Ở nhóm nghiên cứu, nhóm BN có tuổi bệnh ≤ 3 năm, hiệu quả điều trị tốt hơn so với
nhóm tuổi bệnh > 3 năm. Bệnh VDCĐ là bệnh viêm da mạn tính hay tái phát. Tuổi bệnh
càng cao (> 3 năm), mức độ tổn thương: lichen hóa, da khô, vết xước, sẩn, ban đỏ,
ngứa, mất ngủ càng nặng nề. Do đó, kết quả điều trị sẽ thấp hơn nhóm BN có tuổi
bệnh ≤ 3 năm. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hường (2015) cho thấy BN có tuổi đời và
tuổi bệnh ít hơn sẽ cho kết quả tốt hơn [8].
Nhóm đối chứng có 5 BN (16,0%) sử dụng thuốc bôi fluopas có biểu hiện tác dụng
không mong muốn như: ngứa tăng, khô da, viêm da dạng trứng cá. Nhóm nghiên cứu
3 BN (9,7%) sử dụng thuốc bôi tacrolimus 0,1% có biểu hiện tác dụng không mong muốn:
ngứa tăng lên, đỏ da, khô da, cảm giác rát bỏng. Hoàn toàn không có các biểu hiện
teo da, giãn mạch, viêm da dạng trứng cá như dùng corticoid dạng bôi. Các dấu
hiệu trên chỉ xuất hiện trong những ngày đầu dùng thuốc. Như vậy, tacrolimus 0,1% dùng
an toàn đối với BN VDCĐ mạn tính người lớn trong nghiên cứu này. Theo Trần Lan
Anh và CS [4], tác dụng phụ của tacrolimus thấp (12,8%) và chỉ gặp ở người lớn.
Theo Nguyễn Đức Diệp [2], tác dụng phụ gặp khi sử dụng kem bôi corticoid với 9,7%
BN có biểu hiện viêm da dạng trứng cá. Như vậy, kết quả của chúng tôi phù hợp với
nghiên cứu của hai tác giả trên.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 24 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị bệnh viêm da cơ địa mạn tính ở người lớn bằng mỡ tacrolimus 0,1%, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
88
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA MẠN TÍNH
Ở NGƢỜI LỚN BẰNG MỠ TACROLIMUS 0,1%
Phạm Hoàng Khâm*; Ngô Văn Hòa*
Nguyễn Duy Thành*; Nguyễn Minh Ngọc**
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị bệnh viêm da cơ địa mạn tính ở người lớn bằng mỡ
tacrolimus 0,1%. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng có
đối chứng so sánh. 62 bệnh nhân viêm da cơ địa mạn tính ≥ 18 tuổi được chia thành 2 nhóm,
mỗi nhóm 31 bệnh nhân. Kết quả: ở nhóm nghiên cứu, sau 4 tuần điều trị, các chỉ số diện tích,
ban đỏ, sẩn, lichen hóa, da khô, vết xước, ngứa, mất ngủ đều giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Điểm SCORAD giảm 18,01 điểm, từ 37,59 ± 5,84 xuống còn 19,58 ± 4,02, giảm nhiều hơn so với
nhóm đối chứng, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tác dụng không mong muốn khi
dùng tacrolimus 0,1% gặp với tỷ lệ thấp (9,7%) với triệu chứng: ngứa tăng, đỏ da, khô da. Kết luận:
tacrolimus 0,1% có tác dụng điều trị tốt và an toàn đối với bệnh viêm da cơ địa mạn tính ở người lớn.
* Từ khóa: Viêm da cơ địa mạn tính; Tacrolimus 1%; Người lớn.
Results of Treating Chronic Dermatitis in Adults with 0.1%
Tacrolimus Ointment
Summary
Objectives: To evaluate the outcome of treatment of chronic atopy dermatitis in adults with
tacrolimus 0.1% fat. Subjects and methods: A prospective study, comparative clinical trial on
62 patients ≥ 18 years old with chronic myocytic, who were divided into two groups, 31 patients
each. Results: In the study group, after 4 weeks of treatment, there was a statistically significant
decrease in parameters: erythema, dermatitis, lichenisation, dryness, scratches, itching and insomnia
with p < 0.05. The SCORAD scores fell 18.01 points from 37.59 ± 5.84 to 19.58 ± 4.02, significantly
more than the control group, but the difference was not statistically significant. The adverse
effect of tacrolimus 0.1% was found in a low incidence of 9.7%, with itching, redness, dryness.
Conclusion: Tacrolimus 0.1% has good therapeutic effect and safety for chronic dermatitis in adults.
* Keywords: Chronic dermatitis; Tacrolimus 1%; Adult.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm da cơ địa là bệnh da thường gặp.
Tỷ lệ bệnh chiếm 10 - 20% số BN đến khám
chuyên khoa da liễu [5]. Bệnh viêm da cơ địa
(VDCĐ) hay gặp ở người có cơ địa dị ứng,
có tiền sử gia đình liên quan đến yếu tố cơ
địa [6]. Điều trị VDCĐ chủ yếu là sử dụng
kháng histamin, corticoid tại chỗ, thuốc điều
hoà miễn dịch và chất làm ẩm da. Ngày nay,
bên cạnh những thuốc thuộc nhóm corticoid,
* Bệnh viện Quân y 103
** Viện Y học Cổ truyền Quân đội
Người phản hồi (Corresponding): Ngô Văn Hòa (bsngovanhoa79@gmail.com)
Ngày nhận bài: 17/03/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/05/2018
Ngày bài báo được đăng: 23/05/2018
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
89
còn có thuốc mới có tác dụng điều biến
miễn dịch, hiệu quả điều trị tốt, ít gây tác
dụng phụ, có thể sử dụng dài ngày như
tacrolimus. Ở Việt Nam đã có một số
nghiên cứu điều trị VDCĐ bằng tacrolimus,
nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu
riêng về kết quả điều trị bệnh VDCĐ giai
đoạn mạn tính ở người lớn bằng mỡ
tacrolimus 0,1%. Vì vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài này nhằm:
Đánh giá kết quả điều trị bệnh VDCĐ
giai đoạn mạn tính ở người lớn bằng mỡ
tacrolimus 0,1%.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
62 BN ≥ 18 tuổi bị VDCĐ mạn tính đến
khám và điều trị nội, ngoại trú tại Khoa
Da liễu, Bệnh viện Quân y 103 từ 9 - 2016
đến 7 - 2017.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh VDCĐ:
Dựa trên tiêu chuẩn Chẩn đoán xác
định của Hanifin và Rajka: có ít nhất 3 triệu
chứng chính và 3 triệu chứng phụ trong
số 4 tiêu chuẩn chính và 23 phụ.
- Tiêu chuẩn chính:
+ Ngứa.
+ Hình thái tổn thương và vị trí khu trú:
trẻ nhỏ hoặc thiếu niên tổn thương khu
trú ở mặt, mặt duỗi các chi. Người lớn:
lichen hoá thường ở các nếp gấp.
+ Viêm da mạn tính hoặc mạn tính tái
phát.
+ Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị bệnh
Atopy (hen phế quản, viêm mũi dị ứng,
VDCĐ).
- Tiêu chuẩn phụ:
+ Khô da.
+ Vảy cá hoặc dày sừng lòng bàn tay.
+ Test da tức thì týp I dương tính với
các chất gây dị ứng hô hấp, albumin trứng.
+ Tăng IgE huyết thanh.
+ Tuổi phát bệnh sớm.
+ Dễ bị nhiễm trùng da (virut, vi khuẩn,
nấm).
+ Viêm da bàn tay không đặc hiệu.
+ Chàm núm vú.
+ Viêm môi.
+ Viêm kết mạc tái phát.
+ Nếp gấp da dưới mắt của Dennie và
Morgan.
+ Giác mạc hình chóp.
+ Đục thuỷ tinh thể dưới mạc bọc trước.
+ Thâm quanh mắt.
+ Ban đỏ hoặc tái mặt.
+ Vảy phấn trắng.
+ Nếp cổ phía trước.
+ Ngứa khi ra mồ hôi.
+ Không chịu được len và các chất hoà
tan lipid.
+ Không chịu được thức ăn dị ứng.
+ Bệnh bị ảnh hưởng về các yếu tố
môi trường và tinh thần.
+ Chứng gãi nổi màu trắng.
+ Dày sừng nang lông
- Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn mạn
tính: tổn thương không có mụn nước và
dịch tiết.
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
90
+ BN ≥ 18 tuổi, đồng ý tham gia nghiên
cứu
- BN được chia làm 2 nhóm: mỗi nhóm
31 BN.
+ Nhóm nghiên cứu: uống thuốc loratadin
10 mg, 1 viên/ngày, tối. Bôi mỡ tacropic
ngày 1 lần vào chiều, bôi mỡ salixilic 5%,
buổi sáng. Liệu trình 7 ngày/tuần và liên
tục trong 4 tuần.
+ Nhóm đối chứng: uống loratadin 10 mg,
1 viên/ngày, tối. Bôi mỡ fluopas ngày 1 lần
chiều, bôi mỡ salixilic 5% sáng. Liệu trình
7 ngày/tuần x 4 tuần.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu tiến cứu, thử
nghiệm lâm sàng có đối chứng so sánh.
- Cỡ mẫu: thuận tiện.
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
20.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Một số đặc điểm chung của BN
nghiên cứu.
- Giới: 34 BN nam (54,8%), nữ 18 BN
(45,2%).
- Tuổi: 18 - 60 tuổi: 44 BN (71%); > 60
tuổi: 18 BN (29%). BN VDCĐ có độ tuổi
30 - 60 chiếm tỷ lệ cao nhất (45,2%), đây
là độ tuổi lao động chính, phải chịu nhiều
áp lực công việc và gia đình, thường xuyên
tiếp xúc nhiều với dị nguyên.
- Tiền sử bản thân 83,9% và tiền sử
gia đình 69,4%. VDCĐ đã được chứng
minh có tính chất di truyền. Các nhà khoa
học xác định được nhiều gen liên quan
đến bệnh VDCĐ.
- Mùa mắc bệnh: 75,8% BN thường mắc
vào mùa đông. Mùa đông ở nước ta có khí
hậu hanh khô, độ ẩm thấp, da trở lên khô
hơn. Đối với những BN VDCĐ, da đã khô
sẵn, rất dễ tổn thương, do đó bệnh nặng lên.
2. Hiệu quả điều trị bệnh VDCĐ mạn tính ở ngƣời lớn bằng mỡ tacrolimus 0,1%.
Bảng 1: Kết quả điều trị theo tính chất tổn thương.
Chỉ tiêu Trƣớc điều trị Sau điều trị p
Diện tích 3,26 ± 5,59 2,26 ± 3,36 < 0,05
Ban 2,71 ± 0,46 1,06 ± 0,25 < 0,05
Sẩn 1,16 ± 0,69 0,84 ± 0,45 < 0,05
Lichen 1,10 ± 0,75 0,68 ± 0,54 < 0,05
Da khô 1,90 ± 0,54 1,32 ± 0,48 < 0,05
Vết xước 0,90 ± 0,30 0,10 ± 0,30 < 0,05
Ngứa 5,77 ± 1,15 3,03 ± 0,55 < 0,05
Mất ngủ 4,29 ± 0,82 2,10 ± 0,30 < 0,05
Sau 4 tuần điều trị, các chỉ số: diện tích, ban, sẩn, lichen, da khô, vết xước, ngứa,
mất ngủ đều giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
91
Bảng 2: So sánh kết quả điều trị theo SCORAD.
Nhóm
Trƣớc
điều trị
Sau điều trị
2 tuần
Sau 4 tuần
Giảm
p
2 tuần 4 tuần
Nhóm đối chứng 38,03 ± 7,54 30,02 ± 5,42 21,30 ± 4,85 8,01 16,73
> 0,05
Nhóm nghiên cứu 37,59 ± 5,84 30,09 ± 5,04 19,58 ± 4,02 7,5 18,01
p < 0,05
Sau 4 tuần điều trị, chỉ số SCORAD của cả hai nhóm đều giảm có ý nghĩa thống kê:
nhóm nghiên cứu chỉ số SCORAD giảm từ 37,59 xuống 19,58; nhóm đối chứng giảm
từ 38,03 xuống 21,30. Như vậy, nhóm nghiên cứu cho kết quả tốt hơn, chỉ số SCORAD
giảm mạnh hơn so với nhóm đối chứng: 18,01 so với 16,73.
Bảng 3: Kết quả sau 4 tuần điều trị theo tuổi ở nhóm nghiên cứu.
Tuổi
Tốt Khá Trung bình Kém
n % n % n % n %
< 30 0 0 5 55,56 4 44,44 0 0
30 - 60 0 0 6 40,00 9 60,00 0 0
> 60 0 0 2 28,57 5 71,43 0 0
Tổng 0 0 13 42,0 18 58,0 0 0
Ở nhóm nghiên cứu, nhóm tuổi 18 - 60 có kết quả điều trị tốt hơn so với nhóm tuổi
> 60. Bệnh VDCĐ thường khởi phát vào những năm đầu đời, hiếm khi khởi phát sau
tuổi 30. BN trẻ tuổi, bệnh mới được phát hiện, tính chất tổn thương sẽ không phức tạp
hơn những BN đã lớn tuổi, bệnh lâu năm, tính chất tổn thương đa dạng và phức tạp.
Bảng 4: Kết quả sau 4 tuần điều trị theo tuổi bệnh ở nhóm nghiên cứu.
Tuổi bệnh
Tốt Khá Trung bình Kém
n % n % n % n %
≤ 3 năm 0 0 5 71,43 2 28,57 0 0
> 3 năm 0 0 8 33,33 16 66,67 0 0
Tổng 0 0 13 41,9 18 58,1 0 0
Ở nhóm nghiên cứu, nhóm BN có tuổi bệnh ≤ 3 năm, hiệu quả điều trị tốt hơn so với
nhóm tuổi bệnh > 3 năm. Bệnh VDCĐ là bệnh viêm da mạn tính hay tái phát. Tuổi bệnh
càng cao (> 3 năm), mức độ tổn thương: lichen hóa, da khô, vết xước, sẩn, ban đỏ,
ngứa, mất ngủ càng nặng nề. Do đó, kết quả điều trị sẽ thấp hơn nhóm BN có tuổi
bệnh ≤ 3 năm. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hường (2015) cho thấy BN có tuổi đời và
tuổi bệnh ít hơn sẽ cho kết quả tốt hơn [8].
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
92
Bảng 5: Đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc.
Tác dụng phụ
Nhóm nghiên cứu Nhóm đối chứng
n (3) % n (5) Tỷ lệ %
Ngứa tăng 3 9,7 1 3,2
Đỏ da 1 3,2 0 0
Khô da 1 3,2 2 6,4
Rát bỏng 2 9.,7 0 0
Teo da 0 0 0 0
Giãn mạch 0 0 0 0
Viêm da dạng trứng cá 0 0 3 9,7
Nhóm đối chứng có 5 BN (16,0%) sử dụng thuốc bôi fluopas có biểu hiện tác dụng
không mong muốn như: ngứa tăng, khô da, viêm da dạng trứng cá. Nhóm nghiên cứu
3 BN (9,7%) sử dụng thuốc bôi tacrolimus 0,1% có biểu hiện tác dụng không mong muốn:
ngứa tăng lên, đỏ da, khô da, cảm giác rát bỏng. Hoàn toàn không có các biểu hiện
teo da, giãn mạch, viêm da dạng trứng cá như dùng corticoid dạng bôi. Các dấu
hiệu trên chỉ xuất hiện trong những ngày đầu dùng thuốc. Như vậy, tacrolimus 0,1% dùng
an toàn đối với BN VDCĐ mạn tính người lớn trong nghiên cứu này. Theo Trần Lan
Anh và CS [4], tác dụng phụ của tacrolimus thấp (12,8%) và chỉ gặp ở người lớn .
Theo Nguyễn Đức Diệp [2], tác dụng phụ gặp khi sử dụng kem bôi corticoid với 9,7%
BN có biểu hiện viêm da dạng trứng cá. Như vậy, kết quả của chúng tôi phù hợp với
nghiên cứu của hai tác giả trên.
KẾT LUẬN
Tacrolimus 0,1% có tác dụng điều trị
tốt đối với bệnh VDCĐ mạn tính ở người
lớn. Sau 4 tuần điều trị, tỷ lệ đạt kết quả
khá 41,9%; không có kết quả điều trị kém.
Điểm SCORAD giảm mạnh sau 4 tuần
điều trị. Có mối tương quan thuận giữa
tuổi đời và tuổi bệnh với kết quả điều trị.
BN ≤ 60 tuổi cho kết quả điều trị tốt hơn
BN > 60 tuổi. BN có tuổi bệnh ≤ 3 năm
cho kết quả tốt hơn BN có tuổi bệnh
> 3 năm. Tác dụng phụ khi điều trị bệnh
VDCĐ mạn tính ở người lớn bằng mỡ
tacrolimus 0,1% không đáng kể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Hậu Khang và CS. Kiểm soát bệnh
viêm da cơ địa. NXB Y học. 2016.
2. Nguyễn Thị Hường. Nghiên cứu tác dụng
của thuốc TP4 kết hợp fucidin H điều trị
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
93
viêm da cơ địa giai đoạn mạn tính ở BN trên
12 tuổi. Luận án Tiến sỹ Y học. Viện Y học
Cổ truyền Quân đội.
3. Trần Lan Anh và CS. Hiệu quả và tính
an toàn của mỡ tacrolimus trong điều trị viêm
da cơ địa thể vừa và nặng. Tạp chí Nghiên
cứu Y học. 2011, 72, tr.81-87.
4. Nguyễn Đức Diệp. Hiệu quả điều trị
viêm da cơ địa bằng bôi kem corticoid và
sản phẩm tế bào gốc tại tổn thương. Luận văn
Thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2011.
5. Meyer B.E. Atopic and atopiform
dermatitis. University of Amterdam. Buijten
Schipperheijn. The Netherlands. 11. 2009.
6. Mortz G.C. et al. Prevalence of atopic
dermatitis, asthma, allergic rhinitis and hand
and contact dermatitis in adolescent. The
odense adolescence cohort study on atopic
diseases on dermatitis. British Journal of
Dermatology. 2001 144, pp.523-532.
7. Wuthrich.B. Clinical aspect, epidermiology
and pronosis of atopic dermatitis. Annals of Allergy,
Asthma, Immunology.1999, 83, pp.464-470.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
ket_qua_dieu_tri_benh_viem_da_co_dia_man_tinh_o_nguoi_lon_ba.pdf