Đáp ứng điều trị
Về mặt lâm sàng, các triệu chứng giảm dần
theo thời gian sau điều trị. Sau 3 tháng, các
triệu chứng đã được kiểm soát 77,6% trong đó
đáp ứng hoàn toàn 30,6%. Các tỷ lệ này tăng
dần: Sau 4 năm tỷ lệ kiểm soát bệnh 94,6%,
đáp ứng hoàn toàn đạt 90,8%, tác dụng kiểm
soát khối u của tia gamma là tăng dần dần
theo thời gian. Có thể nói, người bệnh không
phải trải qua cuộc mổ não nặng nề với nhiều
rủi ro biến chứng, xạ phẫu bằng RGK đã mang
lại sự lựa chọn tốt với việc cải thiện cao các
triệu chứng lâm sàng, đồng thời ít biến chứng
hơn nhiều so với mổ mở, đặc biệt đối với các
UMN nền sọ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng với
các khối u lớn (>5cm) thì hiệu quả điều trị
bằng RGK thấp, không triệt để, nên cần phải
phẫu thuật hoặc xạ trị gia tốc trước khi tiến
hành xạ phẫu.
Về mặt hình ảnh, không có sự thay đổi
tương ứng với cải thiện lâm sàng. Các triệu
chứng được kiểm soát thì hình ảnh khối u có
thể nhỏ đi hoặc không thay đổi về kích thước,
thậm chí có thể tăng lên trong vài tháng đầu
sau điều trị. Điều này được giải thích là trong
vòng vài tháng đầu sau xạ phẫu, tổ chức khối
u sau chiếu xạ thường phù nề trước khi thoái
triển. Tỷ lệ kiểm soát khối u bao gồm tỷ lệ khối
u thoái triển hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn,
khối u thoái triển một phần, khối u không phát
triển. Sau 4 năm, tỷ lệ kiểm soát khối u đạt
94,6%, trong đó đáp ứng hoàn toàn đạt 10,8%.
Có một tỷ lệ rất cao có đáp ứng tốt về mặt lâm
sàng nhưng về mặt hình ảnh khối u không
thay đổi kích thước sau 4 năm xạ phẫu
(38,2%). Như vậy khối u mặc dù không thay
đổi về hình thể nhưng đã bị tác động của bức
xạ nên không phát triển thêm về kích thước.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương
đương với các kết quả của các trung tâm
Gamma lớn nước ngoài. Nghiên cứu của
Douglas Kondziolka và cs (1998) trên 226
người bệnh UMN trong đó 80% là UMN nền
sọ với thời gian theo dõi ít nhất 6 tháng cho
thấy tỷ lệ kiểm soát bệnh đạt 95%, nhưng về
hình ảnh u thoái triển hoàn toàn, giảm 1 phần,
không thay đổi lần lượt là 2%; 45%; 48%(4).
Nghiên cứu của Liscak và cs năm 2004 đã
nghiên cứu 176 trường hợp u màng não nền sọ
được điều trị xạ phẫu cho thấy tỷ lệ kiểm soát
bệnh đạt 98%, tỷ lệ biến chứng thần kinh 4,5%,
tỷ lệ phù não sau xạ phẫu 11%(7). Nghiên cứu
của John và cs (2006) đã điều trị cho 79 người
bệnh u màng não xoang hang với liều 15Gy và
theo dõi ít nhất 10 năm, kết quả cho thấy tỷ lệ
kiểm soát khối u sau 5 năm, 12 năm lần lượt
tương ứng là 95±2,8%; 82±7,0%(6).
Như vậy, xạ phẫu bằng RGK là một
phương pháp rất hiện đại trong điều trị UMN
với tỷ lệ kiểm soát bệnh cao trên 90%, an toàn
ít biến chứng so với phẫu thuật mở. Tùy theo
vị trí, kích thước khối u mà có chỉ định điều trị
thích hợp.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 164 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị u màng não nội sọ bằng dao Gamma quay tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện Bạch Mai từ năm 2007 đến năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 133
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U MÀNG NÃO NỘI SỌ BẰNG DAO GAMMA
QUAY TẠI TRUNG TÂM Y HỌC HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU
BỆNH VIỆN BẠCH MAI TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2014
Mai Trọng Khoa*, Vũ Hữu Khiêm*, Ngô Trường Sơn*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả xạ phẫu u màng não bằng dao gamma quay (Rotating Gamma Knife, RGK) tại
trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu ‐ Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2007 đến năm 2014.
Đối tượng: 366 người bệnh u màng não được xạ phẫu bằng RGK từ 7/2007 đến 3/2014.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu có theo dõi dọc.
Kết quả: Tuổi trung bình: 56,2 tuổi, tuổi thấp nhất: 11 tuổi, cao nhất là 84 tuổi; tỷ lệ nữ/nam là 1,8/1. Vị trí
u vùng xoang tĩnh mạch chiếm 41,2%; vỏ não là 17,8%, còn lại là các vị trí khác. Triệu chứng đau đầu là 60,7%,
còn lại là các triệu chứng khác như mờ mắt, nôn, động kinh. Thể tích khối u trung bình là 13,5cm3 (0,8–51,3cm3),
liều xạ phẫu trung bình (liều 50% tại rìa khối u) là 14,8Gy (8‐22Gy). Sau xạ phẫu các triệu chứng giảm dần theo
thời gian. Sau 3 tháng, các triệu chứng đã được kiểm soát 80,2%, trong đó đáp ứng hoàn toàn 30,6%. Các tỷ lệ
tăng dần: sau 4 năm tỷ lệ kiểm soát bệnh 92,3%, đáp ứng hoàn toàn đạt 90,8%. Tỷ lệ phù não sau điều trị là
20,5%, thường xảy ra trong 6 tháng đầu. Xạ phẫu có thể thực hiện được với khối u ở mọi vị trí, khối u nằm sâu
trong tổ chức não, khối u nằm trong các vùng quan trọng mà phẫu thuật có thể nguy hiểm như thân não, xoang
hang. Tất cả 366 người bệnh u màng não được điều trị và theo dõi sát trong và sau xạ phẫu đều an toàn và không
có trường hợp nào có biến chứng nặng hoặc tử vong.
Kết luận: Xạ phẫu bằng RGK điều trị u màng não là một phương pháp điều trị không xâm nhập, an toàn và
hiệu quả.
Từ khóa: U màng não; Dao Gamma quay
ABSTRACT
THE THERAPEUTIC RESULTS OF MENINGIOMA RADIOSURGERY USING ROTATING
GAMMA KNIFE (RGK) IN THE NUCLEAR MEDICINE
AND ONCOLOGY CENTER – BACH MAI HOSPITAL FROM 2007 TO 2014
Mai Trong Khoa, Vu Huu Khiem, Ngo Truong Son
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 133 – 138
Objective: To evaluate the results of meningioma radiosurgery using gamma knife rotation (Rotating
Gamma Knife, RGK) in the Nuclear Medicine and Oncology Center‐Bach Mai Hospital from 2007 to 2014.
Subjects: 366 patients with meningioma were treated by Gamma Knife radiosurgery from 7/2007 to
3/2014.
Method: Prospective research.
Results: Average age: 56.2 years old, youngest: 11, oldest: 84; ratio of female/male is 1.8/1. The falcine
and parasigital meningioma were 41.2%; The convexity meningioma was 17.8%, the rest was in the other
location. Headache was 60.7%, the rest was with the other symptoms such as blurred vision, vomiting,
seizures. Average tumor volume was 13.5cm3 (0.8‐51.3cm3), radiosurgery medium‐dose (50% dose at the
* Bệnh viện Bạch Mai
Tác giả liên lạc: ThS. Vũ Hữu Khiêm, ĐT: 0982286009; Email: kvonecle@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 134
tumor edge) was 14.8Gy (8‐22Gy). After radiosurgery the symptoms decreased overall time. After 3 months,
the symptoms have been controlled 80.2%, including 30.6% complete responses. The percentages increased:
after 4 years of disease, the control rate was 92.3%, the complete response was 90.8%. The rate of cerebral
edema after treatment which was 20.5% (usually occurs in the first 6 months). Radiosurgery can be
performed in all tumor locations, tumor located deeply in the brain, tumors located in critical areas where
surgery can be dangerous as the brain stem. All of 366 patients with meningioma have been treated and
closely being monitored during and after treatment, radiosurgery was safe and effective. There was also no
case of serious complication or death.
Conclusions: Gamma knife radiosurgery in the treatment of meningioma rotation is a non‐invasive,
safe and effective method.
Keywords: Meningioma, Rotating Gamma Knife, RGK
ĐẶT VẤN ĐỀ
U màng não (UMN) nội sọ chiếm tỷ lệ
khoảng 24‐33% các khối u não nguyên phát và
có tỷ lệ mắc 6/100.000 người mỗi năm. UMN
được phân loại theo Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) theo thang độ từ độ I đến độ III.
Khoảng 89‐90% là lành tính (độ I), khoảng 5‐
20% là không điển hình (độ II) và 1‐5% là
không biệt hoá hoặc ác tính (độ III). Tỷ lệ sống
sót toàn bộ 5 năm đến 10 năm cho tất cả các
UMN tương ứng là 82% và 64%, nhưng tiên
lượng kém đối với UMN ác tính.
Lựa chọn phương pháp điều trị UMN chủ
yếu dựa vào vị trí, kích thước và độ mô học
của khối u. Phẫu thuật vẫn là phương pháp
điều trị cơ bản nhất. Tuy nhiên trong những
trường hợp vị trí UMN vùng nền sọ, vùng hố
sau thường gần mạch máu và cấu trúc thần
kinh quan trọng, do đó phẫu thuật gặp nhiều
khó khăn để loại bỏ hoàn toàn khối u. Tỷ lệ
phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u thay đổi đáng
kể trong các nghiên cứu (từ 40% đến 96%) và
cắt bỏ thường gắn liền với nguy cơ biến chứng
đáng kể sau phẫu thuật, tăng tỷ lệ tử vong và
tái phát.
Trong những năm gần đây sự ra đời của
máy xạ trị gia tốc, máy xạ phẫu bằng Gamma‐
knife, X‐knife, Cyber knife đã giúp giải
quyết những trường hợp khó hoặc không
phẫu thuật được, mang lại thời gian và chất
lượng sống tốt hơn cho người bệnh. Hệ thống
dao Gamma knife có hai loại: Gamma cổ điển
và Gamma quay (Rotating Gamma Knife:
RGK). Nguyên lý chung là sự hội tụ chính xác
của các chùm tia gamma từ nguồn Co‐60 vào
mô tổn thương. Hệ thống RGK ‐ ATR 6000 của
Hoa Kỳ có ưu điểm là thay vì mũ cố định nặng
nề như các thế hệ máy cổ điển là hệ thống
collimator quay quanh đầu người bệnh, giảm
từ 201 nguồn Co‐60 xuống còn 30 nguồn. Bên
cạnh đó là hệ thống định vị tự động hóa có độ
chính xác cao giúp cho việc điều trị thuận tiện,
an toàn, chính xác và hiệu quả.
Ở Việt Nam, Trung tâm Y học hạt nhân và
Ung bướu (YHHN & UB), Bệnh viện Bạch Mai
là cơ sở đầu tiên tiếp nhận và ứng dụng thành
công kỹ thuật này để điều trị có kết quả tốt cho
bệnh lý UMN. Do vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: “Đánh
giá kết quả điều trị u màng não bằng phương
pháp xạ phẫu dao gamma quay tại Trung tâm
YHHN & UB, Bệnh viện Bạch Mai từ năm
2007‐2014”
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 366 người bệnh được chẩn đoán
UMN có chỉ định xạ phẫu bằng RGK tại Trung
tâm YHHN & UB, Bệnh viện Bạch Mai từ
tháng 7/2007 đến tháng 8/2014. Tất cả người
bệnh đều được thông qua Hội đồng hội chẩn
bao gồm các chuyên gia thuộc các lĩnh vực ung
thư, xạ trị, y học hạt nhân, nội khoa thần kinh,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 135
phẫu thuật thần kinh, chẩn đoán hình ảnh, giải
phẫu bệnh, tai mũi họng
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả tiến cứu có theo dõi dọc.
Tất cả người bệnh:
‐Được làm các xét nghiệm đánh giá toàn
thân và tại chỗ: Công thức máu, sinh hóa máu,
xét nghiệm miễn dịch, điện não đồ, chụp CT
thường quy, CT 64 dãy, MRI sọ não, SPECT não,
DSA não, MRI phổ sọ não, PET‐CT
‐Quy trình xạ phẫu được thống nhất và theo
dõi cho từng người bệnh,
‐Được khám lại định kỳ đánh giá các triệu
chứng lâm sàng, cận lâm sàng sau xạ phẫu 1, 3,
6, 12, 24 tháng
‐Đánh giá triệu chứng cơ năng.
‐Đánh giá sự thay đổi hình ảnh của khối u
theo tiêu chuẩn RECIST.
Thiết bị sử dụng
Hệ thống RGK do Hoa Kỳ sản xuất năm
2007 bao gồm:
‐Hệ thống collimator quay quanh đầu bệnh
nhân.
‐Hệ thống định vị đầu người bệnh tự động
APS (automatic positioning systems).
‐Hệ thống phần mềm lập kế hoạch AGRS
‐Hệ thống chụp mô phỏng: CT, MRI, DSA,
MSCT với định vị laser 3 chiều.
Quy trình xạ phẫu
Xử lý số liệu
Kết quả nghiên cứu được thu thập và xử lý
theo chương trình SPSS 17.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tuổi và giới
Bảng 1: Phân bố tuổi và giới tính
Nhóm tuổi Số người bệnh Tỷ lệ %
< 20 2 0,5
20 -< 30 7 2,0
30 - < 40 54 14,8
40 -< 50 92 25,1
50 -< 60 144 39,3
> 60 67 18,3
Tổng 366 100
Nhận xét: Tuổi thường gặp 45 – 60, ít gặp
dưới 20 tuổi, tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ 50 –
60 tuổi với tỷ lệ 39,3%. Tuổi trung bình là 56,2
tuổi, trẻ nhất là 11, cao nhất 84 tuổi; tỷ lệ nữ/nam
là 1,8/1.
Triệu chứng lâm sàng
Bảng 2: Phân bố triệu chứng
Triệu chứng Số người bệnh Tỷ lệ (%)
Đau đầu 222 60,7
Nôn 69 18,9
Mờ mắt 94 25,8
Yếu chi 50 13,6
Rối loạn cơ tròn 7 1,8
Động kinh 74 20,2
Giảm trí nhớ 6 1,7
Đái nhạt 15 4,2
Tổng 366 100
Nhận xét: Triệu chứng thường gặp nhất là
đau đầu chiếm tỷ lệ 60,7%, tiếp đến là các triệu
chứng mờ mắt (25,8%), động kinh (20,2%), nôn
(18,9%).
Kết quả sau xạ phẫu
Mức độ đáp ứng
Bảng 3: Đáp ứng sau xạ phẫu
Thời gian Đáp ứng hoàn toàn (%)
Đáp ứng một
phần (%)
Không đáp
ứng (%)
Sau 3
tháng 30,6 47,0 22,4
Sau 6
tháng 47,7 37,9 14,4
Sau 12
tháng 62,2 25,3 12,5
Sau 24
tháng 75,9 13,2 10,9
Sau 36
tháng 84,6 7,6 7,8
Sau 48
tháng 90,8 3,8 5,4
Nhận xét: Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn khối u sau
điều trị 3 tháng là 30,6%, sau 6 tháng 47,7%, và
sau 48 tháng là 90,8%. Tỷ lệ đáp ứng một phần
sau 3 tháng là 47%, không đáp ứng là 22,4%.
Nhưng theo thời gian sau 36 tháng, sau 48 tháng
thì tỷ lệ đáp ứng một phần và không đáp ứng
thấp: 3,8 % và 5,4%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 136
Sự thay đổi hình ảnh khối u
Bảng 4: Thay đổi khối u sau xạ phẫu
Thời gian U tan hoàn toàn hoặc
gần hoàn toàn (%)
U tan một phần (%) Kích thước giữ
nguyên (%)
Tăng kích thước (%)
Sau 3 tháng 1,2 10,9 68,4 19,5
Sau 6 tháng 2,2 24,4 60,9 12,5
Sau 12 tháng 4,1 32,5 54,0 9,4
Sau 24 tháng 8,6 39,9 44,6 6,9
Sau 36 tháng 9,2 43,7 40,9 6,2
Sau 48 tháng 10,8 45,6 38,2 5,4
Nhận xét: Sau 3 tháng và 6 tháng tỷ lệ u giữ
nguyên kích thước là 68,4% và 60,9%. Sau 48
tháng u tan một phần và u giữ nguyên kích
thước là 45,6% và 38,2%.
BÀN LUẬN
Tuổi và giới
Trong nghiên cứu này, UMN gặp ở mọi
lứa tuổi, ít gặp ở người trẻ < 20 tuổi, tuổi mắc
bệnh nhiều nhất là từ 50 – 60 tuổi, với tỷ lệ
39,3%. Tuổi trung bình là 56,2 tuổi, trẻ nhất là
11, cao nhất 84 tuổi; tỷ lệ nữ/nam là 1,8/1. Theo
Dương Đại Hà (2000), nhóm tuổi hay gặp nhất
là 45‐54 chiếm 41,5%, không gặp UMN dưới 25
tuổi. Tỷ lệ nữ/nam:1/4(5). Nghiên cứu của
trường Đại học Pittsburgh trong vòng 10 năm
với 314 người bệnh cho thấy, tuổi mắc bệnh
trung bình 57, trẻ nhất 12, cao tuổi nhất 86, nữ
chiếm ưu thế với 68%.
Triệu chứng cơ năng
Bệnh nhân của chúng tôi hay gặp nhất triệu
chứng đau đầu (60,7%), tiếp đến là các triệu
chứng khác như mờ mắt, nôn, động kinh... Đối
với u màng não bệnh thường tiến triển từ từ với
các triệu chứng tuỳ thuộc vào vị trí và kích thước
khối u, có thể gây ra các triệu chứng rất đa dạng
khác nhau, chủ yếu do khối u chèn ép, phá hủy
các cấu trúc lân cận gây đau đầu, mờ mắt, co giật
kiểu động kinh, liệt các dây thần kinh sọ, liệt yếu
nửa ngườiNghiên cứu của chúng tôi tương tự
như các nghiên cứu của các tác giả khác.
Đáp ứng điều trị
Về mặt lâm sàng, các triệu chứng giảm dần
theo thời gian sau điều trị. Sau 3 tháng, các
triệu chứng đã được kiểm soát 77,6% trong đó
đáp ứng hoàn toàn 30,6%. Các tỷ lệ này tăng
dần: Sau 4 năm tỷ lệ kiểm soát bệnh 94,6%,
đáp ứng hoàn toàn đạt 90,8%, tác dụng kiểm
soát khối u của tia gamma là tăng dần dần
theo thời gian. Có thể nói, người bệnh không
phải trải qua cuộc mổ não nặng nề với nhiều
rủi ro biến chứng, xạ phẫu bằng RGK đã mang
lại sự lựa chọn tốt với việc cải thiện cao các
triệu chứng lâm sàng, đồng thời ít biến chứng
hơn nhiều so với mổ mở, đặc biệt đối với các
UMN nền sọ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng với
các khối u lớn (>5cm) thì hiệu quả điều trị
bằng RGK thấp, không triệt để, nên cần phải
phẫu thuật hoặc xạ trị gia tốc trước khi tiến
hành xạ phẫu.
Về mặt hình ảnh, không có sự thay đổi
tương ứng với cải thiện lâm sàng. Các triệu
chứng được kiểm soát thì hình ảnh khối u có
thể nhỏ đi hoặc không thay đổi về kích thước,
thậm chí có thể tăng lên trong vài tháng đầu
sau điều trị. Điều này được giải thích là trong
vòng vài tháng đầu sau xạ phẫu, tổ chức khối
u sau chiếu xạ thường phù nề trước khi thoái
triển. Tỷ lệ kiểm soát khối u bao gồm tỷ lệ khối
u thoái triển hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn,
khối u thoái triển một phần, khối u không phát
triển. Sau 4 năm, tỷ lệ kiểm soát khối u đạt
94,6%, trong đó đáp ứng hoàn toàn đạt 10,8%.
Có một tỷ lệ rất cao có đáp ứng tốt về mặt lâm
sàng nhưng về mặt hình ảnh khối u không
thay đổi kích thước sau 4 năm xạ phẫu
(38,2%). Như vậy khối u mặc dù không thay
đổi về hình thể nhưng đã bị tác động của bức
xạ nên không phát triển thêm về kích thước.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 137
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương
đương với các kết quả của các trung tâm
Gamma lớn nước ngoài. Nghiên cứu của
Douglas Kondziolka và cs (1998) trên 226
người bệnh UMN trong đó 80% là UMN nền
sọ với thời gian theo dõi ít nhất 6 tháng cho
thấy tỷ lệ kiểm soát bệnh đạt 95%, nhưng về
hình ảnh u thoái triển hoàn toàn, giảm 1 phần,
không thay đổi lần lượt là 2%; 45%; 48%(4).
Nghiên cứu của Liscak và cs năm 2004 đã
nghiên cứu 176 trường hợp u màng não nền sọ
được điều trị xạ phẫu cho thấy tỷ lệ kiểm soát
bệnh đạt 98%, tỷ lệ biến chứng thần kinh 4,5%,
tỷ lệ phù não sau xạ phẫu 11%(7). Nghiên cứu
của John và cs (2006) đã điều trị cho 79 người
bệnh u màng não xoang hang với liều 15Gy và
theo dõi ít nhất 10 năm, kết quả cho thấy tỷ lệ
kiểm soát khối u sau 5 năm, 12 năm lần lượt
tương ứng là 95±2,8%; 82±7,0%(6).
Như vậy, xạ phẫu bằng RGK là một
phương pháp rất hiện đại trong điều trị UMN
với tỷ lệ kiểm soát bệnh cao trên 90%, an toàn
ít biến chứng so với phẫu thuật mở. Tùy theo
vị trí, kích thước khối u mà có chỉ định điều trị
thích hợp.
Hình ảnh lâm sàng
Người bệnh: Đinh T. V, 52 tuổi. Chẩn đoán
u màng não nền sọ chèn ép thân não, dây thị
giác, người bệnh được xạ phẫu bằng RGK liều
15Gy. Sau xạ phẫu 8 tháng, u tan gần hết.
Hình 1: Trước điều trị: u màng não nền sọ to, kích
thước 3,9x4,1x4,9cm, u chèn ép thân não gây yếu, tê
nửa người trái, đau đầu nhiều.
Hình 2: Sau xạ phẫu bằng dao gamma 8 tháng: u
tan gần hết, người bệnh hết các triệu chứng đau đầu,
tê, yếu nửa người trái; đi lại vận động bình thường.
KẾT LUẬN
Từ tháng 7‐2007, Trung tâm YHHN & UB ‐
Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở đầu tiên ở Việt
Nam triển khai áp dụng thành công phương
pháp xạ phẫu bằng RGK và cho đến nay đã
điều trị cho hơn 300 người bệnh UMN trong số
hơn 2.200 người bệnh u não và một số bệnh lý
sọ não. Kết quả điều trị cho một số lượng lớn
người bệnh cho thấy đây là một kỹ thuật xạ
phẫu hiện đại, ít xâm nhập, an toàn, hiệu quả,
thời gian nằm viện ngắn. Không có tai biến
hay tử vong nào xảy ra ngay trong và sau quá
trình xạ phẫu bằng RGK.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Central Nervous System Cancers. NCCN Guidelines Version 2‐
2014.
2. DeVita, Vincent T.; Lawrence, Theodore S.; Rosenberg, Steven A
(2008) Neoplasms of the center nervous system, Meningioma, Devita,
Hellman & Rosenbergʹs Cancer: Principles & Practice of
Oncology. 8th Edition p2004‐2007
3. Douglas Kondziolka, L. Dade Lunsford, John C. Flickinger
(1998), Stereotactic Radiosurgery of Meningiomas, Gamma
Knife Brain Surgery, Karger. p104 ‐ 112.
4. Dương Đại Hà (2000), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và kết quả phẫu thuật u màng não tại bệnh viện Việt Đức,
Luận văn bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. John Y.K. Leea, Martina Stipplerb, Ajay Niranjan và CS (2006),
Gamma Knife Radiosurgery for Cavernous Sinus Meningiomas,
Radiosurgery,Karger. p116‐128
6. Liscak R, Kollova A, Vladyka V, et al (2004). Gamma Knife
radiosurgery of skull base meningiomas. Acta Neurochir Suppl.
91:65–74.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 138
7. Mai Trọng Khoa (2013), Điều trị u não và một số bệnh lý sọ não
bằng dao gamma quay, Nhà xuất bản y học, Hà Nội 2013.
8. Mai Trọng Khoa và cộng sự (2010), Đánh giá kết quả điều trị
1000 bệnh nhân u não và bệnh lý sọ não bằng phương pháp xạ
phẫu dao gamma quay tại trung tâm Y học hạt nhân và Ung
bướu Bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí ung thư học Việt Nam, số 1‐
2010.
9. Nguyễn Ngọc Khang (2007), Đánh giá sơ bộ kết quả điều trị
phẫu thuật u màng não vùng củ yên bằng đường mổ dưới trán
một bên tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Tạp chí Y học Thực hành.
10. Nguyễn Phong (2008), Điều trị phẫu thuật u màng não xương
đá mặt dốc bằng đường mổ qua xương đá, Tạp chí Y học Thực
hành 2008.
11. Nguyễn Văn Tấn (2008), Nghiên cứu lâm sàng và kết quả phẫu
thuật u màng não vùng rãnh khứu, Tạp chí Y học Thực hành
3/2008.
Ngày nhận bài báo 15/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 5/12/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_dieu_tri_u_mang_nao_noi_so_bang_dao_gamma_quay_tai_t.pdf