Trong 7 virus khác, 4 virus RSV-BV với một
trình tự duy nhất và giống với 6-9 trình tự virus
RSV-CĐ. Có 2 trình tự duy nhất của RSV-BV
không giống bất kỳ chuỗi virus RSV-CĐ nào, bao
gồm các trình tự hiện có trong ngân hàng gen
(GenBank). Các trình tự phân nhóm B của RSVBV thuộc về genotype BA9 và không giống bất
kỳ chuỗi virus B của RSV-CĐ nào.
Như vậy, trong giai đoạn nghiên cứu,
phân nhóm RSV A là nổi trội. Điều này phù
hợp với nghiên cứu của Đỗ Liên Anh Hà (tại
bệnh viện Nhi Đồng 1 -2008) và của Trần Đình
Nguyên (tại bệnh viện Nhi Đồng 2 – năm
2013). Trong khi đó, tại Campuchia, phân
nhóm B nổi trội hơn(1,2,11).
Genotype RSV A nổi trội là NA1. Genotype
này được mô tả lần đầu ở Niigita, Nhật Bản
trong mùa dịch 2005-2006. Genotype này là
nhóm bậc thấp của chủng GA2 thường được
phát hiện ở khắp nơi trên thế giới(5,8,9,10,11,12).
Tương tự với nghiên cứu tại bệnh viện Nhi
Đồng 2, genotype BA9 và B10 của phân nhóm B
cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của chúng
tôi. Genotype này cũng được mô tả lần đầu ở
Niigita, Nhật Bản vào năm 2006 và là nhóm bậc
thấp của chủng BA đã được mô tả trước đó ở
Buenos Aires, Achentina(10). Ngoài ra, chúng tôi
cũng tìm thấy được genotype BA3 – chưa từng
được tìm thấy ở Việt Nam trước đây.
Virus RSV B Việt Nam được gộp lại trong 3
genotypes: BA3, BA9, BA10; với chiều dài
protein G được dự đoán là giữa các amino acids
282 và 319. Tương tự các nghiên cứu trước, đoạn
lặp lại hai lần 20-amino acid trong protein G
được tìm thấy ở tất cả virus B Việt Nam.
Genotype BA9 ưu thế trong số các chủng virus
Việt Nam và tất cả đều chứa đoạn mã dừng kép
ở vị trí 313 và 320. Tất cả genotype virus BA10
đều chứa Gly292 đặc hiệu như các báo cáo trước
đây, nhưng chỉ 2/7 genotype có chứa Pro231,
như trong hầu hết chủng virus BA10
Campuchia(1).
Genotype GA3 Việt Nam chứa 3 vị trí
amino acid đặc hiệu cho genotype: Pro222,
Ile239, Arg282.
Phân tích đặc điểm phân tử của 14/25 trường
hợp trên, chúng tôi không thấy có gì khác biệt
với những trường hợp nhiễm RSV cộng đồng và
bệnh viện. Tất cả 13 RSV-BV nhóm A đều thuộc
týp NA1 và 1 RSV-BV nhóm B thuộc týp BA9.
Điều này cho thấy sự đa dạng của virus trong
mùa dịch.
Về trình tự nucleotide, có sự tương đồng
giữa RSV-BV và RSV-CĐ. Kết quả so sánh cho
thấy có rất nhiều chủng RSV gây nhiễm trùng
bệnh viện và chủng RSV-BV trội cũng chính là
chủng RSV-CĐ trội.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 135 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm phân tử virus hợp bào hô hấp ở trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp dưới nặng cộng đồng và bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 109
ĐẶC ĐIỂM PHÂN TỬ VIRUS HỢP BÀO HÔ HẤP
Ở TRẺ MẮC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP DƯỚI NẶNG CỘNG ĐỒNG
VÀ BỆNH VIỆN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM, 2010.
Trần Anh Tuấn*, H Rogier Van Doorn*, Đỗ Liên Anh Hà*, Trần Tấn Thanh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm phân tử của virus hợp bào hô hấp (Respiratory syncytial virus: RSV) gây
nhiễm trùng hô hấp dưới nặng (cộng đồng và bệnh viện) ở trẻ nhập viện tại khoa hô hấp, bệnh viện Nhi Đồng 1.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả có phân tích, tiền cứu thực hiện ở trẻ nhập phòng cấp cứu
Khoa Hô hấp – bệnh viện Nhi Đồng 1. Thực hiện phết mũi hầu (bằng flocked nasopharyngeal swabs) để tầm soát
nhiễm khuẩn RSV (cộng đồng và bệnh viện) bằng real-time RT-PCR sau đó phân tích trình tự gen.
Kết quả: Trong thời gian 1 năm (2010), có 1,439 trẻ nhập phòng cấp cứu khoa hô hấp – bệnh viện Nhi Đồng
1 được tầm soát nhiễm khuẩn RSV. RSV được phát hiện trong vòng 72 giờ đầu sau khi nhập viện ở 26% bệnh nhi
(376/1439; RSV A: n=320; RSV B: n=54; RSV A và B: n=2). Trong số trẻ có RSV âm tính trong vòng 72 giờ sau
nhập viện, 6,6% trẻ (25/377) nhiễm khuẩn bệnh viện do RSV (RSV A: n=22; and RSV B: n=3).
Phân tích trình tự gen từ 78,8% (316/341) mẫu bệnh phẩm dương tính cho thấy có sự lưu hành đồng thời
của nhiều genotypes RSV khác nhau, trong đó NA1 chiếm ưu thế ((NA1: n=275; GA5: n=5; BA3: n=3; BA9:
n=26; BA10: n=7). GA5 và BA3 là 2 genotypes chưa được báo cáo ở Việt Nam trước đây.
Kết luận: RSV là tác nhân quan trọng gây nhiễm khuẩn hô hấp dưới ở trẻ em, cả ở cộng đồng lẫn bệnh viện.
Nghiên cứu này góp phần tăng cường hiểu biết về tính đa dạng về mặt di truyền của RSV lưu hành ở Việt Nam.
Từ khóa: Virus hợp bào hô hấp, đặc điểm phân tử, nhiễm khuẩn hô hấp dưới, nhiễm khuẩn bệnh viện do
RSV.
ABSTRACT
MOLECULAR CHARACTERISTICS OF HUMAN RESPIRATORY SYNCYTIAL VIRUS
CAUSING SEVERE NOSOCOMIAL AND COMMUNITY ACQUIRED LOWER RESPIRATORY
INFECTIONS IN CHILDREN IN HO CHI MINH CITY, VIETNAM, 2010
Tran Anh Tuan, H Rogier Van Doorn, Do Lien Anh Ha, Tran Tan Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 109 - 115
Objective: Study on molecular characteristics of human respiratory syncytial virus in children admitted
with nosocomial and community-acquired lower respiratory infections in emergency unit of respiratory ward,
Children’s Hospital 1.
Methods: This descriptive prospective study was conducted in children admitted in emergency unit of
respiratory ward, Children’s Hospital 1. The screening of community and hospital-acquired RSV infections was
performed by flocked nasopharyngeal swabs. The real-time RT-PCR and phylogenetic analysis of partial G gene
sequences were used in detection and analysis of molecular characteristics of RSV.
Results: During a one year surveillance study (2010) we took serial samples from 1,439 children admitted to
the Emergency Unit of the Respiratory Ward of Children’s Hospital 1 in Ho Chi Minh City, Vietnam. RSV was
detected within 72h of admission to the ward in 26 % (376/1439; RSV A: n=320; RSV B: n=54, and RSV A and
* Bệnh viện Nhi Đồng ** Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford
Tác giả liên lạc: ThS.BS Trần Anh Tuấn ĐT: 0903996869 Email: drtat@hotmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi khoa 110
B: n=2). Among those negative within 72h after admission to the ward, 6.6% (25/377) acquired nosocomial RSV
infection during hospitalization (RSV A: n=22; and RSV B: n=3). Phylogenetic analysis of partial G gene
sequences obtained from 78.8% (316/341) positive specimens revealed the co-circulation of multiple genotypes
with NA1 being predominant (NA1: n=275; GA5: n=5; BA3: n=3; BA9: n=26; and BA10: n=7). GA5 and BA3
are genotypes that have not been reported from Vietnam previously.
Conclusions: Besides confirming the predominance of RSV as a respiratory pathogen among hospitalized
children, data from this study extend our knowledge on the genetic diversity of RSV circulating in Vietnam.
Keywords: respiratory syncytial virus (RSV), Molecular characteristics, lower respiratory infections,
nosocomial RSV infections.
ĐẶT VẤN ĐỀ
RSV là tác nhân gây bệnh quan trọng của
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em các nước
đã và đang phát triển(6).
Nhiễm RSV đưa đến nhiều biểu hiện lâm
sàng khác nhau: viêm tiểu phế quản, viêm phổi,
viêm thanh khí phế quản và viêm hô hấp trên.
Trong đó, viêm tiểu phế quản là nguyên nhân
nhập viện hàng đầu ở trẻ em(3).
RSV còn được xem là nguyên nhân gây
nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) quan trọng ở
các nước đã phát triển. Hall CB và cộng sự (1977)
nhận xét thấy rằng trong thời gian xảy ra dịch
RSV, khoảng một phần ba số trẻ nhập viện vì
bệnh lý không liên quan đến RSV lại bị nhiễm
khuẩn bệnh viện do RSV (NKBV–RSV)(3).Theo
Madhi SA và cộng sự (2004), tại một khoa nhi ở
Nam Phi, tỷ lệ NKBV-RSV trong số trẻ nằm viện
là 11,5%(4).
Ở Việt Nam, đến nay đã có nhiều công trình
nghiên cứu về tình hình nhiễm RSV mắc phải tại
cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có
công trình nghiên cứu nào ở Việt Nam về
NKBV-RSV, đặc biệt là ở trẻ em.
Nghiên cứu của chúng tôi nhằm khảo sát
những đặc điểm phân tử của RSV gây nhiễm
khuẩn hô hấp dưới nặng tại cộng đồng và bệnh
viện ở trẻ em Việt Nam.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả có phân tích, tiền cứu thực
hiện tại khoa hô hấp – bệnh viện Nhi Đồng 1.
Chọn tất cả các trẻ nhập viện tại phòng cấp
cứu – khoa hô hấp – bệnh viện Nhi Đồng 1 trong
thời gian từ tháng 01/2010 đến hết tháng 12/2010
bằng phương pháp chọn mẫu liên tiếp không
xác suất.
Trẻ có RT-PCR RSV dương tính ngay lúc
nhập phòng cấp cứu hay trong vòng 72 giờ sau
đó được xem là NKCĐ do RSV. Trẻ có RT-PCR
RSV âm tính ngay lúc nhập phòng cấp cứu và
trong vòng 72 giờ sau đó, nhưng có RT-PCR RSV
dương tính ở những thời điểm sau đó được xem
là NKBV do RSV.
Phương pháp lấy mẫu
Mọi trẻ nhập phòng cấp cứu khoa hô hấp
được thu nhận vào nghiên cứu.
Để chẩn đoán nhiễm khuẩn cộng đồng do
RSV (NKCĐ RSV), phết mũi hầu chẩn đoán
(bằng flocked nasopharyngeal swabs) được thực
hiện ngay khi nhập phòng cấp cứu (D1) và ở
thời điểm 72 giờ sau đó (D2).
Để tầm soát NKBV do RSV, phết mũi hầu
tầm soát (Sn) được thực hiện 2 lần mỗi tuần (thứ
hai và thứ năm hàng tuần) ở tất cả bệnh nhân
đang nằm phòng cấp cứu.
Phết mũi được cho vào trong 1 ml môi
trường vận chuyển virus (VTM: viral transport
medium) và được bảo quản ở 4°C trong khi chờ
được vận chuyển hàng ngày đến Phòng xét
nghiệm chẩn đoán phân tử của Đơn vị Nghiên
cứu Lâm sàng – Đại học Oxford đặt tại bệnh viện
Bệnh Nhiệt Đới – TPHCM. Tại đây, bệnh phẩm
được bảo quản ở (-80 °C) cho đến khi thực hiện
xét nghiệm.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 111
Xét nghiệm chẩn đoán virus
Tách chiết RNA của virus
RNA của virus được tách chiết từ 100 µl
dịch mũi hầu bằng cách sử dụng hệ thống tách
chiết acid nucleic MagNA Pure 96 (Roche
Diagnostics, Basel, Thụy Sĩ). RNA virus được
tách rửa trong 60 µl dung dịch đệm tách rửa
và 5 µl RNA virus đã được dùng cho chẩn
đoán và RT-PCR xác định phân nhóm cho RSV
A hay B. Phần RNA virus còn lại được trữ ở (-
80oC) cho phân tích sau.
Kỹ thuật real-time RT- PCR
Việc khuyếch đại vùng HVR thứ hai của gen
protein G của 2 phân nhóm virus A và B được
thực hiện bằng phương pháp RT-PCR bán tổ
hợp. Bộ kit SuperScript II Onestep RT-PCR Kit
cùng với việc kết hợp thêm mồi xuôi và mồi
ngược ABG490 và F164 và 5µl RNA của virus
được thực hiện với cả 2 phân nhóm virus A và B
theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sản phẩm
PCR sau khi được tinh chế được dùng để phân
tích giải trình tự gen bằng cách dùng bộ kit giải
trình tự chu kỳ ABI BigDye Terminator (ABI
BigDye Terminator cycle sequencing kit) trên
máy phân tích DNA tự động ABI 3730XL (ABI
3730XL automatic DNA analyzer) (Applied
Biosystems Inc, Foster City, CA, USA).
Kỹ thuật phân tích trình tự gen
Phân tích trình tự gen bằng phần mềm
ContigExpress và thực hiện việc bắt cặp với trình
tự chuẩn của phân nhóm RSV A và B có trong
GenBank bằng phần mềm BioEdit v7.0.1.
Cây chủng loại được xây dựng trong phần
mềm MEGA 5.05 dựa trên mô hình thay thế
nucleotides của Tamura-Nei.
Khác biệt khi so sánh cặp giữa các trình tự
nucleotides và các trình tự amino acid được tính
bằng phần mềm MEGA. Chuyển mã đoạn gen
HRV thứ hai của protein G sang trình tự amino
acid được thực hiện bằng phần mềm BioEdit.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bệnh nhân
Trong thời gian từ tháng 01 đến hết tháng
12/2010, có 1.439 bệnh nhân được thu nhận vào
nghiên cứu.
Tuổi trung vị: 22,3 tuần (khoảng tứ phân: 9,6
– 49,0). Nam: 892 (62%), nữ: 547 (38%).
Tầm soát nhiễm RSV ban đầu
RT-PCR tầm soát RSV dương tính trong mẫu
quệt mũi họng chẩn đoán (D) ở 376/1.439
(26,1%), trong đó 363 mẫu (D1) dương tính ngay
khi nhập viện, 13 mẫu dương tính trong mẫu
bệnh phẩm chẩn đoán thứ hai (D2) – thực hiện
sau 72 giờ nhập vào phòng cấp cứu.
Trong số 376 trẻ RSV dương tính, có 320 trẻ
dương tính với RSV phân nhóm A, 54 với RSV
phân nhóm B, và 2 với cả 2 phân nhóm RSV.
Không phát hiện thấy RSV trong thời gian từ
tháng 1 đến tháng 3. Trường hợp nhiễm RSV
đầu tiên được phát hiện vào tháng 4, trong khi ở
giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 10 mỗi tháng có
trên 50 trường hợp dương tính.
Tầm soát nhiễm khuẩn bệnh viện do RSV
Kết quả chung
Có 448 trẻ nằm phòng cấp cứu từ 3 ngày trở
lên, trong đó 377 trẻ được thực hiện ít nhất một
phết mũi chẩn đoán (D) để tầm soát nhiễm
khuẩn bệnh viện do RSV. Trong thời gian nghiên
cứu, 377 trẻ này được thực hiện phết mũi chẩn
đoán (D) 2 lần/tuần để tầm soát nhiễm khuẩn
bệnh viện do RSV.
Trong số 377 trẻ này, RNA của RSV được
phát hiện ở các mẫu quệt mũi họng tầm soát
nơi 25 bệnh nhân, bao gồm 22 trẻ với RSV
phân nhóm A (88%) và 3 trẻ với RSV phân
nhóm B (12%).
Như vậy, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện do
RSV trong số các trẻ được tầm soát là 6,6%
(25/377). Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ NKBV nói chung
tại khoa hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 1 cùng thời
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi khoa 112
điểm (là 2,99% - theo kết quả điều tra căt ngang
năm 2010)(7).
Biểu đồ 1: Phân bố theo tháng của nhiễm khuẩn RSV
cộng đồng và bệnh viện
Đặc điểm phân tử của RSV gây NKCĐ và
NKBV
(xem bảng 1, 2, 3)
Bảng1: Đặc điểm phân tử của RSV nhóm A Việt Nam
Genotype/ Đột biến
NA1 GA5
Vai trò
RSV-CĐ
(N=262)
RSV-BV
(N=13)
RSV-CĐ
(N=5)
Kiểu TTKP; 227-230 (%) 96,2 92,3 100 Vị trí O-glycosyl hóa
Kiểu KPT; 233-235 (%) 99,2 100 100 Vị trí O-glycosyl hóa
Asp237 (%) 94,5 100 0 NA1 đặc hiệu Mất vị trí N-glycosyl hóa
Lys237(%) 0,4 0 0 Mất vị trí N-glycosyl hóa
Ile238 (%) 0 0 0 GA5 đặc hiệu
Pro241 0 0 100 GA5 đặc hiệu
Kiểu TTKT; 238-241 (%) 100 92,3 0 Vị trí O-glycosyl hóa
Asn250 0 0 100 GA5 đặc hiệu Thêm vị trí N-glycosyl hóa
Ser251 0 0 100 GA5 đặc hiệu Mất vị trí N-glycosyl hóa
Asn251 88,2 76,9 0 Vị trí N-glycosyl hóa
Leu256 0 0 100 GA5 đặc hiệu
Thr269 100 100 0 GA2 đặc hiệu nhưng cũng tìm thấy trong NA1
Leu274 95,0 92,3 0 NA1 đặc hiệu
Thr274 0 0 100 GA5 đặc hiệu
Ile279 0 0 100 GA5 đặc hiệu
Ser289 100 100 0 GA2 đặc hiệu nhưng cũng tìm thấy trong NA1
Ser292 100 100 0 NA1 đặc hiệu
Tyr294 0 0 0 Mất vị trí N-glycosyl hóa
Ile295 0 0 100 GA5 đặc hiệu
Ile296 80,9 76,9 0 Mất vị trí N-glycosyl hóa ở vị trí 294
Asp297 0 0 100 GA5 đặc hiệu
298-STOP 99,6 100 0 NA1 đặc hiệu
299-STOP 100 100 100
Bảng 2: Đặc điểm phân tử của RSV nhóm B Việt Nam
Nhóm/Genotype BA3 (N=3) BA9 (N=26) BA10 (N=7) Chi chú
RSV NKCĐ (N=25) RSV NKBV (N=1)
Chiều dài tiên đoán
(n)
281 0 0 0 1
312 1 25 1 3
315 2 0 0 0
319 0 0 0 3
20 aa lặp lại 2 lần (n) 3 25 1 7
Pro222 (n) 3 0 0 0 BA3 đặc hiệu tiềm năng
NST; 230-232 (n) 0 0 0 2 Vị trí N-glycosyl hóa
Pro231 (n) 0 0 0 2 GA10 đặc hiệu (230-232)
KPT; 234-236 (n) 3 25 1 7 Vị trí O –glycosyl hóa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 113
Nhóm/Genotype BA3 (N=3) BA9 (N=26) BA10 (N=7) Chi chú
RSV NKCĐ (N=25) RSV NKBV (N=1)
Ile239 (n) 3 0 0 0 GA3 đặc hiệu tiềm năng
Arg282 (n) 3 0 0 0 GA3 đặc hiệu tiềm năng
Gly292 (n) 0 0 0 7 GA10 đặc hiệu
NST; 296-298 (n) 3 25 1 7 Vị trí N-glycosyl hóa
NST; 310-312 (n) 2 25 1 4 Vị trí N-glycosyl hóa
Bảng 3: Trình tự tương tự giữa RSV gây nhiễm khuẩn bệnh viện và nhiễm khuẩn cộng đồng so sánh với trình tự
của GenBank
Nhóm Trình tự tương tự Trình tự tương tự từ GenBank
(Chủng và số đăng ký) Chủng RSV NKBV Chủng RSV NKCĐ
1 VN-202S2, VN-269S2,
VN-432S1, VN-579S1,
VN-5288S3, VN-5392S2
114 chủng Chủng 797-HCM/11.10-A (JX079971)
Chủng 894-HCM/10.10-A (JX079969)
Chủng 846-HCM/10.10-A (JX079967)
Chủng 753-HCM/09.10-A (JX079962)
Chủng 657-HCM/08.10-A(JX079958)
Chủng 597-HCM/07.10-A(JX079956)
Chủng 512-HCM/06.10-A(JX079953)
Chủng 415-HCM/05.10-A (JX079950)
Chủng 378-HCM/05.10-A (JX079949)
2 VN-166S2 VN-192 Không tìm thấy
3 VN-325S1 VN-453, VN-457, VN-482, VN-517,
VN-618, VN-5493, VN-5576, VN-5649
Không tìm thấy
4 VN-639S2 VN-200, VN-297, VN-357, VN-370,
VN-534, VN-606, VN-5217, VN-5361,
VN-5446, VN-5496, VN-5534, VN-5544, VN-
5550, VN-5561, VN-5646
Chủng 08-046972 (JX015498)
Chủng BE/4998/08 (JX645856)
Chủng 929-HCM/11.10-A (JX079970)
Chủng 788-HCM/09.10-A (JX079964)
5 VN-5477S2 VN-313, VN-334, VN-584, VN-698,
VN-5379, VN-5409, VN-5469, VN-5475, VN-
5484
Giống với nhiều trình tự
6 VN-5503S3 VN-223, VN-380, VN-385, VN-386,
VN-5279, VN-5370, VN-5425, VN-5512
Không tìm thấy
7 VN-5517S1 0 Không tìm thấy
8 VN-5581S1 0
Mẫu bệnh phẩm dương tính của các bệnh
nhân được tiến hành giải mã trình tự gen ở HVR
thứ hai của đầu tận cùng C của gen G. Tổng
cộng có 316/401 (78,8%) đoạn trình tự được giải
mã, bao gồm 280 phân nhóm virus A (gồm 267
nhiễm khuẩn RSV cộng đồng (RSV-CĐ) và 13
nhiễm khuẩn bệnh viện do RSV (RSV-BV)), và 36
phân nhóm virus B (gồm 35 RSV-CĐ và 1 RSV-
BV). Khi so sánh trực tiếp giữa các đoạn trình tự
giải mã thuộc phân nhóm A, sự khác biệt tối đa
là 13,7% (khi so sánh các đoạn mã nucleotide) và
27,5% (khi so sánh các đoạn mã amino acid). Tỷ
lệ khác biệt khi so với chủng prototype A2 lớn
nhất ở cả mức độ nucleotide (18,6%) và amino
acid (30,9%). Tỷ lệ khác biệt tối đa của 36 đoạn
trình tự thuộc phân nhóm B là 10,1% (khi so
sánh các đoạn mã nucleotide) và 19,5% (khi so
sánh các đoạn mã amino acid). So sánh với
chủng prototype CH18537, tỷ lệ khác biệt tối đa
của phân nhóm B lần lượt là 18,9% (khi so sánh
các đoạn mã nucleotide) và 30,2% (khi so sánh
các đoạn mã amino acid).
Phân tích cây chủng loại cho thấy 280 phân
nhóm virus A thuộc về 2 genotypes. Đa số các
trình tự phân tích của phân nhóm virus A (n =
275) thuộc về genotype NA1 và chỉ có 5 virus
thuộc genotype GA5.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi khoa 114
36 trình tự phân tích của phân nhóm B nằm
trong 3 genotypes riêng biệt: BA3 (n = 3), BA9 (n
= 26; 25 RSV-CĐ và 1 RSV-BV), và BA10 (n = 7).
13 virus A của RSV-BV thuộc về genotype
NA1, và trong số đó 6 virus có cùng trình tự gen
và 7 virus có một trình tự duy nhất gợi ý là có
nhiều virus gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện tại
phòng cấp cứu trong giai đoạn nghiên cứu.
6 RSV-BV A có trình tự tương tự với 114
virus RSV-CĐ.
Trong 7 virus khác, 4 virus RSV-BV với một
trình tự duy nhất và giống với 6-9 trình tự virus
RSV-CĐ. Có 2 trình tự duy nhất của RSV-BV
không giống bất kỳ chuỗi virus RSV-CĐ nào, bao
gồm các trình tự hiện có trong ngân hàng gen
(GenBank). Các trình tự phân nhóm B của RSV-
BV thuộc về genotype BA9 và không giống bất
kỳ chuỗi virus B của RSV-CĐ nào.
Như vậy, trong giai đoạn nghiên cứu,
phân nhóm RSV A là nổi trội. Điều này phù
hợp với nghiên cứu của Đỗ Liên Anh Hà (tại
bệnh viện Nhi Đồng 1 -2008) và của Trần Đình
Nguyên (tại bệnh viện Nhi Đồng 2 – năm
2013). Trong khi đó, tại Campuchia, phân
nhóm B nổi trội hơn(1,2,11).
Genotype RSV A nổi trội là NA1. Genotype
này được mô tả lần đầu ở Niigita, Nhật Bản
trong mùa dịch 2005-2006. Genotype này là
nhóm bậc thấp của chủng GA2 thường được
phát hiện ở khắp nơi trên thế giới(5,8,9,10,11,12).
Tương tự với nghiên cứu tại bệnh viện Nhi
Đồng 2, genotype BA9 và B10 của phân nhóm B
cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của chúng
tôi. Genotype này cũng được mô tả lần đầu ở
Niigita, Nhật Bản vào năm 2006 và là nhóm bậc
thấp của chủng BA đã được mô tả trước đó ở
Buenos Aires, Achentina(10). Ngoài ra, chúng tôi
cũng tìm thấy được genotype BA3 – chưa từng
được tìm thấy ở Việt Nam trước đây.
Virus RSV B Việt Nam được gộp lại trong 3
genotypes: BA3, BA9, BA10; với chiều dài
protein G được dự đoán là giữa các amino acids
282 và 319. Tương tự các nghiên cứu trước, đoạn
lặp lại hai lần 20-amino acid trong protein G
được tìm thấy ở tất cả virus B Việt Nam.
Genotype BA9 ưu thế trong số các chủng virus
Việt Nam và tất cả đều chứa đoạn mã dừng kép
ở vị trí 313 và 320. Tất cả genotype virus BA10
đều chứa Gly292 đặc hiệu như các báo cáo trước
đây, nhưng chỉ 2/7 genotype có chứa Pro231,
như trong hầu hết chủng virus BA10
Campuchia(1).
Genotype GA3 Việt Nam chứa 3 vị trí
amino acid đặc hiệu cho genotype: Pro222,
Ile239, Arg282.
Phân tích đặc điểm phân tử của 14/25 trường
hợp trên, chúng tôi không thấy có gì khác biệt
với những trường hợp nhiễm RSV cộng đồng và
bệnh viện. Tất cả 13 RSV-BV nhóm A đều thuộc
týp NA1 và 1 RSV-BV nhóm B thuộc týp BA9.
Điều này cho thấy sự đa dạng của virus trong
mùa dịch.
Về trình tự nucleotide, có sự tương đồng
giữa RSV-BV và RSV-CĐ. Kết quả so sánh cho
thấy có rất nhiều chủng RSV gây nhiễm trùng
bệnh viện và chủng RSV-BV trội cũng chính là
chủng RSV-CĐ trội.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi xác nhận tầm
quan trọng của RSV như là một tác nhân gây
bệnh quan trọng ở trẻ em nhập viện vì viêm hô
hấp dưới nặng: Chiếm tỷ lệ 26% trường hợp
nhập viện và đến 32,5% trong mùa RSV.
Các dữ kiện sinh học phân tử từ nghiên cứu
này cho thấy có sự lưu hành đồng thời của các
genotype của phân nhóm A, B, phù hợp với dữ
liệu lưu hành RSV trên thế giới.
Qua nghiên cứu, chúng tôi cũng tìm thấy sự
lưu hành của 2 genotype chưa được báo cáo ở
Việt Nam trước đây, cần được giám sát và theo
dõi tiếp về việc phát sinh chủng virus mới có khả
năng gây bệnh cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arnott A et al. (2011), “A study of the genetic variability of
human respiratory syncytial virus (HRSV) in Cambodia
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 115
reveals the existence of a new HRSV group B genotype”, J Clin
Microbiol, 49(10): pp. 3504-3513.
2. Do AH et al. (2011), ”Viral etiologies of acute respiratory
infections among hospitalized Vietnamese children in Ho Chi
Minh City, 2004-2008”, PLoS One, 6(3), pp. e18176.
3. Hall CB, McCarthy CA. (2009),“Respiratory Syncytial Virus”,
Mandell, Bennett & Dolin: Principles and Practice of Infectious
Diseases, 7th ed.,Churchill Livingstone, pp.2207-2221.
4. Madhi SA, Ismail K, O’Reilly, Cutland C. (2004), “Importance
of nosocomial respiratory syncytial virus infections in an
African setting”, Trop Med Int Health, 9, pp.491-498.
5. 5.McLellan J.S.et al. (2010),”Structure of a major antigenic site
on the respiratory syncytial virus fusion glycoprotein in
complex with neutralizing antibody 101F”, J Virol, 84(23),
pp.12236-44.
6. Nair H. et al. (2010), “Global burden of acute lower respiratory
infections due to respiratory syncytial virus in young children:
a systematic review and meta-analysis”, Lancet, 375(9725),
pp.1545-55.
7. Nguyễn Thị Thanh Hà, Lê Bích Liên, Đỗ Văn Niệm và cộng
sự (2010), “Nhiễm khuẩn bệnh viện hiện mắc: tần suất, yếu tố
dịch tễ có liên quan, vi khuẩn và sự kháng thuốc”, Tài liệu lưu
hành nội bộ - Bệnh viện Nhi Đồng 1.
8. Parveen S. (2006), “Genetic variability in the G protein gene
ofgroup A and B respiratory syncytial virus”, J Clin Microbiol,
44(9), pp. 3055-3064.
9. Reiche J, Schweiger B. (2009), “Genetic variability og group A
human respiratory syncytial virus strains circulating in
Germany from 1998 to 2007”, J Clin Microbiol, 47(6), pp.1800-
1810.
10. Shobugawa Y. (2009), “Emerging genotypes of human
respiratory syncytia virus subgroup A among patients in
Japan”, J Clin Microbiol, 47(8), pp.2475-2482.
11. Tran DN, Pham TMH, Ha MT et al. (2013), “Molecular
epidemiology and disease severity of human respiratory
syncytial virus in Vietnam”. PLoS One, 8(1), pp. e45436.
12. Zhang, Z.Y.et al. (2010), “Genetic variability of respiratory
syncytial viruses (RSV) prevalent in Southwestern China from
2006 to 2009: emergence of subgroup B and A RSV as
dominant strains”, J Clin Microbiol, 48(4), pp.1201-1207.
Ngày nhận bài báo: 12/6/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo : 7/7/2014/
Ngày bài báo được đăng: 20/08/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_phan_tu_virus_hop_bao_ho_hap_o_tre_mac_nhiem_khuan.pdf