Biếnchứngcủaphẫuthuật
Biến chứng chung hay gặp nhất sau phẫu
thuật trong các nghiên cứu trên thế giới là phù
não và chảy máu sau mổ. Theo Sughrue (2011),
biến chứng hay gặp nhất là động kinh sau mổ là
2,2%(12). Theo DiMeco (2006), biến chứng hay gặp
là phù não chiếm 8,3%(2). Raza (2011) biến chứng
thường gặp là phù não 7%(3). Nguyễn Thế Hào
biến chứng chảy máu hay gặp nhất 9,8%(7). Phan
Trung Đông biến chứng gặp nhiều nhất là máu
tụ sau mổ 11,6%, tiếp đó là rò dịch não tủy
5,8%(11). Nguyên nhân phù não sau mổ chủ yếu
là nhồi máu tĩnh mạch do tổn thương XTMDT
hoặc các tĩnh mạch vỏ não dẫn lưu về xoang.
Trong các nhóm nghiên cứu lấy triệt để u và
phần xoang bị u xâm lấn, tỉ lệ biến chứng phù
não khá cao. Theo Hakuba và cs (1979), đã phẫu
thuật lấy triệt để u và phần xoang bị u xâm lấn,
có tái tạo XTMDT 17 trường hợp, kết quả liệt
hoàn toàn sau phẫu thuật 29%(4). Theo DiMeco,
Tomasello, Sughrue lấy hết u không xâm lấn vào
xoang và để lại phần u xâm lấn xoang TMDT, tỉ
lệ biến chứng phù não thấp hơn nhiều(2,13,12).
Nghiên cứu chúng tôi có 8 (7,1%) trường hợp
phù não sau phẫu thuật, kết quả này thấp hơn so
với các tác giả như DiMeco 8,3%, Sughrue 10,4%,
Tomasello 9,7%(2,12,13).
Biến chứng phẫu thuật cũng hay gặp nhất
máu tụ sau mổ và tỉ lệ này thay đổi tùy theo các
tác giả. Kết quả của chúng tôi thì có 7 (6,2%)
trường hợp máu tụ sau mổ, so với các tác giả thì
thấp hơn Nguyễn Thế Hào là 9,8%(3); Phan
Trung Đông là 11,6%(11) và cao hơn DiMeco là
1,85%(2), Sughurue 1,5%(12). Theo Gerlach, không
có nguyên nhân cụ thể nào, nhưng có nhiều yếu
tố thuận lợi cho chảy máu sau mổ UMN nội sọ
như bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh rối loạn đông
máu, mức độ xâm lấn vào XTMDT, nguồn cấp
máu trong u, kỹ thuật cầm máu trong phẫu
thuật của phẫu thuật viên, vị trí, kích thước u và
bản chất giải phẫu bệnh của khối u(3). Trong các
trường hợp máu tụ của nghiên cứu chúng tôi, có
2/7 trường hợp cần phải phẫu thuật lại hút bỏ
khối máu tụ đi, bệnh nhân sau đó khỏi hoàn
toàn và xuất viện.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị phẫu thuật u màng não liềm não ‐ Cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 253
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT U MÀNG NÃO LIỀM NÃO
‐ CẠNH XOANG TĨNH MẠCH DỌC TRÊN
Nguyễn Hữu Nhơn*, Huỳnh Lê Phương*, Trần Thị Mai Linh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học của u màng não cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên và
đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật cho loại u này.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu với mẫu là 112 trường hợp được phẫu thuật với chẩn đoán giải phẫu
bệnh là u màng não cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên tại BV Chợ Rẫy từ tháng 1/2013 đến tháng 9/2014.
Kết quả: Đánh giá trên 112 trường hợp u màng não liềm não – cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên: tỉ lệ nữ/nam
là 2,3/1; tập trung ở nhóm tuổi là 41 ‐ 50 (32,1%), nhập viện chủ yếu vì đau đầu 69,6%, yếu chi 49,1%, động
kinh 29,5%. U màng não vị trí 1/3 giữa liềm não chiếm tỉ lệ cao nhất (54,5%). Đa số u màng não có kính thước 4
‐10 cm (69,7%); phân bố tương đối không khác biệt giữa 2 bên. Trên phim cộng hưởng từ có bơm thuốc, đa số có
phù quanh u chiếm 94,6%. Kết quả phẫu thuật cho thấy: 86,6% lấy toàn bộ u theo Simpson I và II, 13,4% theo
Simpson IV. Biến chứng sau mổ là 22,3%, không có trường hợp tử vong. GOS 4&5 đạt 91,1%. Kết quả giải
phẫu bệnh u màng não lành tính chiếm đa số 79,5%; chủ yếu là dạng thượng mô (38,4%) và dạng chuyển tiếp
(32,1%). U màng não dạng không điển hình và ác tính chiếm 20,5%.
Kết luận: Đau đầu, yếu chi, động kinh là những triệu chứng quan trọng của u màng não liền não ‐ cạnh
xoang tĩnh mạch dọc trên. Phẫu thuật lấy toàn bộ u cho kết quả tốt, cải thiện được triệu chứng và tỉ lệ tử vong
của bệnh nhân khi xuất viện (p<0,05).
Từ khóa: u màng não, u màng não liềm não – cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên, đau đầu, động kinh, GOS.
ABSTRACT
THE RESULTS OF SURGICAL TREATMENT: FALX – PARASAGITTAL MENINGIOMAS
Nguyen Huu Nhon, Huynh Le Phuong, Tran Thi Mai Linh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 253– 258
Objectives: To determine the clinical epidemiological, imaging features and to evaluate the results of
surgical treatment falx‐parasagittal meningiomas.
Methods: We retrospectives reviewed 112 patients with histopathological diagnosis of meningioma at Cho
Ray hospital between January 2013 and September 2014.
Results: Our studied patients included 78 females and 34 males at all age groups, but often found higher at
the age group 41 – 50 years old (32.1%), ratio female/male is 2.3/1. The most frequent presenting symptoms were
headache, limb weakness and seizure. 69.6%, 49.1% and 29.5% respectively. 54.5% tumors were localized in 1/3
middle of the falx. Tumors diameter usually ranges from 4 – 10cm: accounted for 69.7%. In terms of imaging,
there were 94.6% tumors with edema around the tumors. 86.6% of cases were totally removed according to
Simpson I and II, 13.4% cases to Simpson IV. Based on histopathologic features, meningioma was classified into 3
groups: 79.5% grade I and 20.5% grade II, III; most of meningioma grade I are meningothelial and transition.
22.3% of patients occurred the complications after surgical removal of tumors. Patientʹs status at discharge
largely good for 91.1% and no mortality.
* Khoa Ngoại Thần Kinh Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: ThS BS Nguyễn Hữu Nhơn; ĐT: 0913789900; Email: dr_nhon@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 254
Conclusions: Headache, limb weakness, seizures are the main symptoms of falx‐parasagittal meningioma.
Surgical totally removal of the tumors brought better results, improved symptoms and mortality of patients at
discharge (p <0.05).
Key words: meningioma, falx‐parasagittal meningioma, surgery, headache, seizure.
ĐẶT VẤN ĐỀ
U màng não (UMN) là những u nguyên
phát, xuất phát từ màng nhện, đây là thương tổn
chiếm một tỉ lệ đáng kể từ 15 – 20% các u trong
sọ(6). UMN đa số lành tính, ít xâm lấn, phát triển
chậm, có thể gặp ở mọi vị trí nơi có màng não
bao phủ. UMN liềm não (LN) ‐ cạnh xoang tĩnh
mạch dọc trên (XTMDT) là những khối u xuất
phát từ liềm não và thành bên xoang tĩnh mạch
dọc trên chiếm tỉ lệ từ 20 – 33% các UMN nội
sọ(1). Phẫu thuật lấy triệt để loại u này, còn là một
vấn đề tương đối khó, do u nằm sâu ở liềm não,
u dính vào thành xoang, có thể xâm lấn vào bên
trong lòng xoang, làm bít tắc xoang và xâm lấn
cả hai bên bán cầu, gây phù não xung quanh. Do
đó, phẫu thuật lấy hoàn toàn u, bảo tồn những
chức năng xung quanh và lựa chọn những
phương pháp lấy u triệt để, tái tạo XTMDT hay
để lại phần u trong lòng xoang còn là một vấn đề
tranh cãi. Phẫu thuật dễ hay khó tuỳ thuộc vị trí,
kích thước, tính chất của u và độ xâm lấn của u
vào XTMDT. Chúng tôi thực hiện đề tài nghiên
cứu này nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng và
đánh giá kết quả điều trị UMNLN cạnh XTMDT
bằng phương pháp vi phẫu thuật.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế hồi cứu cắt ngang với 112 trường hợp.
Đối tượng
Các bệnh nhân được chẩn đoán UMNLN
cạnh XTMDT được điều trị phẫu thuật lấy u
và có kết quả giải phẫu bệnh là UMN tại khoa
Ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng
01 năm 2013 đến tháng 09 năm 2014.
KẾT QUẢ
Tuổi mắc bệnh
Bảng 1: Phân bố độ tuổi mắc bệnh
Khoảng tuổi 21 - 30 31 – 40 41 - 50 51 - 60 > 60 Tổng
Bệnh nhân 6 17 36 24 29 112
Tỉ lệ (%) 5,3 15,2 32,1 21,4 26 100
UMNLN cạnh XTMDT xuất hiện ở người
lớn (từ 21 tuổi trở lên), không ghi nhận trường
hợp nào ở trẻ nhỏ và thiếu niên. U tập trung từ
độ tuổi 41 trở lên, có tỉ lệ cao nhất trong nhóm từ
41 – 50 tuổi (32,1%) và kế đó là nhóm tuổi trên 60
chiếm 26% (Bảng 1).
Giới tính
Giới nữ mắc bệnh (69,6%) nhiều hơn giới
nam (30,4%), theo tỉ lệ nữ:nam = 2,3:1.
Thời gian khởi phát bệnh
Phần lớn các trường hợp, bệnh nhân nhập
viện trễ hơn 8 tuần kể từ khi xuất hiện triệu
chứng đầu tiên (52,7%), kế đó là sớm hơn 4 tuần
chiếm 37,5%.
Tình trạng lúc nhập viện
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 93,7%
trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình
trạng tỉnh táo (GCS 14,15đ); lơ mơ (GCS 10‐13đ)
chiếm 1,8% và 5 trường hợp nhập viện trong
trạng thái hôn mê (GCS 3‐9đ) chiếm 4,5%.
Triệu chứng lâm sàng
Đa số các trường hợp nhập viện đều có
biểu hiện triệu chứng, ngoại trừ 4 trường hợp
được phát hiện tình cờ sau một chấn thương
đầu. Đau đầu là triệu chứng thường gặp nhất
trong nghiên cứu chiếm 69,6%, kế đến là biểu
hiện yếu chi chiếm 49,1% và động kinh chiếm
29,5%. Ngoài ra những triệu chứng khác ít gặp
hơn bao gồm: mờ mắt (5,4%), nôn ói (6,3%), rối
loạn tri giác (6,3%) và rối loạn tâm thần (0,9%)
(bảng 2).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 255
Bảng 2: Phân bố triệu chứng lâm sàng
Đau
đầu
Nôn
ói
Yếu chi Động
kinh
Mờ
mắt
Rối loạn
tri giác
Rối loạn
tâm thần
78 7 55 33 6 7 1
69,6% 6,3% 49,1% 29,5% 5,4% 6,3% 0,9%
Đặc điểm hình ảnh học của UMN
Tất cả các trường hợp đều được khảo sát bằng
MRI sọ não có bơm thuốc cản từ. Trong nghiên
cứu chúng tôi, UMNLN cạnh XTMDT có kích
thước u từ 4 – 10 cm chiếm đa số 69,7%; u có kích
thước dưới 4 cm chiếm 30,3%; không có trường
hợp nào u lớn hơn 10 cm. Vị trí UMN tương quan
với LN‐XTMDT được phân bố chiếm đa số 1/3
giữa (54,5%), kế đó là 1/3 trước chiếm 33% và 1/3
sau chiếm 12,5%. UMN cạnh XTMDT phát triển
một bên liềm đại não chiếm đa số 82,1%, hai bên
liềm đại não chiếm 17,9% (bảng 3).
Bảng 3: Vị trí UMNLN cạnh XTMDT
Vị trí 1/3 trước 1/3 giữa 1/3 sau Tổng số
1 bên 28 53 11 92
2 bên 9 8 3 20
37 (33%) 61 (54,5%) 14 (12,5%) 112
Trong nghiên cứu chúng tôi, đa số các UMN
đều có hình ảnh phù não trên MRI sọ não
(106/112 trường hợp). Trong đó, độ phù dưới 2
cm chiếm 46,4%; trên 2 cm chiếm 48,2%.
Đặc điểm mổ lấy u
Trong nghiên cứu có 20,5% bệnh nhân được
mổ lấy toàn bộ u và cắt phần liềm não ngang u;
66,1% mổ lấy toàn bộ u không cắt liềm não và
13,4% lấy gần hết u. Ghi nhận có mối tương
quan giữa cách thức lấy u và tình trạng khi xuất
viện của bệnh nhân (p< 0,05).
Biến chứng của phẫu thuật
Có 25/112 trường hợp (22,3%) biến chứng
của phẫu thuật bao gồm: phù não sau mổ
7,1%, máu tụ sau mổ 6,2%, viêm màng não
2,7%, nhiễm trùng vết mổ 0,9%, biến chứng
thần kinh nặng hơn (yếu liệt sau mổ) 5,4%.
Kết quả giải phẫu bệnh
Trong 112 bệnh nhân, UMNLN cạnh
XTMDT xếp độ I chiếm đa số 79,5%; độ II
chiếm 17,8% và độ III chiếm 2,7%. Trong UMN
có độ mô học xếp độ I, chiếm đa số là UMN
dạng thượng mô và dạng chuyển tiếp (Bảng 4).
Bảng 4: Phân loại theo giải phẫu bệnh
Phân loại Số lượng Tỉ lệ (%) WHO
UMN dạng thượng mô 43 38,4
Độ I
UMN dạng chuyển tiếp 36 32,1
UMN thể vôi hóa 5 4,5
UMN dạng tăng sinh mạch 2 1,8
UMN thể cát 3 2,7
UMN dạng không điển hình 17 15,1 Độ II
UMN dạng dây sống 3 2,7
UMN thoái sản 3 2,7 Độ III
Thời gian nằm viện
Đa số các trường hợp có thời gian nằm viện
trên 2 tuần chiếm 68,8%; 31,2% bệnh nhân nằm
viện từ 7 – 14 ngày.
Kết quả GOS lúc xuất viện
Trong thời gian thực hiện nghiên cứu, chúng
tôi có 5 trường hợp UMN tái phát được nhập
viện điều trị phẫu thuật lần 2. Đa số bệnh nhân
có GOS tốt lúc xuất viện chiếm 91,1%, trung bình
8,9% và không có trường hợp nào tử vong.
BÀN LUẬN
Tuổi mắc bệnh
Qua khảo sát 112 trường hợp UMNLN cạnh
XTMDT, chúng tôi nhận thấy tuổi phân bố từ trên
20 tuổi, tập trung cao ở nhóm 41 – 50 tuổi và trên
60 tuổi. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
DiMeco và Tomasello các UMNLN cạnh XTMDT
gặp ở mọi độ tuổi từ 20 trở lên(2,13). Nhóm tuổi tập
trung cao nhất trong nghiên cứu chúng tôi là 41 –
50 tuổi, có khác biệt với Nguyễn Tấn Luông và
Phan Trung Đông gặp nhiều nhất ở nhóm 50 – 59
tuổi(11,6). Sự khác biệt này có thể do cỡ mẫu của
chúng tôi lớn hơn vì UMNLN cạnh XTMDT có
độ tuổi trung bình từ 45 – 60 tuổi.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 256
Giới tính
Trong các thống kê UMN nội sọ, nữ thường
cao hơn nam, tỉ lệ dao động từ 2/1‐3/1. Đối với
UMN liềm não và cạnh XTMDT, tỉ lệ nữ cũng
vượt trội nhiều hơn nam giới. Theo Raza, UMN
liềm não và cạnh XTMDT có tỉ lệ nữ: nam là 4:1.
Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ nữ: nam là 2,3:
1, cũng phù hợp với nghiên cứu của Phan Trung
Đông có tỉ lệ nữ: nam là 2,4:1(11).
Đặc điểm triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của UMN liềm não và
cạnh xoang TMDT thường không điển hình,
thường gặp nhất các dấu hiệu đau đầu, động
kinh cục bộ kiểu Bravais – Jackson và rối loạn
vận động không đồng đều, chủ yếu ở chi dưới,
do u nằm ở vị trí 1/3 giữa kích thích hoặc chèn
ép vào vùng vỏ não vận động cảm giác. Tùy
theo vị trí của khối u và độ phù não mà u có biểu
hiện triệu chứng lâm sàng khác nhau.
Nghiên cứu của chúng tôi qua 112 trường
hợp cho thấy, triệu chúng lâm sàng phổ biến
nhất là đau đầu 69,6%, kế đến yếu chi 49,1%,
động kinh chiếm 29,5% và những triệu chứng
khác ít gặp hơn bao gồm: mờ mắt (5,4%), nôn ói
(6,3%), rối loạn tri giác (6,3%), rối loạn tâm thần
(0,9%). Theo DiMeco, triệu chứng động kinh hay
gặp nhất 50%, ít gặp nhất là rối loạn ngôn ngữ
1,8%(2). Theo Phan Trung Đông, triệu chứng hay
gặp nhất là yếu chi chiếm 56,6% và ít gặp nhất là
rối loại tri giác 5,8%(11).
Trong khảo sát của chúng tôi, ngoài dấu hiệu
đau đầu, triệu chứng yếu chi có tỉ lệ cao nhất,
biểu hiện chủ yếu ở chân bên đối diện, thậm chí
cả hai chân. Kết quả này cũng phù hợp với các
tác giả Phan Trung Đông, Nguyễn Thế Hào và
Giombini, Caroli(11,7,1). Theo các tác giả nhận
định, UMNLN cạnh XTMDT biểu hiện thường
gặp nhất là rối loạn vận động. Nguyên nhân là
do vị trí khối u chủ yếu ở 1/3 giữa, u phát triển
to, phù não nhiều, chèn ép vùng vận động ở hồi
trước trung tâm gây ra các triệu chứng biểu hiện
thường không điển hình, có thể nhầm lẫn bệnh
lý các bệnh lý khác như bệnh lý tủy sống.
Bên cạnh đó, khảo sát của chúng tôi, động
kinh cũng thường gặp có tỉ lệ 29,5%. Biểu hiện
chủ yếu là động kinh cục bộ theo kiểu Bravais –
Jackson. Nguyên nhân có thể do u kích thích
trực tiếp vào vỏ não chức năng. Kết quả của
chúng tôi cũng phù hợp với Tomasello (37,8%),
Nowak (37,3%)(13,9). Nghiên cứu chúng tôi có
5,4% trường hợp có triệu chứng mờ mắt, cũng
phù hợp với các tác giả Suhgrue (4,7%), DiMeco
(3,7%)(12,2).
Đặc điềm hình ảnh học
Tùy theo gốc bám của u bên tổn thương của
UMN mà có sự phân bố và hướng phát triển làm
tổn thương bán cầu đại não hoặc các thành của
xoang TMDT, có thể xâm lấn vào xoang hoặc
không xâm lấn vào xoang TMDT. UMNLN cạnh
XTMDT phát triển một bên liềm đại não chiếm
đa số 82,1%, hai bên liềm đại não chiếm 17,9%.
So sánh với các tác giả, kết quả của chúng tôi u
nằm ở vị trí 2 bên cao hơn Phan Trung Đông
1,9% và thấp hơn nhiều so với DiMeco 25,9%(11,2).
Phân bố UMNLN cạnh XTMDT theo vị trí
gốc u bám dọc theo XTMDT và liềm đại não. Sự
phân chia này rất có ý nghĩa trong quá trình
chẩn đoán lâm sàng và quá trình phẫu thuật.
Trong nghiên cứu chúng tôi, u ở vị trí 1/3 giữa có
tỉ lệ cao nhất 54,5%. Điều này cũng phù hợp với
các tác giả Giombini 57,6%, Caroli 61,4%,
Tomasello 52,2%; cao hơn so với Phan Trung
Đông 47,2% và Nguyễn Tấn Luông 40,9%(3,1,13,11,6).
Điều này cho thấy, UMNLN cạnh XTMDT, vị trí
thường gặp và phổ biến nhất ở 1/3 giữa.
Chúng tôi dựa vào cộng hưởng từ đo kích
thước u nơi có đường kính lớn nhất. Kích thước
từ 4 ‐10 cm chiếm tỉ lệ cao nhất 69,7%, còn lại là u
có kích thước nhỏ hơn 4 cm. Điều này phù hợp
với đa số UMN lành tính, phát triển chậm, âm
thầm, đến khi khởi phát triệu chứng lâm sàng
thì kích thước u đã lớn.
Phù là dấu hiệu thường gặp trong UMN nội
sọ 94,6%. So sánh với phù quanh u của UMN
trong sọ, tỉ lệ phù quanh u của chúng tôi cao hơn
với kết quả nghiên cứu của các tác giả Phạm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 257
Ngọc Hoa (68,8%), Nguyễn Thị Bảo Ngọc
(72,9%), Osborn (60%)(10,8). Đồng thời gần tương
đồng với Nguyễn Quốc Dũng (95,7%)(5).
Đặc điểm phương pháp phẫu thuật lấy u
Trong nghiên cứu của chúng tôi được thực
hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy, hầu hết các trường
hợp đều vi phẫu lấy hết u không xâm lấn vào
xoang, bảo tồn xoang và để lại phần u xâm lấn
vào xoang TMDT. Đối với u dính vào thành
xoang TMDT hoặc tĩnh mạch cầu nối vỏ não, thì
bóc tách nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh tổn
thương mạch máu gây mất máu và phù não
nghiêm trọng hơn. Nếu u dính chặt, thì để lại
phần u dính, không cố lấy mà tổn thương nặng
thêm, phần u xâm lấn vào xoang sẽ có kế hoạch
xạ phẫu Gamma Knife sau phẫu thuật. Kết quả
nghiên cứu có 20,5% bệnh nhân được mổ lấy
toàn bộ u và cắt phần liềm não ngang u; 66,1%
mổ lấy toàn bộ u không cắt liềm não và 13,4%
lấy gần hết u để lại phần u xâm lấn vào XTMDT.
Không có trường hợp nào lấy bán phần u hoặc
sinh thiết u. Chúng tôi cũng ghi nhận có mối
tương quan giữa cách thức lấy u và tình trạng
khi xuất viện của bệnh nhân (p< 0,05).
Giải phẫu bệnh
Theo phân độ mô học của tổ chức y tế thế
giới (WHO) năm 2007, UMN được chia thành 3
độ chính: Độ I lành tính, nếu được phẫu thuật
lấy u triệt để thì xem như khỏi bệnh hoàn toàn.
Độ II cũng được xem như lành tính nhưng tỉ lệ
tái phát khá cao, nếu chỉ được phẫu thuật đơn
thuần. Độ III có độ ác tính cao, nếu được phẫu
thuật lấy u và sau phẫu thuật chúng tôi thấy có
xạ trị kèm theo. Trong nghiên cứu chúng tôi,
UMN cạnh XTMDT xếp độ I chiếm đa số 79,5%;
độ II chiếm 17,8% và độ III chiếm 2,7%. Kết quả
này không khác biệt với nghiên cứu của Nguyễn
Tấn Luông có UMN lành tính chiếm hầu hết với
tỉ lệ 86,4%, UMN không điển hình chiếm 9,1% và
ác tính chiếm 4,5%(5). Kết quả này cao hơn với
Sindou và Phan Trung Đông(12,11).
Trong UMN lành tính, nghiên cứu của
chúng tôi tỉ lệ UMN dạng thượng mô chiếm tỉ lệ
cao nhất. Đối với UMN dạng không điển hình
và ác tính thì chúng tôi có 20,5%, cũng không cao
hơn nhiều so với Phan Trung Đông 11,6%,
Caroli 14,8%, DiMeco 12,3%(11,1,2).
Biến chứng của phẫu thuật
Biến chứng chung hay gặp nhất sau phẫu
thuật trong các nghiên cứu trên thế giới là phù
não và chảy máu sau mổ. Theo Sughrue (2011),
biến chứng hay gặp nhất là động kinh sau mổ là
2,2%(12). Theo DiMeco (2006), biến chứng hay gặp
là phù não chiếm 8,3%(2). Raza (2011) biến chứng
thường gặp là phù não 7%(3). Nguyễn Thế Hào
biến chứng chảy máu hay gặp nhất 9,8%(7). Phan
Trung Đông biến chứng gặp nhiều nhất là máu
tụ sau mổ 11,6%, tiếp đó là rò dịch não tủy
5,8%(11). Nguyên nhân phù não sau mổ chủ yếu
là nhồi máu tĩnh mạch do tổn thương XTMDT
hoặc các tĩnh mạch vỏ não dẫn lưu về xoang.
Trong các nhóm nghiên cứu lấy triệt để u và
phần xoang bị u xâm lấn, tỉ lệ biến chứng phù
não khá cao. Theo Hakuba và cs (1979), đã phẫu
thuật lấy triệt để u và phần xoang bị u xâm lấn,
có tái tạo XTMDT 17 trường hợp, kết quả liệt
hoàn toàn sau phẫu thuật 29%(4). Theo DiMeco,
Tomasello, Sughrue lấy hết u không xâm lấn vào
xoang và để lại phần u xâm lấn xoang TMDT, tỉ
lệ biến chứng phù não thấp hơn nhiều(2,13,12).
Nghiên cứu chúng tôi có 8 (7,1%) trường hợp
phù não sau phẫu thuật, kết quả này thấp hơn so
với các tác giả như DiMeco 8,3%, Sughrue 10,4%,
Tomasello 9,7%(2,12,13).
Biến chứng phẫu thuật cũng hay gặp nhất
máu tụ sau mổ và tỉ lệ này thay đổi tùy theo các
tác giả. Kết quả của chúng tôi thì có 7 (6,2%)
trường hợp máu tụ sau mổ, so với các tác giả thì
thấp hơn Nguyễn Thế Hào là 9,8%(3); Phan
Trung Đông là 11,6%(11) và cao hơn DiMeco là
1,85%(2), Sughurue 1,5%(12). Theo Gerlach, không
có nguyên nhân cụ thể nào, nhưng có nhiều yếu
tố thuận lợi cho chảy máu sau mổ UMN nội sọ
như bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh rối loạn đông
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 258
máu, mức độ xâm lấn vào XTMDT, nguồn cấp
máu trong u, kỹ thuật cầm máu trong phẫu
thuật của phẫu thuật viên, vị trí, kích thước u và
bản chất giải phẫu bệnh của khối u(3). Trong các
trường hợp máu tụ của nghiên cứu chúng tôi, có
2/7 trường hợp cần phải phẫu thuật lại hút bỏ
khối máu tụ đi, bệnh nhân sau đó khỏi hoàn
toàn và xuất viện.
KẾT LUẬN
UMN là một trong những u lành tính
thường gặp, xuất hiện ở người lớn là chủ yếu.
Qua nghiên cứu 112 trường hợp UMNLN cạnh
XTMDT tại bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi nhận
thấy u xảy ra nhiều ở độ tuổi 41 – 50 tuổi và trên
60 tuổi. Thời gian khởi phát bệnh thường gặp là
trên 8 tuần với triệu chứng củ yếu là đau đầu,
yếu chi và động kinh. U đa số có kích thước lớn
từ 4 – 10 cm, thường gặp ở vị trí 1/3 giữa LN‐
XTMDT và phát triển 1 bên là chủ yếu. Phần lớn
bệnh nhân được lấy toàn bộ u, đốt màng cứng
trên u với kết quả giải phẫu bệnh đa số là UMN
dạng thượng mô và dạng chuyển tiếp độ I. Đánh
giá tình trạng lâm sàng, hình ảnh học và can
thiệp điều trị vi phẫu thuật gần như triệt để theo
phân loại của Simpson là phương pháp thích
hợp, góp phần giảm tỉ lệ tử vong và cải thiện
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân có ý nghĩa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Caroli E, Orlando ER, Mastronardi L, Ferrante L (2006),
“Menigiomas ilfiltrating the superior sagittal sinus: surgical
considerations of 328 cases”. Neurosurg Rev 29, pp. 236‐241.
2. DiMeco F, Li K, Casali C (2004), “Meningiomas Invading the
Superior Sagittal Sinus: Surgical Experience in 108 Cases”.
Neurosurgery, 55 (6), pp. 1262‐1274.
3. Gerlach R, Raabe A (2004), “Postoperative hematoma after
surgery for intracranial meningiomas: causes, avoidable risk
factors and clinical outcome”. Neurological Reseach, 26, pp.
61‐66.
4. Hakuba A, Huh CW, Tsujikawa S, Nishimura S (1979), “Total
removal of a Parasagittal Meningioma of the posterior third of
the sagittal sinus and its repair by autogenous vein graft”. J
Neurosurgery, 51, pp. 379‐382.
5. Nguyễn Quốc Dũng (1995), Nghiên cứu chẩn đoán và phân
loại các khối u trong hộp sọ bằng chụp cắt lớp vi tính. Luận
án Tiến sĩ Y học. ĐH Y Hà Nội.
6. Nguyễn Tấn Luông (2013), Đánh giá kết quả điều trị phẫu
thuật u màng não liềm não cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên.
Luận văn Thạc sĩ y học. ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Thế Hào, Phạm Quỳnh Trang (2011), “Đặc điểm lâm
sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật của u màng
não vùng xoang tĩnh mạch dọc trên”. Tạp chí Y học Việt
Nam, (1), tr. 51‐ 54.
8. Nguyễn Thị Bảo Ngọc (2011), Khảo sát đặc điểm hình ảnh
cộng hưởng từ của u màng não nội sọ. Luận văn tốt nghiệp
Bác sĩ nội trú. Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, tr. 55‐76.
9. Nowak A, Dziedzic T (2014), “Surgical treatment of
parasagittal and falcine meningiomas invading the superior
sagittal sinus”. Neurologia Neurochirurgia Polska, 34, pp.1‐7.
10. Phạm Ngọc Hoa (2002), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm
sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính của u màng não nội sọ.
Luận án Tiến sĩ Y học. Học Viện Quân Y.
11. Phan Trung Đông (2000), Điều tri phẫu thuật u màng não
cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên và liềm não. Luận văn thạc sĩ
Y học. ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh.
12. Sughrue ME, Rutkowski MJ, Shangari GS (2011), “Results and
management of parasagittal and facine meningiomas”. J
Neurosurgery, 114, pp. 731‐737.
13. Tomasello FD, Conti A, Cardali S, Angileri FF (2013),
“Venous preservation–guided resection: a changing
paradigm in parasagittal meningioma surgery”. J
Neurosurg, 119, pp.74‐81.
Ngày nhận bài báo: 21/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 2/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 5/12/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_dieu_tri_phau_thuat_u_mang_nao_liem_nao_canh_xoang_t.pdf