Kết quả sớm sau phẫu thuật bắc cầu nối
động mạch tại chỗ
Theo bảng 7 và 8, qua 50 trường hợp được
thực hiện loại phẫu thuật này, đã có 86% cho kết
quả sớm sau mổ tốt, 4% chỉ đạt mức trung bình,
và 10% chưa tốt. Phân tích các trường hợp Bn
phải đoạn chi sau mổ cho thấy có nhiều yếu tố
sẽ phải được cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi
tiến hành phẫu thuật.
Một số vấn đề có thể xảy ra sau các phẫu
thuật bắc cầu nối tại chỗ điều trị tắc ĐM mạn
tính chi dưới như: hẹp hoặc tắc miệng nối;
nhiễm trùng vết mổ hay từ ổ loét hoặc mỏm cụt
lan rộng, biến chứng tác động từ những bệnh lý
nội khoa nặng kèm theo. Đặc biệt với một kỹ
thuật mới được đưa vào áp dụng luôn cần có
thời gian hoàn chỉnh và phát triển.
Trong 05 trường hợp hẹp tắc miệng nối
(bảng 8) dẫn tới Bn phải đọan chi, chiếm 10%
các trường hợp đã có 3/5 Bn có các bệnh ĐTĐ,
suy thận mạn hoặc cả hai. Cũng có 3/5 Bn sử
dụng các loại cầu nối phức tạp. Tất cả 05 Bn đều
có loét chi, nhiễm trùng lan tỏa và mức độ tắc
ĐM mạn ở độ IV. Như vậy căn cứ vào các yếu
tố để đảm bảo một miệng nối thông tốt sau
phẫu thuật bắc cầu nối ĐM như đã trình bày ở
trên thì có thể lý giải được một phần kết quả
trong nghiên cứu chưa đáp ứng như mong
muốn (bảng 8).
Theo nghiên cứu của Bv Chợ Rẫy(5) trong 21
ca thực hiện cầu nối từ 5/2004 đến 12/2004 có 5
ca (chiếm 24%) có nhiễm trùng vết mổ, tắc
miệng nối 01 trường hợp và hẹp miệng nối (hẹp
70% miệng nối xa) 1 trường hợp. Một số tác giả
nước ngoài như Joseph Dennis gặp tỷ lệ tắc cầu
nối sớm khoảng 2- 3%, Davidson là 4,2%.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả thực hiện phẫu thuật bắc cầu tại chỗ trong tắc động mạch mạn chi dưới bằng tĩnh mạch hiển có nội soi phá van tại bệnh viện nhân dân 115, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 82
KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHẪU THUẬT BẮC CẦU TẠI CHỖ
TRONG TẮC ĐỘNG MẠCH MẠN CHI DƯỚI BẰNG TĨNH MẠCH HIỂN
CÓ NỘI SOI PHÁ VAN TẠI BV. NHÂN DÂN 115
Cao Văn Thịnh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thiếu máu mạn tính chi dưới thường gặp và do nhiều nguyên nhân. Điều trị nhóm bệnh này
có nhiều phương pháp nhưng kết quả còn khiêm tốn. Phẫu thuật bắc cầu động mạch tại chỗ bằng tĩnh mạch
hiển có thực hiện nội soi phá van đã được thực hiện mặc dù còn nhiều thách thức.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật bắc cầu nối động mạch tại chỗ trong điều trị thiếu máu
mạn tính chi bằng kỹ thuật tĩnh mạch hiển có nội soi phá van tại Bv Nhân Dân 115 từ 1/2006 đến 12/2010.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, có phân tích các trường hợp lâm sàng.
Kết quả: Từ 01/2007 đến 12/2010 tại Bv Nhân Dân 115 đã phẫu thuật bắc cầu nối tại chỗ cho 50 trường
hợp thiếu máu mạn tính chi dưới, gồm 10 nữ và 40 nam. Nguyên nhân thiếu máu mạn chi dưới do biến chứng
của bệnh đái tháo đường (06 Bn), xơ vữa động mạch (37 Bn), Suy thận mạn (03 Bn) và bệnh Buerger (4 Bn).
Các trường hợp sau phẫu thuật có kết quả tốt chiếm 86%, trung bình 4% và xấu 10%.
Kết luận: Ghép tại chỗ tĩnh mạch hiển có thực hiện nội soi phá van trong phẫu thuật bắc cầu nối điều trị
thiếu máu mạn tính chi dưới là kỹ thuật mới, tiến bộ, áp dụng khả thi tại Việt Nam. Những kết quả sớm sau
triển khai kỹ thuật này tại BV Nhân dân 115 là bước đầu được ghi nhận. Bên cạnh những ưu điểm của kỹ thuật
còn những thách thức được đặt ra như: Đánh gía cẩn thận Bn trước mổ và lựa chọn chỉ định phẫu thuật ; Tận
dụng tối đa các phương tiện như siêu âm Doppler, DSA, CTscan trong chẩn đoán, theo dõi bệnh và nội soi lòng
mạch phá van khi thực hiện kỹ thuật ; Tích luỹ kinh nghiệm và huấn luyện kỹ càng cho nhóm các Bs phẫu thuật
viên thực hiện kỹ thuật mới tại cơ sở điều trị ; Tăng cường số lượng các bệnh nhân được thực hiện kỹ thuật mới
trong phẫu thuật bắc cầu nối nhằm tăng tính thuyết phục và tính khoa học của nghiên cứu.
Từ khóa: Phẫu thuật bắc cầu động mạch tại chỗ có thực hiện nội soi phá van, thiếu máu mạn tính chi
dưới.
ABSTRACT
INSITU SAPHENOUS VEIN BYPASS GRAFT WITH ANGIOSCOPEFOR VALVECTOMIES IN THE
SURGICAL TREATMENT OFCHRONIC ARTERIAL ISCHEMIA OF THE LOWER LIMBS
Cao Van Thinh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 81 - 91
Introduction: Chronic low-extremity arterial ischemia is a common disease with many causes. While there
are many treatments available to these patients, none yield more than modest results. In situ saphenous vein
bypass graft with angioscope in which valves are cut under direct visualization is a surgical technique newly
available in Vietnam. Although there are many difficulties, preliminary results suggest that the implementation of
this technique will improve the management of this disease.
Objectives: Assessment of preliminary results of in situ saphenous vein bypass graft technique with
angioscope.
* Khoa Ngoại Lồng Ngực - ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Cao Văn Thịnh ĐT: 0908.338.823
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 83
Methods: Prospective and case study. Patients with chronic ischemia of the lower extremity were admitted
to the Vascular-Thoracic Unit, 115 people’s Hospital, HCM city.
Results: For nearly 2 years (June 2004 to Sep 2006), at department of General Surgery – 115 People’s
Hospital, our Unit received 50 cases with chronic ischemia of the lower extremity, including 26 females and 34
males with the average age 54. The causes of diseases included diabetics (10 cases), arterial sclerotherosis (32
cases) and the others (8 cases). 9 cases were carried out bypass technique in which 3 patients were done with in
situ saphenous vein bypass graft with angioscope. The result of 3 patients is good. The ischemia was improved and
ulceration at foot was dry and heal.
Conclusion: In situ saphenous vein bypass graft with angioscope is a surgical technique which has been
applied in many developed countries on the world. It is newly available in Vietnam. Advantages of this technique
are less damage to veins and nerves, and disadvantages are equipment, indications, technique and the role of
anaesthesia, but with the preliminary results, we think that the implementation of this technique will improve the
management of this disease in Vietnam.
Key words: Chronic low-extremity arterial ischemia, in situ saphenous vein bypass graft with angioscope.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng thiếu máu mạn tính chi dưới có
thể gặp cả ở các bệnh nhân (Bn) có hoặc không
có đái tháo đường. Vị trí tắc mạch mạn thường
thấy như động mạch đùi, khoeo, chầy hay mu
chân. Khi tổn thương càng ở đầu xa, việc điều
trị và tiên lượng càng khó khăn hơn. Không ít
các trường hợp bệnh đã phải đoạn chi.
Với mục đích giảm thiểu số Bn phải đoạn
chi, nhiều nhà khoa học đã nỗ lực áp dụng
nhiều phương pháp và kỹ thuật thích hợp
nhằm tăng tưới máu phần ngọn chi. Nếu tính
từ thập niên 40-50 việc điều trị tắc hệ thống từ
động mạch chầy chỉ bằng đoạn chi, thậm chí
phẫu thuật đoạn chi được coi là một đặc thù
dành cho biến chứng của bệnh đái tháo
đường. Trong thập niên 60-70 phẫu thuật bắc
cầu nối đùi – khoeo đã được nghiên cứu và áp
dụng thành công. Vào những năm 80, nhóm
các Bác sĩ ở New York đã sử dụng kỹ thuật
ghép tại chỗ và có khả năng bắc cầu nối đến
động mạch chầy. Năm 1985 Campbell(1,4) cùng
các đồng nghiệp ở Boston (Mỹ) đã ghi nhận
một trường hợp Bn có tổn thương động mạch
chầy nhưng còn mạch mu chân và người bệnh
đã được bắc cầu nối từ động mạch đùi xuống
động mạch mu chân thành công. Kỹ thuật này
đã mở ra nhiều khả năng trong điều trị chứng
tắc mạch mạn ở Bn đái tháo đường.
Phẫu thuật bắc cầu bằng tĩnh mạch hiển có
thể sử dụng đoạn tĩnh mạch tự thân đảo chiều
hay thuận chiều. Một số trường hợp có thể dùng
tĩnh mạch cánh tay khi tĩnh mạch hiển không sử
dụng được. Với kỹ thuật ghép tại chỗ, tĩnh mạch
hiển được giữ thuận chiều và phải thực hiện thủ
thuật phá van tĩnh mạch đảm bảo sự lưu thông
tốt của dòng máu chảy. Hiện nay kỹ thuật này
đã được nhiều tác giả nước ngoài sử dụng
thường qui và cho hiệu quả khả quan.
Ở Việt Nam, bệnh lý thiếu máu chi dưới khá
thường gặp chủ yếu do xơ vữa động mạch hoặc
bệnh Buerger, biến chứng của bệnh đái tháo
đường. Phẫu thuật bắc cầu nối phục hồi lưu
thông tưới máu ngọn chi cũng đã được nghiên
cứu áp dụng. Giai đoạn 1990-1994 tại Bệnh viện
(Bv) Chợ Rẫy TP.HCM theo Phạm Thọ Tuấn
Anh đã thực hiện được 21 trường hợp, đa số là
tắc trung tâm (tắc gần). Trong 7 trường hợp
dùng tĩnh mạch tự thân, chủ yếu dùng đảo đầu
khi ghép nối, chỉ có 01 trường hợp được dùng
thuận chiều. Những khó khăn khi ghép tĩnh
mạch hiển tại chỗ thuận chiều không chỉ đơn
thuần về kỹ thuật mà có liên quan đến vấn đề
phá van tĩnh mạch hiển. Với những tiến bộ về y
học trong những năm gần đây cho phép áp
dụng nội soi lòng mạch giúp hướng dẫn và
kiểm tra khi tiến hành phá van tĩnh mạch sẽ
đảm bảo cho thành công chung của cuộc phẫu
thuật.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 84
Trong khoảng 03 năm qua, từ cuối năm
2003, với sự hợp tác quốc tế và sự phối hợp làm
việc tốt hơn giữa các chuyên khoa như tim
mạch, nội tiết, gây mê hồi sức, chăm sóc bàn
chân và phẫu thuật mạch máu. Kỹ thuật ghép
bắc cầu tĩnh mạch hiển tại chỗ có sử dụng nội
soi phá van đã được bàn bạc, nghiên cứu và bắt
đầu áp dụng tại Bv Bình Dân và nay tại Bv
Nhân Dân 115 TP.HCM. Kết quả của những
trường hợp phẫu thuật phối hợp giữa các Bác sĩ
Việt Nam và các Bác sĩ Mỹ thuộc Đại học
Harvard, với những trang thiết bị cần thiết tối
thiểu và một số kinh nghiệm ban đầu rút ra từ
cách chọn bệnh, chỉ định phẫu thuật, theo dõi
đánh giá sau mổ đến xây dựng kế hoạch phát
triển kỹ thuật mới tại các cơ sở điều trị tại Việt
Nam là rất quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn.
Phân tích các trường hợp lâm sàng có thiếu
máu mạn tính chi dưới được phẫu thuật bắc cầu
nối tại chỗ có nội soi phá van tĩnh mạch hiển sẽ
làm cơ sở cho việc triển khai mạnh hơn kỹ thuật
mới tại Việt Nam, nhằm hội nhập và tiếp cận
một cách tích cực trong điều trị các bệnh lý về
mạch máu ngoại biên trong hoàn cảnh hiện nay.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Nhận xét kết quả sớm sau phẫu thuật bắc
cầu nối động mạch tại chỗ bằng tĩnh mạch hiển
có nội soi phá van trong điều trị tắc động mạch
mạn tính chi dưới tại BV Nhân Dân 115
TP.HCM từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2010.
Mục tiêu chuyên biệt
Đặc điểm dịch tễ học và bệnh lý tắc động
mạch mạn của nhóm bệnh nghiên cứu.
Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật bắc
cầu nối động mạch tại chỗ bằng tĩnh mạch hiển
có nội soi phá van trong điều trị tắc động mạch
mạn chi dưới.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, phân tích
các trường hợp lâm sàng.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân có thiếu máu mạn tính
chi dưới được phẫu thuật bắc cầu nối tại chỗ
bằng tĩnh mạch hiển có nội soi phá van gặp tại
BV Nhân Dân 115 từ tháng 1/2007 đến tháng
12/2010.
Thu thập và phân tích các dữ liệu
Tuổi, giới, lý do nhập viện, bệnh sử và tiền
sử bệnh.
Kết quả thăm khám lâm sàng và cận lâm
sàng.
Chỉ định và dự kiến phẫu thuật.
Kết quả sớm sau phẫu thuật.
Kỹ thuật bắc cầu ghép tại chỗ tĩnh mạch hiển
có nội soi phá van
Thực hiện một đường rạch da dài để bộc lộ
toàn bộ tĩnh mạch hiển trong (theo hình vẽ) tới
vị trí đầu dưới đoạn cần làm cầu nối. Sau khi
tĩnh mạch hiển được bộc lộ và buộc thắt các
nhánh bên sẽ sử dụng dụng cụ nội soi phá van
(có loại phá van thẳng được dùng khi đoạn tĩnh
mạch ghép ngắn khoảng 20-25cm. Loại phá van
sợi mềm dùng khi tĩnh mạch ghép trên 25cm,
trên đầu mỗi dụng cụ có móc phá van – theo
hình vẽ).
Khi đã bộc lộ được hai đầu đoạn tĩnh mạch
hiển cần ghép, đặt đầu camera của máy nội soi
lòng mạch vào phần đầu trên của đoạn tĩnh
mạch hiển đã bộc lộ, và sợi mềm phá van được
luồn ngược lại từ dưới lên. Khi luồn sợi mềm
phá van được lắp bằng một ống nong đầu tù và
sẽ được thay bằng đầu hình móc khi đã luồn hết
đoạn tĩnh mạch. Thủ thuật phá van tĩnh mạch
được thực hiện khi kéo dần sợi dây mềm xuống
phía dưới, lưu ý kéo tới đâu thì đầu đèn nội soi
bám theo tới đó và theo dõi qua việc truyền
hình ảnh van bị phá trực tiếp trên màn hình. Tại
vị trí đầu đèn luôn được bơm dung dịch nước
muối sinh lý làm sạch vi trường, giúp quan sát
tình trạng của van tĩnh mạch một cách thuận lợi.
Quá trình quan sát này cho phép hướng dẫn,
kiểm tra công đoạn phá van và có thể đánh giá
được ngay hiệu quả.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 85
Việc phá van tĩnh mạch hiển có thể để
nguyên tại chỗ theo đúng vị trí giải phẫu hoặc
bóc tách ra ngoài phá van rồi đặt trở lại theo
đúng chiều thuận về mặt cơ thể học. Ngoài ra
phẫu thuật viên có thể bơm nước kiểm tra dòng
chảy từ trên xuống (theo chiều dòng máu động
mạch sẽ đi qua) xem dòng chảy có dễ dàng hay
không, các nhánh bên đã được khống chế tốt
chưa và có thể nong một cách nhẹ nhàng khẩu
kính tĩnh mạch định ghép sao cho phù hợp với
động mạch đi kèm.
Kỹ thuật nối ghép hai đầu sẽ được thực hiện
ngay sau đó giữa tĩnh mạch và động mạch. Dễ
dàng nhận thấy đầu trên tĩnh mạch ghép đủ lớn,
phù hợp với động mạch đùi. Sau nối hai đầu
cần kiểm tra sự lưu thông dòng máu bằng
Doppler loại bỏ túi hoặc chụp động mạch có cản
quang tại chỗ. Kiểm tra các vị trí buộc nhánh
bên và khâu phủ dưới da, may da kín.
Kỹ thuật nội soi hướng dẫn và kiểm tra phá
van tĩnh mạch hiển
Đánh giá kết quả phẫu thuật
Phẫu thuật viên có thể sờ mạch đánh giá
được dòng chảy tại vị trí trước và sau đầu nối,
sau đó sử dụng Doppler loại bỏ túi hoặc chụp
động mạch tại chỗ sau mổ đánh giá sự lưu
thông của dòng chảy khi cần thiết.
Giai đoạn Bn tái khám có thể cho Bn chụp
DSA kiểm tra vị trí đoạn ghép bắc cầu sau mổ 3-
6 tháng. Tắc động mạch mạn tính diễn tiến từ từ
theo nhiều giai đoạn. Có nhiều cách phân loại
các giai đoạn bệnh. Nhưng phân loại của Lerich
và Fontaine có ưu điểm đơn giản, dễ áp dụng:
Triệu chứng lâm sàng
Giai
đoạn I
Không có triệu chứng;
Không có tổn thương tắc nghẽn đáng kể về
mặt huyết động học
Giai
đoạn II
Đau cách hồi nhẹ và không ảnh hưởng đến
sinh hoạt hàng ngày;
Đau cách hồi nặng gây cản trở đến sinh hoạt
hàng ngày
Giai
đoạn III
Đau ngay cả khi nằm nghỉ ngơi
Giai
đoạn IV
Hoại tử từng phần chi, loét chi do thiếu máu
cục bộ tại chỗ và thiếu máu cục bộ lan toả ở
xa; Hoại tử lan rộng quá bàn chân
Khi bệnh ở giai đoạn III và IV, các tổn
thương đã rõ ràng, việc chẩn đoán trở nên dễ
dàng. Ngược lại ở giai đoạn II, cần phải khám
kỹ, chẩn đoán phân biệt với một số bệnh cơ
xương khớp hay gặp ở người cao tuổi. Giai
đoạn này Bn có các dấu hiệu cường giao cảm
như: vã mồ hôi, lạnh chi, một số bệnh nhân có
dấu hiệu tím tái chi.
Đánh giá kết quả sau phẫu thuật làm cầu nối
tại chỗ bằng tĩnh mạch hiển, có sử dụng phá nội
soi phá van, nguyên tắc là dựa vào kết quả thăm
khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. Tuy
nhiên với nhóm các Bn lớn tuổi, thường kèm
theo các bệnh nội khoa nặng nên trong đánh giá
sau phẫu thuật không tính diễn biến bất thường
của các bệnh lý kèm theo. Nhóm nghiên cứu
chia làm các mức độ sau:
- Kết quả tốt: Các trường hợp Bn sau mổ bắc
cầu nối tại chỗ có hiệu quả tốt, cầu nối lưu
thông sau mổ, vết loét ngọn chi (nếu có, hoặc
mỏm cụt) liền tốt. Tình trạng thiếu máu nuôi chi
so với trước mổ được cải thiện rõ. Không có các
biến chứng sau mổ.
- Kết quả trung bình: Các trường hợp Bn sau
mổ bắc cầu nối tại chỗ có hiệu quả, nhưng ở
mức độ không hoàn toàn. Vết loét hay mỏm cụt
liền chậm. Có thể kèm theo một vài biến chứng
nhẹ và được cải thiện sau điều trị như chảy
máu, tụ máu vết mổ, nhiễm trùng vết mổ.
- Kết quả xấu: Không có sự cải thiện về tình
trạng tưới máu vùng hạ lưu sau mổ. Cầu nối
lưu thông kém. Phần mô loét hay mỏm cụt
không liền, nhiễm trùng lan tỏa dẫn đến phải
đọan chi.
Xử lý và trình bày
Sử dụng các bảng phân tích dữ liệu, bằng
phần mềm thống kê y học.
Trình bày kết quả nghiên cứu dưới các bảng,
biểu và có hình ảnh minh họa.
KẾT QUẢ
Từ tháng 1/2007 đến 12/2010 tại BV Nhân
Dân 115, khoa phẫu thuật Lồng ngực – Mạch
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 86
máu đã tiếp nhận và phẫu thuật cho 50 trường
hợp thiếu máu chi dưới.
Trong đó ghi nhận:
+ Có 40 nam và 10 nữ, tỉ lệ nam/nữ là 4/1.
+ Tuổi trung bình 69, người lớn tuổi nhất 93
tuổi và nhỏ tuổi nhất 28 tuổi.
+ Nhóm tuổi thường gặp nhất là trên 50 tuổi,
chiếm 45/50 (90%).
Nghiên cứu các nguyên nhân và các yếu tố
nguy cơ gây bệnh cho thấy:
Bảng 1: Phân bố bn theo các yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ Số Bn (N=50) Tỉ lệ
Xơ vữa động mạch (XVĐM) 37 74%
XVĐM + đái tháo đường 06 12%
XVĐM + suy thận mạn 03 6%
Bệnh Buerger 04 8%
Cộng 50 100%
Như vậy, đa số các Bn gặp có nguyên nhân
gây hẹp, tắc động mạch mạn tính là XVĐM.
Ngoài ra có khoảng gần ¼ các trường hợp khác
có các bệnh lý nguy cơ kèm theo như đái tháo
đường, suy thận mạn và bệnh Buerger.
Mức độ thiếu máu nuôi vùng hạ chi trong
tắc động mạch mạn được đánh giá theo tiêu
chuẩn của Leriche - Fontaine cho thấy:
Bảng 2: Phân độ theo leriche-fontaine
Phân độ Số Bn (N=50) Tỉ lệ
Độ I 0 0 %
Độ II 6 12 %
Độ III 15 30 %
Độ IV 29 58 %
Cộng 50 100 %
Trên phân nửa số Bn được thực hiện phẫu
thuật bắc cầu nối tại chỗ có mức độ IV, trái lại
không gặp các trường hợp có mức độ I.
Xem xét các vị trí tổn thương tắc hoặc hẹp
khít có vai trò quan trọng trong tiên lượng và kỹ
thuật thực hiện, qua nghiên cứu cho thấy:
Bảng 3: Các vị trí tổn thương gây tắc mạch:
Vị trí tắc động mạch mạn
(chia theo 3 vùng giải phẫu)
Số trường hợp
(N=50)
Tỉ lệ
Từ ĐM chủ - chậu trở xuống 05 10 %
Từ ĐM đùi – khoeo trở xuống 32 64 %
Từ ĐM chày – mác trở xuống 13 26 %
Cộng 50 100%
Vị trí tắc ĐM mạn chiếm đa số các trường
hợp bắt đầu vị trí đùi khoeo trở xuống.
Các bệnh lý nội khoa kèm theo có ý nghĩa
quan trọng trong tiên lượng bệnh và việc điều
trị phối hợp.
Bảng 4: Các bệnh lý nội khoa kết hợp
Bệnh lý nội khoa nặng kết hợp Số Bn Tỷ lệ
Bệnh tim mạch (Bn cao HA, TMCT,
bệnh van tim..)
44 88 %
Đái tháo đường 07 12 %
Suy thận mạn 03 4 %
Các bệnh lý tim mạch chiếm tỷ lệ cao. Tuy
nhiên phẫu thuật bắc cầu ở các bệnh ĐTĐ cũng
là một thách thức đáng lưu ý.
Việc thực hiện phẫu thuật bắc cầu nối phụ
thuộc vào tình trạng tổn thương gây tắc hẹp.
Một số trường hợp phải thực hiện 02 cầu nối
nhắm cung cấp máu nuôi vùng hạ chi.
Bảng 5: Số lượng cầu nối thực hiện trên bn
Số lượng cầu nối thực hiện trên Bn Số Bn Tỷ lệ
Sử dụng 01 cầu nối đơn thuần 05 10 %
Sử dụng 02 cầu nối phối hợp 45 90 %
Cộng 50 100 %
90% các trường hợp Bn được thực hiện 01
cầu nối ĐM.
Các loại cầu nối ĐM đã được thực hiện phụ
thuộc vào vị trí tổn thương, có giá trị trong tiên
lượng sau phẫu thuật.
Bảng 6: Phân bố các loại bắc cầu đm
Loại cầu nối thực hiện Số Bn Tỷ lệ
Chủ - Đùi và Đùi – Khoeo 02 4 %
Đùi –Đùi và Đùi – Khoeo 03 6 %
Đùi – Khoeo 29 58 %
Đùi – Chầy sau (mu chân) 03 6 %
Khoeo – chầy sau (mu chân) 13 26 %
Cộng 50 100 %
Đa số các trường hợp Bn đã được thực hiện
loại cầu nối Đùi - Khoeo. Loại phẫu thuật ít làm
nhất là Đùi-Chầy sau và cùng lúc làm 02 phẫu
thuật Đùi-Đùi và Đùi-Khoeo (6%).
Sau phẫu thuật bắc cầu ĐM diễn biến và tiên
lượng về tình trạng lưu thông của cầu nối phụ
thuộc vào nhiều yếu tố.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 87
Bảng 7: Kết quả sớm sau phẫu thuật bắc cầu nối tại chỗ:
Kết quả sớm sau PT bắc cầu
nối tại chỗ bằng TM hiền
Số các trường
hợp
Tỷ lệ
Kết quả tốt 43 86 %
Kết quả trung bình 02 04 %
Kết quả xấu 05 10 %
Cộng 50 100%
Qua 05 trường hợp tắc cầu nối và phải
đoạn chi sau mổ cho thấy có 03 Bn có ĐTĐ và
suy thận mạn kết hợp. Đa số các trường hợp
cho kết quả tốt.
Phân tích các trường hợp sau phẫu thuật cho
kết quả như không mong đợi liên quan đến mức
độ tắc mạch (tính theo LERICHE-FONTAINE),
vị trí tắc mạch và các bệnh lý kèm theo.
Bảng 8: Phân tích các trường hợp kết quả sớm sau
mổ xấu.
Bn Tuổi
giới
Mức độ tắc
mạch
Loại cầu nối Bệnh kèm
theo
1- Phạm
Văn N.
Nam
58t
Độ IV
(loét, hoại tử
chi)
Đùi – Đùi và
Đùi – Khoeo
(T)
Cao HA,
XVĐM
(Theo dõi sau
1 năm)
2- Trịnh
Hoàng S.
Nam,
65t
Độ IV
(loét, hoại tử
chi)
Khoeo – mu
chân (T)
ĐTĐ, Suy
thận mạn
(Theo dõi sau
3 th)
3-Nguyễn
Ngọc Đ.
Nam,
45t
Độ IV
(loét, hoại tử
chi)
Đùi – Mu
chân (P)
Bệnh Buerger
(theo dõi sau
1 năm)
4- Đòan
Thị H.
Nữ, 73t Độ IV
(loét, hoại tử
chi)
Đùi – Khoeo
(T)
ĐTĐ, Suy
thận mạn
(Sau 2 tuần)
5- lưu Văn
Sang
Nam
68t
Độ IV
(loét, hoại tử
chi)
Khoeo – Chầy
sau (P)
Cao HA, Suy
thận mạn
(Sau 2 tuần)
Như vậy có 10% các trường hợp sau phẫu
thuật làm cầu nối tại chỗ phải đoạn chi, đây là
các trường hợp bệnh nhân khi nhập viện đã có
tình trạng thiếu máu nuôi chi kéo dài, mức độ
tắc mạch nặng (độ 4), ngọn chi viêm loét hoại tử
lan rộng, 01 Bn phải làm 2 cầu nối, 01 Bn cầu nối
đầu xa nhất. Hầu hết các Bn đều có bệnh nặng
nội khoa kèm theo, đặc biệt là đái tháo đường và
suy thận mạn kèm theo.
BÀN LUẬN
Tần suất gặp bệnh nhân thiếu máu mạn
tính chi dưới
Tình trạng thiếu máu mạn tính chi dưới
xuất hiện khi có hẹp hay tắc động mạch (ĐM)
chính cung cấp máu nuôi hai chân(7). Gồm
ĐM chủ bụng, chậu gốc, đùi chung, đùi nông,
đùi sâu, khoeo, chầy trước, chày sau, ĐM mác
và mu chân. Mức độ thiếu máu rất khác nhau
giữa các Bn, có thể được chia làm 04 độ trên
lâm sàng theo Leriche – Fontaine. Đặc điểm
của tắc mạch mạn tính là tình trạng thiếu máu
kéo dài, không đột ngột như thiếu máu nuôi
chi cấp gặp trong trường hợp Bn có vết
thương mạch máu hoặc huyết khối. Trái lại
khả năng phục hồi cũng diễn biến từ từ và
cần có sự hợp tác của Bn sau phẫu thuật.
Tần suất gặp thiếu máu mạn chi dưới ở
nhóm Bn không có đái tháo đường chiếm
khoảng 0,25% - 1% ở các nước Âu –Mỹ, một số
quốc gia khác có báo cáo tỉ lệ mắc bệnh chênh
lệch như ở Nhật 16%, Israel 5%... Tiếc rằng ở
Việt Nam tới nay chưa có những nghiên cứu
dịch tễ học độc lập, chuẩn mực về vấn đề này.
Tuy nhiên trong một số báo cáo cho thấy giai
đoạn 1976-1980 Nguyễn Thị Hiền gặp 68 trường
hợp. Tại Bv Chợ Rẫy giai đoạn 1990-1991 Phạm
Thọ Tuấn Anh tập hợp được 74 trường hợp và
giai đoạn 1992-1994 có 83 trường hợp(7). Tại Bv
Nhân Dân 115 TP.HCM, giai đọan đầu khi mới
thành lập Đơn vị phẫu thuật Lồng ngực - Mạch
máu 2004-2006 gặp 50 trường hợp tắc ĐM mạn
chi dưới nhập viện điều trị(2). Tuy nhiên so với
một số cơ sở điều trị khác như Bv Chợ Rẫy,
Nhân Dân Gia Định và Bình dân(7,5,3) thì số lượng
bệnh gặp ở Bv Nhân Dân 115 còn khiêm tốn.
Bên cạnh các Bn thiếu máu nuôi chi dưới
mạn không do đái tháo đường còn gặp nhóm
các Bn có đái tháo đường. Theo Nguyễn Thy
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 88
Khuê(4) vùng đông nam á được coi là vùng dịch
tễ của bệnh đái tháo đường. Ở Việt nam, nghiên
cứu điều tra giai đoạn 1990-1992 tại Hà Nội và
các vùng lân cận gặp tỉ lệ mắc bệnh đái tháo
đường khoảng 1,1%. Huế 0,96% và TP.HCM
2,25%, trong đó đái tháo đường type II chiếm
90%. Theo Campbell(1) vai trò của phẫu thuật bắc
cầu mạch máu đối với Bn đái tháo đường là rất
lớn. Tác giả cho rằng sau khi giải quyết tốt các
biến chứng về thần kinh, nhiễm trùng thì vấn đề
suy động mạch gây thiếu máu nuôi dưỡng chi
sẽ trở thành nguyên nhân chính dẫn tới đoạn
chi của trên 95% các BN.
Nguyên nhân gây thiếu máu mạn tính chi dưới
Về nguyên nhân gây giảm tưới máu chi
dưới rất đa dạng. Có thể BN có hay không có
đái tháo đường, Bn có tình trạng xơ vữa động
mạch, Bn có bệnh Buerger và một số nguyên
nhân ít gặp khác.
Trong đó bệnh lý xơ vữa ĐM liên quan
nhiều đến rối loạn chuyển hóa mỡ, với các
yếu tố nguy cơ như thuốc lá, cao huyết áp, đái
tháo đường, di truyền, cách sống ít hoạt động
hay làm việc quá sức, ăn uống thất thường
Tình trạng xơ vữa động mạch là nguyên nhân
thường gặp nhất của bệnh tắc các động mạch
lớn như: động mạch chủ ngực, bụng, động
mạch thân cánh tay đầu, động mạch dưới đòn
v.v Ngoài các động mạch lớn, các động
mạch nhỏ cũng bị tổn thương. Tuy nhiên,
điểm khác biệt quan trọng với bệnh Buerger
là: trong bệnh xơ vữa động mạch chỉ có lớp
nội mạc bị tổn thương, còn lớp áo giữa và áo
ngoài hầu như còn nguyên vẹn.
Bệnh buerger, là một bệnh lý về mạch máu,
viêm tắc động mạch không do xơ vữa, biểu hiện
bằng tình trạng viêm tắc các động mạch vừa và
nhỏ của chi. Tình trạng này 60% xảy ra ở chi
dưới và 40% xảy ra ở chi trên. Đa số gặp ở bệnh
nhân nam, dưới 40, hút nhiều thuốc lá. Các triệu
chứng của bệnh là tình trạng thiếu máu mạn
tính chẳng hạn hồi, hội chứng Raynaud, kèm
theo loét hoặc hoại tử đầu ngón. Hiện nay có
nhiều giả thuyết nhắc đến vai trò gây dị ứng của
thuốc lá, di truyền của bệnh.
Theo bảng 1 và 4 cho thấy trong 50 trường
hợp được phẫu thuật bắc cầu nối tại chỗ do
thiếu máu mạn chi dưới có tương đối đủ các
nguyên nhân gây bệnh. Trong đó XVĐM
thường gặp nhất do nhóm Bn lớn tuổi. Ngoài ra
với các bệnh lý nội khoa nặng đi kèm có ảnh
hưởng đáng kể đến tiên lượng bệnh. Bảng 8 cho
thấy trong các Bn phải đọan chi sớm sau mổ đã
có 3/5 các trường hợp có ĐTĐ, suy thận mạn
hoặc cả hai. Như vậy nguyên nhân và các yếu tố
nguy cơ rất cần được các Bác sĩ điều trị lưu ý
nhiều hơn.
Bệnh đái tháo đường gây viêm tắc động
mạch mạn tính được coi là một biến chứng rất
hay gặp. Người ta cho rằng ở lứa tuổi từ 30
đến 60 tuổi tỷ lệ mắc bệnh viêm tắc động
mạch ngoại biên mạn tính cao gấp 3-4 lần ở
nam và cao gấp 5-7 lần ở nữ so với người
không mắc bệnh tiểu đường.
Trong các thói quen xấu thì hút thuốc có
vai trò hàng đầu trong các yếu tố nguy cơ gây
bệnh viêm tắc động mạch ngoại biên. Theo m
ộ s ố nghi ên c ứu tỷ lệ hút thuốc lá ở những
bệnh nhân bị viêm tắc động mạch ngoại biên
khoảng 90-98%(2,4). Nguy cơ xuất hiện bệnh tỷ
lệ thuận với mức độ thuốc lá được sử dụng
mỗi ngày, phần lớn những bệnh nhân bị bệnh
Buerger đều hút nhiều thuốc lá. Vận động ít
cũng là một vấn đề cần lưu ý. Nếu vận động
thường xuyên sẽ làm cải thiện các cơn đau
cách hồi và các biến đổi về huyết động học.
Ngoài ra, việc vận động còn làm tăng tình
trạng thích nghi của hoạt động chuyển hoá
trong các tế bào với tình trạng gắng sức.
Tình hình điều trị bệnh thiếu máu mạn chi
dưới
Thời gian qua Y học thế giới đã luôn cố
gắng giải quyết tình trạng thiếu máu nuôi chi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 89
dưới một cách tích cực cả về nội, ngoại khoa và
các phương pháp kết hợp.
Về nội khoa, việc sử dụng thuốc trong điều
trị đi kèm với các biện pháp hỗ trợ. Bn được sử
dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc vận
mạch, được tư vấn bỏ thuốc lá, điều trị các bệnh
kết hợp khác như cao huyết áp, đái tháo đường,
rối loạn chuyển hóa mỡ một số tác giả còn lưu
ý việc dùng thuốc giảm đau, kỹ thuật pha loãng
máu đồng thể tích, sử dụng oxy cao áp.
Về mặt ngoại khoa có thể kể đến phẫu thuật
cắt hạch thần kinh giao cảm lưng, bóc lớp trong
động mạch, phẫu thuật cầu nối ngoài giải phẫu
và phương pháp tạo hình trong lòng mạch. Tuy
nhiên trong những năm gần đây kỹ thuật bắc
cầu nối xa xuống đến cẳng và bàn chân đang
phát triển, đặc biệt có sử dụng tĩnh mạch ghép
tự thân tại chỗ kết hợp có ứng dụng kỹ thuật
phá van tĩnh mạch, do vậy không phải đảo
ngược đầu đoạn ghép và đương nhiên đã tận
dụng được một số lợi điểm đáng kể(3,4).
Bảng 2 và 3 cho thấy thực trạng các tổn
thương giải phẫu tắc ĐM mạn tính chi dưới của
nhóm Bn trong nghiên cứu. Có lẽ vì nhiều lý do
mà đa số các Bn khi tới bệnh viện đã ở mức độ
tắc mạch muộn (độ III và IV), với các vết loét
sâu, lan tỏa. Chính sự viêm nhiễm lan tỏa và
phá hủy tới tổ chức cơ, xương đã làm tiên lượng
bệnh xấu đi. Trong các bước tiến hành điều trị
các trường hợp này, nhóm nghiên cứu thực hiện
chiến lược “3 bước” đó là cắt lọc, giải thoát mủ
hay tổ chức hoại tử ngay thì đầu, có kết hợp với
kháng sinh toàn thân. Tiếp theo là lựa chọn kỹ
thuật và làm phẫu thuật bắc cầu. Cuối cùng sau
khi bắc cầu sẽ đoạn tối thiểu (ngón, bàn ) khi
đã đánh giá tương đối chính xác phần tổ chức
đã được nuôi dưỡng nhờ phẫu thuật bắc cầu.
Bảng 5 và 6 phản ánh tình hình phẫu thuật
“bắc cầu nối tại chỗ” điều trị tắc ĐM mạn chi
dưới tại Bv Nhân Dân 115 trong những năm gần
đây. Dựa trên kết quả khảo sát tình trạng tắc
mạch mạn qua siêu âm Doppler và hình ảnh
chụp ĐM có cản quang (DSA, MRI, CT 64 lát )
mà các Bs chuyên khoa lựa chọn chỉ định phẫu
thuật bắc cầu. Có thể sử dụng 1 hay 2 (ít khi
dùng tới 3 cầu nối) nhằm cung cấp càng nhiều
máu nuôi cho vùng hạ lưu càng tốt. Với các cầu
nối ĐM cho tới nay vẫn thường dùng các vật
liệu nhân tạo (ống Dacron hay Gore-tex) hoặc sử
dụng tĩnh mạch tự thân. Người ta cho rằng về lý
thuyết cũng như trên thực tế các kỹ thuật bắc
cầu ĐM khác nhau sẽ có ảnh hưởng tới hiệu quả
hoạt động của phẫu thuật bắc cầu. Tuy nhiên tới
nay còn ít các báo cáo cụ thể về vấn đề này. Tại
Việt Nam loại kỹ thuật này vẫn được áp dụng
tại các trung tâm chuyên khoa, nhưng số lượng
không nhiều và chưa được theo dõi kỹ nên việc
đánh giá cũng còn khó khăn.
Phẫu thuật bắc cầu nối điều trị tắc động
mạch mạn chi dưới
Phẫu thuật bắc cầu nối đã từng được thực
hiện lần đầu tiên vào năm 1913 bởi Ernst Jaeger
(Đức) khi lần đầu tiên tiến hành điều trị một
trường hợp phồng động mạch ngoại biên. Tới
năm 1984 Jean Kunlin (Pháp) đã làm cầu nối
điều trị một trường hợp tắc động mạch đùi
nông mạn tính(4,7).
Đa số các tác giả đều thừa nhận vai trò của
phẫu thuật bắc cầu nối trong điều trị tắc động
mạch mạn tính chi dưới là rất quan trọng, mặc
dù để thực hiện được cuộc phẫu thuật như dự
kiến phải có những điều kiện nhất định và trong
đó vấn đề quan trọng là phải có sự tái hiện dòng
máu chảy phía đầu dưới của đoạn tắc, trái lại
phẫu thuật bắc cầu nối không thể thực hiện
được. Theo kinh nghiệm của Campbell(1) trong
một số ít các trường hợp, việc tiến hành phẫu
tích thăm dò trước cũng có những giá trị nhất
định. Ngoài ra, muốn phẫu thuật bắc cầu ĐM
thành công còn có những yếu tố khác đi kèm
như sự chấp nhận của Bn và thân nhân, tình
trạng các bệnh lý nội khoa nặng kèm theo của
người bệnh và tình trạng thiếu máu nuôi chưa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 90
quá mức trầm trọng gây loét hay hoại tử ngọn
chi lan rộng.
Theo đánh giá của một số chuyên gia, trong
những năm gần đây tỷ lệ các Bn được phẫu
thuật làm cầu nối ngày càng nhiều. Chỉ tính
riêng tại Bv Chợ Rẫy(5) vào giai đoạn trước năm
1992 chỉ có 03 ca làm cầu nối trong 2 năm. Giai
đoạn 1992-1994 trong 2,5 năm đã có 31 ca được
thực hiện, và trong 7 tháng (từ 05/2004 đến
12/2004) có tới 21 ca được thực hiện. Tại Bv
Nhân Dân 115, Khoa phẫu thuật lồng ngực –
mạch máu hoạt động từ 6/2004, tính chung
trong khoảng 27 tháng, với 50 ca tắc động mạch
mạn tính được điều trị đã có 23 trường hợp có
chỉ định làm cầu nối, chiếm 46%, nhưng chỉ có 9
ca thực sự được tiến hành, chiếm 39,1% các
trường hợp có chỉ định. Trong 14 ca có chỉ định
làm cầu nối nhưng không thực hiện được đã có
5ca Bn không đồng ý mổ, 5 ca Bn có những bệnh
nặng nội khoa kèm theo và Bn xin về, 4 ca Bn tới
muộn, chi có loét và hoại tử lan rộng nên phải
thực hiện phẫu thuật đoạn chi(2).
Bên cạnh phẫu thuật bắc cầu, các trường
hợp tắc động mạch đầu xa dưới gối thường
được điều trị bằng cách cắt thần kinh giao cảm
lưng cùng bên, chăm sóc đoạn chi thiếu máu và
có thể thực hiện phối hợp điều trị nội khoa
(dùng thuốc, liệu pháp oxy cao áp...) hoặc phải
đoạn chi ngay thì đầu loại bỏ phần thiếu máu
kéo dài đã hoại tử. Ngay cả sau khi đã làm cầu
nối phục hồi dòng máu chảy thì việc chăm sóc,
theo dõi đánh giá mức độ cải thiện phần loét ở
ngọn chi tới đâu vẫn rất cần thiết.
Vấn đề chọn loại vật liệu thực hiện phẫu
thuật bắc cầu mạch máu cầu được cân nhắc giữa
vật liệu nhân tạo và tĩnh mạch hiển tự thân. Mặc
dù tới nay vẫn còn một số ý kiến tranh luận,
nhưng nhìn chung đa số các tác giả đều đồng
tình với việc sử dụng tĩnh mạch hiển tự thân do
những ưu điểm nổi bật của tĩnh mạch tự thân.
Bảng 6 cho thấy các loại cầu nối đã thực hiện.
Với các trường hợp sử dụng 01 cầu nối, toàn bộ
được dùng bằng tĩnh mạch hiển tự thân. Với 02
cầu nối, đoạn gần (chủ-đùi hoặc đùi-đùi được
dùng bằng các đoạn ống Gore-tex số 6 và 8).
Kỹ thuật bắc cầu nối động mạch tại chỗ có nội
soi phá van
Phẫu thuật bắc cầu nối có ưu điểm đưa máu
trực tiếp đến vùng bị thiếu máu mà không làm
tổn thương đến thần kinh hay tĩnh mạch đi kèm
với ĐM bị tắc và giữ được tuần hoàn bàng hệ.
Điều kiện cần thiết để có thể tiến hành phẫu
thuật bắc cầu nối là còn tồn tại phần ĐM phía
dưới chỗ bị tắc nghẽn.
Có 5 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự lưu
thông của cầu nối(7) bao gồm:
- Vị trí xuất phát của cầu nối.
- Tính chất riêng của cầu nối.
- Vị trí đầu xa cầu nối.
- Kỹ thuật nối ghép.
- Nguyên nhân gây tình trạng thiếu máu
mạn tính chi dưới.
Với tĩnh mạch hiển khi sử dụng làm cầu nối
có thể để tại chỗ hoặc đảo ngược đầu. Ưu điểm
của việc dùng tĩnh mạch tự thân tại chỗ (không
đảo đầu bằng cách phá các van tĩnh mạch) là giữ
được sự nguyên vẹn nội mạc và mạch nuôi của
mạch máu: Tĩnh mạch được sử dụng thường có
đường kính một đầu lớn và một đầu nhỏ, phù
hợp về kích thước để làm miệng nối với đầu gần
và đầu xa của ĐM. Cầu nối ít có khả năng bị
xoắn vặn.
Tuy nhiên việc ghép tại chỗ (không đảo
đầu) phải đi kèm với kỹ thuật phá van tĩnh
mạch. Do đó các tác giả đã từng sử dụng kỹ
thuật nàu luôn lưu ý các nguy cơ khi phá van
tĩnh mạch như:
+ Dễ gây chấn thương lớp nội mạc để lại sẹo
và nguy cơ tắc cầu nối.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 91
+ Nguy cơ nhiễm trùng cao do bộc lộ toàn
bộ tĩnh mạch.
+ Nguy cơ phá van hay thắt các nhánh bên
có thể gây thông động tĩnh mạch.
+ Thời gian phẫu thuật thường kéo dài.
+ Đoạn cầu nối dễ bị gập góc, nhất là khi bắc
cầu nối phía trên gối.
Một số tác giả khác còn cho rằng, cầu nối
trên gối có thể sử dụng tĩnh mạch tự thân tại chỗ
hay đảo ngược. Với các cầu nối nằm dưới gối
nhất là đầu gối xa, dùng tĩnh mạch tự thân tại
chỗ cho kết quả tốt hơn dùng tĩnh mạch đảo
ngược đầu. Và không nên dùng ống nhân tạo
làm cầu nối dưới gối; Ngoài ra cũng lưu ý các
biến chứng nếu dùng thuốc kháng đông dài
ngày và có thể dùng tĩnh mạch tiếp nối giữa ống
nhân tạo.
Kết quả theo dõi đánh giá tại Boston(1) với
hơn 1000 Bn bắc cầu nối tại chỗ có sử dụng nội
soi lòng mạch khi phá van. Sau 05 năm cầu nối
còn thông tốt là 75%, bảo tồn chi trong 5 năm là
85% và tử vong chung chiếm 1%. Đặc biệt
những nghiên cứu cũng cho thấy có kết quả
tương tự ở Bn người cao tuổi và nhóm khác.
Bảng 6 và 7 cho thấy kỹ thuật bắc cầu nối tại
chỗ đã được ứng dụng tại Bv Nhân Dân 115, với
50 trường hợp được thực hiện theo đúng kỹ
thuật còn rất khiêm tốn. Có thể vì một số lý do
nhất định về kỹ thuật, phương tiện và quan
điểm nên kỹ thuật này tới nay vẫn chưa được
áp dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Kết quả sớm sau phẫu thuật bắc cầu nối
động mạch tại chỗ
Theo bảng 7 và 8, qua 50 trường hợp được
thực hiện loại phẫu thuật này, đã có 86% cho kết
quả sớm sau mổ tốt, 4% chỉ đạt mức trung bình,
và 10% chưa tốt. Phân tích các trường hợp Bn
phải đoạn chi sau mổ cho thấy có nhiều yếu tố
sẽ phải được cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi
tiến hành phẫu thuật.
Một số vấn đề có thể xảy ra sau các phẫu
thuật bắc cầu nối tại chỗ điều trị tắc ĐM mạn
tính chi dưới như: hẹp hoặc tắc miệng nối;
nhiễm trùng vết mổ hay từ ổ loét hoặc mỏm cụt
lan rộng, biến chứng tác động từ những bệnh lý
nội khoa nặng kèm theo. Đặc biệt với một kỹ
thuật mới được đưa vào áp dụng luôn cần có
thời gian hoàn chỉnh và phát triển.
Trong 05 trường hợp hẹp tắc miệng nối
(bảng 8) dẫn tới Bn phải đọan chi, chiếm 10%
các trường hợp đã có 3/5 Bn có các bệnh ĐTĐ,
suy thận mạn hoặc cả hai. Cũng có 3/5 Bn sử
dụng các loại cầu nối phức tạp. Tất cả 05 Bn đều
có loét chi, nhiễm trùng lan tỏa và mức độ tắc
ĐM mạn ở độ IV. Như vậy căn cứ vào các yếu
tố để đảm bảo một miệng nối thông tốt sau
phẫu thuật bắc cầu nối ĐM như đã trình bày ở
trên thì có thể lý giải được một phần kết quả
trong nghiên cứu chưa đáp ứng như mong
muốn (bảng 8).
Theo nghiên cứu của Bv Chợ Rẫy(5) trong 21
ca thực hiện cầu nối từ 5/2004 đến 12/2004 có 5
ca (chiếm 24%) có nhiễm trùng vết mổ, tắc
miệng nối 01 trường hợp và hẹp miệng nối (hẹp
70% miệng nối xa) 1 trường hợp. Một số tác giả
nước ngoài như Joseph Dennis gặp tỷ lệ tắc cầu
nối sớm khoảng 2- 3%, Davidson là 4,2%.
KẾT LUẬN
Qua 50 trường hợp được phẫu thuật bắc cầu
nối động mạch tại chỗ bằng tĩnh mạch hiển có
nội soi phá van trong điều trị thiếu máu mạn
tính chi dưới tại Bệnh viện Nhân Dân 115 từ
1/2007 đến 12/2010, mặc dù số liệu còn hạn chế
nhưng có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Bệnh nhân tắc động mạch mạn tính chi
dưới đã được phẫu thuật tại Bv Nhân Dân 115
đa số là nam giới, có độ tuổi trung bình 68- 69.
Nguyên nhân chủ yếu gặp xơ vữa động mạch.
Bệnh nhân nhập viện phổ biến có tắc mạch mức
độ III và IV kèm theo có loét chi. Phần lớn các
trường hợp tắc kéo dài từ động mạch đùi chung
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 92
trở xuống. Và tất cả các bệnh nhân đều có các
bệnh lý nội khoa nặng kèm theo, trong đó nhiều
nhất gặp bệnh lý tim mạch.
- Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch tại chỗ
chủ yếu thực hiện một cầu nối và đa số gặp loại
cầu nối đùi – khoeo. Kết quả sớm sau phẫu
thuật tốt đạt 86%, có 10% cầu nối lưu thông kém
và bệnh nhân phải đoạn chi sau mổ. Các trường
hợp đoạn chi gồm các bệnh nhân có đái tháo
đường, suy thận mạn hoặc Buerger.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Campbell DR. (2000): ‘’Vascular problems and the indication for
bypass or amputation in the diabetic’’, Hội thảo chăm sóc bàn
chân đái tháo đường TP.HCM 6/6/2000 – ĐH Y Dược TP.HCM,
Tr 60-61.
2. Cao Văn Thịnh và cs. (2006): “Phẫu thuật bắc cầu nối điều trị
thiếu máu mạn chi dưới bằng ghép tại chỗ tĩnh mạch hiển có nội
soi phá van” Tạp chí Y Học Viện Nam, tập 328, Tr 258-270.
3. Cao Văn Thịnh, Campbell DR., Văn Tần và cs. (2004): ‘’Nội soi
lòng mạch phá van tĩnh mạch hiển ghép tại chỗ trong phẫu thuật
bắc cầu nối điều trị thiếu máu nuôi mạn tính chi dưới ‘’, Hội nghị
nội soi và phẫu thuật nội soi – ĐH Y Dược TP.HCM, BV Hoàn
Mỹ 14,15,16/10/2004, Tr 164-177.
4. Gibbons GW, Pomposelli FB, Logerfo FW. (1995): Arterial
reconstruction: femoral to popliteal,tibial, peroneal, and pedal,
magement of diabetic foot problems, W.B. Saunders Company,
pp 194-204.
5. Lê Phi Long, Phạm Thọ Tuấn Anh, Nguyễn Hoàng Bình. (2005):
‘’Đáng giá kết quả sớm phẫu thuật cầu nối điều trị tắc động
mạch mạn tính chi dưới’’, Hội nghị KHKT lần 22-ĐH Y Dược
TP.HCM – Y học TP.HCM, tập 9, phụ bản số 1, Tr 27-32.
6. Nguyễn Thy Khuê. (2000): ‘’Xử trí bệnh đái tháo đường tại Việt
Nam’’, Hội thảo chăm sóc bàn chân đái tháo đường TP.HCM
6/6/2000 – ĐH Y Dược TP.HCM, Tr 1-5.
7. Phạm Thọ Tuấn Anh. (1994): Phác đồ điều trị ngoại khoa tắc
động mạch mạn tính chi dưới, Luận án tiến sĩ Y Học – ĐH Y
Dược TP.HCM.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_thuc_hien_phau_thuat_bac_cau_tai_cho_trong_tac_dong.pdf