Về chức năng của Chính phủ kiến
tạo phát triển:
• Cần giảm bớt sự quản lý và kiểm
soát đối với xã hội, cắt giảm bớt thủ tục
hành chính và bộ máy hành chính công;
• Cần lựa chọn phương pháp và mức
độ tác động đến nền kinh tế thị trường
một cách thích hợp. Tạo ra được hệ thống
khuyến khích để các nguồn lực của xã hội
được tập trung đầu tư cho các mục tiêu
phát triển. Hệ thống khuyến khích đó có
thể là chi tiêu công, là thuế, là tín dụng, là
thương quyền,.;
• Xây dựng được khuôn khổ thể
chế cần thiết để tạo điều kiện cho công
việc làm ăn của người dân ngày một dễ
dàng hơn. Đó là quyền tự do kinh doanh,
quyền tự do tài sản, quyền tự do khế ước;
sự minh bạch phải được tăng cường; các
hợp đồng phải được tôn trọng và bảo vệ;
các tranh chấp phải được giải quyết nhanh
chóng và hiệu quả;
• Chính phủ cần ưu tiên đầu tư cho
giáo dục và y tế, bởi đây là những nền
tảng quan trọng nhất cho phát triển;
• Tạo ra môi trường cạnh tranh lành
mạnh để tất cả mọi chủ thể trong xã hội
đều có cơ hội vươn lên và là cơ sở để thu
hút được nhân tài.
- Về phương thức hoạt động của
Chính phủ kiến tạo phát triển:
• Mục tiêu chính của chính phủ phải
được xác định ngay từ lúc bắt đầu xây
dựng mô hình. Việc xây dựng rõ ràng mục
tiêu sẽ giúp cho toàn bộ hệ thống bộ máy
của chính phủ hoạt động bám sát theo mục
tiêu. Cũng từ mục tiêu này để đánh giá
hiệu quả của bộ máy chính phủ hiện tại;
• Chính phủ không tham gia vào
công việc kinh doanh, phải dần từ bỏ khái
niệm doanh nghiệp trực thuộc các cơ quan
nhà nước, các công ty trực thuộc Bộ;
• Hoạt động trên cơ sở quan hệ công
– tư hòa hợp. Quan hệ công – tư hữu hảo
có thể được thực hiện qua một số các công
cụ, như bảo hộ mậu dịch, chính sách miễn
giảm thuế, trợ giúp vốn, ;
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái niệm, mô hình nhà nước kiến tạo phát triển và kinh nghiệm đối với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
65Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
1. Khái niệm Nhà nước kiến tạo
phát triển
Theo các nhà nghiên cứu, vào cuối
thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, khi nền
kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, bàn
tay điều tiết kinh tế của cơ chế thị trường
không đảm đương được những gì mà các
nhà kinh tế học luận bàn trước đó. Sự cần
thiết phải có bàn tay điều tiết kinh tế của
nhà nước là yêu cầu khách quan để sửa
chữa những khuyết tật của nền kinh tế thị
trường. Mô hình Nhà nước kiến tạo phát
triển hay Chính phủ kiến tạo phát triển
ra đời trong bối cạnh đó. Thuật ngữ Nhà
nước phát triển hay Chính phủ phát triển
(developmental state - DS) được Chalmens
Johnson đưa ra trong cuốn “MITI và sự
thần kỳ Nhật Bản: Chính sách tăng trưởng
công nghiệp giai đoạn 1925-1975”. Thuật
ngữ này dùng để chỉ mô hình phát triển
mà Nhật Bản đã áp dụng trong thời kỳ
Minh Trị (1925-1975).
Về sau, thuật ngữ này được nhiều nhà
nghiên cứu giải thích thêm như, Rostow:
“Nhà nước kiến tạo phát triển là một nhà
nước có quyền lực và được tổ chức hợp
lý để đạt được các mục tiêu phát triển”.
H. Schimz lại cho rằng: “đây là nhà nước
có năng lực thiết kế và thực thi các mục
tiêu phát triển theo cách thức áp đặt và
chuyên chế nhằm tạo ra sự tăng trưởng
kinh tế”. Vincent Wei-cheng Wang cho
KHÁI NIỆM, MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN
VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Cao Anh Thịnh *
Nguyễn Thị Thu Hằng *
Tóm tắt: Mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển hay Chính phủ kiến tạo phát triển
hiện được vận dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới nhờ những ưu việt của nó như thúc
đẩy dân chủ hóa, duy trì tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà
nước, thúc đẩy kinh tế phát triển và bảo đảm an sinh xã hội. Bài viết làm rõ những
nội dung về Chính phủ kiến tạo phát triển và đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng
Chính phủ kiến tạo trong bối cảnh cải cách hành chính ở nước ta hiện nay.
Từ khóa: Chính phủ phát triển, Nhà nước phát triển, mô hình chính phủ kiến tạo.
Abstract: The model of the Developmental state, or the Governmental development,
is currently applied in many countries around the world thanks to its advantages such
as promoting democratization, maintaining transparency and accountability of state
agencies promoting economic development and ensuring social safety. The article
clarifies the issues of developmental government and propose solutions to build
developmental government to develop in the context of administrative reform in our
country today.
Keywords: Governmental development, developmental state, developmental
government model.
*, ** Trường Đại học Nội vụ.
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội
66Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
rằng: “Nhà nước kiến tạo phát triển phải
là một nhà nước đặt ưu tiên hàng đầu cho
phát triển kinh tế và để đạt được mục tiêu
đó nhà nước phải định hướng, đặt ra quy
tắc, điều phối, phân bổ nguồn lực hợp lý
để can thiệp vào thị trường”[7].
Theo Chương trình phát triển Liên hợp
quốc (UNDP), khái niệm Nhà nước kiến
tạo phát triển là thuật ngữ để phân biệt,
so sánh với các dạng Nhà nước khác như:
Nhà nước tối thiểu (laissez faire state);
Nhà nước tự do cổ điển (classical- liberal
state); Nhà nước tự do mới (neo- liberal
state); Nhà nước điều chỉnh (regulatory
state) và Nhà nước phúc lợi (welfare state)
[5]. Từ khía cạnh động lực phát triển, các
nhà nước kiến tạo phát triển đều áp dụng
các biện pháp, như tạo ra sự ổn định kinh
tế vĩ mô, công nghiệp hóa hướng tới xuất
khẩu, thúc đẩy phúc lợi xã hội, phát triển
kinh tế hạ tầng,... Từ một khía cạnh khác,
UNDP cũng cho rằng Nhà nước kiến tạo
phát triển là Nhà nước theo đuổi các yếu
tố: chủ nghĩa quốc gia về kinh tế, chú
trọng chuyển giao công nghệ nước ngoài,
nền hành chính quan liêu rộng lớn, đề
cao chủ nghĩa doanh nghiệp, ưu tiên tăng
trưởng kinh tế hơn là cải cách chính trị,
nhấn mạnh giáo dục kỹ năng [6].
Theo Loriaux thì “nhà nước kiến tạo
phát triển là sự biểu hiện của một tiêu
chuẩn hoặc khát vọng đạo đức sử dụng
quyền lực nhà nước can thiệp, hướng dẫn
đầu tư theo cách thúc đẩy tầm nhìn liên
kết nhất định nền kinh tế quốc gia”[2].
Ở Việt Nam, trong lời phát biểu khi
nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
xác định “Chính phủ kiến tạo phát triển,
liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ
nhân dân” là mục tiêu xây dựng Chính phủ
trong nhiệm kỳ của mình. Thủ tướng nhấn
mạnh Chính phủ kiến tạo là “Chính phủ
phải làm tốt công tác quản lý nhà nước; sử
dụng tốt các công cụ kiến tạo phát triển,
như hoàn thiện thể chế, chính sách pháp
luật, bảo vệ môi trường, phục vụ tốt nhất
nhu cầu của người dân và doanh nghiệp”.
2. Quan hệ giữa khái niệm Nhà
nước kiến tạo phát triển và Chính phủ
kiến tạo phát triển
Lịch sử nhà nước đã chứng minh, tất
cả các quốc gia trên thế giới trong quá
trình phát triển của mình luôn tìm kiếm,
thay đổi mô hình tổ chức nhà nước, cải
cách tổ chức bộ máy của mình, thực chất
chính là nhằm đi tìm bộ máy hoàn thiện
nhất. Thực tiễn cho thấy, khi Chính phủ
yếu kém trong quản lý sẽ dẫn đến hậu quả
tất yếu của khủng hoảng kinh tế, chính
trị, xã hội, còn nếu như đất nước có một
chính phủ mạnh, quản trị tốt sẽ dẫn dắt
đất nước đến sự phồn vinh. Chính vì vậy,
khái niệm phổ biến trên thế giới là “Nhà
nước kiến tạo phát triển”, trong đó có bao
hàm Chính phủ, chứ không hẳn chính phủ
kiến tạo phát triển trong một Nhà nước.
Nếu tách rời bối cảnh thì
“developmental state” chỉ là “Nhà nước
phát triển”, không có từ “kiến tạo”. Tuy
nhiên, khi đặt trong bối cảnh mô hình
phát triển của các quốc gia Đông Á trong
những thập kỷ sau của thế kỷ XX thì việc
chuyển ngữ “developmental state” thành
“Nhà nước kiến tạo phát triển” như ở
Việt Nam là hợp lý và cần thiết[3] (Đặc
trưng cơ bản của các nhà nước này là nhà
nước đóng vai trò kiến tạo phát triển kinh
tế của đất nước thông qua việc nhà nước
phải tạo ra được hệ thống khuyến khích
để các nguồn lực của xã hội được tập
trung đầu tư cho các mục tiêu phát triển.
Ngoài ra, Nhà nước còn cần phát huy thế
mạnh của mình trong việc điều chỉnh, tạo
ra khuôn khổ thể chế và mọi điều kiện cần
thiết khác để từng người dân có thể dễ
dàng làm ăn và mưu cầu hạnh phúc...).
Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
67Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
Theo cách hiểu như trên thì nội dung
khái niệm “Chính phủ kiến tạo phát
triển” cũng không hoàn toàn mới mẻ, mà
chỉ là cách dùng từ ngữ trong bối cảnh
mới. Năm 1946, Quốc hội đầu tiên của
nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã bầu
ra Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh
làm Chủ tịch. Đây là Chính phủ “kháng
chiến và kiến quốc”, trong đó, khái niệm
“kiến quốc” là rất rộng lớn; từ “kiến tạo”
chúng ta nói đến bây giờ cũng có ý nghĩa
của “kiến quốc” trong điều kiện lịch sử
hiện đại.
Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng
khái niệm “Nhà nước kiến tạo phát triển”
hay “Chính phủ kiến tạo phát triển” đều
có hàm ý xây dựng một hệ thống quản
trị quốc gia với bộ máy trong sạch và
đội ngũ cán bộ cần kiệm, liêm chính, chí
công, vô tư, một chính phủ được tổ chức
và hoạt động trên tinh thần xây dựng,
tạo ra môi trường cho mọi chủ thể có cơ
hội tìm kiếm và thực hiện mưu cầu hạnh
phúc. “Chính phủ kiến tạo phát triển”
theo cách gọi của Việt Nam được dùng
ở nghĩa rộng cho cả bộ máy nhà nước,
trong đó chính phủ ở nghĩa hẹp nhất, bao
gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng - thành
viên của Chính phủ, phải là một bộ máy
công chức trung thành, chuyên nghiệp
và tinh hoa. Đây chính là yếu tố đoàn
kết của tầng lớp tinh hoa đặt ra ưu tiên
tuyệt đối và vững chắc cho tăng trưởng
kinh tế[1].
3. Một số mô hình Nhà nước kiến
tạo điển hình trên thế giới
3.1. Mô hình của các nước DS Đông Á
Trong những năm khan hiếm vốn
sau Thế chiến II, Nhà nước Nhật Bản
hoạt động trong vai trò thay thế cho thị
trường thiếu vốn, đồng thời, cũng giúp
để “kích thích” các quyết định đầu tư cho
phát triển và đổi mới. Các tổ chức nhà
nước, từ hệ thống tiết kiệm bưu chính
đến Ngân hàng Phát triển, rất quan trọng
trong việc tạo ra vốn đầu tư cần thiết cho
công nghiệp. Sự sẵn sàng của các tổ chức
tài chính nhà nước để tăng tỷ lệ nợ công
nghiệp/vốn chủ sở hữu ở các cấp chưa
từng có ở phương Tây là một thành tố
quan trọng trong việc mở rộng các ngành
công nghiệp mới. Do đó, nhà nước kiến
tạo phát triển xuất hiện, là kết quả của
thời kỳ hậu chiến tranh theo một cách tiếp
cận hoạch định chính sách được củng cố
trong một khoảng thời gian dài.
Các quan chức Nhật bản có một số
lợi thế trong việc xây dựng lại nền công
nghiệp, đó là: Thứ nhất, ý tưởng về một
Chính phủ điều hành quyền lực có quyền
hợp pháp nhưng không giống như nền
kinh tế Anh – Mỹ. Hơn nữa, các quan chức
không chỉ được tin tưởng mà họ có quyền
lực thật sự. Bản chất của hệ thống chính
trị Nhật Bản, trong đó tầng lớp chính trị
truyền thống vẫn được biết đến, hoạt động
không hiệu quả và thường quá chú trọng
vào việc gây quỹ để bầu cử. Nhưng, họ
vẫn là những người nắm trong tay quyền
điều hành nền kinh tế. Khi Chính phủ
kiến tạo phát triển ở đỉnh cao quyền lực,
các công chức có thể khai thác các loại
“quyền tự trị được giao sẵn” (embedded
autonomy), đây được coi là điều rất quan
trọng để thực thi chính sách hiệu quả.
Việc kết nối chặt chẽ giữa các nhóm kinh
doanh Keiretsu quyền lực cho phép các
chính sách công nghiệp được phối hợp
thông qua một Amakudari – mạng lưới
của các cựu công chức, những người đã
nghỉ việc và trở thành thành viên hội đồng
quản trị các công ty hàng đầu Nhật Bản.
Nhìn chung, điểm riêng biệt của mô hình
chính phủ kiến tạo phát triển Nhật Bản là
thiết lập mối quan hệ giữa kinh doanh và
chính phủ.
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội
68Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
Sự tập trung của nhà nước đối với việc
cung cấp nguồn vốn mới cũng cho phép
họ thực hiện “hợp lý hóa công nghiệp”
(industrial rationalization) và “chính sách
cấu trúc công nghiệp” (industrial structure
policy). Bộ Công thương - MITI, với vai
trò phê duyệt khoản vay đầu tư từ Ngân
hàng Phát triển Nhật Bản, là cơ quan có
thẩm quyền về phân bổ ngoại tệ cho các
mục tiêu công nghiệp và cấp giấy phép
nhập khẩu công nghệ nước ngoài, có
quyền miễn thuế; thể hiện như là “tập
đoàn tư vấn hành chính” điều chỉnh sự
cạnh tranh trong một ngành công nghiệp.
MITI là một ví dụ tốt nhất về chính quyền
điều hành nhưng giao quyền tự trị.
3.2. Mô hình của Hoa Kỳ
Từ những năm 1830 cho đến tận Thế
chiến II, Mỹ là nước có chính sách bảo
hộ mậu dịch mạnh mẽ nhất. Dù sự bảo
hộ mạnh mẽ này không thể hiện sự chủ
động định hướng rõ rệt như các nước DS,
nhưng vẫn ẩn chứa các đặc điểm của DS
theo cách đặc biệt. Đặc điểm nổi bật của
mô hình chính phủ kiến tạo của Mỹ nằm
ở sự chủ động tạo lập mạng lưới giữa các
chuyên gia trong và ngoài nước để áp
dụng các thành tựu khoa học, công nghệ
mới vào nền kinh tế một cách nhanh nhất
và có lợi nhất. Đó chính là “Nhà nước
mạng lưới phát triển” Developmental
Network State (DNS). Nhờ vận dụng mô
hình phát triển này, rất nhiều ngành công
nghiệp của Mỹ có được các lợi thế cạnh
tranh do chính các định hướng, các đơn
đặt hàng và đầu tư của nhà nước. Mục
tiêu trọng tâm của chính phủ kiến tạo
phát triển của Mỹ theo mô hình DNS là
giúp các doanh nghiệp phát triển, đổi mới
sản phẩm và quy trình sản xuất, như các
ứng dụng phần mềm, các loại dược phẩm
công nghệ sinh học, các dụng cụ y tế mới.
DNS không có người đi đầu hướng tới thị
trường quốc tế mà các doanh nghiệp có
thể làm theo. Bản thân các doanh nghiệp
đã có động lực, nhu cầu mạnh mẽ để đổi
mới. Do đó, việc bổ sung các khoản trợ
cấp hay ưu đãi của Chính phủ gần như
sẽ không có bất kỳ tác động nào. Thay
vì tập trung vào việc ưu đãi cho doanh
nghiệp như chính phủ hành chính phát
triển (Developmental Bureaucratic State
– DBS), DNS tham gia trực tiếp hơn vào
quá trình phát triển và đổi mới của doanh
nghiệp. Các công chức - những cán bộ
trong khu vực công liên quan trực tiếp
với các doanh nghiệp, sẽ xác định và hỗ
trợ để tìm ra con đường đổi mới triển
vọng nhất.
Hoạt động của DNS được chia thành
bốn chức năng: xác định nguồn lực
mục tiêu (targeted resourcing), mở cửa
(opening windows), môi giới (brokering),
và tạo điều kiện (facilitation).
4. Kinh nghiệm đối với Việt Nam
Mô hình chính phủ kiến tạo phát
triển là thuật ngữ được Chính phủ Việt
Nam luận bàn khá nhiều trong thời gian
gần đây. Hiểu được sự ra đời và bản chất
của mô hình chính phủ này cũng như
các mô hình chính phủ kiến tạo đã được
áp dụng trên thế giới để Chính phủ Việt
Nam có cái nhìn đúng đắn và lựa chọn
mô hình Chính phủ kiến tạo phát triển
phù hợp với điều kiện thực tế của mình.
Để áp dụng thành công mô hình Chính
phủ kiến tạo phát triển thì Chính phủ
Việt Nam cần phải quan tâm tới 3 vấn
đề chính như sau: cải cách bộ máy; chức
năng của Chính phủ; phương thức hoạt
động.[7]
- Về cải cách tổ chức bộ máy:
• Phải xây dựng được đội ngũ chức
nghiệp ưu tú, tinh gọn và trong sạch hơn
nữa; phải độc lập, tự chủ;
• Cần có sự gắn kết trong nội bộ
Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
69Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
bộ máy nhà nước, gắn kết giữa đội ngũ
chức nghiệp với giới đầu tư, giới kỹ thuật;
chính sách công nghiệp; giữa chính sách
hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ từ phía nhà
nước cần có sự gắn kết giữa người hỗ trợ
và người được hỗ trợ;
• Tăng cường kỷ cương, phép nước,
chấn chỉnh tình trạng thực thi pháp luật,
kỷ cương, phép nước không nghiêm, đặc
biệt là trong khu vực hành chính công;
• Xây dựng nền hành chính chuyên
nghiệp, hiệu quả dựa trên chế độ tuyển
dụng nhân tài. Chính phủ kiến tạo phát
triển xây dựng một bộ máy công vụ theo
hướng rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm;
• Nâng cao tinh thần trách nhiệm
của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn
vị, cán bộ, công chức.
- Về chức năng của Chính phủ kiến
tạo phát triển:
• Cần giảm bớt sự quản lý và kiểm
soát đối với xã hội, cắt giảm bớt thủ tục
hành chính và bộ máy hành chính công;
• Cần lựa chọn phương pháp và mức
độ tác động đến nền kinh tế thị trường
một cách thích hợp. Tạo ra được hệ thống
khuyến khích để các nguồn lực của xã hội
được tập trung đầu tư cho các mục tiêu
phát triển. Hệ thống khuyến khích đó có
thể là chi tiêu công, là thuế, là tín dụng, là
thương quyền,...;
• Xây dựng được khuôn khổ thể
chế cần thiết để tạo điều kiện cho công
việc làm ăn của người dân ngày một dễ
dàng hơn. Đó là quyền tự do kinh doanh,
quyền tự do tài sản, quyền tự do khế ước;
sự minh bạch phải được tăng cường; các
hợp đồng phải được tôn trọng và bảo vệ;
các tranh chấp phải được giải quyết nhanh
chóng và hiệu quả;
• Chính phủ cần ưu tiên đầu tư cho
giáo dục và y tế, bởi đây là những nền
tảng quan trọng nhất cho phát triển;
• Tạo ra môi trường cạnh tranh lành
mạnh để tất cả mọi chủ thể trong xã hội
đều có cơ hội vươn lên và là cơ sở để thu
hút được nhân tài.
- Về phương thức hoạt động của
Chính phủ kiến tạo phát triển:
• Mục tiêu chính của chính phủ phải
được xác định ngay từ lúc bắt đầu xây
dựng mô hình. Việc xây dựng rõ ràng mục
tiêu sẽ giúp cho toàn bộ hệ thống bộ máy
của chính phủ hoạt động bám sát theo mục
tiêu. Cũng từ mục tiêu này để đánh giá
hiệu quả của bộ máy chính phủ hiện tại;
• Chính phủ không tham gia vào
công việc kinh doanh, phải dần từ bỏ khái
niệm doanh nghiệp trực thuộc các cơ quan
nhà nước, các công ty trực thuộc Bộ;
• Hoạt động trên cơ sở quan hệ công
– tư hòa hợp. Quan hệ công – tư hữu hảo
có thể được thực hiện qua một số các công
cụ, như bảo hộ mậu dịch, chính sách miễn
giảm thuế, trợ giúp vốn,;
• Chính phủ hướng vào khách hàng,
thị trường, thúc đẩy sự thay đổi thông qua
thị trường. Khi thực hiện mọi hoạt động
của mình, các cơ quan hành chính nhà
nước phải xác định được khách hàng của
mình, đó là: các cá nhân, tổ chức trong xã
hội đều là đối tượng quản lý, đối tượng
phục vụ của hành chính;
• Chính phủ kiến tạo phát triển phải
khắc phục được sự bất bình đẳng, tạo
dựng sự đồng thuận của xã hội và chia
sẻ rộng rãi các thành quả phát triển. Tầng
lớp lãnh đạo, trong khi nắm giữ quyền lực
tập trung, thể hiện một cam kết mạnh mẽ
về xóa đói giảm nghèo và quan tâm đến
việc này từ những giai đoạn đầu của sự
phát triển;
• Tăng cường sự phân quyền, phân
cấp giữa trung ương và địa phương;
• Nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức của chính phủ. Đáp ứng
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội
70Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công
chức cần đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ;
• Chính phủ Việt Nam cần coi trọng
giải quyết vấn đề tham nhũng. Tham
nhũng là vấn nạn, kìm hãm sự phát triển
kinh tế và làm mất lòng tin của nhân dân
với chính quyền;
• Tăng cường sự tham gia của người
dân là một phương cách để làm mô hình
chính phủ kiến tạo phát triển phù hợp với
những đòi hỏi của toàn cầu hóa, khắc phục
những bất cập về một nền hành chính kỹ
trị kiểu tinh hoa./.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Đăng Duy, 2017, Chính phủ kiến tạo và những
điều cần phải cân nhắc, Kỷ yếu Hội thảo Nhà nước kiến tạo phát triển lý luận và thực
tiễn trên Thế giới và ở Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội;
2. Woo - Cumings, 1999, The Developmental State, Cornell University Press.
3. Vũ Công Giao, 2017, Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước kiến
tạo phát triển, Kỷ yếu Hội thảo Nhà nước kiến tạo phát triển lý luận và thực tiễn trên
Thế giới và ở Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội;
4. John K., 2012, China as a Developmental State, CSAE Working Paper
WPS/2012-13, Beijing Forum;
5. UNDP Ethiopia, sách đã dẫn, tr 8.
6. Đào Trí Úc, 2017, Nhà nước kiến tạo - mô hình hiệu quả quản trị quốc gia hiện
đại, Kỷ yếu Hội thảo Nhà nước kiến tạo phát triển lý luận và thực tiễn trên Thế giới
và ở Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Cao Anh Thịnh, Nguyễn Thị Thu Hằng, Từ kinh nghiệm thực tiễn của Trung
Quốc tới mô hình Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính ở Việt Nam, 2019, Kỷ yếu
hội thảo quốc tế Xây dựng chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính trong quá trình
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
Ngày nhận bài: 22/11/2020
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khai_niem_mo_hinh_nha_nuoc_kien_tao_phat_trien_va_kinh_nghie.pdf