Kết quả tức thì và theo dõi dài hạn nong van hai lá bằng bóng Inoue ở bệnh nhân có thai bị hẹp van hai lá khít

Nghên cứu của chúng tôi ghi nhận NVHL ở bệnh nhân có thai thành công về kỹ thuật, tức là tiến hành được trọn vẹn kỹ thuật nong van, đạt được ở 100% bệnh nhân. Thành công về kết quả là 47 (95,9%) bệnh nhân. Không xảy ra một biến chứng nguy hại nào liên quan đến kỹ thuật (như ép tim cấp, tai biến do tắc mạch). Có 2 bệnh nhân HoHL ≥3 nhưng không phải chuyển mổ cấp cứu. Những thông số chính đặc trưng cho mức độ hẹp van hai lá đều được cải thiện một cách rõ rệt sau khi nong (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê rất lớn với p<0,0001). Diện tích lỗ van tăng được khoảng 2,18 lần sau nong, chênh áp trung bình qua van thời kỳ tâm trương (MVG) giảm được khoảng 3,23 lần, áp lực động mạch phổi tâm thu cũng giảm đáng kể (khoảng 1,71 lần) (bảng 2). Chúng tôi theo dõi dài hạn trung bình 49,35  23,17 (3-106) tháng. Kết quả (bảng 3) về siêu âm rất ổn định, MVA được duy trì (1,78 cm2). Về biến cố, có 1 bệnh nhân tử vong sau 13 tháng do suy tim và 3 bệnh nhân thay van. Các nghiên cứu trong nước của tác giả Phạm Mạnh Hùng(17,16), Lê Thanh Liêm(9), Phạm Thị Ngọc Oanh(18,19) ghi nhận việc NVHL không những có hiệu quả và khá an toàn cho cả mẹ và thai nhi ngay tức thời cũng như qua theo dõi. Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy tỉ lệ thành công của NVHLBB là rất cao, cải thiện đáng kể tình hình lâm sàng và huyết động cho bệnh nhân(7,10,25). Biến chứng sảy thai với tỉ lệ rất thấp(4,7,20,23). Estevesvà cs(4) đã báo cáo kết quả tức thì và lâu dài ở những bệnh nhân có thai được NVHLBB trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ.Tỉ lệ tái hẹp sau 5 năm 16%(5).

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 22 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả tức thì và theo dõi dài hạn nong van hai lá bằng bóng Inoue ở bệnh nhân có thai bị hẹp van hai lá khít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 38 KẾT QUẢ TỨC THÌ VÀ THEO DÕI DÀI HẠN NONG VAN HAI LÁ BẰNG BÓNG INOUE Ở BỆNH NHÂN CÓ THAI BỊ HẸP VAN HAI LÁ KHÍT Đỗ Thị Thu Hà*, Võ Thành Nhân** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả tức thì và kết quả dài hạn của nong van hai lá bằng bóng (NVHLBB) Inoue ở bệnh nhân có thai bị hẹp van hai lá khít. Phương pháp nghiên cứu. Từ tháng 04 năm 2001 đến tháng 04 năm 2011, 49 phụ nữ có thai bị hẹp hai lá khít (tuổi thai trung bình 24,35 +/- 5,29 tuần) đã được NVHLBB Inoue. 27 bệnh nhân có triệu chứng nặng; 2 bệnh nhân có tiền sử phù phổi cấp, khó thở lúc nghỉ; 6 bệnh nhân có rung nhĩ; 4 bệnh nhân có tiền sử mổ nong van. Tất cả các bệnh nhân được theo dõi lâm sàng trong 49,35 +/- 23,17 tháng (3 - 106 tháng). Theo dõi độ suy tim theo NYHA, cần nong van lại, phẫu thuật lại, tử vong. Diện tích mở van hai lá (MVA), chênh áp trung bình qua van hai lá (MVG), và mức độ hở van hai lá (HoHL) được đánh giá bởi siêu âm tim. Dữ liệu lâm sàng về sự phát triển của những đứa trẻ cũng được theo dõi. Kết quả. Phương pháp thành công ở tất cả bệnh nhân, trong phương pháp không có biến chứng trên mẹ và thai. Kết quả tức thì sau nong, MVA tăng từ 0,83 +/- 0,15 cm2 (trên siêu âm tim 2D) tới 1,81 +/- 0,24 cm2 (p <0,0001), và MVG giảm từ 19,94 +/- 5,03 tới 6,17 +/- 2,29 mmHg (p <0,0001). Áp lực nhĩ trái (LAP) giảm từ 29,.53 +/- 7,32 tới 17,8 +/- 6,82 mm Hg (p < 0,0001). Áp lực tâm thu động mạch phổi (PAPs) giảm từ 81,27 +/- 24,32 tới 47,29 +/- 13,81 mm Hg (p 2, và có 3 bệnh nhân có thông liên nhĩ không đáng kể sau nong. Những bệnh nhân có cải thiện triệu chứng đáng kể theo phân loại NYHA trung bình từ 3,0 +/- 0,1 to 1,0 +/- 0,02 (p <0,001). 31 bệnh nhân sinh thường, 17 bệnh nhân sinh mổ, đủ tháng. Tất cả trẻ có cân nặng lúc sinh bình thường (trung bình 2,8 +/- 0,6 kg). Không có bất thường nào ở trẻ. Theo dõi lâu dài ở những bà mẹ, MVA là 1,78 +/- 0,26 cm2; MVG là 6,48 +/- 3,09 mmHg; không có tái hẹp; tỉ lệ sống không biến cố 70% ở 80 tháng. Tất cả trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường theo tuổi. Kết luận. Những kết quả tức thì và dài hạn thuận lợi này cho thấy NVHLBB qua da trở thành phương pháp chọn lựa để điều trị những bệnh nhân có thai bị hẹp hai lá khít có triệu chứng mà không cải thiện với điều trị nội khoa tối ưu. Không tháy có ảnh hưởng có hại nào do tia X trên những đứa trẻ. Từ khóa: có thai, hẹp van hai lá, nong van hai lá qua da, bóng Inoue ABSTRACT IMMEDIATE AND LONG-TERM FOLLOW-UP OF PERCUTANEOUS BALLOON MITRAL VALVULOPLASTY IN PREGNANT PATIENTS WITH SEVERE MITRAL STENOSIS Do Thi Thu Ha, Vo Thanh Nhan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 38 - 44 Objectives. The aim of this study was to evaluate the immediate and long-term clinical follow-up and echocardiographic data on pregnant patients with severe mitral stenosis who underwent percutaneous mitral valvuloplasty (PMV). * Trường Cao Đẳng Y Tế Đồng Tháp ** Khoa Tim Mạch Can Thiệp - BV Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: BS CKII. Đỗ Thị Thu Hà ĐT: 0903713975 Email: hado_dt@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 39 Methods. From April 2001 to April 2011, 49 pregnant women (mean gestational age was 24.35 +/- 5.29 weeks) underwent PMV. 27 patients presented with severe symptoms; two had a recent history of pulmonary oedema, the rest exhibited marked shortness of breath. Six were in atrial fibrillation. Four patients had previously undergone closed mitral valvulotomy. All patients were subsequently followed by a medical interview during 49.35 +/- 23.17 months (range: 3 to 106 months). Clinical variables such as NYHA functional class (FC), the need of a repeat PMV or surgical procedure, the presence of embolic events, and mortality rate were evaluated during follow-up. Mitral valve area, mean transmitral gradient, and the presence of mitral regurgitation were also assessed by Doppler echocardiography. Clinical data on the development of the infants were also followed. Results. The procedure was successful in all patients, during the procedure there were no maternal or fetal complications. Immediately after valvotomy, the mitral valve area increased from 0.83 +/- 0.15 cm2 (on 2D echocardiography) to 1.81 +/- 0.24 cm2 (p <0.0001), and the transmitral mean gradient decreased from 19.94 +/- 5.03 to 6.17 +/- 2.29 mmHg (p <0.0001). The left atrial pressure decreased from 29.53 +/- 7.32 to 17.8 +/- 6.82 mm Hg (p < 0.0001). The systolic pulmonary artery pressure decreased from 81.27 +/- 24.32 to 47.29 +/- 13.81 mm Hg (p < 0.001). Two patients had mild worsening of mitral regurgitation, and three developed insignificant interatrial communication immediately after valvotomy. There was no other morbidity or mortality. Patients showed a significant improvement in mean NYHA class, from 3.0 +/- 0.1 to 1.0 +/- 0.02 (p <0.001). Thirty-two patients had normal deliveries; seventeen cesarean, full-term. All newborns had normal weight (mean 2.8 +/- 0.6 kg) at delivery. No developmental abnormalities were seen in the babies. At long-term follow up of mothers, the mitral valve area was 1.78 +/- 0.26 cm2; transmitral valve gradient was 6.48 +/- 3.09 mmHg; none had restenosis; the total event-free survival rate was 70% at 80 months. All children showed normal growth, development and speech for their age. Conclusions. These favorable immediate relief and long-term results suggests PVM to be the procedure of choice to treat pregnant women with mitral stenosis who remain in FC III or IV despite adequate medical therapy. No harmful effects due to the use of radiation were observed in the children. Keywords: Pregnant, Mitral stenosis, Percutaneous Mitral Valvulotomy, Inoue balloon MỞ ĐẦU Hẹp van hai lá là bệnh van tim thường gặp nhất ở phụ nữ có thai. Khi bệnh ở giai đoạn nặng, có thể đưa đến biến chứng nặng và tử vong cho mẹ và thai, bởi vì sự thích nghi về huyết động học kém khi có thai. Thai kỳ có thể đưa đến suy tim ở những bệnh nhân hẹp van hai lá không triệu chứng hoặc ngay cả ở những bệnh nhân không biết có hẹp hai lá (HHL) trước đó, do khi có thai làm tăng nhịp tim và thể tích máu gây tăng độ chênh áp qua van hai lá. Triệu chứng kéo dài dù điều trị nội khoa tối ưu, tiên lượng xấu ở những bệnh nhân này. Nong van hai lá bằng bóng (NVHLBB) qua da là phương pháp điều trị đã được chứng tỏ có hiệu quả ở những bệnh nhân có thai bị hẹp van hai lá(21,22,23). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào ở nước ta về kết quả lâu dài ở những bệnh nhân này, cũng như ảnh hưởng có hại có thể có do tia xạ trên những đứa con của những bệnh nhân này. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá kết quả tức thì và kết quả dài hạn của NVHLBB Inoue ở bệnh nhân có thai bị hẹp van hai lá khít. tại Bệnh viện Chợ Rẫy. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc theo thời gian. Đối tượng nghiên cứu Tất cả những bệnh nhân là phụ nữ có thai bị hẹp hai lá khít có chỉ định NVHL theo trình tự thời gan từ tháng 04/2001 đến tháng 04/2011 tại khoa Tim mạch can thiệp bệnh viện Chợ Rẫy. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 40 Tiêu chuẩn chọn bệnh Phụ nữ có thai ở tháng thứ 5 thai kỳ hoặc muộn hơn bị hẹp van hai lá có triệu chứng hoặc có diện tích lỗ van < 1cm2. Tiêu chuẩn loại trừ Có huyết khối ở nhĩ trái; tiền sử lấp mạch < 2 tháng; kèm hở 2 lá hoặc hở động mạch chủ mức độ >2/4; chỉ số Wilkins > 11 điểm. Các tiêu chí đánh giá - Độ chênh áp qua van hai lá (MVG), diện tích mở van hai lá (MVA): Đánh giá dựa vào siêu âm tim Doppler và siêu âm 2D. - Hình thái VHL: Đánh giá dựa vào điểm siêu âm Wilkins (siêu âm 2D). Được xem là thuận lợi cho nong van khi điểm Wilkins ≤ 8. - Áp lực tâm thu động mạch phổi (PAPs): Dựa vào siêu âm Doppler liên tục và áp dụng phương trình Bernoulli = (4 x bình phương đỉnh vận tốc phổ hở van ba lá) cộng thêm 10 mmHg (ước tính áp lực nhĩ phải). - Kết quả tức thì là kết quả đạt được trong 24 giờ đầu sau thủ thuật. Kết quả thành công tức thì: khi diện tích van hai lá ≥1,5 cm2 hoặc diện tích van hai lá/diện tích da ≥1 cm2/ m2, và không có hở van hai lá (VHL) nặng đi kèm (độ hở <2/4 và không tăng độ hở so với trước nong > 1 độ) cũng như không có biến chứng khác. - Sống không biến cố (biến cố tử vong do mọi nguyên nhân, thay VHL hoặc nong van lại, suy tim theo phân loại chức năng NYHA III hoặc IV). - Tái hẹp sau nong van: Được định nghĩa là mất >50% của sự tăng MVA hoặc MVA theo dõi <1,5 cm2. Cách thu thập số liệu - Khai thác bệnh sử, tiền sử; Đo ECG 12 chuyển đạo; Chụp X quang ngực thẳng. - Siêu âm tim qua thành ngực: Trong 1-2 tuần trước khi nong van: Tất cả các bệnh nhân được chọn sẽ được làm siêu âm tim 2D và Doppler để đánh giá tình trạng VHL, PAPs, huyết khối nhĩ trái, chức năng tim, mức độ hở VHL và hở van động mạch chủ đi kèm. Lập lại siêu âm ngay sau nong, 24 giờ sau nong. Siêu âm tim qua thực quản được thực hiện trong vòng 24 giờ trước nong. - Nong VHL bằng bóng Inoue: Được thực hiện tại phòng thông tim bệnh biện Chợ Rẫy, bệnh nhân nằm ngửa, được che ngang phần bụng bằng tấm áo chì để phòng tránh phơi nhiễm tia cho thai nhi; đo các trị số huyết động bao gồm áp lực nhĩ trái, thất trái, độ chênh áp trung bình qua VHL, MVA; ghi nhận các biến chứng xảy ra trong lúc nong nếu có, các trường hợp thất bại khi làm thủ thuật. - Theo dõi: Đánh giá lâm sàng và siêu âm tim được thực hiện sau nong van 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng trong năm đầu và hàng năm sau đó để đánh giá kết quả dài hạn sau nong. Theo dõi được kết thúc vào tháng 04 năm 2011. Xử lý số liệu Để so sánh 2 số trung bình của các mẫu độc lập có phân phối chuẩn, dùng kiểm định t (t test). Dùng kiểm định t ghép cặp để so sánh những biến định lượng trước và sau thủ thuật. Sử dụng kiểm định Khi bình phương để so sánh các tỉ lệ. Tất cả ngưỡng xác xuất là p<0,05 và 2 đuôi. Dùng phân tích Kaplan-Meier để xác định tỉ lệ sống sót, sống sót không biến cố trong dân số thành công với nong van (kết quả tức thì tốt). Số liệu được phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS for Window 16.0. KẾT QUẢ Đặc điểm các bệnh nhân có thai được NVHL Trong thời gian 2001-2011chúng tôi đã tiến hành NVHL cho 49 bệnh nhân là phụ nữ có thai bị HHL khít. Các thông số lâm sàng được biểu hiện ở bảng 1. Bảng.1: Đặc điểm các bệnh nhân có thai được NVHL Thông số lâm sàng Giá trị trung bình hoặc số bệnh nhân Khoảng, % Tuổi 29,39  5,62 19 – 46 Thời gian mang thai (tuần) 24,35  5,29 12 – 34 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 41 Thông số lâm sàng Giá trị trung bình hoặc số bệnh nhân Khoảng, % NYHA II 22 44,9 % III 27 55,1% Rung nhĩ 6 12,2 % Tiền sử mổ tách van 4 8,2% Điểm Wilkins 7,92  0,97 6 –11 Nong van cấp cứu 11 22,4% Hở hai lá (HoHL) nhẹ kèm theo 45 91,8 % Hở Chủ nhẹ kèm theo 19 38,8 % Kết quả sớm (ngay sau thủ thuật) Bảng 2: Thay đổi một số thông số trước và sau NVHL ở phụ nữ có thai Thông số Trước nong Sau nong P Áp lực (mmHg): Nhĩ trái (mean) (LAP) 29,53  7,32 17,8  6,82 < 0,0001 ĐMP (tâm thu) (PAPs) 81,27  24,32 47,29  13,81 < 0,0001 Chênh áp trung bình qua van hai lá (MVG) 19,94  5,93 6,17  2,29 < 0,0001 Diện tích lỗ van hai lá (cm 2 ) 0,83  0,15 1,81  0,24 < 0,0001 Đường kính nhĩ trái (LAD) (mm) 52,247,21 40,436,53 < 0,0001 Kết quả tức thì tốt đạt được ở 47 (95,9%) bệnh nhân. Thành công về kỹ thuật là 100%. Biến chứng HoHL 2 (4,1%), Tai biếm mạch máu não (TBMMN) 1 (2,0%), thông liên nhĩ (TLN) 3 (6,1%). Kết quả theo dõi dài hạn sau NVHL Thời gian theo dõi trung bình 49,35  23,17 (3-106) tháng. Bảng 3: Kết quả theo dõi dài hạn sau NVHL ở phụ nữ có thai Thông số Giá trị trung bình hoặc số bệnh nhân Áp lực (mmHg): ĐMP (tâm thu) (PAPs) 32,35  5,52 Chênh áp trung bình qua VHL (MVG) 6,48 3,09 Diện tích lỗ van hai lá (cm 2 ) 1,78  0,26 LAD (mm) 37,295,07 Tử vong 1 (2,0%) Thay van 3 (6,1%) Tái hẹp 0 Tỉ lệ sống không biến cố là 93,4% ở 30 tháng và 70% ở 80 tháng (biểu đồ 1). Số bệnh nhân 47 46 38 3 Biểu đồ 1: Đường cong Kaplan - Meier biểu diễn sống không biến cố (tử vong, NYHA III – IV, thay van hoặc nong van lại) sau NVHL cho bệnh nhân qua theo dõi dọc BÀN LUẬN HHL ảnh hưởng chủ yếu ở phụ nữ trẻ tuổi sinh đẻ, trong đó sinh lý bệnh thường bị nặng hơn bởi yêu cầu sinh lý khi có thai. Vì vậy, có thai ở bệnh nhân HHL là vấn đề lâm sàng thường gặp ở những nước có tỉ lệ bệnh thấp tim cao(6). NVHL đã được coi như là thủ thuật hàng đầu cho phụ nữ có thai bị HHL khít bởi tính ít xâm lấn cũng như các kết quả nghiên cứu chứng minh lợi ích và tính an toàn của phương pháp này cho cả mẹ và thai nhi. Vấn đề phơi nhiễm tia X thực sụ không đáng ngại do thời gian thủ thuật ngắn, bệnh nhân được che chắn vùng bụng và dùng siêu âm phối hợp khi tiến hành thủ thuật. Hơn nữa NVHL chỉ nên tiến hành ở tháng thứ năm trở đi đối với thai kỳ. Trong tam cá nguyệt thứ hai, CLT tăng khoảng 70%. Có thai có thể trở thành gánh nặng huyết động học bằng cách tăng thể tích nội mạch 30% -50% hơn mức không có thai. Thay đổi huyết động học này có lẽ gây tăng MVG và áp lực nhĩ trái gây phù phổi cấp(24). C1vila và cs đã chứng minh rằng 86% bệnh nhân có thai có HHL nặng NYHA I hoặc II trong giai đoạn sớm thai kỳ tiến triển đến NYHA Tỉ lệ sống không biến Thời gian theo dõi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 42 III hoặc IV trong lúc có thai(3). Tử vong mẹ ở phụ nữ có thai khoảng 1%, nhưng tăng tới 7% ở những giai đoạn tiến triển của bệnh, với những giai đoạn quan trọng hơn là trong lúc chuyển dạ, sinh đẻ và ngay sau sinh(3). Tử vong mẹ ở những bệnh nhân có thai có NYHA I và II là 0,4% và tăng đáng kể (6,8%) ở những bệnh nhân có NYHA III và IV. Chúng tôi NVHL cho 49 BN có thai, tuổi trung bình 29,39  5,62, thời gian mang thai trung bình 24,35  5,29 tuần, có 12,2% bệnh nhân rung nhĩ, có tiền sử mổ nong van 8,2%, điểm Wilkins trung bình 7,92  0,97. Các đặc điểm này tương tự nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Oanh(18) tuổi trung bình 27,6  8,5, thời gian mang thai trung bình 24,2  5,6 tuần, điểm Wilkins trung bình 7,1  2,3. Nghên cứu của chúng tôi ghi nhận NVHL ở bệnh nhân có thai thành công về kỹ thuật, tức là tiến hành được trọn vẹn kỹ thuật nong van, đạt được ở 100% bệnh nhân. Thành công về kết quả là 47 (95,9%) bệnh nhân. Không xảy ra một biến chứng nguy hại nào liên quan đến kỹ thuật (như ép tim cấp, tai biến do tắc mạch). Có 2 bệnh nhân HoHL ≥3 nhưng không phải chuyển mổ cấp cứu. Những thông số chính đặc trưng cho mức độ hẹp van hai lá đều được cải thiện một cách rõ rệt sau khi nong (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê rất lớn với p<0,0001). Diện tích lỗ van tăng được khoảng 2,18 lần sau nong, chênh áp trung bình qua van thời kỳ tâm trương (MVG) giảm được khoảng 3,23 lần, áp lực động mạch phổi tâm thu cũng giảm đáng kể (khoảng 1,71 lần) (bảng 2). Chúng tôi theo dõi dài hạn trung bình 49,35  23,17 (3-106) tháng. Kết quả (bảng 3) về siêu âm rất ổn định, MVA được duy trì (1,78 cm2). Về biến cố, có 1 bệnh nhân tử vong sau 13 tháng do suy tim và 3 bệnh nhân thay van. Các nghiên cứu trong nước của tác giả Phạm Mạnh Hùng(17,16), Lê Thanh Liêm(9), Phạm Thị Ngọc Oanh(18,19) ghi nhận việc NVHL không những có hiệu quả và khá an toàn cho cả mẹ và thai nhi ngay tức thời cũng như qua theo dõi. Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy tỉ lệ thành công của NVHLBB là rất cao, cải thiện đáng kể tình hình lâm sàng và huyết động cho bệnh nhân(7,10,25). Biến chứng sảy thai với tỉ lệ rất thấp(4,7,20,23). Esteves và cs(4) đã báo cáo kết quả tức thì và lâu dài ở những bệnh nhân có thai được NVHLBB trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ. Tỉ lệ tái hẹp sau 5 năm 16%(5). Bảng 4: So sánh sự thay đổi về huyết động và diện tích van hai lá ở bệnh nhân có thai trong nghiên cứu của chúng tôi với một số nghiên cứu khác Nghiên cứu/năm Số bệnh nhân Diện tích van hai lá (cm 2 ) Chênh áp trung bình qua van (mmHg) áp lực ĐMP trung bình, hoặc tối đa(*) (mmHg) Trước Sau Trước Sau Trước Sau Kalra/1994 [8] 27 0,78 2,2 30,5 6,1 Ben Farhat/1997 [2] 44 1,0 2,3 22 5 Martinez/ 1998 [12] 9 0,9 1,8 20,8 7,3 Gupta/1998 [7] 40 0,8 1,7 Mangione/ 2000 [11] 30 1,1 2,0 17,7 5,9 Abouzied/200 1 [1] 16 0,9 1,8 23 6 59 33 Fawzy/2001 [5] 19 0,9 1,9 15,7 5,5 Mishra/ 2001 [13] 85 0,75 2,0 29 7 Nercolini/ 2002 [14] 44 1,17 2,06 16,2 7,9 Chúng tôi/2011 49 0,83 1,81 19,9 6,1 81,2 47,2* Dữ liệu khoảng 100 bệnh nhân có thai cho thấy NVHLBB là điều trị an toàn và hiệu quả để cải thiện tình trạng huyết động học cho mẹ, và thai cũng được dung nạp tốt(15) Khi so sánh với các tác giả khác, chúng tôi cũng đạt được kết quả tương tự (bảng 4, 5). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 43 Bảng 5: Kết quả NVHL ở phụ nữ có thai trong nghiên cứu của chúng tôi với một số nghiên cứu khác Nghiên cứu Năm Số BN Thành công (%) Biến chứng chính Thời gian chiếu tia (phút) Đẻ thường Mổ đẻ Đẻ non Thai lưu Patel và cs (15) 1993 19 94,7 5,3 9,2±3,4 18 1 0 0 Ben Farhat (2) 1997 44 90,0 9,1 16,0 42 2 0 0 Gupta và cs (7) 1998 40 95 5,0 7,8±1,9 18 3 0 1 Fawzy và cs (5) 2001 23 100 0 22 1 1 1 Mishra và cs (13) 2001 85 94 2,2 3,6±3,2 0 0 Esteves (4) 2006 57 96 - 5,7 - - 1 1 Phạm Mạnh Hùng (16) 2006 36 97 0 2,33 14 21 1 0 Chúng tôi 2011 49 95,9 4,1 Bảng 6. So sánh MVA theo dõi lâu dài sau NVHL ở bệnh nhân có thai của một số nghiên cứu Nghiên cứu/năm Số bệnh nhân Thời gian theo dõi (năm) MVA sau nong (cm 2 ) MVA qua theo dõi (cm 2 ) Mangione/2000 (11) 30 5,3 2,01 1,75 Fawzy/2001 (5) 19 5,1 1,97 1,8 Chúng tôi/2011 49 5,1 1,81 1,78 KẾT LUẬN. NVHLBB Inoue ở phụ nữ có thai bị HHL khít có kết quả tức thì an toàn và hiệu quả cho cả mẹ và con. Kết quả theo dõi dài hạn trung bình 49,35  23,17 (3-106) tháng về siêu âm rất ổn định, MVA được duy trì (1,78 cm2). Tỉ lệ sống không biến cố là 93,4% ở 30 tháng và 70% ở 80 tháng. Không tháy có ảnh hưởng có hại nào do tia X trên những đứa trẻ. Những kết quả tức thì và dài hạn thuận lợi này cho thấy NVHLBB qua da trở thành phương pháp chọn lựa để điều trị những bệnh nhân có thai bị hẹp hai lá khít có triệu chứng mà không cải thiện với điều trị nội khoa tối ưu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abouzied AM, Al Abbady M, Al Gendy MF, Magdy A, Soliman H, Faheem F, Ramadan T, Yehia A (2001), “Percutaneous balloon mitral commissurotomy during pregnancy”, Angiology 52(3), pp.205-209. 2. Ben Farhat M, Gamra H, Betbout LF, Maatouk F, Jarrar M, Addad F, Tiss M, Hammami S, Chahbani I, and Thaalbi R (1997), “Percutaneous balloon mitral commissurotomy during pregnancy”, Heart 77(6), pp. 564–567. 3. Carabello BA (2005), “Contemporary Reviews in Cardiovascular Medicine: Modern Management of Mitral Stenosis”, Circulation 112, pp. 432-437. 4. Esteves CA, Munoz JS, Braga S, Andrade J, Meneghelo Z, Gomes N, Maldonado M, Esteves V, Sepetiba R, Sousa JE, Palacios IF (2006), “Immediate and long-term follow-up of percutaneous balloon mitral valvuloplasty in pregnant patients with rheumatic mitral stenosis”, Am J Cardiol 98(6), pp.812-816. 5. Fawzy ME, Kinsara AJ, Stefadouros M, Hegazy H, Kattan H, Chaudhary A, Williams E, Al Halees Z (2001), “Long-Term outcome of mitral balloon valvotomy in pregnant women”, J Heart Valve Dis 10(2), pp.153-157. 6. Guérios EE, Bueno R, Nercolini D, Tarastchuk J, Andrade P, Pacheco A, Faidiga A, Negrao S, Barbosa A (2005), “Mitral Stenosis and Percutaneous Mitral Valvuloplasty”, J Invasive Cardiol 17(7), pp.382-386. 7. Gupta A, Lokhandwala YY, Satoskar PR, Salvi VS (1998), “Balloon mitral valvotomy in pregnancy: maternal and fetal outcomes”, J Am Coll Surg 187(4), pp.409-415. 8. Kalra GS, Arora R, Khan JA, Nigam M, Khalillulah M (1994), “Percutaneous mitral commissurotomy for severe mitral stenosis during pregnancy”, Cathet Cardiovasc Diagn 33(1), pp.28-30. 9. Lê Thanh Liêm, Hồ Thượng Dũng, Nguyễn Mạnh Phan (2002), “Nong van hai lá qua da bằng bóng inoue trong thai kỳ”, Tim mạch học Việt Nam (32), tr.36-38. 10. Lee CH, Chow WH, Kwok OH (2001), “Percutaneous balloon mitral valvuloplasty during pregnancy: long-term follow-up of infant growth and development”, Hong Kong Med J 7(1), pp.85-88. 11. Mangione JA, Lourenço RM, dos Santos ES, Shigueyuki A, Mauro MF, Cristovão SA, Del Castillo JM, Siqueira EJ, Bayerl DM, Lins Neto OB, Salman AA (2000), “Long-term follow-up of pregnant women after percutaneous mitral valvuloplasty”, Catheter Cardiovasc Interv 50(4), pp 413-417. 12. Martínez-Reding J, Cordero A, Kuri J, Martínez-Ríos MA, Salazar E (1998), “Treatment of severe mitral stenosis with percutaneous balloon valvotomy in pregnant patients”, Clin Cardiol 21(9), pp.659-663. 13. Mishra S, Narang R, Sharma M, Chopra A, Seth S, Ramamurthy S, Prabhakaran D, Goswami KC, Talwar KK, Manchanda SC, Bahl VK (2001), “ Percutaneous transseptal mitral commissurotomy in pregnant women with critical mitral stenosis”, Indian Heart J 53(2), pp.192-196. 14. Nercolini DC, da Rocha Loures Bueno R, Eduardo Guérios E, Tarastchuk JC, Pacheco AL, Piá de Andrade PM, Pereira da Cunha CL, Germiniani H (2002), “Percutaneous mitral balloon valvuloplasty in pregnant women with mitral stenosis”, Catheter Cardiovasc Interv 57(3), pp.318-322. 15. Patel JJ, Mitha AS, Hassen F, Patel N, Naidu R, Chetty S, Pillay Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 44 R (1993), “Percutaneous balloon mitral valvotomy in pregnant patients with tight pliable mitral stenosis” Am Heart J 125(4), pp.1106-1109. 16. Phạm Mạnh Hùng (2007), “Nghiên cứu kết quả sớm và trung hạn của nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị bệnh hẹp van hai lá khít”, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 141 trang. 17. Phạm Mạnh Hùng, Phạm Thị Ngọc Oanh, Nguyễn Lân Hiếu, Nguyễn Ngọc Quang, Đỗ Doãn Lợi, Nguyễn Quang Tuấn, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Ngọc Tước, Phạm Gia Khải (2006), “Nong van hai lá bằng bóng inoue phối hợp với hướng dẫn của siêu âm tim cho phụ nữ có thai bị hẹp van hai lá khít”, Kỷ yếu tóm tắt báo cáo khoa học hội nghị khoa học Tim mạch toàn quốc lần thứ XI, tr.96-97. 18. Phạm Thị Ngọc Oanh (2007), “Nong van hai lá bằng bóng Inoue phối hợp với hướng dẫn của siêu âm tim cho phụ nữ có thai bị hẹp van hai lá khít”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam (47), tr.140-148. 19. Phạm Thị Ngọc Oanh (2010), “Nong van hai lá bằng bóng Inoue ở phụ nữ có thai”, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học-Đại hội tim mạch học Quốc gia Việt Nam lần thứ 12, tr.78. 20. Routray S.N, et al (2004), “Balloon mitral vanvuloplasty during pregnancy”, International Journal of Gynecology and Obstetrics 85, pp.18-23. 21. Ruzyllo W, Dabrowski M, Woroszylska M, Rydlewska- Sadowska W (1992), “Percutaneous mitral commissurotomy with the Inoue balloon for severe mitral stenosis during pregnancy”, J Heart Valve Dis 1(2), pp.209-212. 22. Salomé N, Dias CC, Ribeiro J, Gonçalves M, Fonseca C, Ribeiro VG(2002), “Balloon mitral valvuloplasty during pregnancy--our experience”, Rev Port Cardiol 21(12), pp.1437- 1444. 23. Sivadasanpillai H, Srinivasan A, Sivasubramoniam S, Mahadevan KK, Kumar A, Titus T, Tharakan J (2005), “Long- term outcome of patients undergoing balloon mitral valvotomy in pregnancy”, Am J Cardiol 95(12), pp.1504-1506. 24. Uri Elkayam, MD, FACC, Fahed Bitar, MD (2005), “Valvular Heart Disease and Pregnancy: Part I: Native Valves”. J Am Coll Cardiol 46, pp.223–230. 25. Viñals F, Olmos A, Sequel I, Gajardo J, Cuevas G (1992), “Percutaneous mitral valvuloplasty during pregnancy”, Rev Chil Obstet Ginecol 57(6), pp.432-436. 26. Zhang HP, Yen GSH, Allen JW, Lau FYK, and Ruiz CE (1998), “Comparison of Late Results of Balloon Valvotomy in Mitral Stenosis With Versus Without Mitral Regurgitation”. Am J Cardiol 81, pp.51–55.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_tuc_thi_va_theo_doi_dai_han_nong_van_hai_la_bang_bon.pdf
Tài liệu liên quan