Sống trong xã hội, dù muốn hay không, con người có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với mọi người xung quanh. Các mối quan hệ ấy ta gọi là các quan hệ xã hội của con người.
Trong các mối quan hệ phức tạp ấy. Con người luôn luôn phải ứng xử, giao tiếp và thường xuyên điều chỉnh thái độ, hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu lợi ích chung của xã hội. Trong trường hợp ấy con người được xem là có đạo đức. Vậy đạo đức học với GDH có mối quan hệ như thế nào?
Đạo đức ? là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội.
18 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học thực tập sư phạm cuối khóa - Học phần: Giáo dục học đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN HUẾ
-------------- ***---------------
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
THỰC TẬP SƯ PHẠM CUỐI KHÓA
Học phần: GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn: Giáo sinh thực tập Th.S. Nguyễn Thị Khuyên Hồ Thị Hương
Huế, tháng 02/2016
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN HUẾ
-------------- ***---------------
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Học phần: Giáo dục học đại cương
Chương 1: Những vấn đề chung của Giáo dục học
Bài/ Mục: 1.2.4. Mối quan hệ giữa giáo dục học với các khoa học khác
Tiết 2 Thứ 2 ngày 07 tháng 03 năm 2016
Lớp dạy: K39 CĐSP – GĐ. A1
GSTT: Sinh viên Hồ Thị Hương
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Khuyên
Mục tiêu bài dạy:
Phân tích được mối quan hệ giữa giáo dục học với các khoa học khác.
Lấy ví dụ minh hoạ về các biểu hiện của mối quan hệ.
Vận dụng sự hiểu biết của các khoa học có liên quan làm cơ sở cho việc dạy học, giáo dục.
Có thái độ học tập tích cực, tự giác trong học tập.
2. Cấu trúc nội dung
1.2. Giáo dục học là một khoa học
1.2.1. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của giáo dục học
1.2.2. Một số khái niệm cơ bản của giáo dục học
1.2.3. Cấu trúc của giáo dục học
1.2.4. Mối quan hệ giữa giáo dục học với các khoa học khác
1.2.5. Logic tiến hành công trình nghiên cứu khoa học giáo dục
3. Phương pháp dạy học
- Thuyết trình; Đàm thoại
- Làm việc với sách
4. Học liệu – Phương tiện
* Học liệu bắt buộc
1. Trịnh Thị Hiếu, Nguyễn Thị Bích Hằng, Nguyễn Thị Khuyên, Tài liệu học tập Giáo dục học đại cương (tài liệu lưu hành nội bộ, dành cho SV hệ CĐSP)
* Phương tiện
- Projector
- Bút sáp, bảng
5. Tiến trình dạy – học
Thời gian và các bước lên lớp
Hoạt động của giảng viên
Nội dung – Phương tiện
Hoạt động của người học
Ổn định tổ chức lớp (3-5 phút)
- Giới thiệu người dự, các yêu cầu học tập.
- Nghi thức sư phạm
- Thông tin về người dự
- Phát huy tính tự giác, tích cực của người học
Tiết trước, chúng ta đã nghiên cứu cấu trúc của giáo dục học bao gồm:
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung của GDH
Phần thứ hai: Lí luận dạy học
Phần thứ ba: Lí luận giáo dục
Phần thứ tư: Quản lí trường học
ở trong mỗi các phần thì chúng ta lại nghiên cứu sâu hơn từng bộ phận của nó.
Và để bắt đầu cho tiết hoc ngày hôm nay, cô có một câu hỏi dành cho các em:
Nếu không có giao tiếp thì loài người sẽ như thế nào?
À, nếu không có giao tiếp thì con người sẽ rất cô đơn,sẽ thành bệnh hoạn và sẽ không thể phát triển một cách hoàn thiện cả về mặt sinh lý cả về mặt tâm lý. Điều này cho chúng ta thấy rằng, không ai trong chúng ta có thể sống biệt lập với mọi người mà muốn tồn tại thì cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau ở một khía cạnh nào đó. Tương tự như vây, giáo dục học là một khoa học độc lập, có đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, hệ thống các khái niệm, phạm trù chuyên ngành Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển, để có một kết quả nghiên cứu chính xác và khách quan thì GDh lại phải sử dụng một số cơ sở lí luận của nhiều ngành khoa học khác nhau.
Do đó, GDH có mối quan hệ với các ngành khoa học khác
- Thực hiện nghi thức,
Giới thiệu bài; củng cố kiến thức bài cũ; Xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập
(3-5 phút)
- Củng cố kiến thức đã học ở bài trước; Giới thiệu khái quát nội dung bài mới, hướng dẫn người học xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập của chương, bài và yêu cầu cần thực hiện ở từng mục.
* Mục tiêu, nhiệm vụ học tập
- Mục tiêu
Phân tích được mối quan hệ giữa giáo dục học với các khoa học khác.
Lấy ví dụ minh hoạ về các biểu hiện của mối quan hệ.
Vận dụng sự hiểu biết của các khoa học có liên quan làm cơ sở cho việc dạy học, giáo dục.
Có thái độ học tập tích cực, tự giác trong học tập.
-Nhiệm vụ học tập của sinh viên
Nghiên cứu tài liệu trước khi lên lớp
- Đọc tài liệu từ trang 17- 19 (học liệu số 1), ghi chép cá nhân, tiếp nhận thông tin.
- Hoàn thành nhiệm vụ học tập giảng viên giao cho cá nhân, nhóm.
Cấu trúc bài dạy:
1.2.4. Mối quan hệ giữa giáo dục học với các khoa học khác
a. Triết học
b. Tâm lý học
c. Sinh lý học
d.Đạo đức học
e.Xã hội học
g. Mĩ học
h. Các khoa học xã hội khác
Ý nghĩa.
Lắng nghe, xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập.
- Tích cực hóa tri thức
Dạy – học mục
1.2 Tính chất của giáo dục
(40 – 45 phút)
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ học tập
theo dõi, giúp đỡ sinh viên thực hiện nhiệm vụ, đàm thoại, cung cấp thông tin cho hoạt động học.
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ học tập
theo dõi, giúp đỡ sinh viên thực hiện nhiệm vụ, đàm thoại, cung cấp thông tin cho hoạt động học
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ học tập
theo dõi, giúp đỡ sinh viên thực hiện nhiệm vụ, đàm thoại, cung cấp thông tin cho hoạt động học
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ học tập
theo dõi, giúp đỡ sinh viên thực hiện nhiệm vụ, đàm thoại, cung cấp thông tin cho hoạt động học
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ học tập
theo dõi, giúp đỡ sinh viên thực hiện nhiệm vụ, đàm thoại, cung cấp thông tin cho hoạt động học
1.2.4. Mối quan hệ giữa giáo dục học với các khoa học khác
Giáo dục là một hiện tượng xã hội -> Giáo dục học là một khoa học xã hội. Trong quá trình hoạt động và phát triển, giữa giáo dục học với các khoa học khác có mối liên hệ mật thiết với nhau. Những mối liên hệ này càng phát triển đa dạng và nhiều chiều thì việc khám phá những tri thức mới về giáo dục học càng tăng.
a. Với triết học
- Triết học: Là khoa học về các quy luật chung nhất trong sự phát triển tự nhiên, xã hội, tư duy con người.
Biểu hiện:
- Triết học là nền tảng khoa học cho sự phát triển của giáo dục học (GDH được tách ra từ triết học từ khoảng thế kỉ XVI)
- Xây dựng cơ sở phương pháp luận của giáo dục học.
- Soi sáng bản chất, nguồn gốc sâu xa của sự vận động và phát triển của quá trình giáo dục tổng thể. Theo triết học, mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau: VD: Thống trị - bị trị; Dũng cảm – hèn nhác.Trên cơ sở đó, tuân theo quy luật tự nhiên thì QTGD bao gồm nhiều quá trình GD bộ phận tồn tại và vận động, phát triển trong sự thống nhất giữa các mặt đối lập với nhau. Trong mối quan hệ giữa GV và HS cũng chứa đựng mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn nội tại, tại sao thầy cô lại đối xử với mình như thế. Những mâu thuẫn ấy tồn tại song song với việc trong lớp học tiếp thu tri thức mà thầy cô truyền đạt để biến những tri thức ấy thành của mìn, bên cạnh đó là thái độ lễ phép và tôn trọng thầy cô. Đó chính là sự thống nhất giữa các mặt đối lập trong một mâu thuẫn. VD: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập, thì phải phân tích những MT bên trong – MT bên ngoài: Khi xã hội pt, yêu cầu, chất lượng đào tạo ngày càng cao trong đó nhiệm vụ DH đặt ra chưa phù hợp; Mục đích dạy học đã được nâng cao>< Nội dung dạy học ở trình độ thấp, lạc hậu. Chính nhờ việc xuất hiện – giải quyết mâu thuẫn sẽ tạo nên hệ thống động lực thúc đẩy quá trình dạy học phát triển không ngừng. Giống như các SVHT, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập dẫn đến kết quả mâu thuẫn được giải quyết, cái cũ mất đi cái mới ra đời tốt hơn cái cũ.
-Thông qua việc tiếp nhận, nghiên cứu các quy luật tự nhiên, phổ biến của thế giới khách quan để vận dụng vào trong dạy học phù hợp quy luật.
Khái niệm: Quy luật: quy luật được hiểu là một trật tự khách quan, là con đường phát triển tự nhiên, vốn có của mọi sự vật. Vd: Quy luật lượng chất; quy luật vận động; quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; quy luật phủ định của phủ định: Triết học Mác thấy rõ sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn tới mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi và sự vật mới được ra đời. Mỗi sự thay thế ấy làm thành một mắt khâu trong sợi dây xích phát triển của hiện thực và của tư duy. Sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ, cái lỗi thời đó là sự phủ định.
Sự vật hiện tượng muốn tồn tại thì nó luôn có mối quan hệ với những svht xung quanh nó. Do đó trong quá trình GD: VD: Nhìn học sinh tốt – xấu phải đặt nó trong mối quan hệ xung quanh nó, chứ không thể nhìn, đánh giá một cách phiến diện được. Cái cũ lạc hâu, ppdh- gd không phù hợp sẽ thay thế bởi những pp dh –gd tích cực tuy nhiên sẽ kế thừa những cái tích cực của cái mới chứ không phủ định sạch trơn. Chúng ta học hỏi có chọn lọc, không phủ định sạch trơn cũng như không chịu thay đổi để phát triển
- Có những vấn đề mà cả GDH và Triết học đều quan tâm:
+ Sự hình thành con người và mục đích giáo dục (con người)
+ Mối quan hệ giữa quá trình giáo dục với các quá trình xã hội khác.
Tâm lý học nghiên cứu những vấn đề gì?
+ Mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân
b. Với Tâm lý học:
Chốt: Vấn đề nghiên cứu của Tâm lý học:
- Quy luật nảy sinh - phát triển tâm lý (Từ sự phát triển đơn giản->phức tạp; từ nhỏ ->lớn)Ql hình thành và pt nhân cách,(sự h thành- pt nhân cách gắn liền với sự phát triển con người qua quá trình GD, tự G, hoạt động thực tiễn); quy luật tư duy(Con người phát hiện ra các quy luật của tư duy thông qua hoạt động nhận thức trải nhiều thế kỷ chứ không phải bẩm sinh đã biết đến chúng. Con người biết cách vận dụng các quy luật đó, biết suy luận tuân theo các quy luật đó là nhờ quá trình học tập và rèn luyện chứ không phải có tính chất bản năng).
- Bản chất, quá trình và trạng thái tâm lý cá nhân và xã hội.
- Quy luật hình thành mục đích, động cơ học tập.
- Quá trình hình thành khái niệm
Câu hỏi: GDH đã vận dụng những kiến thức gì của TLH vào trong việc nghiên cứu của mình?
Chốt:
- Trang bị cho giáo dục học tri thức về nhiều điều kiện và cơ chế diễn biến của quá trình hình thành nhân cách con người. (Quá trình hình thành nhân cách từ thời kỳ thai giáo -> già).
- Làm cơ sở cho việc tổ chức các quá trình sư phạm: Con người phát triển qua từng thời kì khác nhau ->Tâm sinh lý khác nhau. Từ việc nghiên cứu đặc điểm lứa tuổi, thời kì, cấp độ nhu cầu, năng lực khác nhau->GD khác nhau, việc am hiểu đặc điểm tâm sinh lí của học sinh qua từng thời kì giúp cho quá trình giáo dục được thuận lợi hơn.
- Giáo dục học đề xuất các nguyên tắc, nội dung, pp giáo dục phù hợp với mục tiêu các bậc học, các ngành:
VD: Ở học sinh THCS, các em đã có khả năng tự khẳng định bản thân mình, có nhu cầu được khen ngợi, được thừa nhận, được tôn trọng, sự tin tưởng của giáo viên->Giao việc, tuân theo nguyên tắc tôn trọng nhân cách và yêu cầu cao đối với các em, giáo dục trong tập thể và bằng tập thể.
Động cơ học tập của các e không giống nhau: GV cần có cách thức GD phù hợp để hướng các e vào động cơ đúng đắn hơn.
è GDH dựa vào đặc điểm tâm sinh lý và trình độ nhận thức của người được giáo dục để giáo dục một cách tốt nhất.(năng lực, trình độ)
c. Sinh lý học: Một người có nhân cách là người có cả phẩm chất và năng lực, pt về mặt thể chất và tâm lý. Khi nói đễn thể chất người ta thường nói đến sự phát triển của cơ thể, hệ thần kinh và đó là vấn đề nghiên cứu của sinh lí học. Vậy mqh giữa GDH và sinh lý học được thể hiện ntn?
SLH Được xem là cơ sở khoa học tự nhiên của Giáo dục học.
Biểu hiện:
Giáo dục học phải dựa vào các tri thức của Sinh lý học về:
+ Sự phát triển hệ thống thần kinh cao cấp;
+Các các loại hình thần kinh (Loại mạnh-cân bằng-linh hoạt; loại mạnh-cân bằng- không linh hoạt,Loại mạnh- không cân bằng; loại yếu; kiểu bác học(2); kiểu nghệ sĩ (1); kiểu trung gian.
+Về hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai, về sự vận động, về hệ thống tim mạch và hô hấp v.v...
GDH đề xuất nội dung – phương pháp phù hợp với đặc điểm lứa tuổi: VD: Hệ thần kinh của học sinh THCS, quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế (HKT không cân bằng) èNắm được vấn đề này giúp GV có pp giáo dục phù hợp.
Hiểu biết cơ sở sinh lí học của các hiện tượng tâm lí sẽ giúp các nhà giáo hình dung rõ hơn một số cơ chế dạy học và giáo dục để nâng cao hiệu quả tác động.
Vd: Quy luật chuyển từ “hưng phấn sang ức chế” Bất cứ một kích thích nào khi đã gây nên một điểm hưng phấn trên vỏ não mà kéo dài thì sớm hay muộn hưng phấn cũng sẽ chuyển thành ức chế rồi dẫn đến trạng thái buồn ngủ và đến giấc ngủ. GV phối hợp nhiều loại kích thích : Thay đổi pp dạy học, thay đổi phương tiệnNhững biện pháp này giúp cho học sinh chuyển từ hưng phấn sang ức chế chậm hơn, tức là lâu buồn ngủ hơn.
d. Với đạo đức học
Sống trong xã hội, dù muốn hay không, con người có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với mọi người xung quanh. Các mối quan hệ ấy ta gọi là các quan hệ xã hội của con người.
Trong các mối quan hệ phức tạp ấy. Con người luôn luôn phải ứng xử, giao tiếp và thường xuyên điều chỉnh thái độ, hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu lợi ích chung của xã hội. Trong trường hợp ấy con người được xem là có đạo đức. Vậy đạo đức học với GDH có mối quan hệ như thế nào?
Đạo đức ? là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội.
Biểu hiện:
GDH dựa trên nghiên cứu về bản chất, các quy luật hình thành các chuẩn mực đạo đức xã hội để tìm ra các phương pháp giáo dục học sinh cho phù hợp với yêu cầu của thời đại. VD: Ở mỗi giai đoạn, thời kỳ khác nhau nội dung đạo đức, các chuẩn mực xã hội thay đổi-> GDH cũng thay đổi theo cho phù hợp với thời đại.
VD:
Chế độ xã hội
Bản chất
Ví dụ
CHNL
PK
TBCN
Nền đạo đức luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích giai cấp bóc lột.
Trong chế độ phong kiến “Trung” với vua có nghĩa là trung thành vô điều kiện, kể cả cái chết.
XHCN
Nền đạo đức tiến bộ phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Nền đạo đức kế thừa đạo đức truyền thống vừa kết hợp, phát huy tinh hoa văn hóa nhân loại.
“Trung” nghĩa là trung thành lợi ích của đất nước,
VD: Theo các em, nói dối là vô đạo đức. Tuy nhiên, cần dạy cho các em có những trường hợp cần nói dối là cần thiết.
Đạo đức học giúp cho giáo dục học giải quyết những vấn đề về công tác giáo dục đạo đức, thế giới quan, tư tưởng chính trị cho học sinh.
VD: ĐĐH nghiên cứu lòng trung thành, lòng yêu nước Trong quá trình giáo dục cũng phải GD lòng trung thành, tin tưởng vào sự phát triển của chế độ XHCN.
- Tính nguyên tắc, yêu lao động và sáng tạo, sống vì tập thể mà không theo kiểu cá nhân.
e. Với xã hội học
Biểu hiện:
Thông qua xã hội học, GDH vạch ra những đặc điểm phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và ảnh hưởng của chúng đến phát triển nhân cách con người.VD: Nền kinh tế phát triển (CNH –HĐH) sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nhân cách của cá nhân sống trong môi trường đó. (tiêu cực – Tham nhũng, hối lộ,lãng phí của công, các tệ nạn xã hội, sùng bái động tiềntích cực sáng tạo, năng động, nhạy bén trong kinh doanh..).
Xã hội học giúp cho GDH giải quyết vấn đề về mục đích và nội dung giáo dục, sự tác động qua lại giữa nhà trường – GD- XH.
VD: Để đào tạo ra những con người đáp ứng được nên kinh tế thị trường, GDH phải thay đổi nội dung GD để đào tạo ra những con người năng động, nhạy bén, sáng tạo Tuy nhiên, QTGD không chỉ được thực hiện trong nhà trường mà thôi nhưng đó là sự liên kết giữa nhà trường- xã hội nhằm mục đích GD đạt được kết quả tốt nhất.
Bởi: Nhà trường là môi trường giáo dục chuyên nghiệp, không chỉ phát triển về kiến thức mà còn phải truyền tải cho học sinh những giá trị chuẩn mực của xã hội để các em trở thành những con người trí thức thật sự cố đời sống tinh thần phong phú bên cạnh cuộc sống gia đình
- Xã hội : là môi trường thực tế, giúp học sinh hoàn thiện một số kĩ năng cuộc sống, chi phối một phần rất lớn trong suy nghĩ và hành động của học sinh.
g. Với Mĩ học. Trong cuộc sống có nhiều điều không tốt và có những vấn đề tốt đẹp, để biết nhìn nhận và đánh giá đúng các svht thì cần có kiên thức về mĩ học. Vậy
Biểu hiện:
-GDH kế thừa các kết quả nghiên cứu của Mĩ học về:
+ Bản chất cái đẹp:
+Quy luật nhận thức: Cái đẹp không nằm trong sản phẩm, vật thể mà nằm trong chính cách nhìn, nhận định, quan điểm riêng của mỗi chủ thể tiếp nhận.
-GDH đề xuất con đường và nội dung giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.
Thông qua các con đường:
Dạy học và học các bộ môn khoa học: Giúp các em nhận thức được các khái niệm cơ bản về văn hóa – thẩm mĩ, nhận ra những giá trị đích thực của cái đẹp, văn hóaè Có ý thức hình thành thói quen, hành vi được xem là đẹp, văn hóa cho các nhân.
Thông qua GD nghệ thuật: Thơ ca, âm nhạc, cuộc thi văn nghệ Đem lại cho con người niềm vui, sự lạc quan, tin tưởng vào cái đẹp, từ đó tác động đến con người hình thành tư tưởng, đạo đức, thế giới quan.
Tiếp xúc với thiên nhiên: Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử Giáo dục tình yêu quê hương đất nước,lòng tự hào, truyền thống dựng nước – giữ nước.
=>Hình thành nhu cầu thẩm mĩ, những tri thức, quan điểm đúng đắn về cái đẹp – chưa đẹp, hình thành nên những tình cảm thẩm mĩ đúng đắn cho học sinh; giúp các em có nhu cầu và khả năng sáng tạo ra cái đẹp; biết nhìn nhận cái xấu- tốt->Sống tốt hơn.
h. Các khoa học xã hội khác
Bên cạnh đó GDH còn có mqh với nhiều ngành khoa học khác
Kinh tế học
Lý luận nhà trường và pháp quyền
Điều khiển học
->Cung cấp những cơ sở khoa học quan trọng cho việc nghiên cứu các vấn đề nội dung và phương pháp giáo dục và dạy học, tổ chức và quản lý giáo dục.
Mối liên hệ giữa giáo dục học với các khoa học kể trên được thực hiện dưới các hình thức hết sức khác nhau, cùng nhau nghiên cứu những vấn đề chung, Giáo dục học sử dụng các cứ liệu, các thuật ngữ và các luận điểm của khoa học khác; vận dụng phương pháp của các khoa học khác trong việc nghiên cứu Giáo dục học v.v...
Ý nghĩa của việc nắm rõ mối quan hệ này như thế nào?
Ý nghĩa:
Các nhà khoa học giáo dục cần nhận thức được tính cấp bách cần thiết phải tăng cường hiệu quả của các mối quan hệ, liên hệ, Vì:
Nghiên cứu phát triển lí luận GDH, các nhà GD vận dụng các cơ sở lí luận, các quan điểm phương pháp luận khoa học từ các khoa học khác.
Tăng cường vận dụng, liên kết các kiến thức từ các khoa học khác đúng hướng, hiệu quả của việc nghiên cứu GDH sẽ ngày càng có độ tin cậy và trở nên có giá trị thực tiễn cao.
Giúp khoa họa giáo dục ngày càng trở nên phát triên và càng có cơ hội để tiếp cận, bắt kịp xu thế phát triển chung của các khoa học nói chung, các mối quan hệ giữa GDH và các khoa học khác nhờ vậy, càng mở rộng và vững chắc hơn.
Tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân, tiếp nhận thông tin, ghi chép cá nhân
Tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân, tiếp nhận thông tin, ghi chép cá nhân
Tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân, tiếp nhận thông tin, ghi chép cá nhân.
Tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân, tiếp nhận thông tin, ghi chép cá nhân
Tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân, tiếp nhận thông tin, ghi chép cá nhân
Kiểm tra, đánh giá, hiệu chỉnh và giao nhiệm vụ học tập tiếp theo (5 phút)
-Đưa yêu cầu
- Theo dõi
- Phân tích đánh giá thông tin phản hồi
Giao nhiệm vụ
Bài tập củng cố:
Câu hỏi trắc nghiệm:
- Nghiên cứu giáo trình chuẩn bị phần học tiếp theo ở học liệu số 1(trang 19- 24)
Thông tin phản hồi; tiếp nhận nhiệm vụ mới
Kết thúc tiết dạy
Nghi thức sư phạm
Thực hiện nghi thức hưởng ứng
Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_quan_he_giua_gdh_voi_cac_kh_khac_0229.docx