Kết quả can thiệp ngoại khoa điều trị đau dây thần kinh V tại bệnh viện nhân dân Gia Định

Trong nhóm bệnh nhân đau dây V được chúng tôi điều trị bằng các can thiệp ngoại khoa, số lượng bệnh nhân còn khá ít với 26 ca phẫu thuật giải ép vi mạch và 7 ca nhiệt đông hạch Gasser qua da. Tuy nhiên về đặc điểm lâm sàng khá điển hình như tính chất cơn đau, phân bố giới tính với chủ yếu là nữ giới và vị trí đau thường gặp nhất là nhánh V2V3(1,3,9). Và vì đây là một rối loạn về chức năng, không gây nguy hiểm đến tính mạng và đáp ứng ban đầu rất tốt với thuốc nên các bệnh nhân thường có bệnh sử khá lâu trước khi phải can thiệp bằng ngoại khoa (trung bình là 61 tháng). Về phân bố độ tuổi, nhóm bệnh nhân thực hiện thủ thuật nhiệt đông hạch Gasser có độ tuổi trung bình cao hơn nhóm bệnh nhân phẫu thuật (57 so với 48), vì một trong những khuyết điểm của phương pháp giải ép vi mạch là phải chịu nguy cơ của cuộc mổ, nguy cơ này tăng theo tuổi cũng như các bệnh lý nội khoa đi kèm(1). Mặc dù số lượng bệnh nhân của chúng tôi không nhiều, tuy nhiên ban đầu cũng cho thấy được đây là phương pháp điều trị hiệu quả, với 85% bệnh nhân hết đau lúc xuất viện cả ở nhóm phẫu thuật cũng như thủ thuật. Các biến chứng bệnh nhân gặp phải thường gặp nhất là chóng mặt sau phẫu thuật giải ép vi mạch và tê bì mặt sau khi thực hiện thủ thuật nhiệt đông hạch Gasser. Ngoài ra còn có một bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ và 2 bệnh nhân bị dò dịch não tủy, tuy nhiên các bệnh nhân này đều được điều trị ổn và không để lại di chứng nào. Điều này cũng cho thấy độ an toàn của cả 2 phương pháp trên cũng như ưu khuyết điểm của từng phương pháp, nếu như bệnh nhân thực hiện giải ép vi mạch có thể giải quyết được nguyên nhân của bệnh đau dây V đồng thời phải chịu các nguy cơ của phẫu thuật thì thủ thuật nhiệt đông hạch Gasser qua da lại rất nhẹ nhàng dễ thực hiện, tuy nhiên sau đó thường hay kèm rối loạn cảm giác mặt sau đó, và tỉ lệ tái phát cao, trong nhóm bệnh nhân của chúng tôi là 43%(3,9).

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả can thiệp ngoại khoa điều trị đau dây thần kinh V tại bệnh viện nhân dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 350 KẾT QUẢ CAN THIỆP NGOẠI KHOA ĐIỀU TRỊ ĐAU   DÂY THẦN KINH V TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH  Lê Trọng Nghĩa*, Trần Hoàng Ngọc Anh**, Trịnh Xuân Hậu*  TÓM TẮT  Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị đau dây thần kinh V bằng phương pháp vi phẫu thuật giải  ép vi mạch và nhiệt đông hạch Gasser qua da thực hiện tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.   Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả các trường hợp đau dây thần kinh V nhập Bệnh viện Nhân Dân  Gia Định để điều trị bằng phẫu thuật hoặc thủ thuật từ 05/2010 đến 10/2014. Bệnh nhân được ghi nhận triệu  chứng lâm sàng, đánh giá kết quả cải thiện triệu chứng lúc xuất viện, các biến chứng và theo dõi bằng tái khám  hoặc qua điện thoại.   Kết quả: Tổng số 33 trường hợp, tỉ lệ nam/nữ: 1/3; tuổi trung bình 50 tuổi; thời gian đau trước mổ trung  bình 61 tháng; 100% cơn đau điển hình; 29 (88%) đau bên phải; 4 (12%) đau bên trái; 26 (79%) bệnh nhân được  phẫu thuật; 7 (21%) bệnh nhân được nhiệt đông hạch Gasser. Thời gian theo dõi trung bình 23 tháng đối với  phẫu thuật và 4 tháng đối với bệnh nhân nhiệt đông hạch Gasser. Sau phẫu thuật: 22 (85%) bệnh nhân hết đau,  đối với bệnh nhân nhiệt đông hạch Gasser: 6 (86%) bệnh nhân hết đau. Hiện tại, tỉ lệ này là 21 (81%) hết, 2 (8%)  tái phát đối với phẫu thuật, và đối với nhiệt đông là 3 (43%) hết, 3 (43%) tái phát. Sau mổ, các bệnh nhân thường  hay bị chóng mặt, hầu hết đều hồi phục, biến chứng thường gặp là tê bì mặt sau nhiệt đông hạch Gasser.   Kết  luận: Phẫu thuật giải ép vi mạch và nhiệt đông hạch Gasser qua da là lựa chọn điều trị hiệu quả tiếp  theo sau khi thất bại với điều trị nội. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng và tại bệnh viện chúng tôi,  bệnh nhân có thể lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp.  Từ khóa: Đau dây thần kinh V, vi phẫu giải ép vi mạch, nhiệt đông hạch Gasser qua da, chèn ép mạch máu  thần kinh.  ABSTRACT  RESULTS OF SURGICAL THERAPY TREATING TRIGEMINAL NEURALGIA   AT NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL  Le Trong Nghia, Tran Hoang Ngoc Anh, Trinh Xuan Hau   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 350 – 354  Objectives:  Evaluate  results  of  treatment  of  trigeminal  neuralgia  by microvascular  decompression  and  percutaneous radiofrequency rhizotomy at Nhan Dan Gia Dinh Hospital.   Method: Retrospective study of trigeminal neuralgia cases, which were treated by surgical therapy at Nhan  Dan Gia Dinh Hospital  from 05/2010 to 10/2014. The patients were recorded clinical symtoms, evaluated the  improvement, the complication and observed by follow‐up examination or by phone.   Results:  There were  totally  33  cases, male/female  ratio  is  1/3, mean  age:  50, mean  times  of  history:  61  months, 100% patients had typical pain, 29 (88%) were right, 4 (12%) were left. 26 (79%) patients underwent  microvascular decompression, 7 (21%) patients were performed radiofrequency rhizotomy. Mean times of follow  up  of  operated  cases were  23 months  and  of  radiofrequency  rhizotomy  cases  4 months.  22  (85%)  cases  post  operated and 6 (86%) cases after percutaneous procedure achieved pain free. At the moment, success rate is 21  (81%) in operated cases, 3 (43%) in radiofrequency rhizotomy cases, and recurrence rate is 2 (8%) in operated  * Khoa Ngoại thần kinh BV Nhân Dân Gia Định  ** Bộ Môn Ngoại Thần Kinh ĐHYDược TP. HCM   Tác giả liên lạc: BS CK I Lê Trọng Nghĩa,  ĐT:0913404549 Email: nghiale001@yahoo.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Mạch Máu Não và Xạ Phẫu  351 cases, 3 (43%) in radiofrequency rhizotomy cases. Many of patients sufer from postoperated dizziness, all of them  were recover, the popular complication of surgery was hemifacial paresis.   Conclusion: Microvascular decompression and percuatneous radiofrequency rhizotomy are the next options  for trigeminal neuralgia patients who can’t treated by medical therapy. Each method has pros and con, and at  Nhan Dan Gia Dinh Hospital, patients can choose a suitable treatment for them.  Key words: Trigeminal neuralgia, microvascular decompression, percutaneous radiofrequency rhizotomy,  neurovascular compression.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Những cơn đau kịch phát ở mặt đã được biết  đến  từ  rất  lâu, nhưng người  được  xem  là  đầu  tiên mô tả về nó là một bác sĩ Ả rập vào thế kỷ  XI. Sau này đến năm 1829, Charles Bell đãmô tả  được giải phẫu của dây  thần kinh V và ông đã  chỉ ra dây thần kinh V chịu trách nhiệm chi phối  cảm giác vùng mặt cũng như vận động của các  cơ nhai(7). Kể từ đó người ta chuyển sang nghiên  cứu dây thần kinh V nhằm đưa ra phương pháp  điều trị hiệu quả cho các cơn đau vùng mặt.  Các phương pháp  điều  trị  đau dây V bằng  thủ  thuật qua da được giới  thiệu đầu  tiên năm  1853  bởi  Patruban. Nhưng  cho  đến  năm  1960  Sweet mới  tiến hành  thực hiện  các  thương  tổn  bằng sóng và đến năm 1974 kỹ thuật này được  hiện để điều trị đau dây V(7). Y văn cho đến nay  cũng đã ghi nhận nhiều công trình chứng minh  hiệu quả của phương pháp này(3,9). Ngày nay, sự  tiến bộ về kỹ thuật của các thủ thuật qua da kèm  với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại như  C‐arm, navigation, làm cho kỹ thuật này càng an  toàn hơn.   Bên  cạnh phương pháp  can  thiệp bằng  thủ  thuật thì phẫu thuật giải ép vi mạch cũng là một  phương  pháp  điều  trị  hiệu  quả  đau  dây  V.  Jannetta  là  người  có  công  mô  tả  chi  tiết  giả  thuyết chèn ép mạch máu thần kinh, được chấp  nhận là nguyên nhân gây ra cơn đau mặt và kỹ  thuật phẫu thật giải ép vi mạch. Từ đó phương  pháp này được phổ biến rộng rãi và đã có nhiều  công  trình  nghiên  cứu  chứng minh  được  hiệu  quả của nó(2,4,5,6).  Năm  2010, với  sự hỗ  trợ  của kính vi phẫu  mới trang bị, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định đã  triển khai mổ vi phẫu giải  ép vi mạch  điều  trị  đau dây V(5). Đến năm 2014 chúng  tôi bắt  đầu  thực hiện thủ thuật nhiệt đông hạch Gasser qua  da. Với  cả  hai  phương  pháp  chúng  tôi  đã  đạt  được những kết quả ban đầu tương đối tốt trong  điều trị bệnh lý đau dây thần kinh V.   Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi muốn  đánh giá lại đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học cũng  như kết quả đạt được trên những bệnh nhân được  chúng tôi thực hiện can thiệp ngoại khoa điều trị đau  dây V tại BV Nhân Dân Gia Định.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu mô  tả  hàng  loạt  ca.  Địa  điểm  tại Bệnh Viện Nhân  Dân  Gia  Định.  Thời  gian  thu  thập  số  liệu  từ  tháng 5/2010 đến tháng 10/2014.  Đối tượng nghiên cứu là tất cả các bệnh nhân  đau dây  thần  kinh V,  thất  bại  với  điều  trị nội  khoa  bằng  carbamazepine,  đã  được  chúng  tôi  điều  trị bằng vi phẫu  thuật giải ép vi mạch và  nhiệt đông hạch Gasser qua da. Mỗi bệnh nhân  được khám lâm sàng, chụp cộng hưởng từ khảo  sát mối  tương quan mạch máu  thần kinh vùng  góc cầu  tiểu não. Bệnh nhân sẽ được  tư vấn về  các phương pháp điều  trị bằng can  thiệp ngoại  khoa,  ưu,  khuyết  điểm  và  nguy  cơ  của  từng  phương pháp để bệnh nhân chọn lựa cách điều  trị. Sau đó bệnh nhân được đánh giá lại lúc xuất  viện, ghi nhận các biến chứng của điều trị nếu có  và đánh giá lại lúc tái khám. Kết quả được chúng  tôi  khảo  sát  theo  cảm  giác  chủ  quan  của  bệnh  nhân, chia làm 3 mức độ hết, giảm, hoặc không  thay đổi so với ban đầu. Đối với các bệnh nhân  sau một thời gian hết đau, nếu đau trở lại vị trí cũ  cần phải dùng thuốc thì được ghi nhận là tái phát.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 352 KẾT QUẢ  Dịch tễ học  Trong vòng 53 tháng chúng tôi đã tiến hành  điều  trị  bằng  các  can  thiệp  ngoại  khoa  cho  33  bệnh nhân  đau dây  thần  kinh V. Trong  nhóm  này có 26 (79%) bệnh nhân được phẫu thuật giải  ép vi mạch; 7 (21%) bệnh nhân được nhiệt đông  hạch Gasser qua da. Tuổi  trung bình  là  51,  trẻ  nhất  là 22 và già nhất  là 78  tuổi,  trong đó,  tuổi  trung bình của nhóm bệnh nhân phẫu  thuật  là  48,  còn  của  nhóm  bệnh  nhân  nhiệt  đông  hạch  Gasser qua da là 57. Tỉ lệ nam/nữ khoảng 1/3.  Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học  Phẫu thuật Nhiệt đông Tổng số Số BN 26 (79%) 7 (21%) 33 Tuổi TB 48 57 50 Giới hạn tuổi 22 - 78 26 - 67 22–78 Nam 7 (27%) 1 (14%) 8 (24%) Nữ 19 (73%) 6 (86%) 25 (76%) Lâm sàng và hình ảnh học  Bệnh sử  trung bình các bệnh nhân đau dây  thần kinh V diễn tiến khoảng 61 tháng. Tất cả các  bệnh  nhân  đều  có  triệu  chứng  lâm  sàng  điển  hình với  cơn  đau nhói như  điện giật, phân bố  theo  các  nhánh  của dây  thần  kinh V,  cơn  đau  thường khởi phát khi sờ chạm vào một điểm nào  đó trên mặt hay khi ăn hoặc đánh răng thậm chí  chỉ là một cơn gió thổi vào mặt. Tất cả các bệnh  nhân  đều  đáp  ứng  với  điều  trị  bằng  carbamazepine  trước  đó,  tuy nhiên hiện  tại  đã  thất bại. Đa số bệnh nhân bị bên phải (88%). Vị  trí đau thường gặp nhất  là nhánh V2‐V3 (42%),  các vị trí đau hiếm gặp là V1, V1‐V3, hay V1‐V2‐ V3.  Bảng 2: Phân bố vị trí đau  Vị trí đau Phẫu thuật Nhiệt đông Tổng số Bên phải 25 (96%) 4 (57%) 29 (88%) Bên trái 1 (4%) 3 (43%) 4 (12%) V2-V3 12 (46%) 2 (29%) 14 (42%) V2 6 (23%) 3 (43%) 9 (27%) V1-V2 4 (15%) 0 4 (12%) V3 2 (8%) 1 (14%) 3 (9%) V1 0 1 (14%) 1 (3%) V1-V3 1 (4%) 0 1 (3%) V1-V2-V3 1 (4%) 0 1 (3%) Tất cả các bệnh nhân sau đó được thực hiện  chụp cộng hưởng từ não không có thuốc tương  phản, trong đó có một chuỗi xung hình ảnh với  độ phân giải cao nhằm khảo sát mối tương quan  mạch máu thần kinh vùng góc cầu tiểu não. Trên  hình  ảnh phim MRI, không có  trường hợp nào  có  thương  tổn  của  não,  chúng  tôi  ghi  nhận  khoảng 60% các  trường hợp có hình  ảnh mạch  máu tiếp xúc với dây thần kinh V đoạn trong sọ.   Kết quả điều trị  Vi phẫu thuật giải ép vi mạch  Trong các bệnh nhân phẫu  thuật, chúng  tôi  tiếp  cận vào góc  cầu  tiểu não bằng  đường mổ  retrosigmoid, mở sọ hố sau sát xoang ngang và  xoang  sigma, mở màng  cứng  hình  chữ Y,  bóc  tách màng nhện để tiếp cận được dây thần kinh  V(6,7). Chúng tôi luôn tìm thấy ít nhất một mạch  máu chèn vào dây  thần kinh V. Thông  thường  chúng tôi luôn hạn chế tối đa đốt tĩnh mạch đá,  tuy nhiên có 4  (15%)  trường hợp buột phải đốt  cắt  tĩnh mạch  này mới  có  thể  tiến  hành  tách  mạch máu ra khỏi dây V. Có 17 (65%) bệnh nhân  dây V  bị  chèn  bởi  1 mạch máu;  9  (35%)  bệnh  nhân dây V bị chèn bởi 2 mạch máu khác nhau.  Đặc biệt có 8 (31%) dây V bị chèn bởi tĩnh mạch.   Bảng 3: Đặc điểm trong mổ  Đặc điểm trong mổ Số BN Đốt TM đá 4 (15%) Có 1 mạch máu 17(65%) Có 2 mạch máu 9(35%) Mạch máu chèn là TM 8(31%) MM ép tại gốc dây V 11(42%) MM ép tại phần xa dây V 6(23%) MM ép ở cả 2 vị trí 9(35%) Sau mổ  không  có  bệnh nhân nào  tử  vong,  biến  chứng  thường  gặp  sau mổ  là  chóng mặt  gặp  trên 10 bệnh nhân (30%),  lý do  là  lúc phẫu  thuật rút bớt dịch não tủy làm xẹp tiểu não để dễ  thao tác. Không có bệnh nhân nào bị tổn thương  dây  thần kinh  sọ. Có 2  (6%)  trường hợp bị dò  dịch não  tủy, 1 bệnh nhân  điều  trị  ổn với dẫn  lưu  thắt  lưng và kháng sinh, một bệnh nhân bị  dò  dịch  não  tủy  qua  mũi  sau  khi  xuất  viện,  nguyên nhân  là do màng cứng không  được vá  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Mạch Máu Não và Xạ Phẫu  353 kín  và  xoang  chủm  không  được  xử  lý  tốt nên  dịch não  tủy  theo xoang chủm vào  tai giữa  rồi  theo vòi Eustache ra xoang mũi họng, bệnh nhân  này phải nhập viện để phẫu thuật vá lỗ dò. Có 1  trường  hợp  (4%)  bị  nhiễm  trùng  vết mổ,  tuy  nhiên  sau  đó  bệnh nhân  vẫn  được  điều  trị  ổn  bằng kháng sinh.   Kết quả phẫu thuật lúc xuất viện có 22 (85%)  bệnh  nhân  hết  đau mặt  không  cần  phải  dùng  thêm  carbamazepine,  4  (15%)  bệnh  nhân  chỉ  giảm đau và cần dùng thêm thuốc. Sau thời gian  theo dõi trung bình khoảng 23 tháng đến nay, có  thêm 1 trường hợp hết đau, nhưng có 2 trường  hợp  tái phát  trở  lại, như vậy hiện  tại  tỉ  lệ bệnh  nhân hết  đau với phẫu  thuật  là  21  (81%) bệnh  nhân. Các  trường hợp còn  lại vẫn phải  tiếp  tục  dùng thuốc, và đáp ứng tốt với carbamazepine.  Nhiệt đông hạch Gasser qua da  Bệnh nhân  được  đặt  tư  thế nằm ngửa,  xác  định  điểm  vào  của  điện  cực  cách  khóe miệng  bên  đau  khoảng  2,5cm,  dưới mặt  phẳng  nhai  khoảng  1cm.  Tiến  hành  gây  tê  tại  chỗ  bằng  lidocaine 2%. Đưa điện cực vào lỗ bầu dục theo  hướng giao nhau giữa 2 mặt phẳng, mặt phẳng  đứng dọc đi qua điểm giữa của đồng tử bên đau,  mặt phẳng trán đi qua điểm bờ dưới cung gò má  3cm phía  trước  ống  tai ngoài(Error! Reference  source not found.). Sau khi điện cực đã đi vào lỗ  bầu dục, tiến hành kích thích điện xác định vị trí  gây ra rối loạn cảm giác đúng vùng phân bố đau  của bệnh nhân. Tiếp  theo  tiến hành nhiệt đông  với nhiệt độ vừa đủ gây ra cảm giác nóng bệnh  nhân chịu đựng được. Chúng tôi thực hiện 3 lần  như vậy với thời gian mỗi lần khoảng 60s.   Sau khi  được  trang bị máy kích  thích  điện,  trong  vòng  6  tháng  chúng  tôi  tiến  hành  nhiệt  đông 7  trường hợp. Kết quả có 6  (86%)  trường  hợp hết đau  lúc xuất viện, 1  (14%)  trường hợp  giảm đau. Sau nhiệt đông, 7 bệnh nhân đều có  cảm giác  tê bì nhẹ vùng mặt bên  làm thủ thuật  do thương tổn nhiệt gây ra là thương tổn không  chọn  lọc, ngoài ra, các bệnh nhân cũng bị sưng  nhẹ má bên thực hiện. Không có trường hợp nào  bị  dò  dịch  não  tủy,  khô  kết mạc  hay  có  biến  chứng khác.   Sau  thời gian  theo dõi  trung bình khoảng 4  tháng,  trường hợp giảm  đau ban  đầu vẫn  tiếp  tục  đáp  ứng  với  carbamazepine.  Có  3  (43%)  trường  hợp  tái  phát  đau,  phải  tiếp  tục  dùng  thuốc, như vậy hiện  tại chỉ còn 3  (43%)  trường  hợp hết đau sau nhiệt đông.  Bảng 4: Kết quả can thiệp  Kết quả Phẫu thuật Nhiệt đông Xuất viện hết đau 22 (85%) 6 (85%) Thời gian theo dõi trung bình 23 tháng 4 tháng Hiện tại hết đau 21 (81%) 3 (43%) Tái phát 2 (8%) 3 (43%) Tử vong 0 0 Chóng mặt 10 (38%) 0 Tê bì mặt 1 (4%) 7 (100%) Nhiễm trùng 1 (4%) 0 Dò dịch não tủy (8%) 0 BÀN LUẬN  Bệnh lý đau dây thần kinh V đã được mô tả  từ rất lâu. Đến nay, việc điều trị bệnh lý này đã  đạt được nhiều tiến bộ nhờ sự hỗ trợ của trang  thiết bị y khoa tiên tiến. Hiện nay, tại bệnh viện  chúng  tôi,  điều  trị  đau dây V  có 2 hướng, ban  đầu là điều trị nội khoa dùng thuốc với chủ yếu  là  carbamazepine(3).  Sau khi  thất bại với  thuốc,  do thuốc không còn hiệu quả hay gây ra các tác  dụng  phụ  nặng  nặng  nề,  chúng  tôi  sẽ  tư  vấn  bệnh nhân chuyển sang phương pháp can thiệp  ngoại khoa bao gồm nhiệt đông hạch Gasser qua  da và vi phẫu thuật giải ép vi mạch.   Trong  nhóm  bệnh  nhân  đau  dây  V  được  chúng tôi điều trị bằng các can thiệp ngoại khoa,  số  lượng bệnh nhân  còn khá  ít với 26  ca phẫu  thuật giải  ép vi mạch và 7  ca nhiệt  đông hạch  Gasser qua da. Tuy nhiên về đặc điểm lâm sàng  khá  điển hình như  tính  chất  cơn  đau, phân bố  giới  tính  với  chủ  yếu  là  nữ  giới  và  vị  trí  đau  thường gặp nhất  là nhánh V2V3(1,3,9). Và vì đây  là một  rối  loạn về  chức năng, không gây nguy  hiểm đến tính mạng và đáp ứng ban đầu rất tốt  với thuốc nên các bệnh nhân thường có bệnh sử  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 354 khá lâu trước khi phải can thiệp bằng ngoại khoa  (trung bình là 61 tháng).  Về phân bố độ  tuổi, nhóm bệnh nhân  thực  hiện thủ thuật nhiệt đông hạch Gasser có độ tuổi  trung bình cao hơn nhóm bệnh nhân phẫu thuật  (57 so với 48), vì một trong những khuyết điểm  của phương pháp giải ép vi mạch  là phải  chịu  nguy cơ của cuộc mổ, nguy cơ này tăng theo tuổi  cũng như các bệnh lý nội khoa đi kèm(1).  Mặc dù  số  lượng bệnh nhân  của  chúng  tôi  không nhiều,  tuy nhiên ban đầu cũng cho  thấy  được đây là phương pháp điều trị hiệu quả, với  85% bệnh nhân hết đau lúc xuất viện cả ở nhóm  phẫu thuật cũng như thủ thuật. Các biến chứng  bệnh nhân gặp phải  thường gặp nhất  là chóng  mặt sau phẫu thuật giải ép vi mạch và tê bì mặt  sau  khi  thực  hiện  thủ  thuật  nhiệt  đông  hạch  Gasser. Ngoài ra còn có một bệnh nhân bị nhiễm  trùng vết mổ và 2 bệnh nhân bị dò dịch não tủy,  tuy nhiên các bệnh nhân này đều được điều trị  ổn và không để lại di chứng nào. Điều này cũng  cho thấy độ an toàn của cả 2 phương pháp trên  cũng  như  ưu  khuyết  điểm  của  từng  phương  pháp, nếu như bệnh nhân  thực hiện giải  ép vi  mạch  có  thể giải quyết  được nguyên nhân  của  bệnh đau dây V đồng thời phải chịu các nguy cơ  của  phẫu  thuật  thì  thủ  thuật  nhiệt  đông  hạch  Gasser  qua da  lại  rất nhẹ nhàng dễ  thực hiện,  tuy nhiên sau đó thường hay kèm rối  loạn cảm  giác mặt sau đó, và tỉ lệ tái phát cao, trong nhóm  bệnh nhân của chúng tôi là 43%(3,9).  KẾT LUẬN  Thông qua những kết quả ban đầu chúng tôi  đạt được khi điều trị đau dây V bằng phẫu thuật  giải ép vi mạch và nhiệt đông hạch Gasser qua  da,  mặc  dù  với  số  lượng  bệnh  nhân  không  nhiều,  nhưng  vẫn  cho  thấy  đây  là  những  phương pháp  điều  trị hiệu quả an  toàn,  là  lựa  chọn điều trị tiếp theo sau khi thất bại với điều  trị  nội.  Mỗi  phương  pháp  đều  có  ưu,  nhược  điểm  riêng  và  bệnh  nhân  có  thể  lựa  chọn  cho  mình phương pháp phù hợp.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Ferguson  GG,  Brett  DC,  Peerless  SJ,  Barr  HW,  Girvin  JP(1981). Trigeminal neuralgia:a comparison of the results of  percutaneous  rhizotomy  and microvascular  decompression.  Can J Neurol Sci 8:207‐214.  2  2. Fromm GH  (1991): Pathophysiology of  trigeminal neuralgia,  pp  179–192,  in  Fromm  GH,  Sessle  BJ  (eds):  Trigeminal  Neuralgia. Boston, Butterworth Heneman.  3  3. Greenberg  MS  (2010).  Trigeminal  neuralgia,  handbook  of  neurosurgery – Seven edition, pp 551‐562.  7  4. Jannetta  PJ  (1980):  Neurovascular  compression  in  cranial  nerve and systemic disease. Ann Surg, 192:518‐525.  4  5. Lê Trọng Nghĩa (2011). Đánh giá kết quả phẫu thuật giải ép vi  mạch  điều  trị  co giật nửa mặt và đau dây V  tại Bệnh Viện  Nhân Dân Gia Định. Y học thực hành, số 779:280‐288.  6  6. Mark R McLaughlin (1998). Microvascular decompression of  cranial  nerves:  lessons  learned  after  4400  operations.  Neurosurgery focus.    8  7. Ray  DK  (2011).  Percutaneous  Procedures  for  Trigeminal  Neuralgia. In: Youmans Neurological Surgery, Vol 2, 5th edition,  pp 1781‐1787.  1  8. Rhoton AL (2007). Cerebellopontone angle and retrosigmoid  approach. Neurosurgery, 61(S4):175‐192.    9  9. Taha  JM  (1995).  A  prospective  15‐year  follow  up  of  154  consecutive  patients  with  trigeminal  neuralgia  treated  by  percutaneous stereotactic radiofrequency thermal rhizotomy.  J Neurosurg, 83:989–993   5  Ngày nhận bài báo:       20/10/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   2/11/2014  Ngày bài báo được đăng:    5/12/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_can_thiep_ngoai_khoa_dieu_tri_dau_day_than_kinh_v_ta.pdf
Tài liệu liên quan