Pháp luật Nhật Bản khác với pháp luật
Việt Nam ở chỗ quy định về nhãn hiệu bảo
vệ (NHBV) như là một công cụ để bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng. Theo đó chủ sở hữu một
nhãn hiệu có thể đăng ký các NHBV giống
hệt với nhãn hiệu đã đăng ký của mình khi
nhãn hiệu đã đăng ký trở nên nổi tiếng đối
với người tiêu dùng và vì thế người khác
không thể sử dụng nhãn tương tự cho các
hàng hóa, dịch vụ không cùng loại và qua đó
gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nhãn
hiệu đã đăng ký20.
Những so sánh trên đây cho thấy, quy
định của pháp luật hiện hành của Việt Nam về
nhãn hiệu đang có sự tương thích và mức độ
ưu việt khá cao so với pháp luật của Hoa Kỳ
và Nhật Bản, đặc biệt là về phạm vi các dấu
hiệu có thể sử dụng làm nhãn hiệu và về các
loại nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ. Vấn
đề còn nằm ở chỗ trình độ phát triển của nền
kinh tế chưa cho phép hoạt động thực tiễn về
vấn đề này diễn ra ở mức độ phong phú tương
ứng. Vì vậy, trong tương lai Việt Nam cần chú
trọng tới công tác cụ thể hoá và bảo đảm thực
thi các quy định của pháp luật trong lĩnh vực
này để hệ thống pháp luật về nhãn hiệu nói
chung và các loại nhãn hiệu được pháp luật
bảo hộ nói riêng thực sự phát huy tác dụng,
đáp ứng được yêu cầu của cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0 ở Việt Nam
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái niệm và các loại nhãn hiệu trong quy định của pháp luật Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Trong nền kinh tế toàn cầu, nhãn hiệu của các doanh nghiệp không
những được coi là tài sản quý giá của doanh nghiệp mà còn là công
cụ để các nền kinh tế xâm nhập một cách hiệu quả hơn vào thị
trường các quốc gia khác. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang
diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới sẽ làm cho năng suất và hiệu quả
kinh tế ngày càng tăng, kéo theo đó là xu hướng hình thành ngày
càng nhiều các loại nhãn hiệu đa dạng và có giá trị cao. Việc tìm
hiểu và so sánh quy định của pháp luật Hoa Kỳ và Nhật Bản và Việt
Nam về các loại nhãn hiệu sẽ không chỉ giúp hiểu biết sâu sắc hơn
về pháp luật của các nước về vấn đề này mà còn giúp đánh giá sự
tương thích của pháp luật Việt Nam với các quốc gia hiện đang dẫn
đầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Vũ Thị Phương Lan*
* TS. Trường Đại học Luật Hà Nội.
Abstract
In the global economy, the corporate branding is not only
understood as a valuable corporate asset, but also a tool for the
economies to more effectively penetrate into the other markets of
the world. The Industrial Revolution 4.0 is taking place in several
parts of the world, increasing the productivity and efficiency of
the world economy, leading to the emergence of more and more
diversal and highly valuable brands. It is requested to understand
and make comparison of the laws of the United States of America,
Japan and Vietnam on trademarks will not only provide a in-depth
understandings of the laws of the concerned countries but also
help us to assess the similarity of the law of Vietnam with these
countries currently leading the Industrial Revolution 4.0
Thông tin bài viết:
Từ khóa: nhãn hiệu, phân loại nhãn
hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu
dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu
chứng nhận, nhãn hiệu liên kết, bảo hộ
nhãn hiệu Hoa Kỳ, bảo hộ nhãn hiệu
Nhật Bản.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 30/03/2018
Biên tập : 11/04/2018
Duyệt bài : 18/04/2018
Article Infomation:
Keywords: brands; brand
classification; good brands; service
brands; collective brands; certified
brands; associated brands; brand
protection in the United States of
America; brand protection in Japan
Article History:
Received : 30 Mar. 2018
Edited : 11 Apr. 2018
Approved : 11 Apr. 2018
KHÁI NIỆM VÀ CÁC LOẠI NHÃN HIỆU TRONG QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT HOA KỲ, NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM
1. Quy định của pháp luật Hoa Kỳ, Nhật
Bản và Việt Nam về khái niệm nhãn hiệu
1.1 Quy định của pháp luật Hoa Kỳ
Các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu
của Hoa Kỳ được điều chỉnh bởi Đạo luật
Lanham (Lanham Act) Luật về Nhãn hiệu
ban hành năm 1946 và được sửa đổi nhiều
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
55Số 16(368) T8/2018
lần trong quá trình áp dụng (lần sửa đổi gần
đây nhất là ngày 7/10/2016)1. Trong Luật
này có hai quy phạm liên quan đến định
nghĩa về nhãn hiệu có phần nào đó khác
nhau. Phần định nghĩa Luật này quy định:
“Thuật ngữ nhãn hiệu bao gồm bất kỳ từ, tên
gọi, biểu tượng, hay hình vẽ, hoặc sự kết hợp
giữa chúng mà - (1) được sử dụng bởi một
người, hoặc (2) được một người có ý định
chân thành là sử dụng nó trong thương mại
và xin đăng ký theo quy định tại luật này -
để xác định và phân biệt hàng hóa của người
đó, bao gồm cả các hàng hóa đặc chủng, với
những hàng hóa cùng loại được sản xuất
hoặc được bán bởi những người khác và để
chỉ rõ nguồn gốc của hàng hóa thậm chí khi
mà không xác định được nguồn gốc đó”.
Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ,
các yếu tố được công nhận trong khái niệm
nhãn hiệu chỉ bao gồm những yếu tố truyền
thống như tên gọi, biểu tượng, hình vẽ hay sự
kết hợp giữa chúng mà thôi. Các yếu tố mới
không mang tính chất truyền thống nhưng
vẫn có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ
cùng loại của các doanh nghiệp khác nhau
như âm thanh, hay mùi, dường như chưa
được bao trùm trong định nghĩa này. Tuy
nhiên, do nhu cầu phát triển mạnh mẽ và đa
dạng của nền kinh tế, Hoa Kỳ là một trong
những nước đầu tiên trên thế giới công nhận
và cho đăng ký các nhãn hiệu chứa đựng các
yếu tố mới này. Thực tiễn này diễn ra là nhờ
việc giải thích một điều khoản có tính mở
trong Điều 2 Luật Nhãn hiệu năm 1946 của
Hoa Kỳ. Điều luật này quy định: “Không có
nhãn hiệu nào có khả năng phân biệt hàng
hóa của người nộp đơn với những hàng hóa
của những người khác lại bị từ chối đăng ký
vào sổ đăng ký”. Theo tinh thần của điều
khoản này, bất kỳ dấu hiệu nào, không phân
biệt định hình hay không định hình nếu có
khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của
1 Xem Cục Sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ, https://www.uspto.gov/sites/default/files/documents/trademark_rules_stat-
utes_2017-7-21.pdf (truy cập ngày 29/ /3/2018).
2 Khoản 1 Điều 2, Luật Nhãn hiệu năm 1959 (2015) của Nhật Bản; Giới thiệu pháp luật Nhãn hiệu hàng hóa, Cục SHCN
Nhật Bản - TT SHCN Châu Á - Thái Bình dương (JIII) 2000, tr 14.
các doanh nghiệp thì đều có thể được coi là
nhãn hiệu, miễn là nó có khả năng phân biệt
hàng hóa của người này với hàng hóa cùng
loại của người khác.
1.2 Quy định của pháp luật Nhật Bản
Pháp luật hiện hành của Nhật Bản
về nhãn hiệu là Đạo luật về Nhãn hiệu
(Trademark Act) ban hành năm 1959 và
được sửa đổi lần gần đây nhất năm 2015.
Pháp luật Nhật Bản về nhãn hiệu có thiên
hướng nghiêng về phía truyền thống. Khác
với quy định mở của pháp luật Hoa Kỳ, pháp
luật Nhật Bản quy định nhãn hiệu là các chữ
cái, con số, dấu hiệu, hình họa ba chiều hay
sự kết hợp giữa chúng có thể có màu sắc,
thỏa mãn một trong hai điều kiện sau: thứ
nhất, đối với nhãn hiệu gắn lên hàng hóa, nó
phải được sử dụng đối với hàng hóa mà một
người sản xuất, xác nhận hay đem vào lưu
thông; hoặc thứ hai, đối với nhãn hiệu dịch
vụ, nó được sử dụng đối với dịch vụ mà một
người cung cấp hay xác nhận trong quá trình
thương mại. Và theo quy định này, đến nay
pháp luật Nhật Bản cũng như Cục Sở hữu
công nghệ Nhật Bản vẫn chưa công nhận
cho đăng ký nhãn hiệu âm thanh và mùi2.
1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam
Hiện nay, các vấn đề liên quan đến
đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam
được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005 (Luật SHTT 2005 - sửa đổi năm 2009)
và các văn bản hướng dẫn như Nghị định số
122/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp
và một số văn bản khác.
Điều 4 khoản 16 Luật SHTT 2005 quy
định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân
biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá
nhân khác nhau”. Quy định này nhấn mạnh
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
56 Số 16(368) T8/2018
đến chức năng và cũng là mục đích của nhãn
hiệu, là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của
các tổ chức, cá nhân khác nhau. Xét về nội
dung, có thể thấy đây là một định nghĩa mở,
không có sự hạn chế các dấu hiệu cụ thể được
sử dụng làm nhãn hiệu. Về mặt pháp lý, bất
kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng
hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
nhau đều có thể trở thành nhãn hiệu.
2. Quy định của pháp luật Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Việt Nam về các yếu tố có thể cấu
thành nhãn hiệu
Nếu xét ở nghĩa rộng nhất của khái
niệm nhãn hiệu, tức là dựa vào chức năng
phân biệt nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ của
nó, nhãn hiệu có thể được tạo thành bởi rất
nhiều loại yếu tố khác nhau, bao gồm:
- Các từ ngữ, chữ cái và chữ số, ví
dụ một hay nhiều từ ngữ, chữ cái, một hay
nhiều số hay sự kết hợp giữa chúng. Đây
cũng là một dạng nhãn hiệu phổ biến. Tuy
nhiên, không phải bất kỳ chữ cái hay chữ
số nào cũng có thể đăng ký làm nhãn hiệu.
Đặc biệt là các chữ cái đứng đơn lẻ và không
được cách điệu thì thường bị đa số pháp luật
các nước và pháp luật quốc tế coi là không
có tính phân biệt và vì thế không có khả
năng đăng ký nhãn hiệu. Theo quy định của
pháp luật Việt Nam, hình và hình học đơn
giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn
ngữ không thông dụng thì không được đăng
ký làm nhãn hiệu, trừ trường hợp các dấu
hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng
rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu3. Luật về
Nhãn hiệu của Hoa Kỳ, với một cách tiếp
cận luôn luôn mở, không đề cập gì đến điều
kiện về sự kết hợp có thể phát âm được hay
với những số lượng chữ cái, chữ số tối thiểu
để một nhãn chữ cái hoặc chữ số có thể được
đăng ký như một nhãn hiệu. Pháp luật Nhật
Bản lại không quy định một cách cứng nhắc
buộc việc kết hợp các chữ cái phải theo một
thứ tự có thể phát âm được. Các nhãn chỉ
3 Điểm a khoản 2 Điều 74 Luật SHTT 2005.
4 Giới thiệu pháp luật Nhãn hiệu hàng hóa, Cục SHCN Nhật Bản-Trung tâm SHCN Châu Á- Thái Bình dương (JIII)
2000, tr. 8.
gồm chữ cái và chữ số, nếu chỉ có một chữ
cái hoặc chữ số thì sẽ bị coi là quá đơn giản
và theo đó không được đăng ký. Ngoài ra,
một quy định khá đặc biệt nữa là nếu hai
chữ cái alphabet được nối với nhau bằng dấu
gạch ngang (-) thì sẽ bị coi là quá đơn giản
không được đăng ký trong khi nếu nối với
nhau bằng dấu “&” thì lại được coi là có tính
phân biệt và có khả năng đăng ký4.
- Hình vẽ: bao gồm các hình vẽ trang
trí, các nét vẽ, biểu tượng hoặc hình họa hai
chiều của hàng hóa hay bao bì. Hầu hết pháp
luật các quốc gia đều công nhận các hình vẽ,
biểu tượng có tính phân biệt và có khả năng
đăng ký bảo hộ cao. Tuy nhiên, ngoại trừ
pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật Nhật Bản, Việt
Nam đều không công nhận đăng ký nhãn
hiệu cho các dấu hiệu hình học hai chiều
đơn giản ví dụ hình tam giác ngược hoặc
xuôi, hình vuông, hình tròn, hình bình hành,
hình quả tim, nguyệt quế Các hình học cơ
bản này muốn được đăng ký làm nhãn hiệu
thường phải được trình bày một cách cách
điệu để tạo thành sự khác biệt giống như
trường hợp chữ “S” có nhiều nét lồng vào
nhau làm nhãn hiệu dòng xe SEAT của Tây
Ban Nha.
- Các dấu hiệu màu sắc: loại này bao
gồm các từ ngữ, hình vẽ và bất kỳ sự kết
hợp nào giữa chúng có màu sắc hoặc sự kết
hợp màu sắc hoặc bản thân màu sắc. Việc
sử dụng các chữ cái, hình họa với màu sắc
hoặc kết hợp với màu sắc nói chung thường
làm tăng thêm tính phân biệt của chúng. Vì
thế, các đơn đăng ký đối với những dấu hiệu
trong đó có nói rõ màu sắc dùng hay mô tả
trong đơn thường dễ được đăng ký hơn.
- Các dấu hiệu và hình ảnh ba chiều:
đây là một loại nhãn hiệu mới đang được các
doanh nghiệp ngày càng ưa chuộng. Các dấu
hiệu và hình ảnh ba chiều thường tạo ra hình
ảnh rất mạnh, dễ tác động và in sâu vào tâm
trí người tiêu dùng vì thế chúng có khả năng
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
57Số 16(368) T8/2018
phân biệt rất cao (ví dụ: ngôi sao ba cánh nổi
nằm trong vòng tròn của xe Mercedes, hình
con sư tử đứng hai chân nổi của xe Peugeot,
hình con ngựa bay đúc nguyên khối của xe
Roll-Royce).
- Các dấu hiệu thính giác (nhãn hiệu
âm thanh) và các dấu hiệu khứu giác (nhãn
hiệu mùi): đây là hai loại nhãn hiệu mới phát
triển trong thời gian gần đây do nhu cầu phát
triển đa dạng của nền kinh tế, đặc biệt là sự
phát triển mạnh mẽ của thương mại hàng
hóa. Các doanh nghiệp năng động phát hiện
ra rằng âm thanh cũng có khả năng làm cho
người tiêu dùng nhận biết được hàng hóa
mà mình cần dùng hay giúp người tiêu dùng
phân biệt được nguồn gốc sản xuất khác
nhau của hàng hóa cùng loại, ngay cả khi
người tiêu dùng chưa nhìn thấy hàng hóa.
Đối với nhãn hiệu khứu giác (nhãn hiệu
mùi) chưa có sự phát triển mạnh mẽ như
nhãn hiệu âm thanh. Một trong những lý
do của thực tiễn này là vì, không giống như
nhãn âm thanh hay nhãn ba chiều, việc mô
tả các mùi là hết sức khó khăn, đặc biệt là
các mùi tự tạo không có trong thiên nhiên.
Một lý do nữa là trong việc giúp người tiêu
dùng phân biệt và nhận ra sản phẩm quen
dùng, các mùi không có hiệu quả cao như
hình ảnh hoặc âm thanh. Vì thế cho đến nay
vẫn chỉ mới có một số mùi nhất định đăng
ký cho một số hàng hóa đặc thù nhất định.
Đó là những mùi đặc trưng (hay còn gọi là
mùi cơ bản) mà không cần mô tả ai cũng có
thể biết và nhận ra chúng, ví dụ mùi vanila
đăng ký cho một số loại bánh kẹo hay hương
liệu, mùi hoa Plimeria đăng ký cho chỉ may
và sợi thêu.
- Những dấu hiệu khác (không nhìn
thấy được): ví dụ những dấu hiệu loại này
được nhận biết qua xúc giác thường dành để
gắn lên những loại hàng hóa giúp cho người
khiếm thị nhận biết được hàng hóa mình cần
chọn. Về bản chất, lý thuyết về những dấu
hiệu khác không nhìn thấy được có khả năng
đăng ký làm nhãn hiệu được phát triển trên
cơ sở “tính mở” của khái niệm nhãn hiệu
như quy định của Hoa Kỳ. Về nguyên tắc,
bất kỳ dấu hiệu nào có thể phân biệt hàng
hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng
hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp
khác đều có thể được coi là nhãn hiệu. Có
thể có những nhân tố mà ngày nay chúng ta
chưa xác định được nhưng trong tương lai,
với sự ra đời và phát triển của của các môi
trường mới như internet, thực tại ảo (Virtual
Reality), chúng có thể thỏa mãn chức năng
phân biệt của một nhãn hiệu.
Qua quy định của pháp luật Hoa Kỳ,
Nhật Bản và Việt Nam về khái niệm nhãn
hiệu, có thể thấy Hoa Kỳ và Việt Nam có
quy định cởi mở nhất. Về mặt pháp lý, tất
cả các dấu hiệu trên đây đều có thể được
đăng ký nhãn hiệu ở hai quốc gia này. Điểm
khác biệt có lẽ nằm ở thực tiễn thi hành pháp
luật về nhãn hiệu. Trong khi thực tiễn này ở
Việt Nam còn tương đối nghèo nàn thì thực
tiễn ở Hoa Kỳ đã rất phong phú. Nền kinh
tế lớn nhất và phát triển sôi động nhất trên
thế giới đã thúc đẩy các nhà sản xuất, các
doanh nghiệp tận dụng triệt để lợi thế từ
các quy định về bảo hộ nhãn hiệu. Các loại
nhãn hiệu mới nhất như nhãn hiệu âm thanh,
nhãn hiệu mùi đều đã được đăng ký bảo hộ
ở Hoa Kỳ. Nhà sản xuất và bán lẻ kem hàng
đầu thế giới Wall của Hoa Kỳ đã đăng ký
giai điệu âm nhạc đặc trưng trên các xe bán
kem lưu động làm nhãn hiệu âm thanh độc
đáo cho sản phẩm kem của mình. Sự ra đời
của Internet và thương mại điện tử càng làm
cho môi trường kinh doanh trở nên đa dạng
và nhãn hiệu âm thanh phát huy được vai
trò của mình một cách tích cực hơn.Ví dụ
nhà sản xuất hoặc phân phối có thể “nhắc
nhở” khách hàng mua sản phẩm của mình
khi người này đang duyệt các trang web bán
các sản phẩm cùng loại bằng một tín hiệu
âm thanh đặc trưng cho sản phẩm của mình.
Ở Hoa Kỳ hiện có hai dạng nhãn âm thanh
thường được sử dụng. Đó là những nốt nhạc
hoặc tiết tấu nhạc ngắn được sáng tác (ví dụ
các âm thanh của chương trình Windows)
hoặc các âm thanh trong tự nhiên (ví dụ
tiếng gầm của loài thú hay hay tiếng rì rào
của biển cả). Hiện tại đã có hàng trăm nhãn
hiệu âm thanh khác nhau được đăng ký tại
Cục Sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ, từ dịch
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
58 Số 16(368) T8/2018
vụ giải trí đa phương tiện đến chương trình
máy tính và kinh doanh nhà hàng5 Cũng
giống như nhãn hiệu ba chiều, để được đăng
ký bảo hộ thì nhãn hiệu âm thanh phải được
thể hiện thành các nốt nhạc và tiết tấu nhạc
trên giấy. Và do đó, trên thực tế cái cần bảo
hộ là giai điệu nhạc gắn lên hàng hóa, dịch
vụ trong khi đó cái được bảo hộ lại là những
nốt nhạc và tiết tấu nhạc mà người nộp đơn
thể hiện trên giấy. Nhãn hiệu mùi hương
cũng đã được sử dụng, ví dụ mùi hoa cỏ tươi
tái hiện mùi hoa Plimeria đã được đăng ký
cho mặt hàng chỉ may và sợi thêu6.
So với pháp luật Hoa Kỳ và Việt Nam,
pháp luật Nhật Bản với cách tiếp cận truyền
thống hiện chưa tính đến các yếu tố mùi và
âm thanh trong cấu thành nhãn hiệu và do
đó loại bỏ các nhãn hiệu âm thanh và mùi ra
khỏi thực tiễn đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu
của mình7.
3. Quy định của pháp luật Hoa Kỳ, Nhật
Bản và Việt Nam về các loại nhãn hiệu
Trong thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu của
các nước và quốc tế, nhãn hiệu thường được
chia thành các loại khác nhau dựa trên các
căn cứ phân loại khác nhau và tùy thuộc vào
đặc điểm của từng loại. Những loại nhãn
hiệu phổ biến nhất được quy định trong
pháp luật của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt
Nam là nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch
vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận,
nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng.
Pháp luật Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam
quy định về các loại nhãn hiệu này có những
điểm giống và khác nhau khá cơ bản.
3.1 Nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu
dịch vụ
Tất cả các văn bản pháp luật của Hoa
Kỳ, Nhật Bản, Việt Nam phân tích ở đây
đều có sự phân biệt giống nhau giữa nhãn
hiệu hàng hóa (NHHH) và nhãn hiệu dịch
5 Xem https://www.uspto.gov/trademark/soundmarks/trademark-sound-mark-examples (tra cứu ngày 29/ 3/20118).
6 Quyết định TTAB (1990) Cục đăng ký bảo hộ NHHH và sáng chế Hoa Kỳ.
7 Giới thiệu pháp luật NHHH, Cục SHCN Nhật Bản - Trung tâm SHCN Châu Á- Thái Bình dương (JIII) 2001; Khoản 4,
Điều 16, Luật SHTT Việt Nam.
vụ (NHDV). Sự phân biệt giữa hai loại nhãn
hiệu này chỉ ở chỗ NHHH là những dấu hiệu
phân biệt được gắn lên các sản phẩm là hàng
hóa; còn các NHDV là những dấu hiệu phân
biệt dành cho các sản phẩm dịch vụ, tức là
các sản phẩm vô hình do một người hay một
doanh nghiệp thực hiện để phục vụ một hay
nhiều người hay doanh nghiệp khác. Ngoài
sự khác biệt này, NHHH và NHDV cơ bản
trùng nhau về bản chất. Bởi vì NHDV cũng
mang đầy đủ chức năng biểu hiện nguồn
gốc và phân biệt đối với dịch vụ giống như
các chức năng tương tự của NHHH đối với
hàng hóa. Trong pháp luật của cả ba quốc
gia, NHDV được đăng ký, gia hạn và hủy
bỏ theo cùng một cách như NHHH và được
chuyển giao hoặc cấp phép sử dụng theo
cùng những điều kiện như NHHH. Vì thế,
các quy định điều chỉnh NHHH ở các nước
cũng được áp dụng, về nguyên tắc, giống hệt
của NHDV.
3.2 Nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng
nhận
Trong nhiều trường hợp, nhãn hiệu
xác định một nhóm doanh nghiệp là nguồn
gốc của hàng hóa sản xuất ra hoặc dịch vụ
cung cấp. Người ta có thể chia các nhãn hiệu
do một tập thể các doanh nghiệp làm chủ
Văn bằng hoặc cùng sử dụng một nhãn hiệu
chung ra làm hai dạng: nhãn hiệu tập thể
(NHTT) và nhãn hiệu chứng nhận (NHCN).
Theo pháp luật của Hoa Kỳ, Nhật Bản và
Việt Nam, mục đích sử dụng của hai loại
nhãn hiệu này có sự khác nhau. NHTT biểu
thị sự liên minh của một số doanh nghiệp sử
dụng nhãn hiệu. Trong khi đó NHCN dẫn
chiếu đến những tiêu chuẩn nhất định mà
các sản phẩm sử dụng nhãn phải đáp ứng.
Dưới đây là những đặc điểm giống và
khác nhau trong những quy định của pháp
luật của ba quốc gia về vấn đề này.
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
59Số 16(368) T8/2018
3.2.1 Nhãn hiệu tập thể
Theo định nghĩa của Luật Nhãn hiệu
của Hoa Kỳ năm 1946, thuật ngữ “NHTT”
có nghĩa là NHHH hoặc NHDV được sử
dụng bởi các thành viên của một hiệp hội, các
nhóm hay tổ chức tập thể khác, hoặc được
hiệp hội, nhóm tập thể khác này có ý định
chân thành trong việc sử dụng nó với mục
đích thương mại và xin đăng ký tại cơ quan
có thẩm quyền và bao gồm các nhãn chỉ ra
mối quan hệ thành viên trong liên minh, trong
hiệp hội hay trong tổ chức tập thể.
Như vậy, pháp luật Hoa Kỳ phân biệt
có hai loại NHTT: Thứ nhất, NHTT dưới
dạng NHHH hay NHDV được đăng ký và sử
dụng bởi một tổ chức tập thể và thành viên
của tổ chức tập thể. Chức năng của NHTT
này là phân biệt nguồn gốc thương mại của
sản phẩm mang nhãn của bản thân tổ chức
tập thể. Lúc này tổ chức tập thể có tư cách
không khác gì một tổ chức đơn lẻ đứng ra
đăng ký nhãn hiệu. Và bản thân NHTT lúc
này cũng không khác gì một NHHH hay
NHDV thông thường; Thứ hai, NHTT được
gọi là nhãn hiệu tư cách thành viên tập thể.
Những nhãn hiệu thuộc loại này là những
NHTT chân chính. Chúng được sử dụng bởi
thành viên của một tổ chức tập thể với mục
đích chỉ ra tư cách thành viên trong tổ chức
đó. Bản thân tổ chức tập thể có thể đứng ra
đại diện đăng ký nhãn hiệu loại này và thực
thi các quyền của chủ sở hữu. Tuy nhiên,
người trực tiếp có quyền gắn nhãn hiệu đó
lên sản phẩm là các thành viên của tổ chức
tập thể. Vì vậy, giữa các thành viên thường
phải có quy chế về việc sử dụng NHTT này8.
Pháp luật nhãn hiệu của Nhật Bản chỉ
công nhận một loại NHTT được sử dụng
chung bởi các thành viên của một tổ chức
tập thể. Các nhãn hiệu nếu không được sử
dụng bởi cả tổ chức tập thể và các thành
viên hay chỉ được sử dụng bởi bản thân tổ
8 Điều 4 Đạo luật Lanham (15 U.S.C. 1054).
9 Khoản 1 Điều 7 Luật Nhãn hiệu năm 1959 (2015) của Nhật Bản.
10 Khoản 17 Điều 4 Luật SHTT 2005 (sửa đổi 2009).
11 Khoản 3 Điều 87 Luật SHTT 2005 (sửa đổi 2009).
12 Mục i điểm b khoản 7.1 Điều 7 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/2/2007.
chức tập thể thì sẽ không có khả năng đăng
ký như một NHTT. Tuy nhiên, khi đăng ký
NHTT, tổ chức kinh tế tập thể chỉ cần điền
vào một mẫu đơn đăng ký được làm sẵn và
nộp các tài liệu chứng minh tư cách pháp
nhân của mình. Các cơ quan phụ trách việc
đăng ký có thể sẽ yêu cầu nộp quy chế sử
dụng nhãn hiệu khi cần thiết9.
Đối với pháp luật Việt Nam, NHTT
vẫn là một khái niệm tương đối mới. Luật
SHTT 2005 (sửa đổi năm 2009) chỉ bao hàm
một số quy định rất sơ sài về NHTT. Theo
đó, nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để
phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành
viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó
với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân
không phải là thành viên của tổ chức đó10.
Đối với NHTT, quyền nộp đơn yêu cầu cấp
văn bằng bảo hộ thuộc về tổ chức tập thể
được thành lập hợp pháp, các thành viên của
tổ chức đó được sử dụng nhãn hiệu theo quy
chế sử dụng nhãn hiệu tập thể11. Khi đăng ký
NHTT, người nộp đơn cũng phải nộp một bản
quy chế sử dụng NHTT đó cho Cục SHTT12.
Căn cứ vào các quy định ngắn gọn này, có
thể nhận định NHTT của Việt Nam cũng có
một số đặc điểm đáng chú ý sau: thứ nhất,
giống pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật Việt Nam
cũng công nhận khả năng sử dụng NHTT
bởi nhiều cá nhân hay pháp nhân trong một
tập thể; thứ hai, quyền sở hữu NHTT có thể
được trao cho một cá nhân hoặc pháp nhân
đại diện cho tập thể. Đây là một điểm khác
biệt đáng kể so với pháp luật tương ứng của
Hoa Kỳ; thứ ba, pháp luật Việt Nam yêu cầu
người nộp đơn xin đăng ký NHTT phải nộp
một bản dự thảo quy chế sử dụng nhãn để
điều chỉnh quá trình sử dụng nhãn của các
thành viên của tập thể.
3.2.2 Nhãn hiệu chứng nhận
NHCN là một loại nhãn hiệu mới xuất
hiện gần đây trong thực tiễn thương mại thế
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
60 Số 16(368) T8/2018
giới. Có lẽ Hoa Kỳ là quốc gia quen thuộc
nhất với loại hình nhãn hiệu này. Luật Nhãn
hiệu năm 1946 của Hoa Kỳ qua nhiều lần
sửa đổi, cùng với tài liệu hướng dẫn chính
thức đăng ký nhãn hiệu của Cục Sáng chế
và nhãn hiệu Hoa Kỳ đề cập khá chi tiết về
NHCN và những đặc điểm của nó. Kể từ
năm 2005, khi Luật SHTT được ban hành,
pháp luật của Việt Nam mới quy định về
nhãn hiệu chứng nhận.
Trong Luật Nhãn hiệu của Hoa Kỳ
năm 1946, NHCN và NHTT được xếp vào
cùng một điều khoản để điều chỉnh - Điều 4.
Tuy nhiên, NHCN lại có nhiều điểm hết sức
khác biệt với NHTT. Theo hướng dẫn của
Cục Sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ, NHCN
được hiểu là bất kỳ từ, tên gọi, hình ảnh hay
sự kết hợp chúng được sử dụng bởi một
người không phải là chủ của nó; hay người
chủ của nó có ý định chân thành là cho phép
người khác sử dụng nó trong thương mại để
chứng nhận xuất xứ địa lý hay xuất xứ khác,
nguyên vật liệu sử dụng, cách thức sản xuất,
chất lượng, độ chính xác hay các đặc điểm
khác của hàng hóa, dịch vụ của những người
sử dụng nó.
Hiểu một cách chung nhất, NHCN là
loại nhãn hiệu được sử dụng hoặc dự định
được sử dụng nhằm mục đích phân biệt các
hàng hóa hoặc dịch vụ đã được chứng nhận
với các hàng hóa cùng loại khác về nguồn
gốc, nguyên liệu, phương pháp sản xuất
hoặc chất lượng, độ chính xác hoặc các đặc
điểm khác.
Xét về bản chất, NHCN rất khác các
loại nhãn hiệu khác. Mặc dù NHCN cũng
được sử dụng hay dự định được sử dụng đối
với các hàng hóa, dịch vụ và có thể vì thế mà
giống với NHHH hay NHDV, song chúng
vẫn khác với NHHH và NHDV ở chỗ chúng
không phân biệt nguồn gốc thương mại của
hàng hóa, dịch vụ mang nhãn. Nếu có thì rất
ít và không phải là chức năng chính của nó.
Có thể khẳng định điều này qua diện sử dụng
NHCN là rất rộng, bao gồm nhiều doanh
nghiệp trong cùng một hiệp hội, thậm chí
không cùng một hiệp hội nhưng thỏa mãn
đầy đủ các điều kiện sử dụng nhãn do chủ
sở hữu nhãn đặt ra và được chủ nhãn đồng
ý. Ví dụ điển hình của trường hợp này là các
nhãn hiệu thuộc dòng ISO - International
Standard Organization (ISO 9001, ISO
9002, ISO 14000).
Hơn nữa các NHCN không những
không được sử dụng bởi người chủ nhãn
hiệu mà còn không được sử dụng cho hàng
hóa, dịch vụ của người chủ nhãn hiệu. Đây
chính là cơ sở quan trọng nhất để cơ quan
đăng ký nhãn hiệu của Hoa Kỳ phân biệt
giữa NHTT và NHCN. Người chủ NHCN
chỉ đơn thuần là người đứng ra đăng ký nhãn
hiệu này và chỉ rõ nó nhằm xác nhận một
tiêu chuẩn nhất định, thường là tiêu chuẩn
về chất lượng, nếu không là đặc điểm về
quy trình sản xuất hay sử dụng nhân công
lao động. Trách nhiệm của họ là phải đảm
bảo tất cả các doanh nghiệp hay cá nhân
có mang nhãn phải tuân thủ đúng điều kiện
được mang nhãn đã đăng ký với cơ quan
có thẩm quyền. Do đặc điểm này mà chủ
NHCN thường là các hiệp hội doanh nghiệp,
các liên minh doanh nghiệp, các cơ quan nhà
nước hay chính bản thân Nhà nước.
Một điểm khác biệt nữa giữa NHCN
và NHTT là NHCN chỉ được sử dụng theo
những tiêu chuẩn đã được xác định rõ ràng,
còn đối với NHTT, yêu cầu này không được
đặt ra. Chỉ có một số doanh nghiệp cụ thể
được sử dụng NHTT. Ví dụ, thành viên của
tổ chức sở hữu NHTT, trong khi đó NHCN
có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai miễn là
tuân thủ được những tiêu chuẩn đã được xác
định của nhãn hiệu đó và được người chủ
chấp nhận. Vì thế có thể nói, những người
sử dụng NHTT thành lập một “câu lạc bộ”
trong khi đó những người sử dụng NHCN
thì sẽ thành lập một “cửa hàng tự do” ai có
đủ điều kiện thì vào.
Những điểm đặc thù nêu trên của
NHCN đều được quy định trong pháp luật
hiện hành của Hoa Kỳ và Việt Nam. Chính
vì những đặc điểm đặc thù của NHCN trên
mà một trong những yêu cầu quan trọng
trong việc đăng ký NHCN là pháp nhân
xin đăng ký phải “có khả năng bảo đảm
giá trị” của hàng hóa liên quan. Người sở
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
61Số 16(368) T8/2018
hữu NHCN phải là người đại diện cho các
hàng hóa đăng ký NHCN. Đây là một sự bảo
đảm quan trọng cho việc bảo vệ lợi ích công
chúng khỏi những hành vi không trung thực.
Khác với Hoa Kỳ và Việt Nam, pháp
luật Nhật Bản không quy định NHCN như
một loại nhãn hiệu riêng lẻ. Ở Nhật Bản,
các NHCN được điều chỉnh giống như nhãn
hiệu thông thường về khía cạnh xin bảo hộ,
điều kiện và thủ tục đăng ký. Vì được điều
chỉnh như một nhãn hiệu thông thường,
NHCN ở Nhật Bản phải được đăng ký bảo
hộ bởi chính một trong những doanh nghiệp
có sử dụng NHCN đó.
3.3 Nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu liên kết
3.3.1 Nhãn hiệu nổi tiếng (NHNT)
Đây là một loại nhãn hiệu được xác
định dựa trên cơ sở tính phổ thông của
chúng, được nhiều người tin dùng và có tính
phân biệt cao. Nhiều nhãn hiệu đối với người
tiêu dùng ngoài giá trị phân biệt nguồn gốc
thương mại còn là sự bảo đảm đối với chất
lượng của sản phẩm mang nhãn. Vì thế tình
trạng sao chép và vi phạm quyền đối với
NHNT diễn ra khắp nơi trên thế giới và đặt
ra nhu cầu bảo hộ loại nhãn hiệu này theo
một cách thức đặc biệt hơn nhãn hiệu thông
thường. Hầu hết các hệ thống pháp luật đề
cập ở đây đều có quy định về NHNT dù là ở
các mức độ khác nhau.
Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ,
việc bảo hộ NHNT sẽ được tiến hành khi có
các hành vi bị xem là sự bắt chước không
hợp pháp, chỉ dẫn sai nguồn gốc thương mại
dẫn đến làm giảm giá trị của một nhãn hiệu
nào đó. Trong trường hợp này, chủ NHNT
có quyền yêu cầu tòa ra lệnh cấm việc sử
dụng vì mục đích thương mại của một người
khác đối với nhãn hiệu hay tên thương mại
nổi tiếng của mình nếu hành vi sử dụng diễn
ra khi nhãn hiệu hay tên thương mại của
mình đã trở nên nổi tiếng và gây hại đến sự
nổi tiếng của nhãn hiệu. Để quyết định một
nhãn hiệu có nổi tiếng hay không, tòa án sẽ
xem xét các yếu tố sau:
13 Điều 43.c (U.S.C 1125) Đạo luật Lanham năm 1946.
- Mức độ của tính phân biệt mà tự thân
nhãn hiệu có;
- Thời gian sử dụng và mức độ sử
dụng nhãn hiệu đối với hàng hóa, dịch vụ
gắn nhãn;
- Thời gian và mức độ quảng cáo và
đưa ra công chúng nhãn hiệu đó;
- Phạm vi địa lý của khu vực thương
mại liên quan đến nhãn hiệu;
- Các kênh thương mại hàng hóa, dịch
vụ có gắn nhãn;
- Mức độ nhận ra nhãn hiệu đó tại các
khu vực và kênh thương mại có sự tham gia
của người chủ nhãn hiệu và người mà chủ
nhãn hiệu kiện;
- Bản chất và mức độ sử dụng các nhãn
hiệu trùng hay tương tự bởi bên thứ ba và;
- Nhãn hiệu đó đã được đăng ký theo
các luật có liên quan của Hoa Kỳ chưa13.
Khi dựa vào các căn cứ trên, tòa án xác
định được một nhãn hiệu nào đó là NHNT
thì người chủ có quyền yêu cầu tòa án chấm
dứt hành vi xâm hại của người khác đối với
nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên, nếu một
trong ba trường hợp sau xảy ra thì quyền đó
của chủ NHNT sẽ không được bảo vệ:
- Hành vi của người khác sử dụng
một cách công bằng NHNT trong hoạt động
quảng cáo hay quảng bá sản phẩm thương
mại canh tranh nhằm chỉ rõ nguồn gốc
thương mại của các sản phẩm, dịch vụ cạnh
tranh với sản phẩm của NHNT; hoặc
- Hành vi sử dụng NHNT không vì
mục đích thương mại; hoặc
- Các hình thức báo cáo tin tức hay
bình luận tin tức.
Pháp luật Hoa Kỳ cũng định nghĩa thế
nào là giảm giá trị của NHNT. Điều đó có
nghĩa là làm giảm khả năng của một NHNT
trong việc xác định và phân biệt hàng hóa,
dịch vụ, không lệ thuộc vào việc tồn tại hay
không tồn tại các yếu tố sau: (1) sự cạnh
tranh giữa chủ NHNT và người khác; hay
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
62 Số 16(368) T8/2018
(2) khả năng xảy ra sự nhầm lẫn hay lừa dối.
Khác với pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật
Nhật Bản không có các quy định thành văn
về các tiêu chuẩn đánh giá một cách cụ thể
mức độ nổi tiếng của một nhãn hiệu. Để
đánh giá một nhãn hiệu có nổi tiếng hay
không, các cơ quan có thẩm quyền của Nhật
Bản, trên thực tế, thường dựa vào các tiêu
chí sau:
- Thời gian sử dụng nhãn hiệu, thời
điểm bắt đầu sử dụng, phạm vi lãnh thổ
sử dụng và phạm vi hàng hóa dịch vụ
mang nhãn;
- Mức độ của hoạt động quảng cáo;
- Quy mô của công ty, tình trạng hoạt
động, phạm vi kinh doanh và các vấn đề
khác của công ty;
- Các kênh thương mại liên quan đến
hàng hóa, phương thức sử dụng nhãn hiệu
trên các sản phẩm mang nhãn14.
Việc bảo hộ NHNT theo pháp luật Việt
Nam còn chưa thực sự cụ thể. Luật SHTT
2005 cũng đã đề cập tới NHNT nhưng mới
dừng lại ở mức khái niệm và một số tiêu
chí để nhằm thừa nhận Điều 6bis của Công
ước Paris trong việc điều chỉnh NHNT, còn
để điều chỉnh về mặt nội dung đối với loại
nhãn hiệu này thì những quy định như vậy
là chưa đủ cụ thể15. Nghị định 06/2001/NĐ-
CP16 ngày 1/2/2001 của Chính phủ có quy
định chi tiết hơn, song cũng chỉ dừng lại ở
một định nghĩa chung chung về NHNT tại
khoản 2 Điều 1 Nghị định này. Theo đó,
NHNT là nhãn hiệu được sử dụng liên tục
cho sản phẩm, dịch vụ có uy tín khiến cho
nhãn hiệu đó được biết đến một cách rộng
rãi. Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận là Nghị
định sửa đổi bổ sung này đã có một quy định
khá linh hoạt về nguyên tắc xác định thẩm
quyền quyết định nhãn hiệu nào là NHNT.
Nguyên tắc đó được đề cập gián tiếp trong
14 Khoản 1 Điều 32, Luật Nhãn hiệu năm 1959 (2015) của Nhật Bản.
15 Khoản 20 Điều 4 và Điều 75 Luật SHTT 2005.
16 Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 1/2/2001.
17 Khoản 8.a Điều 2 Nghị định 63-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 06/2001.
18 Khoản 19 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi 2009.
khoản 5 Điều 1: “Quyền SHCN đối với
NHNT phát sinh trên cơ sở quyết định công
nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Về lời văn, quy định này không cho biết
cơ quan nào chính xác là cơ quan có thẩm
quyền, nhưng theo cách hiểu thông thường
và trong bối cảnh đây là một văn bản pháp
luật của Việt Nam thì phải hiểu cơ quan có
thẩm quyền ở đây là cơ quan có thẩm quyền
của Việt Nam. Ở khía cạnh giải thích đó, đây
là một quy định tiến bộ và phù hợp với Hiệp
định TRIPs.
3.3.2 Nhãn hiệu liên kết (NHLK)
Đây là một loại nhãn hiệu mới được
đưa vào pháp luật về nhãn hiệu của Việt Nam,
trong Nghị định 06/2001/NĐ-CP. Pháp luật
các nước trên thế giới có sự đề cập ở mức độ
rất khác nhau. Pháp luật Hoa Kỳ không coi
đây là một loại nhãn hiệu riêng biệt và cũng
không quy định cho nó một thuật ngữ riêng.
Trong pháp luật Nhật Bản có một khái niệm
thường được coi là tương tự với NHLK, đó
là khái niệm “defensive mark” hay còn gọi
là “nhãn hiệu bảo vệ”.
Pháp luật Việt Nam quy định “nhãn
hiệu liên kết là các nhãn hiệu tương tự với
nhau do cùng một chủ thể đăng ký để dùng
cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, tương
tự với nhau hoặc có liên quan tới nhau, và
các nhãn hiệu trùng nhau do cùng một chủ
thể đăng ký để dùng cho các sản phẩm, dịch
vụ tương tự với nhau hoặc có liên quan tới
nhau”17, Luật SHTT 2005 (sửa đổi 2009)
cũng quy định: “Nhãn hiệu liên kết là các
nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký,
trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản
phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau
hoặc có liên quan với nhau”18. Theo định
nghĩa này, có hai loại NHLK. Loại thứ nhất
là NHLK bao gồm một loạt các nhãn hiệu
tương tự nhau được một chủ sở hữu đăng
ký dùng cho các hàng hóa, dịch vụ cùng loại
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
63Số 16(368) T8/2018
hay tương tự nhau (ví dụ nhãn hiệu LIOA
của công ty Nhật Linh được coi là nhãn hiệu
chính và để bảo vệ nhãn hiệu đó công ty đã
đăng ký bảo hộ cho nhiều nhãn hiệu tương tự
như LEEOA, LIWA, LYWA, LYOA19). Loại
thứ hai là NHLK bao gồm các nhãn hiệu
giống hệt nhau nhưng đăng ký cho nhiều
sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau hoặc có
liên quan với nhau, ví dụ nhãn hiệu SONY
có thể được đăng ký cho máy chơi nhạc, tai
nghe hoặc điện thoại di động. Mục đích của
loại NHLK này là cho phép chủ nhãn hiệu
có thể độc quyền sử dụng một loại nhãn hiệu
mà không sợ bị sao chép hay bắt chước của
người khác. Đối với một NHNT, điều này
rất có ý nghĩa bởi người thứ ba có thể lợi
dụng sự quá quen thuộc và tin tưởng của
người tiêu dùng đối với nhãn hiệu để gắn
các nhãn hiệu tương tự hoặc gần giống cho
các sản phẩm, dịch vụ cùng loại hay khác
loại hoặc để gắn nhãn hiệu giống hệt lên các
sản phẩm, dịch vụ không cùng loại. Đối với
những nhãn hiệu rất nổi tiếng, chỉ cần sự sao
chép không giống lắm thôi cũng đã có thể
gây ra sự nhầm lẫn trong người tiêu dùng và
ảnh hưởng lớn tới giá trị của nó.
Pháp luật Nhật Bản khác với pháp luật
Việt Nam ở chỗ quy định về nhãn hiệu bảo
19 Viện Nghiên cứu và đào tạo về quản lý, “99 câu hỏi về nhãn Hàng hóa và NHHH” Nxb. Lao động 2001, tr 27.
20 Giới thiệu pháp luật Nhật Bản, tr. 62.
vệ (NHBV) như là một công cụ để bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng. Theo đó chủ sở hữu một
nhãn hiệu có thể đăng ký các NHBV giống
hệt với nhãn hiệu đã đăng ký của mình khi
nhãn hiệu đã đăng ký trở nên nổi tiếng đối
với người tiêu dùng và vì thế người khác
không thể sử dụng nhãn tương tự cho các
hàng hóa, dịch vụ không cùng loại và qua đó
gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nhãn
hiệu đã đăng ký20.
Những so sánh trên đây cho thấy, quy
định của pháp luật hiện hành của Việt Nam về
nhãn hiệu đang có sự tương thích và mức độ
ưu việt khá cao so với pháp luật của Hoa Kỳ
và Nhật Bản, đặc biệt là về phạm vi các dấu
hiệu có thể sử dụng làm nhãn hiệu và về các
loại nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ. Vấn
đề còn nằm ở chỗ trình độ phát triển của nền
kinh tế chưa cho phép hoạt động thực tiễn về
vấn đề này diễn ra ở mức độ phong phú tương
ứng. Vì vậy, trong tương lai Việt Nam cần chú
trọng tới công tác cụ thể hoá và bảo đảm thực
thi các quy định của pháp luật trong lĩnh vực
này để hệ thống pháp luật về nhãn hiệu nói
chung và các loại nhãn hiệu được pháp luật
bảo hộ nói riêng thực sự phát huy tác dụng,
đáp ứng được yêu cầu của cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0 ở Việt Nam■
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giới thiệu pháp luật NHHH, Cục SHCN Nhật Bản-Trung tâm SHCN Châu Á-TBD (JIII) 2001.
2. Đạo luật Lanham của Hoa Kỳ.
3. Luật Nhãn hiệu năm 1959 (2015) của Nhật Bản.
4. Luật SHTT 2005 (sửa đổi 2009) của Việt Nam.
5. Nghị định 63-CP ngày 24/10/1996.
6. Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 1/2/2001.
7. Quyết định TTAB (1990) Cục Đăng ký bảo hộ NHHH và sáng chế Hoa Kỳ.
8. Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/2/2007.
9. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, “99 câu hỏi về nhãn Hàng hóa và NHHH” Nxb. Lao động 2001
Xem Cục sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ, https://www.uspto.gov/sites/default/files/documents/trademark_
rules_statutes_2017-7-21.pdf (truy cập ngày 29/3/2018).
Xem https://www.uspto.gov/trademark/soundmarks/trademark-sound-mark-examples (tra cứu ngày
29/3/20118).
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
64 Số 16(368) T8/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khai_niem_va_cac_loai_nhan_hieu_trong_quy_dinh_cua_phap_luat.pdf