Kết quả khảo sát trang bị nguồn sáng và tính toán hệ thống đèn led trên tàu chụp mực 4 tăng gông
Các tàu chụp mực của ngư dân Quảng Nam
đang sử dụng máy phát điện có công suất dao
động từ 30 - 100 kVA, hiệu suất sử dụng đạt
0,8% và được sản xuất tại Mỹ hoặc Trung Quốc.
Số lượng bóng đèn Metan Halide được
trang bị trên tàu, chiếm 95% tổng công suất
nguồn sáng. Tổng công suất nguồn sáng trung
bình đạt 119 KW/tàu và được bố trí tập trung
trên cabin.
Nhóm nghiên cứu đã tính toán và lựa chọn
loại bóng đèn LED công suất 200 W/bóng,
model: DDC04L/200W để lắp đặt song song
với hệ thống đèn MH trên tàu thực nghiệm.
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả khảo sát trang bị nguồn sáng và tính toán hệ thống đèn led trên tàu chụp mực 4 tăng gông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 61
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRANG BỊ NGUỒN SÁNG VÀ TÍNH TOÁN HỆ THỐNG
ĐÈN LED TRÊN TÀU CHỤP MỰC 4 TĂNG GÔNG
THE STUDY RESULTS OF LIGH POWER EQUIPMENT AND LED FISH LIGHTING
SYSTEM ON STICK HELD FALLING NET WITH 4 OUTRIGGERS VESSELS
Nguyễn Như Sơn¹, Võ Văn Long², Tô Văn Phương³
Ngày nhận bài: 9/6/2018; Ngày phản biện thông qua:11/9/2018; Ngày duyệt đăng: 28/9/2018
TÓM TẮT
Kết quả khảo sát hệ thống chiếu sáng tập trung mực, cá của đội tàu chụp mực 4 tăng gông xa bờ tỉnh
Quảng Nam cho thấy: bóng đèn trang bị trên tàu chủ yếu là chủng loại Metan Halide (95% tổng công suất
nguồn sáng), tổng công suất nguồn sáng dao động lớn từ (53 - 193) KW/tàu, được bố trí trên các mạn của
cabin tàu và 100% tàu trang bị máy phát điện để phục vụ chiếu sáng. Qua tính toán và lựa chọn mức trang
bị ánh sáng đèn LED trên tàu chụp mực 4 tăng gông phù hợp với 65 bóng đèn LED tương đương với 13 KW
(200W/bóng) thắp sáng tập trung mực, cá và 0,5 KW (500W/bóng) để gom mực, cá. Ngoài ra, tính toán lựa
chọn được máy phát điện phù hợp để lắp đặt trên tàu với công suất là 20 KW.
Từ khóa: chụp mực 4 tăng gông, công suất nguồn sáng,đèn LED, đèn Metan Halide
ABSTRACT
The study results of lighting system on Stick held falling net with 4 Outriggers vessels showed that: i) the
fi sh lighting lamps are mainly Metan Halide (95 percent of total lighting power); ii) the total lighting power
fl uctuates greatly from 53 - 193 KW/fi shing vessel that located on the both side of the cabin; iii) 100 percent of
fi shing vessel equip dynamo for lighting on board. The results also presented some useful information, such as:
i) the equipped level with 65 LED lighting lamps under power total of 13 KW (200W/lamp) are suitable and
reasonable for squid, fi sh lighting attractor; ii) the lighting system requires 0,5 KW (500W/lighting lamp) for
squid, fi sh collecting. Particularly, the studying results showed that the suitable dynamo on the fi shing vessels
are 20 KW.
Key words: Stick held falling net with 4 Outriggers, lighting power, LED lamp, Metan Halide lamp.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quảng Nam là một tỉnh duyên hải miền
Trung, có chiều dài bờ biển 125 km, ngư trường
khai thác rộng trên 40.000 km², hai cửa biển
lớn là Kỳ Hà - Núi Thành, Cửa Đại - Hội An và
quần đảo Cù Lao Chàm có các yếu tố tự nhiên
thuận lợi để phát triển nghề khai thác hải sản.
Tàu cá xa bờ tỉnh Quảng Nam có khoảng 763
chiếc, trong số đó tàu chụp mực 4 tăng gông
có 81 chiếc, chiếm 10,2% (Chi cục Thủy sản
Quảng Nam, 2017). Hiện nay, trang bị nguồn
sáng trên các tàu chụp mực rất lớn (bình quân
101 KW/tàu), nhiều nhất sử dụng đến 193 KW,
dẫn đến chi phí chuyến biển tăng cao, ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của nghề
chụp mực. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải xác
định được mức công suất phát sáng và các loại
bóng đèn phù hợp với từng đội tàu để phát huy
tối đa nguồn sáng trang bị trên tàu, nâng cao
năng suất khai thác và hiệu quả kinh tế. Để giải
quyết vấn đề trên, chúng tôi thực hiện báo cáo
“Kết quả khảo sát trang bị nguồn sáng và
tính toán hệ thống đèn LED trên tàu chụp
mực 4 tăng gông”. Mục đích, khảo sát toàn
diện về trang bị nguồn sáng hiện tại trên tàu thử
¹ Phân Viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam
² Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
³ Phòng Đào tạo Đại học, Đại học Nha Trang
62 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
nghiệm và tính toán hệ thống đèn LED trên tàu
tiến hành thử nghiệm.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp điều tra, thu mẫu
Đối tượng điều tra: nghề chụp mực 4 tăng
gông công suất 90cv trở lên;
Phạm vi điều tra: Huyện Núi Thành và
Thăng Bình.
Điều tra số liệu theo biểu mẫu được thiết kế
phù hợp với nội dung nghiên cứu: tàu thuyền,
công suất máy, loại bóng đèn, công suất nguồn
sáng,... Số lượng mẫu thu được là 30 phiếu, đạt
tỷ lệ 37%.
2. Phương pháp tính toán thiết kế và xử lý
số liệu
2.1. Tiêu chí lựa chọn
Đèn LED được lựa chọn là loại bóng được
sử dụng chuyên cho đánh bắt thủy sản, để đáp
ứng được các điều kiện thực tế nhóm nghiên
cứu đưa ra các tiêu chí lựa chọn như sau:
1) Bóng đèn sử dụng được sản xuất tại Việt
Nam và phù hợp với điều kiện môi trường khắc
nghiệt trên biển;
2) Chủng loại và công suất bóng đèn phù
hợp, có quang thông lớn và nhiệt độ màu phù
hợp với nghề chụp mực (đối tượng mực ống);
3) Giá thành phù hợp với mức vốn đầu tư
của ngư dân.
Nhóm nghiên cứu lựa chọn loại bóng
đèn LED do Công ty Rạng Đông chế tạo,
với loại bóng công suất 200 W/bóng, model:
DDC04L/200 W để lắp đặt cho tàu thực nghiệm,
thông số kỹ thuật được thể hiện dưới Bảng 1.
Bảng 1. Thông số kỹ thuật bóng đèn LED
Hình 1. Bóng đèn LED trang bị trên tàu chụp mực 4 tăng gông
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 63
Đèn LED gom mực, cá lựa chọn loại bóng
500 W/bóng có đầy đủ các thông số kỹ thuật
thể hiện như Bảng 2, khác nhau ở độ rọi sáng,
là loại bóng tách rời để dễ bố trí lắp đặt; số
lượng 1 bóng.
2.2. Phương pháp tính toán và lắp đặt đèn LED
a) Tí nh toá n số lượng bóng đèn LED [3],
theo công thứ c dưới dây:
Trong đó: It - Dòng điện làm việc Max của
mỗi bóng đèn LED là It = 2,1 A (Bảng thông số
kỹ thuật của Đèn LED); Tiết diện dây đồng tính
chọn theo mật độ dòng điện tối đa cho phép J =
6A/mm²; k2 = 1,5 - hệ số an toàn.
d) Tính toán công suất máy phát điện [3]
PMF = PT x k3 (4)
Trong đó, PMF - Công suất của máy phát
điện (kW); PT - Tổng công suất bóng đèn LED
trang bị trên tàu (kW); k3 - Hệ số an toàn, chọn
k3 =1,25.
Phần mềm sử dụng: Excel 2010 và Autocad
2010 để xử lý số liệu và vẽ sơ đồ lắp đặt hệ
thống đèn LED trên tàu.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Hiện trạng sử dụng nguồn sáng trên tàu
chụp mực 4 tăng gông
1.1. Hiện trạng sử dụng máy phát điện
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết ngư dân
trang bị máy phát điện thắp sáng tập trung mực
và khoảng 10% số lượng tàu trang bị máy phụ
để dự phòng với các thông số kỹ thuật được thể
hiện dưới Bảng 2.
Trong đó: n: số lượng bóng đèn; ETB: độ rọi
trung bình tính theo phương nằm ngang từ vị trí
đặt nguồn sáng đến vị trí độ rọi 1lux; S: diện
tích bề mặt được chiếu sáng theo phương nằm
ngang (m²); k: hệ số sử dụng, k1 = 2 ÷ 3;Φ:
quang thông bóng đèn (lumen).
b) Hiệu suất phát quang là quang thông (lm)
phát ra trên mỗi đơn vị công suất (Watt) của
bóng đèn, tính theo công thưc [3]: η=Φ/P (2)
Trong đó : η là hiệ u suấ t phá t quang (lm/W);
là Φ quang thông củ a bó ng đè n (lm); P: là
công suấ t bó ng đè n (W).
c) Tính toán tiết diện của dây dẫn [3].
Bảng 2. Thông số kỹ thuật máy phụ trên tàu chụp mực 4 tăng gông
Trên tàu sử dụng từ 01 - 02 máy phát điện.
Hầu hết tàu chụp mực 4 tăng gông sử dụng máy
phát điện xoay chiều có công suất từ (30 - 100)
kVA, được sản xuất tại Hàn Quốc, Mỹ, Nhật
Bản và Trung Quốc, thể hiện dưới Bảng 3.
Như vậy, nếu trang bị đồng thời cả máy
phụ và máy phát điện trên tàu chụp mực 4 tăng
gông hoạt động xa bờ, thì chủ tàu phải bỏ ra
kinh phí đầu từ ban đầu khoảng 230 - 840 triệu
đồng/tàu.
64 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
1.2. Hiện trạng trang bị nguồn sáng trên tàu
chụp mực 4 tăng gông
1.2.1. Chủng loại bóng đèn trên tàu chụp mực
4 tăng gông
Tàu chụp mực 4 tăng gông tỉnh Quảng Nam
trang bị loại đèn sợi đốt và Metan Halide với
công suất dao động từ 1.000 - 2.000 W/bóng,
được thể hiện dưới Bảng 4.
Bảng 3. Thông số kỹ thuật máy phát điện trên tàu chụp mực 4 tăng gông
Bảng 4. Các loại bóng đèn sử dụng trên tàu chụp mực 4 tăng gông
Bảng 5 cho thấy, chủng loại ánh sáng trắng
và vàng là 02 loại được tàu chụp mực dùng để
thắp sáng, gom mực. Trong đó, số lượng bóng
đèn Metan Halide được sử dụng, chiếm 95%
trong khai thác. Ngoài ra, một số tàu còn tự chế
bóng đèn ngầm dưới nước để tập trung mực và
cá trong quá trình hoạt động khai thác hải sản
trên biển. Bóng đèn sợi đốt được sử dụng rất ít
trên tàu chụp mực, với chủng loại bóng đèn có
công suất 1.000 W/bóng.
1.2.2. Bố trí nguồn sáng trên tàu chụp mực 4
tăng gông
Tàu chụp mực 4 tăng gông tỉnh Quảng Nam
trang bị nguồn sáng có công suất lớn, ngưỡng
dao động rộng có tàu trang bị khoảng từ (53
- 193) KW, trung bình khoảng 119 KW/tàu,
được thể hiện dưới Bảng 5.
Ngoài bóng đèn, thì máng đèn và chóa đèn
là hai phụ kiện quan trọng trong việc sử dụng
hiệu quả nguồn sáng trên tàu. Hiện nay, một
số tàu chụp mực sử dụng các loại máng đèn và
chóa đèn tự tạo, được làm theo kinh nghiệm
của từng người và theo tập quán của từng địa
phương. Phần lớn các máng đèn và chóa đèn
trang bị trên tàu không đảm bảo yêu cầu về mặt
phản quang.
2. Tính toán, lắp đặt hệ thống đèn LED trên
tàu chụp mực 4 tăng gông
2.1. Tính toán số lượng bóng đèn phù hợp trên tàu
Đèn cao áp Metal Halide 1.000 W có quang
thông 28.800 lumen (tương đương 28,8 lm/W). Trên
tàu chụp mực 4 tăng gông thường trang bị công suất
nguồn sáng lớn và được chia thành 03 nhóm công
suất nguồn sáng được thể hiện như Bảng 6.
Qua Bảng 7 nhận thấy, công suất nguồn
sáng hiện này tàu chụp mực tỉnh Quảng Nam
trang bị trung bình là 58 KW (tần suất điều tra
đạt 56,7%). Theo công thức (2) ta tính được
quang thông lớn nhất mà nhóm công suất
nguồn sáng này có thể đạt được là: 58.000 x
28,8 = 1.670.400 lm.
Để thay thế bóng đèn Metan Halide nhóm
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 65
Bảng 6. Công suất nguồn sáng trung bình trang bị trên tàu chụp mực 4 tăng gông
nghiên cứu lựa chọn đèn LED có công suất
200 W được bán thông dụng trên thị trường với
các thông số kỹ thuật như Bảng 2. Như vây,
theo lý thuyết tương tự ta có thể tính được số
lượng bóng đèn LED cần trang bị trên tàu cá
theo công thức (1) như sau: 1.670.400/125 =
13.363,2 W ≈ 67 bóng đèn LED (loại 200W/
bóng). Để lắp đặt, bố trí hợp lý trên tàu nhóm
nghiên cứu chọn 65 bóng (mạn trái: 30 bóng;
mạn phải: 30 bóng và sau lái: 5 bóng).
2.2. Lựa chọn hệ thống phụ trợ cho đèn LED
trên tàu
2.2.1. Dây dẫn điện
Dòng điện làm việc Max của mỗi bóng đèn
LED, model: DDC04L/200W là It = 2,1 A. Đối
với dây đồng, tiết diện dây dẫn tính chọn theo
mật độ dòng điện tối đa cho phép J = 6A/mm².
Suy ra tiết diện dây dẫn là: 0,35 mm² và an toàn
là 0,7 mm² (hệ số k=2). Như vậy, để an toàn và
tiện lợi chúng tôi chọn dây dẫn Cadivi, loại có
2 lớp bọc cách điện để cấp nguồn điều khiển
cho mỗi bóng riêng lẻ có tiết diện S = 2 x 0,75
mm² và dây dẫn Cadivi cấp nguồn điều khiển
cho cụm 02 bóng đèn LED có tiết diện dây dẫn
S = 2 x 1,5 mm².
Máy phát điện tàu đang sử dụng để cấp nguồn
cho hệ thống 65 đèn LED là loại máy phát 3 pha.
Vì vậy, chúng tôi lựa chọn cáp đồng Cadivi 4 lõi
có tiết diện dây dẫn S = 4 x 10 mm² cách điện
PVC, loại dây mềm để nối lên tủ điện cấp cho
65 đèn LED nhằm đảm bảo an toàn (loại cáp rất
phổ biến trên thị trường hiện nay)
2.2.2. Áp-tô-mát
Theo nguyên tắc thiết kế Aptomat cho mạn
phải và đuôi tàu ở trên, 02 bóng đèn LED sẽ mắc
song song thành 01 cụm. Khi đó, dòng điện định
mức của Aptomat ta cần lựa chọn là 6A.
Máy phát điện hiện đang sử dụng để cấp
nguồn cho hệ thống 65 đèn LED là loại máy
phát 3 pha; do đó, để thuận tiện việc cấp nguồn
cho hệ thống đèn LED, ta phân tải 65 bóng LED
thành 3 nhóm có công suất tương đương nhau
Bảng 5. Bố trí nguồn sáng bằng các loại đèn truyền thống trên tàu chụp mực 4 tăng gông
66 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
để đảm bảo tính cân bằng. Ta lựa chọn Aptomat
3P-100A là loại phổ biến và đáp ứng được nhu
cầu bảo vệ hệ thống 65 đèn LED 200W .
Lựa chọn các Aptomat của hãng Sino. Được
làm bằng vật liệu chống cháy có khả năng cách
điện cao, đáp ứng tiêu chuẩn IEC 60898, có
khả năng ngắt dòng nhanh ngay khi sự cố ngắn
mạch xảy ra, bảo vệ tối đa cho các thiết bị cũng
như hệ thống điện.
Aptomat dùng cho mỗi bóng đèn LED
200W hoặc cụm 02 bóng đèn LED 200W, ta
cùng chọn một loại Aptomat tép của SINO 6A
với thiết kế hình dáng đơn giản, thuận tiện cho
mọi vị trí lắp đặt và bố trí khác nhau.
2.2.3. Công suất máy phát điện
Với công suất tổng của hệ thống 65 bóng
đèn LED là 13.000 W.
PMF = 1.300 x k = 13.000 x 1,25 = 16.250 W
= 16,25 KW (k = 1,25 là hệ số an toàn của máy
phát điện cần lựa chọn). Suy ra, chọn máy phát
điện công suất 20 kVA.
Lựa chọn máy phát điện có thông số kỹ
thuật như sau:
- Điệ n á p: 220/380V
- Số pha: 3 pha;
- Tầ n số : 50/60Hz;
- Tốc độ vòng quay: 1.500 vòng/phút
(1.500v/p)
- Hệ số công suấ t: cos φ = 0,85;
- Ổn định điệ n á p ≤ ± 0,5%;
- Dao độ ng tầ n số trong khoảng 0,25%;
- Tiết kiệm nhiên liệu: Sử dụng bộ điều tốc
điện tử, nhiên liệu tiêu hao sẽ tùy vào tần suất
sử dụng, có độ bền cơ học cao.
- Chức năng bảo vệ, cảnh bảo: Quá tải, mất
cân bằng tải; quá nhiệt độ, rò rỉ nhiên liệu, tần
số thấp/cao.
2.3. Bố trí nguồn sáng đèn LED trên tàu chụp mực
Tổng hợp nhiều kết quả nghiên và hiện
trạng trang bị nguồn sáng trên tàu chụp mực
4 tăng gông tỉnh Quảng Nam, nhóm nghiên
cứu đưa ra cách bố trí nguồn sáng trên tàu thử
nghiệm như Bảng 7, Hình 2 và Hình 3.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Các tàu chụp mực của ngư dân Quảng Nam
đang sử dụng máy phát điện có công suất dao
động từ 30 - 100 kVA, hiệu suất sử dụng đạt
0,8% và được sản xuất tại Mỹ hoặc Trung Quốc.
Số lượng bóng đèn Metan Halide được
trang bị trên tàu, chiếm 95% tổng công suất
nguồn sáng. Tổng công suất nguồn sáng trung
bình đạt 119 KW/tàu và được bố trí tập trung
trên cabin.
Nhóm nghiên cứu đã tính toán và lựa chọn
loại bóng đèn LED công suất 200 W/bóng,
model: DDC04L/200W để lắp đặt song song
với hệ thống đèn MH trên tàu thực nghiệm.
2. Kiến nghị
Nghiên cứu tính toán lắp đặt đèn LED trên
tàu chụp mực 4 tăng gông đã được hoàn thiện
bởi nhóm nghiên cứu và chủ tàu. Trong thời
gian tới cần triển khai thử nghiệm các chuyến
biển nhằm đánh giá hiệu quả của đèn LED và
hiệu chỉnh kết quả tính toán để áp dụng vào
thực tiễn sản xuất.
Bảng 7. Bố trí nguồn sáng bằng đèn LED dự kiến trên tàu chụp mực 4 tăng gông thử nghiệm
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 67
Hình 2. Sơ đồ lắp đặt hệ thống đèn LED trên tàu chụp mực 4 tăng gông
Hình 3. Lắp đặt hệ thống đèn LED trên tàu chụp mực 4 tăng gông
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Đức Sĩ (2006), Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sáng trong nghề
lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng, Luận án tiến sỹ, Nha Trang.
Tiếng Anh
2. Jae - sung choi và ctv, 2010. Photoreaction Analysis of Squids for the Development of a LED- Fishing Lamp.
Proceedings of the 2nd International Conference on Maritime and Naval Science and Engineering
3. S.C. Shen và H.J. Huang, 2012. Design of LED fi sh lighting attractors using horizontal/vertical LIDC map-
ping method. Department of Systems and Naval Mechatronic Engineering, National Cheng Kung University,
Tainan, Taiwan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_khao_sat_trang_bi_nguon_sang_va_tinh_toan_he_thong_d.pdf