Kết quả điều tra chuột, mò và mầm bệnh sốt mò (Orientia Tsutsugamushi) tại một số điểm ở miền Trung và Tây Nguyên

KẾT LUẬN Tại Dục Mỹ (Khánh Hòa) đã thu thập được 3 loài chuột và 3 loài mò. Trong đó, loài có vai trò truyền bệnh là A. (Lau.) indica chiếm 84,9% tổng số cá thể cá loài mò thu thập ở đây. Có 14,30% số cá thể chuột đất bé (B. savilei) có kháng thể kháng O. tsutsugamushi. Tại Bình Giáo (Chư Prông, Gia Lai thu thập được 1 loài chuột và 2 loài mò. Trong đó loài A. (Lau.) indica có vai trò truyền bệnh chiếm tỷ lệ 50% và 40% số cá thể chuột R. exulans phát hiện được kháng thể kháng O. tsutsugamushi. Tại Đất Bằng (Krông Pa, Gia Lai) thu thập được 3 loài chuột và 3 loài mò. Trong đó 2 loài có khả năng truyền bệnh sốt mò là A. (Lau.) indica và L. (L.) deliense. Có 20% cá thể chuột R. exulans và 50% cá thể loài chuột mốc (R. ber.) bowersi có kháng thể kháng O. tsutsugamushi. Như vậy có thể thấy rằng, tại Dục Mỹ (Ninh Hòa) tỉnh Khánh Hòa, Bình Giáo (Chư Prông) và Đất Bằng (Krông Pa) thuộc tỉnh Gia Lai có nguy cơ mắc bệnh sốt mò đối với cộng đồng dân cư.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 87 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều tra chuột, mò và mầm bệnh sốt mò (Orientia Tsutsugamushi) tại một số điểm ở miền Trung và Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 207 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CHUỘT, MÒ VÀ MẦM BỆNH SỐT MÒ (ORIENTIA TSUTSUGAMUSHI) TẠI MỘT SỐ ĐIỂM Ở MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN Nguyễn Văn Châu*, Bạch Ngọc Luyến**, Nguyễn Quang Thái**, Nguyễn Viết Sự**, Lý Bá Lộc**, Đoàn Trọng Tuyên**; Nguyễn Bá Hành***, Nguyễn Mạnh Hùng* TÓM TẮT Đặt vấn ñề: Bệnh sốt mò hay sốt bụi rậm (Scrub-typhus) phổ biến ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ở Việt Nam bệnh sốt mò ñã phát hiện từ năm 1915 tại Sài Gòn. Năm 2003 ñã có 24 tỉnh thuộc Bắc bộ và Bắc Trung bộ có bệnh nhân sốt mò. Hiện nay, ở nước ta bệnh sốt mò có xu hướng gia tăng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác ñịnh thành phần loài chuột, mò và mầm bệnh sốt mò tại các ñiểm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Điều tra, mô tả cắt ngang. Xác ñịnh kháng thể kháng Orientia tsutsugamushi trong huyết thanh chuột và người bằng sinh phẩm chẩn ñoán nhanh (SD BioLine- Hàn Quốc). Kết quả: Vào cuối tháng 5, ñầu tháng 6 năm 2009, ñã thu thập ñược 4 loài chuột là: Rattus exulans, R. rattus, R. (Berylmus) bowersi và Bandicota savilei; 4 loài mò ký sinh trên chuột là: A. (Lau.) indica; G. (W.) ewingi, G. (W.) lupella và L. (L.) deliense. Tại Dục Mỹ (Khánh Hòa) 14,30% số cá thể loài chuột Bandicota savilei và 21,04% dân cư có kháng thể kháng O. tsutsugamushi. Tại Chư Prông (Gia Lai) 40% số cá thể loài chuột R. exulans và 13,99% dân cư phát hiện ñược kháng thể kháng O. tsutsugamushi. Tại Đất Bằng, Krông Pa (Gia Lai) 20,0% cá thể chuột R. exulans; 50% cá thể chuột R. (Berylmus) bowersi và 7,14% có kháng thể kháng O. tsutsugamushi. Chưa phân lập ñược O. tsutsugamushi từ các loài mò thu thập ñược trên chuột tại các ñiểm nghiên cứu. Kết luận: Tại Dục Mỹ (Ninh Hoà) tỉnh Khánh Hoà, Bình Giáo (Chư Prông) và Đất Bằng (Krông Pa) thuộc tỉnh Gia Lai có nguy cơ mắc bệnh sốt mò ñối với cộng ñồng dân cư. Từ khoá: sốt mò, mầm bệnh sốt mò, kháng thể kháng Orientia tsutsugamushi, loài chuột, mò. ABSTRACT INVESTIGATION ON RATS, CHIGGERS AND ORIENTIA TSUTSUGAMUSHI IN SOME FOCI IN THE CENTER AND WESTERN HIGHLAND OF VIETNAM Nguyen Van Chau, Bach Ngoc Luyen, Nguyen Quang Thai, Nguyen Viet Su, Ly Ba Loc, Doan Trong Tuyen and Nguyen Ba Hanh, Nguyen Manh Hung. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 – 2010: 207 - 213 Background: Tsutsugamushi disease (Scrub-typhus) is a widely disease in Asia-Pacific. In Vietnam, the first case of disease has been discover in Saigon in 1915. Nowadays, the tsutsugamushi disease in Vietnam ten to increase. In 2003 patients of tsutsugamushi disease were found in 24 provinces of North and North-Central. Purpose: To determine species composition of rats, chiggers and O. tsutsugamushi in the study sites. Method: Cross-section survey, O. tsutsugamushi antibodies in serotypes of rats detected by rapid diagnostic biological (BioLine SD – South Korea). * Viện Sốt rét-KST-CT TƯ **Viện Vệ sinh Phòng dịch Quân ñội. *** Bệnh viện 87 –Tổng cục Hậu cần. Địa chỉ liên lạc: PGS.TS.Nguyễn Văn Châu - ĐT: 0982 331 949 - Email: vanchaunimpe@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 208 Results: Four species of rat have been collected including: Rattus explants, R. rattus, R. (Berylmus) bowersi and Bandicota savilei; four rat-parasite chiggers including: A. (Lau.) indicia, G. (W.) ewingi, G. (W.) lupella and L. (L.) deliense. In Duc My, Ninh Hoa (Khanh Hoa province) 14.30% individuals of B. savilei and 21.04% local inhabitants were found O. tsutsugamushi resistant immunity. In Binh Giao, Chu Prong (Gia Lai province) O. tsutsugamushi resistant immunity was foud in 40% of R. explants and in 13.99% of local inhabitants. In Dat Bang (Gia Lai province) this immunity was found in 20% of R. explants; 50% of R. (Berylmus) bowersi and in 7.14% of inhabitant. Oriental has not been isolated in sutsugamushi from chiggers collected from the study sites. Conclusion: Potential of tsutsugamushi disease presents in the study sites. Keywords: Tsutsugamushi disease, O. tsutsugamushi, O. tsutsugamushi antibodies, composition of rats, chiggers. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sốt mò hay sốt bụi rậm (Scrub-typhus) lưu hành ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng phổ biến ở những nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ở Việt Nam bệnh sốt mò ñã phát hiện từ năm 1915 tại Sài Gòn; ñến năm 1964 bệnh này ñã lan rộng ở 11 tỉnh (Legac et Arques, 1964)(1). Trong các năm 2001- 2003, Viện Y học lâm sàng các Bệnh nhiệt ñới (Bạch Mai, Hà Nội) ñã thống kê ñược bệnh sốt mò từ 24 tỉnh thuộc Bắc bộ và Bắc Trung bộ ñến ñiều trị(7). Có thể nhận thấy bệnh sốt mò ngày càng lan rộng ở Việt Nam. Nghiên cứu về vector sốt mò ở nước ta ñã ñược chú ý từ những năm ñầu của thế kỷ 20. Đến nay ở Việt Nam ñã xác ñịnh ñược hơn 100 loài mò thuộc họ mò ñỏ - Trombiculidae(3,5); trong ñó có 5 loài ñã phân lập ñược mầm bệnh sốt mò (Rickettsia orientalis = Orientia tsutsugamushi)(2). Những loài mò có khả năng truyền bệnh chủ yếu ký sinh trên gậm nhấm (Rodentia), ñặc biệt trên các loài chuột hoang dại sống ở sinh cảnh savan cây bụi. Mặc dù bệnh sốt mò ở nước ta có xu hướng gia tăng, nhưng việc ñiều tra nghiên cứu về bệnh này những năm qua ít ñược chú ý; chỉ có một số nghiên cứu rải rác của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí(6,4). Do ñó việc ñiều tra nghiên cứu chuột (vật chủ), mò (vector) và phát hiện mầm bệnh sốt mò tồn tại trong các quần thể chuột và mò tại một số ñiểm thuộc Miền Trung và Tây Nguyên là rất cần thiết, nhằm phát hiện các ổ sốt mò, từ ñó có biện pháp phòng chống bệnh sốt mò cho cộng ñồng quân và dân tại các ñịa bàn nghiên cứu. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Điều tra cắt ngang, tại các ñiểm: Dục Mỹ, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà (23-25/5 và 2- 5/6/2009); Bình Giáo, huyện Chư Prông (27- 29/5/2009) và Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai (30,31/5 và 1/6/2009). Thu thập chuột: sử dùng bẫy lồng kích thước 24 x 14 x 14 cm. Tại Bình Giáo (Chư Prông) và Đất Bằng (Krông Pa) mỗi ñiểm ñặt 3 ñêm, tại Dục Mỹ (Ninh Hoà) ñặt 5 ñêm, mỗi ñêm ñặt 50 bẫy (20 bẫy ñặt trong nhà, 30 bẫy ñặt ở ngoài nhà). Bẫy ñặt ngoài nhà ở sinh cảnh savan cây bụi, rừng tái sinh và rừng trồng, nương rẫy, cách doanh trại bộ ñội từ 100m - 500m. Mồi bẫy chuột bằng khoai lang, sắn hoặc bắp ngô tuơi. Thu thập mò trên chuột theo kỹ thuật thường quy của Viện Sốt rét-KST-CT TƯ. Định loại mò theo tài liệu phân loại của các tác giả trong và ngoài nước (1,2,3,7). Chỉ số mật ñộ chuột (chung hay từng loài) tính theo công thức: Tổng số chuột bẫy ñược Chỉ số chuột (con /100bẫy/ñêm) = x 100 Tổng số bẫy ñặt - Điều tra kháng thể kháng Orientia tsutsugamushi trong huyết thanh chuột bằng sinh phẩm chẩn ñoán nhanh (SD BioLine- Hàn Quốc). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 209 Hình 1: Kit SD BIOLine phát hiện kháng thể kháng O. tsutsugamushi + Nguyên lý kỹ thuật: SD BIOLINE test là phương pháp sắc kí miễn dịch trên pha rắn ñể phát hiện nhanh kháng thể IgG, IgM và IgA kháng O. tsutsugamushi trong huyết thanh, huyết tương và máu toàn phần. Test ñược sản xuất bằng việc sử dụng protein kháng nguyên 56kDa bề mặt chủ yếu ñặc trưng cho O. tsutsugamushi (Karp, Kato và Gilliam). Kít ñược gắn sẵn 2 vị trí kháng nguyên: “T” gắn kháng nguyên của O. tsutsugamushi, và “C” gắn kháng nguyên ñối chứng. Các vị trí kháng nguyên này không nhìn thấy khi chưa thực hiện phản ứng. Vị trí chứng ñể kiểm soát quá trình thí nghiệm. Vị trí chứng này luôn xuất hiện nếu quá trình thí nghiệm ñúng. Vị trí “T” xuất hiện màu tía khi trong mẫu có ñủ kháng thể IgG. + Độ nhạy và ñộ ñặc hiệu: SD BIOLINE test ñược kiểm tra với các mẫu bệnh phẩm lâm sàng âm tính và dương tính với O. tsutsugamushi ñã ñược chẩn ñoán bằng phương pháp PHA. Các mẫu âm và dương tính ñược xác ñịnh bằng phương pháp IFA. Bảng 1. Độ nhạy và ñộ ñặc hiệu của SD BIOLINE test SD BIOLINE TSUTSGAMUSHI test Kít PHA thương mại Huyết thanh Dương tính Âm tính Tổng số Dương tính Âm tính Tổng số Dương tính 99 1 100 81 11 100 SD BIOLINE TSUTSGAMUSHI test Kít PHA thương mại Huyết thanh Dương tính Âm tính Tổng số Dương tính Âm tính Tổng số Âm Tính 4 96 100 6 94 100 Tổng số 103 97 200 87 105 200 Trong nghiên cứu này, SD BIOLINE TSUTSGAMUSHI test có ñộ nhạy là 99% (99/100), ñộ ñặc hiệu là 96 (96/100) và ñộ tương quan (serological Agreement) so với phương pháp IFA là 97,5% (195/200) (bảng 1). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thành phần loài chuột Bảng 2. Thành phần loài và chỉ số mật ñộ chuột tại các ñiểm nghiên cứu Điểm nghiên cứu Dục Mỹ (Khánh Hoà) Bình Giáo (Gia Lai) Đất Bằng (Gia Lai) Tên loài chuột T. nhà N. nhà T. nhà N. nhà T. nhà N. nhà Rattus exulans (chuột lắt) 3 (3,0) 0 6 (10, 0) 0 5 (16, 7) 0 R. rattus (chuột rừng) 0 10 (6,7) 0 0 0 1 (1,1) R. (Ber.) bowersi (chuột mốc) 0 0 0 0 0 2 (2,2) Bandicota salivei (chuột ñất bé) 0 7 (4,7) 0 0 0 0 Mật ñộ chuột theo sinh cảnh 3 (3,0) 17 (11,3) 6 (10, 0) 0 5 (16, 7) 3 (3,3) Mật ñộ chuột ở từng ñiểm 20 (8,0) 6 (10,0) 8 (5,33) Số loài chuột ở từng ñiểm 3 1 3 Ghi chú: Con số ngoài ngoặc ñơn là số lượng chuột; trong ngoặc ñơn là chỉ số mật ñộ (con/100 bẫy /ñêm). T. nhà: trong nhà; N. Nhà: ngoài nhà. Tại Dục Mỹ thu thập ñược 3 loài chuột: chuột lắt (Rattus exulans) trong nhà với mật ñộ 3,0 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 210 (con/100 bẫy/ ñêm); chuột rừng (R. rattus) ngoài nhà với mật ñộ 6,7; chuột ñất bé (Bandicota salivei) ngoài nhà với mật ñộ 4,7.Tại Bình Giáo thu ñược 1 loài chuột lắt (R. exulans) trong nhà với mật ñộ 10,0. Tại Đất Bằng thu ñược 3 loài chuột gồm: chuột lắt (R. exulans) trong nhà với mật ñộ 16,7; chuột rừng (R. rattus) ngoài nhà với mật ñộ 1,1 và chuột mốc R. (Ber.) bowersi bẫy ñược ngoài nhà với mật ñộ 2,2. (Bảng 2). Bảng 3. Tỷ lệ chuột nhiễm mò tại các ñiểm nghiên cứu Điểm nghiên cứu Dục Mỹ Bình Giáo Đất Bằng Tên loài chuột Trong nhà Ngoài nhà Tr. nhà N. nhà Tr.nhà N. nhà Rattus exulans 0/3 - 1/6 (16,7%) - 0/5 - R. rattus - 10/10 (100%) - - - 0/1 R. (Ber.) bowersi - - - - - 2/2 (100%) Bandicota salivei - 3/7 (42,9%) - - - 0 Chuột nhiễm mò theo sinh cảnh 0 76,47% 16,7% 0 0 33,33% Chuột nhiễm mò theo ñiểm 65,0% 16,7% 25,0% Tỷ lệ chuột nhiễm mò tại Dục Mỹ cao nhất (65,0%), tiếp ñến Đất Bằng (25,0%) và Bình Giáo thấp nhất (16,7%). Các loài chuột sống gần rừng như chuột rừng, chuột mốc ñều nhiễm mò cao hơn những loài sống gần nhà và trong nhà như chuột ñất bé và chuột lắt (bảng 3). Thành phần loài mò Bảng 4. Thành phần loài mò tại từng ñiểm nghiên cứu Điểm nghiên cứu TT Tên loài mò Dục Mỹ Bình Giáo Đất Bằng 1 Ascoschoengastia (Laurentella) indica 45 (84,90) 2 (50,0) 3 (60,0) 2 Garliepia (Walchia) ewingi 1 (1,89) 0 0 3 Garliepia (Walchia ) lupella 7 (13,21) 2 (50,0) 1 (20,0) 4 Leptotrombidim 0 0 1 Điểm nghiên cứu TT Tên loài mò Dục Mỹ Bình Giáo Đất Bằng (LeP. ) deliense (20,0) Tổng cộng 53 (100)4 (100) 5 (100) Ghi chú: Con số ngoài ngoặc ñơn là số lượng ấu trùng mò; trong ngoặc ñơn là tỷ lệ %. Tại Dục Mỹ thu thập ñược 3 loài mò, trong ñó loài A. (Lau.) indica chiếm ưu thế về số lượng cá thể (84,90%). Đây là loài mò ñã ñược chứng minh có vai trò truyền sốt mò ở Việt Nam (1). Tại Bình Giáo 2 loài là A. (Lau.) indica và G. (W.) lupella số lượng cá thể như nhau. Tại Đất Bằng 3 loài mò, trong ñó 2 loài có vai trò truyền sốt mò chủ yếu ở Việt Nam là A. (Lau.) indica và L. (L.) deliense. Loài A. (Lau.) indica chiếm 60% số lượng các thể trong tổng số ba loài mò thu thập ở ñây (Bảng 4). Bảng 4. Tình hình nhiễm mò ở các loài chuột tại các ñiểm nghiên cứu Điểm nghiên cứu Tên loài chuột Dục Mỹ Bình Giáo Đất Bằng Rattus exulans ** 0 A. (Lau.) indica G. (W.) ewingi 0 R. rattus * A. (Lau.) indica G. (W.) ewingi - 0 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 211 G. (W.) lupella R. (Ber.) bowersi * - - A. (Lau.) indica G. (W.) lupella L. (L.) deliense Bandicota salivei * A. (Lau.) indica - - Ghi chú: *: Ngoài nương rẫy; **: Trong nhà Chuột ở các ñiểm nghiên cứu nhiễm từ 1 ñến 3 loài mò, trong ñó 1 ñến 2 loài mò có vai trò truyền bệnh sốt mò. Loài chuột rừng (R. rattus) ở Dục Mỹ nhiễm 3 loài mò, trong ñó 1 loài có vai trò truyền bệnh là A. (Lau.) indica. Chuột mốc R.(Ber.) bowersi ở Đất Bằng nhiễm 3 loài mò, trong ñó 2 loài có vai trò truyền bệnh là A. (Lau.) indica và L. (L.) deliense. Chuột lắt (R. exulans) ở Bình Giáo nhiễm 2 loài mò, trong ñó 1 loài có vai trò truyền bệnh là A. (Lau.) indica. Chuột ñất bé (B. salivei) ở Dục Mỹ nhiễm 1 loài mò có khả năng truyền bệnh sốt mò (bảng 4). Kết quả xét nghiệm huyết thanh Bảng 5. Kết quả xét nghiệm huyết thanh chuột (kháng thể kháng Scrub typhus) Dục Mỹ Bình Giáo Đất Bằng Tên loài chuột Tổng số mẫu XN Số mẫu + Tổng số mẫu XN Số mẫu + Tổng số mẫu XN Số mẫu + Rattus exulans ** 4 0 5 2 (40,0) 5 1 (20,0) R. rattus * 10 0 0 0 1 0 R. bowersi 0 0 0 0 2 1 2 1 Bandicota salivei * 7 1 (14,30) 0 0 0 0 Tổng cộng 21 1 (4,76) 5 2 (40,0) 16 2 (12,5) Ghi chú: Con số ngoài ngoặc ñơn là số lượng mẫu huyết thanh chuột; trong ngoặc ñơn là tỷ lệ (%) mẫu huyết thanh dương tính. Huyết thanh chuột ở ba ñiểm ñều có kháng thể kháng O. tsutsugamushi. Tại Dục Mỹ có 14,3% cá thể loài chuột ñất nhỏ (B. salivei) có kháng thể kháng O.tsutsugamushi. Tại Bình giáo có 40% cá thể loài chuột lắt (R. exulans) có kháng thể kháng O. tsutsugamushi. Tại Đất Bằng có 20% cá thể loài chuột lắt (R. exulans) có kháng thể kháng O. tsutsugamushi và 50% cá thể của loài chuột mốc R.(Ber.) bowersi có kháng thể kháng O. tsutsugamushi. Đáng chú ý loài chuột lắt R. exulans chuyên sống trong nhà, gần người có tỷ lệ kháng thể kháng Tsutsugamushi cao (20 - 40%) tại Đất Bằng và Bình Giáo. Điều ñó cho thấy rằng nhà dân, doanh trại bộ ñội ñóng ở sinh cảnh savan, gần rừng thì khả năng con người tiếp xúc với mầm bệnh sốt mò rất dễ dàng (bảng 5). Bảng 6: Kết quả ñiều tra huyết thanh trên cộng ñồng dân cư tại các khu vực nghiên cứu Kháng thể kháng O. tsutsugamushi Khu vực Số mẫu ñiều tra (n) Dương tính Tỷ lệ ± CI95 (%) P Dục Mỹ và lân cận (1) 328 69 21,04 ± 4,41 P(1;3) < 0,05 Đất Bằng và lân cận (2) 239 17 7,14 ± 3,26 P(1;2) < 0,05 Bình Giáo và lân cận(3) 243 34 13,99 ± 4,36 P(3; 2) < 0,05 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 212 Tỷ lệ kháng thể kháng O. tsutsugamushi lưu hành tại cộng ñồng dân cư khu vực Dục Mỹ và lân cận là 21,04 ± 4,41%; khu vực Đất Bằng và lân cận là 13,99 ± 4,36% và dân cư khu vực Bình Giáo và lân cận là 7,14 ± 3,26%. Tỷ lệ kháng thể kháng O. tsutsugamushi lưu hành tại cộng ñồng dân cư giữa các khu vực khác nhau có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. BÀN LUẬN Các loài chuột thu thập ñược tại các ñiểm nghiên cứu trên là những loài ñặc trưng cho sinh cảnh savan cây bụi gần người ở Việt Nam. Sinh cảnh rừng núi là nơi sống của loài chuột rừng (Rattus rattus) và chuột mốc R. (Ber.) bowersi. Sinh cảnh savan, cây bụi, khoảng trống giữa rừng và khu dân cư là nơi sống của chuột ñất bé (B. savilei) và sinh cảnh dân cư là nơi sống của chuột lắt (R. exulans). Chuột lắt là loài chuyên sống trong nhà, phổ biến nhất ở miền Nam nước ta, từ ñồng bằng ñến rừng núi, phân bố từ Quảng Bình trở vào. Chỉ số mật ñộ chuột chung tại các ñiểm nghiên cứu không cao so với chỉ số mật ñộ chuột tại một số ổ sốt mò ở Yên Thế, Bắc Giang là 13,0-16,0 (năm 2000) và 6 ñiểm ở Quảng Ninh là 15,58 (năm 2003)(6,4). Tỷ lệ nhiễm mò trên chuột ở các ñiểm nghiên cứu không cao (16,7 – 65,0%) so với tỷ lệ nhiễm mò trên chuột Yên Thế, Bắc Giang (70%)(6) và ở Uông Bí, Quảng Ninh (59,7%)(4). Số lượng loài mò thu thập ñược ở cả ba ñiểm nghiên cứu chiếm 6,45% số loài mò ñã phát hiện ñược ở miền Nam Trung Bộ- Nam Bộ(5). Vai trò truyền bệnh của các loài mò ñã ñược nhiều tác giả xác ñịnh. Vùng Châu Á- Thái Bình Dương khoảng 20 loài mò có khả năng truyền bệnh sốt mò. Ở Nhật Bản ñã phân lập ñược Rickettsia orientalis (= O. tsutsugamushi) từ các loài mò: Leptotrombidium (LeP. ) akamushi, L. (L.) deliense, L. (L.) scutellare, L. (L.) pallida và L (L.) fuji (Nagayo, 1921; Kawamura, 1930). Theo Metha (1937), L (L.) deliense truyền bệnh sốt mò ở một sô nước ở vùng Đông Nam Á. Ở Trung Quốc: Chao-Hsu-Swang (1953) xác ñịnh mầm bệnh sốt mò từ loài mò L. (L.) deliensis và chuột rừng (Rattus rattus), chuột cống (R. norvegicus), chuột chù Suncus murinus tại Quảng Đông. Cù Phong Y (1968) phân lập ñược R. orientalis trên mèo, gà và chim sẻ. Ở miền Bắc Việt Nam ñã phân lập ñược Rickettsia orientalis trên một số loài mò: L. (L.) deliense (= Trombicula (L.) deliensis); G.(W.) parapacifica, G. (Gateria) pintanensis; Euschoengastia sp2., Trombicula (LeP. ) sP. , và một số loài thú nhỏ thuộc bộ gậm nhấm và bộ ăn côn trùng như: Rattus flavipectus, R. r. sladeni (R. rattus) R. edwardsi, R. ninidus, Dermomys rufigenis, Callosciurus erythraeus, Mus sP. , Crocidura dracula dracula, Talpaia sP. Loài mò T. (L.) deliensis và chuột nhà R. flavipectus là vật chủ và môi gới truyền bệnh chủ yếu(2). Tỷ lệ kháng thể kháng O. tsutsugamushi lưu hành tại cộng ñồng dân cư khu vực Dục Mỹ và lân cận cao nhất (21,04%); ñiều này có thể giải thích khu vực Đất Bằng và lân cận là 13,99% và dân cư khu vực Bình Giáo và lân cận là 7,14%. Nhìn chung, tỷ lệ kháng thể kháng O. tsutsugamushi lưu hành tại cộng ñồng dân cư này là cao. Tuy nhiên tỷ lệ này khác nhau giữa các khu vực có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. Kết quả nghiên cứu cho thấy: với dân cư làm nghề rừng và làm nông nghiệp nguy cơ phơi nhiễm với O.tsutsugamushi cao hơn so với quân nhân và ngành nghề khác với P = 0,00001-0,038; OR= 2,46-3,33. Yếu tố nghề nghiệp làm tăng tỷ lệ mắc trong cộng ñồng với giá trị của nguy cơ qui thuộc AR= 60%-70,15%. Chưa xác ñịnh ñược các ngành nghề khác như: Bộ ñội, làm rẫy, nghề tự do và các nghề khác là yếu tố nguy cơ phơi nhiễm với mầm bệnh, hay nói cách khác là các ngành nghề này làm giảm bớt nguy cơ phơi nhiễm của với mầm bệnh. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 213 Ổ mò là nơi sinh trưởng và phát triển của mò. Nếu ñiều kiện khách quan tương ñối ổn ñịnh, ổ mò có thể tồn tại lâu và phát triển qua nhiều ñời. Sự hình thành và phân bố ổ mò phụ thuộc vào sinh thái loài mò, sinh thái vật chủ của mò và môi trường xung quanh. Trên thực tế rất ít thấy phạm vi phân bố ổ mò vượt quá phạm vi hoạt ñộng của vật chủ(2). KẾT LUẬN Tại Dục Mỹ (Khánh Hòa) ñã thu thập ñược 3 loài chuột và 3 loài mò. Trong ñó, loài có vai trò truyền bệnh là A. (Lau.) indica chiếm 84,9% tổng số cá thể cá loài mò thu thập ở ñây. Có 14,30% số cá thể chuột ñất bé (B. savilei) có kháng thể kháng O. tsutsugamushi. Tại Bình Giáo (Chư Prông, Gia Lai thu thập ñược 1 loài chuột và 2 loài mò. Trong ñó loài A. (Lau.) indica có vai trò truyền bệnh chiếm tỷ lệ 50% và 40% số cá thể chuột R. exulans phát hiện ñược kháng thể kháng O. tsutsugamushi. Tại Đất Bằng (Krông Pa, Gia Lai) thu thập ñược 3 loài chuột và 3 loài mò. Trong ñó 2 loài có khả năng truyền bệnh sốt mò là A. (Lau.) indica và L. (L.) deliense. Có 20% cá thể chuột R. exulans và 50% cá thể loài chuột mốc (R. ber.) bowersi có kháng thể kháng O. tsutsugamushi. Như vậy có thể thấy rằng, tại Dục Mỹ (Ninh Hòa) tỉnh Khánh Hòa, Bình Giáo (Chư Prông) và Đất Bằng (Krông Pa) thuộc tỉnh Gia Lai có nguy cơ mắc bệnh sốt mò ñối với cộng ñồng dân cư. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kulagin C.M and I.B. Tarashevich (1972), The Scrub Tsutsugamushi. Public Moscow Medicina: 240 pp 2. Nguyễn Kim Bằng (1970), Mò (Trombiculidae) và vai trò truyền bệnh của chúng. Trường Đại học Quân y, 134 trang. 3. Nguyễn Văn Châu (1997), Phân loại mò (Acariformes, Trombiculidae) ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học: 48 trang 4. Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Thị Liên và CTV (2003), Tìm hiểu sự phân bố các loài mò (Trombiculidae) liên quan ñến sự phân bố bệnh sốt mò (Tsutsugamushi) ở một số ñịa phương thuốc tỉnh Quảng Ninh.Tạp chí PCSR&CBKST, Viện Sốt rét-KST-CT TƯ, số 6/2003: 53-63 5. Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Thu Vân, Đỗ Sí Hiển (2007). Động Vật chí Việt Nam – Fauna of Vietnam, 16: Họ mò ñỏ Trombiculidae, Bộ Bọ chét Siphonaptera. Nhà XBKH&KT: 306 trang. 6. Nguyễn Văn Châu, Trương Sĩ Niêm và CTV., (2001). Khảo sát mò và bệnh sốt mò (Tsutsugamushi) tại một số ñiểm thuốc tỉnh Bắc Giang.Kỷ yếu CTNCKH (1996-2000), Viện Sốt rét- KST- CTTƯ. NXBYH: 538 – 546 7. Phạm Thị Thanh Thủy (2007). Nghiên cứu ñặc ñiểm lâm sàng, phương pháp chẩn ñoán và ñiều trị bệnh sốt mò (Scrub typhus). Tóm tắt luận án tiến sĩ Y học., ĐH Y Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_dieu_tra_chuot_mo_va_mam_benh_sot_mo_orientia_tsutsu.pdf
Tài liệu liên quan