Khả năng chi trả chi phí của bênh nhân nội trú trong một đợt điều trị tại bệnh viện đa khoa Trà Vinh năm 2013

Trong một đợt điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa Trà Vinh bình quân mỗi bệnh nhân tiêu tốn hết 1.489.620 đồng, trong đó chi phí trực tiếp/bệnh nhân/đợt điều trị là 164.070 đồng, chi phí gián tiếp/bệnh nhân/đợt điều trị là 800.000 đồng, chi phí cơ hội/bệnh nhân/đợt điều trị là 300.000 đồng. Những bệnh nhân không có thẻ BHYT đã phải tiêu tốn cho chi phí KCB gấp 6 lần so với những bệnh nhân có thẻ BHYT. Tỷ lệ bệnh nhân có khả năng chi trả chi phí y tế là 58,5%, bệnh nhân phải vay mượn một phần để chi trả chiếm 24,8%, vay mượn toàn bộ chiếm 11,0%, được người thân giúp đỡ chiếm 4,8% và bán tài sản để chi trả 1,0%. Có mỗi liên quan giữa tình trạng bệnh và hoàn cảnh kinh tế hộ gia đình với khả năng chi trả. Tuy nhiên lại chưa ghi nhận có mối liên quan iữa có BHYT hay không tới khả năng chi trả

pdf9 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng chi trả chi phí của bênh nhân nội trú trong một đợt điều trị tại bệnh viện đa khoa Trà Vinh năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 362 KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ CỦA BÊNH NHÂN NỘI TRÚ   TRONG MỘT ĐỢT ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRÀ VINH  NĂM 2013  Mai Tiến Thành* Nguyễn Bích Hà* Nguyễn Thị Thùy* Phan Thị Hoài Thương*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Gánh nặng chi phí y tế đang là cản trở cho người bệnh trong việc tiếp cận và thụ hưởng các  dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là đối với các người dân thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Chi phí điều trị trung  bình cho một đợt điều trị nội trú là bao nhiêu? Khả năng chi trả thực tế và những yếu tố nào liên quan đến khả  năng chi trả chi phi y tế của người bệnh?  Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân có đủ khả năng chi trả chi phí điều trị và các yếu tố liên quan tới khả  năng chi trả của các bệnh nhân nội trú tại bệnh viên đa khoa Trà Vinh năm 2013.  Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến hành phỏng vấn 400 bệnh nhân đã hoàn tất  thủ tục xuất viện trong tháng 8 và tháng 9 năm 2013, tại các khoa điều trị của bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh.  Kết quả: Trong một đợt điều trị nội trú, bình quân mỗi bệnh nhân phải chi trả 1.489.620 đồng, trong đó chí  phí trực tiếp 164.070 đồng, chi phí gián tiếp 800.000 đồng và chi phí cơ hội là 300.000 đồng. Tỷ lệ bệnh nhân có  khả năng chi trả là 58,5%, vay mượn một phần là 24,8%, người bệnh vay mượn toàn bộ để chi trả 11%, được  người thân giúp đỡ là 4,8% và phải bán tài sản chiếm 1,0%. Có mối liên quan giữa đặc điểm kinh tế hộ gia đình,  tình trạng bệnh của bệnh nhân với khả năng chi trả.  Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân không đủ khả năng chi trả chi phí y tế cho một đợt điều trị nội trú còn cao. Chi  phí gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí mà người bệnh phải chi trả, nên mở rộng thêm diện thanh  toán BHYT vào chi phí gián tiếp. Có mối liên quan giữa đặc điểm kinh tế hộ gia đình, tình trạng bệnh với khả  năng chi trả.  Từ khóa: Khả năng chi trả,chi phí y tế, chi phí trung bình, bảo hiểm y tế.  ABSTRACT  AFFORDABILITY OF HEALTH EXPENDITURES AMONG INPATIENTS TREATED AT TRA VINH  GENERAL HOSPITAL IN 2013  Mai Tien Thanh, Nguyen Bich Ha, Nguyen Thi Thuy, Phan Thi Hoai Thuong   * Y Hoc Tp. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 362 – 370  Background: The burden of health expenditures is an obstacle that prevent patients, especially the poor and  marginally poor families, to access and benefit from health care service,. The question was to what extend patients  paid in each episode of hospitalization, their afordability and related factors affected to their afordability.  Objectives: Determine  the  percentage  of  patients  affordable  to  health  expenditures  and  related  factors  affected to patients’ affordability in Tra Vinh General Hospital in 2013.  Methods:A cross‐sectional study was conducted by interviewing 400 patients discharged at the treatment  units at Tra Vinh general hospital between August and September 2013.  Result: During an episode of treatment, the average payment was 1,489,620 dong per patient. In particular,  average direct costs, indirect costs and opportunity costs were 164,070 dong, 800,000 dong and 300,000 dong,  * Viện Y tế công cộng Tp. Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: CN. Mai Tiến Thành   ĐT: 01689137641  Email: maitienthanh_88@yahoo.com.vn  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  363 respectively. Therw was approximately 58.5% of patient reported that they were affordable to all hospitalization  costs, 24.8% of patients had to partially borrow money and 11% had to entirely borrow money to pay  for the  costs. There was 4.8% of patients having  financial supports  from relatives and 1% of patients had to sell their  properties for hospitalised expenditures. There were associations between economic status and health conditions  and affordability of health expenditures.  Conclusion: The  percentage  of  patients who  could  not  be  affordable  to  hospital  expenditures was  high.  Indirect costs were accounted for a large part of total hospitalized costs. Economic status, health conditions were  factors associated with patients’ affordability.  Key words: Affordability, health expenditure, average costs, health insurance.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Ở Việt Nam, mục  tiêu của hệ  thống y  tế  là  hướng đến sự công bằng, hiệu quả. Thế nhưng,  gánh nặng chi phí y tế đang khiến cơ hội tiếp cận  và  thụ hưởng  các dịch  vụ  y  tế  của  người dân  ngày  càng  có  sự khác biệt  lớn. Đây  là bài  toán  khó cho lĩnh vực kinh tế y tế nước nhà.  Mức  chi  phí  bình  quân  điều  trị  nội  trú  và  ngoại  trú ở nước ta đều  tăng nhanh chóng. Kết  quả khảo sát mức chi phí bình quân điều trị cho  bệnh nhân bảo hiểm y  tế  (BHYT) năm 2005 và  2008 tại 16 bệnh viện trong toàn quốc cho thấy,  mức  chi  phí  bình  quân  cho  1  lần  khám  chữa  bệnh  năm  2008  so  với  2005  tăng  tại  tất  cả  các  bệnh viện(1).  Đặt ra vấn đề nghiên cứu về khả năng chi trả  của người bệnh  tại một  địa phương nhằm  ước  lượng được mức chi tiêu trung bình cho một đợt  điều  trị  nội  trú  tại  cơ  sở  khám  chữa  bệnh  và  đánh  giá  khả năng  chi  trả  của  bệnh nhân,  tìm  hiểu mối liên quan giữa đặc tính của người bệnh  với  khả  năng  chi  trả,  với  mục  đích  đề  xuất  những giải pháp  làm  thế nào để chủ động hơn  khi phải trang trải chi phí y tế mà không bị ảnh  hưởng  đến  kế  hoạch  chi  tiêu  và  cuộc  sống  thường ngày của người bệnh.  Nghiên cứu được triển khai tại bệnh viên đa  khoa tỉnh Trà Vinh là bệnh viện tuyến cuối trong  tỉnh. Đây là bệnh viện loại II với 500 giường gồm  6 phòng và 24 khoa  lâm sàng và cận  lâm sàng,  bệnh  viện  luôn  trong  tình  trạng  quá  tải  bệnh  viện  do  bệnh  nhân  lưu  trú  thường  xuyên  rất  đông  với  720  người/ngày(2).  Bên  cạnh  đó  tỉnh  Trà Vinh lại là một trong 2 tỉnh nghèo nhất khu  vực Đồng Bằng Sông Cửu Long  (ĐBSCL) và  là  tỉnh rất đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống  (30%  dân  số  của  tỉnh)(3),  cũng  là  tỉnh  có mức  tăng viện phí thấp nhất trong khu vực ĐBSCL(8).  Như vậy việc nghiên  cứu khả năng  chi  trả  chi  phí trong một đợt điều trị của bệnh nhân nội trú  là rất cần thiết để tìm ra những giải pháp nhằm  hạn  chế những khó khăn  trong việc  chi  trả  chi  phí điều trị của người dân nơi đây.  Mục tiêu nghiên cứu  Xác định tỷ lệ bệnh nhân có khả năng chi trả  chi phí trong đợt điều trị nội trú tại bệnh viện đa  khoa Trà Vinh năm 2013.  Xác định chi phí điều trị trung bình của bệnh  nhân trong một đợt điều trị nội trú tại bệnh viện  đa khoa Trà Vinh năm 2013.  Xác định mối liên quan giữa các yếu tố tình  trạng bệnh,  đặc  điểm kinh  tế hộ gia  đình, bảo  hiểm y tế ảnh hưởng tới khả năng chi trả chi phí  của bệnh nhân điều  trị nội  trú tại bệnh viện đa  khoa Trà Vinh năm 2013.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang  mô tả.  Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Từ tháng  8/2013 – 9/2013 tại bệnh viện đa khoa Trà Vinh.  Đối  tượng  nghiên  cứu: Bệnh  nhân  điều  trị  nội trú vừa hoàn tất các thủ ra viện tại bệnh viện  đa khoa Trà Vinh.  Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:   Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu 1 tỷ lệ:   Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 364 p x (1‐p)  n = Z21‐α/2 x ──────  d2  Trong đó:   p: Tỷ lệ bệnh nhân có khả năng chi trả chi phí khám chữa  bệnh. Do chưa tìm thấy trị số p trong y văn, nên chúng tôi  chọn p = 0,5 để đảm bảo cỡ mẫu cho nghiên cứu.  Z = 1,96 (độ tin cậy 95%), d=0,05. Dự trù 5% mất mẫu.   Cỡ mẫu cần thu thập  n = 384 + 384 x 5% = 400 (bệnh nhân)  Phương pháp chọn mẫu  Được tiến hành tại 13 khoa lâm sàng, cỡ mẫu  tại mỗi khoa được chọn  tỷ  lệ với số bệnh nhân  xuất viện trong 6 tháng đầu năm 2013.   Phương pháp thu thập số liệu  Qua  các phiếu  thanh  toán  chi phí  điều  trị  của  bệnh  nhân  và  phỏng  vấn  trực  tiếp  bệnh  nhân hoặc người chăm bệnh bằng bộ câu hỏi  soạn sẵn.  Xử lý số liệu  Nhập  liệu  bằng  phần mền Epidata  3.02  và  phân tích bằng Stata 10.   KẾT QUẢ   Đặc tính của đối tượng nghiên cứu  Bảng 1: Đặc tính đối tượng nghiên cứu (n=400)  Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%) Giới Nam 149 37,2 Nữ 251 62,8 Nhóm tuổi Trẻ em ≤ 6 54 13,5 7 – 18 43 10,8 19 – 40 156 39,0 41 – 60 77 19,2 > 60 70 17,5 Dân tộc Kinh 274 68,5 Khmer 126 31,5 Học vấn Không biết chữ 61 15,3 Biết đọc, viết 2 0,5 Trẻ em ≤ 6 tuổi 48 12,0 Tiểu học 114 28,5 THCS 93 23,3 THPT 57 14,3 Trung cấp trở lên 25 6,3 Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%) Nghề nghiệp Nông ngư dân,lđpt 127 31,8 Nội trợ 57 14,3 Người già, mất sức 48 12,0 Trẻ em ≤ 6 tuổi 48 12,0 HS-SV 39 9,8 Công nhân 35 8,8 CBVC 26 6,5 Buôn bán 11 2,8 Thất nghiệp 9 2,3 Nơi cư trú Châu Thành 97 24,2 Càng Long 83 20,8 Trà Cú 66 16,5 Tp.Trà Vinh 47 11,8 Tiểu Cần 33 8,2 Cầu Ngang 28 7,0 Cầu Kè 24 6,0 Duyên Hai 19 4,7 Ngoài tỉnh 3 0,8 Trong 400 đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ người  bệnh nam trong nhóm nghiên cứu là 37,2%, thấp  hơn so với nữ bệnh nhân 62,8%. Tỷ lệ bệnh nhân  từ 7 – 18 tuổi chiếm thấp nhất (10,8%), bệnh nhân  19  ‐40  tuổi  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  (39,0%).  Tỷ  lệ  bệnh nhân có mức học vấn bậc tiểu học chiếm cao  nhất (28,5%), bệnh nhân có mức học vấn từ trung  cấp  trở  lên  chiếm  tỷ  lệ  còn  thấp  (6,3%) và  tỷ  lệ  bệnh nhân không biết  chữ  còn khá  cao  (15,3%).  Bệnh nhân ở nhóm có nghề nông dân, ngư dân,  lao động phổ thông chiếm cao nhất 31,8% và thấp  nhất ở nhóm bệnh nhân  thất nghiệp 2,3%. Bệnh  nhân là người dân tộc Khmer chiếm gần một nửa  so với người dân tộc Kinh (31,5% và 68,5%). Bệnh  nhân đến từ huyện Châu Thành cao nhất (24,2%),  thấp nhất là ngoài tỉnh (0,8%).  Đặc điểm kinh tế hộ gia đình bệnh nhân  Bảng 2: Điều kiện kinh tế hộ gia đình bệnh nhân  Kinh tế hộ gia đình Tấn số Tỷ lệ (%) Nghèo 126 31,5 Cận nghèo 40 10,0 Trung bình 234 58,5 Kinh tế gia đình bệnh nhân có mức thu nhập  trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 58,5%.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  365 Bảng 3: Thu nhập của gia đình bệnh nhân trong một  tháng (n=400)  Đơn vị tính: 1000 VNĐ  Trung vị Khoảng tứ vị Min Max Tổng thu nhập 4000 2100-6000 200 31.275 Thu nhập bình quân/người/tháng 1000 600-1500 66,66 8500 Trung vị thu nhập của một hộ gia đình bệnh  nhân  là 4  triệu đồng,  trong đó  thấp nhất  là 200  ngàn đồng và cao nhất là 31.275 ngàn đồng. Mức  thu nhập bình quân/người bệnh/tháng chưa cao:  1 triệu đồng/người/tháng.  Tình trạng bệnh của bệnh nhân nội trú  Bảng 4: Tình trạng bệnh của bệnh nhân (n=400)  Tình trạng bệnh Tần số Tỷ lệ(%) Mới nhập viện Cấp cứu 177 44,2 Chuyển viện 117 29,2 Đến khám và nhập viện 106 26,6 Khi ra viện Khỏi hoàn toàn 210 52,6 Khỏi chưa hoàn toàn 173 43,2 Bệnh còn rất yếu 17 4,2 Có tới 44,2% người bệnh nhập viện trong tình  trạng cấp cứu. Tuy nhiên có 52,6% số bệnh nhân  ra về với tình trạng khỏe hẳn hoàn toàn. Số người  bệnh chưa khỏe hẳn sau đợt điều trị là 43,2% và  có một tỷ lệ nhỏ bệnh còn rất yếu (4,2%).  Khả năng chi trả chi phí trong một đợt điều  trị của bệnh nhân  Bảng 5: Khả năng chi trả chi phí điều trị của bệnh  nhân (n = 400)  Khả năng chi trả Tần số Tỷ lệ (%) Có khả năng chi trả ngay 234 58,5 Không có khả năng Vay mượn một phần 99 24,8 Vay mượn toàn bộ 44 11,0 Người thân giúp đỡ 19 4,8 Bán tài sản 4 1,0 Tỷ lệ bệnh nhân có khả năng chi trả chi phí  trong một đợt điều trị chiếm 58,5%. Người bệnh  phải bán tài sản để chi trả chiếm tỷ lệ thấp 1,0%.   Chi phí điều trị trung bình và tỷ trọng các  loại chi phí  Bảng 6: Phân bổ tỷ lệ chi phí trong một đợt điều trị  của bệnh nhân (n=400)  Đơn vị tính: 1000 VNĐ  Loại chi phí Trung vị Khoảng tứ vị Min Max Trực tiếp 164,07 48,38 – 408,74 0 4.180,77 Gián tiếp 800 480 – 1.655 10 13.350 Cơ hội 300 95 – 612,16 0 8.992 Tổng đợt nằm viện 1489,62 817,18 – 9.315,72 23,16 19.630,61 Trong một đợt điều trị nội trú thì chí phí mỗi  bệnh  nhân  bình  quân  phải  chi  hết  1.489.620  đồng. Trong đó chi phí  trực  tiếp cho một bệnh  nhân là 164.070 đồng, thấp hơn chi phí gián tiếp  tới 4,8 lần (800.000 đồng) và thấp hơn 1,8 lần so  với chi phí cơ hội (300.000 đồng).  Bảng 7: So sánh chi phí điều trị với hoàn cảnh kinh tế và diện thanh toán chi phí của bệnh nhân (n=400)  Đơn vị tính: 1000 VNĐ  Đặc tính Tần số Chi phí điều trị Trực tiếp Gián tiếp Cơ hội Tổng Hoàn cảnh kinh tế Nghèo 126 51,291 (26,23 – 135,22)2 710 (420 –1400) 205 (40 – 466,66) 1090,83 (624,76 –1980,28) Cận nghèo 40 197,52 (56,58 – 437,15) 800 (470 –1125) 200 (50 – 600) 1559,68 (690,25 –2326,32) Trung bình trở lên 234 210,68 (115,11 – 476,21) 870 (520– 1800) 320 (125– 633,33) 1748,33 (990,71 –3161,22) P < 0,001 0,042* < 0,001 <0,001 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 366 Đặc tính Tần số Chi phí điều trị Trực tiếp Gián tiếp Cơ hội Tổng Diện thanh toán Có BHYT 331 124 (37,48 – 260) 830 (500- 1700) 300 (100 – 646,66) 1446,61 (800,76 – 2541,41) Không BHYT 69 750,25 (346,79 –1629,96) 730 (400 –1150) 243,33 (80 – 500) 1995,10 (933,12 – 3756,50) P < 0,001 0,077** 0,273 0,01 (* Kiểm định Kruskal‐Wallis; ** Kiểm định Wilcoxon rank sum test; 1: trung vị; 2: khoảng tứ vị)  Tổng chi phí cho một đợt nằm viện ở nhóm  bệnh nhân nghèo là 1.090.830 đồng, thấp hơn 1,4  lần  so  với nhóm  bệnh nhân  có hoàn  cảnh  cận  nghèo  (1.559.680 đồng),  thấp hơn 1,6  lần so với  nhóm bệnh nhân có hoàn cảnh gia đình ở mức  trung bình  trở  lên  (1.748.330 đồng). Có sự khác  biệt này có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm bệnh  nhân có hoàn cảnh kinh tế khác nhau (p <0,001).  Và  tìm hiểu chi phí khám chữa bệnh  trực  tiếp,  chi phí gián tiếp và cơ hội cũng có sự khác biệt  có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm bệnh nhân có  hoàn cảnh kinh tế khác nhau (p <0,05).  Những  bệnh  nhân  không  có  thẻ  BHYT  đã  phải  tiêu  tốn cho chi phí  trực  tiếp gấp 6  lần so  với những bệnh nhân có thẻ BHYT. Sự khác biệt  chủ yếu ở chi phí trực tiếp do việc có BHYT làm  giảm  rõ  rệt  chi  phí  này  (p  <0,001),  các  chi  phí  thành phần  còn  lại  thì  không  khác  biệt  giữa  2  nhóm (p >0,05).  Tình hình sử dụng BHYT của bệnh nhân   Bảng 8: Tình hình sử dụng thẻ BHYT của bệnh nhân  nội trú (n=400)  Sử dụng thẻ BHYT Tần số Tỷ lệ (%) Có 331 82,8 Không 69 17,2 Tỷ lệ bệnh nhân chi trả bằng thẻ BHYT khá  cao 82,8%. Còn  lại  là bệnh nhân  tự trả viện phí  (không có thẻ BHYT): 17,2%.  Bảng 9: Hình thức thanh toán ở bệnh nhân có BHYT  (n=331)  Phần trăm đồng chi trả Tần số Tỷ lệ (%) BHYT hoàn toàn 45 13,6 Đồng chi trả 5% 108 32,6 Đồng chi trả 20% 159 48,0 Đồng chi trả 50% 19 5,7 Tỷ  lệ  bệnh  nhân  đồng  chi  trả  cùng  BHYT  20%  cao nhất  (48,0%). Có một  tỷ  lệ không nhỏ  bệnh nhân đồng chi trả 5% (32,6%) và đây đa số  là các bệnh nhân nghèo. Thấp nhất là bệnh nhân  trái tuyến đồng chi trả 50% (5,7%).  Các yếu tố liên quan đến khả năng chi trả  của bệnh nhân  Bảng 10: Mối liên quan giữa hoàn cảnh kinh tế hộ gia  đình với khả năng chi trả  Đặc tính Khả năng chi trả P PR (KTC 95%) Có n (%) Không n (%) Hoàn cảnh Nghèo 47 (37,3) 79 (62,7) 1 Cận nghèo 15 (37,5) 25 (62,5) 0,982 1,00 (0,63-1,59) Trung bình trở lên 172 (70,0) 62 (30,0) 0,001 1,97 (1,55-2,50) Nhóm  bệnh  nhân  nghèo  và  cận  nghèo  có  khả năng chi trả ngang bằng nhau và không có  sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p >0,05).  Nhóm bệnh nhân có mức sống từ trung bình  trở lên có khả năng chi trả cao hơn ở nhóm bệnh  nhân nghèo và cận nghèo 1.97  lần, sự khác biệt  này có ý nghĩa thống kê (p <0,001).  Bảng 11: Mối liên quan giữa tình trạng bệnh với khả năng chi trả  Tình trạng bệnh Khả năng chi trả P PR (KTC 95%) Có n (%) Không n (%) Mới nhập viện Cấp cứu 94 (53,1) 83 (46,9) 1 Chuyển viện 64 (54,7) 53 (45,3) 0,780 1,03 (0,83-1,27) Đến khám và nhập viện 76 (71,7) 30 (28,3) 0,010 1,35 (1,12-1,62) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  367 Tình trạng bệnh Khả năng chi trả P PR (KTC 95%) Có n (%) Không n (%) Khi ra viện Khỏi bệnh hoàn toàn 142 (67,6) 68 (32,4) 1 Khỏi bệnh chưa hoàn toàn 84 (48,5) 89 (51,5) 0,001 0,71 (0,59-0,85) Bệnh còn rất yếu 8 (47,1) 9 (52,9) 0,166 0,69 (0,41-1,16) Xét về  tình  trạng bệnh nhân  lúc nhập viện  cho thấy ở nhóm bệnh nhân đến khám và nhập  viện có khả năng chi  trả cao hơn ở nhóm bệnh  nhân phải cấp cứu 1,35 lần, sự khác biệt này có ý  nghĩa thống kê (p <0,05).  Tình  trạng  sức khỏe  của bệnh nhân  tại  thời  điểm xuất viện cho  thấy: nhóm bệnh nhân khỏi  bệnh chưa hoàn toàn có khả năng chi trả thấp hơn  nhóm bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn 0,71 lần và  sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,001).  Bảng 12: Mối liên quan giữa việc sử dụng thẻ BHYT  với khả năng chi trả  Hình thức thanh toán Khả năng chi trả P PR (KTC 95%) Có n (%) Không n (%) Diện thanh toán BHYT 194 (58,6) 137 (41,4) 0,921 1,01 (0,74- 1,37) Viện phí hoàn toàn 40 (58,0) 29 (42,0) Bệnh nhân BHYT Chi thêm 50% 13 (68,4) 6 (31,6) 1 Chi thêm 20% 114 (71,7) 45 (28,3) 0,761 0,89 (0,44- 1,81) Chi thêm 5% 44 (40,7) 64 (59,3) 0,070 1,87 (0,95- 3,70) BHYT hoàn toàn 23 (51,1) 22 (48,9) 0,238 1,54 (0,74- 3,20) Tỷ lệ bệnh nhân có khả năng chi trả chi phí ở  nhóm bệnh nhân thuộc diện thanh toán viện phí  hoàn  toàn  so với nhóm bệnh nhân  có  sử dụng  thẻ BHYT  để  thanh  toán  viện phí  xấp  xỉ  bằng  nhau:  1,01,  sự khác biệt này không  có ý nghĩa  thống kê (p >0,05).  Ở  nhóm  bệnh  nhân  có  thẻ  BHYT  thì  tỷ  lệ  bệnh nhân có khả năng chi  trả chi phí ở nhóm  bệnh  nhân  đồng  chi  trả  20%  cùng BHYT  thấp  hơn  tỷ  lệ  bệnh  nhân  đồng  chi  trả  50%  (bệnh  nhân  trái  tuyến)  là  0,89  lần,  sự  khác  biệt  này  không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Tỷ lệ bệnh  nhân đồng chi trả 5% và được BHYT thanh toán  hoàn toàn có khả năng chi trả chi phí cao hơn ở  nhóm bệnh nhân trái tuyến lần lượt là: 1,87; 1,54  lần,  sự  khác  biệt  này  cũng  không  có  ý  nghĩa  thống kê (p >0,05).  BÀN LUẬN  Khả năng chi trả của bệnh nhân  Qua khảo sát 400 người bệnh điều trị nội trú  tại bệnh viện đa khoa Trà Vinh, kết quả ở bảng 5  cho  thấy,  tỷ  lệ người  bệnh  có  khả năng  chi  trả  ngay chiếm 58,5%. Có 24,8% người bệnh phải vay  mượn  thêm một  phần,  11,0%  người  bệnh  phải  vay mượn toàn bộ, 4,8% được người thân giúp đỡ  và có 1,0% bệnh nhân phải bán tài sản để chi trả  chi phí điều trị. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu  của  tác  giả  Lê Hùng Vương  năm  2010(9):  tỷ  lệ  bệnh nhân có khả năng chi trả ngay chiếm 67,2%;  thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Hồ Thanh  Phong năm 2010(7): tỷ lệ bệnh nhân có khả năng  chi trả ngay chiếm 61,5%, và cũng thấp hơn so với  nghiên  cứu  của  tác  giả  Hồ  Hiền  Lương  năm  2007(6): tỷ lệ bệnh nhân có khả năng chi trả ngay  chiếm 64%. Điều này có  thể  thấy mức sống của  người dân và điều kiện sống người dân tỉnh Trà  Vinh còn gặp nhiều khó khăn.   Chi phí y tế trung bình và tỷ trọng các loại  chi phí  Kết quả nghiên cứu ở bảng 6 cho  thấy,  tiền  dành cho chi phí  trực  tiếp chiếm khoảng 11,0%  tổng số tiền mà bệnh nhân phải chi trả trong một  đợt điều trị nội trú. Tuy nhiên, chi phí gián tiếp  và cơ hội  lại chiếm một  tỷ  trọng khá  lớn  trong  tổng  chi  phí  điều  trị  89,0%.  Nghiên  cứu  này  tương  đương  với  nghiên  cứu  của  tác  giả  Lê  Hùng Vương  tại bệnh viện huyện Vũng Liêm‐  Vĩnh Long (chi phí trực tiếp chiếm 41%, chi phí  gián tiếp và cơ hội chiếm 59%)(9).  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 368 Cũng trong bảng 6 cho thấy, chi phí trực tiếp  trung bình/đợt nằm viện/bệnh nhân có trung vị  là 164.070 đồng, chi phí này thấp hơn 2,1 lần so  với với nghiên cứu của tác giả Lê Hùng Vương:  352.280 đồng(11) và thấp hơn 1,5 lần so với nghiên  cứu  của  tác  giả Nguyễn Anh Quang  tại  trung  tâm y  tế huyện Châu  Đức  – Bà Rịa Vũng Tàu  năm 1999: 254.235 đồng(10). Có sự khác biệt này là  do  tỷ  lệ bệnh nhân nhi  tại bệnh viện Trà Vinh  luôn  chiếm một  tỷ  lệ  cao,  đồng  thời  xuất  viện  cũng nhiều, hơn nữa đây  lại  là đối  tượng được  miễn phí hoàn toàn.  So sánh chi phí trực tiếp trung vị ở hai nhóm  bệnh nhân có BHYT và không có BHYT (bảng 7)  nhận thấy có sự khác biệt lớn về chi phí trực tiếp  giữa  bệnh  nhân  BHYT:  124.000  đồng  và  bệnh  nhân không BHYT là 750.250 đồng, sự khác biệt  này có ý nghĩa thống kê (p <0,001). Kết quả này  phù hợp với các nghiên cứu của các  tác giả Lê  Hùng Vương năm 2010(9), Nguyễn Anh Quang  năm  1999(10),  Đinh  Văn  Hiệp  năm  2010(5),  Hồ  Hiền  Lương  năm  2008(6). Như  vậy  nếu  có  thẻ  BHYT khi đi khám chữa bệnh thì bệnh nhân sẽ  được chi trả một lượng chi phí khá lớn.  Khi  xét  về  hoàn  cảnh  kinh  tế  giữa  các  nhóm bệnh nhân với nhau  (bảng  7)  cho  thấy  giữa các nhóm bệnh nhân có điều kiện kinh tế  khác nhau có sự khác biệt trong việc chi trả chi  phí điều trị đó là ở các hộ gia đình nghèo, cận  nghèo trung vị chi phí cho một đợt điều trị nội  trú  là  1.090.830  đồng  và  1.559.680  đồng  cao  gấp 2,4 lần thu nhập bình quân/người/tháng ở  hộ gia đình nghèo(4), trong khi đó ở các hộ có  mức  sống  từ  trung  bình  trở  lên  luôn  có  khả  năng  chi  trả  chi  phí  cao  hơn  ở  nhóm  bệnh  nhân  có hoàn  cảnh khó khăn  (1.090.830  đồng  so với 1.748.330 ngàn  đồng). Điều này  chứng  tỏ hoàn cảnh gia đình đã không cho phép bệnh  nhân nghèo, cận nghèo có điều kiện chi trả cho  chi  phí  điều  trị,  trong  đó  đặc  biệt  là  chi  phí  gián  tiếp  cho  việc  ăn  uống,  đi  lại, mua  vận  dụng sinh hoạt  Các yếu tố liên quan đến khả năng chi trả  của bệnh nhân  Mối  liên quan giữa đặc điểm kinh tế hộ gia  đình tới khả năng chi trả  Những bệnh nhân có hoàn cảnh khác nhau  thì có khả năng chi trả khác nhau, ở những bệnh  nhân có mức sống nghèo và cận nghèo thì tỷ lệ  bệnh  nhân  có  khả  năng  chi  trả  là  giống  nhau,  những bệnh nhân có mức sống từ trung bình trở  lên có khả năng chi trả gấp 1,97 so với bệnh nhân  nghèo và cận nghèo.  Theo kết quả nghiên cứu về việc sử dụng dịch  vụ chăm sóc sức khỏe ở 28  tỉnh nông  thôn năm  2000‐2001(11), các  tác giả nhận  thấy khả năng chi  trả của người nghèo đặc biệt hạn chế khi họ phải  đi đến bệnh viện và ở cả ba miền ngày càng có  nhiều người bệnh nghèo lâm vào cảnh nợ nần vì  phải chi quá nhiều cho việc chữa bệnh, thậm chí  nhiều người có thẻ BHYT người nghèo khi bị ốm  mà cũng không đi bệnh viện vì không có tiền để  đi lại, chi ăn ở cho người đi theo chăm sóc. Điều  đó cho thấy rằng các nhóm thu nhập thấp thường  có xu hướng trì hoãng sử dụng dịch vụ sức khỏe  cho tới khi bệnh tật trở nên nặng, với ý định tránh  chi tiền, nhưng việc trì hoãn này thường chỉ làm  tăng các chi phí cần thiết. Kết quả của nghiên cứu  này  cho  thấy  ở bệnh nhân nghèo và  cận nghèo  khả năng chi trả chi phí điều trị còn quá thấp chỉ  chiếm 37,3% đối với bệnh nhân nghèo và 37,5%  đối  với  bệnh  nhân  cận  nghèo.  Trong  khi  đó  ở  bệnh nhân có mức sống từ trung bình trở lên có  khả năng chi trả tới 70%.  Mối  liên quan giữa  tình  trạng bệnh  tới khả  năng chi trả  Những  bệnh  nhân  chuyển  từ  bệnh  viện  tuyến dưới  lên và những bệnh nhân đến khám  và nhập viện trực tiếp tại bệnh viện đa khoa Trà  Vinh có khả năng chi trả cao hơn 1,03 và 1,35 lần  so với những bệnh nhân phải cấp cứu. Điều này  là phù hợp bởi mức độ bệnh càng nặng thì thời  gian nằm điều trị càng dài, sử dụng nhiều dịch  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  369 vụ kỹ thuật cao hơn đẫn đến chi phí trực tiếp lẫn  gián tiếp tăng lên.  Mối  liên  quan  giữa việc  sử dụng  thẻ BHYT  với khả năng chi trả  Bảng 7 cho  thấy ở những bệnh nhân có  thẻ  BHYT  chi  trả  cho  chi  phí  KCB  bình  quân  là  124.000 đồng  trong khi đó  ở những bệnh nhân  không có thẻ BHYT phải chi trả cho chi phí KCB  tới 750.250 đồng gấp 6  lần so với bệnh nhân có  thẻ  BHYT.  Chính  nhờ  BHYT  đã  giảm  bớt  rất  nhiều chi phí điều trị trực tiếp cho người bệnh,  đây  là tính ưu việt của chế BHYT nước ta. Nếu  không có BHYT  tổng số chi phí  (trực  tiếp, gián  tiếp  và  cơ  hội)  của  người  bệnh  trong một  đợt  điều trị nội trú là 1.995.100 đồng (Bảng 7), là một  số tiền không nhỏ đối với những bệnh nhân có  hoàn cảnh khó khăn.   Tuy nhiên lại chưa thấy được mối liên quan  giữa việc có sử dụng  thẻ BHYT hay không với  khả năng chi trả (Bảng 12). Điều này cho thấy ở  những bệnh nhân không có BHYT khi đi điều trị  tại bệnh viện đa khoa Trà Vinh đã có sự chuẩn bị  sẵn  tiền  cho  một  đợt  điều  trị.  Một  phần  do  nghiên  cứu  đã  loại  những  bệnh  nhân  có  tiên  lượng  xấu về  sức khỏe như phải mổ  lại nhiều  lần, bệnh xin về do bệnh nặng không chữa được  đã  ảnh hưởng  đến kết quả nghiên  cứu,  đây  là  hạn chế của đề tài. Mặt khác do chi phí KCB tại  bệnh  viện Trà Vinh  chỉ  tăng  nhẹ  (53%)  so  với  thông tư 04 của BHYT(8) nên đã không tác động  mạnh  tới nhóm bệnh nhân không có  thẻ BHYT  đây là một điều đáng mừng cho người dân Trà  Vinh.  Tuy  nhiên  nếu  không  tham  gia  BHYT  ngay từ bây giờ thì chỉ trong thời gian ngắn nữa  giá  viện  phí  sẽ  tăng  dần  theo mức  sống  của  người  dân  thì  đây  chính  là  những  đối  tượng  phải chịu gánh nặng nhiều nhất  từ việc chi  trả  chi phí điều trị.   Ở những bệnh nhân có BHYT nhưng lại điều  trị trái tuyến, tức không qua cơ sở đăng ký KCB  BHYT ban đầu lại có khả năng chi trả chi phí cao  hơn  ở  những  bệnh  nhân  đi  đúng  tuyến.  Điều  này cho thấy ở những bệnh nhân đi trái tuyến đã  có sự chuẩn bị về mặt tài chính trước.   KẾT LUẬN  Trong một đợt điều trị nội trú tại bệnh viện  đa khoa Trà Vinh bình quân mỗi bệnh nhân tiêu  tốn  hết  1.489.620  đồng,  trong  đó  chi  phí  trực  tiếp/bệnh nhân/đợt điều trị  là 164.070 đồng, chi  phí gián  tiếp/bệnh nhân/đợt  điều  trị  là  800.000  đồng,  chi phí  cơ  hội/bệnh nhân/đợt  điều  trị  là  300.000 đồng.   Những  bệnh  nhân  không  có  thẻ  BHYT  đã  phải  tiêu  tốn cho chi phí KCB gấp 6  lần so với  những bệnh nhân có thẻ BHYT.   Tỷ lệ bệnh nhân có khả năng chi trả chi phí y  tế là 58,5%, bệnh nhân phải vay mượn một phần  để chi trả chiếm 24,8%, vay mượn toàn bộ chiếm  11,0%, được người thân giúp đỡ chiếm 4,8% và  bán tài sản để chi trả 1,0%.  Có mỗi  liên  quan  giữa  tình  trạng  bệnh  và  hoàn cảnh kinh  tế hộ gia đình với khả năng chi  trả. Tuy nhiên lại chưa ghi nhận có mối liên quan  giữa có BHYT hay không tới khả năng chi trả.  KIẾN NGHỊ  Tăng  cường  tuyên  truyền  giáo  dục  ý  thức  của người dân  trong việc  tham gia mua BHYT  để huy động nguồn lực của nhân dân, huy động  nguồn lực của những người có khả năng chi trả  giúp cho người không có khả năng chi trả.  Cần nâng cao năng lực mạng lưới y tế cơ sở,  đáp ứng các nhu cầu khám chữa bệnh của người  dân ngay tại địa bàn cư trú nhằm góp phần giảm  sự quá tải ở bệnh viện tuyến trên, mặt khác giúp  đỡ người bệnh giảm bớt các chi phí nằm viện do  phải đi xa.  Bệnh viện cần đề xuất với cơ quan Bảo hiểm  xã hội tỉnh mở rộng thêm diện thanh toán BHYT  vào phần chi phí gián tiếp đối với bệnh nhân nội  trú như hỗ trợ một phần chi phí đi lại, ăn uống  nhằm giảm một phần khó khăn khi bệnh nhân  phải nằm viện.  Để đảm bảo mặt bằng cho các đối tượng chi  trả  trong  nhân  dân,  cần  có  những  nghiên  cứu  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 370 sâu hơn ở các đối tượng nghèo, cận nghèo để từ  đó có được mô hình chi trả phí điều trị theo khả  năng chi trả của người bệnh.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. An ninh  thủ đô  (2010). Chi phí y  tế ngày càng đắt đỏ. http:  //www.anninhthudo.vn/Xa‐hoi/Chi‐phi‐cho‐y‐te‐ngay‐cang‐ dat‐do/386904.antd. Truy cập ngày 4/5/2013.  2. Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Trà Vinh (2013). Báo cáo thống kê  bệnh viện 6 tháng đầu năm 2013. Trà Vinh. Tr. 1‐31.  3. Bộ Lao Động‐Thương Binh Và Xã Hội (2013). Quyết định số  749/QĐ‐LĐTBXH ngày 13/05/2013 về việc: ʺphê duyệt kết quả  điều tra. rà soát hộ nghèo. hộ cận nghèo năm 2012. Hà Nội.  Tr. 1‐2.  4. Chính phủ (2011). Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số  09/2011/QĐ‐TTg  ngày  30/01/2011  về  việc  ban  hành  chuẩn  nghèo. hộ  cận nghèo áp dụng  cho giai  đoạn 2011‐2015. Hà  Nội. Tr. 2‐6.  5. Đinh Văn Hiệp (2010). Nghiên cứu tình hình chi trả trong quá  trình điều trị của bệnh nhân nội trú tại khoa ngoại Bệnh viện  Đà Nẵng năm 2009. Luận án tốt nghiệp chuyên khoa cấp II.  Đại học Y dược Huế. Tr. 1‐90.  6. Hồ Hiền Lương  (2008). Nghiên cứu chi phí của người bệnh  điều trị tại khoa Ngoại Bệnh viện Đà Nẵng năm 2007. Luận  án chuyên khoa cấp II. Đại học Y dược Huế. Tr. 1‐101.  7. Hồ  Thanh  Phong,  Võ  Văn  Thắng  (2011). Nghiên  cứu  khả  năng chi trả và sự hài lòng của người bệnh có bảo hiểm y tế  điều trị tại khoa Ngoại ‐ Bệnh viện đa khoa Tỉnh Đồng Nai. Y  học thực hành. 7 (774) 117‐122.  8. Hội  đồng  nhân  dân  Trà  Vinh  (2012).  Nghị  quyết  số  13/2012/NQ‐HĐND ngày 19/07/2012 ʺVề việc phê duyệt mức  thu một  số dịch vụ khám bệnh.  chữa bệnh  trong  các  cơ  sở  khám bệnh. chữa bệnh của Nhà nước  trên địa bàn  tỉnh Trà  Vinh. Trà Vinh. Tr. 1‐3.  9. Lê Hùng  Vương  (2011). Nghiên  cứu  khả  năng  chi  trả  chi  khám chữa bệnh của bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện đa khoa  Huyện  Vũng  Liêm  Tỉnh  Vĩnh  Long  năm  2010.  Luận  án  chuyên khoa cấp II. Đại học Y dược Huế. Tr. 1‐90.  10. Nguyễn Anh Quang (1999). Xác định chi phí bình quân một  bệnh  nhân  trong  đợt  điều  trị  nội  trú  tại  Trung  Tâm  Y  Tế  Huyện Châu Đức. Luận văn  tốt nghiệp  chuyên khoa  cấp  I  YTCC. Đại học Y dược Tp. HCM. Tr. 1‐70.  11. Nguyễn Văn Tập (2001). Nghiên cứu nhu cầu. khả năng tiếp  cận và sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi tại 28 xã nông  thôn trong 2 năm 2000‐2001. Tạp chí Y học thực hành. 3.16.45‐ 56.  Ngày nhận bài báo:       23/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   16/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkha_nang_chi_tra_chi_phi_cua_benh_nhan_noi_tru_trong_mot_dot.pdf
Tài liệu liên quan