Kết luận
Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
luôn quan tâm tới xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức ngành Kiểm sát. Người căn dặn
cán bộ Kiểm sát phải “Công minh, chính
trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.
Nhà nước cũng đã sớm ban hành các quy
định pháp luật về chức danh Kiểm sát viên
Viện kiểm sát nhân dân. Những quy định đó
góp phần vào việc xây dựng đội ngũ Kiểm
sát viên “vững về chính trị, giỏi về nghiệp
vụ, tinh thông về pháp luât, công tâm và bản
lĩnh, kĩ cương và trách nhiệm”. Tuy nhiên,
từ quy định đến thực tiễn thi hành vẫn cho
thấy những khó khăn nhất định. Do đó,
trong thời gian tới cùng với quá trình hoàn
thiện pháp luật về Kiểm sát viên thì việc ban
hành các văn bản hướng dẫn thi hành cũng
là hoạt động có nhiều ý nghĩa./.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái niệm, tiêu chuẩn kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân - Từ quy định pháp luật đến thực tiễn áp dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62
KHÁI NIỆM, TIÊU CHUẨN KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN...
Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2019
1. Đặt vấn đề
Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định
cụ thể nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân
dân. Để thực hiện nhiệm vụ của mình,
Viện kiểm sát thông qua đội ngũ cán bộ,
công chức mà chủ yếu là đội ngũ Kiểm sát
viên. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân
là một chức danh tư pháp giữ vị trí trung
tâm trong hoạt động của Viện kiểm sát. Tuy
nhiên, quy định pháp luật và thực tiễn thi
hành cho thấy xung quanh khái niệm Kiểm
sát viên; một số tiêu chuẩn Kiểm sát viên
vẫn chưa được nhận thức và áp dụng thống
nhất cần có giải pháp nhằm hoàn thiện quy
định pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm
sát nhân dân.
2. Khái niệm “Kiểm sát viên”
Kiểm sát viên - một chức danh tư pháp
quan trọng trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Tuy nhiên, khi bàn về khái niệm này vẫn
còn nhiều quan điểm khác nhau:
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam do
Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa phát hành
năm 2002, định nghĩa Kiểm sát viên là “cán
bộ của cơ quan kiểm sát được bổ nhiệm
theo quy định của pháp luật, có thẩm quyền
và nghĩa vụ luật định thực hiện chức năng
kiểm tra, giám sát việc chấp hành triệt để
và nghiêm minh pháp luật của cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội và công dân, đảm bảo
pháp chế”1.
Theo định nghĩa trên có thể thấy Kiểm
sát viên được xác định là cán bộ của cơ quan
kiểm sát - những công chức công tác trong
cơ quan của ngành Kiểm sát chứ không
phải là cán bộ theo quy định của Luật cán
bộ công chức. Công chức công tác trong cơ
quan Kiểm sát chỉ trở thành và giữ chức
danh Kiểm sát viên khi được bổ nhiệm
theo đúng trình tự luật định. Đồng thời Từ
điển Bách khoa Việt Nam cũng cho rằng
Kiểm sát viên có chức năng kiểm tra, giám
1 Xem, Từ điển Bách khoa Việt Nam 2 (2000), Nxb
Từ điển Bách khoa, Hà Nội, trang 563.
KHÁI NIỆM, TIÊU CHUẨN KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN -
TỪ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG
DƯƠNG ĐÌNH CÔNG*
* Thạc sĩ, Khoa Pháp luật quốc tế, Trường Đại học
Kiểm sát Hà Nội
Trên cơ sở quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân về khái niệm
và một số tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên và thực tiễn áp dụng, bài viết
chỉ ra một số bất cập và nhận thức chưa thống nhất trong áp dụng pháp luật,
từ đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về
Kiểm sát viên.
Từ khóa: Kiểm sát viên, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp, tiêu chuẩn, thời gian công tác pháp luật.
Based on regulations of Law on Organization of People’s Procuracies on
definition, criteria for appointment of Procurators and applied practice, the
paper sheds light on several inadequacies and inconsistent perceptions in
legal application. Hence, some recomendations and suggestions to perfect
legal provisions on Prosecutors are pointed out.
Keywords: Prosecutors, exercising the power to prosecute, supervising
judicial activities, criteria, legal working time.
63Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2019
DƯƠNG ĐÌNH CÔNG
sát việc chấp hành pháp luật của cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội và công dân một
cách triệt để, nghiêm minh, đảm bảo pháp
luật được chấp hành thống nhất. Việc thực
hiện chức năng của Kiểm sát viên hướng
đến mục đích đảm bảo quy định pháp luật
do Nhà nước ban hành phải được tuân thủ
triệt để, nghiêm minh và đảm bảo pháp chế.
Như vậy, trong định nghĩa này chủ yếu đề
cập đến chức năng kiểm sát việc chấp hành
pháp luật mà không đề cập đến chức năng
công tố của Kiểm sát viên.
Theo Từ điển Luật học của Bộ Tư pháp
do Nhà xuất bản Tư pháp phát hành năm
2006, định nghĩa Kiểm sát viên là người
“được bổ nhiệm theo quy định của pháp
luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công
tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”2. Theo
định nghĩa này đã có sự khái quát cao hơn
về chức danh Kiểm sát viên. Tất cả những
người được bổ nhiệm theo đúng quy định
pháp luật và thực hiện nhiệm vụ thực hành
quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư
pháp đều được gọi là Kiểm sát viên.
Thuật ngữ “Kiểm sát viên” đôi khi còn
được sử dụng với tên gọi khác là “Công tố
viên” hay “Ủy viên Công tố”. Ở các quốc
gia không theo truyền thống pháp luật
Xã hội chủ nghĩa trước đây đều sử dụng
thuật ngữ “Công tố viên” (tiếng Anh là
Prosecutor) để chỉ những con người làm
việc trong cơ quan Viện Công tố với hoạt
động chủ yếu là buộc tội những người
thực hiện hành vi phạm tội theo luật hình
sự quốc gia. Ở Hoa Kỳ và một số tiểu
bang, thuật ngữ “Prosecutor” còn có tên
gọi khác là “attorney” dùng để chỉ một
viên chức công quyền trong một địa hạt
tư pháp được chỉ định để tiến hành tố
tụng hình sự (theo đuổi vụ kiện chống lại
2 Xem thêm, Bộ tư pháp, Từ điển Luật học (2006),
NXB Tư pháp, Hà Nội, trang 443.
bị cáo) nhân danh nhà nước và nhân dân3.
Ở Cộng hòa Pháp trong hệ thống Tòa án
tồn tại cơ quan “Công tố viện”. Ở lĩnh vực
dân sự các Công tố viên giữ một nhiệm
vụ quan trọng mặc dù có thể tùy theo tính
chất của vụ việc để xác định Công tố viên
giữ vai trò chính yếu hay là thứ yếu. Trong
lĩnh vực hình sự, Công tố viên giữ vị trí
đặc biệt quan trọng. Từ điển Luật học của
Bộ Tư pháp định nghĩa Công tố viên dùng
để chỉ một “viên chức nhà nước có chức
năng làm nhiệm vụ nhân danh Nhà nước
buộc tội bị cáo trong phiên tòa hình sự”.
Như vậy, từ định nghĩa trên cho thấy khi
sử dụng thuật ngữ “Công tố viên” thường
chủ yếu đề cập đến vai trò công tố của
những viên chức công quyền này.
Trong pháp luật Việt Nam, quy định về
Kiểm sát viên được ghi nhận lần đầu tiên
trong Hiến pháp năm 1959 và Luật Tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân năm 1960. Hiến
pháp năm 1959 và Luật tổ chức Viện kiểm
sát nhân dân năm 1960 quy định Viện kiểm
sát là một hệ thống cơ quan độc lập, có chức
năng giám sát việc tuân thủ pháp luật trong
tất cả các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước
(trừ hoạt động lập pháp của Quốc hội và
hoạt động hành pháp của Chính phủ) và
thực hành quyền công tố. Mô hình này tiếp
tục được ghi nhận trong Hiến pháp năm
1980, năm 1992. Hiến pháp năm 1992 (được
sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã thu hẹp
phạm vi hoạt động của Viện kiểm sát, Viện
kiểm sát thôi không thực hiện chức năng
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
các lĩnh vực hành chính - kinh tế - xã hội,
3 Nguyên bản tiếng Anh: “prosecuting attorney (n):
(Law) law US (in some states) an officer in a judicial
district appointed to conduct criminal prosecutions
on behalf of the state and people” và “A public
officer empowered to pursue cases against criminal
defendants. Also called prosecution, prosecutor,
public prosecutor.” tại trang website: https://www.
thefreedictionary.com/prosecuting+attorney tham
khảo ngày 24/11/2018.
64
KHÁI NIỆM, TIÊU CHUẨN KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN...
Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2019
tập trung thực hiện chức năng thực hành
quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp4. Hiến pháp năm 2013 quy định Viện
kiểm sát nhân dân thực hành quyền công
tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
Trên cơ sở pháp điển hóa Điều 42 và
Điều 44 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân
dân năm 2002; Điều 1 và Điều 4 Pháp lệnh
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm
2002; Điều 44 Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm
sát quân sự năm 2002, Điều 74, Luật Tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định
“Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy
định của pháp luật để thực hiện chức năng thực
hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”.
Từ quan niệm và quy định pháp luật
về Kiểm sát viên trên đây có thể hiểu: Kiểm
sát viên là một chức danh tư pháp được bổ
nhiệm theo quy định pháp luật để thực hiện
chức năng thực hành quyền cống tố, kiểm
sát hoạt động tư pháp.
Từ khái niệm về Kiểm sát viên, cần lưu
ý các nội dung sau:
Thứ nhất, Kiểm sát viên là công chức
ngành Kiểm sát. Trong hệ thống cơ cấu, tổ
chức của ngành Kiểm sát bao gồm cán bộ,
công chức, viên chức và người lao động
khác. Kiểm sát viên là công dân Việt Nam,
được tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch và
được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Kiểm sát viên có thể đồng thời giữ chức vụ
hoặc không giữ chức vụ5. Trong các điều
kiện để được bổ nhiệm giữ chức danh Kiểm
sát viên không quy định về điều kiện công
chức như chức danh Kiểm tra viên nhưng
cần khẳng định rằng để giữ chức danh này
thì bắt buộc người đó phải là công chức
4 Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách
tư pháp, tại website
khoa-hoc/chi-tiet/79/87
5 Xem thêm, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội,
Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB Chính
trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2014, trang 117.
trong Ngành.
Thứ hai, Kiểm sát viên là một chức danh
tư pháp và được sắp xếp theo ngạch. Trong
hệ thống cơ quan tư pháp ở Việt Nam, ở
mỗi cơ quan khác nhau lại có các chức danh
tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan đó6. Kiểm sát viên là một chức danh tư
pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân bên
cạnh Viện trưởng, Phó Viện trưởng; Thủ
trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra và
Điều tra viên Viện kiểm sát nhân dân.
Kiểm sát viên được sắp xếp theo các
ngạch khác nhau, bao gồm: Kiểm sát viên
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm sát
viên cao cấp; Kiểm sát viên trung cấp; Kiểm
sát viên sơ cấp. Ở Viện kiểm sát nhân dân tối
cao có thể được bố trí bốn ngạch Kiểm sát
viên; ở Viện kiểm sát quân sự trung ương
có Viện trưởng là Kiểm sát viên Viện kiểm
sát nhân dân tối cao và có thể được bố trí các
ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ
cấp; các Viện kiểm sát khác có thể được bố
trí các ngạch từ cao cấp trở xuống.
Trước khi ban hành Luật Tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân năm 2014, ngạch Kiểm
sát viên Viện kiểm sát nhân dân ở nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm
có: Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân
tối cao; Kiểm sát viên trung cấp; Kiểm sát
viên sơ cấp. Kiểm sát viên Viện kiểm sát
quân sự các cấp bao gồm Kiểm sát viên Viện
kiểm sát quân sự Trung ương đồng thời là
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên
sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự. Quy định
này cho thấy còn nhiều tồn tại, bất cập trong
quá trình thực hiện. Do đó, quy định của
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm
2014 về ngạch Kiểm sát viên có rất nhiều ý
6 Ví dụ, Người giữ chức danh tư pháp trong Tòa
án nhân dân bao gồm: Chánh án, Phó Chánh án,
Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án.
65Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2019
DƯƠNG ĐÌNH CÔNG
nghĩa7: Một là, phù hợp với tính chất nhiệm
vụ của từng cấp Viện kiểm sát. Theo quy
định của pháp luật về tố tụng hình sự, dân
sự, hành chính hiện hành cũng như thực
tiễn thực hiện nhiệm vụ, Viện kiểm sát cấp
trên luôn phải thực hiện các nhiệm vụ phức
tạp hơn Viện kiểm sát cấp dưới hoặc kiểm
tra, hướng dẫn công việc của Viện kiểm sát
cấp dưới. Vì vậy, việc phân định các ngạch
Kiểm sát viên như trên sẽ bảo đảm phân hóa
đội ngũ Kiểm sát viên về năng lực, trình độ
chuyên môn, có thể bố trí đội ngũ Kiểm sát
viên ở Viện kiểm sát cấp trên có trình độ,
kinh nghiệm cao hơn đội ngũ Kiểm sát viên
ở Viện kiểm sát cấp dưới, vừa bảo đảm thực
hiện nhiệm vụ của Viện kiểm sát cấp mình,
vừa bảo đảm khả năng hướng dẫn nghiệp
vụ cho Viện kiểm sát cấp dưới. Hai là, bảo
đảm cho việc điều động, luân chuyển Kiểm
sát viên giữa các cấp kiểm sát được thông
suốt; tạo cơ sở pháp lý thuận lợi, bảo đảm
tính liên tục trong việc giải quyết án của
Kiểm sát viên ngay từ đầu đến khi kết thúc,
góp phần nâng cao chất lượng giải quyết
các vụ án. Ba là, đáp ứng được yêu cầu xây
dựng, tăng cường, phát triển đội ngũ Kiểm
sát viên ngành Kiểm sát cả về số lượng, chất
lượng, hiệu quả công việc. Cuối cùng, việc
quy định các ngạch Kiểm sát viên nhằm phù
hợp với tổng thể ngạch bậc công chức trong
bộ máy nhà nước.
Thứ ba, Kiểm sát viên là một chức danh
tư pháp được bổ nhiệm có thời hạn theo
quy định của pháp luật. Hay nói cách khác,
người giữ chức danh Kiểm sát viên không
phải là trọn đời mà theo nhiệm kỳ. Nhiệm
kỳ Kiểm sát viên có hai khả năng: trường
hợp thứ nhất, nếu được bổ nhiệm lần đầu
thì thời hạn giữ chức danh này là 05 năm;
bổ nhiệm lần tiếp theo là 10 năm. Trường
7 Xem thêm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Số
914/VKSTC-V8, Bản thuyết minh chi tiết về dự
thảo Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân (sửa
đổi) ngày 7/4/2014.
hợp thứ hai, nếu được bổ nhiệm lần đầu
thì nhiệm kỳ là 05 năm nhưng nếu sau đó
người này thi nâng ngạch thì nhiệm kỳ của
những lần tiếp theo là 10 năm.
Quy định này có ý nghĩa quan trọng
vừa đảm bảo cơ chế kiểm soát đối với tất cả
các Kiểm sát viên; vừa tạo động lực để Kiểm
sát viên phấn đấu, nỗ lực trong công tác và
giải quyết được những vướng mắc thực tiễn
về quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại trong
thời gian qua.
Trong quá trình xây dựng Luật Tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân, ngành Kiểm sát
nhận được nhiều đóng góp về quy định
nhiệm kỳ Kiểm sát viên. Có ý kiến cho
rằng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân
tối cao được bổ nhiệm không thời hạn; các
Kiểm sát viên khác được bổ nhiệm lần đầu
có thời hạn là 05 năm, trường hợp được bổ
nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10
năm. Ý kiến khác lại đề nghị tất cả các Kiểm
sát viên được bổ nhiệm lần đầu đều có thời
hạn là 05 năm, trường hợp được bổ nhiệm
lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm.
Thậm chí, có ý kiến cho rằng Kiểm sát viên
là chức danh tố tụng, gắn với hoạt động
nghề nghiệp nên cần được bổ nhiệm không
thời hạn. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các
chức danh tư pháp nên bổ theo nhiệm kỳ.
Việc xác định nhiệm kỳ phụ thuộc vào nhiều
yếu tố nhưng phải xuất phát từ những cơ sở
khoa học và thực tiễn.
Thứ tư, Kiểm sát viên thực hiện chức
năng thực hành quyền công tố và kiểm sát
hoạt động tư pháp. Thực hành quyền công
tố là một trong những nhiệm vụ quan trọng
nhất của Kiểm sát viên và là chức năng lâu
đời nhất của Viện kiểm sát. Kiểm sát viên
thực hành quyền công tố trong tố tụng hình
sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước
đối với người phạm tội. Nhiệm vụ này được
thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong
suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét
66
KHÁI NIỆM, TIÊU CHUẨN KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN...
Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2019
xử vụ án hình sự.
Cùng với nhiệm vụ thực hành quyền
công tố, Kiểm sát viên có nhiệm vụ kiểm
sát hoạt động tư pháp. Kiểm sát viên kiểm
sát hoạt động tư pháp nhằm kiểm sát tính
hợp pháp của các hành vi, quyết định của
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư
pháp. Nhiệm vụ này được thực hiện ngay
từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt
quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong
việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động; việc thi hành án, việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động
tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo
quy định của pháp luật.
Thứ năm, khi thực hiện chức năng thực
hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động
tư pháp, Kiểm sát viên phải tuân theo các
nguyên tắc tổ chức hoạt động của Viện kiểm
sát: Nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh
đạo trong ngành; Nguyên tắc kết hợp vai trò
lãnh đạo của Viện trưởng với vai trò thảo
luận, quyết định một số vấn đề quan trọng
về tổ chức và hoạt động của Ủy ban kiểm
sát; Nguyên tắc khi thực hành quyền công
tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát
viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo
của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
3. Tiêu chuẩn Kiểm sát viên - quy định
pháp luật và vướng mắc từ thực tiễn thi hành
Như trên đã phân tích, Kiểm sát viên là
một chức danh tư pháp thực hiện chức năng
thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp. Việc thực hiện chức năng
này nhằm mục đích thực hiện có hiệu quả
nhiệm vụ của Viện kiểm sát. Do đó, pháp
luật quy định rất cụ thể các tiêu chuẩn để bổ
nhiệm cho từng ngạch.
Theo quy định của luật Tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân năm 2014, để được bổ
nhiệm Kiểm sát viên bắt buộc ứng viên phải
thỏa mãn các điều kiện về phẩm chất chính
trị, đạo đức, về trình độ, sức khỏe và đã
được đào tạo nghiệp vụ kiểm sát. Tùy từng
ngạch Kiểm sát viên mà yêu cầu tiêu chuẩn
cũng khác nhau. Trong các tiêu chuẩn này
thì tiêu chuẩn về thời gian công tác thực tiễn
và tiêu chuẩn về năng lực có nhiều quan
điểm khác nhau.
Thứ nhất, tiêu chuẩn về thời gian công
tác thực tiễn: theo quy định hiện hành để
được bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp thì thời
gian công tác pháp luật phải từ 04 năm trở
lên. Ở các ngạch Kiểm sát viên tiếp theo thì
bắt buộc người đó phải giữ ngạch ít nhất
được một nhiệm kỳ 05 năm (trừ các trường
hợp đặc biệt được quy định tại khoản 2 các
điều từ Điều 77 đến Điều 80 và Điều 81 Luật
Tổ chức VKSND năm 2014). Tuy nhiên nhận
thức và thực tiễn áp dụng điều kiện này
vẫn chưa thống nhất ở các cấp Viện kiểm
sát. Có địa phương tính thời gian công tác
pháp luật kể từ thời điểm người đó được
tuyển dụng vào ngành; có địa phương tính
từ thời điểm được bổ nhiệm vào một ngạch
công chức sau khi hoàn thành 12 tháng tập
sự8. Do đó thời gian công tác pháp luật cần
được hiểu thống nhất nhằm đảm bảo quyền
lợi cho công chức trong Ngành. Bên cạnh
đó, thời gian công tác thực tiễn có thể vận
dụng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số
01/TTLT/2011/TANDTC-BQP-BNV ngày
20/10/2011 về việc hướng dẫn thi hành một
số quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và
Hội thẩm Tòa án nhân dân; Pháp lệnh sửa
đổi, bổ sung môt số điều của Pháp lệnh
Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân:
“Thời gian làm công tác pháp luật” là thời
gian công tác liên tục kể từ khi được xếp
vào một ngạch công chức theo quy định của
pháp luật, bao gồm: Thư ký Tòa án, Thẩm
tra viên ngành Tòa án; Trinh sát viên trung
cấp trở lên, Cảnh sát viên trung cấp trở lên
của lực lượng Cảnh sát nhân dân, Trinh sát
8 Thông tin được sử dụng thông qua quá trình trao
đổi với học viên các lớp Đào tạo Nghiệp vụ Kiểm sát.
67Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2019
DƯƠNG ĐÌNH CÔNG
viên trung cấp trở lên của lực lượng An ninh
nhân dân và Điều tra viên trong lực lượng
Công an nhân dân; cán bộ điều tra, bảo vệ
an ninh trong Quân đội; Chuyên viên, Chấp
hành viên, Công chứng viên, Thanh tra
viên, cán bộ pháp chế, giảng viên về chuyên
ngành luật; thời gian được bầu hoặc cử làm
Hội thẩm, thời gian làm luật sư cũng được
coi là “thời gian làm công tác pháp luật”.
Thứ hai, về năng lực: các ngạch Kiểm
sát viên sơ, trung và cao cấp đều yêu cầu
người được bổ nhiệm phải có năng lực thực
hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp (tùy từng ngạch mà luật yêu cầu có
thêm năng lực hướng dẫn nghiệp vụ; năng
lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành
quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; năng lực
giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc
thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối
cao). Cần khẳng định rằng thực hành quyền
công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp là năng
lực xuyên suốt, có ý nghĩa quyết định đến
hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
Kiểm sát viên. Tuy nhiên nhận thức và đánh
giá như thế nào về những năng lực này
cũng không đơn giản vì thiếu các cơ sở định
lượng. Thông thường một người thực hiện
tốt các nhiệm vụ của mình và vượt qua kì thi
giữ ngạch thì cơ bản đáp ứng năng lực này.
Trong quá trình triển khai thi hành luật
Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014
về năng lực thực hành quyền công tố, kiểm
sát hoạt động tư pháp được vận dụng chưa
thống nhất. Theo báo cáo thẩm tra của Ủy
ban Tư pháp của Quốc hội, vẫn còn một số
lượng chỉ tiêu Kiểm sát viên được bổ nhiệm
nhưng không trực tiếp thực hiện công tác
thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp điều này ảnh hưởng đến tổng
chỉ tiêu Kiểm sát viên của toàn Ngành9.
9 Xem, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Báo cáo số
1490/BC-UBTP14 ngày 12/9/2018 trang 26.
Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên
nhân trong đó có hoàn cảnh lịch sử cụ thể
khi triển khai luật Tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân năm 2014. Đồng thời cũng không
loại trừ ý kiến mà theo chúng tôi không phải
là không có cơ sở khi xây dựng luật Tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân là “ngoài các công tác
thực hiện chức năng thực hành quyền công tố,
kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên còn
được bổ nhiệm để thực hiện các nhiệm vụ đặc
thù theo sự phân công của Viện trưởng”10.
4. Một số kiến nghị hoàn thiện quy
định pháp luật về Kiểm sát viên
Từ những phân tích trên đây, chúng tôi
cho rằng ngành Kiểm sát nhân dân cần sớm
có công tác tổng kết thực tiễn thi hành Luật
Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014
để có những sửa đổi phù hợp.
Về chế định Kiểm sát viên, theo chúng tôi
có thể sửa đổi theo những định hướng sau:
Một là, Điều 74 quy định “Kiểm sát viên
là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp
luật để thực hiện chức năng thực hành quyền
công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Theo quy
định này cho phép định danh được Kiểm sát
viên là tất cả những người được bổ nhiệm
để thực hiện 2 chức năng của Viện kiểm sát
nhưng lại làm nảy sinh những vướng mắc
trong quá trình triển khai. Trong thời gian
qua, để khắc phục tình trạng Kiểm sát viên
được bổ nhiệm nhưng không trực tiếp thực
hiện chức năng thực hành quyền công tố,
kiểm sát hoạt động tư pháp, ngành Kiểm
sát đã đẩy mạnh công tác biệt phái. Đây có
thể coi là một giải pháp tình thế nhằm giải
quyết bài toán khó giữa quy định pháp luật
và thực tiễn thực hiện. Tuy nhiên về dài hạn,
công tác biệt phái này tỏ ra kém hiệu quả.
Do đó, các nhà lập pháp có thể sửa đổi quy
10 Xem thêm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Số
914/VKSTC-V8, Bản thuyết minh chi tiết về dự
thảo Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân (sửa
đổi) ngày 7/4/2014.
68
KHÁI NIỆM, TIÊU CHUẨN KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN...
Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2019
định trên theo hướng:
Phương án 1: “Điều Kiểm sát viên là
người được bổ nhiệm theo quy định của pháp
luật để thực hiện chức năng thực hành quyền
công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện
các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công
của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.”
Phương án 2: “Điều Kiểm sát viên là
người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định
của Luật này được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ
thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động
tư pháp”.
Như vậy, khi thiết kế theo những
phương án trên, nhiệm vụ của Kiểm sát viên
không chỉ là những hoạt động trực tiếp liên
quan đến thực hành quyền công tố, kiểm sát
hoạt động tư pháp mà còn có thể là những
hoạt động khác góp phần hỗ trợ cho việc
thực hiện chức năng của Viện kiểm sát.
Hai là, về thời gian công tác pháp luật.
Như trên đã đề cập, thời gian công tác pháp
luật được áp dụng không thống nhất giữa
các Viện kiểm sát ở địa phương. Theo chúng
tôi, thời gian công tác pháp luật được tính
từ thời điểm được bổ nhiệm chính thức vào
một ngạch công chức phù hợp với vị trí việc
làm được tuyển dụng. Trong thực tiễn, có
một số công chức được tuyển dụng với vị
trí việc làm không liên quan đến công tác
pháp luật như kế toán, công nghệ thông tin,
sau đó học tập và nhận bằng tốt nghiệp cử
nhân Luật thì thời gian công tác pháp luật
phải tính từ thời điểm có văn bằng và được
xếp chuyển ngạch hoặc thay đổi ngạch công
chức. Cùng với đó, thời gian hành nghề luật
sư, công chứng viên, giảng viên giảng dạy
có trình độ chuyên môn từ cử nhân Luật trở
lên đều được tính vào thời gian công tác
pháp luật.
5. Kết luận
Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
luôn quan tâm tới xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức ngành Kiểm sát. Người căn dặn
cán bộ Kiểm sát phải “Công minh, chính
trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.
Nhà nước cũng đã sớm ban hành các quy
định pháp luật về chức danh Kiểm sát viên
Viện kiểm sát nhân dân. Những quy định đó
góp phần vào việc xây dựng đội ngũ Kiểm
sát viên “vững về chính trị, giỏi về nghiệp
vụ, tinh thông về pháp luât, công tâm và bản
lĩnh, kĩ cương và trách nhiệm”. Tuy nhiên,
từ quy định đến thực tiễn thi hành vẫn cho
thấy những khó khăn nhất định. Do đó,
trong thời gian tới cùng với quá trình hoàn
thiện pháp luật về Kiểm sát viên thì việc ban
hành các văn bản hướng dẫn thi hành cũng
là hoạt động có nhiều ý nghĩa./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tư pháp, Từ điển Luật học (2006), NXB Tư
pháp, Hà Nội,
2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 2014.
3. Thông tư liên tịch số 01/TTLT/2011/ TANDTC-
BQP-BNV ngày 20/10/2011 về việc hưỡng dẫn
thi hành một số quy định của pháp lệnh thẩm
phán và hội thẩm tòa án nhân dân; Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung môt số điều của Pháp lệnh
thẩm phán và hội thẩm tòa án nhân dân
4. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình
Luật hành chính Việt Nam, NXB Chính trị
quốc gia sự thật, Hà Nội, 2014.
5. Từ điển Bách khoa Việt Nam 2 (2000), Nxb Từ
điển Bách khoa, Hà Nội.
6. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Báo cáo số 1490/
BC-UBTP14 ngày 12/9/2018.
7. Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải
cách tư pháp, tại website
thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/87.
8. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Số 914/VK-
STC-V8, Bản thuyết minh chi tiết về dự thảo
Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi)
ngày 7/4/2014.
9. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Số 914/VK-
STC-V8, Bản thuyết minh chi tiết về dự thảo
Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi)
ngày 7/4/2014.
10. https://www.thefreedictionary.com/prosecut-
ing+attorney tham khảo ngày 24/11/2018.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khai_niem_tieu_chuan_kiem_sat_vien_vien_kiem_sat_nhan_dan_tu.pdf