Chăm sóc sau mổ.
Sau mổ cắt trĩ theo phương pháp
Milligan-Morgan, cần đặt viên đạn trĩ hàng
ngày (khoảng 1 tháng) để BN đại tiện dễ,
tránh sẹo hẹp hậu môn (đây là điều BN lo
sợ nhất khi phải mổ cắt trĩ), ngâm hậu
môn trong nước ấm ngày 2 lần để giảm
đau, vệ sinh vùng mổ. Sau mổ cắt trĩ theo
kỹ thuật Ferguson, việc chăm sóc sau mổ
đơn giản hơn: không phải đặt thuốc,
không nong hậu môn nên BN đỡ sợ và ít
đau hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn.
Thời gian liền vết thương sớm [9]. Đây là
một ưu điểm của phương pháp phẫu thuật
Ferguson so với phương pháp MilliganMorgan [3, 8, 9]. Kinh nghiệm cho thấy
thường vào ngày thứ 7 trở đi, vết thương
bắt đầu liền sinh học, vết mổ hơi co lại,
có thể gây hẹp nhẹ lỗ hậu môn. Do vậy,
chúng tôi thường hẹn kiểm tra lại vết mổ,
đánh giá xem có hẹp thì nong sớm, điều
này rất hiệu quả. Đồng thời vào thời điểm
này, có thể kiểm tra tình trạng đi ngoài.
Có trường hợp do đau, do người thân
mách bảo hay do suy nghĩ sợ nhiễm
trùng vết mổ tránh đi ngoài, nên phân táo
ứ đọng trong bóng trực tràng gây đau kéo
dài. Trong trường hợp này, nên thụt tháo
phân, các triệu chứng khó chịu sẽ hết.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 17 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả bước đầu phẫu thuật Ferguson điều trị trĩ vòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015
129
KẾT QUẢ BƢỚC ĐẦU PHẪU THUẬT FERGUSON
ĐIỀU TRỊ TRĨ VÒNG
Phan Sỹ Thanh Hà*; Trần Minh Đạo*; Nguyễn Xuân Hùng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả của phẫu thuật Ferguson trong điều trị trĩ vòng. Đối tượng và
phương pháp: tiến cứu mô tả trên 43 bệnh nhân (BN) trĩ vòng độ III, IV, có hoặc không có biến
chứng được phẫu thuật theo phương pháp Ferguson tại Bệnh viện Việt Đức từ 1 - 9 - 2012 đến
31 - 12 - 2013. Kết quả: tuổi trung bình 50,88 ± 14,76 (cao nhất 83 tuổi, thấp nhất 27 tuổi).
58,1% nam và 41,9% nữ. 37,2% BN trĩ độ III và 62,8% trĩ độ IV. Mức độ đau ngày đầu sau mổ
là 7,14 ± 1,24 điểm (cao nhất 9 điểm, thấp nhất 3 điểm). Đau lần đi cầu đầu tiên sau mổ 6,67 ±
1,34 điểm (cao nhất 9 điểm, thấp nhất 4 điểm). Mức độ đau sau phẫu thuật ngày thứ 14 là 1,19 ±
0,73 điểm (2 - 0 điểm). Thời gian phẫu thuật 26,91 ± 6,41 phút (dài nhất 39 phút, ngắn nhất
17 phút). Thời gian nằm viện 4,42 ± 5,06 ngày (dài nhất 36 ngày, ngắn nhất 2 ngày). Thời gian
điều trị hậu phẫu 2,77 ± 1,13 ngày (dài nhất 8 ngày, ngắn nhất 1 ngày). 8 BN có tai biên và di
chứng nhẹ. Đánh giá kết quả: 76,8% tốt; khá 18,6%. Kết luận: phẫu thuật Ferguson điều trị trĩ
vòng là phương pháp an toàn, hiệu quả. Chăm sóc sau mổ đơn giản, BN ít đau, nhanh liền vết mổ.
Không có tai biến và di chứng nặng cần phải can thiệp.
* Từ khóa: Trĩ vòng; Phẫu thuật Ferguson.
Initial Outcome of Ferguson Technique in Treatment of Circumferential
Hemorrhoids
Summary
Aims: To evaluate the results of Ferguson surgery in the treatment of circumferential hemorrhoids.
Subjects and methods: A prospective study was conducted on 43 patients with grade III, IV and
thrombosed external hemorrhoids who were treated by Ferguson technique from September,
1
st
, 2012 to December, 31
rd
, 2013 at Viet Duc Hospital. Results: Mean age 50.88 ± 14.76 years
(ranged from 27 - 83 years old). There were 58.1% male and 41.9% female. The degree of pain
on the first day after surgery was 14.7 ± 24.1 points (ranged from 3 - 9 points). Pain occurred on the
first postoperative bowel 6.67 ± 1.34 points (ranged from 4 - 9 points). The degree of pain 2 weeks
after surgery 1.19 ± 0.73 points (ranged from 0 - 2 points). Surgical time was 26.91 ± 6.41 minutes
(ranged from 17 - 39 minutes). Length of hospitalization was 4.42 ± 5.06 days (ranged from
2 - 36 days). Post-operative time was 2.77 ± 1.13 days (ranged from 1 - 8 days). Eight patients
had light complication and sequelae. Results: 76.8% good, 18.6% fairly good. Conclusions: Ferguson
surgery in treatment of circumferential hemorrhoids is safe and effective. Post-operative care is
simpler, less painful, faster healing. No severe complications and sequelae need to be intervened.
* Key words: Circumferential hemorrhoids; Ferguson technique.
* Bệnh viện 198 - Bộ Công an
** Bệnh viện Việt Đức
Người phản hồi (Corresponding): Phan Sỹ Thanh Hà (drha198@gmail.com)
Ngày nhận bài: 14/04/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 17/06/2015
Ngày bài báo được đăng: 06/07/2015
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015
130
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trĩ là bệnh rất phổ biến, tần suất mắc
ở người lớn vào khoảng 5 - 25% dân số
và > 50% ở tuổi 50 [1, 4, 5]. Điều trị phẫu
thuật áp dụng cho trĩ độ III, độ IV. Nhiều
tác giả đã phân ra các nhóm phương pháp
cắt trĩ từng búi và cắt trĩ vòng [2]. Một số
phương pháp hay được sử dụng: Whitehead,
Miligan-Morgan, Toupet, Ferguson, phẫu
thuật Longo, triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn
siêu âm Doppler... Mỗi phương pháp phẫu
thuật có những ưu và nhược điểm khác
nhau.
Năm 1959, Ferguson cắt trĩ cải tiến từ
phương pháp Miligan-Morgan. Điểm khác
biệt của kỹ thuật này là sau khi cắt bũi trĩ,
sẽ khâu lại hai mép cắt (niêm mạc trực
tràng - hậu môn - da). Do đó còn được
gọi là cắt trĩ kín [2, 3]. Phương pháp này
được áp dụng rộng rãi ở Mỹ và một số
nước khác. Phẫu thuật Ferguson có ưu
điểm săn sóc sau mổ đơn giản và BN
ít đau hơn, lành vết thương nhanh [3]...
Nghiên cứu này nhằm: Đánh giá kết qủa
phẫu thuật Ferguson trong điều trị bệnh
trĩ vòng.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
43 BN chẩn đoán trĩ vòng độ III, IV
do một kíp phẫu thuật viên phẫu thuật
theo phương pháp Ferguson tại Bệnh viện
Việt Đức từ 1 - 9 - 2012 đến 31 - 12 - 2013.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Mô tả tiến cứu.
* Các chỉ tiêu nghiên cứu:
- Đặc điểm lâm sàng nhóm BN nghiên
cứu.
- Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện
kỹ thuật.
* Kết quả sớm:
- Đau sau mổ: đánh giá theo thang điểm
VAS (Visual Analog Scale).
- Biến chứng hậu phẫu: chảy máu, hạ
huyết áp, đau đầu, bí tiểu
- Thời gian nằm viện, thời gian phẫu
thuật
- Đánh giá thời gian liền vết mổ: liền
viết mổ thì đầu 7 - 10 ngày, liền viết mổ
thì 2 > 10 ngày.
* Kết quả xa:
- Các triệu chứng: đại tiện máu, sa búi
trĩ, lộ niêm mạc trực tràng, rỉ dịch hậu
môn
- Tái phát bệnh trĩ, hẹp hậu môn, tự chủ
hậu môn.
- Đánh giá tổng quát [3]: về phẫu thuật,
mức độ hài lòng của BN sau mổ, chia làm
3 mức độ: tốt (không tai biến, biến chứng,
di chứng. BN khỏi bệnh, hài lòng sau mổ);
khá (không tai biến, biến chứng, di chứng
nặng. BN cải thiện rõ rệt về bệnh); kém
(tái phát trĩ hoặc có biến chứng chảy máu,
hẹp hậu môn, mất tự chủ hậu môn nặng
sau mổ).
* Xử lý số liệu: trên phần mềm SPSS
22.0.
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015
131
ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ 1 - 9 - 2012 đến 31 - 12 - 2013 tại
Trung tâm Phẫu thuật Đại tràng tầng sinh
môn, Bệnh viện Việt Đức đã tiến hành phẫu
thuật cho 212 BN bị bệnh trĩ theo phương
pháp Ferguson, trong đó 43 trường hợp
(20,3%) trĩ vòng.
1. Tuổi và giới.
Tuổi trung bình của BN 50,88 ± 14,76;
cao nhất 83 tuổi; thấp nhất 27 tuổi. Có 25 BN
nam (58,1%) và 18 BN nữ (41,9%).
2. Đặc điểm lâm sàng.
Bảng 1: Phân độ trĩ và biến chứng.
Đ C ĐI M n %
Phân độ trĩ
Trĩ độ III 16 37,2
Trĩ độ IV 27 62,8
Tổng 43 100
Biến chứng
Trĩ tắc mạch 18 30,2
Trĩ chảy máu 3 18,6
Trĩ hoại tử 1 2,3
Trĩ thắt nghẹt 1 2,3
3. Phƣơng pháp giảm đau trong mổ
và tính chất mổ.
Bảng 2: Phương pháp giảm đau trong
mổ, tính chất mổ.
PH NG PH P
GI M Đ U
n %
Tê tủy sống 43 100
Tính chất mổ
Mổ kế hoạch 36 83,7
Mổ cấp cứu 7 16,3
Tổng 43 100
Có 9/43 BN (20,9%) triệt mạch phối hợp.
4. ết quả sớm sau mổ.
- Đau sau mổ, thời gian phẫu thuật,
thời gian nằm viện, thời gian liền vết mổ:
Bảng 3: Đặc tính của BN phân bố theo
giai đoạn sau mổ.
TH I GI N PH U THU T (phút)
26,91 ± 6,41
(17 - 39 phút)
Thời gian nằm viện (ngày)
4,42 ± 5,06
(2 - 36 ngày)
Thời gian điều trị hậu phẫu (ngày)
2,77 ± 1,13
(1 - 8 ngày)
Mức độ đau ngày 1 sau mổ (VAS)
7,14 ± 1,24
(3 - 9 điểm)
Mức độ đau lần đi cầu đầu tiên (VAS)
6,67 ± 1,34
(4 - 9 điểm)
Mức độ đau 2 tuần sau phẫu thuật (VAS)
1,19 ± 0,73
(0 - 2 điểm)
Thời gian liền vết mổ n %
Liền viết mổ thì đầu 7 - 10 ngày 30 68,9
Liền viết mổ thì 2 > 10 ngày 13 30,2
Tổng 212 100
100% BN không có nhiễm trùng và áp
xe sau mổ.
* Biến chứng sớm:
Bí đái: 13 BN (30,2%); chảy máu: 2 BN
(4,7%); huyết khối trĩ ngoại: 1 BN (2,3%).
Trong 13 BN bí tiểu, 12 BN đặt thông
tiểu, 01 BN còn lại chườm nước nóng ở
hạ vi. Chảy máu sau mổ: 2 BN xảy ra vào
ngày thứ 6 đến ngày thứ 9, cả 02 BN
không phải mổ lại chỉ dùng thuốc cầm
máu, theo dõi ổn định. 01 BN huyết khối
trĩ ngoại được xử trí chích lấy hạt tắc mạch
ngày thứ 3 sau mổ.
* Kết quả xa:
Sa trĩ tái phát: 0 BN, hẹp hậu môn (nhẹ):
4 BN (9,3%), mất tự chủ hậu môn độ I:
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015
132
1 BN (4,7%); mất tự chủ hậu môn độ II:
1 BN (4,7%); da thừa hậu môn: 3 BN (6,8%).
* Đánh giá kết quả chung:
Tốt: 33/43 BN (76,8%); khá: 8/43 BN
(18,6%); kém: 2/43 BN (4,6%).
BÀN UẬN
1. Đặc điểm lâm sàng nhóm BN.
Trĩ biến chứng tắc mạch chiếm tỷ lệ
cao nhất (30,2%). Có 2 BN chảy máu phải
mổ cấp cứu.
2. Thuận lợi và khó khăn khi tiến
hành các bƣớc phẫu thuật.
Trong nghiên cứu này, 100% BN được
gây tê tủy sống, không có BN gây mê nội
khí quản và tê tại chỗ. Các bước tiến
hành phẫu thuật cắt trĩ tương tự phẫu
thuật Milligan-Morgan. Để thuận lợi cho
việc khâu 2 mép niêm mạc trực tràng -
hậu môn - da nên sử dụng van Hill -
Ferguson. Sử dụng chỉ vicryn 2.0 khâu
gốc búi trĩ, để khâu niêm mạc da nên
dùng vicryl 5/0 hoặc catgut cromé 4/0.
Không nên lấy quá rộng niêm mạc hậu
môn, tránh hẹp sau mổ. Nói chung, tiến
hành phẫu thuật dễ dàng. Tất cả 43 trường
hợp trĩ vòng này đều được cắt trĩ ở 3 vị trí
3h, 7h, 11h tư thế sản khoa, có thể được
khâu triệt mạch ở 3 vị trí trên hoặc ở
những vị trí khác nhằm hạn chế chảy
máu, gây bất lợi cho cuộc mổ. Có những
trường hợp phẫu tích trĩ dưới cầu da
niêm mạc. Trong quá trình mổ và khi kết
thúc cuộc mổ, nên dùng ngón tay trỏ
thăm lỗ hậu môn, nếu đút lọt dễ dàng là
được. Trong trường hợp các đường khâu
làm hẹp lỗ hậu môn, có thể nong ngay
trong mổ. Khi gặp trĩ vòng có sa niêm
mạc nhiều, có thể chuyển đổi phương
pháp phẫu thuật để thực hiện dễ dàng và
đảm bảo an toàn. Chúng tôi không gặp
trường hợp nào phải chuyển đổi phương
pháp phẫu thuật.
3. Đau sau phẫu thuật.
Đau sau mổ cắt trĩ là mối quan tâm
hàng của hầu hết BN. Có nhiều biện pháp
làm giảm đau sau mổ: dùng dao siêu âm,
laser thay cho dao điện Cải tiến phương
pháp, kỹ thuật mổ: các phương pháp
Whitehead cải tiến, phương pháp Milligan-
Morgan và kết hợp với tiêm thuốc giảm
đau tại chỗ, dùng thuốc giảm đau sau mổ.
Tuy nhiên, tất cả phương pháp phẫu thuật
trên đều chưa mang lại kết quả như mong
muốn, do chúng gây tổn thương vùng
Pecten (vùng chuyển tiếp dưới đường
lược, da rìa hậu môn), là vùng nhạy cảm
rất giàu các đầu mút thần kinh, các tiểu
thể thụ cảm Meisner, Golgi, Paccini, Krauss
nhạy cảm với các tác nhân đau [1, 4].
Mức độ đau ngày đầu sau mổ trong
nghiên cứu này là 7,14 ± 1,24 điểm (cao
nhất 9 điểm, thấp nhất 3 điểm). Mức độ
đau lần đầu đi cầu sau mổ 6,67 ± 1,34
điểm (cao nhất 9 điểm, thấp nhất 4 điểm).
Khi theo dõi mức độ đau của BN đến ngày
thứ 14, điểm V S là 1,19 ± 0,73 (0 - 2 điểm).
Shoaib và CS [6] nghiên cứu so sánh
trên BN phẫu thuật Miligan-Morgan (N1)
và BN phẫu thuật Ferguson (N2), xét về
mức độ đau và yêu cầu dùng thuốc giảm
đau của N2 ít hơn nhóm N1. Theo dõi đến
ngày thứ 16 sau mổ, hầu như hết đau ở
nhóm N2. Kết của chúng tôi tương tự các
tác giả [7, 8, 9].
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015
133
4. Thời gian phẫu thuật, thời gian nằm
viện, thời gian liền vết mổ.
Thời gian phẫu thuật phụ thuộc nhiều
yếu tố như phân độ, phân loại bệnh trĩ,
bệnh lý hậu mộn trực tràng phối hợp và
kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Thời gian
phẫu thuật trong nghiên cứu của chúng tôi
là 26,91 ± 6,41 phút (nhiều nhất 39 phút,
ngắn nhất 17 phút). Thời gian nằm viện
trung bình 4,42 ± 5,06 ngày (dài nhất
36 ngày, ngắn nhất 2 ngày). Thời gian
điều trị hậu phẫu 2,77 ± 1,13 ngày (dài
nhất 8 ngày, ngắn nhất 1 ngày). Trường
hợp nằm viện dài nhất do BN có bệnh lý
phối hợp, điều trị thêm 12 ngày. Theo Vadalà
G và CS [9], phẫu thuật Ferguson là phẫu
thuật trong ngày. Khi so sánh một số tiêu
chí về đau sau mổ, thời gian nằm viện,
thời gian trở lại sinh hoạt, phẫu thuật
Ferguson có nhiều ưu điểm tương tự phẫu
thuật Longo [3, 9].
68,9% liền vết mổ thì đầu sau 7 - 10 ngày,
30,2% liền vết mổ thì 2. Qua theo dõi,
chúng tôi thấy thời gian liền hoàn toàn
vết mổ của những BN này từ 4 - 6 tuần.
Đối với những trường hợp này, chúng tôi
hướng dẫn BN chăm sóc giống như phẫu
thuật Milligan-Morgan.
5. Chăm sóc sau mổ.
Sau mổ cắt trĩ theo phương pháp
Milligan-Morgan, cần đặt viên đạn trĩ hàng
ngày (khoảng 1 tháng) để BN đại tiện dễ,
tránh sẹo hẹp hậu môn (đây là điều BN lo
sợ nhất khi phải mổ cắt trĩ), ngâm hậu
môn trong nước ấm ngày 2 lần để giảm
đau, vệ sinh vùng mổ. Sau mổ cắt trĩ theo
kỹ thuật Ferguson, việc chăm sóc sau mổ
đơn giản hơn: không phải đặt thuốc,
không nong hậu môn nên BN đỡ sợ và ít
đau hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn.
Thời gian liền vết thương sớm [9]. Đây là
một ưu điểm của phương pháp phẫu thuật
Ferguson so với phương pháp Milligan-
Morgan [3, 8, 9]. Kinh nghiệm cho thấy
thường vào ngày thứ 7 trở đi, vết thương
bắt đầu liền sinh học, vết mổ hơi co lại,
có thể gây hẹp nhẹ lỗ hậu môn. Do vậy,
chúng tôi thường hẹn kiểm tra lại vết mổ,
đánh giá xem có hẹp thì nong sớm, điều
này rất hiệu quả. Đồng thời vào thời điểm
này, có thể kiểm tra tình trạng đi ngoài.
Có trường hợp do đau, do người thân
mách bảo hay do suy nghĩ sợ nhiễm
trùng vết mổ tránh đi ngoài, nên phân táo
ứ đọng trong bóng trực tràng gây đau kéo
dài. Trong trường hợp này, nên thụt tháo
phân, các triệu chứng khó chịu sẽ hết.
6. ết quả sau mổ.
Kết quả sau mổ cho thấy không có
biến chứng nặng phải can thiệp. Đây là
một phẫu thuật an toàn, BN sớm trở lại
sinh hoạt và làm việc bình thường. Đánh
giá kết quả tổng quát sau mổ của BN: tốt:
76,8%; khá: 18,6%; kém: 4,6%. 8 BN có
tai biến và di chứng nhẹ: 4 BN hẹp hậu
môn mức độ nhẹ được điều trị nong hậu
môn, 1 BN mất tự chủ hậu môn độ I
(không kiểm soát được trung tiện), 1 BN
mất tự chủ hậu môn độ II (không kiểm
soát được trung tiện và phân lỏng), trường
hợp này theo dõi sau 8 tuần không còn
hiện tượng mất tự chủ hậu môn, 2 BN
(4,7%) có chảy máu sau mổ xếp loại kết
quả kém.
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015
134
KẾT UẬN
Phẫu thuật Ferguson điều trị trĩ vòng là
phẫu thuật an toàn, hiệu quả. Chăm sóc
sau mổ đơn giản, BN ít đau, nhanh liền
vết mổ. Kết quả: tốt: 76,8%, khá 18,6%,
kém 4,6%. Không có tai biến và di chứng
nặng cần phải can thiệp.
TÀI I U TH M HẢO
1. Trần Minh Đạo. Một số bệnh vùng hậu
môn - trực tràng. Sách chuyên khảo. Nhà xuất
bản Y học. 2013, tr.231.
2. Nguyễn Đình Hối, Dương Phước Hưng.
Quan niệm mới về điều trị trĩ. Tạp chí Y học
TP. HCM. 2004, tập 8 (2), tr.63-68.
3. Nguyễn Xuân Hùng và CS. Phẫu thuật
Ferguson điều trị trĩ. Tạp chí Đại trực tràng học.
2010, số 5, tr.9-13.
4. Trịnh Hồng Sơn. Phẫu thuật Longo điều
trị bệnh trĩ. Nhà xuất bản Y học. 2014, tr.184.
5. Nguyễn Trung Tín. Kết quả khâu treo
búi trĩ phụ trong cắt trĩ từng búi. Y học TP. Hồ
Chí Minh. 2011, Vol 15, Supplement of No 1,
tr.128-133.
6. Aziz A Ali I, Alam SN, Manzar S. Open
hemorrhoidectomy versus closed hemorrhoidetomy:
the choice should be clear. 2008, Vol 24, Issue 4.
pp.254-257.
7. Malik GA, Wahab A, Ahmed I.
Haemorrhoidectomy: Open versus closed
technique. Journal of Surgery Pakistan
(International). 2009, October - December, 14 (4),
pp.170-172.
8. Mirani SH, Rind GH, Abbas SQ,
Bozdar AG, Javed S. Outcome of pedicular
hamorrhoidectomy (Miligan-Morgan) verses
Feguson method). MEDICAL CHANEL. 2010,
Vol 16 (2), pp.311-313.
9. Vadalà G, Sangani G, Palumbo G,
Gentile F, Gurriri C, Spinello CM, Vadalà S.
Haemorroidectomy in one day surgery by
Ferguson technique. Acta Chirurgica Mediterranea.
2009, 25, pp.25-27.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
ket_qua_buoc_dau_phau_thuat_ferguson_dieu_tri_tri_vong.pdf