Kết quả xa (> 12 tháng sau phẫu thuật):
92/117 BN được theo dõi sau phẫu thuật
> 12 tháng (xa nhất 25 tháng).
+ Không BN nào bị hạn chế biên độ gấp,
duỗi gối.
+ 5 BN đau mơ hồ quanh gối, 2 BN
đau phía sau gối, 2 BN đau ở khe khớp
gối, tất cả không phải can thiệp thêm.
+ Cảm giác có tiếng kêu trong gối khi
gấp, duỗi: 5 BN, hiện tượng này xuất hiện
ngay sau phẫu thuật vài tháng khi BN đã
đi lại và sinh hoạt, công tác.
+ Tình trạng teo cơ: 20/92 BN còn bị
teo cơ đùi.
+ Đánh giá tình trạng lỏng khớp: 87/92 BN
(94,57%) gối vững (ngăn kéo trước (-),
Lachman (-), Pivot Shift (-)), BN trở lại hoạt
động thường ngày, chơi thể thao, cảm
giác gối vững; 4/92 BN (4,34%) gối lỏng
(cả 4 BN đều có dấu hiệu Lachman (+),
nhưng Pivot Shift và ngăn kéo trước (-)),
đây là 4 BN then ngang của TightRope
RT không áp sát vỏ ngoài xương đùi,
cách vỏ xương khoảng 1 - 2 mm; 1/92 BN
(1,09%) gối lỏng (cả dấu hiệu ngăn kéo
trước, Pivot Shift và Lachman (+)), BN cảm
giác lỏng gối, nhưng chưa phẫu thuật lại.
Với BN này chúng tôi chưa đủ cơ sở xác
định nguyên nhân.
+ Khoảng trượt ra trước của mâm
chày đo bằng KT1000 so với bên lành,
chúng tôi chỉ kiểm tra được 62/92 BN,
trong đó 57 BN được đánh giá trên lâm
sàng gối vững, độ trượt ra trước của
mâm chày không quá 1 mm so với bên
lành (7 BN mâm chày trượt ra trước ít
hơn so với bên lành), 4 BN gối lỏng khi
khám, nhưng BN vẫn thấy vững, mâm chày
trượt ra trước 1 - 2 mm, BN còn lại
mâm chày trượt ra trước 4 mm (đây là
BN gối lỏng).
+ Điểm Lysholm cao nhất 100, thấp
nhất 75. Rất tốt 82/92 BN (89,13%),
tốt 9/92 BN (9,78%), trung bình 1/92 BN
(1,09%). Tỷ lệ khá cao so với các phương
pháp phẫu thuật khác.
Kết quả cho thấy kỹ thuật “all inside”
khá tin cậy. Tuy nhiên, cần tiếp tục theo
dõi thêm đối với tỷ lệ dây chằng bị đứt lại
khi người bệnh tham gia các hoạt động
thường ngày và thể thao.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 26 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả ứng dụng kỹ thuật “all inside” tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
100
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT “ALL INSIDE”
TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƢỚC KHỚP GỐI
Vũ Nhất ịnh*; Phạm Ngọc Thắng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả ứng dụng kỹ thuật “all inside” tái tạo dây chằng chéo khớp gối và
nhận xét ưu nhược điểm của kỹ thuật. Phương pháp: nghiên cứu sử dụng gân cơ bán gân tự
thân gập 4 làm mảnh ghép dây chằng, khoan ngược đường hầm chày từ trong khớp ra ngoài
bằng Flipcutter. Kéo vào đường hầm đùi và đường hầm chày qua lối vào trước trong mảnh
ghép dây chằng. Cố định hai đầu mảnh ghép neo ra mặt ngoài đường hầm chày và đường hầm
đùi bằng TightRope RT. Đánh giá kết quả xa ở thời điểm trên 12 tháng sau phẫu thuật. Đánh
giá mức độ lỏng gối bằng test ngăn kéo trước, Lachman, Pivot Shift, KT1000. Đánh giá kết quả
theo thang điểm Lysholm. Kết quả: nghiên cứu gồm 117 trường hợp, tuổi trung bình 32,87 (19 -
60 tuổi), có 32/117 trường hợp (27,35%) tổn thương sụn chêm kết hợp. Đường kính mảnh
ghép dây chằng 7 - 9 mm, dài 6 - 7,5 mm. Thời gian phẫu thuật 30 - 45 phút (khi không có tổn
thương sụn chêm). 92/117 trường hợp theo dõi đánh giá kết quả trên 12 tháng. 87/92 trường
hợp (89,13%) có dấu hiệu ngăn kéo trước, Lachman và Pivot Shift (-), 4/92 trường hợp (4,34%)
có dấu hiệu ngăn kéo trước (+) và 1/92 trường hợp (1,09%) dấu hiệu ngăn kéo trước, Lachman
và Pivot Shift (+). 62/92 trường hợp đo mức trượt ra trước của mâm chày bằng KT1000: 57/62
trường hợp có mức trượt ra trước < 1 mm, 4/62 trường hợp có mức trượt 1 - 2 mm và 1/62
trường hợp có mức trượt ra trước 4 mm. Điểm Lysholm đạt từ 75 - 100. Rất tốt 82/92 trường
hợp (89,13%), tốt 9/92 trường hợp (9,78%), trung bình trường hợp 1/92 (1,09%). Kết luận:
kỹ thuật mang lại kết quả tốt và rất tốt: 91/92 trường hợp (98,91%). Ưu điểm giữ được gân
cơ thon, thời gian mổ nhanh.
* Từ khóa: Dây chằng chéo trước; Kỹ thuật all inside.
Results of “ ll Inside” in nte io C uciate iga ent Reconstruction
Summary
Objectives: To acssess the clinical results, advantages and disadvantages of “all inside” in
anterior cruciate ligament reconstruction. Subjects and methods: The semitendinosus alone is
harvested, quadrupled and attached into two suspensory fixation devices. Tibial sockets are
produced using a retrograde drill by Flipcutter. Pass the semitendinosus autograft through the
anteromedial portal in the femoral and tibial sockets, engaged the cortical button on the femur,
and then final fixation on the tibial side. Patients were evaluated postoperatively. Objective
assessment of knee laxity was performed using the KT1000, anterior drawer test, Lachman test,
Pivot Shift test. Lysholm scoring was asessed. Results: 117 patients with the mean age of 32.87
(19 - 60 years old) were included. There were 32 cases (27.35%) involving additional meniscal surgery.
* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Nhất ịnh (vunhatdinhbv103@yahoo.com.vn)
Ngày nhận bài: 01/03/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/05/2018
Ngày bài báo được đăng: 28/05/2018
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
101
The graft diameter was 7 - 9 mm, the graft length was 6 - 7.5 mm. The time operative was
30 - 45 mins (not involved meniscal injury). Mean follow-up more than 12 months: 92/117 cases.
The anterior drawer (-), Lachman (-), Pivot Shift (-) in 87/92 cases (89.13%); the anterior drawer (+)
in 4/92 cases (4.34%); the anterior drawer (+), Lachman (+), Pivot Shift (+) in 1/92 case (1.09%).
The anteroposterior laxity was assessed by KT1000 for 62/92 cases: < 1 mm in 57/62 cases ,
1 - 2 mm in 4/62 cases, 4 mm in 1/62 case. The Lysholm ranged 75 - 100 points. The distributions of
Lysholm score were excellent in 82/89 cases (89.13%), good in 9/92 cases (9.78%), faire in
1/92 case (1.09%). Conclusions: This technique demonstrates good and excellent outcomes in
91/92 cases (98.91%). The advantages of technique are several: leave the gracilis, quickly operation.
* Keywords: Anterior cruciate ligament; All inside technique .
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dây chằng chéo trước (DCCT) khớp
gối có tác dụng giữ cho mâm chày không
bị trượt ra trước, khi DCCT bị đứt sẽ làm
lỏng gối ra trước, lâu ngày dẫn tới tổn
thương sụn chêm, sụn khớp, gây thoái
hóa khớp và người bệnh không có khả
năng chơi thể thao, chạy, nhảy do lỏng
gối. Mục tiêu của phẫu thuật tái tạo DCCT
là làm vững khớp gối, phục hồi biên độ
vận động khớp gối, dự phòng các tổn
thương thứ phát do lỏng gối gây nên.
Thời gian qua, phẫu thuật nội soi phát
triển mạnh mẽ, các phương tiện cố định
mảnh ghép dây chằng ra đời và hiểu biết
ngày càng rõ hơn về giải phẫu, sinh lý
DCCT đã góp phần cải thiện kết quả
phẫu thuật.
Trong các kỹ thuật tái tạo DCCT, kỹ thuật
sử dụng đường hầm chột chứa mảnh
ghép dây chằng đã khẳng định tính ưu
việt so với các kỹ thuật khác. Đường hầm
chứa mảnh ghép nhanh chóng được lấp
đầy bởi tổ chức xương, mảnh ghép dây
chằng không đòi hỏi chiều dài như các
kỹ thuật tạo đường hầm xuyên. Kỹ thuật
tái tạo DCCT sử dụng 1 gân cơ bán gân
gập 4, với 2 đường hầm đùi, chày chột,
sử dụng phương tiện cố định mảnh ghép
dây chằng là TightRope RT được Cerulli
G mô tả đầu tiên. Phẫu thuật tái tạo
DCCT sử dụng TightRope RT để treo và
làm căng mảnh ghép dây chằng được gọi
là kỹ thuật “all inside”, kỹ thuật “không
đường rạch” (without incision). Nghiên cứu
này nhằm: Đánh giá kết quả phẫu thuật
nội soi tái tạo DCCT bằng kỹ thuật “all inside”
và nhận xét ưu nhược điểm của kỹ thuật.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn lựa chọn: bệnh nhân (BN)
bị đứt DCCT > 18 tuổi, được phẫu thuật
tái tạo DCCT với kỹ thuật “all inside”
(mảnh ghép gân cơ bán gân tự thân gập 4,
cố định 2 đầu mảnh ghép bằng TightRope
RT, đường hầm đùi chột và đường hầm
chày chột), có hoặc không có tổn thương
sụn chêm kèm theo, do một nhóm phẫu
thuật viên thực hiện tại Bệnh viện Quân
y 103.
* Tiêu chuẩn loại trừ: tổn thương
DCCT độ I, độ II; tổn thương dây chằng
bên trong, tổn thương dây chằng bên ngoài,
tổn thương dây chằng chéo sau, tổn
thương góc sau trong, hoặc góc sau ngoài,
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
102
tái tạo DCCT lần 2, đứt DCCT ở cả 2 khớp
gối, không đủ tư liệu nghiên cứu, không đánh
giá kiểm tra được kết quả sau phẫu thuật.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Kỹ thuật: vô cảm bằng tê tủy sống,
BN nằm ngửa, gối gấp 90º, đùi tựa vào
dụng cụ đỡ, bàn chân tỳ vào vật đỡ.
Ga rô tại 1/3 trên đùi với áp lực duy trì
320 mmHg. Vào khớp gối với 2 lối vào
trước trong và trước ngoài (sát 2 bên gân
bánh chè). Nội soi khớp gối kiểm tra và
đánh giá tổn thương. Rạch da dài 3 cm
theo hướng gân cơ bán gân ở mặt trước
trong 1/3 trên cẳng chân, phía trong lồi củ
trước xương chày khoảng 2 cm, bộc lộ
gân cơ bán gân, cắt chẽ ngang, dùng dụng
cụ lấy gân mở (tripper open), lấy gân cơ
bán gân, bộc lộ điểm bám gân, giải phóng
gân khỏi điểm bám chày. Lấy bỏ phần cơ
dính vào gân, gập 4 gân cơ bán gân qua
vòng treo của 2 TightRope RT, khâu cố
định 2 đầu mảnh ghép bằng chỉ không
tiêu siêu bền. Vị trí khâu cách đầu gân
phía đường hầm đùi 20 mm và phía
đường hầm chày 25 mm. Đo đường kính
của mảnh ghép dây chằng và chiều dài
của mành ghép. Căng mảnh ghép trên
bàn căng gân. Nội soi khớp gối, dùng
shaver cắt dọn phần còn lại của DCCT,
giữ lại mốc điểm bám của dây chằng.
Xử trí các tổn thương sụn chêm và màng
hoạt dịch, sụn khớp. Khoan tạo đường
hầm đùi từ trong ra ngoài qua lối vào
trước trong, ở điểm 10h đối với gối phải
và 2h đối với gối trái ở tư thế gối gấp tối
đa (hyperflexion) với đường kính tương
ứng đường kính mảnh ghép dây chằng,
sâu 25 - 30 mm. Khi khoảng cách từ vị trí
khoan đinh dẫn đường ở mặt trong lồi cầu
ngoài đến mặt ngoài xương đùi dài
45 - < 50 mm, khoan đường hầm đùi có
độ sâu 20 mm. Khi khoảng cách từ vị trí
khoan đinh dẫn đường ở mặt trong lồi
cầu ngoài đến mặt ngoài xương đùi dài
50 - 55 mm, khoan đường hầm đùi có độ
sâu 25 mm. Khoan tạo đường hầm chày
từ trong ra bằng FlipCutter (Arthrex,
Naples, FL), vị trí của đường hầm chày
chính là gốc của DCCT tại mâm chày.
Khoan FlipCutter với sự trợ giúp của
dụng cụ định hướng, tạo góc với mặt
phẳng mâm chày 55º. Sau khi khoan
FlipCutter với đường kính lưỡi khoan khi
bẻ ngang tương ứng đường kính của
mảnh ghép dây chằng vào trong khớp,
lật ngang lưỡi khoan, khoan lùi từ trong,
khi mảnh ghép dây chằng dài 60 - < 65 mm,
khoan đường hầm chày sâu 25 mm.
Mảnh ghép dây chằng có chiều dài
65 - 70 mm, khoan đường hầm chày sâu
30 mm. Đưa mảnh ghép dây chằng vào
khớp qua lối vào trước trong. Kéo các sợi
chỉ của TightRope RT cho đến khi then
ngang (Button) thoát ra ngoài vỏ xương
đùi. Kéo căng lần lượt từng sợi chỉ nhằm
thu ngắn dần khoảng dây treo mảnh ghép
dây chằng của TightRope RT, đảm bảo
cho đầu mảnh ghép dây chằng áp sát
đáy của đường hầm đùi. Kéo sợi chỉ
TightRope RT cho đến khi then ngang
thoát ra ngoài vỏ xương chày. Kéo căng
sợi chỉ TightRope RT ở tư thế gối gấp 30º
để đảm bảo mảnh ghép dây chằng căng
nhất. Rút bỏ chỉ căng TightRope RT, buộc
và cắt chỉ cố định khoảng treo mảnh ghép
dây chằng. Đóng vết mổ lấy gân 2 lớp,
không đặt dẫn lưu, đóng lối vào khớp
một lớp. Cố định gối duỗi bằng nẹp Orbee.
Cắt chỉ sau 2 tuần.
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
103
Sau mổ tiến hành chụp X quang khớp
gối đánh giá then ngang của TightRope
RT có tỳ sát mặt ngoài xương chày,
xương đùi hay không. Trong 6 tuần đầu,
tháo nẹp cố định gối để tập gấp gối thụ
động và chủ động, tập nâng chân, tập sức
cơ tứ đầu đùi. Sau 6 tuần, tháo nẹp cố
định, tiếp tục phục hồi biên độ vận động
khớp gối, sức cơ tứ đầu đùi. Tập đi không
có nẹp và không có nạng. Tập chạy sau
3 tháng, chơi thể thao sau 9 - 12 tháng.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu.
Nghiên cứu 117 bệnh nhân (BN) trong
đó 104 nam, 13 nữ. Tuổi trung bình 32,87
(19 - 60 tuổi). 62 BN tổn thương gối phải,
55 BN tổn thương gối trái. 85 BN đứt
DCCT đơn thuần, 32 BN rách sụn chêm
kèm theo. Trong đó, 15 BN rách sụn
chêm trong (8 BN rách ở sừng sau, 7 BN
rách hình quai xách). 17 BN rách sụn
chêm ngoài (10 BN rách ở sừng sau,
7 BN rách hình quai xách). Tất cả BN
rách sụn chêm, chúng tôi cắt sửa phần
sụn chêm rách.
Thời gian phẫu thuật: 30 - 90 phút.
BN chỉ bị đứt DCCT đơn thuần, thời gian
phẫu thuật kéo dài 30 - 45 phút.
Đường kính mảnh ghép dây chằng:
7 - 9 mm. Khi lấy gân bán gân làm mảnh
ghép dây chằng ở BN gày, hoạt động thể
thao thấy gân cơ bán gân có đường kính
lớn hơn ở người béo hoặc không hoạt
động thể thao thường xuyên. Gân cơ bán
gân ở nam có đường kính lớn hơn nữ.
Kỹ thuật sử dụng TightRope RT cố định
2 đầu mảnh ghép bằng cách treo ra ngoài
vỏ xương đùi và xương chày, chỉ cần lấy
phần mảnh ghép dây chằng nằm trong
đường hầm xương chày và xương đùi
1,5 - 2 cm là đủ, phần còn lại là dây treo
của TightRope RT. Chiều dài mảnh ghép
dây chằng 6 - 7 cm. Chính vì đặc điểm
này, chỉ cần lấy 1 gân cơ bán gân gập 4
vẫn có thể tạo mảnh ghép dây chằng có
kích thước đủ lớn và đủ dài.
Trong nghiên cứu này, mảnh ghép dây
chằng có chiều dài 6 - 7,5 mm, chiều dài
mảnh ghép đủ dài để phần mảnh ghép
dây chằng nằm trong mỗi đường hầm
xương đùi và xương chày khoảng 20 -
25 mm, đảm bảo độ bám vững chắc dây
chằng trong đường hầm xương đùi và
xương chày.
Lubowitz J.H (2006) [3] cho rằng:
mảnh ghép dây chằng lý tưởng nằm trong
đường hầm đùi 15 - 20 mm, đoạn nằm
trong khớp gối 20 - 25 mm và đoạn trong
đường hầm chày 25 - 30 mm. Tổng chiều
dài của mảnh ghép dây chằng phải ngắn
hơn toàn bộ chiều dài đường hầm đùi,
đường hầm chày và đoạn dây chằng trong
khớp 5 - 7 mm. Như vậy, mảnh ghép dây
chằng dài 60 - 65 mm.
Theo Sam K.Y và CS (2017) [1], chiều
dài mảnh ghép gân cơ bán gân gập 4
khoảng 58 - 73 mm. Ưu điểm vượt trội
của kỹ thuật này là chỉ lấy gân cơ bán gân,
không phải lấy cả gân cơ thon, nhưng
vẫn đảm bảo độ lớn của mảnh ghép dây
chằng và đoạn ngậm trong xương đủ dài.
2. Kỹ thuật tạo đƣờng hầm đùi chột
và đƣờng hầm chày chột.
Chúng tôi thực hiện khoan đường hầm
đùi từ trong ra, sử dụng khoan đinh dẫn
đường, sau đó khoan mũi khoan có
đường kính tương ứng với đường kính
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
104
của mảnh ghép dây chằng, khoan theo
đinh dẫn đường với độ sâu đường hầm
đùi 25 - 30 mm.
Bird J.H và CS (2011) [2] tiến hành khoan
đường hầm đùi sâu 20 mm và đường hầm
chày sâu 30 - 35 mm. Chúng tôi khoan
đường hầm đùi sâu hơn (25 - 30 mm) và
đường hầm chày nông hơn (25 - 30 mm)
so với Bird J.H, do xương chày của người
Việt Nam nhỏ hơn so với người châu Âu.
Chúng tôi không gặp trường hợp nào
khoảng cách từ vị trí trong khớp của
đường hầm chày đến điểm ngoài mặt
ngoài xương chày vượt quá 55 mm với
góc khoan 50 - 55º. Do đó, nếu đường
hầm chày sâu đến 35 mm, phần còn lại
mỏng, có nguy cơ “sập, vỡ” đáy đường
hầm khi thu ngắn khoảng dây treo của
TightRope RT làm căng mảnh ghép dây
chằng. Không có trường hợp nào khoảng
cách từ vị trí trong khớp của đường hầm
đùi đến điểm ngoài mặt ngoài xương đùi
< 45 mm. Để đảm bảo an toàn cho đáy
của cả 2 đường hầm chột, chúng tôi dịch
chuyển mảnh ghép dây chằng về phía
đường hầm đùi so với kỹ thuật của Bird
J.H nên không gặp “sập, vỡ” đáy đường
hầm làm cho button của TightRope RT bị
lún vào trong xương.
Chúng tôi xác định vị trí khoan tạo
đường hầm chày là gốc DCCT tại mâm
chày. Quan điểm này được nhiều phẫu
thuật viên sử dụng hiện nay. Tuy nhiên,
trong thực tiễn không phải lúc nào cũng
khoan đúng vị trí mong muốn, mặc dù có
dụng cụ định vị, nguyên nhân là do là
dụng cụ dùng lâu ngày bị lệch hướng,
hoặc do khi khoan đã vô tình đổi hướng
cưỡng bức làm cho điểm trong khớp không
đúng vị trí, phải khoan lại. Xử trí đúng vị
trí mới “bật” lưỡi khoan FlipCutter và khoan
tạo đường hầm chày chột từ trong ra.
3. Kỹ thuật treo và làm căng mảnh
ghép dây chằng.
Kỹ thuật không cần phải tính toán khoảng
dây treo đầu mảnh ghép dây chằng như
XO button hoặc retro button. Phẫu thuật
viên chỉ cần tính đoạn mảnh ghép dây
chằng nằm trong xương đủ dài để mảnh
ghép dây chằng “ngậm” chắc trong đường
hầm xương. Do đo, kỹ thuật đơn giản,
thời gian phẫu thuật rút ngắn (30 - 45 phút).
Có thể kéo dài hơn nếu tổn thương sụn
chêm kết hợp.
Tuy nhiên, khi chưa thu ngắn thì
khoảng dây treo của TighRope RT khá
dài nên khi kéo mảnh ghép dây chằng
vào đường hầm đùi có nguy cơ kéo quá
tay làm thanh treo của TightRope RT
vượt xa vỏ xương đùi, nằm trong khối cơ
rộng ngoài, thậm chí vượt cả da mặt
ngoài đùi ra ngoài. Khi đó, phẫu thuật
viên phải rạch da, bộc lộ dây treo của
TightRope RT đến tận mặt ngoài xương
đùi (vị trí dây treo thoát ra khỏi xương
đùi). Sau khi kiểm soát dây treo tới mặt
ngoài xương đùi, phẫu thuật viên kéo
căng thứ tự các sợi dây để button dần
áp sát mặt ngoài xương đùi, dây treo
mảnh ghép dây chằng được thu ngắn.
Để phòng tránh tình trạng này xảy ra,
khi kéo mảnh ghép dây chằng vào đường
hầm đùi phải chú ý kéo sao cho button
thoát ra khỏi xương đùi là dừng lại ngay
để đảm bảo button luôn áp sát mặt ngoài
xương đùi, sau đó mới kéo căng thứ tự
các sợi dây để thu ngắn khoảng dây treo
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
105
mảnh ghép dây chằng cho đến khi các
sợi dây kéo không dịch chuyển nữa,
nghĩa là đầu mảnh ghép đã sát đáy đường
hầm đùi.
Đối với TightRope RT phía đường hầm
chày, khi kéo dây thu ngắn, khoảng dây
treo luôn có nguy cơ đầu button “chui”
vào lỗ khoan ở đường hầm xương chày.
Vì vậy, khi button gần sát vỏ xương chày,
chúng tôi dùng pince nâng đầu button để
button nằm ngang tỳ lên vỏ ngoài của mặt
ngoài xương chày.
4. Kết quả phẫu thuật.
- Kết quả gần (trong 3 tuần đầu sau
phẫu thuật): mặc dù không đặt dẫn lưu
khớp sau phẫu thuật, nhưng chỉ có 15 BN
phải chọc hút máu khớp gối sau phẫu
thuật. Trong số này, 5 BN phải chọc hút
máu khớp gối 2 - 3 lần. Tất cả các vết mổ
lấy gân và lối vào khớp đều liền tốt. 2 BN
bị sốt, gối nóng và tràn dịch khớp ngay
tuần đầu sau phẫu thuật, phải nội soi lại
rửa khớp. Những BN này sau đó hồi phục
tốt, gối vững, không nhiễm khuẩn khớp
gối, không tràn dịch khớp gối kéo dài.
Không BN nào bị mất cảm giác ở phần
da trước trong 1/3 trên cẳng chân (dưới
xương bánh chè). 12 BN bị tấy đỏ dọc
theo mặt trước trong cẳng chân và đau
nhức dọc theo xương chày, nhưng không
có biểu hiện nhiễm khuẩn. 4 BN button
không áp sát mặt ngoài xương đùi.
Những BN còn lại, button đều áp sát mặt
ngoài xương đùi.
- Kết quả xa (> 12 tháng sau phẫu thuật):
92/117 BN được theo dõi sau phẫu thuật
> 12 tháng (xa nhất 25 tháng).
+ Không BN nào bị hạn chế biên độ gấp,
duỗi gối.
+ 5 BN đau mơ hồ quanh gối, 2 BN
đau phía sau gối, 2 BN đau ở khe khớp
gối, tất cả không phải can thiệp thêm.
+ Cảm giác có tiếng kêu trong gối khi
gấp, duỗi: 5 BN, hiện tượng này xuất hiện
ngay sau phẫu thuật vài tháng khi BN đã
đi lại và sinh hoạt, công tác.
+ Tình trạng teo cơ: 20/92 BN còn bị
teo cơ đùi.
+ Đánh giá tình trạng lỏng khớp: 87/92 BN
(94,57%) gối vững (ngăn kéo trước (-),
Lachman (-), Pivot Shift (-)), BN trở lại hoạt
động thường ngày, chơi thể thao, cảm
giác gối vững; 4/92 BN (4,34%) gối lỏng
(cả 4 BN đều có dấu hiệu Lachman (+),
nhưng Pivot Shift và ngăn kéo trước (-)),
đây là 4 BN then ngang của TightRope
RT không áp sát vỏ ngoài xương đùi,
cách vỏ xương khoảng 1 - 2 mm; 1/92 BN
(1,09%) gối lỏng (cả dấu hiệu ngăn kéo
trước, Pivot Shift và Lachman (+)), BN cảm
giác lỏng gối, nhưng chưa phẫu thuật lại.
Với BN này chúng tôi chưa đủ cơ sở xác
định nguyên nhân.
+ Khoảng trượt ra trước của mâm
chày đo bằng KT1000 so với bên lành,
chúng tôi chỉ kiểm tra được 62/92 BN,
trong đó 57 BN được đánh giá trên lâm
sàng gối vững, độ trượt ra trước của
mâm chày không quá 1 mm so với bên
lành (7 BN mâm chày trượt ra trước ít
hơn so với bên lành), 4 BN gối lỏng khi
khám, nhưng BN vẫn thấy vững, mâm chày
trượt ra trước 1 - 2 mm, BN còn lại
mâm chày trượt ra trước 4 mm (đây là
BN gối lỏng).
+ Điểm Lysholm cao nhất 100, thấp
nhất 75. Rất tốt 82/92 BN (89,13%),
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
106
tốt 9/92 BN (9,78%), trung bình 1/92 BN
(1,09%). Tỷ lệ khá cao so với các phương
pháp phẫu thuật khác.
Kết quả cho thấy kỹ thuật “all inside”
khá tin cậy. Tuy nhiên, cần tiếp tục theo
dõi thêm đối với tỷ lệ dây chằng bị đứt lại
khi người bệnh tham gia các hoạt động
thường ngày và thể thao.
Lubowitz J.H và CS (2013) [3] so sánh
kết quả ở 23 BN tái tạo DCCT theo
phương pháp kinh điển và 23 BN tái tạo
DCCT theo kỹ thuật “all inside” cho thấy:
kỹ thuật “all inside” ít gây đau hơn, gối
vững hơn, biên độ vận động khớp gối hồi
phục tốt hơn.
Akio E và CS (2014) [4] nghiên cứu
khả năng cố định của endo button và
TightRope RT trên thực nghiệm, kết quả
cho thấy không có sự khác biệt rõ giữa
2 nhóm. Nghiên cứu kết luận endo button
và TightRope RT sử dụng có hiệu quả
trong cố định mảnh ghép DCCT.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật tái tạo DCCT bằng kỹ thuật
“all inside” đạt 98,91% (91/92 BN) rất
tốt và tốt; 1,09% (1/92 BN) đạt kết quả
trung bình.
Kỹ thuật có ưu điểm thời gian phẫu
thuật ngắn, bảo toàn được gân cơ thon.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sam K.Y, Zakk M.B, Alistair I.E.B,
Harry C.P, Stewart T.C, Mike J.R, Adrian J.W.
Clinical outcomes of anatomic, all inside,
anterior cruciate ligament (ACL) reconstruction.
The Knee. 2017, 24, pp.55-62.
2. Bird J.H, Carmont M.R, Dhillon M, Smith
N, Brown C, Thompson P et al. Validation of a
new technique to determine midbundle
femoral tunnel position in anterior cruciate
ligament reconstruction using 3 - dimensional
computed tomography analysis. Arthroscopy.
2011, 27, pp.1259-1267.
3. Lubowitz J.H, Schwartzberg R, Smith P.
Randomized controlled trial comparing all - inside
anterior cruciate ligament reconstruction
technique with anterior cruciate ligament
reconstruction with a full tibial tunnel.
Arthroscopy. 2013, 29, pp.1195-1200.
4. Akio E, Mitsuo O, Nobuo A, Masataka D,
Atsuo N, Muhammad A.U. Mechanical properties
of suspensory fixation devices for anterior
cruciate ligament reconstruction: Comparison
of the fixed - lengthloopdeviceversus the
adjustable - length loop device. The Knee.
2014, 21, pp.743-748.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
ket_qua_ung_dung_ky_thuat_all_inside_tai_tao_day_chang_cheo.pdf