Đánh giá kết quả can thiệp bệnh hở van 3 lá
khi xuất viện
Có sự cải thiện về các tình trạng giảm của các
triệu chứng như giảm tỷ lệ hở van ba lá độ nặng
(3+ và 4+), giảm tỷ lệ NYHA nặng (III & IV) và
giảm áp lực ĐMP tâm thu ở cả 2 nhóm bệnh
nhân đánh giá lúc xuất viện. Tuy nhiên, việc
đánh giá sớm ghi nhận kết quả không khác biệt
giữa 2 nhóm. Kết quả nghiên cứu của tác giả
Bettina ghi nhận mức độ hở van ba lá nhẹ sau
phẫu thuật chiếm 95,1%(1), so với kết quả của
chúng tôi thấp hơn ghi nhận sau phẫu thuật
86,4%. Điều này có thể lý giải do đặc điểm bệnh
nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có tình
trạng bệnh nặng khi phẫu thuật nên khả năng
cải thiện khó hơn.
Đánh giá kết quả can thiệp bệnh hở van ba lá
trong thời gian lâu dài
Đánh giá kết quả can thiệp bệnh hở van 3 lá
cần được theo dõi theo thời gian dài với tiêu chí
đánh giá dựa vào khả năng hạn chế việc xuất
hiện các triệu chứng hở van ba lá (độ >2+),
và/hoặc NYHA tăng 1 độ và/hoặc áp lực ĐMP
tâm thu (>50 mmHg). Ở nhóm bệnh nhân không
được can thiệp van ba lá, tiến triển bệnh hở van
ba lá dài hạn (11 năm) trong nghiên cứu của
chúng tôi là 76%, tương tự với tỷ lệ 77,4% của tác
giả Porter(9). Tương tư, tác giả Dreyfuss ghi nhận
sau 4,8 năm theo dõi thì mức độ hở van ba lá
(>2+) ở nhóm không can thiệp cao hơn nhóm can
thiệp (48% so với 2%, p<0,001) và NYHA tăng
(1,6 so với 1, p<0,001)(4). Ngoài ra, chúng tôi còn
ghi nhận được chỉ số nguy cơ của nhóm được
sửa van ba lá so với nhóm không sửa về tái hở
van ba lá (độ >2+) giảm 1,6 lần với HR=0,62
(95%CI, 0,48 – 0,81, p=0,001); nguy cơ tăng
NYHA 1 độ giảm 1,5 lần với HR=0,68 (95%CI,
0,48 – 0,92, p=0,01); nguy cơ tăng áp lực ĐMP
tâm thu > 50 mmHg giảm 1,4 lần với HR=0,72
(95%CI, 0,54 – 0,97, p=0,03) so với những bệnh
nhân không được can thiệp.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả lâu dài của điều trị bệnh hở van ba lá ở bệnh nhân phẫu thuật hai lá tại viện tim thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000 – 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
85
KẾT QUẢ LÂU DÀI CỦA ĐIỀU TRỊ BỆNH HỞ VAN BA LÁ
Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT HAI LÁ TẠI VIỆN TIM TP.HCM
TỪ NĂM 2000 – 2012
Trương Nguyễn Hoài Linh*, Nguyễn Văn Phan*, Phạm Thọ Tuấn Anh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả lâu dài của điều trị bệnh hở van ba lá ở những bệnh nhân phẫu thuật van hai lá
tại Viện Tim Tp.HCM
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu kết hợp tiến cứu với 652 bệnh nhân nhập viện đã
được điều trị phẫu thuật bệnh van hai lá có kèm theo thương tổn hở van ba lá trong khoảng thời gian từ năm
2000 đến năm 2012.
Kết quả: 652 bệnh nhân được tuyển chọn, trong đó có 581 được can thiệp điều trị van ba lá đồng thời với
phẫu thuật van hai lá (89.11%), còn nhóm bệnh nhân không được can thiệp điều trị van ba lá có số lượng là 71
bệnh nhân (10.89%). 38 ca tử vong (5.82%) với các nguyên nhân gây tử vong như suy tim nặng (13/38), sốc
nhiễm trùng (7/38) và những nguyên nhân khác như : block nhĩ thất độ 3; vỡ thất trái, suy thận nặng. Thời gian
theo dõi là 6,16 ± 3,59 năm. Cả 2 nhóm bệnh nhân đều cải thiện tình trạng bệnh van 3 lá về mức độ hở van ba lá,
mức độ NYHA và áp lực ĐMP tâm thu khi đánh giá vào thời điểm xuất viện. Kết quả đánh giá lâu dài sau phẫu
thuật, nhóm được can thiệp có nguy cơ giảm so với nhóm không can thiệp về mức độ hở van ba lá (>2+) với
HR=0.62 (95%CI, 0.48 – 0.81 và p=0.001), sự gia NYHA thêm 1 độ với HR=0.68 (95%CI, 0.48 – 0.92 và
p=0.01) và sự tăng áp lực động mạch phổi tâm thu (>50 mmHg) với HR=0.72 (95%CI, 0.54 – 0.97 và p=0.03).
Kết luận: Đánh giá kết quả can thiệp van ba lá ngay sau phẫu thuật giữa 2 nhóm bệnh nhân không phản
ánh được chính xác so với việc đánh giá kết quả theo thời gian dài sau phẫu thuật. Nhóm bệnh nhân được can
thiệp van ba lá giảm được nguy cơ tái hở van ba lá vừa‐nặng (>2+), giảm được nguy cơ tăng NYHA 1 độ và
giảm được nguy cơ tăng áp lực ĐMP tâm thu trên 50mmHg khi so với nhóm bệnh nhân không can thiệp, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Các yếu tố liên quan đến kết quả ở nhóm can thiệp tốt hơn ở nhóm không
can thiệp về lâu dài đó là loại hở van ba lá cơ năng, đường kính thất trái tâm thu (sVG) bình thường và đường
kính thất phải bình thường (VD).
Từ khóa: kết quả lâu dài, bệnh hở van ba lá, bệnh van hai lá, Viện Tim Tp.HCM
ABSTRACT
LONGTERM OUTCOMES OF THE TRICUSPID VALVE TREATMENT IN PATIENTS WITH MITRAL
VALVE SURGERY AT HEART INSTITUTE HO CHI MINH CITY FROM YEAR 2000 TO 2012
Truong Nguyen Hoai Linh, Nguyen Van Phan, Pham Tho Tuan Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ No 4 ‐ 2014: 85 ‐ 93
Objective: To evaluate the long‐term outcome of the tricuspid regurgitation treatment in patients with
mitral valve surgery at Heart Institute HCMC.
Method: Combined retrospective and prospective cohort study with 652 patients hospitalized for mitral
valve surgery with TR symptoms in the period from 2000 to 2012.
Results: 652 patients were recruited, of which 581 repaired tricuspid valve during mitral valve surgery
(89.11 %), 71 unrepaired tricuspid valve (10.89 %). 38 died in/after surgery (5.82 %) due to severe heart failure
(13/ 38), septic shock (7/38) and other reasons. Follow‐up time is 6.16 ± 3.59 years. Both groups had the same
* Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh ** Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS.Bs. Trương Nguyễn Hoài Linh, ĐT: 0903997330, Email: tn_hl2002@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014
86
improvement in the TR grade (>2+), NYHA and PAPS when assessing at dis‐charged time. For long‐term
outcomes, tricuspid valve repaired patients had lower risk comparing to unrepaired ones in TR grade >2+,
with HR = 0.62 (95 % CI, 0:48 ‐ 0.81 and p = 0.001), NYHA increasing 1 grade with HR = 0.68 (95 % CI, 0.48 ‐
0.92 and p = 0.01) and PAPS increasing > 50 mmHg with HR = 0.72 (95 % CI, 0.54 ‐ 0.97 and p = 0.03).
Conclusion: Assessing tricuspid valve treatment efficacy at dis‐charge time did not showed the difference
between 2 groups (repaired vs. unrepaired), but long‐term outcomes show the significant difference. Tricuspid
repaired patients had the lower risk of TR severe grade (>2+), NYHA increasing 1 grade and PAPS increasing >
50 mmHg compared to un‐repaired ones with statistically significant (p <0.05). Predicted factors for better long‐
term outcomes in repaired valve patients to unrepaired ones are functional TR, normal left ventricular systolic
diameter (SVG) and normal right ventricular diameter (VD).
Keywords: long‐term outcomes, tricuspid regurgitation, mitral valve disease, Heart Institute HCMC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý hở van ba lá thường đi kèm với
thương tổn van tim bên trái (van hai lá hoặc van
động mạch chủ), theo kết quả khảo sát của tác
giả Sagie A. hơn 1/3 bệnh nhân bệnh van tim hai
lá có kèm theo theo tổn thương hở van ba lá với
mức độ hở van ba lá > 2+ (độ 2 trở lên)(2,11). Do đó
bệnh hở van ba lá thường được khuyến cáo can
thiệp sớm và đồng thời trong quá trình phẫu
thuật van hai lá nếu như đường kính vòng van
ba lá >35‐40 mm (đo bằng siêu âm tim) trước mổ
bất chấp có hoặc không có mức độ hở van ba lá
(>2+)(5) để tránh nguy cơ tái hở van ba lá sau
phẫu thuật sửa chữa van hai lá (sửa hoặc thay
van) và làm giảm đi tỷ lệ tử vong cao (khoảng
11%) do phẫu thuật lại van ba lá (mổ lại) để điều
trị bệnh hở van ba lá tiến triển nặng(6).
Khi bệnh nhân không được can thiệp sớm
bệnh hở van ba lá, thì về lâu dài dẫn đến nhiều
biến chứng như hở van ba lá sẽ nặng dần theo
thời gian, dẫn đến dãn vòng van ba lá và dãn
thất phải, tăng áp động mạch phổi dẫn đến suy
tim và tử vong(9). Kết quả nghiên cứu của tác giá
Matsugana A, những bệnh nhân phẫu thuật van
hai lá mà không được can thiệp van ba lá đồng
thời thì có đến 74% bệnh nhân sẽ bị hở van ba lá
với độ 2+ sau thời gian theo dõi trên 3 năm(7).
Điều đó cho thấy bệnh hở van ba lá không mất
đi mặc dù đã điều trị phẫu thuật thành công
bệnh van hai lá(2,13).
Khi bệnh nhân được can thiệp sớm bệnh hở
van ba lá đồng thời với phẫu thuật van hai lá thì
kết quả điều trị theo dõi sau 5 năm trong nghiên
cứu của tác giả Calafiore AM ghi nhận ở nhóm
được can thiệp thì tỷ lệ hở van ba lá (2+) là 45%
và ở nhóm không được can thiệp thì tỷ lệ hở van
ba lá (2+) là 74,5%(3).
Việc chẩn đoán và can thiệp bệnh hở van
ba lá ở bệnh nhân bị thương tổn van tim bên
trái (van 2 lá) đã được chúng tôi thực hiện
nghiên cứu tại Viện Tim Tp.HCM từ năm 2000
đến nay. Nhằm đánh giá kết quả điều trị bệnh
lý hở van ba lá sau 1 thời gian dài (trên 10
năm), chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá
kết quả lâu dài của điều trị bệnh lý hở van ba
lá ở những bệnh nhân đã được phẫu thuật van
hai lá tại Viện Tim Tp.HCM.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Những bệnh nhân đã
được phẫu thuật van 2 lá tại Viện Tim TP.HCM
từ năm 2000 – 2012 và có kèm theo hở van ba lá.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn
hệ hồi cứu kết hợp tiến cứu, thu thập những
thông tin ban đầu qua hồ sơ bệnh án và tiến
hành theo dõi bệnh nhân theo thời gian.
Cỡ mẫu nghiên cứu: lựa chọn công thức tính
cỡ mẫu nghiên cứu xác định hiệu quả can thiệp
221
2
221112/1
_
)2
pp
qpqpZpqZ
n
Theo nghiên cứu của tác giả Calafiore AM về
kết quả sửa van ba lá sau 5 năm, ở nhóm được
can thiệp thì tỷ lệ hở van ba lá (2+) là 45% và ở
nhóm không được can thiệp thì tỷ lệ hở van ba lá
(2+) là 74,5% với lực mẫu bằng 90% và mức ý
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
87
nghĩa thống kê bằng 5%, cỡ mẫu cần thiết cho
mỗi nhóm tối thiểu là 63 bệnh nhân. Ước lượng
10% tử vong sớm. Do đó số lượng mẫu của mỗi
nhóm cần thu thập là 70 bệnh nhân. Tuy nhiên
để kết quả phân tích có ý nghĩa thống kê, chúng
tôi đã tiến hành thu thập toàn bộ số hồ sơ bệnh
án có thể tiếp cận được.
Thu thập và xử lý số liệu: Số liệu của bệnh
nhân thì được thu thập bằng phiếu thu thập và
được nhập vào phần mềm EpiData 3.1 và được
phân tích bằng phần mềm Stata 12.1. Các số liệu
định lượng được biểu diễn giá trị trung bình và
độ lệch chuẩn hoặc trung vị và khoảng. Các số
liệu định tính được biểu diễn bằng tỷ lệ phần
trăm. Sử dụng các phép kiểm định: chi bình
phương với biến định tính và danh định; t‐test
với biến định lượng có phân phối chuẩn; Mann‐
Whitney với biến định lượng không có phân
phối chuẩn; Hồi quy Logistic (đơn/đa biến); Hồi
quy Cox và kiểm định log‐rank.
KẾT QUẢ
652 hồ sơ đã được chọn (trước mổ), trong đó
có 581 bệnh nhân thuộc nhóm được can thiệp
điều trị van ba lá chiếm tỷ lệ 89,11%, còn nhóm
bệnh nhân không được can thiệp điều trị van ba
lá có số lượng là 71 bệnh nhân, chỉ chiếm tỷ lệ
10,89%. Sau phẫu thuật số lượng bệnh nhân tử
vong là 38 ca (5,82%) với các nguyên nhân gây tử
vong như suy tim nặng (13/38), sốc nhiễm trùng
(7/38), suy đa cơ quan (3/38), các nguyên nhân
khác đơn lẻ: block nhĩ thất độ 3; vỡ thất trái; suy
thận nặng. Hầu hết ở các đối tượng bị tử vong
đều có ít nhất 2 triệu chứng đồng thời như suy
tim kèm sốc nhiễm trùng.
Số bệnh nhân còn lại là 614 ca được dùng để
phân tích kết quả điều trị theo thời gian, với thời
gian trung bình theo dõi là 6,16 ± 3,59 năm
Tỷ lệ % phân bố các đặc điểm lâm sàng theo
ngưỡng giá trị bình thường
Tình trạng bệnh hở van ba lá của bệnh nhân
được dựa vào các đặc điểm lâm sàng và cận lâm
sàng so với giá trị ngưỡng bình thường. Để có
thể hiểu rõ và so sánh được tình trạng bệnh hở
van ba lá giữa 2 nhóm có can thiệp sửa van ba lá
so với nhóm không có can thiệp sửa van ba lá
trong quá trình phẫu thuật van hai lá, chúng tôi
khảo sát tỷ lệ (%) phân bố các đặc điểm lâm sàng
theo ngưỡng giá trị bình thường, kết quả được
trình bày trong bảng 1.
Chúng tôi ghi nhận một số đặc điểm có sự
phân bố khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống
kê (p<0,05) bao gồm: giới tính, nhịp tim, loại hở
van ba lá, độ hở van ba lá, độ NYHA, đường
kính vòng van ba lá, đường kính thất phải và áp
lực ĐMP tâm thu. Tuy nhiên, tất cả các đặc điểm
lâm sàng và cận lâm sàng này đều sẽ được khảo
sát tiếp về khả năng có liên quan hay không đến
kết quả lâu dài về tiến triển bệnh hở van ba lá
theo thời gian dài với mô hình Cox.
Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu theo ngưỡng giá trị bình thường
Dân số nghiên cứu (n=652) Nhóm không can thiệp (n=71) Nhóm có can thiệp (n=581) Giá trị p
Tuổi 44,28 ± 11,51 47,16 ± 12,32 0,05
BMI 50,87 ± 8,03 50,71 ± 9,35 0,88
Giới tính Nam 15 (21,13%) 209 (35,97%) 0,006
Nữ 56 (78,87%) 372 (64,03%)
RCT (%) 63,17 ± 7,3 65,93 ± 8,2 0,32
Nhịp tim Nhịp xoang 44 (61,97%) 218 (37,52%) <0,001
Rung nhĩ 27 (38,03%) 363 (62,48%)
Tổn thương van 2 lá
Hở van 2 lá 16 (22,54%) 102 (17,56%)
0,21 Hẹp van 2 lá 27 (38,03%) 207 (35,63%)
Hẹp hở phối hợp 28 (39,44%) 272 (46,82%)
Loại hở van 3 lá cơ năng 62 (87,32%) 352 (55,94%) <0,001
thực thể 9 (12,685) 256 (44,06%)
Độ hở van 3 lá 1+ & 2+ 39 (54,93%) 55 (9,47%) <0,001
3+ & 4+ 32 (45,07%) 526 (90,53%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014
88
Dân số nghiên cứu (n=652) Nhóm không can thiệp (n=71) Nhóm có can thiệp (n=581) Giá trị p
NYHA
I & II 65 (91,55%) 453 (77,97%)
0,008
III & IV 6 (8,45%) 128 (22,03%)
ĐK vòng van 3 lá (mm) < 40 mm 27 (38,03%) 136 (23,41%) 0,007
> 40 mm 44 (61,97%) 445 (76,59%)
dVG (mm)
< 50 mm 34 (47,89%) 236 (40,62%)
0,24
> 50 mm 37 (52,11%) 345 (59,38%)
sVG (mm)
< 44 mm 27 (38,03%) 189 (32,53%)
0,35
> 44 mm 44 (61,97%) 392 (67,47%)
EF (%)
< 55% 1 (1,41%) 21 (3,61%)
0,33
> 55% 70 (98,59) 560 (96,39%)
VD (mm)
< 35 mm 70 (98,59%) 540 (92,94%)
0,07
> 35 mm 1 (1,41%) 41 (7,06%)
OG (mm)
< 38 mm 0 (0%) 4 (0,69%)
0,48
> 38 mm 71 (100%) 577 (99,31%)
PAPS (mmHg)
< 50 mmHg 6 (8,45%) 18 (3,1%)
0,03
> 50 mmHg 65 (91,55%) 563 (96,9%)
Ghi chú: RCT=chỉ số tim/ngực; NYHA= phân độ suy tim theo Hiệp hội tim mạch New York; dVG= đường kính thất trái tâm
trương; sVG = đường kính thất trái tâm thu; EF = phân suất tống máu; VD = đường kính thất phải; OG = đường kính nhĩ
trái; PAPS = Áp lực động mạch phổi tâm thu.
Hình 1: Tỷ lệ (%) những đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng có sự khác biệt giữa nhóm không can thiệp và can
thiệp
Kết quả can thiệp hở van ba lá trước và sau phẫu thuật giữa 2 nhóm
Cải thiện mức độ hở van ba lá
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
89
Bảng 2: Cải thiện mức độ hở van ba lá của nhóm 1 & 2 trước và sau phẫu thuật
Mức độ
hở van ba lá
Nhóm không can thiệp Nhóm can thiệp
Trước PT Sau PT Trước PT Sau PT
1 4 (5,63%) 1 (1,43%) 4 (0,69%) 75 (13,79%)
2 35 (49,3%) 51 (72,86%) 51 (8,78%) 395 (72,61%)
3 30 (42,25%) 17 (24,29%) 395 (67,99%) 69 (12,68%)
4 2 (2,82%) 1 (1,43%) 131 (22,55%) 5 (0,92%)
Trung bình 2,42 ± 0,64 2,25 ± 0,5 3,12 ± 0,57 2,00 ± 0,55
Độ nhẹ (1+ và 2+) 54,93% 74,29% 9,47% 86,4%
Độ nặng (3+ và 4+) 45,07% 25,72% 90,54% 13,6%
Ở nhóm can thiệp, sự cải thiện có ý nghĩa
thống kê (p<0,001) với tỷ lệ hở van ba lá nặng
trước phẫu thuật là 90,54% giảm còn 13,6%, và tỷ
lệ hở van ba lá nhẹ tăng từ 9,47% lên 86,4%. Còn
ở nhóm không can thiệp thì sự cải thiện không
có ý nghĩa thống kê (p=0,09).
Cải thiện NYHA
Bảng 3: Cải thiện mức độ NYHA của nhóm 1 & 2
trước và sau phẫu thuật
Mức độ
NYHA
Nhóm 1 Nhóm 2
Trước PT Sau PT Trước PT Sau PT
I 3 (4,23%) 8 (11,43%) 12 (2,07%) 74 (13,58%)
II 62 (87,32%)
61
(87,14%) 441 (75,9%)
459
(84,22%)
III 6 (8,45%) 1 (1,43%) 120 (20,65%) 9 (1,65%)
IV 0 0 8 (1,38%) 8 (0,55%)
Trung
bình 2,04 ± 0,35 1,9 ± 0,34 2,21 ± 0,48 1,89 ± 0,4
Độ nhẹ
(I & II) 91,55% 98,57% 77,97% 97,8%
Độ nặng
(III & IV) 8,45% 1,43% 22,03% 2,2%
Sự cải thiện về NYHA ở 2 nhóm đều có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê, nhóm không can
thiệp (p=0,01), nhóm can thiệp (p<0,001).
Cải thiện áp lực ĐMP tâm thu
Bảng 4: Cải thiện áp lực ĐMP tâm thu của nhóm 1
& 2 trước và sau phẫu thuật
Áp lực ĐMP
tâm thu
Nhóm 1 Nhóm 2
Trước PT Sau PT Trước PT Sau PT
< 50 mmHg 3,09% 74,3% 8,45% 84,06%
> 50 mmHg 96,9% 25,7% 91,55% 15,94%
Trung bình 62,74 ± 14,94 41,96 ± 7,03 71 ± 16,7
44,47 ±
11,61
Sự cải thiện về áp lực ĐMP tâm thu ở 2
nhóm đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê,
nhóm không can thiệp (p<0,001), nhóm can
thiệp (p<0,001).
Kết quả can thiệp hở van ba lá theo dõi lâu dài sau phẫu thuật giữa 2 nhóm
Mức độ hở van ba lá (>2+) theo thời gian
Bảng 5: Xác suất hở van 3 lá (>2+) tại các thời điểm giữa 2 nhóm
Thời điểm theo dõi
hở van 3 lá (>2+)
Nhóm không can thiệp (n=69) Nhóm can thiệp (n=545)
Xác suất cộng dồn 95% CI Xác suất cộng dồn 95% CI
Sau 1 năm 0,1 0,04 – 0,2 0,13 0,1 – 0,15
3 năm 0,16 0,09 – 0,26 0,21 0,2 – 0,27
5 năm 0,52 0,41 – 0,64 0,30 0,26 – 0,34
10 năm 0,79 0,69 – 0,88 0,63 0,58 – 0,68
11 năm 0,89 0,8 – 0,95 0,76 0,72 – 0,81
12 năm 0,95 0,88 – 0,99 0,86 0,81 – 0,91
13 năm 1 0,95 0,88 – 0,98
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014
90
Hình 2: Xác suất tích lũy hở van 3 lá (>2+) giữa 2 nhóm theo thời gian
Xác suất hở van ba lá (>2+) của nhóm không
can thiệp theo thời gian cao hơn so với ở nhóm
can thiệp với HR=0,62 (95%CI, 0,48 – 0,81 và
p=0,001) nghĩa là những bệnh nhân được can
thiệp hở van ba lá thì nguy cơ hở van 3 lá (>2+)
giảm 1,6 lần so với những bệnh nhân không
được can thiệp.
Mức độ NYHA (tăng 1 độ) theo thời gian giữa nhóm 1 và 2
Hình 3: Xác suất tích lũy NYHA tăng 1 độ giữa nhóm 1và 2 theo thời gian
Bảng 6: Xác suất tăng NYHA 1 độ tại các thời điểm giữa 2 nhóm
Thời điểm theo dõi
tăng NYHA 1 độ
Nhóm không can thiệp (n=69) Nhóm can thiệp (n=545)
Xác suất cộng dồn 95% CI Xác suất cộng dồn 95% CI
Sau 1 năm 0,1 0,04 – 0,2 0,13 0,1 – 0,15
3 năm 0,15 0,08 – 0,25 0,18 0,16 – 0,22
5 năm 0,41 0,3 – 0,54 0,26 0,23 – 0,31
10 năm 0,67 0,54 – 0,79 0,54 0,5 – 0,6
11 năm 0,76 0,63 – 0,87 0,60 0,55 – 0,66
12 năm 0,84 0,70 – 0,94 0,65 0,58 – 0,72
13 năm 0,84 0,70 – 0,94 0,76 0,62 – 0,87
Xác suất tăng NYHA của nhóm không can
thiệp theo thời gian cao hơn so với ở nhóm can
thiệp với HR=0,68 (95%CI, 0,48 – 0,92 và
p=0,01) nghĩa là những bệnh nhân được can
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
91
thiệp hở van 3 lá thì nguy cơ tăng NYHA 1 độ
giảm 1,5 lần sơ với những bệnh nhân không
được can thiệp.
Áp lực ĐMP tăng (>50 mmHg) theo thời gian giữa 2 nhóm
Hình 4: Xác suất tích lũy tăng áp lực ĐMP (>50 mmHg) giữa 2 nhóm
theo thời gian
Bảng 7: Xác suất tăng áp lực ĐMP (>50 mmHg) tại các thời điểm giữa 2 nhóm
Thời điểm theo dõi
tăng áp lực ĐMP tâm thu >50 mmHg
Nhóm không can thiệp (n=69) Nhóm can thiệp (n=545)
Xác suất cộng dồn 95% CI Xác suất cộng dồn 95% CI
Sau 1 năm 0,10 0,05 – 0,2 0,13 0,11 – 0,16
3 năm 0,16 0,09 – 0,26 0,23 0,20 – 0,27
5 năm 0,51 0,40 – 0,63 0,31 0,28 – 0,35
10 năm 0,72 0,61 – 0,83 0,59 0,54 – 0,64
11 năm 0,77 0,65 – 0,87 0,69 0,64 – 0,74
12 năm 0,85 0,72 – 0,94 0,83 0,77 – 0,89
13 năm 1 0,98 0,92 – 0,99
Xác suất tăng áp lực động mạch phổi tâm
thu (>50 mmHg) của nhóm không can thiệp
theo thời gian cao hơn so với ở nhóm can thiệp
với HR=0,72 (95%CI, 0,54 – 0,97 và p=0,03)
nghĩa là những bệnh nhân được can thiệp hở
van ba lá thì nguy cơ tăng áp lực ĐMP (>50
mmHg) giảm 1,4 lần so với những bệnh nhân
không được can thiệp.
Những yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng liên
quan đến kết quả lâu dài của tiến triển hở van
ba lá
Kết quả điều trị lâu dài ghi nhận ở nhóm có
can thiệp tốt hơn nhóm không can thiệp. Tất cả
những yếu tố ghi nhận có hoặc không có khác
biệt giữa 2 nhóm (bảng 1) được đưa vào mô hình
Cox để xác định chỉ số nguy cơ HR. Kết quả ghi
nhận được trình bày ở bảng 8.
Bảng 8: Chỉ số nguy cơ HR liên quan đến kết quả điều trị lâu dài
Chỉ số HR (95%CI, giá trị p) giữa nhóm không can thiệp và nhóm có can thiệp van 3 lá
Biến số khảo sát Tái hở van ba lá (>2) Tăng NYHA 1 độ Tăng PAPS>50mmHg
Giới tính nữ 0,91 (p=0,39) 0,88 (p=0,33) 0,95 (p=0,67)
Rung nhĩ 1,15 (p=0,19) 1,23 (p=0,09) 1,19 (p=0,13)
Loại hở van ba lá thực thể 2,26 (1,79 – 2,87, p<0,001) 2,01 (1,55 – 2,63, p<0,001) 1,38 (1,09 – 1,74, p=0,007)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014
92
Chỉ số HR (95%CI, giá trị p) giữa nhóm không can thiệp và nhóm có can thiệp van 3 lá
Biến số khảo sát Tái hở van ba lá (>2) Tăng NYHA 1 độ Tăng PAPS>50mmHg
Độ hở van ba lá 3+ & 4+ 1,12 (p=0,84) 1,16 (p=0,37) 1,18 (p=0,32)
NYHA III & IV 1,05 (p=0,69) 1,14 (p=0,42) 1,26 (p=0,09)
ĐK vòng van ba lá > 40 mm 0,87 (p=0,25) 0,82 (p=0,16) 0,91 (p=0,48)
dVG > 50 mm 1,07 (p=0,63) 1,14 (p=0,42) 1,20 (p=0,22)
sVG > 44 mm 0,73 (p=0,05) 0,67 (p=0,08) 0,66 (p=0,09)
EF < 55% 1,27 (p=0,39) 1,31 (p=0,39) 1,49 (p=0,15)
VD > 35 mm 1,4 (p=0,1) 1,63 (1,05 – 2,54, p=0,03) 1,72 (1,18 – 2,51, p=0,004)
OG > 38 mm 2,54 (p=0,35) 2,32 (p=0,40) 1,25 (p=0,75)
PAPS (> 50 mmHg) 0,96 (p=0,89) 0,80 (p=0,44) 1,05 (p=0,87)
Hở van ba lá thực thể liên quan đến việc
tăng nguy cơ hở van ba lá (>2+), tăng NYHA 1
độ và tăng áp lực ĐMP tâm thu (>50mmHg) sau
thời gian theo dõi trên 10 năm và kết quả phân
tầng theo nhóm được can thiệp và không can
thiệp thì ghi nhận nhóm không can thiệp có
nguy cơ tăng hở van 3 lá (>2+) là 2,26 lần với
HR=2,26 (p<0,001), tăng NYHA 1 độ là 2,01 lần
với HR=2,01 (p<0,001) và tăng áp lực ĐMP tâm
thu (>50mmHg) là 1,38 lần với HR=1,38 (p=0,007)
so với nhóm được can thiệp.
BÀN LUẬN
Đánh giá kết quả can thiệp bệnh hở van 3 lá
khi xuất viện
Có sự cải thiện về các tình trạng giảm của các
triệu chứng như giảm tỷ lệ hở van ba lá độ nặng
(3+ và 4+), giảm tỷ lệ NYHA nặng (III & IV) và
giảm áp lực ĐMP tâm thu ở cả 2 nhóm bệnh
nhân đánh giá lúc xuất viện. Tuy nhiên, việc
đánh giá sớm ghi nhận kết quả không khác biệt
giữa 2 nhóm. Kết quả nghiên cứu của tác giả
Bettina ghi nhận mức độ hở van ba lá nhẹ sau
phẫu thuật chiếm 95,1%(1), so với kết quả của
chúng tôi thấp hơn ghi nhận sau phẫu thuật
86,4%. Điều này có thể lý giải do đặc điểm bệnh
nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có tình
trạng bệnh nặng khi phẫu thuật nên khả năng
cải thiện khó hơn.
Đánh giá kết quả can thiệp bệnh hở van ba lá
trong thời gian lâu dài
Đánh giá kết quả can thiệp bệnh hở van 3 lá
cần được theo dõi theo thời gian dài với tiêu chí
đánh giá dựa vào khả năng hạn chế việc xuất
hiện các triệu chứng hở van ba lá (độ >2+),
và/hoặc NYHA tăng 1 độ và/hoặc áp lực ĐMP
tâm thu (>50 mmHg). Ở nhóm bệnh nhân không
được can thiệp van ba lá, tiến triển bệnh hở van
ba lá dài hạn (11 năm) trong nghiên cứu của
chúng tôi là 76%, tương tự với tỷ lệ 77,4% của tác
giả Porter(9). Tương tư, tác giả Dreyfuss ghi nhận
sau 4,8 năm theo dõi thì mức độ hở van ba lá
(>2+) ở nhóm không can thiệp cao hơn nhóm can
thiệp (48% so với 2%, p<0,001) và NYHA tăng
(1,6 so với 1, p<0,001)(4). Ngoài ra, chúng tôi còn
ghi nhận được chỉ số nguy cơ của nhóm được
sửa van ba lá so với nhóm không sửa về tái hở
van ba lá (độ >2+) giảm 1,6 lần với HR=0,62
(95%CI, 0,48 – 0,81, p=0,001); nguy cơ tăng
NYHA 1 độ giảm 1,5 lần với HR=0,68 (95%CI,
0,48 – 0,92, p=0,01); nguy cơ tăng áp lực ĐMP
tâm thu > 50 mmHg giảm 1,4 lần với HR=0,72
(95%CI, 0,54 – 0,97, p=0,03) so với những bệnh
nhân không được can thiệp.
Những yếu tố liên quan góp phần vào kết quả
điều trị lâu dài giữa 2 nhóm
Các yếu tố liên quan đến kết quả can thiệp
tốt hơn ở nhóm không can thiệp về lâu dài khi
bệnh nhân bị hở van ba lá cơ năng, có đường
kính thất trái tâm thu (sVG) bình thường và có
đường kính thất phải bình thường. Kết quả của
chúng tôi khác với tác giả Song đã ghi nhận các
yếu tố khác tuổi (HR=1,0, p=0,005), giới tính nữ
(HR=5,0=0,001), thấp tim (HR=3,8, p=0,011), rung
nhĩ (HR=2,6, p=0,035), độ hở van ba lá (HR=1,1,
p<0,001)(10). Sự khác biệt này có thể do đặc điểm
dân số ở 2 khu vực địa lý khác nhau và tình
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
93
trạng bệnh khác nhau nên có thể các yếu tố liên
quan cũng khác nhau.
KẾT LUẬN
Đánh giá kết quả can thiệp van ba lá ngay
sau phẫu thuật giữa 2 nhóm bệnh nhân không
phản ánh được chính xác so với việc đánh giá
kết quả theo thời gian dài sau phẫu thuật. Nhóm
bệnh nhân được can thiệp van ba lá giảm được
nguy cơ tái hở van ba lá vừa‐nặng (>2+), giảm
được nguy cơ tăng NYHA 1 độ và giảm được
nguy cơ tăng áp lực ĐMP tâm thu trên 50mmHg
khi so với nhóm bệnh nhân không can thiệp, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các yếu
tố liên quan đến kết quả can thiệp tốt hơn ở
nhóm không can thiệp về lâu dài đó là loại hở
van ba lá cơ năng, đường kính thất trái tâm thu
(sVG) bình thường và đường kính thất phải bình
thường (dVD).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bettina Pfannmuller et al, Concomitant tricuspid valve repair
in patients with minimally invasive mitral valve surgery,
2013, ACS. Vol2, No6.
2. Breyer RH, McClenathan JH, Michaelis LL, McIntosh CL,
Morrow AG. Tricuspid regurgitation. A comparison of
nonoperative management, tricuspid annuloplasty, and
tricuspid valve replacement. J Thorac Cardiovasc Surg
1976;72:867–74.
3. Calafiore AM, Gallina S, Iaco AL, Contini M, Bivona A,
Gagliardi M,Bosco P, Di Mauro M. Mitral valve surgery for
functional mitral regurgitation:should moderate‐or‐more
tricuspid regurgitation be treated? a propensity score analysis.
Ann Thorac Surg 2009;3:698–703.
4. Dreyfus GO; Corbi PJ, Chan KM, Bahramit, Secondary TR or
dilatation which should be the criteria for surgical repair?,
Ann. Thorac Surg. 2005; 79: 127‐132.
5. ACC/AHA 2006, guidelines for the management of paients
with valvulaires heart disease. Journal American Coll
Cardiol.2006, 48: e1‐148.
6. Kwon DA, Park JS, Chang HJ, Kim YJ, Sohn DW, Kim KB,
Ahn H, Oh BH, Park YB, Choi YS. Prediction of outcome in
patients undergoing surgery for severe tricuspid regurgitation
following mitral valve surgery and role of tricuspid annular
systolic velocity. Am J Cardiol. 2006 Sep 1;98(5):659‐61.
7. Matsunaga A et al, Progression of TR after repaired functional
ischemic mitral regurigation. Circulation,2005:112 (suppl).I‐
453‐I‐457
8. McCarthy PM, Bhudia SK, Rajeswaran J, Hoercher KJ, Lytle
BW,Cosgrove DM, Blackstone EH. Tricuspid valve repair:
durability and risk factors for failure. J Thorac Cardiovasc
Surg. 2004;127:674 –685
9. Porter A, Shapira Y, Wurzel M, Sulkes J, Vaturi M, Adler Y,
Sahar G,Sagie A. Tricuspid regurgitation late after mitral
valve replacement:clinical and echocardiographic evaluation.
J Heart Valve Dis 1999;1:57–62.
10. Sagie A, et al., Echocardiographic assessment of mitral
stenosis and its associated valvular lesions in 205 patients and
lack of association with mitral valve prolapse. J Am Soc
Echocardiogr. 1997
11. Song H, Kim MJ, Chung CH, Choo SJ, Song MG, Song JM,
Kang DH, Lee JW, Song JK. Factors associated with
development of late significant tricuspid regurgitation after
successful left‐sided valve surgery. Heart 2009;11:931–936.
12. Vahanian et al., Eur Heart J, ESC guidelines, European Heart
Journal (2012) 33, 2451–2496
13. Xiao XJ, Huang HL, Zhang JF, et al. Surgical treatment of late
tricuspid regurgitation after left cardiac valve replacement.
Heart Lung Circ 2004;13:65–9.
14. Shafie MZ, Hayat N, Majid OA. Fate of tricuspid
regurgitation after closed valvotomy for mitral stenosis. Chest
1985;88:870 –3.
Ngày nhận bài báo: 18/04/2014
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/04/2014
Ngày bài báo được đăng: 30/08/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_lau_dai_cua_dieu_tri_benh_ho_van_ba_la_o_benh_nhan_p.pdf