Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015
Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu vẫn còn
bộc lộ nhiều hạn chế, kết quả đạt được còn
thấp so với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tốc độ
tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
vẫn còn chậm, thiếu vững chắc và chưa có sự
bứt phá, kim ngạch xuất khẩu chưa đạt được
mục tiêu Nghị quyết đề ra. Thị trường xuất
khẩu hàng hóa còn bấp bênh, các doanh
nghiệp tham gia xuất khẩu của tỉnh quy mô
nhỏ, công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh sản
phẩm còn thấp; sản phẩm xuất khẩu qua chế
biến chưa nhiều, hàng sơ chế, hàng gia công
còn chiếm tỷ trọng cao. Để thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII
(nhiệm kỳ 2015 - 2020) với mục tiêu đến năm
2020 phấn đấu đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất
khẩu là 5 tỷ USD. Đây là một nhiệm vụ quan
trọng và hết sức nặng nề, đặc biệt trong điều
kiện sản xuất hàng hóa, năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp và hạ tầng phục vụ
xuất khẩu hàng hóa của tỉnh còn có những
mặt hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu thì đòi hỏi
sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các cấp,
ngành cũng như sự nỗ lực rất lớn của các
doanh nghiệp.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỐNG KÊ VÀ CUỘC SỐNG
28 SỐ 03– 2016
28
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015
Trần Hoài Nam*
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang
có xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng,
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa được xem
như là một điều kiện tiền đề cho sự phát triển
kinh tế của mọi quốc gia. Kinh doanh xuất
nhập khẩu đã trở thành vấn đề sống còn vì nó
cho phép thay đổi cơ cấu sản xuất và nâng cao
mức tiêu dùng cuả dân cư một quốc gia.
Như chúng ta đã biết, ý nghĩa của chỉ
tiêu giá trị xuất khẩu hàng hóa là phản ánh
lượng ngoại tệ mà đất nước thu được từ
hàng hóa xuất khẩu do nền kinh tế tạo ra
trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này
dùng để đánh giá độ mở cửa của nền kinh tế
với thị trường thế giới, sức cạnh tranh của
nền sản xuất trong nước so với các nước
khác, khả năng tiếp cận, thâm nhập thị
trường hàng hóa thế giới, đồng thời tạo điều
kiện nhập khẩu máy móc, thiết bị đổi mới kỹ
thuật công nghệ và nhập khẩu nguyên nhiên
vật liệu, hàng hóa cần thiết cho sản xuất
trong nước. Trong thống kê, giá trị xuất khẩu
hàng hóa là chỉ tiêu quan trọng để tính toán
các chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc
gia và cán cân thanh toán quốc tế. Như vậy,
giá trị xuất khẩu hàng hóa chính là số tiền
nhận được tương ứng với lượng hàng hóa đã
xuất khẩu trong một thời gian nhất định. Giá
* Trưởng phòng Thống kê Tổng hợp, Cục Thống kê Hà
Tĩnh
trị xuất khẩu hàng hóa thường tính theo giá
FOB và tính theo đô la Mỹ (các ngoại tệ khác
được quy đổi ra đô la Mỹ).
Hiện nay, nước ta có mối quan hệ buôn
bán với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng bình quân
hàng năm (giai đoạn 2005-2014) là 18,6%.
Năm 2014, giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt
khoảng 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm
2013. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng lớn nhất (19%) tổng giá
trị hàng hóa xuất khẩu7. Đối với Hà Tĩnh, giá
trị xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2011-2015
tăng nhanh hàng năm, với tốc độ tăng bình
quân hàng năm đạt 13,97%/năm. Từ 94.543
nghìn USD năm 2011 lên 124.130 nghìn USD
năm 2015. Giá trị xuất khẩu hàng hóa năm
2015 bằng 3,08 lần so với năm 2006 và bằng
1,3 lần so với năm 2011.
Trong Bảng 1 bên dưới có thể nhận thấy,
giá trị xuất khẩu hàng hóa tỉnh Hà Tĩnh giai
đoạn này tăng nhanh, đạt tốc độ trung bình
13,97%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng
không đồng đều giữa các thành phần kinh tế
qua các năm. Điều này là do số đơn vị và mặt
hàng xuất khẩu của tỉnh Hà Tĩnh chưa đa
dạng, số lượng nhỏ, dễ bị tác động bởi tình
hình thị trường thế giới.
7
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2014, TCTK
Thống kê và Cuộc sống Kết quả hoạt động xuất khẩu
SỐ 03 – 2016 29
29
Bảng 1: Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
TỔNG GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU
HÀNG HÓA (1000 USD)
94.543 104.140 125.352 137.693 124.130
1. Phân theo loại hình kinh tế
- Kinh tế Nhà nước 18.606 15.358 13.831 16.941 14.233
- Kinh tế tư nhân 28.376 36.989 57.406 62.026 59.149
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 47.561 51.793 54.115 58.726 50.748
2. Phân theo nhóm hàng chủ yếu
- Hàng công nghiệp nặng và khoáng
sản
13.190 15.467 15.801 20.293 29.786
- Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ
công nghiệp
1.338 1.368 8.058 18.991 10.356
- Hàng nông sản 8.231 7.540 9.913 16.912 22.477
- Hàng lâm sản 66.942 76.483 86.692 76.245 57.478
- Hàng thủy sản 4.842 3.282 4.888 5.252 4.033
3. Phân theo một số nƣớc xuất
khẩu chủ yếu
- Trung Quốc 19.666 13.278 44.919 838 34.962
- Đài Loan 2.053 1.601 1.989 61 3.109
- Hồng Kông 27.846 2.302 716 112 1.779
- Nhật Bản 36.974 39.445 44.237 36 39.440
- Hàn Quốc 20 8.872 3.892 36 16.166
- Lào 1.641 21.341 11.493 7.381 23.846
- Ma-lai-xi-a - 4.189 - - 1.116
- Thái Lan 13 937 10 - -
- Pa-ki-xtan 1.742 2.110 838 263 424
- Ap-ga-ni-xtan - - 1.283 1.283 2.382
Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Tĩnh năm 2015
Khối kinh tế nhà nước đạt mức tăng
mạnh vào năm 2011 (tăng 121,29% so với
năm 2010), tuy nhiên giảm dần qua những
năm sau đó. Giá trị xuất khẩu hàng hóa khu
vực kinh tế nhà nước năm 2015 chiếm 11,47%
tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa, với mức tăng
bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 là
11,1%/năm. Nguyên nhân do mặt hàng chủ
yếu của khu vực này là quặng khoáng sản
ngày càng cạn kiệt, khai thác giảm, giá cả
cũng giảm mạnh. Khu vực kinh tế tư nhân
tăng trưởng nhanh, ổn định, kim ngạch tăng
bình quân 17,3%/năm trong giai đoạn 2011 -
2015, giá trị xuất khẩu hàng hóa khu vực này
Thống kê và Cuộc sống
Kết quả hoạt động xuất khẩu
30 SỐ 03– 2016
30
năm 2015 chiếm 47,65% tổng giá trị xuất
khẩu. Đối với kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài thì năm 2011 là thời điểm các nhà máy
chế biến dăm gỗ của khu vực này mới hoàn
thành đầy đủ các hạng mục, sản lượng sản
xuất tăng cao. Những năm tiếp theo giá trị
tăng chậm dần, khu vực kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài có giá trị xuất khẩu tăng bình
quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là
11,45%/năm, giá trị xuất khẩu hàng hóa của
khối này năm 2015 chiếm 40,88% tổng giá trị
xuất khẩu. Có thể thấy, khu vực kinh tế tư
nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động xuất
khẩu hàng hóa trên địa bàn Hà Tĩnh trong
những năm qua, đây là một tất yếu của quá
trình phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường.
Phân theo nhóm hàng hóa chính, mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm công
nghiệp nặng, khoáng sản và nhóm hàng nông,
lâm sản. Đối với nhóm hàng công nghiệp nặng
và khoáng sản đang có xu hướng tăng mạnh,
tăng bình quân 28,29% năm giai đoạn 2011-
2015. Mặc dù mặt hàng quặng khoáng sản
ngày càng gặp nhiều khó khăn do các chính
sách quản lý tài nguyên khoáng sản được thực
thi và nguồn quặng cũng ngày càng cạn kiệt
nhưng khi Nhà máy Gang thép Formosa8 tại
Khu kinh tế Vũng Áng hoàn thành đi vào sản
xuất sẽ tạo ra những sản phẩm ngành thép
xuất khẩu. Hàng nông sản năm 2015 sơ bộ đạt
22.477 nghìn USD, tăng bình quân hàng năm
là 30,8%/năm và các mặt hàng lâm sản sơ bộ
năm 2015 đạt 57.478 nghìn USD, tăng bình
quân hàng năm là 6,77%/năm, chủ yếu là mặt
hàng dăm gỗ xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu
chủ yếu là khu vực châu Á.
8
Công suất 7,5 triệu tấn/năm, sau khi hoàn thành giai
đoạn 1, sẽ tiếp tục đầu tư nâng công suất Nhà máy liên
hợp gang thép lên 22,5 triệu tấn/năm
Nhìn chung, tình hình hoạt động xuất
khẩu trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2011 -
2015 vẫn còn nhiều khó khăn, sản phẩm xuất
khẩu chủ yếu là hàng thô, các mặt hàng có
hàm lượng công nghệ chế biến sâu ít, chủng
loại hàng hóa đơn điệu. Các doanh nghiệp hoạt
động xuất khẩu hạn chế về năng lực, trình độ,
khả năng cạnh tranh thấp, thị trường xuất
khẩu chưa có nhiều thay đổi, việc tiếp cận vốn
tín dụng và chính sách khuyến khích xuất khẩu
của các doanh nghiệp tuy đã có các chính sách
tích cực của Trung ương, của tỉnh để tháo gỡ
khó khăn cho các doanh nghiệp nhưng vẫn còn
những hạn chế nhất định. Thị trường xuất
khẩu sang một số nước tiếp tục gặp khó
khăn, nhất là thị trường Trung Quốc. Khi hội
nhập sâu với quốc tế sẽ có nhiều thuận lợi
nhưng cũng không ít khó khăn thách thức...
Thời gian tới những khó khăn thách thức
này vẫn đang hiện hữu. Để hoạt động xuất
khẩu hàng hóa trên địa bàn Hà Tĩnh có những
bước chuyển mình tích cực hơn trong thời gian
tới thì cần phải thực hiện đồng bộ và có hiệu
quả một số giải pháp sau:
Một là, trong thời gian qua, mặc dù Hà
Tĩnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để
khuyến khích hoạt động xuất khẩu phát triển
như: Nghị quyết số 04 NQ/TU ngày
29/10/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về
tăng cường lãnh đạo phát triển xuất khẩu giai
đoạn 2007 - 2010, định hướng đến năm 2020;
Quyết định số 06/2008/QĐ-UBND ngày
23/01/2008 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phê
duyệt Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn
2007 - 2010, định hướng đến năm 2020;
Quyết định số 05/2009/QĐ-UBND ngày
06/02/2009 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc Ban
hành Quy định cơ chế, chính sách ưu đãi phát
triển xuất khẩu giai đoạn 2009 - 2015 tỉnh Hà
Tĩnh và một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp và ưu đãi đầu tư trên
Thống kê và Cuộc sống Kết quả hoạt động xuất khẩu
SỐ 03 – 2016 31
31
địa bàn Hà Tĩnh Tuy nhiên, thời gian tới cần
tiếp tục hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ chế
chính sách này nhằm ưu tiên và phát triển hoạt
động xuất khẩu trên địa bàn, gắn với các chính
sách thu hút đầu tư của tỉnh nhằm thu hút các
nhà đầu tư tham gia sản xuất hàng hóa xuất
khẩu, nhất là đầu tư vào các khu kinh tế lớn
của tỉnh như: Khu kinh tế Vũng Áng, Khu kinh
tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.
Hai là, cần quan tâm để tiếp tục hỗ trợ
các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất
khẩu tăng năng lực cạnh tranh như: Thực hiện
các chính sách ưu đãi về lãi suất tín dụng để
tăng nguồn vốn sản xuất kinh doanh cho các
danh nghiệp; tổ chức các hội nghị xúc tiến
thương mại để mở rộng thị trường cũng như
nâng cao kỹ năng và trình độ kinh doanh cho
các doanh nghiệp, nhất là khi mà chúng ta
đang hội nhập sâu rộng với quốc tế trên lĩnh
vực kinh doanh thương mại.
Ba là, bản thân các doanh nghiệp tham
gia hoạt động xuất khẩu trên địa bàn cần phải
năng động hơn để bắt kịp với xu thế phát triển
tất yếu của thị trường. Cần phải xác định rõ
các sản phẩm xuất khẩu chủ lực cho từng giai
đoạn để có bước đầu tư cụ thể; chú trọng đổi
mới công nghệ, sản xuất các sản phẩm chế
biến có giá trị tăng thêm cao, giảm xuất khẩu
các mặt hàng chế biến thô; bên cạnh khai thác
tối đa và có hiệu quả các thị trường xuất khẩu
truyền thống thì cần phải tìm kiếm mở rộng
các thị trường mới có tiềm năng; đầu tư máy
móc thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm
để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa.
Bốn là, Các cơ chế chính sách cần có sự
kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường tự nhiên, chủ động lựa chọn những
phương án khả thi và tối ưu về kinh tế cũng
như kỹ thuật trong kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội; kết hợp một cách thông minh giữa
tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tự
nhiên để có sự phát triển thực sự bền vững.
Tóm lại, kết quả hoạt động xuất khẩu đã
góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội, giải quyết thêm việc làm,
đồng thời giúp cho các cấp, các ngành, các
doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trên địa
bàn tỉnh có thêm kinh nghiệm, kiến thức trong
quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc
tế. Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các
ngành và sự nỗ lực của các doanh nghiệp nên
hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
giai đoạn 2011 - 2015 đã đạt được những kết
quả đáng ghi nhận như đã trình bày ở trên.
Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu vẫn còn
bộc lộ nhiều hạn chế, kết quả đạt được còn
thấp so với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tốc độ
tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
vẫn còn chậm, thiếu vững chắc và chưa có sự
bứt phá, kim ngạch xuất khẩu chưa đạt được
mục tiêu Nghị quyết đề ra. Thị trường xuất
khẩu hàng hóa còn bấp bênh, các doanh
nghiệp tham gia xuất khẩu của tỉnh quy mô
nhỏ, công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh sản
phẩm còn thấp; sản phẩm xuất khẩu qua chế
biến chưa nhiều, hàng sơ chế, hàng gia công
còn chiếm tỷ trọng cao. Để thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII
(nhiệm kỳ 2015 - 2020) với mục tiêu đến năm
2020 phấn đấu đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất
khẩu là 5 tỷ USD. Đây là một nhiệm vụ quan
trọng và hết sức nặng nề, đặc biệt trong điều
kiện sản xuất hàng hóa, năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp và hạ tầng phục vụ
xuất khẩu hàng hóa của tỉnh còn có những
mặt hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu thì đòi hỏi
sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các cấp,
ngành cũng như sự nỗ lực rất lớn của các
doanh nghiệp.
(Xem tiếp trang 4)
Nghiên cứu – Trao đổi
Sáu nội dung trọng tâm
4 SỐ 03– 2016
4
phương. Áp dụng phương pháp điều tra
thống kê trực tuyến (E-form, Web-form).
Năm là, tăng cường hợp tác và hội
nhập quốc tế trong lĩnh vực thống kê.
Xây dựng chương trình hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực thống kê theo hướng mở rộng
và nâng cao hiệu quả hợp tác song phương
và đa phương nhằm tiếp cận nhanh phương
pháp thống kê tiên tiến, công nghệ hiện đại,
kinh nghiệm thành công và chuẩn mực thống
kê quốc tế. Thực hiện đầy đủ cam kết về
hợp tác với thống kê các nước và các tổ chức
quốc tế; tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật và tài
chính từ cộng đồng quốc tế. Đẩy mạnh thu
thập, biên soạn, phổ biến thông tin thống kê
nước ngoài tới các đối tượng dùng tin trong
nước và triển khai mạnh mẽ nghiệp vụ thống
kê so sánh quốc tế. Chủ động trong việc hội
nhập Thống kê Cộng đồng ASEAN. Nâng cao
hiệu quả hợp tác với thống kê các nước theo
Biên bản ghi nhớ và Kế hoạch đã ký kết.
Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách
hành chính, thực hành tiết kiệm, phòng
chống lãng phí, tham nhũng; thực hiện tốt
quy chế dân chủ ở cơ sở và các quy chế
làm việc, xây dựng cơ quan, đơn vị ổn
định, đoàn kết, trong sạch, vững mạnh và
phát triển. Đẩy mạnh việc thực hiện các
phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận
động học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh; phối hợp tốt giữa các tổ
chức đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ
chính trị của cơ quan, đơn vị; khơi dậy lòng
tự hào, yêu ngành, yêu nghề Thống kê của
công chức, viên chức và người lao động
trong toàn Ngành.
--------------------------------------------
(Tiếp theo trang 31)
Mặc dù đang còn có nhiều khó khăn thách thức trong việc thực hiện chỉ tiêu xuất khẩu
trong thời gian tới, nhưng với sự vào cuộc tích cực của các cấp các ngành và hơn hết là bản
thân các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, có thể tin tưởng rằng Hà Tĩnh sẽ thực
hiện đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề
ra trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 trong đó có chỉ tiêu xuất khẩu hàng hóa./.
Tài liệu tham khảo:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Quyết định số 06/2008/QĐ-UBND ngày
23/01/2008 về việc phê duyệt Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2007 - 2010, định hướng đến
năm 2020;
2. Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh, Niên giám thống kê Hà Tĩnh năm 2015;
3. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê qua các năm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_hoat_dong_xuat_khau_hang_hoa_tren_dia_ban_ha_tinh_gi.pdf