Định nghĩa về tập quán trong BLDS
2015 (Điều 5 khoản 1) nêu ra ba đặc điểm
chính yếu của tập quán, đó là có nội dung
rõ ràng đủ để xác định quyền và nghĩa vụ
của chủ thể, được hình thành và lặp đi lặp
lại nhiều lần trong thời gian dài và được mọi
người cùng thừa nhận như là những quy tắc
ràng buộc. Hai điều kiện để áp dụng tập quán
(Điều 5 khoản 2) là: (1) thiếu vắng giải pháp
cho vấn đề pháp lý từ các nguồn gốc nghĩa
vụ có tính ưu tiên cao hơn là sự thỏa thuận và
quy định pháp luật; (2) tập quán không trái
với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân
sự. Có lẽ chính vì yếu tố (2) nên nhà làm luật
Việt Nam đã không xếp quy định áp dụng tập
quán vào những nguyên tắc cơ bản của Bộ
luật hay của pháp luật dân sự nói chung.
Quy định chung về áp dụng tập quán
tuy đã được công nhận từ lâu nhưng vấn đề
chính yếu của nguyên tắc này là cụ thể hóa
nó. Sự áp dụng tập quán có đặc điểm khác
biệt đặc thù với các áp dụng các nguồn pháp
luật khác như luật và án lệ, bởi lẽ nó không
“thành văn” cả về nghĩa pháp lý và nghĩa
thông dụng. Tập quán có khi không được
ghi nhận trong một văn bản nào cả mà chỉ
là một quy tắc được nhiều người ngầm định
tuân thủ. Trong một tranh chấp cần viện đến
tập quán tất yếu sẽ xuất hiện vấn đề chứng
minh tập quán. Như vậy cần có những quy
định chi tiết để hướng dẫn các tòa án trong
việc đánh giá tính xác thực của những quy
phạm được các bên viện dẫn xem chúng có
đáp ứng đủ điều kiện của một tập quán hay
không, bên nào có nghĩa vụ chứng minh tập
quán, v.v.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái niệm hợp đồng và những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VIỆT NAM1
1 Bài viết là kết quả của Đề tài “Pháp luật về hợp đồng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay”do TS. Hồ
Ngọc Hiển, Phó trưởng Khoa Luật, Học viện Khoa Học Xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam làm chủ
nhiệm Đề tài.
Tóm tắt:
Hợp đồng và luật hợp đồng là chế định cốt lõi của luật tư nói riêng
và của toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung. Do đó, việc xây dựng
một cách khoa học khái niệm hợp đồng cũng như các nguyên tắc
cơ bản điều chỉnh nó có ý nghĩa và vai trò quan trọng. Bài viết
này phân tích ba yếu tố cấu thành nên một hợp đồng trong khoa
học pháp lý Việt Nam từ thời Pháp thuộc đến nay và phân tích ba
nguyên tắc cơ bản trong pháp luật hợp đồng Việt Nam đương đại
qua đó tìm hiểu sự thay đổi về tư duy lập pháp cũng như một số ưu
điểm và hạn chế của chúng.
Trần Kiên*
Nguyễn Khắc Thu**
* TS. GV. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
** Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Abstract
Contract and the law of contracts are the central institution of
private law in particular and the entire legal system in general.
As such, it is necessary to establish a well-researched notion of
contract and contract law. This article aims to do so by providing
analysis of three elements of a contract in legal study in Vietnam
from the French colonial era to date and analysis of three basic
principles of the law of contemporary Vietnamese contracts
through which to understand the change in legislative thoughts as
well as their pros and cons..
Thông tin bài viết:
Từ khóa: hợp đồng, luật hợp đồng,
nguyên tắc của luật hợp đồng, Bộ luật
Dân sự, tư duy luật pháp.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 22/10/2018
Biên tập : 04/11/2018
Duyệt bài : 07/11/2018
Article Infomation:
Keywords: contract, contract law,
principles of contract law, Civil Code,
legal techniques
Article History:
Received : 22 Oct. 2018
Edited : 04 Nov. 2018
Approved : 07 Nov. 2018
1. Khái niệm hợp đồng
1.1 Thành tố của hợp đồng
Theo Vũ Văn Mẫu, khế ước được tạo
ra bởi sự ưng thuận giữa hai hoặc nhiều bên
kết ước. Hai điều kiện cần để tạo ra hợp
đồng là người kết ước và chủ đích của sự
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
45Số 2+3(378+379) T1/2019
ưng thuận2. Tìm hiểu khái niệm hợp đồng
thông qua câu hỏi hợp đồng được tạo ra như
thế nào phụ thuộc rất nhiều vào chế định giao
kết hợp đồng của mỗi nền pháp luật. Trong
bài viết này, các phân tích về thành tố của
hợp đồng chủ yếu đứng trên quan điểm của
truyền thống pháp luật La Mã - Đức (Civil
Law) mà Việt Nam bị ảnh hưởng trong thời
kỳ Pháp thuộc và kéo dài cho đến tận ngày
nay. Pháp luật hợp đồng Việt Nam do đó
không có điều kiện bắt buộc về sự đối ứng
(consideration)3 khi hình thành hợp đồng
như trong pháp luật hợp đồng của Common
Law và sự đối ứng (consideration) cũng sẽ
không được xem xét ở đây.
Chủ thể giao kết hợp đồng
Người kết ước, hay chủ thể giao kết
hợp đồng là các bên tham gia vào một quan
hệ hợp đồng, có thể là cá nhân hoặc pháp
nhân. Trong một quan hệ hợp đồng, xuất
hiện những cặp chủ thể tương ứng là người
có quyền (trái chủ) và người có nghĩa vụ
(thụ trái). Một trái chủ có thể có nhiều thụ
trái và ngược lại, một thụ trái có thể có nhiều
trái chủ. Lưu ý rằng, có những trường hợp
“các bên” trong quan hệ hợp đồng mang tính
kỹ thuật pháp lý hơn là thực chất, khi mà
một người giao kết hợp đồng với chính bản
thân mình. Người đó thực hành hai (hoặc
nhiều hơn) tư cách pháp lý khác nhau và
giao kết hợp đồng giữa các tư cách đó4. Ví
dụ như: một người được ủy quyền bởi cả hai
bên trong quan hệ hợp đồng để giao kết hợp
đồng; một người được ủy quyền giao kết
một hợp đồng và giao kết hợp đồng đó với
chính mình5.
Sự thỏa thuận ý chí
2 Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân luật lược khảo - Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước; Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài Gòn,
1963, tr. 56–57.
3 “Consideration” có bản chất pháp lý là vật/thứ/việc (things) được trao đi đổi lại giữa các bên trong giao kết hợp đồng,
cam kết và hứa hẹn trao đổi các vật/thứ/việc (things) trong quá trình thực hiện hợp đồng trên thực tế. Trong đa số trường
hợp, nếu không có “consideration” thì hợp đồng không có giá trị ràng buộc các bên trong giao kết hợp đồng. Xem thêm:
Phạm Quang Huy, “Consideration” theo pháp luật hợp đồng Hoa Kỳ, Tạp chí Luật học số 11(198) tháng 11/2016.
4 Ngô Huy Cương, Giáo trình Luật hợp đồng (phần chung) (Hà Nội: Nxb. Đại học Quốc ia Hà Nội, 2013), 220.
5 Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân Luật lược Khảo - Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, tr. 57.
Chủ đích của sự ưng thuận hay mục
đích của thỏa thuận có nghĩa là các bên
phải thỏa thuận với nhau về một việc xác
định nào đó, ý chí của mỗi bên phải cùng
hướng về một mục đích, hay còn gọi là sự
thống nhất ý chí, nhưng không nhất thiết
phải thỏa thuận về tất cả những vấn đề xoay
quanh hay phát sinh từ mối quan hệ của họ.
Những vấn đề mà các bên chưa thỏa thuận,
vì nhiều lý do mà chủ yếu là do họ không thể
lường trước những trường hợp phát sinh bất
đồng gặp phải trong tương lai, sẽ được dự
liệu trong các quy định của pháp luật về chế
định hợp đồng. Ý chí của các bên cần đủ rõ
ràng (không có nghĩa là không chấp nhận sự
ngầm định) và ăn nhập với nhau. Chẳng hạn
nếu một bên muốn có xe đạp để đi, họ có thể
mua hoặc thuê chiếc xe. Một bên muốn kiếm
được lợi từ chiếc xe đạp không sử dụng nữa,
họ có thể cho thuê hoặc bán chiếc xe. Dù
ý chí của mỗi người là mua hoặc thuê/bán
hoặc cho thuê, chúng đều có sự tương đồng
về việc bên A phải trả tiền cho bên B, và bên
B phải đưa xe cho bên A đi. Nhưng hai cặp
ý chí mua - cho thuê và thuê - bán không
thống nhất với nhau, khi đó các bên không
có sự thỏa thuận.
Hệ quả pháp lý
Có các bên kết ước và có sự thỏa
thuận giữa các bên về một việc xác định nào
đó chưa đủ để tạo ra một hợp đồng. Sự thỏa
thuận phải tạo lập một hệ quả pháp lý mới
có khả năng tạo thành hợp đồng. Hệ quả
pháp lý được hiểu là sự tạo lập, thay đổi hay
chấm dứt một quyền lợi (và nghĩa vụ dân
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
46 Số 2+3(378+379) T1/2019
sự tương ứng) hoặc một quan hệ pháp luật6.
Một thỏa thuận để được coi là hợp đồng, cần
là một trong những nguồn gốc phát sinh của
nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ pháp lý phát sinh
từ ý chí của chủ thể) cả về mặt chủ quan và
khách quan.
Về mặt chủ quan, một sự thỏa thuận
hay một lời cam kết đôi khi chỉ nhắm đến
những nghĩa vụ mang tính luân lý chứ không
phải là nghĩa vụ pháp lý. Dựa trên hiệu lực
của nghĩa vụ7 hay chủ đích của nghĩa vụ8, ta
cần phân biệt nghĩa vụ pháp lý/có tính ràng
buộc bởi pháp luật, với các loại nghĩa vụ phi
pháp lý/luân lý/không có tính ràng buộc bởi
pháp luật như nghĩa vụ tự nhiên, nghĩa vụ
đạo đức, nghĩa vụ tôn giáo.
Nếu người tham gia vào thỏa thuận
không thực sự muốn bị ràng buộc bởi pháp
luật mà họ chỉ thiết lập nghĩa vụ mang tính
luân lý, thì pháp luật không thể cưỡng chế
họ thực hiện nghĩa vụ đó được, mặc dù họ
có thể bị lên án về mặt đạo đức. Đó có thể
là các thỏa thuận mang tính xã giao hay vui
đùa giữa mọi người; lời hứa (và chấp nhận
lời hứa) về sự giúp đỡ thiện tâm; hay sự cam
đoan bằng danh dự9.
Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931, Bộ Dân
luật Trung Kỳ năm 1936, Bộ Dân luật Việt
Nam Cộng hòa năm 1972 đều đề cập đến hai
đặc điểm của nghĩa vụ tự nhiên: không thể
cưỡng chế thi hành bởi pháp luật và trái chủ
không có tố quyền10. Tuy nhiên nếu người
thụ trái đã tự nguyện thi hành nghĩa vụ tự
6 Ngô Huy Cương, Giáo trình Luật hợp đồng (phần chung), tr. 12.
7 Ngô Huy Cương, Giáo trình Luật hợp đồng (phần chung), tr. 70.
8 Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân Luật lược Khảo - Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, tr. 32.
9 Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân Luật lược Khảo - Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, tr. 59–60.
10 Ngô Huy Cương, Giáo trình Luật hợp đồng (phần chung), tr. 13-15.
11 Vũ Văn Mẫu và Lê Đình Chân, Danh từ và tài liệu – Dân luật và Hiến luật (Sài Gòn: Tủ sách Đại học Sài Gòn, 1968), tr. 132.
12 Ngô Huy Cương, Giáo trình Luật hợp đồng (phần chung), tr. 71.
13 Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân Luật lược Khảo - Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, 60.
14 Điều 462 Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931, Điều 678 Bộ Dân luật Trung Kỳ năm 1936, theo Ngô Huy Cương, Giáo trình
Luật hợp đồng (phần chung), tr. 14.
15 Ngô Huy Cương, tr. 72.
nhiên, thì họ không thể đổi ý hoặc yêu cầu
trái chủ phải hoàn lại11. Nói cách khác, pháp
luật chỉ cung cấp hiệu lực ràng buộc cho
sự tự nguyện thực hiện nghĩa vụ tự nhiên
chứ không cung cấp hiệu lực ràng buộc cho
sự thể hiện ý chí muốn tạo lập nghĩa vụ tự
nhiên. Bởi vậy nghĩa vụ tự nhiên có thể hiểu
là những việc-phải-làm mang tính luân lý và
đạo đức nhiều hơn là pháp lý, nhưng nằm ở
giữa hai thứ đó12.
Nghĩa vụ đạo đức đơn thuần là sự
ràng buộc trong lương tâm. Một người có
thể đưa ra lời hứa về sự giúp đỡ thiện tâm
với một người nào đó mà không nhận được
sự đối ứng nào. Nghĩa vụ tôn giáo có thể
hiểu là những nghĩa vụ dựa trên một giáo lý
tôn giáo nào đó, mà một người gia nhập cần
phải thực hiện. Nếu một người không thực
hiện hành vi giúp đỡ thiện tâm hoặc hành vi
bị ràng buộc bởi giáo lý, thì luật pháp không
thể cưỡng chế anh ta thực hiện điều đó.
Trong pháp luật Việt Nam Cộng hòa cũ, nếu
có tai nạn trong những sự giúp đỡ thiện tâm,
tòa án cũng không áp dụng trách nhiệm khế
ước đối với người giúp đỡ13. Cả hai Bộ dân
luật Bắc Kỳ và Trung Kỳ cũ đều quy định
“luật pháp không can thiệp vào sự thi hành
các nghĩa vụ về luân lý cùng về tôn giáo”14.
Nghĩa vụ tự nhiên có thể biến đổi thành
nghĩa vụ dân sự bởi người thụ trái nếu sự
cam kết của người thụ trái đáp ứng các yêu
cầu nhất định như nguyên nhân hoặc hình
thức hoặc có một nghĩa vụ đối ứng15. Điều
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
47Số 2+3(378+379) T1/2019
này có thể áp dụng cho các loại nghĩa vụ phi
pháp lý khác, rằng nếu chúng đáp ứng được
những yêu cầu nhất định thì người ta có thể
suy đoán về ý chí của các bên thỏa thuận
rằng họ muốn chịu sự ràng buộc một cách
nghiêm túc bởi pháp luật, và do đó chúng trở
thành hợp đồng. Như vậy, một thỏa thuận
giữa trái chủ và thụ trái không nhằm phát
sinh một hệ quả pháp lý, mà chỉ nhằm phát
sinh một hệ quả luân lý nói chung hay nghĩa
vụ tự nhiên nói riêng không thể coi là hợp
đồng được.
Về mặt khách quan, sự thỏa thuận cần
tạo ra được hệ quả pháp lý thì mới có thể
coi là hợp đồng. Pháp luật luôn đặt ra một
giới hạn tự do thỏa thuận nhất định, mà vượt
qua lằn ranh đó thì sự thống nhất ý chí của
các bên dù có muốn tạo lập một ràng buộc
pháp lý cũng không được công nhận. Tuy
nhiên ngay cả trong giới hạn của sự tự do
thỏa thuận, liệu một sự thỏa thuận có chủ
đích tạo ra sự ràng buộc pháp lý có thể coi
là hợp đồng hay không, nếu sự ràng buộc ấy
lại không đến từ chính thỏa thuận mà lại đến
từ nguyên nhân khác.
Vũ Văn Mẫu đưa ra trường hợp sự
thỏa thuận giữa các bên chỉ là sự ưng thuận
chấp nhận một quy chế pháp lý. Các bên
trong thỏa thuận thống nhất ý chí với nhau
thừa nhận những quyền và nghĩa vụ mà pháp
luật thực định đã trao/áp đặt lên họ. Ở đây ý
chí cá nhân không phải là nguồn gốc chính
yếu làm phát sinh nghĩa vụ, mà quy định của
pháp luật mới là nguồn gốc phát sinh nghĩa
vụ trong quan hệ giữa các bên16. Nghĩa vụ
pháp lý nhưng không phát sinh từ ý chí của
các bên được gọi là nghĩa vụ pháp định, để
phân biệt với nghĩa vụ dân sự17.
16 Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân Luật lược Khảo - Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, tr. 59.
17 Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân Luật lược Khảo - Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, tr. 25.
18 Định nghĩa về “hợp đồng kinh tế” trong Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 không được nhắc đến vì đây là một định
nghĩa không bao quát tất cả các loại hợp đồng.
Chúng tôi cho rằng, trong trường hợp
này cần xem xét thỏa thuận đó bị hoãn hiệu
lực chứ không phải vô hiệu bởi nó thỏa mãn
đầy đủ những yếu tố của một hợp đồng,
ngoại trừ việc hệ quả khách quan mà nó
nhắm tới đã được thiết lập bởi quy định của
pháp luật. Một khi quy định luật thực định
đó hết hiệu lực, khiến cho điều kiện về hệ
quả ràng buộc khách quan của sự thỏa thuận
được thỏa mãn mà sự thỏa thuận đó vẫn
chưa hết hạn để phát sinh hiệu lực, thì lúc ấy
thỏa thuận sẽ trở thành hợp đồng.
1.2 Khái niệm hợp đồng trong pháp luật
Việt Nam18
Điều 644(2) Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm
1931 quy định: “Khế ước là một hiệp ước
của một người hay nhiều người cam đoan
với một hay nhiều người khác để tặng cho,
để làm hay không làm cái gì”.
Điều 680(2) Dân luật Trung Kỳ năm
1936 quy định: “Khế ước là một hiệp ước
của một người hay nhiều người cam đoan
với một hay nhiều người khác để chuyển
giao, để làm hay không làm cái gì”.
Điều 653 Bộ Dân luật Việt Nam Cộng
hòa năm 1972 quy định: “Khế ước hay hiệp
ước là một hành vi pháp lý do sự thỏa thuận
giữa hai người hay nhiều người để tạo lập, di
chuyển, biến cải hay tiêu trừ một quyền lợi,
đối nhân hay đối vật”.
Điều 394 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm
1995 và Điều 388 BLDS năm 2005 của Việt
Nam ngày nay đều quy định: “Hợp đồng dân
sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác
lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự”.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
48 Số 2+3(378+379) T1/2019
Điều 385 BLDS năm 2015 quy định:
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về
việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự”.
Khái niệm về hợp đồng của hai bộ Dân
luật Bắc Kỳ và Trung Kỳ thiếu sự bao quát
khi đề cập ngay đến một sự phân loại nghĩa
vụ dựa trên nội dung của nghĩa vụ, là chuyển
giao quyền, làm hoặc không làm một việc
gì đó. Riêng Bộ Dân luật Bắc Kỳ sử dụng
thuật ngữ “tặng cho” dường như loại trừ các
trường hợp chuyển giao quyền có đền bù,
có nội hàm hẹp hơn nhiều so với thuật ngữ
“chuyển giao” trong Bộ Dân luật Trung Kỳ.
Cách phân loại này được đề cập tới nhiều
trong việc thực hiện nghĩa vụ, nhưng cũng
chỉ là một cách trong nhiều cách phân loại
nghĩa vụ. Nội hàm của hai khái niệm này
không bao quát được yếu tố tạo lập hậu quả
pháp lý. Khái niệm hợp đồng của hai bộ luật
này chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi BLDS Pháp
năm 1804, do những chuyên gia pháp lý thời
đó là người Pháp hoặc tiếp thu nền khoa học
pháp lý Pháp19.
Bộ Dân luật năm 1972 của Việt Nam
Cộng hòa nhắc đến sự thỏa thuận với nghĩa
tương đồng với khế ước/hợp đồng. Tuy
nhiên điều này không gây ra sự nhầm lẫn
nào vì việc tạo lập hậu quả pháp lý được
nhắc đến ngay sau đó.
BLDS năm 1995 và Bộ luật Dân sự
năm 2005 lại không sử dụng thuật ngữ “hợp
đồng” như tất cả các nghiên cứu cơ bản về
hợp đồng mà có một bổ ngữ “dân sự” ở sau.
Bổ ngữ “dân sự” này đã tạo ra bất cập trong
19 Người soạn thảo chủ yếu của Bộ Dân luật Bắc Kỳ là một thẩm phán người Pháp, Chánh nhất tòa Thượng thẩm Morché
(Vũ Văn mẫu, Dân Luật Khái Luận (Sài Gòn: Bộ Quốc Gia Giáo dục xuất bản, 1961), tr. 314 - 315).
20 Đỗ Văn Đại, b.t.v, Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 (Hà Nội: Nxb. Hồng Đức, 2016),
tr. 367.
21 Nguyễn Như Phát, Một số đề xuất sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005, Trang thông tin pháp luật dân sự. https://thongtin-
phapluatdansu.edu.vn/2010/03/09/4690/ truy cập 29/07/2018.
22 Bùi Ngọc Cường, Vấn đề hoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế ở nước ta hiện nay, Tạp chí Khoa học pháp lý số 4/2001.
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/22/3525/ truy cập 29/07/2018.
thực tiễn. Về mặt cấu trúc của hệ thống pháp
luật, ở những nước có sự phân biệt ngành
luật công và luật tư thì BLDS thường được
coi là bộ luật nền tảng của luật tư. Do vậy
khái niệm hợp đồng và chế định hợp đồng
trong BLDS có tính bao quát cho toàn bộ các
quan hệ tư nơi mà các chủ thể trong quan hệ
ở vị thế bình đẳng với nhau và giao kết hợp
đồng dựa trên tự do ý chí. Việc thêm bổ ngữ
“dân sự” ở đằng sau có thể khiến cho những
người thực hành pháp luật hiểu nhầm rằng
chế định về hợp đồng dân sự trong BLDS
năm 1995 và năm 2005 chỉ áp dụng cho các
quan hệ dân sự thuần túy (phục vụ mục đích
sinh hoạt, tiêu dùng, không làm phát sinh
lợi nhuận) mà không áp dụng cho các quan
hệ tư khác như thương mại, kinh doanh, lao
động20 thể hiện tư duy không chính xác về
cấu trúc của hệ thống pháp luật tư và không
thích ứng với cơ chế thị trường21.
Có lẽ thuật ngữ “hợp đồng dân sự”
của BLDS 2005 là sự kế thừa mặc định từ
BLDS năm 1995. Ở hoàn cảnh BLDS năm
1995 ra đời, nước ta vừa mới bắt đầu quá
trình đổi mới, thoát ra khỏi nền kinh tế kế
hoạch được gần 10 năm và trong tư duy của
các chuyên gia cũng như nhà quản lý vẫn
còn những quan niệm cũ về “kế hoạch hóa”,
đặc biệt trong các quan hệ nhằm làm phát
sinh lợi nhuận, dẫn đến sự phân biệt hợp
đồng kinh tế, thương mại và hợp đồng dân
sự thuần túy22. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế
năm 1989 tồn tại song song với BLDS năm
1995 đã tạo nên hai hệ thống pháp luật hợp
đồng riêng biệt. Hai hệ thống này có sự trùng
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
49Số 2+3(378+379) T1/2019
lặp, mâu thuẫn và không thống nhất23, vì vậy
dẫn đến sự sửa đổi về thuật ngữ trong BLDS
năm 2015, chỉ còn là “hợp đồng”. Những
người soạn thảo BLDS năm 2015 trình bày
rằng, sự sửa đổi này nhằm loại bỏ mọi cách
hiểu không chính xác cả về mặt khoa học và
trong thực tiễn về phạm vi điều chỉnh của
chế định hợp đồng trong BLDS, để chế định
hợp đồng này là nền tảng của mọi quan hệ
hợp đồng trong lĩnh vực tư24.
Ở tất cả các khái niệm hợp đồng của
các BLDS nêu trên, với sự sử dụng các từ
“để” và “về” khi nói đến mục đích của hợp
đồng trong việc tạo lập hệ quả pháp lý, có
thể thấy nhà làm luật nhìn nhận về sự ràng
buộc của hợp đồng nghiêng về mặt chủ quan
của sự thỏa thuận ý chí hơn là mặt khách
quan/kết quả của sự thỏa thuận đó. Người ta
quan tâm đến việc các bên có ý chí tạo lập
hệ quả pháp lý ràng buộc mình hay không
hơn là việc hệ quả pháp lý ràng buộc các bên
xuất phát từ sự thỏa thuận hay xuất phát từ
quy chế pháp lý được định sẵn bởi pháp luật.
Từ sự phân tích ba thành tố của hợp
đồng, khảo sát về khái niệm hợp đồng trong
pháp luật thực định ở Việt Nam từ xưa đến
nay, có thể thấy, khái niệm hợp đồng trong
pháp luật Việt Nam được hoàn thiện dần
theo thời gian. Bộ Dân luật Việt Nam Cộng
hòa năm 1972 và BLDS năm 2015 hiện nay
đều có chung quan điểm về hợp đồng rằng,
hợp đồng là một sự thỏa thuận/sự thống
nhất ý chí giữa các chủ thể, nhằm làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa
vụ dân sự.
23 Xem thêm: Ngô Ngọc Bửu và Trần Đình Phụng, Cần sửa đổi một số quy định về hợp đồng dân sự cho phù hợp với
thể chế của tổ chức thương mại thế giới WTO, Tạp chí Phát triển kinh tế số 9/2004. https://thongtinphapluatdansu.edu.
vn/2007/11/23/5418/ truy cập 29/07/2018.
Phạm Hữu Nghị, Sửa đổi BLDS năm 2005: vấn đề cải cách hợp đồng, Trang thông tin pháp luật dân sự. https://thong-
tinphapluatdansu.edu.vn/2010/03/09/4691/ truy cập 29/07/2018.
Bài viết Pháp luật về hợp đồng cần được thay đổi theo hướng nào khi BLDS năm 2005 được sửa đổi?, Cổng thông tin
điện tử Bộ tư pháp. truy cập 29/07/2018.
24 Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, tr. 367.
25 Đỗ Văn Đại, Sđd, tr. 367–368, tr. 386.
2. Những nguyên tắc cơ bản của hệ thống
pháp luật hợp đồng Việt Nam
2.1 Về cấu trúc của những nguyên tắc cơ
bản
Trong BLDS năm 2005, chế định hợp
đồng có nhiều nguyên tắc chi phối và có sự
trùng lặp lẫn nhau: những nguyên tắc cơ
bản của Bộ luật (Chương II Phần thứ nhất);
nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều
283); nguyên tắc giao kết hợp đồng (Điều
389) và nguyên tắc thực hiện hợp đồng
(Điều 412). Điều này khiến cho việc xác
định nguyên tắc nào là nguyên tắc chung
xuyên suốt BLDS và nguyên tắc nào là
nguyên tắc riêng chỉ ở một vài chế định mới
có gặp khó khăn.
BLDS Việt Nam 2015 khắc phục
nhược điểm nêu trên, chỉ đưa ra một bộ
nguyên tắc chung cho cả Bộ luật, mang tính
khái quát hóa cao và giảm đáng kể số lượng
nguyên tắc của BLDS. Trong BLDS Việt
Nam năm 2015, chế định hợp đồng nằm ở
Phần thứ ba về trái quyền với tên gọi “nghĩa
vụ và hợp đồng”. Ở phần này không có quy
định nào về nguyên tắc cơ bản của hợp đồng
nói chung hay việc giao kết, thực hiện hợp
đồng nói riêng. Những người soạn thảo Bộ
luật đã giải thích rằng, việc bỏ đi các quy
định riêng về nguyên tắc giao kết hợp đồng
hay nguyên tắc thực hiện hợp đồng không
có nghĩa là việc giao kết và thực hiện hợp
đồng không tuân thủ nguyên tắc nào, mà
nó phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật dân sự Việt Nam25.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
50 Số 2+3(378+379) T1/2019
Từ Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật dân sự trong BLDS năm 2015, có
thể rút ra hai nguyên tắc cơ bản của luật tư là
nguyên tắc tự do ý chí (khoản 2) và nguyên
tắc thiện chí (khoản 3). Trong đó, nguyên tắc
tự do ý chí là cơ sở cho hai tiểu nguyên tắc
của nó là nguyên tắc hiệu lực ràng buộc của
hợp đồng và tự do ý chí có sự giới hạn bởi
các trật tự công cộng (khoản 4). Điều 5. Áp
dụng tập quán của Bộ luật tuy không được
coi là “nguyên tắc cơ bản” của pháp luật dân
sự, nhưng ở cấp độ chế định hợp đồng, nó
là một quy định chung mang tính khái quát
áp dụng cho cả chế định thì vẫn nên được
coi là nguyên tắc cơ bản của pháp luật về
hợp đồng. Như vậy, pháp luật hợp đồng Việt
Nam có ba nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc tự
do ý chí, nguyên tắc thiện chí và nguyên tắc
áp dụng tập quán.
2.2 Nguyên tắc tự do ý chí hay tự do hợp
đồng
Nguyên tắc tự do ý chí trong pháp luật
hợp đồng được hiểu là các bên được tự do
giao kết hợp đồng hay thỏa thuận về việc
xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự theo ý chí
của mình miễn là nó không trái với trật tự
công cộng. Nguyên tắc này khi chiếu vào
việc thực hiện nghĩa vụ dân sự phát sinh từ
hợp đồng lại mang một sắc thái khác, làm
phát sinh một tiểu nguyên tắc là nguyên tắc
hiệu lực ràng buộc của hợp đồng26.
Theo Vũ Văn Mẫu, nguyên tắc tự do ý
chí trong luật hợp đồng là một sản phẩm lịch
sử của các lý thuyết về tự do thế kỷ 18, ảnh
hưởng mạnh mẽ đến các BLDS của Pháp và
Đức27, gián tiếp ảnh hưởng tới pháp luật hợp
đồng của Việt Nam. Lý thuyết này ủng hộ
tự do ý chí vô giới hạn vì tin rằng sự tự do
thương lượng giữa các cá nhân với nhau để
26 Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân Luật lược Khảo - Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, tr. 243.
27 Ngô Huy Cương, Giáo trình Luật hợp đồng (phần chung), tr. 20.
28 Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân luật lược khảo - Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, tr. 83–84.
29 Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, tr. 25.
ràng buộc chính mình sẽ mang lại công bằng
và sự tự do cạnh tranh sẽ mang lại sự thịnh
vượng về kinh tế28, đã dẫn tới hệ quả là coi
hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương là
một nguồn gốc quan trọng của nghĩa vụ (đề
cao nghĩa vụ dân sự thay vì nghĩa vụ pháp
định) vì nó đến từ chính ý chí của chủ thể bị
ràng buộc. Đó cũng là hai căn cứ phát sinh
nghĩa vụ đầu tiên trong BLDS Việt Nam
năm 2015 tại Điều 275.
Một người có quyền tự do giao kết
hợp đồng, nghĩa là tự do quyết định mình
sẽ bị ràng buộc như thế nào. Và một khi đã
tuyên bố ý chí về sự tự ràng buộc thì người
đó không còn được tự do thực hiện nghĩa vụ
nữa, mà sẽ bị cưỡng chế thực hiện. Hiệu lực
ràng buộc của hợp đồng còn được gọi dưới
cái tên Latin pacta sunt servanda, được hiểu
đơn giản là “cam kết phải được tôn trọng”.
Điều 3(2) BLDS Việt Nam năm 2015 quy
định về nguyên tắc tự do ý chí như sau: “Cá
nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ
sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi
cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm
của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu
lực thực hiện đối với các bên và phải được
chủ thể khác tôn trọng”.
Quy định trên, theo Đỗ Văn Đại, là có
vài vấn đề sau mà chúng tôi thấy hợp lý. Thứ
nhất, việc gộp chung nhóm xác lập, thực
hiện, chấm dứt quyền đều đặt trên cơ sở tự
do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận có thể tạo
ra rủi ro pháp lý khi một người có thể tự do
thực hiện và chấm dứt nghĩa vụ dân sự của
mình chứ không phải là sự ràng buộc phải
thực hiện nghĩa vụ dân sự đó. Có lẽ khi áp
dụng, các thẩm phán cần hiểu cụm từ “trên
cơ sở” một cách linh hoạt29.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
51Số 2+3(378+379) T1/2019
Thứ hai là sự mở rộng tự do ý chí của
các bên gây ra sự mâu thuẫn trong chính bộ
luật. BLDS năm 2005 ở Điều 4 quy định
“Cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực
bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải
được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn
trọng”. Sự thay đổi thuật ngữ từ “hợp pháp”
thành “không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội” khiến Điều 3(2)
BLDS Việt Nam năm 2015 có thể bỏ qua
quy định về những điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng mà vẫn công nhận hiệu lực của
hợp đồng. Chẳng hạn điều kiện về hình thức
phải công chứng. Một hợp đồng theo luật
phải công chứng mới có hiệu lực, thì có thể
coi sự không công chứng là vi phạm điều
cấm của luật hay không30? Có thể thấy quy
định này chưa chú ý đến sự khác biệt giữa
nội hàm của các cụm từ “trái pháp luật”,
“không hợp pháp” và “vi phạm điều cấm
của luật”.
Thứ ba là sự bỏ đi từ “bắt buộc”
trong cụm từ “hiệu lực bắt buộc thực hiện”,
khiến cụm từ “hiệu lực thực hiện” không rõ
nghĩa31. Sự ràng buộc thực hiện đến từ sự tự
do ý chí và là một yếu tố quan trọng của hợp
đồng nói riêng và hành vi pháp lý nói chung.
Vì vậy cần nhấn mạnh sự ràng buộc ở trong
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
Sự hạn chế tự do ý chí
Lý thuyết tự do ý chí với tư tưởng tự
do cá nhân vô giới hạn không thể điều chỉnh
các mối quan hệ xã hội một cách công bằng
khi mà con người sống quá phụ thuộc vào
nhau với nhiều mối quan hệ phức tạp đan
xen lẫn nhau. Để giải quyết vấn đề giữa cá
nhân và cộng đồng, cần phải dung hòa hai
thuyết tự do và thuyết xã hội bằng cách tôn
trọng quyền tự do giao kết hợp đồng và chỉ
30 Đỗ Văn Đại, tlđd, tr. 25.
31 Đỗ Văn Đại, tlđd, tr. 25.
32 Ngô Huy Cương, Giáo trình Luật hợp đồng (phần chung), tr. 30.
33 Ngô Huy Cương, tlđd, tr. 29.
giới hạn sự tự do này bởi những nguyên
nhân chính đáng mà tiêu biểu là trật tự công
cộng và đạo đức xã hội32.
Ngô Huy Cương chỉ ra ba lý do của sự
giới hạn tự do ý chí: nhu cầu cân đối giữa
lợi ích cá nhân và lợi ích công cộng, nhu cầu
bảo vệ người yếu thế trong xã hội, và nhu
cầu phát triển kinh tế có trật tự đúng hướng
theo sự lựa chọn chung33. Nếu như hai nhu
cầu đầu tiên đã được thừa nhận rộng rãi bởi
pháp luật nhân quyền trong sự giới hạn tự
do, thì nhu cầu thứ ba về phát triển kinh tế có
trật tự và theo sự lựa chọn chung có lẽ vẫn
còn nhiều tranh cãi, vì chúng ta mới bước
ra khỏi một nền kinh tế kế hoạch khoảng 30
năm và đang xây dựng kinh tế thị trường.
Hạn chế tự do hợp đồng có thể xem
xét dưới hai khía cạnh là hạn chế về nội
dung giao kết và chủ thể giao kết. Hạn chế
tự do giao kết hợp đồng về nội dung là dạng
hạn chế điển hình nhất, thể hiện rõ nhất qua
chế định về vô hiệu giao dịch dân sự do xâm
phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội.
Trong BLDS năm 2015, Điều 122 về
Giao dịch dân sự vô hiệu dẫn chiếu về Điều
117 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự, ở điểm c khoản 1 nêu “Mục đích và nội
dung của giao dịch dân sự không vi phạm
điều cấm của luật, không trái đạo đức xã
hội”. Ở đây đã có sự biến chuyển về quan
niệm khi xóa bỏ nguyên tắc về giao kết hợp
đồng ở Điều 389 BLDS năm 2005 “Tự do
giao kết hợp đồng nhưng không được trái
pháp luật, đạo đức xã hội”; và thay thế bằng
nguyên tắc “không vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội” ở Điều 3 và
sự thể hiện nguyên tắc ở Điều 117 của BLDS
năm 2015. Trong luật tư, từ “trái” pháp luật
có nội hàm rộng hơn “vi phạm điều cấm của
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
52 Số 2+3(378+379) T1/2019
luật” bởi không phải quy phạm luật tư nào
cũng là quy phạm mệnh lệnh mà phần lớn là
quy phạm dự liệu, đặc biệt là trong chế định
hợp đồng.
BLDS năm 2015 không sử dụng “trật
tự công cộng” để làm căn cứ giới hạn quyền
ở trong những nguyên tắc cơ bản, có lẽ do
nghi ngại tính trừu tượng của nó34, và chỉ
sử dụng nó với nghĩa rất hẹp, không biết
vô tình hay có chủ đích ở Điều 525 về việc
hành khách trong hợp đồng vận chuyển làm
mất trật tự công cộng.
Điều 3 khoản 4 BLDS 2015 thay “lợi
ích của Nhà nước” ở Điều 10 BLDS năm
2005 thành “lợi ích quốc gia, dân tộc”. Lợi
ích quốc gia, dân tộc là khái niệm mang tính
chính trị, không đồng nhất với lợi ích của
Nhà nước bởi vì “quốc gia, dân tộc” và “nhà
nước” là những khái niệm khác nhau. Sự
thay đổi này hưởng ứng xu thế đang lên của
quyền con người trong đời sống chính trị
và pháp lý. Khi nhà nước luôn bị coi là một
trong những chủ thể xâm phạm đến quyền
của mỗi cá nhân nhiều nhất, thì sự thay đổi
về thuật ngữ này là hợp lý.
Có thể nói, BLDS năm 2015 ở những
nguyên tắc cơ bản đã thu hẹp hơn phạm vi
giới hạn tự do ý chí, đồng nghĩa với mở rộng
sự tự do giao kết hợp đồng của các bên.
Ngoài lời văn của nguyên tắc cơ bản,
sự thể hiện của hạn chế tự do hợp đồng còn
nằm trong nhiều quy định chi tiết của BLDS
hoặc ở luật chuyên ngành về các điều khoản
áp đặt quyền và nghĩa vụ cho các bên trong
một quan hệ tư. Ở trường hợp này, nghĩa vụ
pháp định xuất phát từ hiệu lực của luật đã
thay thế nghĩa vụ dân sự xuất phát từ ý chí
của các bên. Các trường hợp thường thấy
là các quy định mang tính mệnh lệnh điều
chỉnh các loại hợp đồng lao động, hợp đồng
34 Ngô Huy Cương, tlđd, tr. 30.
35 Ngô Huy Cương, tlđd, tr. 33–34.
giữa người tiêu dùng và bên bán hàng, điều
lệ doanh nghiệp, hợp đồng bảo hiểm, hợp
đồng có đối tượng là bất động sản, v.v..
Hạn chế tự do giao kết hợp đồng về chủ
thể chủ yếu nhằm bảo vệ những nhóm yếu
thế trong xã hội, bảo vệ người thứ ba, hay
bảo vệ lợi ích công cộng. Chẳng hạn pháp
luật về doanh nghiệp có các quy định phải
ưu tiên chuyển nhượng phần vốn góp cho
hoặc phát hành cổ phần cho thành viên/cổ
đông trong công ty, hoặc trường hợp người
cung cấp dịch vụ công cộng không được từ
chối giao kết hợp đồng với mọi người nếu
còn khả năng cung cấp dịch vụ và không
được phân biệt đối xử với bất cứ ai dựa trên
bất cứ yếu tố nào về sắc tộc, tôn giáo, giới
tính, màu da, v.v..35.
2.3 Nguyên tắc thiện chí
“Thiện chí” bắt nguồn từ thuật ngữ
Latin “bona fide”, trong tiếng Anh là “good
faith”, là thuật ngữ trừu tượng và chỉ được
làm rõ nghĩa khi gắn chặt với hoàn cảnh cụ
thể của một ứng xử cụ thể. Thiện chí không
được định nghĩa bởi luật, mang nghĩa về mặt
luân lý nhiều hơn với liên hệ gần gũi về sự
trung thực, không có sự ác ý hay tư lợi bất
chính.
Điều 6 BLDS năm 2005 quy định về
nguyên tắc thiện chí như sau: “Trong quan
hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực
trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa
vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên
nào”. Điều 3(2) BLDS năm 2015 đã lược
bớt đoạn “không bên nào được lừa dối bên
nào” ra khỏi nguyên tắc thiện chí: “Cá nhân,
pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách
thiện chí, trung thực”.
Theo Ngô Huy Cương, nguyên tắc
thiện chí ở BLDS năm 2005 nhấn mạnh về
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
53Số 2+3(378+379) T1/2019
yếu tố phi lừa dối của sự thiện chí, tức là
cách thức hành xử chứ không nhấn mạnh
vào động cơ hay mục đích của hành vi. Ông
cũng đưa ra nhận xét mà có thể áp dụng cho
cả quy định mới của BLDS năm 2015 về
nguyên tắc thiện chí rằng, nguyên tắc này
chưa đủ lớn khi không đề cập tới thiện chí
trong giải quyết tranh chấp và trong một số
trường hợp đặc biệt khác36. Sự bổ sung thêm
vào nguyên tắc rằng giai đoạn chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự, các bên cũng phải
tuân thủ nghĩa vụ thiện chí có thể coi là một
nỗ lực khái quát hóa thiện chí cho tất cả các
giai đoạn của một hợp đồng, nhưng không
nhắc đến thiện chí trong việc giải quyết
tranh chấp mà bao gồm nhiều phương thức
khác nhau từ thương lượng, hòa giải đặc biệt
cần sự thiện chí, đến trọng tài, tòa án thì vẫn
còn thiếu sót.
Vì nội hàm của thuật ngữ “thiện chí”
không rõ ràng, cần phải giải nghĩa trong
những trường hợp cụ thể nên việc xác định
nội dung của nguyên tắc thiện chí cần phải
được giao cho tòa án. Ngày nay các tòa án
ở Hoa Kỳ có khuynh hướng tiếp cận học
thuyết về sự thiện chí theo hai khía cạnh
về sự công bằng và khía cạnh kinh tế học37.
Tương đồng như vậy, Vũ Văn Mẫu nhận xét
rằng, một sự thi hành thành ý không thể trái
với sự công bằng. Còn về mặt kinh tế, khi sự
thi hành quá thiệt cho trái chủ và quá lợi cho
người thụ trái thì bị coi là không thành ý38.
Trong lĩnh vực luật hợp đồng, đặc biệt
là ở giai đoạn giao kết, nguyên tắc thiện chí
được giải thích gần gũi với nguyên tắc tự
36 Ngô Huy Cương, tlđd, tr. 156.
37 Emily Houh, The Doctrine of Good Faith in Contract Law: A (Nearly) Empty Vessel?, Utah Law Review, Vol. 2005, p.
1, 2005, 1-2. https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=622982 truy cập 29/07/2018
38 Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân Luật lược Khảo - Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, tr. 250.
39 Ngô Huy Cương, Giáo trình Luật hợp đồng (phần chung), tr. 155.
40 Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân Luật lược Khảo - Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, tr. 250.
41 Ngô Huy Cương, Giáo trình Luật hợp đồng (phần chung), tr. 374.
42 Nguyễn Anh Thư, “Đề xuất sửa đổi, bổ sung qui định liên quan đến nguyên tắc thiện chí trong Bộ luật Dân sự Việt Nam
năm 2005”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học 30, số p.h 3 (2014): tr. 61–72.
do ý chí, có nghĩa là việc xác lập hợp đồng
và các điều kiện của nó phụ thuộc vào ý chí
của các bên39. Trong giai đoạn thực hiện hợp
đồng, nguyên tắc này có thể không gắn với
ý chí của các bên lúc đầu mà lại gắn với sự
công bằng về lợi ích giữa các bên40. Hoặc
với việc chấp nhận sự thực hiện chủ yếu chứ
không phải thực hiện đúng và đầy đủ các
nghĩa vụ của hợp đồng, thiện chí là sự thông
cảm cho những thiếu sót khi thực hiện nghĩa
vụ của đối phương41. Đặc biệt sự vận dụng
nguyên tắc này trong một số hoàn cảnh đặc
thù có thể coi là tạo ra ngoại lệ cho nguyên
tắc hiệu lực ràng buộc của hợp đồng, đó là
trong trường hợp thực hiện hợp đồng khi
hoàn cảnh thay đổi (hardship)42.
BLDS năm 2005 có nguyên tắc riêng
về thực hiện hợp đồng, Điều 412 khoản 1
cho thấy nguyên tắc thực hiện đúng và đủ
nghĩa vụ hợp đồng là quan trọng nhất và
được ưu tiên hàng đầu so với hai nguyên
tắc thực hiện trung thực, tin cậy (mà ở đây
không xuất hiện thuật ngữ “thiện chí”) và
nguyên tắc tôn trọng quyền và lợi ích hợp
pháp của chủ thể khác: “Thực hiện đúng
hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số
lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và
các thoả thuận khác”. Có lẽ với sự bãi bỏ
nguyên tắc riêng của chế định hợp đồng, áp
dụng một cách toàn diện nguyên tắc thiện
chí cùng với sự công nhận trường hợp không
cần phải thực hiện đúng những nghĩa vụ đã
cam kết khi có hoàn cảnh thay đổi, BLDS
Việt Nam đã có những chuyển biến trong
quy tắc thực hiện nghĩa vụ.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
54 Số 2+3(378+379) T1/2019
2.4 Nguyên tắc áp dụng tập quán
Nguyên tắc này trong khoa học pháp
lý được một số học giả đề cập như là một
trong những nguyên tắc cơ bản của pháp
luật hợp đồng nói riêng và pháp luật dân
sự nói chung43. Một nền pháp luật theo hệ
thống dân luật thường có hai nguồn cơ bản
là luật thành văn và tập quán pháp. BLDS
Việt Nam đặt thứ tự ưu tiên áp dụng của tập
quán chỉ sau thỏa thuận của các bên và luật
thành văn. Tập quán đóng vai trò quan trọng
trong việc bổ khuyết những khoảng trống
hay giải thích những vấn đề chưa rõ ràng
của hợp đồng, nếu pháp luật thực định cũng
không có giải pháp cho vấn đề đó.
Định nghĩa về tập quán trong BLDS
2015 (Điều 5 khoản 1) nêu ra ba đặc điểm
chính yếu của tập quán, đó là có nội dung
rõ ràng đủ để xác định quyền và nghĩa vụ
của chủ thể, được hình thành và lặp đi lặp
lại nhiều lần trong thời gian dài và được mọi
người cùng thừa nhận như là những quy tắc
ràng buộc. Hai điều kiện để áp dụng tập quán
(Điều 5 khoản 2) là: (1) thiếu vắng giải pháp
cho vấn đề pháp lý từ các nguồn gốc nghĩa
vụ có tính ưu tiên cao hơn là sự thỏa thuận và
quy định pháp luật; (2) tập quán không trái
với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân
sự. Có lẽ chính vì yếu tố (2) nên nhà làm luật
Việt Nam đã không xếp quy định áp dụng tập
quán vào những nguyên tắc cơ bản của Bộ
luật hay của pháp luật dân sự nói chung.
Quy định chung về áp dụng tập quán
tuy đã được công nhận từ lâu nhưng vấn đề
chính yếu của nguyên tắc này là cụ thể hóa
nó. Sự áp dụng tập quán có đặc điểm khác
biệt đặc thù với các áp dụng các nguồn pháp
43 Ngô Huy Cương, Giáo trình Luật hợp đồng (phần chung), tr. 159.
Lê Nguyễn Gia Thiện và Lê Nguyễn Gia Phúc, Những nguyên tắc cơ bản của các BLDS trên thế giới và kinh nghiệm
cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 13, Tháng 7 2014
44 Vụ Hợp tác Quốc tế, Tòa án nhân dân tối cao, “Tập quán pháp - thực trạng ở Việt Nam và một số đề xuất nhằm nâng
cao hiệu quả áp dụng tập quán pháp ở Việt Nam”, 2013, tr. 57.
45 Vụ Hợp tác Quốc tế, Tòa án nhân dân tối cao, tr. 41.
luật khác như luật và án lệ, bởi lẽ nó không
“thành văn” cả về nghĩa pháp lý và nghĩa
thông dụng. Tập quán có khi không được
ghi nhận trong một văn bản nào cả mà chỉ
là một quy tắc được nhiều người ngầm định
tuân thủ. Trong một tranh chấp cần viện đến
tập quán tất yếu sẽ xuất hiện vấn đề chứng
minh tập quán. Như vậy cần có những quy
định chi tiết để hướng dẫn các tòa án trong
việc đánh giá tính xác thực của những quy
phạm được các bên viện dẫn xem chúng có
đáp ứng đủ điều kiện của một tập quán hay
không, bên nào có nghĩa vụ chứng minh tập
quán, v.v..
Trong thực tế, đôi khi có những tập
quán mà các bên viện dẫn trái ngược nhau.
Khi không có những khảo cứu đầy đủ về tập
quán thì việc áp dụng và chứng minh tập
quán gặp nhiều khó khăn. Các tòa án ở Việt
Nam còn gặp nhiều vướng mắc và chưa có
sự thống nhất cao trong việc công nhận và áp
dụng tập quán44. Điều này đòi hỏi chúng ta
cần sớm ban hành danh mục tập quán. Trong
thời kỳ Pháp thuộc, Hội đồng khảo sát tục -
lệ đã sưu tầm và giải đáp trên 300 vấn đề về
tập quán, làm cơ sở cho các tòa án thời đó
áp dụng tập quán khi xét xử nếu không có
quy định của pháp luật45. Hiện nay chúng ta
mới chỉ có kế hoạch xây dựng danh mục tập
quán trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
theo Nghị định số 32/2002/NĐ-CP. Cần mở
rộng phạm vi khảo cứu để có thể áp dụng tập
quán rộng rãi hơn nữa trong các tranh chấp,
bù đắp cho những thiếu hụt trong pháp luật
thành văn■
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
55Số 2+3(378+379) T1/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khai_niem_hop_dong_va_nhung_nguyen_tac_co_ban_cua_he_thong_p.pdf