Điều trị nội khoa và theo dõi được chỉ định
cho những TH phình ĐMC có kích thước nhỏ và
kích thước lớn chưa bị biến chứng. Từ một số
hiểu biết về nguyên nhân, cơ chế hình thành và
diễn tiến của túi phình, một vài loại thuốc đã
được đề nghị sử dụng nhằm ngăn chặn sự phát
triển của túi phình. Cho đến nay, dù chưa hiểu
rõ cơ chế bệnh sinh nhưng đã xác minh được
một số yếu tố có liên quan chặt chẽ là tăng huyết
áp, viêm và thoái hoá thành mạch. Trên cơ sở
này, điều trị nội khoa được đặt ra. Từ năm 1996,
đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên động
vật và thử nghiệm ở người để đánh giá hiệu quả
của thuốc. Kết quả cho thấy, dùng lâu dài thuốc
chống viêm chọn lọc có tác dụng ngăn ngừa sự
hình thành và phát triển của túi phình ĐMC ở
động vật, giảm tốc độ phát triển của túi phình
ĐMC ở người, nhất là phình do thoái hoá, do xơ
vữa thành mạch. Trên thực nghiệm, propranolol
có tác dụng ngăn chặn sự hình thành và phát
triển túi phình ĐMC ở chuột (1, 7).
Kết quả bước đầu của một số nghiên cứu đối
chứng ở người cho thấy thuốc chống viêm như
glucocorticoids (4), anti-CD18 (6) và nhất là thuốc
ức chế chọn lọc COX-2 (nhóm oxicam - ức chế
sinh tổng hợp prostaglandin tại vị trí viêm mạnh
hơn ở niêm mạc dạ dày hoặc thận) có tác dụng
giảm viêm ở thành mạch. Thuốc ức chế MMPs
(matrix metalloproteinases) như doxycycline (5, 9)
có tác dụng giảm hơn 50% tốc độ phát triển túi
phình (theo dõi 2 năm). Ở những trường hợp túi
phình nhỏ (đường kính ngang < 40 mm), sau 2
năm tỷ lệ bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật kế
hoạch (đường kính ngang túi phình ≥ 50 mm) ở
nhóm có dùng doxycycline liên tục chỉ bằng một
nửa so với nhóm chứng (không dùng
doxycycline). Doxycycline còn được sử dụng
trước mổ nhằm giảm viêm thành mạch để chỗ
khâu nối với ống ghép chắc chắn hơn (3).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, mặc dù đã
có đối chứng nhưng: 1- Số BN được nghiên cứu
không nhiều, 2- Thời gian theo dõi chưa đủ dài,
3- Siêu âm đo đường kính khó chính xác, nên kết
quả chưa rõ. Để có thể khẳng định kết quả, cần 1
nghiên cứu khác với số BN nhiều hơn, thời gian
theo dõi dài hơn và kiểm chứng đường kính
ĐMC bụng qua các hình ảnh chính xác hơn (CT)
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận không mổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 1
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG
DƯỚI ĐỘNG MẠCH THẬN KHÔNG MỔ
Trần Công Quyền*, Văn Tần* và CS.
TÓM TẮT
Mục tiêu: bệnh nhân có phình động mạch chủ (đmc) bụng dưới động mạch (đm) thận có thể không mổ do
nhiều lý do. Nghiên cứu dịch tễ, lâm sàng, các nguyên nhân không mổ và diễn tiến của túi phình khi điều trị
bằng Doxcicillin kết hợp Aspirin sẽ giúp lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho những bệnh nhân này.
Phương pháp: tiền cứu, cắt ngang. Chọn tất cả những bệnh nhân có phình đmc bụng dưới đm thận nhập
bệnh viện Bình Dân từ 1/10/2005 đến 15/7/2007 được xuất viện nhưng không có mổ sửa túi phình. Thu thập các
dữ liệu về lâm sàng và cận lâm sàng để phân tích. Bệnh nhân được phân thành 2 nhóm ngẫu nhiên sau khi ra
viện: nhóm I tiếp tục điều trị bằng Doxcicillin và Aspirin, nhóm II không dùng Doxcicillin, Aspirin. Bệnh nhân
được theo dõi định kỳ bằng siêu âm Doppler màu kích thước túi phình đến hết ngày 15/10/2007.
Kết quả: có tổng cộng 81 bệnh nhân, 10 bệnh nhân bỏ điều trị không theo dõi được, tỉ lệ theo dõi đạt
87,65%. Thời gian theo dõi trung bình 13,6 tháng (dài nhất 24 tháng, ngắn nhất 3 tháng). Tỉ lệ nữ/nam là ¼
(16/65), tuổi trung bình 74,95 (41:92), có hút thuốc lá thường xuyên 55,5%, gia đình có người có phình 1,2%.
Có 54,3% bn khám thấy túi phình, cao huyết áp đm 56,7%, thiếu máu cơ tim 74%, tăng lipid máu 44,4%, suy
thận 28,4%, 55,5% có hình ảnh X quang phổi bị xơ hóa, 86,4% có bất thường trên ECG. Siêu âm Doppler màu
phát hiện 42% bn có tổn thương nặng trên các mạch máu quan trọng khác, đường kính ngang trung bình túi
phình là 36,5 mm, 8,6% th có tách vách, 79% có xơ vữa thành mạch, 13,6% th viêm dày thành mạch. MSCTA
thực hiện được trên 70 bn (87,6%): 94,4% phình hình thoi, 4,2% phình túi, 1,4% phình giả, tách vách 11,26%, 4
th có thêm túi phình nơi khác trên đmc (4,9%). Trong 81 bn: 59 th có phình nhỏ (71,6%), 14 th phình lớn từ chối
mổ (17,3%), 8 th không mổ do nguy cơ tử vong quá cao (11,1%). Có 2 th phình nhỏ qua theo dõi thấy lớn nhanh
và đau được mổ sửa phình. Có 8 th tử vong trong quá trình theo dõi: 5 th thuộc nhóm nguy cơ cao (k cơ quan
khác tiến triển), 1 th thuộc nhóm từ chối mổ (vỡ phình), 2 th thuộc nhóm phình nhỏ (bệnh nội khoa). Trong 71
bệnh nhân theo dõi được có 42 th có dùng Doxicillin+Aspirin, 29 th không dùng Doxicillin. Các tỉ lệ lần lượt của
2 nhóm trên là: không đổi kích thước túi phình 52,4%, 65,5%; đường kính ngang túi phình tăng trung bình lần
lượt là 0,1667, 0,1442 cả 2 không có ý nghĩa khác biệt thống kê.
Kết luận: đa số bệnh nhân có phình đmc bụng dưới đm thận không mổ là do phình nhỏ và có tuổi cao, phần
lớn là nam, hút thuốc lá nhiều, cao huyết áp động mạch, thiếu máu cơ tim. Đa số có kích thước túi phình tăng rất
chậm, theo dõi là an tòan, những trường hợp phình lớn nhanh và đau qua theo dõi được mổ kịp thời sẽ cho kết
quả tốt. Thuốc kháng viêm để làm chậm sự phát triển túi phình chưa có hiệu quả rõ rệt.
ABSTRACT
RESULT OF IN-OPERATED TREATMENT FOR THE INFRARENAL ABDOMINAL AORTIC
ANEURYSMS
Tran Cong Quyen, Van Tan et al. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 93 - 99
Objective: There are many reasons from which the patients with infrarenal AAA were not operated on. The
research study on this patie nts the epidemic, clinical, Para clinical, cause in-operates and development of
aneurysm was treated with Doxcicillin and Aspirin, the result will help suitable treated method choose for this
patients.
* Bệnh viện Bình Dân Tp.HCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 2
Method: This study is prospective, cross-sectional. We chose all patients with infrarenal AAA who were not
operated on admitted to Binh Dan Hospital from 01/ 10/ 2005 to 15/ 07/ 2007. The clinical and para-clinical Data
was analyzed. Patients were shared two groups random with the name Group I and Group II. Group I treated
with Doxci & Aspirin, Group II treated non-drugs. All patients were checked periodical of aneurysm size by
colour Doppler US to the last expired day 05/ 10/ 2007.
Result: All total patients were 81, 10 patients do not follow the treatment, rate of monitor was 87.65%. Mid-
time monitor was 13.6 months (period longest time: 24 months, shortest time: 3 months). Rate male-female: 4/1
(65/16), mid-age was 74.95 (41:92), smoking usual 55.5%, the familial history with AAA 1.2%. Arterial
hypertension 56.7%, palpation AAA 54.3%, hyperlipidemia 44.4%, renal insufficiency 28.4%, myocardic
ischemia 74%, 55.5% chest X-ray with chronic lesion, 86.4% with abnormal ECG. Colour Doppler Us detected
lesions in others important arteries in 42% of cases, mid-diameter AAA is 36.5mm, 8.6% dissecting of aortic
wall, atheromatous artery 79%, inflammatory artery 13.6%. MSCTA performed in 70 patients (87.6%): 94.4%
fusi-form aneurysm, 4.2% sacili-form aneurysm, 1.4% faux aneuvrysm, 11.26% dissecting of aortic wall, 4 cases
have more one aneurysm (on the other site of aortic). In 81 patients: 59 cases (71.6%) have small aneurysm, 14
cases (17.3%) large AAA refuse operation, 8 patients (11.1%) in-operated by short life expectancy (cancer, too
old, chronic renal insufficiency). Two small AAA grow fast and pain was operated. Eight cases went to death
in that 5 cases is in short life expectancy group, 1 case of refuge group was rupture, 2 cases of small AAA group
(medical problem). All 71 patients monitor: 42 patients used Doxci-Aspirin, 29 patients didn’t used Doxci-
Aspirin. Result of this two groups were: not change size: 52.4% (group I) compared with 65.5% (group II),
increase of AAA transversal diameter: 0.1667 mm/month (group I) compared with 0.1142 mm/month (group II).
Both have no statistic different.
Conclusion: most of infrarenal AAA patients were in operated with the reason that is small AAA, high age,
male, smoking, arterial hypertension, and myocardic ischemia. Most AAA grows up slowly and therefore the
follow-up was safely. Cases that AAA size goes up fast operated on for good outcome. Used Anti-inflammatory
drugs control development aneurysm unclearly.
Bệnh nhân có phình động mạch chủ (ĐMC)
bụng (ĐMCB) dưới động mạch thận (DĐMT)
đến khám tại bệnh viện có những trường hợp
không mổ vì nhiều lý do, để theo dõi có hiệu quả
cho những bệnh nhân này cần phải hiểu về đặc
điểm lâm sàng và cận lâm sàng, phát hiện ra các
yếu tố nguy cơ cũng như điều trị nội khoa thích
hợp khả dĩ làm chậm diễn tiến của bệnh(2, 8) đồng
thời mổ kịp thời các trường hợp có chỉ định
phẫu thuật khi chưa có biến chứng nặng, đem lại
kết quả tốt hơn cho người bệnh.
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu các đặc điểm về dịch tễ học, diễn tiến
của bệnh nhân có phình đm chủ bụng dưới đm
thận không mổ.
Đánh giá hiệu quả của việc dùng
Doxicillin(2,8) và aspirin trong việc làm chậm diễn
tiến của túi phình. Từ đó đưa ra được hướng xử
trí cho những trường hợp bệnh nhân có phình
đmc bụng dưới đm thận không mổ.
Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu, cắt dọc, so sánh. Chọn tất cả những
bệnh nhân nhập bệnh viện Bình Dân từ tháng
1/10/2005 đến 15/7/2007 (21 tháng), có chẩn đoán
xác định phình ĐMCB DĐMT được xuất viện
nhưng không có mổ sửa túi phình ĐMCB, thu
thập các dữ liệu về lâm sàng và cận lâm sàng.
Bệnh nhân sau khi xuất viện được theo dõi định
kỳ túi phình mỗi 3 tháng bằng siêu âm Doppler
màu, thời điểm theo dõi cuối cùng là ngày
15/10/07. Số bệnh nhân trong thời gian theo dõi
này được chọn ngẫu nhiên để chia thành 2
nhóm: nhóm 1 được cho uống Doxicillin
100mg/ngày + aspirin 81mg/ngày liên tục từ lúc
xuất viện cho đến hết thời gian nghiên cứu (dài
nhất là 2 năm, ngắn nhất là 3 tháng), nhóm 2
không dùng Doxicillin + aspirin. Cả 2 nhóm đều
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 3
được điều trị các bệnh đi kèm thường gặp ở
những bệnh nhân này như cao huyết áp (đặc
biệt cao huyết áp tâm trương), thiểu năng vành,
tăng mỡ trong máu, bệnh phổi tắc nghẽn mãn
tính Kết quả diễn tiến túi phình sẽ được so
sánh giữa 2 nhóm bệnh nhân trên.
KẾT QUẢ
Tổng cộng có 81 trường hợp nhập viện, tỉ lệ
theo dõi đạt 87,65 %.
Bảng 1:
Số ca
số ca theo dõi 71
số ca không theo dõi 10
tổng 81
Thời gian theo dõi trung bình là 13.6 tháng
(dài nhất 24 tháng, ngắn nhất 3 tháng)
Trong 10 bệnh nhân không theo dõi được có:
Bảng 2:
Số ca
Tử vong chu phẫu (bệnh khác) 1
Tử vong do suy thận < 30 ngày 1
Không chấp nhận điều trị 8
Tổng 10
2 TH tử vong trước 30 ngày đều có phình
nhỏ trong đó 1 bệnh nhân tình cờ phát hiện
PĐMCBDĐMT lúc mổ thám sát ổ bụng do nghi
K đại tràng sigma, bệnh nhân tử vong sau 25
ngày nằm viện, trong 8 bệnh nhân không theo
dõi được do không chấp nhận điều trị có:
Bảng 3
Số ca n
Từ chối mổ 3
Phình nhỏ 5
Tổng 8
Như vậy trong 10 th không theo dõi được có
7 th phình nhỏ và 3 th phình lớn.
Trong 81 th, nữ có 16 th, nam 65. Tỉ lệ
nữ/nam = 1/4
Tuổi 41-92, trung bình 74,95 (41-92)
Bảng 4
Số ca Tỷ lệ
40-49 2 2,5%
50-59 1 1,2%
60-69 13 16%
70-79 44 54,2%
Số ca Tỷ lệ
80-89 19 23,4%
>90 2 2,5%
tổng 81
Nơi ở
Tp HCM 48, tỉnh 33 (tỉ lệ # 2/1)
Tiền căn
Bảng 5
Số ca Tỷ lệ
Hút thuốc lá 45/81 55,5%
Cao huyết áp 50/81 56,7%
Biết có phình 7 8,6%
Tbmmn 5
Lao phổi 5
Viêm phế quản mãn 3
Thiếu máu cơ tim, thiểu năng vành 60 74%
Đặt stent / bắc cầu mạch vành 4
Suy thận mãn 2
Suy tim 2
Tiểu đường 2
Gia đình có phình 1 1,2%
Lâm sàng
Lý do nhập viện
Bảng 6
Số ca Tỷ lệ
U bụng 31 38,2 %
Đau bụng 27 33,3 %
Đau chân 4 4,9 %
Đi mỏi 2
Mệt 7 8,6 %
Tiểu máu 2
Bí tiểu 1
Đau lưng 3
Táo bón 1
Tiêu phân đen 1
Tổng 81
Sờ thấy u bụng 44 th (54,3%) (= debaky (+))
Bảng 7
Số ca Tỷ lệ
Tại rốn 16 36,4%
Lệch T 23 52,3%
Lệch P 5 11,3%
Tổng 44
Đau nơi túi phình 1%
4 th mạch chân yếu hoặc không bắt được
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 4
Bảng 8
Số ca
(-) 2 mạch bẹn 1
(-) bẹn t 2
(-) 2 mạch khoeo 1
Yếu mạch bẹn p 1
Cận lâm sàng
Sinh hoá
1 bệnh nhân có thể cùng lúc có nhiều rối lọan
sinh hóa.
Bảng 9
Số ca Tỷ lệ
Tăng lipid máu 36 44,4%
Suy thận 23 28,4%
Thiếu máu 5 6,1%
Tiểu đường 2
Vdrl (+) 1
X quang phổi: 45 th (55,5%) có xơ hoá, thâm
nhiễm, vôi hoá phổi.
ECG: 70 cases (86,4%) có bất thường trên
ECG.
Bảng 10
Số ca Tỷ lệ
Thiểu năng vành 48 59,2%
Sẹo nhồi máu cơ tim 2
Ngoại tâm thu 7
Block (AV, nhánh) 13
Rung nhĩ 3
Siêu âm Doppler: 78 (96.3%) trường hợp
được khảo sát, ngoài tổn thương phình động
mạch chủ bụng dưới thận, các tổn thương khác
khảo sát thấy như sau:
Bảng 11
Số ca Tỷ lệ
Hẹp động mạch cảnh >50% 5
Giảm tưới máu Đm cảnh 8
Tắc mạch hạ chi 3
Giảm tưới máu hạ chi 13 20%
Tổn thương Đm chậu 5 6,2%
Tổng 34 42%
Bảng 12
Số ca Tỷ lệ
Xơ vữa vôi hóa 22 27,1%
Huyết khối vách 21 27,1%
Xơ vữa + huyết khối 13 16 %
Viêm dày thành mạch 11 13,6%
Số ca Tỷ lệ
Tách vách 7 8,6 %
Mỏng 4 7,4 %
Tổng 78
Đường kính ngang tb túi phình 36,5 mm
Siêu âm tim: 92% cases được làm, EF trung
bình 63% (15-79%)
Bảng 13
Số ca Tỷ lệ
Thiếu máu cơ tim 49 75,3%
Hở vale đmc 2/4-3/4 7 10,7%
Tăng áp lực đm phổi 5 7,6%
MSCTA: 70 cases chiếm 87,6%
MRA: 1 case (dị ứng cản quang)
1 th có CT scanner nhưng không phát hiện
phình, khi mổ thám sát thấy túi phình 3 cm
Bảng 14
Hình dạng túi phình Số th Tỉ lệ
Hình thoi 67 94,4%
Hình túi 3 4,2%
Phình giả 1 1,4%
Tổng 71
Vách túi phình
Bảng 15
Số ca Tỷ lệ
Tách vách 8 11,26%
Mỏng 1
Huyết khối 32
Xơ vữa 30
Chỉ có 1 th trùng kết quả tách vách giữa
MSCTA và SA Doppler
Th vách mỏng: trên SA Doppler cho kết quả
viêm dày nhẹ
Bảng 16
Trung bình
(mm)
nhỏ nhất - lớn
nhất
Kích thước túi phình (ts x
n x d)
35,1 x 37 x 69,3 25 - 60 mm
Kích thước đmc 17,8 15 - 21 mm
Cách đm thận 33,3 05 - 70 mm
Chỉ có 70 th vừa có MSCTA và SA Doppler,
so sánh cho thấy MSCTA cho kết quả kích thước
ngang túi phình lớn hơn SA Doppler
Bảng 17
Số trường hợp MSCTA SA Doppler Tỉ lệ
9 = = 12,86%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 5
33 > 47,14%
28 < 40%
Đường kính ngang
tb
37 mm 36,5 mm
Tổn thương đm đi kèm chiếm 65,4%, trong
đó:
Bảng 18
Số
ca
Tỷ lệ
AAA dưới đm thận + tổn thương đm chậu 27 33,3%
AAA dưới đm thận + hẹp đm tạng 4 4,9%
AAA dưới đm thận + hẹp đm thận 17 21%
AAA dưới đm thận + phình đm đùi t 1
AAA dưới đm thận + phình đmc trên đm
thận
4 4,9%
Tổng 53
Trong 27 th có tổn thương động mạch chậu
có 25.9% là phình đm chậu, 3.7% là hẹp hoặc tắc
đm chậu:
Bảng 19
Số ca Tỷ lệ
Dãn 2 đm chậu 3
Hẹp 2 đm chậu > 50% 1
Tắc hòan tòan 2 đm chậu 1
Tắc đm chậu t 1
11,1%
Phình 2 đm chậu 7
Phình đm chậu p 8
Phình đm chậu t 6
77,7%
Tổng 27
Trong 17 th hẹp đm thận có:
Bảng 20
Tổn thương Số th Cha Tỉ lệ
Hẹp 2 đm thận 9 3
Hẹp đm thận p 5 3
Hẹp đm thận t 3 2
Tổng 17 8 47%
4 th hẹp đm tạng đều là hẹp đa đm (thân
tạng, mạc treo tràng trên, thận, chậu)
4 th phình đmc trên đm thận có:
Bảng 21
Số ca
Phình eo đmc ngực 1
Phình đm chủ lên 2
Phình đm chủ xuống 1
Tổng 4
Lý do không mổ
Bảng 22
Số ca Tỷ lệ
Nhỏ không mổ 59 71,6%
Từ chối mổ 14 17,3%
Không mổ do nguy cơ quá cao 8 11,1%
Tổng 81
14 th từ chối mổ: 3 bn không trở lại tái khám,
11 bn theo dõi được
Bảng 23
Số ca
AAA nhỏ + hẹp 2 đm chậu thiếu máu hạ chi nặng 1
AAA nhỏ + phình đm chậu gốc p 3
AAA nhỏ + phình đm chậu gốc t 1
AAA to 3
AAA to + phình đm chậu gốc t nhỏ 1
AAA to + phình đm chậu gốc p 2
Tổng 11
AAA to + phình 2 đm chậu gốc 1
AAA dạng túi 1
AAA to + tắc đm chậu T 1
Tổng 3
11 th từ chối mổ theo dõi được nằm đều
trong 2 nhóm.
Bảng 24
Có dùng Doxicillin Không dùng
Doxicillin
AAA khg đổi 0 5
AAA tăng kt 6 0
Tổng 6 5
Trong 5 th không dùng Doxicillin có 4 th là
AAA nhỏ kèm phình chậu, 1 th AAA 44mm. Số
th ít không có ý nghĩa thống kê.
8 ca không mổ (do nguy cơ quá cao hoặc
chưa biến chứng/>80t..)
Bảng 25
Lý do không
mổ
Theo dõi
phình túi / k tụy k tụy ăn lan Tử vong
PĐMCBDT to hình túi xhth / xơ gan
child c
Tử vong
PĐMCBDT to k fổi di căn gan Tử vong
PĐMCBDT to + phình 2
chậu to
nmct cũ / 85 t Tử vong
PĐMCBDT nhỏ+phình chậu
gốc t to
Phình ngực
xuống
Tăng 3mm/14
thg
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 6
Lý do không
mổ
Theo dõi
PĐMCBDT to tách
vách+phình chậu 2 bên
suy hh / lao tiến
triển
Không đổi
Pđmcbdt 44mm + phình 2
chậu to
suy thận, copd /
80 t
Tử vong nghi
vỡ
Pđmcbdt to tách vách cũ +
tắc 2 đm chậu
Nmct cũ /83 t Không đổi/6
thg
5 th đã tử vong, 3 th còn sống.
Điều trị nội khoa
Có 8 th tử vong trong quá trình theo dõi điều
trị nội khoa, có 1 th (1.4%) đột tử nghi do vỡ túi
phình (khg dùng Doxicillin):
Bảng
Chẩn đoán Nguyên nhân
tử vong
Diễn tiến
AAA
Doxicillin/ t dõi
1 AAA nhỏ/92t Viêm phổi Không
đổi
có/14 tháng
2 AAA túi/k tụy K tụy tiến triển Không
đổi
không/15 tháng
3 AAA nhỏ/k
bàng quang
K bàng quang
tiến triển
Không
đổi
Không/ 6 tháng
4 AAA nhỏ Tbmm não Không
đổi
Không/12tháng
5 AAA nhỏ/xơ
gan child c
Xhth nặng Không
đổi
Không/ 8 tháng
6 AAA to/ k fổi di
căn
K fổi tiến triển Không
đổi
Không/ 6 tháng
7 AAA 44
mm/80t,
COPD
Đột tử Tăng 1
mm
Không/ 6 tháng
8 AAA to+PIA
to/85t, suy
thận, nmct cũ
Suy thận Tăng 2
mm
Không/ 9 tháng
2 th tăng kích thước túi phình đều có kích
thước túi phình lúc phát hiện đã lớn. Trong 8 th
tử vong trên có 1 th dùng Doxicillin và không
đổi kích thước, còn lại 7 th đều không dùng
Doxicillin (5 th không đổi kt, 2 th tăng kt).
Có 2 th qua theo dõi thấy túi phình lớn
nhanh và bệnh nhân có triệu chứng đau túi
phình chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật.
71 th theo dõi được chia thành 2 nhóm như
sau:
Bảng
Có dùng
Doxicillin
Không dùng
Doxcillin
Tổng Tỉ lệ
Số th 42 29 71
Không đổi kt 22 19 41 57,7%
Tăng kt 20 10 30 42,3%
Có dùng
Doxicillin
Không dùng
Doxcillin
Tổng Tỉ lệ
Số tử vong 1 (không đổi
kt)
7 8 11,3%
Chúng tôi căn cứ trên kích thước đường kính
ngang túi phình đo bằng siêu âm doppler màu
để xác định sự tăng giảm kích thước túi phình.
Không có trường hợp nào túi phình giảm kích
thước.
Bảng
Có Doxicillin Không Doxicillin
Không đổi 22 19
Tăng 20 10
Tổng 42 29
Tăng tb/tổng số 0,1667 mm 0,1442 mm
Tăng tb/số tăng 0,3501 mm 0,4182 mm
Dùng phép kiểm X2 để so sánh không thấy
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm.
Dùng phép kiểm t để so sánh độ tăng trung bình
giữa 2 nhóm cũng không thấy có sự khác biệt.
BÀN LUẬN
Các đặc điểm về dịch tễ ở những bệnh nhân
có phình ĐMC bụng dưới ĐM thận không mổ,
được điều trị nội khoa không có sự khác biệt so
với những bệnh nhân được mổ trừ những triệu
chứng đau túi phình, kích thước túi phình, tỉ lệ
tử vong do việc lựa chọn bệnh để chỉ định mổ
cũng như lợi ích từ việc phẫu thuật mang lại.
Không có trường hợp nào vỡ túi phình nhỏ đột
ngột, 2 th theo dõi thấy phình lớn nhanh và đau
được mổ kịp thời cho thấy việc theo dõi những
túi phình đmcb dưới đmt nhỏ là an tòan và hiệu
quả. Những trường hợp tử vong trong theo dõi
đa số đều do bệnh lý kết hợp đã đươc tiên lượng
nặng trước với thời gian sống khỏang 1 năm.
Điều trị nội khoa và theo dõi được chỉ định
cho những TH phình ĐMC có kích thước nhỏ và
kích thước lớn chưa bị biến chứng. Từ một số
hiểu biết về nguyên nhân, cơ chế hình thành và
diễn tiến của túi phình, một vài loại thuốc đã
được đề nghị sử dụng nhằm ngăn chặn sự phát
triển của túi phình. Cho đến nay, dù chưa hiểu
rõ cơ chế bệnh sinh nhưng đã xác minh được
một số yếu tố có liên quan chặt chẽ là tăng huyết
áp, viêm và thoái hoá thành mạch. Trên cơ sở
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 7
này, điều trị nội khoa được đặt ra. Từ năm 1996,
đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên động
vật và thử nghiệm ở người để đánh giá hiệu quả
của thuốc. Kết quả cho thấy, dùng lâu dài thuốc
chống viêm chọn lọc có tác dụng ngăn ngừa sự
hình thành và phát triển của túi phình ĐMC ở
động vật, giảm tốc độ phát triển của túi phình
ĐMC ở người, nhất là phình do thoái hoá, do xơ
vữa thành mạch. Trên thực nghiệm, propranolol
có tác dụng ngăn chặn sự hình thành và phát
triển túi phình ĐMC ở chuột (1, 7).
Kết quả bước đầu của một số nghiên cứu đối
chứng ở người cho thấy thuốc chống viêm như
glucocorticoids (4), anti-CD18 (6) và nhất là thuốc
ức chế chọn lọc COX-2 (nhóm oxicam - ức chế
sinh tổng hợp prostaglandin tại vị trí viêm mạnh
hơn ở niêm mạc dạ dày hoặc thận) có tác dụng
giảm viêm ở thành mạch. Thuốc ức chế MMPs
(matrix metalloproteinases) như doxycycline (5, 9)
có tác dụng giảm hơn 50% tốc độ phát triển túi
phình (theo dõi 2 năm). Ở những trường hợp túi
phình nhỏ (đường kính ngang < 40 mm), sau 2
năm tỷ lệ bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật kế
hoạch (đường kính ngang túi phình ≥ 50 mm) ở
nhóm có dùng doxycycline liên tục chỉ bằng một
nửa so với nhóm chứng (không dùng
doxycycline). Doxycycline còn được sử dụng
trước mổ nhằm giảm viêm thành mạch để chỗ
khâu nối với ống ghép chắc chắn hơn (3).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, mặc dù đã
có đối chứng nhưng: 1- Số BN được nghiên cứu
không nhiều, 2- Thời gian theo dõi chưa đủ dài,
3- Siêu âm đo đường kính khó chính xác, nên kết
quả chưa rõ. Để có thể khẳng định kết quả, cần 1
nghiên cứu khác với số BN nhiều hơn, thời gian
theo dõi dài hơn và kiểm chứng đường kính
ĐMC bụng qua các hình ảnh chính xác hơn (CT).
KẾT LUẬN
Đa số bệnh nhân không mổ túi phình đmc
bụng dưới đm thận là do túi phình nhỏ và có
tuổi cao > 70t, phần lớn là nam có hút thuốc lá và
cao huyết áp động mạch, thiếu máu cơ tim. Kết
quả cho thấy có 2 trường hợp qua theo dõi nhập
viện lại để mổ túi phình do có chỉ định mổ (1 lớn
nhanh, 1 đau doạ vỡ). Kết quả diễn tiến khối
phình ở nhóm bệnh nhân có dùng thuốc so với
nhóm bệnh nhân không dùng thuốc doxicillin và
aspirin không có sự khác biệt mang ý nghĩa
thống kê. Tỉ lệ tử vong chung là 11,3% chủ yếu
do bệnh kết hợp, 1,4% th đột tử do vỡ phình.
TÀI LIệU THAM KHảO
1. Brophy C, Tilson JE, Tilson MD (1988): Propranolol delays the
formation of aneurysms in the male botchy mouse. J Surg Res
1988;44:687-689.
2. Curci JA, Petrinec D, Liao S et al (1998): Pharmacological
suppression of experimental AAA. A comparison of
doxycycline and 4 chemically modified tetracyclines. J Vasc
Surg 1998; 28:1082-1093.
3. Curci JA, Mao D, Bohner DG et al (2000): Preoperative
treatment with doxycycline reduces aortic wall expression
and activation of MMP in patients with AAA. J Vasc Surg
2000;31:325-342
4. Dobrin PD, Baumgartner N, Anidjar S et al (1996):
Inflammatory aspects of experimental aneurysms. Effect of
methylprednisolone and cyclosporin. Ann NY Acad Sci
1996;800:74-88.
5. Petrinec D, Holmes DR, Liao S et al (1996): Suppression of
experimental aneurysmal degeneration with chemical
modified tetracycline derivatives. Ann NY Acad Sci
1996;800:263-265.
6. Ricci MA, Strindberg G, Slaiby JM et al (1996): Anti-CD 18
monoclonal antibody slows experimental AA expansion. J
Vasc Surg 1996; 23:301-307.
7. Slaiby JM, Ricci MA, Gadowski GR et al (1994): Expansion of
AA is reduced by Propranolol in hypertensive rat model. J
Vasc Surg 1994;20:278-183.
8. Thompson RW, Liao S, Curci JA (1998): Therapeutic potential
of tetracycline derivatives to suppress the ground of AAA.
Adv Dent Res 1998;12:159-165.
9. Thompson RW, Baxter BT (1999): MMP inhibition in AAA.
Rationale for prospective randomized clinical trial. Ann NY
Acad Sci 1999;878:159-178.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 8
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_dieu_tri_phinh_dong_mach_chu_bung_duoi_dong_mach_tha.pdf