Kết quả bước đầu của vhi phiên bản tiếng Việt trong một số bệnh lý thanh quản

BÀN LUẬN - Đánh giá giá trị và độ nhạy của thang đo: Kết quả chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Guimaraes và cộng sự, có sự phân cách nhóm bệnh và nhóm chứng4. Tuy nhiên điểm số từng phần cũng như toàn bộ của nhóm nghiên cứu chúng tôi cao hơn, có thể do đặc điểm bệnh lý của mẫu nghiên cứu khác nhau. Thang đo thể hiện được độ nặng rối loạn giọng của nhóm bệnh so với nhóm chứng. - Phân tích hệ số tương quan Pearson: Trong nghiên cứu chúng tôi thấy có tương quan giữa 3 phần: chức năng, thực thể và cảm xúc là rất cao, với r = 0,857 đến r = 0,876. So sánh với thang VHI gốc của Jacopson và cộng sự2 có tương quan r từ 0,7- 0,93 cũng như trong nghiên cứu của Amir và cộng sự1với r = 0,76 đến r = 0,86. Kết quả cho thấy tương quan giữa các đề mục và tổng điểm thang VHI trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả công bố của Paul.K.Y.Lam (2004) (Trung Quốc)6 trải đều trong khoảng 0,6 – 0,8. Qua kết quả trên cho thấy thang VHI Việt hóa của chúng tôi có hệ số Alpha Cronbach từng phần và toàn bộ cao như các nghiên cứu ở Do Thái và Trung Quốc cũng như ở phiên bản VHI gốc. Trung bình điểm VHI trong các phân nhóm bệnh lý: Qua bảng kết quả trên chúng tôi thấy trung bình điểm số nhóm thần kinh và nhóm chứng của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Paul.K.Y.Lam và cộng sự, nhưng cao hơn trong nhóm cấu trúc và nhóm viêm. Tương tự nghiên cứu của chúng tôi và Ofer Amir và cộng sự, nghiên cứu của Paul.K.Y.Lam và cộng sự có nhóm thần kinh luôn ghi điểm cao nhất và nhóm viêm luôn ghi điểm thấp nhất. Như vậy thang VHI Việt hóa của chúng tôi có khả năng phân cách rõ rệt các nhóm nguyên nhân bệnh lý giọng nói khác nhau.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả bước đầu của vhi phiên bản tiếng Việt trong một số bệnh lý thanh quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 1 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA VHI PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT TRONG MỘT SỐ BỆNH LÝ THANH QUẢN Huỳnh Quang Trí*,Nguyễn Hoàng Nam**, Nguyễn Hũu Khôi** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu của thang VHI phiên bản tiếng Việt trong một số bệnh lý thanh quản. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu cắt ngang phân tích. Phiên bản VHI tiếng Việt được áp dụng cho một nhóm 292 bệnh nhân với nhiều bệnh lý thanh quản và nhóm 239 người không có bệnh lý thanh quản. Kết quả: Qua phân tích thống kê cho thấy giá trị tin cậy cao phiên bản dịch tiếng Việt của VHI (hệ số Alpha Cronbach toàn bộ r = 0,979). Những người tham gia của nhóm không bệnh lý thu được điểm VHI thấp hơn đáng kể so với nhóm bệnh lý về từng phần cũng như toàn bộ điểm VHI (Annova, F test P <0,05). Ngoài ra trong nhóm bệnh lý, bệnh nhân với những bệnh lý về thần kinh nhận được điểm VHI cao nhất và nhóm viêm thanh quản nhận được điểm VHI thấp nhất (Annova, F test P <0,05). Kết luận: VHI phiên bản tiếng Việt vẫn bám sát bản gốc và là một công cụ có giá trị và độ tin cậy cao để đánh giá những người có hay không có bệnh lý thanh quản. ABSTRACT PRELIMINARY RESULTS OF THE VIETNAMESE VHI ON THE VARIOUS LARYNGEAL PATHOLOGIES Huynh Quang Tri,Nguyen Hoang Nam, Nguyen Huu Khoi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 10 - 13 Objective: Evaluating a preliminary results of of the Vietnamese Voice Handicap Index (VHI) on the some of laryngeal pathologies. Study Design: Parallel group design. Methods: Data were analysed from two group, a diease group of 292 patients with various laryngeal pathologies and a control group of 239 people with no laryngeal pathology. Results: Statistical analyses showed high reliability values of the Vietnamese version of the VHI (overall Cronbach’s alpha r ≡ 0.979). The participants in the control group obtained significantly lower scores on the overall VHI score, as well as on all three subscale scores, in comparison with the pathological group (Annova, F test P <0,05). In addition, within the pathological group, patients with neurogenic pathologies received the highest scores, whereas patients with laryngeal inflammation received the lowest scores in all other pathological groups (Annova, F test P <0,05). Conclusion: The Vietnamese VHI is maintained its power across translation and a powerful tool for assessment of speakers with or without laryngeal pathologies. MỞ ĐẦU Qui trình chuyển ngữ thang bảng nói chung gặp nhiều khó khăn do sự khác biệt về văn hóa giữa bản gốc và bản dịch. Do vậy qui trình chuyển ngữ SF-36 của dự án IQOLA(Error! Reference source not found.) (International Quality of Life Assessment), đã được hơn 60 quốc gia áp dụng, được dùng tham chiếu khi cần chuyển ngữ thang bảng. Tuy nhiên IQOLA cần có một hội * BV Tỉnh Đaklak ** Bộ môn Tai Mũi Họng - Đại học Y Dược TP.HCM Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 2 đồng chuyên viên và chuyên gia cấp quốc gia chỉnh sửa ngay từ đầu khi dịch xuôi từ VHI gốc sang tiếng Việt, sau đó họp hội đồng chuyên viên và chuyên gia thêm một lần nữa sau khi có 4 bảng VHI dịch ngược để lựa chọn sẽ cho ra một bảng VHI phiên bản tiếng Việt hoàn chỉnh hơn. Đây là điều bất khả thi đối với cá nhân do đó chúng tôi dùng phương pháp Delphi(Error! Reference source not found.). Delphi là một qui trình hỏi ý kiến chuyên gia đã được nhiều ngành khoa học khác ứng dụng khi cần câu trả lời cho một vấn đề trong tương lai. Sau khi qua phương pháp Delphi bản VHI tiếng Việt chỉ còn có ba nội dung khác biệt. Vì thế chúng tôi đem ra dùng thử ở 20 bệnh nhân thanh quản khác nhau để tìm ra bản phù hợp nhất cho người Việt mà vẫn bám sát nội dung của bản gốc. Sau đó chúng tôi đem bản hoàn chỉnh này vào nghiên cứu đại trà với mục tiêu là đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của thang VHI tiếng Việt và đánh giá sự khác biệt điểm VHI giữa nhóm có bệnh lý thanh quản và nhóm không có bệnh lý thanh quản và giữa những bệnh lý thanh quản khác nhau trong nhóm bệnh lý. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm lâm sàng Đối tượng nghiên cứu Là những người có hay không có bệnh lý thanh quản và đồng ý tham gia nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn mẫu - Tuổi ≥ 20 - Biết chữ để tự đọc và điền vào thang VHI tiếng Việt - Có soi thanh quản gián tiếp qua NS Cỡ mẫu 531 người Kỹ thuật chọn mẫu Dùng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nghiên đơn, mẫu được chia làm 2 nhóm, nhóm có bệnh lý thanh quản và nhóm chứng. Nhóm chứng: Những người không có tiền sử rối loạn giọng nói, than phiền về chức năng giọng nói và không có tiền sử điều trị về ngôn ngữ và giọng nói. - Nhóm bệnh lý: Các bệnh nhân than phiền về giọng nói được khám và chẩn đoán bởi các Bác sỹ chuyên khoa TMH tại bệnh viện TMH Tp.HCM. Nhóm bệnh lý được chia thành các phân nhóm để phân tích: - Nhóm thần kinh: bao gồm liệt dây thanh một bên, hai bên, khó phát âm do co thắt, rối loạn giọng tuổi dậy thì, nói ngọng nói lắp. - Nhóm cấu trúc: bao gồm hạt, nang, polyp dây thanh, Granuloma, Sulcus dây thanh, phù REINKE, u nhú thanh quản, nang thanh thiệt... - Nhóm viêm: bao gồm viêm thanh quản cấp, mạn, bạch sản dây thanh, viêm thanh thiệt cấp. Dữ kiện nghiên cứu Giá trị phân cách của 2 nhóm bệnh lý và nhóm chứng. Hệ số Alpha Cronbach. Diện tích dưới đường cong ROC. Thu thập và xử lý số liệu KẾT QUẢ Giá trị thang đo trên dân số nghiên cứu và độ nhạy thang đo - Nhóm bệnh lý phân bố tần số lựa chọn chủ yếu từ mức 2 trở đi (từ bị ảnh hưởng cho đến ảnh hưởng nặng), trong khi nhóm chứng ghi điểm từ 0-2(χ 2, P< 0,05). - Có sự khác biệt trong nhóm bệnh và nhóm chứng cụ thể trung bình điểm số nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê (Annova, F test P <0,05). - Có sự khác biệt rõ rệt trung bình điểm giữa 2 nhóm nghiên cứu(Annova, F test P <0,05). Trong đó trung bình điểm: + Theo chức năng của nhóm bệnh là từ 12- 14, của nhóm chứng là 1-3 + Theo thực thể của nhóm bệnh là từ 20-22, của nhóm chứng là 2-3 + Theo cảm xúc của nhóm bệnh là từ 15-17, của nhóm chứng là 0-1 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 3 + Theo toàn bộ điểm VHI của nhóm bệnh là từ 48-54, của nhóm chứng là 3-6. Tóm lại: Nhóm chứng ghi điểm từ 4-6, nhóm bệnh lý ghi điểm từ 48-54. Thang đo thể hiện được độ nặng của nhóm bệnh so với nhóm chứng. - Có sự khác biệt rõ rệt giữa điểm ghi từng phần và toàn bộ trong nhóm bệnh lý (Annova, F test P <0,05). Trong đó, nhóm thần kinh ghi điểm cao nhất và nhóm viêm ghi điểm thấp nhất. Đánh giá độ nhạy VHI theo diện tích dưới đường cong ROC Hình 1: Đường cong ROC của phiên bản VHI tiếng việt Bảng 1: Độ nhạy của Thang VHI tiếng Việt VHI Trung bình ± SD Khoảng tin cậy (95%) Chức năng 0,931 ± 0,011 0,909 - 0,954 Thực thể 0,953 ± 0,010 0,933 - 0,973 Cảm xúc 0,952 ± 0,010 0,932 - 0,972 Toàn bộ 0,963 ± 0,009 0,945 - 0,981 Thang VHI tiếng Việt có độ nhạy rất cao cho từng phần cũng như toàn bộ thang. Nói cách khác nó phân cách rõ giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Người tự điền thang VHI điểm cao có khuynh hướng thuộc nhóm bệnh lý và ngược lại. Hệ số Alpha Cronbach Bảng 2: Hệ số Alpha Cronbach của thang VHI phiên bản tiếng việt VHI Alpha Cronbach Chức năng (10 câu) 0,937 Thực thể (10 câu) 0,946 Cảm xúc (10 câu) 0,964 VHI Alpha Cronbach Toàn bộ (30 câu) 0,979 Hệ số Alpha Cronbach > 0,6 chứng tỏ thang điểm VHI tiếng Việt có giá trị nội tại cao. BÀN LUẬN - Đánh giá giá trị và độ nhạy của thang đo: Kết quả chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Guimaraes và cộng sự, có sự phân cách nhóm bệnh và nhóm chứng4. Tuy nhiên điểm số từng phần cũng như toàn bộ của nhóm nghiên cứu chúng tôi cao hơn, có thể do đặc điểm bệnh lý của mẫu nghiên cứu khác nhau. Thang đo thể hiện được độ nặng rối loạn giọng của nhóm bệnh so với nhóm chứng. - Phân tích hệ số tương quan Pearson: Trong nghiên cứu chúng tôi thấy có tương quan giữa 3 phần: chức năng, thực thể và cảm xúc là rất cao, với r = 0,857 đến r = 0,876. So sánh với thang VHI gốc của Jacopson và cộng sự2 có tương quan r từ 0,7- 0,93 cũng như trong nghiên cứu của Amir và cộng sự1với r = 0,76 đến r = 0,86. Kết quả cho thấy tương quan giữa các đề mục và tổng điểm thang VHI trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả công bố của Paul.K.Y.Lam (2004) (Trung Quốc)6 trải đều trong khoảng 0,6 – 0,8. Bảng 3: Bảng so sánh hệ số Alpha Cronbach trong các nghiên cứu VHI Chúng tôi (2007) (n=531) Paul.K.Y.Lam (2004) (Trung Quốc) (n=131) Amir(2005) (DoThái) (n=353) VHI gốc (n=65) Chức năng 0,937 - 0,939 - Thực thể 0,946 - 0,961 - Cảm xúc 0,964 - 0,953 - Toàn bộ 0,979 0,98 0,976 0.97 Qua kết quả trên cho thấy thang VHI Việt hóa của chúng tôi có hệ số Alpha Cronbach từng phần và toàn bộ cao như các nghiên cứu ở Do Thái và Trung Quốc cũng như ở phiên bản VHI gốc. Trung bình điểm VHI trong các phân nhóm bệnh lý: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 4 Bảng 4: Bảng so sánh hệ số Alpha Cronbach từng phần trong các nghiên cứu Chúng tôi (2007) Paul.K.Y.Lam (2004) (Trung Quốc) Nhóm Trung bình SD Trung bình SD Thần kinh 69,60 24,048 76,7 25,4 Cấu trúc 54,96 24,865 51,7 22,8 Viêm 45,78 24,590 33,5 21,2 Nhóm chứng 5,12 9,33 8,4 8,0 Qua bảng kết quả trên chúng tôi thấy trung bình điểm số nhóm thần kinh và nhóm chứng của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Paul.K.Y.Lam và cộng sự, nhưng cao hơn trong nhóm cấu trúc và nhóm viêm. Tương tự nghiên cứu của chúng tôi và Ofer Amir và cộng sự, nghiên cứu của Paul.K.Y.Lam và cộng sự có nhóm thần kinh luôn ghi điểm cao nhất và nhóm viêm luôn ghi điểm thấp nhất. Như vậy thang VHI Việt hóa của chúng tôi có khả năng phân cách rõ rệt các nhóm nguyên nhân bệnh lý giọng nói khác nhau. KẾT LUẬN Qua công trình nghiên cứu chúng tôi thấy thang VHI phiên bản tiếng Việt có giá trị và độ tin cậy cao. Nó có khả năng phân cách tốt giữa nhóm bệnh lý thanh quản và nhóm không có bệnh lý thanh quản, đó là nhóm bệnh lý luôn ghi điểm rất cao và nhóm không bệnh lý luôn ghi điểm rất thấp. Đặc biệt trong nhóm bệnh lý nó có thể phân biệt những bệnh lý khác nhau như nhóm thần kinh luôn ghi điểm số cao nhất và nhóm viêm luôn ghi điểm số thấp nhất. Kết hợp những kết quả thu được từ công cụ này với công cụ chẩn đoán vững chắc khác như nội soi, Stroboscope, phân tích âm học... đưa ra viễn cảnh nhiều chiều trong điều trị rối loạn giọng nói và nâng cao năng lực của chúng ta trong việc đánh giá chức năng phát âm và chất lượng giọng nói. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Amir O., Odelia Ashkenazi, Tali Leibovitzh, et al (2005), Applying the Voice Handicap Index (VHI) to Dysphonic and Nondysphonic Hebrew Speakers. Journal of Voice, pp. 318- 324. 2. Barbara H Jacopson, Alex Johnson, Cynthia Grywalski, et al(1997), The Voice Handicap Index (VHI): Development And Validation. Am J Speech Lang Pathol, pp. 66-70. 3. Bullinger M. et al (1999), Translating Health Status Questionnaires and Evaluating Their Quality: The IQOLA Project Approach. J Clin Epidemiol Vol. 51, No. 11, pp. 913– 923, 1998. 4. Guimaraões I., Abberton E. (2003), An investigation of the Voice Handicap Index with speakers of Portuguese: Preliminary Data JVoice, pp.71-82. 5. Hsiung M. W., Lu P, Kang BH, Wang HW(2003), Measurement and validation of the Voice Handicap Index in voice disordered patients in Taiwan. J Laryngol Otol, pp. 478- 481. 6. Paul K.Y. Lam et al (2004), Cross-cultural Adaptation and Validation of Chinese Voice Handicape Index 10, The Laryngoscope, No. 116, pp. 1192-1198. 7. Theodore J.G. (1994), Delphi method. Futures Research Methodology, Vol. 6, No.1, pp. 1- 30. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 5 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_buoc_dau_cua_vhi_phien_ban_tieng_viet_trong_mot_so_b.pdf
Tài liệu liên quan