Kết quả nghiên cứu kỹ thuật khâu tạo hình rách chân mống mắt do chấn thương

Về kết quả giải phẫu phục hồi đồng tử Tỉ lệ đồng tử tròn đều sau khâu chân mống là 94,88%, đồng tử méo 5,12% cho thấy việc khâu chân mống khi cột chỉ dưới đường hầm củng mạc còn bị kéo chặt hoặc do dịch kính trào ra tiền phòng nhiều nên để kín chân mống thì xiết chỉ chặt, hoặc do kim đính vào chân mống sâu hơn. Nhưng do hậu phẫu bệnh nhân không bị lóa mắt nên không cần chỉnh sữa lại. Về biến chứng Không có biến chứng trầm trọng. 8 ca rách chân mống đơn thuần không có biến chứng đục thể thủy tinh, xuất huyết tiền phòng, tăng áp thứ phát sau phẫu thuật. Những ca có tổn thương nội nhãn đi kèm thì sau phẫu thuật không làm tăng tình trạng tổn thương đã có như xuất huyết tiền phòng nhiều hơn, đục vỡ thể thủy tinh, lệch thể thủy tinh. Có 1 ca tăng áp thứ phát sau phẫu thuật đã được điều trị ổn định sau một thời gian. Kinh nghiệm của phẫu thuật viên Vì đoạn đường kính ngang của giác mạc khoảng 12mm, khi luồn kim 25mm vào đường hầm củng mạc xuyên qua chân mống để luồn kim thẳng chỉ prolene 10-0 rất dễ bị lệch kim trong tiền phòng, và có thể đâm vào góc tiền phòng, mống mắt, thể thủy tinh, vì vậy khi sử dụng spatula đặt dưới đường đi của kim rất an toàn. Có những trường hợp, chúng tôi luồn kim vào đầu kim bơm nước đã được bẻ cong để đưa xuyên qua tiền phòng cũng rất an toàn. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy với kỹ thuật luồn hai kim để khâu chân mống là tốt hơn trước đây vẫn khâu chân mống qua vết mở giác mạc trực tiếp nhiều biến chứng, nhưng chúng tôi cải biên kỹ thuật của Mc Cannel và Pramod Bhende(1,2,5). Mc Cannel không dùng giá đỡ bên dưới nhưng chỉ thích hợp cho phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm. Pramod Bhende sử dụng giá đỡ kim là ống kim luồn kim quá to rất khó đặt ở những vị trí phẫu trường hẹp như phía cực trên, phía mũi.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 89 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu kỹ thuật khâu tạo hình rách chân mống mắt do chấn thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 118 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT KHÂU TẠO HÌNH RÁCH CHÂN MỐNG MẮT DO CHẤN THƯƠNG Lê Đỗ Thùy Lan* TÓM TẮT Mở ñầu: Khâu phục hồi rách chân mống mắt do chấn thương bằng kỹ thuật khâu chân mống tiền phòng kín có cải biên trong sử dụng kim chỉ khâu nhằm phục hồi một diện ñồng tử và ít gây biến chứng cho các cơ quan lân cận. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu bao gồm 39 ca, 22 nam và 17 nữ, ñộ tuổi trung bình 35,66 tuổi (sắp xếp từ 21 ñến 58 tuổi). Kích thước rách chân mống từ trên 450 ñến 1800. Các thương tổn ñi kèm: phù giác mạc, ñục thể thủy tinh, bán lệch thể thủy tinh, xuất huyết tiền phòng, xuất huyết dịch kính. Dùng kim thẳng prolene 10-0 khâu kín chân mống với mũi khâu hình chữ U tạo cho nốt chỉ giữ chân mống chặt và rộng hơn xuyên qua tiền phòng kín với vết mở ñường hầm giác mạc. Thời gian theo dõi hậu phẫu trung bình 10,4 ± 1,2 tháng. Kết quả: 61,54% thị lực không thay ñổi, 38,46% thị lực tăng do phẫu thuật hút chất nhân thể thủy tinh ñặt kính nội nhãn thì 2. 94,87% vết khâu chân mống kín, 5,12% chân mống nâng cao ở góc tiền phòng, 5,12% ñồng tử méo về phía khâu chân mống. Không biến chứng trầm trọng, 2,56% tăng áp thứ phát. Kết luận: Kỹ thuật khâu chân mống cải biên mang lại hiệu quả cao về phương diện ñiều trị tránh ñược hiện tượng ña thị, lóa mắt và ít biến chứng. Kết quả của nghiên cứu cần xem xét lâu dài hơn ñể phổ biến rộng cho các cơ sở có ñủ ñiều kiện phẫu thuật. Từ khóa: Chân mống mắt, tiền phòng, ñồng tử ABSTRACT OUTCOME OF TECHNIC OF IRIDOPLASTY AFTER TRAUMA Le Do Thuy Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 118 - 124 Objectives: Traumatic iridoplasty with the deeper anterior chamber will be effective recovery the root of the iris, pupil and to make the adjacent area steadly. Setting: Traumatic Department, The Eye hospital of HCM city from January 2007 – January 2008. Method: This prospective study comprised 39 cases, 22 males and 17 females, whose mean age was 35.66 years (range from 21 to 58 years), about 450 to 1800 in wide of laceration the root of the iris. The associated lesions: edema of cornea, cristallin opaque, dislocated cristallin, hyphema, hemorrhage of vitreous. Using needle of prolene 10-0 sutured the root of the iris through the chamber anterior with the suture U make widely and tied suture. Average follow-up was 10.4 ± 1,2 months. Results: 76.93% AV no change, 23.07% AV increasing due to remove cristalin with implantation intraocular lens. 94.87% recovery of the root of the iris. No severe complication, 5.12% the root of the iris higher in the angle of anterior chamber, 5.12% the pupil pull up to the root of the iris. No severe complication, 2.56% secondary ocular hypertension. Conclusion: The new tecnic is effective for the treatment traumatic iridoplasty, and whose mean preventing multiplopia, and severe complication. The result is desirable along and useful for the hospital with good condition. Key words: Foot of the iris, anterior chamber, pupil. ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương rách mống mắt thường ñơn thuần hoặc kết hợp các tổn thương khác như rách giác mạc, xuất huyết tiền phòng, lệch thể thủy tinh, rách mi mắt, ñứt lệ quản Phải có thời gian ổn ñịnh chấn thương và xử trí các tổn thương khác mới xử trí tạo hình mống mắt. Các hình thái lâm sàng của rách mống mắt của chấn thương bao gồm: rách chân mống, rách mống bờ ñồng tử, rách thân mống. Rách chân mống mắt thường gặp nhất. * Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: TS.BS Lê Đỗ Thùy Lan ĐT: 0903635009 Email: hoanglelan_bs@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 119 Ở khoa Chấn thương BV. Mắt TP.HCM, số bệnh nhân bị rách chân mống mắt do chấn thương chiếm tỉ không nhỏ trong những chấn thương ñụng dập hoặc xuyên thủng nhãn cầu. Tùy theo vị trí của tổn thương, bệnh nhân có thể bị lóa, ña thị một mắt hay mất thẩm mỹ. Mức ñộ trầm trọng của rách chân mống do chấn thương càng nặng hơn ở nước ta, khi ñiều kiện bảo hộ lao ñộng hay giao thông yếu kém. Có những trường hợp rách chân mống rộng trên 600, có khi từ 900-1800, cá biệt có trường hợp rách rời mống mắt. Những trường hợp nặng này ñòi hỏi phẫu thuật sớm hơn nhằm phục hồi cấu trúc giải phẫu mống mắt cũng như sinh lý, chức năng mống mắt, tránh các biến chứng teo mống, dính mống.. Có nhiều kỹ thuật khâu chân mống. Kỹ thuật cổ ñiển là khâu chân mống với mở giác mạc trực tiếp, dùng chỉ nylon 10-0 khâu chân mống sát rìa giác mạc(3,5). Kỹ thuật này có nhiều biến chứng do kẹt mống, viêm màng bồ ñào, tăng áp thứ phát. Gần ñây, các kỹ thuật khâu chân mống tiền phòng kín của Mc Cannel (Duane, 2004)(2,4), tiến hành khâu chân mống bằng chỉ polypropylene 10-0 hai kim. Pramod Bhende (Ấn Độ, 2000)(1) có bước cải tiến kỹ thuật này với một kim 30, luồn vào lòng kim này chỉ nylon 8.0 -10.0. Những kỹ thuật này ít biến chứng hơn, nhưng khó làm và có nguy cơ chạm thể thủy tinh, mống mắt khi ñưa kim vào tiền phòng không có giá ñỡ hoặc giá ñỡ bằng kim thẳng to. Ở Bệnh viện Mắt TP.HCM, trước ñây vẫn dùng kỹ thuật khâu chân mống qua ñường rạch giác mạc trực tiếp. Để khắc phục những trở ngại khi khâu chân mống theo kỹ thuật mới trên, chúng tôi ñã ñặt vấn ñề nghiên cứu kỹ thuật khâu chân mống tiền phòng kín có cải biên trong sử dụng kim chỉ khâu có giá ñỡ nhằm phục hồi ñồng tử và ít gây biến chứng cho các cơ quan lân cận. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi chỉ ñịnh khâu chân mống tiền phòng kín có cải biên cho tất cả bệnh nhân cấp cứu chấn thương ñụng dập rách chân mống ñã ñiều trị nội khoa các tổn thương ñi kèm ổn ñịnh. Thời gian và nơi thực hiện Nơi Thực hiện Khoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt TP.HCM Thời gian tìm hiểu và thăm dò Từ tháng 6/2006 ñến tháng 12/2007, chúng tôi ñã tìm hiểu kết quả nghiên cứu kỹ thuật khâu chân mống mắt tiền phòng kín của tác giả Mc Cannel, Pramod Bhende. Thời gian thực hiện: tháng 1/2007, chúng tôi tiến hành chọn bệnh nhân và bắt ñầu thực hiện nghiên cứu từ tháng 1/2007 ñến tháng 1/2008. Chọn bệnh nhân Tiêu chuẩn chọn - Tuổi, giới: Tuổi từ trên15 tuổi, giới cả nam và nữ. - Dạng lâm sàng: rách chân mống mắt từ 450 ñến 1800 ñơn thuần hoặc có các tổn thương ñi kèm như phù giác mạc, ñục thể thủy tinh, bán lệch thể thủy tinh, xuất huyết tiền phòng, xuất huyết dịch kính. - Không có bệnh lý toàn thân khác chống chỉ ñịnh phẫu thuật. - Bệnh nhân ñồng ý tiến hành phẫu thuật này. Tiêu chuẩn loại trừ - Tuổi dưới 15 - Bệnh nhân chưa ñiều trị tổn thương các tổ chức bán phần trước ổn ñịnh - Có bệnh lý mắt: viêm mủ nội nhãn, bong võng mạc, teo gai, viêm hoặc tổn thương võng mạc nặng làm thị lực giảm nặng còn BBt trở xuống, thực hiện phẫu thuật không mang lại lợi ích cho bệnh nhân. - Có bệnh lý toàn thân chống chỉ ñịnh phẫu thuật. Phương pháp tiến hành Chuẩn bị tiền phẫu Bệnh nhân vào viện ñược: - Thăm khám lâm sàng, xác ñịnh ñủ ñiều kiện tham gia nghiên cứu, giải thích cho bệnh nhân hiểu biết, ñồng ý tham gia nghiên cứu. - Đo thị lực bảng Snellen, khoảng cách 5m; ño nhãn áp mắt; khám mắt với sinh hiển vi, ñánh giá tổn thương. - Chụp hình tổn thương rách chân mống mắt trước mổ. - Xét nghiệm: Máu: ñể loại trừ bênh toàn thân chống chỉ ñịnh phẫu thuật. Siêu âm: chuẩn ñoán bán phần sau loại trừ tổn thương bán phần sau. Phương pháp phẫu thuật - Mở kết mạc vị trí chỗ rách chân mống - Tạo hình ñường hầm củng mạc cách rìa 2mm - Mở ñường hầm giác mạc 3,2mm phía ñối diện chỗ rách chân mống - Bơm chất nhày viscoelastic vào tiền phòng - Đưa kim dài 25mm ñã ñược bẻ vuông góc có chiều dài bằng ñường kính ngang giác mạc, xuyên Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 120 qua ñường hầm củng mạc vào tiền phòng, lấy 1 phần chân mống rồi ñi tới miệng ñường hầm giác mạc phía ñối diện - Đưa một ñầu kim thẳng của sợi chỉ 2 ñầu kim prolene 10-0 xuyên qua ñường hầm giác mạc lồng vào ñầu kim 25mm. Dùng Spatule ñể dưới kim 25mm. Kéo mũi kim lùi về ñường hầm củng mạc, xuyên 1 phần củng mạc ra ngoài. - Thực hiện giống như trên ñể lấy mũi chỉ thứ hai của ñầu kim còn lại - Khâu luồn chỉ chui sâu trong ñường hầm củng mạc, cột chỉ 3 vòng - Nếu chỗ rách chân mống rộng, phải khâu thêm mũi khác ở vị trí lân cận sao cho bờ ñồng tử không bị méo - Rửa sạch chất nhày, chỉnh sữa chân mống cho kín - Đóng kín tiền phòng bằng bơm phù mép ñường hầm, khâu kết mạc bằng vicryl 8-0. Bơm Vancomycine trong tiền phòng - Tiêm Dexamethasone + Gentamycine dưới kết mạc - Băng mắt Hình 1: Kỹ thuật khâu chân mống không giá ñỡ kim (Mc Cannel) Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 Hình 2: Kỹ thuật khâu chân mống luồn kim trong lòng kim thẳng (Pramod Bhende) Kỹ thuật cải biên của chúng tôi là dùng giá ñỡ spatula hoặc luồn kim trong ñầu kim bơm khí ñể tránh chạm vào thể thủy tinh và mống mắt, không luồn kim trong lòng kim thẳng to. Theo dõi hậu phẫu mỗi ngày trong 1 tuần, sau ñó 1 tuần 1 lần trong 1 tháng, sau ñó ba tháng, sáu tháng một lần. Kháng sinh, kháng viêm toàn thân tại chỗ 7 ngày. Chụp hình chân mống ñã khâu khi bệnh nhân xuất viện. Theo dõi biến chứng: xuất huyết tiền phòng, viêm màng bổ ñào trước, tăng áp thứ phát, dục vỡ bán lệch hay lệch thủy tinh thể Tiêu chuẩn ñánh giá kết quả thành công của phẫu thuật về phục hồi giải phẫu mống mắt, phục hồi giải phẫu ñồng tử - Chân mống ñóng kín hoàn toàn - Không méo bờ ñồng tử - Mống không bị ñẩy ra trước sát góc tiền phòng Tất cả dữ kiện ñược thu nhập bằng mẫu dữ liệu lâm sàng và mẫu theo dõi hậu phẫu. Phương pháp thu thập số dữ liệu Xử lý và phân tích số liệu, thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 10.5 ñể xử lý số liệu. Kết quả thống kê này ñược thực hiện bằng phép kiểm chi bình phương. KẾT QUẢ 39 bệnh nhân (39 mắt) chấn thương ñụng dập rách chân mống không kèm hoặc có kèm các tổn thương khác trong nội nhãn như ñục thể thủy tinh, bán lệch thể thủy tinh, xuất huyết tiền phòng, xuất huyết dịch kính, ñã ñược chỉ ñịnh khâu tạo hình chân mống sau khi ñã ñiều trị ổn ñịnh phản ứng viêm trong nhãn cầu. Đặc ñiểm lâm sàng của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu - Tuổi 15 - 35 tuổi: 18 ca (nhỏ nhất 21 tuổi, lớn nhất 34 tuổi); 35 – 49 tuổi: 18 ca (nhỏ nhất 36 tuổi, lớn nhất 49 tuổi); > 50 tuổi: 3 ca. - Giới Nam: 21 ca, nữ: 18 ca. - Nguyên nhân Tai nạn lao ñộng: 19 ca; tai nạn sinh hoạt:15 ca; tai nạn giao thông: 5 ca. Vật gây chấn thương: dây Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 121 ràng xe: 7 ca; vật dụng sắt (búa, cánh quạt, cây sắt, cưa máy, cần câu cá): 12 ca; ñá ném, bị ñánh bằng tay, súng hơi, tay cầm xe gắn máy: 20 ca - Vị trí rách chân mống: phía mũi 11 ca, phía cực trên 4 ca, phía thái dương 18 ca, phía cực dưới 6 ca - Rách chân mống ñơn thuần: 8 ca - Tổn thương ñi kèm: phù giác mạc 3 ca, xuất huyết tiền phòng 7 ca, ñục thể thủy tinh 9 ca, bán lệch thể thủy tinh 8 ca, xuất huyết dịch kính 4 ca. - Độ rách chân mống: 450 - 600 6 ca, > 600 – 1200 21 ca, > 1200- 1800 12 ca. Kết quả thị lực Thị lực bệnh nhân phụ thuộc vào tổn thương nội nhãn ñi kèm. Thị lực trước mổ của 39 mắt thấp, phần lớn dưới 1/10 do phù giác mạc, xuất huyết tiền phòngdịch kính, ñục bán lệch thể thủy tinh, tăng áp thứ phát. Thị lực sau mổ: 76,93% thị lực không thay ñổi, 23,07% thị lực tăng do phẫu thuật hút chất nhân thể thủy tinh ñặt kính nội nhãn thì 2. Bảng 1: Kết quả thị lực theo tổn thương nội nhãn ñi kèm rách chân mống sau ra viện BBT ĐNT 1m- 5m >1/10 Thị lực Rách chân mống Trước PT Ra viện Trước PT Ra viện Trước PT Ra viện Đơn thuần 0 0 0 0 8 8 Có tổn thương nội nhãn ñi kèm 19 12 12 10 0 9 Tổng cộng 19 12 12 10 8 17 Tỉ lệ (%) 48,72 30,76 30,76 25,65 20,52 43,59 Bảng 2: Kết quả thị lực theo tổn thương nội nhãn ñi kèm rách chân mống sau 12 tháng BBT ĐNT 1m- 5m >1/10 Thị lực Rách chânmống Trước PT Sau PT 12 tháng Trước PT Sau PT 12 tháng Trước PT Sau PT 12 tháng Đơn thuần 0 0 0 0 8 8 Có tổn thương nội nhãn ñi kèm 19 8 12 8 0 15 Tổng cộng 19 8 12 8 8 23 Tỉ lệ (%) 48,72 20,52 30,76 20,52 20,52 58,96 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 122 Bảng 1 cho thấy thị lực khi ra viện của bệnh nhân có thay ñổi và tăng cao, 3 ca máu tiền phòng tan bớt, 1 ca bớt phù giác mạc. Có 3 ca do thể thủy tinh ñục vỡ phải tiến hành rửa hút chất nhân sớm và ñặt kính nội nhãn, nên thị lực cũng tăng trên 1/10. Một trường hợp trước phẫu thuật thị lực ĐNT 0,4m, sau phẫu thuật thị lực còn BBT do tăng áp thứ phát bán lệch thể thủy tinh, sau xuất viện ñiều trị tăng áp bằng thuốc một thời gian thị lực ổn ñịnh và khi lấy thể thủy tinh thị lực tăng hơn. Bảng 2 cho thấy 15 ca thị lực sau 12 tháng của bệnh nhân tăng trên 1/10 do thêm 3 ca máu tiền phòng, máu trong dịch kính tan hết và 4 ca ñã phẫu thuật lấy thể thủy tinh ñặt kính nội nhãn. 8 ca thị lực còn BBT do có tổn thương ñáy mắt, trong ñó có 5 ca rửa hút chất nhân cắt bao sau (lensectomy), thị lực không tăng. Kết quả về giải phẫu Kết quả giải phẫu phục hồi chân mống Phục hồi chân mống kín hoàn toàn hoặc không hoàn toàn phụ thuộc vào tính toán chia số mũi khâu của phẫu thuật viên theo ñộ rách chân mống và vị trí của ñường rách. Bảng 3: Kết quả giải phẫu phục hồi chân mống Vị trí rách chân mống Phục hồi chân mống Phía thái dương Phía cực dưới Phía mũi Phía cực trên Kín hoàn toàn 17 (43,58%) 6 (15,38%) 8 (20,51%) 4 (10,25%) Không kín hoàn toàn 0 0 2 (5,12%) 0 Mống nâng cao góc tiền phòng 1 (2,56%) 0 1 (2,56%) 0 Tổng cộng 18 (46,15%) 6 (15,38%) 11 (28,20%) 4 (10,25%) Kết quả này cho thấy có 2 ca phục hồi chân mống không hoàn toàn do ñường rách rộng 1800 và vị trí ở phía mũi nên khó ñặt mũi chỉ sát gần nhau, nhưng chân mống chỉ hở như cắt mống chu biên, không ảnh hưởng tầm nhìn của bệnh nhân. Hai trường hợp chân mống bị nâng cao ở góc tiền phòng không gây ảnh hưởng tăng áp thứ phát. Hai ca ñồng tử bị méo về phía chân mống ít, không làm bệnh nhân bị lóa mắt, nên không chỉnh sữa. Kết quả giải phẫu phục hồi ñồng tử Đồng tử phục hồi tròn hay méo tùy thuộc phẫu thuật viên ñính mũi khâu vào chân mống, và phụ thuộc vào vị trí của ñường rách chân mống. Bảng 4: Kết quả giải phẫu phục hồi ñồng tử Vị trí rách chân mống Phục hồi ñồng tử Phía thái dương Phía cực dưới Phía mũi Phía cực trên Tròn ñều 18 (46,15%) 6 (15,38%) 9 (23,08%) 4 (10,25%) Méo về phía chân mống 1 (2,56%) 0 1 (2,56%) 0 Tổng cộng 19 (48,71%) 6 (%) 10 (25,64%) 4 (10,25%) Biến chứng Không có biến chứng trầm trọng. Không có trường hợp nào bị viêm mủ nội nhãn, bong võng mạc sau phẫu thuật, không có ñục thể thủy tinh trong rách chân mống ñơn thuần, không có bán lệch thể thủy tinh trong rách chân mống ñơn thuần, hoặc bán lệch thể thủy tinh thêm do ñứt thêm dây Zinn, không có trường hợp xuất huyết dịch kính trong rách chân mống ñơn thuần. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 123 Bảng 5: Kết quả về biến chứng Biến chứng Trong phẫu thuật Sau phẫu thuật Phù giác mạc 0 2 (5,12%) Xuất huyết tiền phòng 5 (12,82%) 0 Tăng áp thứ phát 0 1 (2,56%) Đục thể thủy tinh mới 0 0 Bán lệch thể thủy tinh mới 0 0 Tổng cộng 5 (12,82%) 3 (7,69%) Phù giác mạc sau phẫu thuật có 2 ca, sau 1 tuần hết phù. Xuất huyết tiền phòng khi ñặt chỉ xuyên qua góc tiền phòng 5 ca, nhưng rất ít, sau ñó rửa sạch máu, hậu phẫu không bị chảy máu lại. Tăng áp thứ phát 1 ca do dịch kính tràn thêm ra tiền phòng sau khi khâu chân mống làm bít góc tiền phòng. BÀN LUẬN Đặc ñiểm lâm sàng Dựa vào ñặc ñiểm lâm sàng của 39 bệnh nhân rách chân mống do chấn thương ñụng dập có hoặc không kèm tổn thương nội nhãn, chúng tôi nhận thấy ñộ tuổi thường gặp nhất là ñộ tuối lao ñộng 20 ñến 50 tuổi 36 ca (92,3%), giới nam nữ tỉ lệ bằng nhau (21:18 = 1:1), nguyên nhân gây chấn thương là do tai nạn lao ñộng (19/39 = 48,71%) và tai nạn sinh hoạt (15/39 = 38,46%), rất ít do tai nạn giao thông (5/39 = 12,82%), vị trí rách chân mống thường ở phía thái dương (18/39 = 46,15%) và phía mũi (11/39 = 28,20%). Chỉ có 8 ca (20,51%) rách chân mống ñơn thuần, thường là có tổn thương ñi kèm thường gặp như ñục thể thủy tinh (9/39 = 20,07%), bán lệch thể thủy tinh (8/39 = 20,51%), xuất huyết tiền phòng (7/39 = 17,95%), còn ít gặp xuất huyết dịch kính (4/39 = 10, 26%), phù giác mạc (3/39 = 7,69%), không thấy trường hợp nào bị tách thể mi trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi như tác giả Kenji Kawai (2006) ñã gặp. Độ rách chân mống từ 450 ñến 1800, thường gặp nhất trên 600 – 1200 21 ca (53,84%), ít gặp hơn là trên 1200- 1800 12 ca (30,76%), 450 - 600 6 ca (15,38%). Đánh giá kết quả thị lực sau phẫu thuật Chúng tôi nhận thấy kết quả thị lực không bị ảnh hưởng do phẫu thuật, phần lớn là không thay ñổi thị lực trước và sau phẫu thuật. Trong thời gian theo dõi hậu phẫu, có những trường hợp phải chỉ ñịnh lấy thể thủy tinh và ñặt kính nội nhãn có tăng thị lực hơn, nhưng cũng có những trường hợp lấy thể thủy tinh và cắt bao sau thị lực cũng không tăng do có tổn thương ñáy mắt. Về kết quả giải phẫu phục hồi chân mống mắt Chúng tôi nhận thấy ñộ rách chân mống nhỏ, phục hồi chân mống ñơn giản và ñạt ñộ kín. Rách chân mống càng rộng, phục hồi chân mống kín khó khăn, ñôi khi còn hở sau phẫu thuật. Tùy theo vị trí rách chân mống, phẫu thuật viên khâu dễ hay khó, và sẽ ñạt kết quả giải phẫu tốt hoặc chưa ñạt. Vị trí rách phía thái dương giúp cho ñường khâu dễ dàng. Vị trí phía mũi, rất khó ñặt mũi khâu do bị chạm ñường sống mũi. Vị trí phía cực trên hoặc dưới nhãn cầu cũng dễ ñặt mũi khâu. 94,87% vết khâu chân mống kín, nhưng hai ca (2,56%) bị hở ít như cắt mống chu biên nên bệnh nhân không bị lóa. Hai ca (2,56%) chân mống nâng cao ở góc tiền phòng, ñộ chân mống nâng cao ít và không rộng nên không gây tăng áp. Về kết quả giải phẫu phục hồi ñồng tử Tỉ lệ ñồng tử tròn ñều sau khâu chân mống là 94,88%, ñồng tử méo 5,12% cho thấy việc khâu chân mống khi cột chỉ dưới ñường hầm củng mạc còn bị kéo chặt hoặc do dịch kính trào ra tiền phòng nhiều nên ñể kín chân mống thì xiết chỉ chặt, hoặc do kim ñính vào chân mống sâu hơn. Nhưng do hậu phẫu bệnh nhân không bị lóa mắt nên không cần chỉnh sữa lại. Về biến chứng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 124 Không có biến chứng trầm trọng. 8 ca rách chân mống ñơn thuần không có biến chứng ñục thể thủy tinh, xuất huyết tiền phòng, tăng áp thứ phát sau phẫu thuật. Những ca có tổn thương nội nhãn ñi kèm thì sau phẫu thuật không làm tăng tình trạng tổn thương ñã có như xuất huyết tiền phòng nhiều hơn, ñục vỡ thể thủy tinh, lệch thể thủy tinh. Có 1 ca tăng áp thứ phát sau phẫu thuật ñã ñược ñiều trị ổn ñịnh sau một thời gian. Kinh nghiệm của phẫu thuật viên Vì ñoạn ñường kính ngang của giác mạc khoảng 12mm, khi luồn kim 25mm vào ñường hầm củng mạc xuyên qua chân mống ñể luồn kim thẳng chỉ prolene 10-0 rất dễ bị lệch kim trong tiền phòng, và có thể ñâm vào góc tiền phòng, mống mắt, thể thủy tinh, vì vậy khi sử dụng spatula ñặt dưới ñường ñi của kim rất an toàn. Có những trường hợp, chúng tôi luồn kim vào ñầu kim bơm nước ñã ñược bẻ cong ñể ñưa xuyên qua tiền phòng cũng rất an toàn. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy với kỹ thuật luồn hai kim ñể khâu chân mống là tốt hơn trước ñây vẫn khâu chân mống qua vết mở giác mạc trực tiếp nhiều biến chứng, nhưng chúng tôi cải biên kỹ thuật của Mc Cannel và Pramod Bhende(1,2,5). Mc Cannel không dùng giá ñỡ bên dưới nhưng chỉ thích hợp cho phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm. Pramod Bhende sử dụng giá ñỡ kim là ống kim luồn kim quá to rất khó ñặt ở những vị trí phẫu trường hẹp như phía cực trên, phía mũi. KẾT LUẬN Với kỹ thuật khâu chân mống cải biên này, thời gian ñặt chỉ khâu lâu hơn nhưng ñộ an toàn cao, ít biến chứng. Vì vậy, nghiên cứu bước ñầu với 39 ca chấn thương ñụng dập rách chân mống ñã ñạt kết quả chân mống kín 94,87%, biến chứng không trầm trọng là rất thành công. Kỹ thuật này có thể phổ biến rộng rãi cho những cơ sở có ñủ ñiều kiện phẫu thuật ñể ñiều trị rách chân mống, không khâu chân mống qua ñường mở giác mạc trực tiếp nhiều biến chứng nặng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bhende P. Closed Chamber Iridodialysis Repair Using a Needle with a Distal Hole. J Cataract Refract Surg, Vol 26, 1267-8, September 2000. 2. Cockerham GC.. Blunt trauma and non penetrating injuries of the anterior segment. Ophthalmic Care of the Combat Casualty, Chapter 8, 137-148. 3. Hersh PS., Zagelbaum BM., Kenyon KR., Shingleton BJ.. Surgical Management of Anterior Segment Trauma. Duane 2004. Volume 6. Chapter 39. (CD) 4. Kawai K, Nagahori M, Hoshino T, Tsuji A. The Surgical Repair of a Cyclodialysis Cleft Caused by a BB Pellet. Tokai J Exp Clin Med., Vol. 31, No. 1, pp. 39-43, 2006,. 5. Snyder ME.. Repairing the iris. Review of Ophthalmology, October. 2000.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_nghien_cuu_ky_thuat_khau_tao_hinh_rach_chan_mong_mat.pdf
Tài liệu liên quan