều 68 của Luật trọng tài thương mại năm
2010 “về các căn cứ hủy phán quyết trọng tài”.
Khi đương sự làm đơn gửi Toà án có thẩm
quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, đương
sự phải gửi kèm theo các tài liệu, chứng cứ
chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng
tài là có căn cứ và hợp pháp.
Có thể nói, thực hiện quyền yêu cầu hủy
phán quyết trọng tài thương mại cũng là một
trong những nội dung của quyền tự định đoạt
của đương sự, đồng thời tạo cơ chế giám sát để
đảm bảo tính hợp pháp, công bằng của phán
quyết trọng tài. Đương sự có quyền quyết định
việc yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết.
Trong quá trình giải quyết yêu cầu hủy phán
quyết trọng tài, các đương sự có quyền chấm
dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả
thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái
pháp luật và đạo đức xã hội6. Khi đương sự có
quyền, lợi ích bị vi phạm, tranh chấp họ được
lựa chọn hình thức bảo vệ quyền của mình theo
hướng yêu cầu Tòa án giải quyết hay hình thức
bảo vệ quyền khác. Với vai trò là cơ quan có
nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Tòa
án có trách nhiệm phải thụ lý, giải quyết các
vụ việc theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2.2. Căn cứ hủy phán quyết trọng tài
Khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương
mại năm 2010 ghi nhận các căn cứ huỷ phán
quyết trọng tài bao gồm:
- Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa
thuận trọng tài vô hiệu;
- Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố
tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của
các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
- Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền
của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết
trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền
của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
- Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội
đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết
là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản
hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh
chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công
bằng của phán quyết trọng tài;
5 Trịnh Tiến Dũng – Chương trình Hội thảo “Tiếp cận với pháp luật và Tư pháp trong pháp luật Việt Nam”, Ngày 21
& 22 tháng 6 năm 2007, Hà nội -Trung tâm thông tin tư vấn pháp luật Việt-Mỹ Trực thuộc Hội Luật gia Việt Nam.
6 Điều 5 BLTTDS 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2011.
Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
89
- Phán quyết trọng tài trái với các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Đối chiếu các căn cứ trong luật với tình tiết
vụ án trên, khi giải quyết theo tố tụng trọng tài,
nguyên đơn yêu cầu chấm dứt hợp đồng hợp
tác kinh doanh và buộc bị đơn phải bồi thường
thiệt hại. Bị đơn cũng có yêu cầu nguyên đơn
phải chịu tổn thất chi phí phát sinh và thiệt hại,
tổn thất trong trường hợp nguyên đơn chấm dứt
hợp đồng hoặc trong trường hợp nguyên đơn
tiếp tục thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, theo
phán quyết trọng tài, Hội đồng trọng tài chỉ
chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc
chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh Cửa
hàng miễn thuế L ký ngày 20/1/2000 giữa
Công ty X và Công ty Y mà không xem xét giải
quyết hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng.
Sau khi nhận được phán quyết trọng tài, một
hoặc hai bên yêu cầu Tòa án hủy phán quyết
trọng tài. Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục
tố tụng dân sự, về căn cứ hủy quyết định trọng
tài trong trường hợp này, có các quan điểm
tranh luận khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, Quyết định
của Trọng tài trong vụ án trên không thuộc căn
cứ hủy phán quyết trọng tài. Cơ sở của quan
điểm này xuất phát từ việc đối chiếu với khoản
2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại năm
2010, vụ án trên có liên quan đến 2 căn cứ để
xem xét (i) Chứng cứ do các bên cung cấp mà
Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán
quyết là giả mạo; (ii) Phán quyết trọng tài trái
với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam. Tuy nhiên, không đủ cơ sở để khẳng định
chứng cứ do các bên cung cấp là giả mạo. Hội
đồng trọng tài cũng đã phân tích về yêu cầu của
các bên trong đó có yêu cầu bồi thường thiệt
hại, xét thấy chưa đủ căn cứ nên khi ban hành
phán quyết trọng tài đã không đề cập đến việc
xử lý hậu quả khi chấm dứt hợp đồng.
Quan điểm thứ hai cho rằng, Quyết định của
Trọng tài đã vi phạm nguyên tắc cơ bản của Pháp
luật Việt Nam, đặc biệt là việc không đảm bảo
tính toàn diện của phán quyết trọng tài khi không
phân tích căn cứ chấm dứt hợp đồng, cũng như
việc giải quyết hậu quả của hủy bỏ hợp đồng
mặc dù đương sự có yêu cầu và không từ bỏ yêu
cầu của mình. Việc vi phạm nguyên tắc cơ bản
này đã đồng thời dẫn đến vi phạm tiếp nguyên
tắc cơ bản về việc bảo hộ tài sản thuộc sở hữu
hợp pháp của tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh
doanh đã được quy định trong Hiến pháp nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp)
năm 2013 (khoản 3 Điều 51) và Bộ luật Dân sự
(BLDS) năm 2015 (khoản 1 Điều 163).
Với các quan điểm tranh luận khác nhau về
việc vận dụng quy định tại khoản 2 Điều 68
Luật Trọng tài thương mại năm 2010, chúng
tôi cho rằng cần nhìn nhận vấn đề trên cơ sở
xác định các nguyên tắc cơ bản của Pháp luật
Việt Nam và tính toàn diện khi xem xét và
phán quyết về yêu cầu của các đương sự trong
tố tụng trọng tài.
Thứ nhất, xác định nguyên tắc cơ bản của
Pháp luật Việt Nam để làm căn cứ đánh giá có
hay không có sự vi phạm các nguyên tắc cơ bản.
Quan hệ tranh chấp trong vụ án trên là
quan hệ hợp đồng hợp tác kinh doanh, Hội
đồng trọng tài đã nhận định áp dụng luật theo
Pháp luật Việt Nam. Như vậy, căn cứ để xác
định nguyên tắc cơ bản trước tiên được ghi
nhận trong Hiến pháp, trong Luật chung là Bộ
luật dân sự và các luật có liên quan (luật
chuyên ngành).
Các quy định trong Hiến pháp được thừa
nhận là các nguyên tắc cơ bản của Pháp luật
Việt Nam và được cụ thể hóa bằng các đạo luật;
Hiến pháp năm 2013 kế thừa các quy định về
quyền sở hữu của tổ chức và cá nhân được quy
định trong các bản Hiến pháp năm 1980, năm
1992, đã quy định tại khoản 3 Điều 51 như sau:
“Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để
doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức
khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển
bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng
đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ
chưć đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp
luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.”
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
90
BLDS năm 2015 kế thừa các quy định về
việc ghi nhận các nguyên tắc cơ bản trong
BLDS năm 1995, BLDS năm 2005, thay vì
quy định các nguyên tắc cơ bản của BLDS
thành một chương như BLDS năm 2005 thì đã
quy định thành một điều “Các nguyên tắc cơ
bản của pháp luật dân sự”7.
Đồng thời, BLDS năm 2015 cụ thể hóa quy
định tại Điều 51 Hiến pháp năm 2013 để xác
lập nguyên tắc cơ bản của Pháp luật Việt Nam
về quyền sở hữu (Điều 163) và bảo vệ quyền
sở hữu (Điều 164) như sau:
(1) Không ai có thể bị hạn chế, bị tước
đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối
với tài sản.
(2) Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối
với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có
hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản,
chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc
thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài
sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Đối chiếu với các quy định của Hiến pháp
và pháp luật, tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh
doanh trên thuộc trường hợp liên quan đến
nguyên tắc tự do cam kết, tự nguyện thỏa thuận
và nguyên tắc phải tự chịu trách nhiệm về việc
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ dân sự; xử lý hậu quả của tranh chấp
trên cần căn cứ vào nguyên tắc bảo hộ quyền
sở hữu: quyền sở hữu không thể bị hạn chế hay
tước đoạt trái luật và chủ sở hữu tài sản có
quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm
phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành
vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở
hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Thứ hai, xử lý hậu quả của việc chấm dứt
hợp đồng. Chúng tôi cho rằng, để đảm bảo tính
toàn diện của phán quyết trọng tài khi đương
sự có yêu cầu giải quyết thì cần phải xem xét
trên cả phương diện thỏa thuận trong hợp đồng
của các bên và quy định của pháp luật. Điều
này xuất phát từ những cơ sở sau:
Một là, yêu cầu của phán quyết trọng tài:
Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm,
phán quyết kết thúc toàn bộ quá trình tố tụng
giải quyết vụ án, xác định sự thật khách quan,
rút ra những kết luận về những vấn đề cần phải
giải quyết đối với vụ án, làm căn cứ cho những
quyết định xử lý cụ thể. Do đó, để đảm bảo tính
pháp lý của phán quyết trọng tài, phán quyết
ấy phải xuất phát từ yêu cầu chung của việc xét
xử là khách quan toàn diện, đầy đủ và đúng
pháp luật.
Trong trường hợp này, Hợp đồng đã ghi
nhận ý chí của các bên, trường hợp chấm dứt
Hợp đồng thì phải thực hiện việc thanh lý tài
sản, phân chia tài sản cho các bên. Theo thỏa
thuận trong Hợp đồng, tài sản của Cửa hàng do
Công ty Y xây dựng và trang bị, đây là những
tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của Công ty Y.
Tuy nhiên, Phán quyết trọng tài trong
trường hợp nói trên đã không đảm bảo được
việc giải quyết đúng và đầy đủ vụ án theo quy
định của pháp luật khi quyết định chấm dứt hợp
đồng hợp tác giữa nguyên đơn và bị đơn, nhưng
không giải quyết triệt để về hậu quả của việc
chấm dứt hợp đồng, giải quyết thiệt hại của các
bên phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng. Sau
phán quyết này, Công ty X được chiếm hữu trái
pháp luật những tài sản thuộc quyền sở hữu của
Công ty Y đã trang bị cho Cửa hàng và không
cần phải thực hiện nghĩa vụ thanh lý tài sản,
hoàn trả cho Công ty Y những gì thuộc sở hữu
của họ. Như vậy, quyền sở hữu tài sản của Công
ty Y tại Cửa hàng không được bảo vệ, những
thiệt hại và quyền lợi hợp pháp của Công ty Y
không được giải quyết.
Hai là, bảo đảm quyền tố tụng của các
đương sự, với việc Hội đồng trọng tài không
phán quyết về xử lý hậu quả của việc chấm dứt
hợp đồng, thì vấn đề đặt ra là, khi phán quyết
trọng tài được ban hành, các bên có yêu cầu
7 Xem Điều 3 Bộ luật dân sự 2015.
Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
91
Tòa án hoặc trọng tài giải quyết hậu quả của
việc chấm dứt hợp đồng thì trường hợp này lại
vướng về quy định về điều kiện khởi kiện “Sự
việc chưa được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền giải quyết bằng một bản án
hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc đã
được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng người
khởi kiện có quyền khởi kiện lại theo quy định
của pháp luật”8. Toà án không giải quyết
những tranh chấp có cùng nội dung, cùng
nguyên đơn, bị đơn đến lần thứ hai. Nếu vụ án
đã được Toà án giải quyết bằng bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật thì Toà án không thụ
lý, trừ một số trường hợp mà pháp luật có quy
định khác. Việc xác định quyền khởi kiện lại
trong trường hợp này chưa có hướng dẫn cụ
thể thống nhất của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, vô hình chung quyền và lợi ích hợp
pháp của các đương sự, đặc biệt là Công ty Y
không được bảo đảm.
Ba là, xem xét thỏa thuận của các bên và
quy định của pháp luật về giải quyết hậu quả
pháp lý khi chấm dứt hợp đồng. Theo Hợp
đồng, Công ty X và Công ty Y có thỏa thuận về
điều khoản thanh lý tài sản khi chấm dứt Hợp
đồng. Tuy nhiên, việc Hội đồng trọng tài không
giải quyết về hậu quả của chấm dứt hợp đồng
làm cho thỏa thuận về thanh lý tài sản không
thể thực hiện được trên thực tế. Điều này cho
thấy sự không toàn diện trong phán quyết trọng
tài với việc giải quyết không triệt để yêu cầu
của các đương sự.
Theo các quy định của Pháp luật hiện hành,
để nâng cao trách nhiệm của các bên trong thực
hiện cam kết, hạn chế những rủi ro pháp lý
khác có liên quan trong thực hiện hợp đồng,
Pháp luật dân sự ghi nhận các trường hợp chấm
dứt hợp đồng và xử lý hậu quả của việc chấm
dứt hợp đồng. Từ thời điểm giao kết hợp đồng
năm 2000 áp dụng BLDS năm 1995 và các luật
có liên quan, đến thời điểm xảy ra tranh chấp,
BLDS đã có hai lần sửa đổi (BLDS năm 2005
đến BLDS năm 2015), Pháp luật dân sự kế
thừa và phát triển các căn cứ chấm dứt từ Điều
418 (BLDS năm 1995), đến Điều 422 BLDS
năm 2015. Về cơ bản trong các trường hợp
chấm dứt hợp đồng theo luật định, tranh chấp
hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Công ty X
và Công ty Y thuộc trường hợp hợp đồng bị
hủy bỏ.
Bộ luật dân sự năm 2015 ghi nhận cụ thể
hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng (tại Điều
427) trong đó có nghĩa vụ hoàn trả, nghĩa vụ
bồi thường thiệt hại và một số các chế tài do
vi phạm hợp đồng. So với BLDS năm 1995,
BLDS năm 2015 có quy định cụ thể, hợp lý,
công bằng hơn về hậu quả pháp lý của hủy bỏ
hợp đồng theo hướng, khi hợp đồng bị hủy bỏ
thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm
giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa
vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi
phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về
giải quyết tranh chấp; các bên phải hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí
hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí
bảo quản, phát triển tài sản. Việc hoàn trả
được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp
không hoàn trả được bằng hiện vật thì được
trị giá thành tiền để hoàn trả. Trường hợp các
bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn
trả phải được thực hiện cùng một thời điểm,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp
luật có quy định khác. Bên bị thiệt hại do
hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được
bồi thường.
Huỷ bỏ hợp đồng là chế tài mà bên có
quyền bị vi phạm được quyền áp dụng khi
hành vi vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ
mà các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có
quy định. Tuy nhiên, BLDS không quy định
các điều kiện chung áp dụng chế tài này trong
mọi hợp đồng mà chỉ quy định trong một số
loại hợp đồng thông dụng. Luật thương mại
8 Điểm c, khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 về “Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện”.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
92
lại có cách tiếp cận khác. Theo quy định tại
Điều 312 Luật thương mại năm 2005 chế tài
huỷ hợp đồng được áp dụng khi: (i) xảy ra
hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là
điều kiện để huỷ bỏ hợp đồng hoặc (ii) một
bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Như
vậy, đối với các tranh chấp thương mại, ngay
cả khi các bên không thoả thuận về điều kiện
huỷ hợp đồng, bên có quyền vẫn có thể huỷ
bỏ hợp đồng khi xảy ra vi phạm cơ bản nghĩa
vụ hợp đồng.
Hậu quả pháp lý của hợp đồng bị huỷ bỏ
cũng giống như hậu quả pháp lý của hợp đồng
vô hiệu, đó là “hiệu lực trở về trước”: khi hợp
đồng bị huỷ bỏ thì hợp đồng bị coi là không có
hiệu lực kể từ thời điểm giao kết và các bên
phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu
không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải
hoàn trả bằng tiền. Bên có lỗi trong việc hợp
đồng bị huỷ bỏ phải bồi thường thiệt hại. Như
vậy, có thể áp dụng tương tự nghĩa vụ hoàn trả
của hợp đồng vô hiệu cho giải quyết hậu quả
pháp lý của hợp đồng bị huỷ bỏ.
Một vấn đề cần phải đặt ra xem xét liên
quan tới hậu quả pháp lý “hiệu lực trở về
trước”: hợp đồng bị huỷ bỏ bị coi là không có
hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, vậy điều
khoản phạt hợp đồng (nếu có), liệu có bị huỷ
bỏ cùng với hợp đồng hay không? Nếu khẳng
định là có thì rõ ràng người có quyền bị vi
phạm sẽ rơi vào thế bất lợi vì không được
viện dẫn điều khoản phạt do vi phạm hợp
đồng để đòi bồi thường theo mức phạt, mà
phải chứng minh tổn thất xảy ra. Theo chúng
tôi, cần phải tiếp cận vấn đề bằng cách phân
tích sự khác biệt về bản chất của hợp đồng vô
hiệu và huỷ bỏ hợp đồng. Trong trường hợp
hợp đồng bị tuyên vô hiệu, vào thời điểm giao
kết, hợp đồng đã không hội tụ đủ các điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng nên không có
hiệu lực pháp luật, còn trong huỷ bỏ hợp
đồng, hợp đồng đã từng tồn tại và từng có
hiệu lực pháp luật, việc huỷ bỏ hợp đồng chỉ
là chế tài xử lý việc vi phạm một nghĩa vụ từ
hợp đồng đó. Vì vậy, huỷ bỏ hợp đồng luôn
kèm theo việc người vi phạm nghĩa vụ phải
bồi thường thiệt hại (nếu có). Nói cách khác,
hành vi vi phạm nghĩa vụ của một bên làm
phát sinh hai chế tài: chế tài hủy bỏ hợp đồng
và chế tài bồi thường thiệt hại. Do đó, nếu các
bên đã có thoả thuận trước về cơ chế bồi
thường thiệt hại thông qua một điều khoản
phạt do vi phạm hợp đồng thì Hội đồng trọng
tài phải tôn trọng sự thoả thuận đó mà không
nên cứng nhắc coi rằng thỏa thuận về chế tài
này bị tiêu trừ khi hợp đồng bị huỷ bỏ. Việc
một bên vi phạm nghĩa vụ cũng có thể gây
thiệt hại cho bên kia nên ngoài chế tài huỷ bỏ
hợp đồng, bên có quyền có thể yêu cầu bồi
thường thiệt hại.
Bốn là, tôn trọng quyền tự định đoạt của
đương sự: về nguyên tắc, Hội đồng trọng tài
được quyền không xem xét về hậu quả khi
tuyên bố chấm dứt hợp đồng trong trường hợp
các đương sự không có yêu cầu. Tuy nhiên,
Hội đồng trọng tài phải giải thích rõ cho
đương sự. Về vấn đề này, thực tiễn xét xử ở
Việt Nam đã có những hướng dẫn có thể áp
dụng tương tự. Cụ thể là, tại mục 2 phần III
Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 7
tháng 4 năm 2017 của Tòa án nhân dân tối cao
giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ “Khi giải
quyết vụ án dân sự có yêu cầu tuyên bố hợp
đồng vô hiệu nhưng đương sự không yêu cầu
giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu thì Tòa
án phải giải thích cho các đương sự về hậu
quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng vô
hiệu. Việc giải thích phải được ghi vào biên
bản và lưu vào hồ sơ vụ án. Trường hợp Tòa
án đã giải thích nhưng tất cả đương sự vẫn
không yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng
vô hiệu thì Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu
mà không phải giải quyết hậu quả hợp đồng
vô hiệu; trừ trường hợp đương sự không yêu
cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu
nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc
người thứ ba”. Liên quan đến việc xem xét
việc áp dụng tương tự pháp luật, tức là dùng
Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
93
những quy phạm pháp luật đang có hiệu lực
đối với những quan hệ tương tự như quan hệ
cần xử lý để điều chỉnh quan hệ cần xử lý đó,
nhưng không có quy phạm trực tiếp điều
chỉnh. Đây là những quan hệ xã hội mà pháp
luật chưa dự liệu, chưa có quy định nhưng
trong thực tiễn đã nảy sinh quan hệ gần giống
như quan hệ mà pháp luật đã quy định nên
Tòa án sử dụng quy định hiện có gần giống
để giải quyết quan hệ đã nảy sinh mà chưa
được luật hóa. Đối với vấn đề này luật pháp
nước ta đã quy định từ lâu và thực tiễn là
Tòa án đã áp dụng để giải quyết các vụ việc
dân sự.
Quan hệ hợp đồng gắn kết các bên bởi lợi
ích, vì vậy cũng dễ phát sinh tranh chấp khi có
xung đột về lợi ích. Sự xung đột này thường
xuất hiện do có hành vi không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng các cam kết trong hợp
đồng. Khi có tranh chấp các bên thường tìm
đến các phương thức giải quyết tranh chấp
khác nhau để giải tỏa xung đột, bất đồng, mâu
thuẫn về lợi ích, tạo lập lại sự cân bằng về lợi
ích mà các bên có thể chấp nhận được. Áp
dụng các quy định về trọng tài, đặc biệt là hủy
phán quyết định trọng tài ảnh hưởng đến uy
tín của trọng tài và ảnh hưởng không nhỏ đến
uy tín của doanh nghiệp khi lựa chọn trọng
tài, do đó phải rất thận trọng khi đánh giá và
xem xét căn cứ hủy phán quyết trọng tài. Tuy
nhiên, trong trường hợp một phán quyết trọng
tài vi phạm những nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam, Tòa án cần xem xét để
đưa ra quyết định hủy bỏ phán quyết trọng tài
để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các
bên./.
Tóm lại, cấp phép hành chính là phương
thức quản lý hành chính nhà nước quan trọng
để Nhà nước điều tiết linh hoạt các hoạt động
kinh tế - xã hội. Trong cơ chế thực hiện pháp
luật hành chính, cấp phép hành chính là cầu
nối linh hoạt, bảo đảm tính thống nhất, hiệu
quả giữa năng lực pháp luật phổ biến và năng
lực thực tế để thực hiện quyền, giải trừ nghĩa
vụ cụ thể của chủ thể được cấp phép. Tuy vậy,
việc nhận diện cấp phép hành chính ở Việt
Nam hiện nay chưa được nghiên cứu và quy
định toàn diện, thống nhất, hợp lý trong hệ
thống pháp luật hiện hành. Đây là một trong
những nguyên nhân cơ bản làm hạn chế hiệu
quả quản lý hành chính nhà nước. Do đó, việc
nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn để
luật hóa những yêu cầu pháp lý chung, cơ bản
đối với cấp phép hành chính trên tất cả các
lĩnh vực của quản lý hành chính nhà nước là
nhiệm vụ cấp thiết mà các nhà nghiên cứu lập
pháp ở Việt Nam phải tính đến trong giai đoạn
hiện nay./.
NHẬN DIỆN CẤP PHÉP HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM
(Tiếp theo trang 84)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- huy_phan_quyet_trong_tai_binh_luan_tu_goc_nhin_mot_vu_an.pdf