Kết quả bước đầu nghiên cứu chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân sau mổ cắt túi mật nội soi do sỏi

KẾT LUẬN Phẫu thuật cắt túi mật nội soi trong điều trị sỏi túi mật có tỷ lệ thành công cao, không có tai biến trong mổ, thời gian nằm viện ngắn, không có trường hợp nào chuyển qua mổ mở, không nhiễm trùng vết mổ và không có tử vong. Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân cắt túi mật nội soi do sỏi được theo dõi liên tục 3 tháng sau mổ, bước đầu cho thấy kết quả tốt. Các triệu chứng khó tiêu khi ăn dầu, mỡ ở một số ít bệnh nhân khỏi hẳn sau 1 tháng mà không cần điều trị. Như vậy chỉ định phẫu thuật điều trị cắt túi mật nội soi do sỏi là thích hợp khi sỏi túi mật có triệu chứng. Ở bệnh nhân sỏi túi mật chưa có triệu chứng nên chủ động chỉ định mổ để tránh phải mổ cấp cứu về sau do khó có thể dự đoán được vào lúc nào, khi nào có thể xảy ra biến chứng của sỏi túi mật và có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của người bệnh khi có biến chứng xảy ra.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả bước đầu nghiên cứu chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân sau mổ cắt túi mật nội soi do sỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 33 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN SAU MỔ CẮT TÚI MẬT NỘI SOI DO SỎI Hồ Thị Diễm Thu*, Trần Thiện Trung** TÓM TẮT Mục tiêu Nghiên cứu và đánh giá bước đầu các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân cắt túi mật nội soi do sỏi. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đoàn hệ, phân tích 98 trường hợp có chỉ định cắt túi mật nội soi do sỏi tại khoa Ngoại, BV Nguyễn Trãi, thành phố Hồ Chí Minh từ 01/01/2011 đến 30/06/2011. Sử dụng 2 bộ câu hỏi gồm SF – 36 (Short From – 36) và GIQLI (Gastrointestinal Quality of Life Index) để đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau mổ. Kết quả: Nghiên cứu 98 bệnh nhân, gồm 70 nữ và 28 nam. Chỉ định mổ bao gồm: Sỏi túi mật 42; Viêm túi mật cấp 42; Viêm túi mật cấp hoại tử 11; Viêm túi mật mạn 3 trường hợp. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước mổ thường gặp là: Đau bụng vùng dưới sườn phải 68 trường hợp; Đau bụng thượng vị 14; Đau thượng vị và dưới sườn phải 14; Không triệu chứng là 2 trường hợp. Khám bụng: Dấu hiệu Murphy 52; Đề kháng thành bụng 6 trường hợp. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác: Buồn nôn, nôn 18 trường hợp; Ăn khó tiêu 7; Đầy bụng, ợ hơi, ợ chua 6 trường hợp. Các yếu tố sau mổ như: đau vết mổ, chế độ ăn, thời gian nằm viện, thời gian sử dụng kháng sinh, thời gian rút ống thông dạ dày,chi phí điều trị... liên quan đến chất lượng cuộc sống. Theo dõi sau xuất viện một tháng: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, sụt cân, khó tiêu khi ăn dầu, mỡ, sữa và các triệu chứng tiêu hóa khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Kết luận: Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân cắt túi mật nội soi do sỏi. Xác lập chỉ định mổ, khi nào nên mổ và sau mổ nên theo dõi hoặc có điều trị gì thêm. Từ khóa: Cắt túi mật; Chất lượng cuộc sống. ABSTRACT PRIMARY STUDY ON QUALITY OF LIFE IN PATIENT AFTER LAPAROSCOPIC CHOLECYSTECTOMY FOR GALLSTONE DISEASE Ho Thi Diem Thu, Tran Thien Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 33 – 39 Objective To study and initial assessment of factors related to quality of life in patients after laparoscopic cholecystectomy for gallstone disease. Patients and method The study cohort, analysis indicated 98 cases of laparoscopic cholecystectomy for gallstone disease at the Department of Surgery, Nguyen Trai hospital, Ho Chi Minh City from 01/01/2011 to 30/06/2011. Using two sets of questions, including SF - 36 (Short From - 36) and GIQLI (gastrointestinal Quality of Life Index) to assess the quality of life of patients after surgery. Results 98 study patients, including 70 women and 28 men. Specify surgery include: Gallstones 42; acute cholecystitis 42; acute cholecystitis necrosis 11; 3 chronic cholecystitis cases. Factors related to quality of life of patients before surgery is common: the right upper quadrant abdominal pain 68 cases; 14 epigastric abdominal * Khoa Ngoại-Bệnh viện Nguyễn Trãi TP. Hồ Chí Minh ** Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS.TS Trần Thiện Trung ĐT: 0903645659 Email: drtranthientrung@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 34 pain; pain upper and lower slopes to 14; There are two cases symptoms case. Abdominal examination: signs Murphy 52; resistance of the abdominal wall 6 cases. The symptoms of other gastrointestinal disorders: Nausea, vomiting 18 cases; Eating indigestible 7; Bloating, belching, heartburn 6 cases. Postoperative factors such as wound pain; diet; length of hospital stay duration of antibiotic use; extubation time tube is removed; treatment costs... related quality of life. Subscribe to one month after discharge: abdominal pain; gastrointestinal disorders; weight loss; indigestion from eating oil, fat, milk and other gastrointestinal symptoms affecting quality of life of patients. Conclusion: Study of factors related to quality of life in patients after laparoscopic cholecystectomy for gallstone disease. Set indicated surgery, when surgery and after surgery should be monitored or have any further treatment. Key words: Cholecystectomy; Quality of life. ĐẶT VẤN ĐỀ Sỏi túi mật được phát hiện có thể có hoặc không có triệu chứng. Hầu hết sỏi túi mật không có triệu chứng(3,7) và khó có thể dự đoán vào lúc nào, khi nào nguy cơ xảy ra biến chứng ở những bệnh nhân này. Tuy nhiên, có một sự thống nhất chung rằng ở những bệnh nhân sỏi túi mật có triệu chứng thì cần được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ túi mật, nhưng cũng cần phải cân nhắc các yếu tố nguy cơ và chi phí điều trị Sau cắt túi mật, kết quả tốt, các triệu chứng có thể hết, không thay đổi hoặc xuất hiện các triệu chứng mới là một vấn đề lớn, trong đó đau dai dẳng kéo dài hay “Hội chứng sau phẫu thuật cắt túi mật” có tỷ lệ từ 6% - 47%(2,13) ngay cả sau khi loại trừ các yếu tố nguyên nhân khác(10). Sỏi túi mật có các triệu chứng chính như đau âm ỉ vùng thượng vị hay dưới sườn phải, có thể kèm theo nôn ói. Các diễn tiến của bệnh sỏi túi mật bao gồm: viêm túi mật cấp và các biến chứng của nó; nhiễm trùng đường mật do sỏi; tắc ruột do sỏi mật; ung thư túi mật(1,6). Phẫu thuật cắt túi mật nội soi là một phương pháp điều trị cơ bản, chính yếu của bệnh sỏi túi mật. Vai trò của phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm túi mật cấp và các bệnh gan mật khác ngày càng được mở rộng dần chỉ định(12). Các nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ định phẫu thuật sớm sẽ cho tỷ lệ biến chứng giảm và thời gian nằm viện ngắn(5,15). Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả bước đầu về các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sau mổ cắt túi mật nội soi do sỏi nhằm đưa ra chỉ định và thời điểm phẫu thuật hợp lý trong điều trị bệnh sỏi túi mật. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đoàn hệ Tiêu chuẩn chọn bệnh Tất cả các bệnh nhân đuợc chẩn đoán và có định mổ cắt túi mật nội soi do sỏi tại khoa Ngoại – bệnh viện Nguyễn Trãi, TP. Hồ Chí Minh từ ngày 01/01/2010 đến 30/06/2011. Tiêu chuẩn loại trừ Những bệnh nhân không phải sỏi túi mật: u tuyến túi mật; polyp; bệnh cơ tuyến túi mật; ung thư túi mật. Sỏi túi mật kèm theo xơ gan báng bụng... Các bệnh khác như suy tim, suy thận cấp hoặc mạn, thiếu máu nặng.. . Bệnh nhân nhiễm HIV. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng 2 bộ câu hỏi để bệnh nhân tự đánh dấu vào ô trống đã được giải thích rõ trước khi viết. Hai bộ câu hỏi gồm: SF – 36 (Short From – 36) và GIQLI (Gastrointestinal Quality of Life Index). Từ 2 bảng câu hỏi này sẽ đánh giá tính điểm từ 1 – 5, số điểm càng cao thì chất lượng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 35 cuộc sống càng tốt. Từ đó kết luận được các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân cắt túi mật nội soi do sỏi. - Đánh giá đau sau mổ trong thời gian nằm viện, 1 tháng và 3 tháng sau mổ bằng bảng GIQLI và thang điểm được tính như sau: đau suốt thời gian (1điểm); hầu hết thời gian (2đ); thỉnh thoảng (3đ); hiếm khi (4đ); không bao giờ (5đ). - Kiểm soát sai lệch chọn lựa và sai lệch thông tin. Bảng câu hỏi được phỏng vấn, ghi nhận kết quả do một bác sỹ đã được tập huấn trước nên phần nào giúp hạn chế được sai lệch trong quá trình thu thập thông tin. - Về y đức: nghiên cứu đảm bảo bí mật các thông tin của bệnh nhân sau khi đã được giải thích rõ và đồng ý tham gia nghiên cứu. - Các nội dung nghiên cứu + Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ: thực hiện bệnh án theo mẫu thống nhất ghi nhận tình trạng bệnh nhân khi thăm khám. Phân loại bệnh theo nhóm chỉ định. + Trong và sau mổ cắt túi mật nội soi do sỏi, phân loại theo từng nhóm bệnh có biến chứng và không biến chứng. Số liệu sẽ được xử lý thống kê bằng phần mền Minitab 16.0 với trắc nghiệm 2 được sử dụng để so sánh giữa các tỉ lệ. KẾT QUẢ Trong thời gian từ 01/01/2010 đến 30/06/2011, tại khoa Ngoại Bệnh viện Nguyễn Trãi TP. Hồ Chí Minh có 98 bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt túi mật nội soi do sỏi. Trong đó có 28 nam chiếm 28,6%; 70 nữ chiếm 71,4% trường hợp và tính theo độ tuổi từ 30 – 40 tuổi có 14 người chiếm 14,3%; từ 41 – 50 tuổi có 27 người (27,5%); từ 51 – 60 tuổi có 32 người (32,7%) và trên 60 tuổi có 25 người chiếm 25,5% trường hợp. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Triệu chứng cơ năng Bảng 1: Triệu chứng cơ năng Sỏi túi mật Viêm túi mật cấp Viêm túi mật hoại tử Viêm túi mật mạn Tổng Chẩn đoán Triệu chứng n % n % n % n % n % Không triệu chứng 1 50 1 50 0 0 0 0 2 100 Đau thượng vị(TV) 4 22,2 8 44,4 6 33,3 0 0 18 100 Đau dưới sườn (P) 35 47,9 30 41,1 5 6,8 3 4,1 73 100 Đau TV + đau HSP 2 40 3 60 0 0 0 0 5 100 Tổng 42 42,9 42 42,9 11 11,2 3 3,06 98 100 Kết quả cho thấy có sự liên quan giữa các triệu chứng cơ năng với chẩn đoán: trong đau thượng vị, nguyên nhân do viêm túi mật cấp là 44,4% so với 22,2% sỏi túi mật; đau dưới sườn (P), sỏi túi mật là 47,9% so với 4,1% viêm túi mật mạn Các tỉ lệ này khác biệt nhau có ý nghĩa với p < 0,001. Triệu chứng thực thể Bảng 2: Triệu chứng thực thể Sỏi túi mật Viêm túi mật cấp Viêm túi mật hoại tử Viêm túi mật mạn Tổng Chẩn đoán Triệu chứng n % n % N % n % n % Không triệu chứng 33 62,3 14 26,4 3 5,7 3 5,7 53 100 Murphy (+) 9 20 28 62,2 8 17,2 0 0 45 100 Tổng 42 42,9 42 42,9 11 11,2 3 3,06 98 100 Nhận xét: Kết quả bảng 1 và 2 cho thấy. - Nhóm không triệu chứng cơ năng 2,04% (2/98 trường hợp) so với nhóm có triệu chứng là 97,96% (96/98 trường hợp). - Nhóm không có triệu chứng thực thể 54,1% (53/98 trường hợp) so với nhóm có triệu chứng thực thể là 45,9% (45/98 trường hợp). Qua 2 bảng thống kê nêu trên cho thấy bệnh nhân đến Bệnh viện vì đau bụng và khám bụng có Murphy (+), những triệu chứng này phù hợp với chỉ định phẫu thuật và triệu chứng đau này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau mổ. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 36 Kết quả huyết học Bảng 3: Kết quả cẩn đoán huyết học Sỏi túi mật Viêm túi mật cấp Viêm túi mật hoại tử Viêm túi mật mạn Tổng Chẩn đoán Triệu chứng n % n % n % n % n % Bình thường 35 50,7 30 43,8 1 1,5 3 4,3 69 100 Bất thường 7 24,1 12 41,4 10 34,5 0 0 29 100 Tổng 42 42,9 42 42,9 11 11,2 3 3,06 98 100 Kết quả sinh hóa Bảng 4: Kết quả chẩn đoán sinh hóa Sỏi túi mật Viêm túi mật cấp Viêm túi mật hoại tử Viêm túi mật mạn Tổng Chẩn đoán Triệu chứng n % n % n % n % n % Bình thường 36 45,6 36 45,6 5 6,3 2 2,5 79 100 Bất thường 6 31,6 6 31,6 6 31,8 1 5,3 19 100 Tổng 42 42,9 42 42,9 11 11,2 3 3,06 98 100 Nhận xét - Nhóm bệnh nhân có xét nghiệm huyết học bất thường là 29,6% (29/98) trường hợp và nhóm có xét nghiệm sinh hóa bất thường là 19,4% (19/98) trường hợp. - Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật có xét nghiệm huyết học và sinh hóa bất thường chiếm tỷ lệ không cao, không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau mổ. Kết quả siêu âm bụng Bảng 5: So sánh kết quả siêu âm và sỏi trong mổ 1 sỏi lớn Nhiều sỏi nhỏ 1 sỏi lớn và nhiều sỏi nhỏ Nhiều sỏi lớn 1 sỏi nhỏ Siêu âm 37 30 7 6 11 Mổ 37 30 7 6 11 Có 7 trường hợp không phù hợp giữa siêu âm và sỏi lấy ra từ cuộc mổ là Kết quả siêu âm Kết quả mổ Số trường hợp Nhiều sỏi nhỏ Nhiều sỏi lớn 3 Một sỏi lớn Một sỏi nhỏ 1 Nhiều sỏi lớn Nhiều sỏi nhỏ 1 Một sỏi nhỏ Một sỏi lớn và nhiều sỏi nhỏ 1 Một sỏi lớn Một sỏi lớn và nhiều sỏi nhỏ 1 Kết quả rút ra từ bảng 5 là có 11 trường hợp có 1 sỏi nhỏ và 1 trường hợp siêu âm là 1 sỏi lớn nhưng thực tế là 1 sỏi nhỏ.Trong 12 trường hợp đều nhập viện với triệu chứng cơ năng là đau hạ sườn (P) và buồn nôn, 7 trường hợp có Murphy (+). 11 trong 12 trường hợp được chẩn đoán trước phẫu thuật là viêm túi mật cấp, 1 trường hợp là sỏi túi mật. Do đó, chỉ định phẫu thuật phải kết hợp vừa lâm sàng, vừa siêu âm. Tiền căn trước mổ Bảng 6: Tiền căn trước mổ Tiền căn Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Bình thường 61 62,2 Viêm loét dạ dày-tá tràng 8 8,2 Viêm loét dạ dày tá tràng + sỏi túi mật 4 4,1 Sỏi túi mật 25 25,5 Tổng cộng 98 100 Nhận xét các bệnh nhân nhập viện có chỉ định mổ cắt túi mật nội soi do sỏi, hồi cứu lại hoặc cho bệnh nhân nội soi dạ dày-tá tràng trong thời gian nằm viện cho kết quả. - Dạ dày tá-tràng bình thường chiếm 87,7% (86/98) trường hợp. - Viêm, loét dạ dày hoặc tá tràng có 12,3% (12/98) trường hợp. - Số bệnh nhân có tiền căn trước mổ là: cao huyết áp (7 trường hợp), thiếu máu cơ tim (4 trường hợp), ung thư vú đã điều trị (1 trường hợp), đái tháo đường (4 trường hợp). Tất cả các trường hợp này sau phẫu thuật đều tiến triển tốt và không ảnh hưởng gì đến chất lượng cuộc sống về sau. Điều trị phẫu thuật Kết quả các bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt túi mật nội soi do sỏi với các chẩn đoán trước mổ được trình bày qua bảng 7. Bảng 7: Kết quả chỉ định phẫu thuật Chẩn đoán trước phẫu thuật Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Viêm túi cấp do sỏi kẹt cổ túi mật 5 5,1 Viêm túi mật cấp do sỏi 34 34,7 Viêm túi mật mủ 3 3,06 Sỏi túi mật 42 42,8 Viêm túi mật hoại tử 11 11,2 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 37 Chẩn đoán trước phẫu thuật Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Viêm túi mật mạn 3 3,06 Tổng cộng 98 100 Nhận xét - Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nhiều nhất là sỏi túi mật chiếm 42,8% và thấp nhất là viêm túi mật hoại tử 11,2%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. - Chỉ định mổ cấp cứu 32,7% (32/98) và mổ chương trình 67,3% (66/98) trường hợp. Mổ cấp cứu sau vài giờ chuẩn bị bệnh nhân đã chẩn đoán xác định. Mổ chương trình từ 10 đến 14 ngày sau khi nhập viện. Như vậy mổ chương trình có thời gian chuẩn bị bệnh nhân tốt hơn do đó ít ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau mổ. - Kết quả sau mổ 98 trường hợp là không có trường hợp nào chuyển mổ mở. Tỷ lệ thành công 100%. Không nhiễm trùng vết mổ, không tai biến trong mổ và không có tử vong. Kết quả thời gian phẫu thuật cắt túi mật nội soi Bảng 8: Thời gian phẫu thuật cắt túi mật nội soi Thời gian phẫu thuật Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Dưới 45 phút 13 13,3 Từ 45 - 60 phút 41 41,8 Từ 61 - 90 phút 24 24,4 Trên 90 phút 20 20,4 Tổng cộng 98 100 Nhận xét: Thời gian phẫu thuật cho mỗi bệnh nhân được chia thành 4 nhóm từ dưới 45 phút chiếm tỉ lệ thấp nhất là 13,3% và dài nhất là từ 45-60 phút chiếm 41,8%. Sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,001. Phương pháp vô cảm Trong mổ cắt túi mật nội soi do sỏi thường là mê nội khí quản. Với thuốc mê hiện nay thì ít ảnh hưởng đến bệnh nhân sau khi hồi tỉnh và thời gian sau mổ. Như vậy không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Thời gian đặt ống dẫn lưu sau mổ Trong 98 trường hợp mổ cắt túi mật nội soi do sỏi có 26,5% (26/98) đặt ống dẫn lưu dưới gan và 73,5% (72/98 trường hợp không đặt). Các trường hợp đặt ống dẫn lưu trong đó rút 24 giờ là 1 trường hợp; 48 giờ là 2; 72 giờ là 7; và trên 72 giờ là 16 trường hợp. Thời gian đặt và rút ống dẫn lưu càng dài thì sau mổ có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân trong thời gian hậu phẫu như: nhiễm trùng, vận động thể lực, vệ sinh thân thể, và khả năng dính ruột về sau... Thời gian rút ống thông tiểu và ống thông dạ dày sau mổ Bảng 9: Thời gian rút ống thông tiểu và ống thông dạ dày sau phẫu thuật < 6 giờ 6 giờ–9 giờ 9 giờ– 12 giờ 12 giờ– 14 giờ Tổng Thời gian Ống thông n % n % n % n % n % Thông tiểu 13 16,3 2 2,5 2 2,5 63 78,7 80 100 Thông dạ dày 20 20,4 29 29,6 0 0 49 50 98 100 Tổng 33 18,5 31 39,7 2 1,1 112 6,3 178 100 Nhận xét: - Thời gian rút ống thông dạ dày và thông tiểu trung bình là 12 giờ. - Đặt thông tiểu càng lâu, có thể gây cho bệnh nhân khó vận động, lâu trung tiện và nhiễm trùng ngược dòng. - Đặt thông dạ dày càng lâu, bệnh nhân càng cảm giác khó chịu sau khi hồi tỉnh. Đau sau mổ và trung tiện Kết quả sự biểu hiện đau vết mổ và trung tiện sau phẫu thuật theo thời gian được trình bày qua bảng 10. Bảng 10: Kết quả biểu hiện đau vết mổ và sự trung tiện theo thời gian sau phẫu thuật 24 giờ 48giờ 72giờ >72giờ Tổng Thời gian Biểu hiện n % n % n % n % n % Trung tiện 82 83,7 15 15,3 1 1,03 0 0 98 100 Đau vết mổ 37 37,8 50 50 0 0 9 2,05 96 100 Tổng 119 61 65 33,3 1 0,51 9 4,61 195 100 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 38 Nhận xét: Đau vết mổ trung bình là 48 giờ. Thời gian trung tiện trung bình là 24 giờ. Sau 48 giờ bệnh nhân có thể tự sinh hoạt cá nhân do hết đau và bắt đầu ăn bằng đường miệng mà không cần nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch. Thời gian nằm viện Bảng 11: Thời gian nằm viện sau phẫu thuật Thời gian nằm viện Số bệnh nhân (người) Tỷ lệ (%) Dưới 5 ngày 15 15,3 5 đến 10 ngày 64 65,3 11 đến 15 ngày 19 19,4 Tổng cộng 98 100 Nhận xét: Thời gian nằm viện trung bình là 7 ngày. Nằm viện lâu để tiêm đủ liều kháng sinh, thay băng và cắt hết chỉ vết mổ. Sau khi xuất viện bệnh nhân không còn khó chịu gì về cuộc mổ, vết mổ cũng như không còn phải điều trị gì thêm, với p <0,001. Các yếu tố liên quan chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân cắt túi mật nội soi do sỏi Theo dõi 98 trường hợp trong thời gian 3 tháng liên tục sau mổ: có 91,8% (90/98) trường hợp diễn tiến bình thường sau khi xuất viện; và 8,2% (8/98) có các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Các triệu chứng bao gồm: đau bụng, tiêu phân lỏng khi ăn thức ăn nhiều mỡ và khi uống sữa, khó tiêu, ợ hơi, đầy hơi, sụt cân do chế độ ăn kiêng và các triệu chứng này giảm dần sau một tháng.Trong 8 trường hợp rối loạn tiêu hóa sau mổ, trong số này có 7 khó tiêu khi ăn dầu, mỡ, sữa (4 kèm viêm loét dạ dày tá- tràng; 3 dạ dày bình thường). 1 trường hợp đầy bụng, khó tiêu. BÀN LUẬN Sỏi túi mật là bệnh rất phổ biến ở các nước phương Tây. Tại Mỹ, ở độ tuổi trung bình là 75, ước tính khoảng 10% dân số có sỏi túi mật. Tại Việt Nam hiện chưa biết về xuất độ sỏi túi mật trong dân chúng. Với phương tiện chẩn đoán bằng siêu âm, tỷ lệ sỏi túi mật được phát hiện và phẫu thuật ngày càng tăng cao so với sỏi đường mật. Nghiên cứu về hiệu quả của phẫu thuật nội soi của các tác giả cho thấy thời gian nằm viện sau mổ ngắn (1 ngày) và an toàn cho người bệnh(8,9). Các biến chứng như chảy máu, tổn thương đường mật là những biến chứng nghiêm trọng của cắt túi mật nội soi(9,14) nhưng không gặp trong nghiên cứu của chúng tôi. Trong 98 trường hợp cắt túi mật nội soi do sỏi của chúng tôi, tuổi trung bình là 50 tuổi và nữ nhiều hơn nam.Về triệu chứng lâm sàng, số bệnh nhân tình cờ phát hiện sỏi túi mật là 2% (2/98) trường hợp và số bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng là 98% (96/98) trường hợp. Nhóm bệnh nhân có các triệu chứng cận lâm sàng là 70,4% (69/98) trường hợp. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây về sỏi túi mật vì khi bệnh nhân có sỏi túi mật mà không có triệu chứng thì có thể không cần chỉ định cắt túi mật, trừ khi có các bệnh kèm theo như tiểu đường, tim mạch... vì mổ viêm túi mật ở các bệnh nhân này có thể gặp các biến chứng nặng(11). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 98 trường hợp không có biến chứng trong mổ. Thời gian nằm viện trung bình là 7 ngày chiếm 65,3% (64/98) trường hợp do nằm lại bệnh viện để điều trị đủ liều kháng sinh và săn sóc vết mổ. Thời gian rút ống thông dạ dày và rút ống thông tiểu sau mổ trung bình là 12 giờ đến 24 giờ, trong đó thông tiểu được rút là 64,3% (63/98) và thông dạ dày được rút là 50% (49/98) trường hợp. Sau mổ 24 giờ, bệnh nhân có thể trung tiện được, vết mổ giảm đau nhiều, tự sinh hoạt bình thường mà không cần sự giúp đỡ của người thân và bắt đầu ăn thức ăn lỏng nên không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Thời gian trung bình của một cuộc mổ là khoảng 60 phút, sau mổ khoảng 30 phút thì bệnh nhân tỉnh hẳn. Do đó qua cuộc mổ cắt túi mật nội soi không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau khi xuất viện. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được khảo sát qua 3 giai đoạn: từ lúc nhập viện, sau mổ trung bình là 4 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 39 ngày, sau mổ 01 tháng. Các yếu tố này dựa trên các bảng SF-36 và QIQLI. Trên 98 trường hợp nghiên cứu của chúng tôi, các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trước mổ có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau mổ đã giảm và mất đi sau 1 tháng. Trong số này 91,8% (90/98) trường hợp bệnh nhân sau mổ hoàn toàn trở lại bình thường; 8,2% (8/98) có các triệu chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa nhưng trở về bình thường sau 01 tháng. Các yếu tố này khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Như vậy phẫu thuật nội soi cắt túi mật do sỏi không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau mổ: không có tai biến và biến chứng, thời gian nằm viện ngắn, vết mổ nhỏ và lành tốt, thời gian sử dụng kháng sinh ngắn, như vậy sẽ làm giảm chi phí y tế và ít ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân sau mổ, thời gian đau sau mổ ngắn, bệnh nhân có thể sinh hoạt trở lại bình thường từ 24 giờ - 48 giờ sau mổ. KẾT LUẬN Phẫu thuật cắt túi mật nội soi trong điều trị sỏi túi mật có tỷ lệ thành công cao, không có tai biến trong mổ, thời gian nằm viện ngắn, không có trường hợp nào chuyển qua mổ mở, không nhiễm trùng vết mổ và không có tử vong. Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân cắt túi mật nội soi do sỏi được theo dõi liên tục 3 tháng sau mổ, bước đầu cho thấy kết quả tốt. Các triệu chứng khó tiêu khi ăn dầu, mỡ ở một số ít bệnh nhân khỏi hẳn sau 1 tháng mà không cần điều trị. Như vậy chỉ định phẫu thuật điều trị cắt túi mật nội soi do sỏi là thích hợp khi sỏi túi mật có triệu chứng. Ở bệnh nhân sỏi túi mật chưa có triệu chứng nên chủ động chỉ định mổ để tránh phải mổ cấp cứu về sau do khó có thể dự đoán được vào lúc nào, khi nào có thể xảy ra biến chứng của sỏi túi mật và có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của người bệnh khi có biến chứng xảy ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barbara L, Sama C, Labate AMM (1987). A poppulation study on the prevalence of gallstone disease: the Sirmione study. Hepatology,7:913 - 917. 2. Bates T, Ebbs SR, Harrison M, A’ Hern RP (1991). Influence of cholecystectomy on symptoms. Br J Surg, 78:964 - 967. 3. Berger MY, van der Velden JJ, Lijmer JG, de Kort H, et al (2000). Abdominal symptoms: do they predict gallstones? A systematic review. Scand J Gastroenterol, 35:70 -76. 4. Eypasch E, Williams JI, Wood- Dauphinee S, et al (1995). Gastrointestinal Quality of Life Index: development, validation and application of a new instrument. Br J Surg, 82:216-222. 5. Gurusamy KS, Samraj K (2006). Early versus delayed laparoscopic cholecystectomy for acute cholecystitis. Cocbrane Database Syst Rev, (4) CD005440. 6. Heaton KW, Braddon FEM, Mountford RA, Emmett PM (1991). Symptomatic and silent gallstones in the community. Gut, 32:316 -320. 7. Janzon L, Aspelin P, Eriksson S, et al (1985). Ultrasonographic screening for gallstone disease in middle - aged women. Detection rate, symptoms, and biochemical features. Scand J Gastroenterol, 20:706-710. 8. Johansson M, Thune A, Nelvin L, et al (2006). Randomized clinical trial of day - care versus overnight - stay laparoscopic cholecystectomy. Br J Surg, 93:40-45. 9. Keulemans Y, Eshuis J, de Haes H, et al (1998). Laparoscopic cholecystectomy: day -care versus clinical observation. Ann Surg, 228:734-740. 10. McMahon AJ, Ross S, Baxter JN, et al (1995). Symptomatic outcome 1 year after laparoscopic and minilaparotomy cholecystectomy:a randomized trial. Br J Surg, 82:1378-1382. 11. Nguyễn Tấn Cường (1997). Điều trị sỏi túi mật bằng phẫu thuật cắt túi mật qua soi ổ bụng. Luận án Tiến sĩ, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh: 47- 81. 12. Papi C, Catarci M, D’Ambrosio L, et al (2004).Timing of cholecystectomy for acute calculous cholecystitis: a meta- analysis. Am J Gastroenterol, 99:147-155. 13. Ros E, Zambon D (1987). Postcholecystectomy symptoms. A prospective study of gallstone patients before and two years after surgery. Gut, 28:1500-1504. 14. Shamiyeh A, Wayand W (2004). Laparoscopic cholecystectomy: early and late complications and their treatment. Langenbecks. Arch Surg, 389:164-171. 15. Siddiqui T, MacDonald A, Chong PS, et al (2008). Early versus delayed laparoscopic cholecystectomy for acute cholecystitis:a meta- analysis of randomized clinical trials. Am J Surg, 195: 40- 47.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_buoc_dau_nghien_cuu_chat_luong_cuoc_song_o_benh_nhan.pdf