Khai phá khu vực thể chế kinh tế tiềm năng: Hợp tác xã và tổ chức phi lợi nhuận

3 -Khu vực hợp tác xã ở Việt Nam Có thể nói, khu vực hợp tác xã ở Việt Nam bị khủng hoảng kéo dài mấy thập kỷ, khi chưa bứt ra khỏi mô hình hợp tác xã kiểu cũ thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, còn lầm lẫn với tổ chức từ thiện và không ít nhập nhằng với tổ chức doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận. Thực tế này cho thấy, thay đổi những di sản tồi tệ của quá khứ quả là rất khó khăn, nhưng xây dựng một nhận thức đúng đắn, đầy đủ cũng như phát triển một loại hình hợp tác xã kiểu mới của kinh tế thị trường có ý nghĩa quan trọng như thế nào và cũng không hề dễ dàng. Nhận thức không thông suốt thì hành động lúng túng, bế tắc. Và, ở Việt Nam ta còn chỉ ra một yếu tố đặc trưng nữa là tác động của lợi ích nhóm lèo lái nhận thức xã hội và chính sách của nhà nước để trục lợi đang thể hiện ngày càng rõ hơn tác oai tác quái, cản trở sự vận hành lành mạnh của hệ thống thể chế thị trường và hạn chế hiệu quả của nền kinh tế. Theo số liệu tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa 9 về đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, hiện cả nước có khoảng 22.861 HTX, thu hút gần 6 triệu thành viên tham gia; đóng góp khoảng 4% GDP trong các năm gần đây, nhưng chưa tính được sự tác động của hợp tác xã tới kinh tế, đời sống thành viên. Số lượng HTX tăng 8.513 HTX (khoảng 59%), số lao động làm việc trong HTX là 1,2 triệu người, tăng 157.000 người (khoảng 14,8%) so với năm 2003. Đồng thời, số lượng các HTX hoạt động hiệu quả tăng lên rõ rệt, chiếm khoảng 57% trong tổng số HTX. Doanh thu bình quân của một HTX năm 2018 đạt 4,4 tỷ đồng/HTX, tăng 3,6 tỷ đồng (gấp khoảng 5,2 lần) so với năm 2003. Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX cũng được tăng lên từ 15,7 triệu đồng/năm năm 2003 lên 36,6 triệu đồng/năm 2018 (tăng 20,9 triệu đồng, khoảng 133%). Ngoài loại hình tổ chức hợp tác xã, cả nước hiện có khoảng 101.400 tổ hợp tác (THT), tăng 587 THT (khoảng 0,58%) so với năm 2003; thu hút 1,34 triệu thành viên tham gia, tăng khoảng 57,3%. Số lao động thường xuyên trong THT khoảng 1,1 triệu lao động, tăng 11,2% so với năm 2003. Doanh thu bình quân của 1 THT là 408 triệu đồng, tăng 75,7% so với năm 2003.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khai phá khu vực thể chế kinh tế tiềm năng: Hợp tác xã và tổ chức phi lợi nhuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 32Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 * Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ, Trường ĐH KD&CN Hà Nội. KHAI PHÁ KHU VỰC THỂ CHẾ KINH TẾ TIỀM NĂNG: HỢP TÁC XÃ VÀ TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN Nguyễn Minh Tú * Tóm tắt: Hợp tác xã là khu vực thể chế có hiệu quả ở nhiều nước, nhưng vẫn chưa thành công ở Việt Nam, chủ yếu do nhận thức không đầy đủ và không thống nhất về bản chất tổ chức hợp tác xã, cũng như do còn tâm lý bao cấp nặng nề của Nhà nước đối với khu vực này. Mặc dù khung pháp luật về hợp tác xã đã có hiệu lực 25 năm, nhưng khu vực hợp tác xã vẫn còn kém hiệu quả và vẫn chưa đủ hấp dẫn nhân dân, đặc biệt nông dân. Việt Nam mới chỉ hình thành được một số ít loại hình hợp tác xã kiểu mới thích ứng với kinh tế thị trường, trong khi còn khá nhiều hợp tác xã kiểu cũ thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp vẫn còn tồn tại; hơn nữa, không ít hợp tác xã hình thức với ruột doanh nghiệp vì mục đích lợi nhuận được lập ra nhằm hưởng ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đang làm xói mòn hình ảnh hợp tác xã. Cần phải có định hướng chính sách để giải quyết những vấn đề nêu trên và thúc đẩy phát triển khu vực hợp tác xã một cách hiệu quả, như từ bỏ tư tưởng bao cấp nặng nề cho hợp tác xã đi đôi việc tạo ra môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh lành mạnh cho hợp tác xã và các thực thể kinh tế, triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012 và tăng cường việc giáo dục, đào tạo, tuyên truyền sâu rộng về mô hình hợp tác xã kiểu mới. Từ khóa: hợp tác xã, hợp tác xã kiểu mới, liên minh hợp tác xã quốc tế . Summary: Co-operatives are effective institutional sector in many countries, but have yet to succeed in Vietnam, mainly due to inadequate and inconsistent awareness in the nature of co-operative organization, as well as due to mind of heavy subsidies of the State for this sector. Although the cooperative legal framework has been in force for 25 years, the cooperative sector is still inefficient and still not attractive enough to people, especially farmers. Vietnam has still developed few new type cooperatives to adapt to the market economy, while many old-style cooperatives in the period of central- planned economy with still exist. Moreover, many fake cooperatives with profit- oriented enterprise intestines are set up to enjoy the State’s incentives and supports which are eroding the image of cooperatives. There is a need for policy orientation to solve these above mentioned issues and to promote the development of a effective cooperative sector, such as giving up the heavy subsidy ideology for co-operatives while creating an healthy compatitive environment for cooperatives and economic entities, enforcing the Cooperative Law in 2012 and to strengthening education, training, and extensive propaganda about the new style cooperative model. Keywords: cooperatives, new-type cooperatives, ica. Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 33Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 1- Đề cập đến một đề tài tài cũ và nêu lên một đề tài mới Phần lớn nền các kinh tế các nước trên thế giới chia làm 3 khu vực: khu vực công, khu vực tư, và khu vực hợp tác xã & tổ chức phi lợi nhuận. Theo thực tế hiện nay, có thể hiểu khu vực công (public sector) bao gồm: (a) khu vực chính phủ; và (b) khu vực doanh nghiệp nhà nước. Khu vực chính phủ là bộ phận cấu thành nền kinh tế, theo đó chính phủ cung ứng các dịch vụ công cho nền kinh tế và nhận được thu nhập từ thuế và các nguồn khác. Khu vực chính phủ tác động tới hoạt động của nền kinh tế thông qua chi tiêu và đầu tư (gọi là chi tiêu của chính phủ), điều tiết nền kinh tế thông qua các công cụ chính sách, như: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách việc làm, từ đó tác động tới quyết định chi tiêu và đầu tư của các khu vực khác trong nền kinh tế. Khu vực chính phủ bao gồm các cơ quan chính phủ, các đơn vị sự nghiệp do chính phủ kiểm soát với nhiệm vụ cung cấp hàng hóa và dịch vụ công phi thị trường. Khu vực này gồm: chính phủ trung ương, chính quyền địa phương và các quỹ bảo hiểm xã hội (gồm quỹ hưu trí cho công nhân viên nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội nói chung cho xã hội kể cả khu vực tư nhân như hưu trí, tuổi già, thất nghiệp, y tế có sự hỗ trợ của nhà nước). Khu vực doanh nghiệp nhà nước bao gồm những doanh nghiệp do nhà nước nắm trên một nửa cổ phần hoặc theo quy định của pháp luật có quyền quyết định chính sách và quyền bổ nhiệm hội đồng quản trị hoặc giám đốc. Khu vực tư nhân (private sector) là bộ phận của nền kinh tế bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp và định chế tài chính ngoài quốc doanh, bao gồm cả trong nước và nước ngoài được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Khu vực công hiện đã có khung pháp luật tương đối đầy đủ, như Luật Tổ chức chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Thuế, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ luật Lao động, v.v. Mặc dù đã có nhiều thành tựu trong quá trình đổi mới và phát triển 30 năm qua, khu vực công nước ta đang đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, như hiệu quả hoạt động của bộ máy chính phủ từ trung ương tới địa phương, hiệu quả chi tiêu ngân sách nhà nước, hiệu quả của khu vực doanh nghiệp nhà nước, v.v. Khu vực hợp tác xã vốn rất quen thuộc, nhất là đối với người dân miền Bắc, tồn tại bắc cầu từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, chuyển đổi mô thức hoạt động rất chật vật, hoạt động còn kém hiệu quả, chủ yếu do 2 nguyên nhân: a) nhận thức về hợp tác xã kiểu mới trong nền kinh tế thị trường còn rất hạn chế (không đầy đủ, không thống nhất về bản chất tổ chức hợp tác xã); b) sự lợi dụng ưu đãi, hỗ trợ (sau này được gọi là lợi ích nhóm) của nhà nước dưới những hợp tác xã trá hình, vỏ hợp tác xã ruột doanh nghiệp đã kìm hãm những hợp tác xã kiểu mới đang sinh thành. Còn khu vực tổ chức phi lợi nhuận thì hầu như xã hội chưa quan tâm. Lâu nay, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì số đông người dân chỉ nghĩ đến doanh nghiệp với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, mà không thấy rằng còn có tổ chức hợp tác xã (kiểu mới, không phải kiểu cũ) và tổ chức phi lợi nhuận. Tổ chức phi lợi nhuận mang tính tư nhân không phải nhà nước, do những người dân hoặc tổ chức sáng lập ra để tạo việc làm và thu nhập thông qua việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho xã hội. Ở phần lớn các nước, các cơ sở đào tạo, giáo dục, y tế, tư vấn, v.v. đều được thành lập dưới hình thức pháp lý phi lợi nhuận, là hình thức phù hợp NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 34Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 nhất. Còn ở nước ta, đến nay vẫn chưa có khung pháp luật về tổ chức phi lợi nhuận. Nhiều tổ chức được coi là phi lợi nhuận, nhưng được thành lập và hoạt động theo quyết định hành chính của chính quyền các cấp và theo điều lệ hoặc quy chế được “phê duyệt”, ví dụ các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề tư thục, các bệnh viện tư nhân, trường phổ thông. Khu vực này ngày càng lớn mạnh và đã đến lúc phải có một khung khổ pháp luật cao hơn mang tính ổn định, bền vững hơn. Với cách nhìn nhận nền kinh tế như trên, rõ ràng tiềm năng phát triển kinh tế Việt Nam còn lớn, đó là: đổi mới khu vực công phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường; thúc đẩy khu vực tư nhân, nhất là khu vực tư nhân trong nước còn rất nhỏ bé, lạc hậu; đổi mới và thúc đẩy phát triển hợp tác xã kiểu mới mang tính phổ biến trên thế giới, nhất là đưa gần 10 triệu hộ nông dân làm thành viên của các hợp tác xã; và thúc đẩy phát triển các tổ chức phi lợi nhuận, nhất là các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, phổ thông, cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; dịch vụ tư vấn. 2 - Khu vực hợp tác xã nhìn ra thế giới Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA) là tổ chức phi chính phủ/phi lợi nhuận của công đồng các hợp tác xã trên thế giới, đặt bên cạnh Liên hợp quốc; được thành lập năm 1895 để thúc đẩy phát triển mô hình hợp tác xã trên toàn cầu. Ngày nay, theo ICA, số liệu dự kiến năm 2014 của 145 nước cho biết, có 3 triệu hợp tác xã với số thành viên chiếm 12% dân số toàn cầu đang góp phần tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn; tạo việc làm cho hơn 280 triệu người, chiếm 10% tổng số lao động toàn cầu. 300 hợp tác xã có quy mô lớn nhất tạo ra doanh thu 2,5 ngàn tỷ đô la. Trong đó top 5 gồm: Tập đoàn tín dụng nông nghiệp Pháp (Group de Credit Argricole) đạt 96,25 tỷ USD; Tập đoàn BPCE Pháp: 59,03 tỷ USD; Tập đoàn REWE Đức: 55,85 tỷ USD; Tập đoàn BVR: 55,29 tỷ USD; Tập đoàn Zenkyoren Nhật Bản: 51,69 tỷ USD; hoạt động dưới 4 loại hình tổ chức: hợp tác xã của người tiêu dùng/thành viên (107), hợp tác xã của người sản xuất (179), hợp tác xã tạo việc làm (300) và hợp tác xã của nhiều bên tham gia (2); hoạt động trên 10 lĩnh vực kinh tế: nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (139), bán buôn & bán lẻ (69), dịch vụ tài chính (29), tiện ích (21), công nghiệp (5), dịch vụ khác (4), giáo dục/y tế/ công tác xã hội(3), đánh cá (2), nhà ở (2); tập trung ở châu Âu: 146 hợp tác xã (Pháp:32, Đức:19, Ý:19, Hà Lan: 15, Đan Mạch: 11, Phần Lan: 8, Thụy Sĩ: 8, Anh: 7, Na Uy: 6, Áo: 5, Bỉ: 5, Thụy Điển: 5, Tây Ban Nha: 3, Ba Lan: 2, Ireland: 1; châu Mỹ: 113 hợp tác xã (Hoa Kỳ: 92, Achentina: 6, Brazin: 6, Canada: 5, Columbia: 2, Costa Rica: 1, Uruguay: 1; châu Á - Thái bình dương: 41 (Nhật Bản: 19, New Zealand: 8, Hàn Quốc: 4, Úc: 3, Ấn Độ: 3, Singapore: 2, Mã lai: 1, Saudi Arabia: 1. Khu vực hợp tác xã của 145 nước có thống kê đã tạo ngót 3 ngàn tỷ USD thu nhập năm, tương đương 4,3% GDP toàn cầu. Điều cần đặc biệt lưu ý là, các hợp tác xã bên cạnh việc tạo giá trị gia tăng đã thúc đẩy, hỗ trợ kinh tế và đời sống của thành viên, tạo hiệu ứng kép về hiệu quả của tổ chức này, từ đó góp phần rất quan trọng vào nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời tạo ra những hiệu ứng tích cực chính trị, xã hội: dân chủ mỗi người một phiếu bầu; chia sẻ lợi ích chung và đoàn kết xã hội; sự trung thực, minh bạch và tin tưởng lẫn nhau. Các nước càng phát triển, càng có khu vực hợp tác xã mạnh. Người dân ở các nước đó tự hào được là thành viên hợp tác xã. Ở các nước đó, lý luận hợp tác xã rất phát triển, đào tạo hợp tác xã được thực hiện ở nhiều trường đại học. Mỹ, Đức, Pháp, Nhật, v.v. là những Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 35Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 nước có khu vực hợp tác xã rất mạnh và có truyền thống lâu đời; nhiều nước có số lượng thành viên lớn hơn nhiều so với dân số đất nước, do một thành viên có thể tham gia nhiều hợp tác xã để hưởng nhiều lợi ích khác nhau. Những nước có khu vực hợp tác xã mạnh đều là những nước văn minh khi mà hợp tác xã có vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy tinh thần “hợp tác”, thúc đẩy dân chủ với nguyên tắc mỗi người một phiếu có quyền như nhau, đoàn kết cộng đồng và xã hội nhờ chia sẻ lợi ích chung do hợp tác xã đưa lại, phát huy tính trung thực, sự minh bạch trong quản trị hợp tác xã và tăng cường trách nhiệm của mỗi cá nhân thành viên với cộng đồng, đạt được lợi ích cá nhân thành viên đi đôi chăm lo chung cho cộng đồng của mình. Đây chính là nhân tố xã hội chủ nghĩa có thể hình dung được một cách trực quan. Trải qua trên 200 năm phát triển, khu vực hợp tác xã trên thế giới đã trở thành một khu vực thể chế có tầm vóc kinh tế, chính trị to lớn, một phong trào toàn cầu mạnh mẽ với tổ chức đại diện có uy tín là Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA); lý luận về hợp tác xã đã hình thành, phát triển thành một ngành khoa học lâu đời được nghiên cứu, giảng dạy ở nhiều trường đại học. Luật hợp tác xã được triển khai thực hiện ở các nước, dù hình thức thể hiện đa dạng, nhưng cùng thống nhất về bản chất chung của tổ chức hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ tự chịu trách nhiệm, tạo ra sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn những nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội cho thành viên trên cơ sở đồng sở hữu và quản lý một cách dân chủ. Có nước, như Hà Lan, tuy không có Luật Hợp tác xã nhưng có phong trào hợp tác xã rất mạnh thuộc những nước hàng đầu thế giới, khi tinh thần “hợp tác” đã trở nên rất mạnh mẽ, tự nó trở thành Luật trong nhận thức xã hội của Hà Lan. 3 - Khu vực hợp tác xã ở Việt Nam Có thể nói, khu vực hợp tác xã ở Việt Nam bị khủng hoảng kéo dài mấy thập kỷ, khi chưa bứt ra khỏi mô hình hợp tác xã kiểu cũ thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, còn lầm lẫn với tổ chức từ thiện và không ít nhập nhằng với tổ chức doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận. Thực tế này cho thấy, thay đổi những di sản tồi tệ của quá khứ quả là rất khó khăn, nhưng xây dựng một nhận thức đúng đắn, đầy đủ cũng như phát triển một loại hình hợp tác xã kiểu mới của kinh tế thị trường có ý nghĩa quan trọng như thế nào và cũng không hề dễ dàng. Nhận thức không thông suốt thì hành động lúng túng, bế tắc. Và, ở Việt Nam ta còn chỉ ra một yếu tố đặc trưng nữa là tác động của lợi ích nhóm lèo lái nhận thức xã hội và chính sách của nhà nước để trục lợi đang thể hiện ngày càng rõ hơn tác oai tác quái, cản trở sự vận hành lành mạnh của hệ thống thể chế thị trường và hạn chế hiệu quả của nền kinh tế. Theo số liệu tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa 9 về đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, hiện cả nước có khoảng 22.861 HTX, thu hút gần 6 triệu thành viên tham gia; đóng góp khoảng 4% GDP trong các năm gần đây, nhưng chưa tính được sự tác động của hợp tác xã tới kinh tế, đời sống thành viên. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 36Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 Số lượng HTX tăng 8.513 HTX (khoảng 59%), số lao động làm việc trong HTX là 1,2 triệu người, tăng 157.000 người (khoảng 14,8%) so với năm 2003. Đồng thời, số lượng các HTX hoạt động hiệu quả tăng lên rõ rệt, chiếm khoảng 57% trong tổng số HTX. Doanh thu bình quân của một HTX năm 2018 đạt 4,4 tỷ đồng/HTX, tăng 3,6 tỷ đồng (gấp khoảng 5,2 lần) so với năm 2003. Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX cũng được tăng lên từ 15,7 triệu đồng/năm năm 2003 lên 36,6 triệu đồng/năm 2018 (tăng 20,9 triệu đồng, khoảng 133%). Ngoài loại hình tổ chức hợp tác xã, cả nước hiện có khoảng 101.400 tổ hợp tác (THT), tăng 587 THT (khoảng 0,58%) so với năm 2003; thu hút 1,34 triệu thành viên tham gia, tăng khoảng 57,3%. Số lao động thường xuyên trong THT khoảng 1,1 triệu lao động, tăng 11,2% so với năm 2003. Doanh thu bình quân của 1 THT là 408 triệu đồng, tăng 75,7% so với năm 2003. Hợp tác xã nông nghiệp có vai trò quan trọng nhất trong khu vực hợp tác xã. Theo Bộ NN&PTNT, đến hết năm 2018, cả nước đã có 39 liên hiệp HTX nông nghiệp, 13.400 HTX nông nghiệp, tăng 14,6% so với năm 2017. Trong số các HTX, có 55% số HTX hoạt động hiệu quả (năm 2017 là 33%); tỷ lệ HTX tham gia dịch vụ tiêu thụ nông sản cho xã viên tăng từ dưới 10% trước đây lên 20,5%. Số HTX nông nghiệp thành lập mới sau 6 năm thực hiện Luật Hợp tác xã 2012 là 5.816 HTX, riêng năm 2018 là 1.935 HTX (tăng 63% so với năm 2017). Khu vực hợp tác xã do vậy là một thực thể quan trọng của nền kinh tế nước ta. 4 - Khu vực hợp tác xã đang đối mặt với những vấn đề gì và lối ra Đất nước ta hiện có khoảng 95,5 triệu người, với khu vực nông nghiệp nông thôn rộng lớn của gần 10 triệu hộ nông dân là mảnh đất tốt cho hợp tác xã sinh sôi nảy nở. Mặc dù đã đạt được một số kết quả như đã nêu ở trên, khu vực hợp tác xã nước ta đã và đang đứng trước những hạn chế và thử thách to lớn, có thể đánh mất một tiềm năng tăng trưởng và phát triển đất nước về mặt chất lượng. Một là, nhìn chung khu vực hợp tác xã hoạt động hiệu quả thấp, mang lại lợi ích chưa nhiều và chưa xứng đáng cho thành viên; mô hình hợp tác xã chưa hấp dẫn người dân, các tổ chức tham gia; nói đến “hợp tác xã” nhiều người vẫn liên tưởng tới mô hình hợp tác xã kiểu cũ thời bao cấp. Hai là, mặc dù đất nước đã trên 30 năm đổi mới, 3 Luật Hợp tác xã (1996, 2003, 2012) đã được Quốc hội thông qua và được triển khai thực hiện, nhưng chúng ta vẫn chưa có một khu vực hợp tác xã thật, kiểu mới của cơ chế kinh tế thị trường phát triển lành mạnh, thay vào đó là một khu vực hợp tác xã mang tính hỗn tạp của nhiều loại mô hình, nhất là mô hình biến tướng: a) Mô hình hợp tác xã cũ thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp vẫn tồn tại, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Về cơ bản, loại hình hợp tác xã này chỉ hoạt động khi có sự trợ cấp của Nhà nước.; b) Mô hình hợp tác xã “đã chết mà không chôn được”, là những hợp tác xã kiểu cũ chủ yếu trong lĩnh vực phi nông nghiệp ở thành thị và cả nông thôn, khi chuyển sang kinh tế thị trường đã không thích nghi được, không còn hoạt động, không còn xã viên, chỉ còn ban quản trị, ban điều hành để giữ đất đai, trụ sở, đến khi chuyển nhượng xong được đất đai, trụ sở, tài sản trái pháp luật, biến của chung thành của riêng thi hợp tác xã tự tiêu vong, nhưng về mặt pháp lý thì chưa xử lý được; c) Mô hình hợp tác xã ruột doanh nghiệp vỏ hợp tác xã, chủ yếu được ra đời từ sau Luật Hợp tác xã

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhai_pha_khu_vuc_the_che_kinh_te_tiem_nang_hop_tac_xa_va_to.pdf
Tài liệu liên quan