Kết quả ngắn hạn phẫu thuật bắc cầu mạch vành ở người cao tuổi

Trong nghiên cứu của chúng tôi là 1,8%. Theo các tác giả Mullany CJ và cs (1999) Mỹ(10) ≥65 tuổi là 3,2%, Dacey LJ và cs (1998) Mỹ(3) ≥60 tuổi là 4,1%, Lê Thị Mỹ Duyên (2009) là 6,4%. Tỉ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi tương đối thấp so với các nghiên cứu trên. Có thể do các phẫu thuật viên thận trọng trong cầm máu, cũng như điều chỉnh các rối loạn đông máu tốt. Nhiễm trùng vết mổ xương ức sâu Là biến chứng nặng sau phẫu thuật, theo ACCF/AHA 2011 tỉ lệ này chiếm 0,45 đến 5%(6) và tỉ tử vong lên đến 10-47%.Nghiên cứu của chúng tôi là 2,2%, Lê Thị Mỹ Duyên là 1,4%(4), Phạm Hữu Minh Nhựt là 2,1%(13), Mullany CJ và cs (1999) Mỹ(10)≥65 tuổi là 0,6%, Rocha ASC và cs (2012) Brazil (15) ≥70 tuổi là 5,1%. Tỉ lệ này của chúng tôi cao hơn tác giả Mỹ. Tỉ lệ tử vong trong bệnh viện Trong nghiên cứu của chúng tôi là 5,5%. Theo các tác giả Gersh và cs (1983)Mỹ(5)≥65 tuổi là 5,2%, Rao V và cs (1996)Canada(14) ≥70 tuổi là 5%, Alexander và cs (2000)Mỹ(1)≥80 tuổi là 8,1%, Rocha và cs (2012) Brazil(15) ≥70 tuổi là 8,9%, Nalysnyk L và cs(11) dao động từ 0 đến 6,6%. So với các tác giả khác, tỉ lệ tử vong của chúng tôi không cao.

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả ngắn hạn phẫu thuật bắc cầu mạch vành ở người cao tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 358 KẾT QUẢ NGẮN HẠN PHẪU THUẬT BẮC CẦU MẠCH VÀNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI Đặng Thị Thanh Trúc*, Nguyễn Văn Tân**, Võ Thành Nhân** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả ngắn hạn phẫu thuật bắc cầu mạch vành (PTBCMV) ở người ≥60 tuổi. Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả dọc, hồi cứu. Nghiên cứu tiến hành trên 274 bệnh nhân ≥ 60 tuổi được PTBCMV đơn thuần có chạy tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT) tại khoa Mổ Tim Bệnh viện Tim Tâm Đức từ tháng 3/2006 đến tháng 5/2014 thỏa tiêu chí chọn bệnh. Các dữ liệu trước phẫu thuật, trong phẫu thuật và sau phẫu thuật được thu thập theo mẫu in sẵn. Kết quả: Tỉ lệ tử vong trong bệnh viện sau phẫu thuật là 5,5%. Tỉ lệ các biến cố trong bệnh viện sau phẫu thuật khác bao gồm: nhồi máu cơ tim cấp (NMCTC) (41,6%), suy tim cung lượng thấp (35,4%), rung nhĩ mới (19,3%), suy thận cấp (10,9%), nhiễm trùng vết mổ sâu (2,2%), rối loạn nhịp thất (1,8%), chảy máu phải phẫu thuật lại (1,8%), thở máy kéo dài (19%). Thời gian nằm hồi sức sau phẫu thuật trung vị là 3 (tứ phân vị 2-5) và thời gian nằm viện sau phẫu thuật trung vị là 14 (tứ phân vị 11-19). Kết luận: Người cao tuổi phẫu thuật bắc cầu mạch vành có chạy tuần hoàn ngoài cơ thể vẫn an toàn. Cần chú ý đến một số biến cố chiếm tỉ lệ cao sau phẫu thuật như nhồi máu cơ tim cấp, suy tim cung lượng thấp để chẩn đoán và điều trị kịp thời. ABSTRACT IN-HOSPITAL OUTCOMES OF CORONARY ARTERY BYPASS GRAFTING SURGERY IN PATIENTS AGE 60 YEARS OR OLDER Đang Thi Thanh Truc, Nguyen Van Tan, Vo Thanh Nhan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 358 - 363 Objectives: We studied in-hospital outcomes of coronary artery bypass grafting surgery in patients age 60 years or older. Methods: Retrospective longitudinal study. From March 2006 to May 2014, 274 consecutive patients of 60 years or older underwent isolated coronary artery bypass grafting surgery on cardiopulmonary bypass satisfied include criteria in Deparment of Cardiac Surgery, Tam Duc Heart Hospital. The preoperative, operative and postoperative data were collected by existing-form. Results: The in-hospital mortality was 5.5%. The other postoperative adverse events included acute myocardial infarction (41.6%), low cardiac output syndrome (35.4%), new atrial fibrillation (19.3%), acute renal failure (10.9%), deep sternal wound infection (2.2%), ventricular arrhythmias (1.8%), re-exploration for bleeding (1.8%), mechanical ventilation > 24 hours (19%). The median SICU (Surgical Intensive Care Unit) stay was 3 (quartiles, 2-5) and the median postoperative length of stay was 14 (quartiles, 11-19). Conclusions: Coronary artery bypass grafting surgery can be performed in elderly population satisfactorily. However, we have to attend carefully to some significant postoperative adverse events such as acute myocardial infarction, low cardiac output syndrome . Key words: Elderly, coronary artery bypass grafting surgery, cardiopulmonary bypass, in-hospital outcomes. Bệnh viện Tim Tâm Đức **Bộ Môn Lão khoa-Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Đặng Thị Thanh Trúc ĐT: 01265294247 Email: dr.thanhtruc75@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Phẫu Thuật Lồng Ngực 359 ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với xu hướng của thế giới, tỉ lệ người cao tuổi (NCT) ở Việt Nam tăng nhanh trong những thập niên gần đây. Tỉ lệ NCT Việt Nam tăng từ 6,9% năm 1979 lên 9,45% năm 2007, dự kiến 11,24% năm 2020 và đến 28,5% năm 2050(17,19). Tỉ lệ bệnh mạch vành tăng theo tuổi, do đó số lượng NCT cần PTBCMV ngày càng tăng. Ngày càng có nhiều bằng chứng chứng tỏ PTBCMV ở NCT cải thiện tình trạng sức khỏe, chức năng, tuổi thọ và chất lượng sống(6). Tuy nhiên, NCT thường có bệnh mạch vành nghiêm trọng hơn (bệnh thân chung hoặc nhiều nhánh mạch vành), rối loạn chức năng thất trái, đã được phẫu thuật tim trước đây. Ngoài ra, NCT cũng có nhiều bệnh đi kèm như đái tháo đường (ĐTĐ), tăng huyết áp (THA), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh mạch máu não (BMMN), suy thận, bệnh động mạch ngoại biên (BĐMNB)(6). Do đó, NCT có nguy cơ bị các biến cố sau phẫu thuật cao hơn so với người trẻ được PTBCMV cũng như tăng chi phí điều trị. Tại Việt Nam, PTBCMV khởi đầu chậm hơn so với thế giới gần 40 năm, lần đầu thực hiện vào cuối những năm 1990. Trong nước, các nghiên cứu đánh giá kết quả PTBCMV chưa nhiều và chưa có nghiên cứu chuyên biệt cho NCT. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu để xem xét kết quả ngắn hạn của PTBCMV đơn thuần có chạy THNCT ở NCT như thế nào. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả các bệnh nhân ≥ 60 tuổi được PTBCMV đơn thuần có chạy THNCT tại khoa Mổ Tim Bệnh viện Tim Tâm Đức thỏa tiêu chí chọn bệnh từ tháng 3/2006 đến tháng 5/2014. Tiêu chí loại trừ: Các bệnh nhân được nong và đặt giá đỡ (stent) trong lòng động mạch vành hay can thiệp thất bại trước khi chuyển PTBCMV. Các bệnh nhân PTBCMV kèm các phẫu thuật tim mạch khác. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả dọc, hồi cứu. Cỡ mẫu (P=0,236 là tỉ lệ NMCTC sau PTBCMV ở bệnh nhân ≥60 tuổi từ nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Duyên(4)). Thu thập dữ liệu Chúng tôi thu thập các dữ liệu trước phẫu thuật như tuổi, giới, BMI (Body Mass Index), hút thuốc lá (HTL), tiền căn nhồi máu cơ tim (NMCT), ĐTĐ, THA, rối loạn lipid máu (RLLM), suy thận, COPD, BĐMNB, BMMN, tính chất phẫu thuật , NYHA, phân loại đau thắt ngực theo Hội Tim Mạch Canada (CCS), tổn thương động mạch vành, EF thất trái , creatinin máu , men tim (CK-MB, troponin). Các dữ liệu trong phẫu thuật gồm loại mạch máu làm cầu nối, số miệng nối xa, thời gian THNCT, thời gian kẹp động mạch chủ, số lần liệt tim. Các biến cố trong bệnh viện sau phẫu thuật bao gồm NMCTC, suy tim cung lượng thấp, rung nhĩ mới, suy thận cấp, nhiễm trùng vết mổ xương ức sâu, rối loạn nhịp thất, chảy máu phải mổ lại, thở máy kéo dài, thời gian nằm hồi sức, thời gian nằm viện sau phẫu thuật và tỉ lệ tử vong trong bệnh viện. Các đặc điểm trước phẫu thuật như BĐMNB, BMMN, tính chất của phẫu thuật theo định nghĩa của Hội các Nhà Phẫu Thuật Lồng Ngực (STS) 2011(2,18). Các biến cố sau phẫu thuật: rối loạn nhịp thất bao gồm nhịp nhanh thất, rung thất, NMCTC theo định nghĩa phổ quát 2012(8), các biến cố suy thận cấp, nhiễm trùng vết mổ sâu theo định nghĩa của STS 2011. Xử lý số liệu Nhập vàxử lý số liệu bằng phần mềm STATA 12. Các biến số định lượng được trình Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 360 bày dưới dạng trung bình và độ lệch chuẩn nếu phân phối chuẩn và trung vị, tứ phân vị nếu phân phối không chuẩn. Các biến số định tính hay các biến định lượng có phân nhóm được trình bày theo tần suất và tỷ lệ phần trăm. Giá trị p <0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ Trong khoảng thời gian hơn 8 năm từ 03/2006 đến 05/2014, 274 bệnh nhân ≥60 tuổi PTBCMV đơn thuần có chạy THNCT đủ tiêu chí chọn bệnh tại khoa Mổ Tim Bệnh viện Tim Tâm Đức. Bảng 1 cho thấy đặc điểm của bệnh nhân trước phẫu thuật. Tuổi trung bình 68,2±5,5 (năm), nhỏ nhất là 60, lớn nhất là 81 tuổi. Nhóm tuổi 60-70 chiếm tỉ lệ cao nhất 59,1%. Nam chiếm tỉ lệ cao hơn nữ 67,5%, tỉ lệ nam/nữ là 2,1/1. Trong các bệnh kèm thì THA chiếm tỉ lệ cao nhất 88%. ĐTNKOĐ chiếm tỉ lệ 30,7%. Suy tim NYHA II chiếm tỉ lệ cao nhất 63,5%. Có tổn thương thân chung mạch vành chiếm tỉ lệ cao nhất 45,7%. Bảng 1. Đặc điểm trước phẫu thuật của dân số nghiên cứu Đặc điểm Giá trị Tuổi (năm): 60-70 71-79 ≥80 68,2±5,5 162 (59,1%) 107 (39,1%) 5 (1,8%) Nam 185 (67,5%) Nam/nữ: 2,1/1 BMI: Thiếu cân Bình thường Thừa cân Béo phì 9 (3,3%) 107 (39%) 71 (25,9%) 87 (31,8%) Hút thuốc lá: Đang hút Đã hút Không hút 57 (20,8%) 53 (19,3%) 164 (59,9%) THA 241 (88%) RLLM 226 (82,5%) Bệnh thận mạn 97 (35,4%) ĐTĐ 93 (33,9%) BĐMNB 66 (24,1%) Bảng 1. Đặc điểm trước phẫu thuật của dân số nghiên cứu (tiếp theo) BMMN 42 (15,3%) COPD 7 (2,6%) NMCT ≥90 ngày 43 (15,7%) NMCT <90 ngày 85 (31%) ĐTN: ĐTNKOĐ ĐTNOĐ: + CCS I + CCS II + CCS III 84 (30,7%) 157 (57,3%) 17 (10,8%) 95 (60,5%) 45 (28,7%) NYHA: I II III IV 58 (21,2%) 174 (63,5%) 34 (12,4%) 8 (2,9%) EF: Tăng động (>70%) Bình thường (50-70%) Giảm nhẹ (40-49%) Giảm vừa (30-39%) Giảm nặng (<30%) 70 (25,5%) 116 (42,3%) 39 (14,2%) 38 (13,9%) 11 (4%) Tổn thương ĐMV: + 1 nhánh + 2 nhánh + 3 nhánh + Có tổn thương thân chung (TC):+ Chỉ TC + TC+1 nhánh + TC+2 nhánh + TC + 3 nhánh 2 (0,8%) 25 (9%) 122 (44,5%) 125 (45,7%) 2 (0,8%) 7 (2,6%) 33 (12%) 83 (30,3%) Bảng 2: Đặc điểm trong phẫu thuật của dân số nghiên cứu Tính chất phẫu thuật: +Chương trình +Bán khẩn +Khẩn 135 (49,3%) 135 (49,3%) 4 (1,5%) Loại mạch máu được sử dụng làm cầu nối: + Có dùng động mạch vú trong trái + Có dùng tĩnh mạch hiển + Có dùng động mạch quay 269 (98,2%) 258 (94,2%) 223 (81,4%) Số miệng nối xa / bệnh nhân Trung vị 4 (tứ phân vị 3-4) Thời gian THNCT 120,7±32,2 (phút) Thời gian kẹp động mạch chủ 66,5±18,7 (phút) Số lần sử dụng liệt tim 3,1±0,8 (lần) Bảng 2 cho thấy các đặc điểm trong phẫu thuật của dân số nghiên cứu. Động mạch vú trong trái là cầu nối được sử dụng nhiều nhất trong các trường hợp. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Phẫu Thuật Lồng Ngực 361 Bảng 3: Các biến cố trong bệnh viện sau phẫu thuật Biến cố Giá trị NMCTC NMCT sóng Q 114 (41,6%) 14 (5,1%) Suy tim cung lượng thấp 97 (35,4%) Rung nhĩ mới 53 (19,3%) Suy thận cấp 30 (10,9%) Nhiễm trùng vết mổ xương ức sâu 6 (2,2%) Rối loạn nhịp thất 5 (1,8%) Phẫu thuật lại vì chảy máu 5 (1,8%) Thở máy kéo dài 44 (19%) Thời gian nằm hồi sức Trung vị 3 (tứ phân vị 2-5) Thời gian nằm viện sau phẫu thuật Trung vị 14 (tứ phân vị 11-19) Tử vong 15 (5,5%) Bảng 3 là các biến cố trong bệnh viện sau phẫu thuật. Biến cố NMCTC và suy tim cung lượng thấp chiếm tỉ lệ cao nhất. BÀN LUẬN Các đặc điểm trong phẫu thuật của dân số nghiên cứu Trong nghiên cứu chúng tôi, động mạch vú trong được sử dụng làm cầu nối chiếm tỉ lệ cao nhất trong các trường hợp và được sử dụng làm cầu nối có cuống đến động mạch xuống trước trái như khuyến cáo IB của ACCF/AHA(6). Động mạch vú trong là cầu nối thông thương rất tốt đến >90% trong 10 năm. Thời gian chạy THNCT và thời gian kẹp động mạch chủ của chúng tôi lần lượt là 120,7±32,2 phút và 66,5±18,7 phút. So với các tác giả trên thế giới thời gian của chúng tôi dài hơn. Theo Alexander KP và cộng sự (cs) (2000) Mỹ(1), ở bệnh nhân ≥80 tuổi thời gian THNCT và thời gian kẹp động mạch chủ trung bình là 93,6±38,7 phút và 55,4±26 phút, tác giả Sabzi F và cs (2012) Iran(16) ở bệnh nhân >70 tuổi là 85,2±27,5 phút và 46,8±17,2 phút. Theo Naughton C và cs (2009) Anh(12), thời gian THNCT >90 phút là yếu tố dự báo độc lập của tử vong 30 ngày sau phẫu thuật. So với các tác giả trong nước thì thời gian này của chúng tôi ngắn hơn. Phạm Hữu Minh Nhựt (2007) Viện Tim TPHCM(13), thời gian THNCT và thời gian kẹp động mạch chủ trung bình là 154±33,8 phút và 95,6±20,5 phút, Lê Thị Mỹ Duyên (2009) Bệnh viện Chợ Rẫy(4)là 188,7±42,8 phút và 107,9±30 phút. Thời gian này tùy thuộc vào kỹ thuật cũng như sự thành thạo của phẫu thuật viên. Các biến cố trong bệnh viện sau phẫu thuật Nhồi máu cơ tim cấp NMCTC trong nghiên cứu của chúng tôi 41,6% và NMCT có sóng Q là 5,1%. Theo Nalysnyk L và cs (2003)(11), phân tích gộp 176 nghiên cứu từ năm 1990 đến 2001 với 205.717 bệnh nhân NMCT dao động từ 0-29,2% và Lê Thị Mỹ Duyên (2009)(4) với 141 bệnh nhân từ 40- 84 tuổi, NMCT sau phẫu thuật là 22,7%. Tỉ lệ NMCT của chúng tôi tương đối cao so với các tác giả trên, tuy nhiên, do tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau nên khó so sánh. NMCT có sóng Q sau PTBCMV của các tác giả Mullany CJ và cs (1999) Mỹ(10), ở bệnh nhân ≥65 tuổi là 4,1%, Rocha ASC và cs (2012) Brazil(15), ở bệnh nhân ≥70 tuổi là 5,8%, Weintraub WS và cs (2003) Mỹ, ở bệnh nhân ≥60 tuổi là 3,5%. Tỉ lệ NMCT có sóng Q trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các tác giả Mỹ. Suy tim cung lượng thấp Trong nghiên cứu của chúng tôi 35,4% cao hơn so với Mullany CJ và cs (1999) Mỹ(10), ở bệnh nhân ≥65 tuổi là 10,1%, Rao V và cs (1996) Canada(14)ở bệnh nhân ≥70 tuổi 13%, Lê Thị Mỹ Duyên (2009) là 18,4%. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chẩn đoán cũng khác nhau. Rung nhĩ mới Trong nghiên cứu chúng tôi 19,3%. Theo các tác giả Krane M và cs (2011) Đức(7) ở bệnh nhân ≥80 tuổi là 22%, Rocha ASC và cs (2012) Brazil(15) ≥70 tuổi là 15,6%, Sabzi F và cs (2013) Iran(16) >70 tuổi là 13,5%, Mariscalco G và cs (2008) Ý(9) là 31%. Theo ACCF/AHA 2011(6) tỉ lệ rung nhĩ sau PTBCMV từ 20 đến 50%. Tỉ lệ rung nhĩ trong nghiên cứu của chúng tôi không cao. Sử dụng các thuốc ức chế beta trước và sau phẫu thuật, sử Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 362 dụng amiodarone trước phẫu thuật giảm tỉ lệ rung nhĩ sau PTBCMV(6). Suy thận cấp Trong nghiên cứu của chúng tôi là 10,9%.Theo các tác giả Alexander KP và cs (2000)(1) ≥80 tuổi là 6,9%, Rocha ASC và cs (2012)(15) ≥70 tuổi là 7,8%, Sabzi F và cs (2013)(16) >70 tuổi là 14,2%. Tiêu chuẩn khác nhau nên cũng khó so sánh. Chảy máu phải phẫu thuật lại: Trong nghiên cứu của chúng tôi là 1,8%. Theo các tác giả Mullany CJ và cs (1999) Mỹ(10) ≥65 tuổi là 3,2%, Dacey LJ và cs (1998) Mỹ(3) ≥60 tuổi là 4,1%, Lê Thị Mỹ Duyên (2009) là 6,4%. Tỉ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi tương đối thấp so với các nghiên cứu trên. Có thể do các phẫu thuật viên thận trọng trong cầm máu, cũng như điều chỉnh các rối loạn đông máu tốt. Nhiễm trùng vết mổ xương ức sâu Là biến chứng nặng sau phẫu thuật, theo ACCF/AHA 2011 tỉ lệ này chiếm 0,45 đến 5%(6) và tỉ tử vong lên đến 10-47%.Nghiên cứu của chúng tôi là 2,2%, Lê Thị Mỹ Duyên là 1,4%(4), Phạm Hữu Minh Nhựt là 2,1%(13), Mullany CJ và cs (1999) Mỹ(10) ≥65 tuổi là 0,6%, Rocha ASC và cs (2012) Brazil (15) ≥70 tuổi là 5,1%. Tỉ lệ này của chúng tôi cao hơn tác giả Mỹ. Tỉ lệ tử vong trong bệnh viện Trong nghiên cứu của chúng tôi là 5,5%. Theo các tác giả Gersh và cs (1983)Mỹ(5) ≥65 tuổi là 5,2%, Rao V và cs (1996)Canada(14) ≥70 tuổi là 5%, Alexander và cs (2000)Mỹ(1) ≥80 tuổi là 8,1%, Rocha và cs (2012) Brazil(15) ≥70 tuổi là 8,9%, Nalysnyk L và cs(11) dao động từ 0 đến 6,6%. So với các tác giả khác, tỉ lệ tử vong của chúng tôi không cao. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU Nghiên cứu chỉ thực hiện tại Bệnh viện Tim Tâm Đức nên tính đại diện chưa cao. KẾT LUẬN Tuy tỉ lệ một số biến cố sau phẫu thuật cao, nhưng tỉ lệ tử vong không cao. Do đó, PTBCMV ở NCT vẫn an toàn, tuy nhiên cần chú ý đến một số biến cố chiếm tỉ lệ cao như NMCTC, suy tim cung lượng thấp để chẩn đoán và điều trị kịp thời. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alexander KP et al. (2000). "Outcomes of Cardiac Surgery in Patients Age >= 80 Years: Results from the National Cardiovascular Network", Journal of the American College of Cardiology, vol 35, pp.731-738. 2. Bojar RM (2011). "Manual of perioperative care in adult cardiac surgery", 5th Edition, Wiley-Blackwell, Massacchusetts, USA. 3. Dacey LJ et al. (1998). "Reexploration for Hemorrhage Following Coronary Artery Bypass Grafting", Arch Surg, Vol 133, pp.442-447. 4. Gersh BJ et al. (1983). "Coronary arteriography and coronary artery bypass surgery: morbidity and mortality in patients ages 65 years or older. A report from the Coronary Artery Surgery Study", Circulation, Vol 67, pp.483-491. 5. Hillis LD et al. (2011). "2011 ACCF/AHA Guideline for Coronary Artery Bypass Graft Surgery", Journal of the American College of Cardiology, Vol 58, No 24, pp.e123-210. 6. Krane M et al. (2011), "Twenty years of cardiac surgery in patients aged 80 years and older: risks and benefits", Ann Thorac Surg, Vol 91, pp.506-513, 7. Kristian T et al. (2012). "Third Universal Definition of Myocardial Infarction", Journal of the American College of Cardiology, Vol 60, pp.1-18. 8. Lê Thị Mỹ Duyên (2009). "Đánh giá kết quả ngắn hạn và trung hạn bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu động mạch vành", Luận văn Thạc Sĩ Y Học, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 9. Mariscalco G et al. (2008). "Atrial fibrillation after isolated coronary surgery affects late survival", Circulation, Vol 118, pp.1612-1618. 10. Mullany CJ et al. (1999). "Effect of Age in the Bypass Angioplasty Revascularization Investigation (BARI) Randomized Trial", Ann Thorac Surg, Vol 67, pp.396-403. 11. Nalysnyk L et al. (2003). "Adverse events in coronary artery bypass graft (CABG) trials: a systematic review and analysis", Heart, Vol 89, No 7, pp.767-772. 12. Naughton C et al. (2009). "Early and late predictors of mortality following on-pump coronary artery bypass graft surgery in the elderly as compared to a younger population", European Journal of Cardio-thoracic Surgery, Vol 36, pp.621- 627. 13. Phạm Hữu Minh Nhựt (2007). "Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật bắc cầu động mạch vành ở bệnh nhân tổn thương ba nhánh động mạch vành", Luận văn Thạc Sĩ Y Học, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 14. Phạm Thắng, Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009). 15. Rao V et al. (1996). "Predictors of cardiac output syndrome after coronary artery bypass", J Thorac Cardiovasc Surg, Vol 112, pp.38-51. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Phẫu Thuật Lồng Ngực 363 16. Rocha ASC et al. (2012). "Age influences outcomes in 70-year or older patients undergoing isolated coronary artery bypass graft surgery", Rev Bras Cir Cardiovasc, Vol 27, No 1, pp.45- 51. 17. Sabzi F et al. (2013). "Coronary Arteries Bypass Grafting Surgery in Elderly Patients", J Teh Univ Heart Ctr, Vol 8, No 2, pp.76-88. 18. The Society of Thoracic Surgeons (2011). “STS Adult Cardiac Database Data Specifications Version 2.73” 19. United Nations (2007). “World Population Prospects The 2006 Revision”. Ngày nhận bài báo: 30/10/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/11/2014 Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_ngan_han_phau_thuat_bac_cau_mach_vanh_o_nguoi_cao_tu.pdf
Tài liệu liên quan