Kiến nghị
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tăng
cường các giải pháp về cơ chế, chính sách đối
với hoạt động về môi trường trong lĩnh vực
VHTTDL;
- Tăng cường về công tác kiểm tra và giám
sát đánh giá về BĐKH.
- Tăng cường nguồn lực tài chính thích đáng
cho hoạt động nghiên cứu và ứng phó với môi
trường và BDKH.
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi thường
xuyên về Kế hoạch ứng phó với BĐKH kiến
thức về môi trường cho các VĐV, HLV, nhà
quản lý tại các cơ sở huấn luyện thể thao quốc
gia trong cả nước và các tỉnh thành, Ngành góp
phần nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi
trường trong quản lý, tập luyện và thi đấu TDTT
đảm bảo các yếu tố phát triển bền vững, hài hòa
với thiên nhiên.;
- Vụ Khoa học và Công nghệ Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch triển khai các công trình
nghiên cứu khoa học chuyên sâu về những ảnh
hưởng của ô nhiễm không khí và BĐKH đối với
hoạt động TDTT cụ thể để có được các quy
chuẩn về bảo vệ môi trường và quy chuẩn đảm
bảo tập luyện, thi đấu.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái quát về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu đến sức khỏe và thể dục thể thao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
21
Sè §ÆC BIÖT / 2020
KHAÙI QUAÙT VEÀ AÛNH HÖÔÛNG CUÛA OÂ NHIEÃM KHOÂNG KHÍ
VAØ BIEÁN ÑOÅI KHÍ HAÄU ÑEÁN SÖÙC KHOÛE VAØ THEÅ DUÏC THEÅ THAO
*ThS, Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Cần Thơ
Trần Trí Quân*
Phạm Ngọc Hải*; Bạch Mai Ly*
Trong những năm gần đây, với xu thế toàn
cầu hóa, dân số thế giới tiếp tục gia tăng nhanh
chóng, gần 4 tỷ người năm 1970 lên hơn 7,7 tỷ
người năm 2018. Cùng với quá trình đó các
vấn đề môi trường toàn cầu cũng có những
diễn biến phức tạp, đặt ra những thách thức
mới cho nhân loại.
Đối với hoạt động TDTT: Môi trường thể thao
có tính đặc thù và liên quan tới mối quan hệ trao
đổi vật chất, năng lượng giữa cơ thể người với
môi trường xung quanh, dẫn đến những biến đổi
về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và
những phản ứng của cơ thể đối với các tác động
của môi trường. Các hoạt động tập luyện TDTT,
sự kiện thể thao hiện nay là nhu cầu không thể
thiếu trong đời sống xã hội và có sức thu hút ngày
càng cao đối với cộng đồng. Các hoạt động
TDTT góp phần thúc đẩy và hình thành nên môi
trường xã hội phát triển, quảng bá hình ảnh đất
nước con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Môi trường trong tập luyện và thi đấu các môn
thể thao không bị ô nhiễm sẽ có tác dụng phục
hồi sức khỏe, nâng cao thể trạng các vận động
viên, tạo nên các giải đấu có chất lượng, chuyên
nghiệp. Ngược lại, quá trình luyện tập và thi đấu
các môn thể thao thường xuyên diễn ra trong một
môi trường ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không
khí sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khỏe các
vận động viên như gia tăng các bệnh lý về hô hấp,
lao phổi, tim mạch.
1. Bản chất ô nhiễm không khí và ảnh
hưởng của nó đến sức khỏe
Ô nhiễm không khí hiện được xem là mối đe
dọa sức khỏe môi trường lớn nhất thế giới. Một
nửa dân số trên thế giới không được tiếp cận với
nhiên liệu hoặc công nghệ sạch, 9/10 người
trong số này đang phải hít không khí ô nhiễm,
và có đến 7 triệu người bị giết chết mỗi năm vì
ô nhiễm không khí.
Trên khắp thế giới, môi trường ở cả thành
phố hay vùng quê đều có các chất ô nhiễm độc
hại trong không khí vượt quá giá trị chất lượng
không khí trung bình WHO khuyến nghị. Theo
Tổ chức Y tế Thế giới WH0, 6 chất chính gây ô
nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe người
bao gồm: Oxit nitơ (NO2); Oxit lưu huỳnh
(SO2); Cacbon monoxit (CO); Chì; Ozon tầng
mặt đất; Các hạt vật chất khí quyển lơ lửng.
Trong số đó, các hạt bụi mịn với kích thước nhỏ
hơn 2,5 micron (PM 2.5) đáng được bận tâm
nhất, vì chúng có khả năng xâm nhập sâu vào
phổi, ảnh hưởng đến cả hệ hô hấp và hệ thống
mạch máu. Tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng
của con người có nghiêm trọng hay không sẽ tùy
thuộc vào mức độ và thời gian tiếp xúc với
không khí ô nhiễm.
Mức độ ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến
sức khỏe con người là rất nghiêm trọng, tương
đương với tác hại của việc hút thuốc lá, và cao
hơn nhiều so với tác động từ thói quen ăn quá
nhiều muối. Cụ thể, 1/3 số ca tử vong do đột
quỵ, ung thư phổi và các bệnh tim mạch là do ô
nhiễm không khí. Các chất ô nhiễm cực nhỏ
trong không khí có thể lọt qua hệ thống miễn
dịch của cơ thể, xâm nhập sâu vào hệ hô hấp và
tuần hoàn, sau đó dần làm hỏng phổi, tim và não
của con người. Ô nhiễm không khí vừa là
nguyên nhân hình thành, vừa là yếu tố làm trầm
trọng thêm một số bệnh, từ hen suyễn cho đến
bệnh tim mạch, ung thư phổi, phì đại tâm thất,
bệnh Alzheimer và Parkinson, biến chứng tâm
lý, tự kỷ, bệnh võng mạc... Các hạt bụi mịn và
siêu mịn - một trong những thành phần chính
của không khí ô nhiễm, đã được Cơ quan
Lý luËn vµ thùc tiÔn thÓ dôc thÓ thao
22
Nghiên cứu Ung thư Quốc
tế xếp vào nhóm chất gây
ung thư cho con người.
2. Ô nhiễm không khí
và biến đổi khí hậu
Ô nhiễm không khí có
liên quan chặt chẽ với biến
đổi khí hậu, trong đó quá
trình đốt cháy nhiên liệu
hóa thạch vừa gây biến đổi
khí hậu, vừa là tác nhân
chính gây ô nhiễm không
khí. Do đó những nỗ lực
giảm thiểu biến đổi khí hậu
cũng có thể cải thiện không
khí bị ô nhiễm, và ngược
lại. Gần đây, Hội đồng liên
chính phủ về Biến đổi khí
hậu của Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng nếu quy
trình sản xuất nhiệt điện từ đốt than không kết
thúc vào năm 2050, nhiệt độ của Trái Đất sẽ
tăng hơn 1,5 độ C và chúng ta có thể chứng kiến
một cuộc khủng hoảng khí hậu lớn trong vòng
20 năm tới.
WHO cho rằng các nguồn năng lượng gây ô
nhiễm hiện nay đã tạo ra những gánh nặng lớn
về sức khỏe, do đó rất cần chuyển sang những
lựa chọn sạch hơn và bền vững hơn để cung cấp
năng lượng và vận chuyển hệ thống thực phẩm
một cách hiệu quả. Hội nghị toàn cầu đầu tiên
về ô nhiễm không khí và sức khỏe sẽ nâng cao
nhận thức về tác hại và rủi ro đến sức khỏe cộng
đồng, cũng như chia sẻ thông tin về những ảnh
hưởng của ô nhiễm không khí.
Theo Cơ quan chiến lược về giảm nhẹ thiên
tai của Liên Hợp Quốc (UNISDR), trong giai
đoạn 1998-2017 kinh tế thế giới chịu thiệt hại
2250 tỷ đô la Mỹ, cao hơn 250% so với 20 năm
trước đó. Với xu thế biến đổi khí hậu như hiện
tại nếu không quyết liệt thực hiện các giải pháp
ứng phó biến đổi khí hậu, thiệt hại cho nền kinh
tế đến năm 2050 trên toàn thế giới do biến đổi
khí hậu sẽ là 7900 triệu đô la Mỹ và 3% GDP
trên toàn cầu (Economist Intelligent Unit, 2019),
trong đó mức giảm GDP của Châu Á ước tính
là 2,6%.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu
ảnh hưởng nặng nề của cać hiêṇ tươṇg thời tiêt́,
khí hậu cực đoan, trong đo ́bão, lũ lụt và hạn hán
là thường xuyên và nguy hiểm nhất. Các hiện
tượng thời tiết, khi ́hâụ cực đoan gia tăng, không
những gây ảnh hưởng và thiệt hại nhiều tới tài
nguyên, kinh tế, phát triển xã hội, mà còn co ́thể
an̉h hươn̉g đêń cać muc̣ tiêu phát triển bền vững
của đất nước. Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra
đối với nước ta trong một thập kỷ gần đây từ
năm 2009-2019 gần 250 nghìn tỷ đồng và thiệt
hại về người lên tới hơn 2500 người. Tính riêng
năm 2018, với hơn 13 cơn bão và áp thấp nhiệt
đới, 212 trận dông, lốc sét, 14 trận lũ quét, sạt
lở đất; 9 đợt gió mạnh trên biển; 4 đợt rét đậm,
rét hại; 11 đợt nắng nóng, 23 đợt không khí lạnh;
30 đợt mưa lớn trên diện rộng và lũ lớn tại
thượng nguồn sông Cửu Long sau 7 năm kể từ
2011, thiệt hại cho nền kinh tế ước tính 20,000
tỷ đồng và 218 người chết và mất tích. Đợt mưa
lũ tháng 10/2020 gần đây nhất ở miền Trung là
lũ lịch sử, đã gây thiệt hại lớn, mưa lũ đã làm
119 người chết, 21 người mất tích. Nhiều xã
hiện nay còn bị ngập, giao thông bị cô lập, nhiều
người dân mất nhà cửa, đi lại gặp khó khăn.
Nhiều trường học chưa thể mở cửa, môi trường
bị đe dọa.
Cùng với sự gia tăng dân số và nhiệt độ Trái
Đất nóng dần lên, không khí mà con người hít
thở mỗi ngày cũng đang bị ô nhiễm trầm trọng
do các động cơ và quy trình công nghiệp vẫn
tiếp tục thải ra rất nhiều khí bẩn. Ô nhiễm không
khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người, là
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, hàng loạt các giải thi đấu thể
thao đã bị hủy bỏ do lũ lụt tại miền Trung năm 2020
23
Sè §ÆC BIÖT / 2020
nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật và một yếu
tố chính dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao,
đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt
Nam. Do đó, các biện pháp thiết thực để giảm ô
nhiễm không khí là rất quan trọng, cần được
quan tâm và đầu tư thực hiện nhiều hơn nữa.
3. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của ô
nhiễm không khí và BĐKH đến sức khỏe thể
dục, thể thao
Vấn đề nghiên cứu về ảnh hưởng của ô
nhiễm không khí và BĐKH đến sức khỏe thể
dục, thể thao đã được nhiều tác giả trong và
ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Có thể kể tới
một số tác giả sau:
- Nghiên cứu của Florida-James (2004) chỉ ra
rằng tiếp xúc với mức độ cao của các chất ô
nhiễm không khí cụ thể như Ozone (O3), Carbon
monoxide (CO), Nitrogen dioxide (NO 2), Sulfur
dioxide (SO2 ) và hạt vấn đề (PM1, PM10, PM
2,5 ), trong quá trình hoạt động thể chất có thể có
ảnh hưởng đến sức khỏe: gây ho, đau tức ngực,
khó thở, đau họng, đau đầu và giảm chức năng
phổi. Ví dụ, tiếp xúc với O3 có thể tạo ra các gốc
tự do gây ra stress oxy hóa có thể làm hỏng các
tế bào biểu mô, gây ra các quá trình viêm và gây
tổn thương trực tiếp đến phổi. Các nghiên cứu đã
chỉ ra tập thể dục trong điều kiện nồng độ O3 cao
có thể liên quan đến sự phát hen suyễn, và với
tổn thương di truyền tế bào trong tế bào lympho.
Tập luyện aerobic trong điều kiện ô nhiễm không
khí (mức CO, Ozone cao hơn và PM10), đã được
chứng minh là dẫn đến giảm
lượng hồng cầu và tăng mức
độ bạch cầu. Mặc dù hệ
thống mạch máu và phổi của
các VĐV được phát triển và
rèn luyện nhiều hơn so với
dân số chung, mức độ tiếp
xúc của họ với các điều kiện
ô nhiễm không khí trong khi
tập thể dục cũng có thể ảnh
hưởng đến sức khỏe, giảm
chức năng phổi và các buổi
biểu diễn.
- Nghiên cứu của Hayes
và cộng sự (2014) so sánh
được thực hiện giữa môi
trường nóng ẩm và môi
trường nóng, khô về các tác động có điều kiện
tương ứng của chúng đối với hiệu suất tập thể
dục nước rút ngắt quãng. Kết quả của nghiên
cứu kết luận rằng : hiệu suất chạy nước rút bị
suy giảm, nhưng không nhiều hơn đáng kể trong
điều kiện này so với điều kiện khác khi căng
thẳng nhiệt được kết hợp giữa hai điều kiện. Tốt
nhất, một VĐV nên tập luyện cho môi trường
mà màn trình diễn, thi đấu sẽ diễn ra.
- Nghiên cứu của Larose và cộng sự (2014)
đã khảo sát cụ thể ảnh hưởng của stress nhiệt
khô và ẩm đến khả năng mất nhiệt ở các nhóm
tuổi khác nhau. Nghiên cứu chỉ rõ, Khi tuổi tác
tăng lên, tốc độ mồ hôi giảm xuống, khiến người
lớn tuổi khó tiêu hao nhiệt lượng được giữ lại
trong quá trình tập luyện một cách hiệu quả hơn.
Khả năng mất nhiệt được đo bằng cả phép đo
nhiệt lượng trực tiếp (bay hơi) và gián tiếp
(chuyển hóa) ở 60 nam giới, tuổi từ 20-70, ở 35
°C và cả độ ẩm tương đối 20% và 60%. Điều
kiện nóng ẩm làm cho khả năng mất nhiệt suy
giảm ở mọi lứa tuổi. Nhiệt độ lõi tương đối,
phản ứng nhịp tim và mức độ khó chịu do nhiệt
cảm nhận được đều tăng theo độ tuổi. Điều này
tương ứng với việc giảm khả năng mất nhiệt ở
nhóm dân số trung niên trở lên.
- Nghiên cứu của nhóm J González-Alonso
1, C Teller, SL Andersen, FB Jensen, T Hyldig,
B Nielsen (2011) nghiên cứu “Ảnh hưởng của
nhiệt độ cơ thể đến sự phát triển của mệt mỏi
khi tập thể dục kéo dài trong nắng nóng”.
Biến đổi khí hậu và sự thất thường của thời tiết ảnh hưởng nhiều
tới việc tập luyện và thi đấu các môn thể thao
Lý luËn vµ thùc tiÔn thÓ dôc thÓ thao
24
Những kết quả này chứng minh rằng nhiệt độ
cơ thể bên trong cao gây ra mệt mỏi cho người
tập trong môi trường nóng không thể bù đắp.
Hơn nữa, thời gian cạn kiệt năng lượng trong
môi trường nóng tỷ lệ nghịch với nhiệt độ ban
đầu và liên quan trực tiếp đến tốc độ tích trữ
nhiệt. Sự gia tăng nhịp tim và giảm khối lượng
song song với sự gia tăng nhiệt độ lõi (36-40 độ
C), với lưu lượng máu ở da duy trì ở Tes xấp xỉ
38 độ C. Những kết quả này chứng minh rằng
nhiệt độ cơ thể bên trong cao gây ra mệt mỏi
cho người tập luyện thể dục kéo dài trong môi
trường nóng không thể bù đắp.
- Nhóm nghiên cứu Franck Brocherie,
Olivier Girard và Grégoire P.Millet (Viện Khoa
học Thể thao, Khoa Sinh lý, Khoa Sinh học và
Y học, Đại học Lausanne -Thụy Sĩ) về Những
thách thức về môi trường và thời tiết đang nổi
lên trong các môn thể thao ngoài trời cho thấy:
Ô nhiễm không khí là một gánh nặng môi
trường ngày càng tăng trên toàn thế giới, được
cho là kết quả của biến đổi khí hậu (nhiệt độ môi
trường xung quanh nóng hơn làm trầm trọng
thêm tác hại của ô nhiễm ôzôn và ô nhiễm
không khí), phát sinh từ sự tích tụ khí nhà kính
CO2. Ngoài các triệu chứng thường được báo
cáo bao gồm ho, kích ứng cổ họng, khó chịu ở
ngực, da hoặc mắt khó chịu, những chất ô nhiễm
này có khả năng gây ra vô số tác dụng phụ khác
ở những người tập ngoài trời ở đô thị, ảnh
hưởng không nhỏ đến sức khỏe của họ. Điều
này có thể bao gồm chức năng phổi bị suy giảm,
tăng nồng độ dấu hiệu viêm và thay đổi chức
năng miễn dịch trong hệ thống phổi; nhồi máu
cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch, viêm phế
quản và hen suyễn. Khi tốc độ thông khí và tần
số thở tăng lên khi tập thể dục và nhịp thở
chuyển từ mũi sang miệng, điều này dẫn đến
việc hít phải ô nhiễm không khí lớn khi tập thể
dục ngoài trời. Hơn nữa, mối liên hệ có thể có
giữa việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí và ảnh
hưởng xấu đến nhận thức, nhưng ảnh hưởng của
nó đối với sự suy giảm hoạt động thể thao ngoài
trời vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Ngoài ra tổng hợp nghiên cứu của nhóm cũng
khuyến nghị: Các buổi tập luyện và thi đấu thể
thao ngoài trời thường diễn ra trong giờ cao điểm
của UVR, tức là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều,
mức độ tiếp xúc quá mạnh, không liên tục và tích
lũy toàn bộ với UVR có liên quan đến sự phát
triển của cả ung thư da hắc tố và không phải ung
thư tế bào hắc tố trong khi số ca ung thư hắc tố
ác tính trong 40 năm qua đã tăng gấp đôi sau mỗi
7- 8 năm. Ngoài thời gian ở ngoài trời ngay từ
khi còn nhỏ, nhiều yếu tố khiến những người
tham gia thể thao ngoài trời bị tổn thương do tia
cực tím. Các môi trường cụ thể như độ cao làm
tăng thêm nguy cơ phơi nhiễm. Trong nhiều môn
thể thao dưới nước, nước cũng phản ánh một
phần đáng kể UVR. Các vùng da có nguy cơ phơi
nhiễm UVR cao nhất bao gồm mặt, cổ, tay, chân
và bàn chân (lưng); các khu vực nguy cơ vừa phải
là ngực, đùi, cánh tay và cẳng tay. Cuối cùng, ban
đỏ ban đầu (tức là mẩn đỏ da do tắc nghẽn mao
mạch ở các lớp dưới của da) thường xuất hiện từ
3 đến 5 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
đáng kể (ví dụ: vào buổi trưa trong vòng 15–30
phút đối với người có làn da trắng), và đạt đến
mức độ nghiêm trọng tối đa sau 12 đến 24 giờ
sau khi phơi nhiễm trước khi phục hồi dần dần
trong 72 giờ tiếp theo.
-Viện Thể thao Úc (AIS) năm 2019 đã phát
triển một quan điểm về ô nhiễm khói bụi và tập
thể dục để cung cấp hướng dẫn và lãnh đạo cụ
thể cho hệ thống thể thao thành tích cao của Úc.
Theo đó các khuyến cáo về ô nhiễm không khí
có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe các VĐV.
Tác động đến sức khỏe của khói lửa có thể thay
đổi tùy theo tình trạng sức khỏe hiện tại của một
cá nhân và tình trạng y tế trước đó. Các lời
khuyên về sức khỏe cộng đồng hiện nay là nhằm
vào các nhóm nguy cơ cao, bao gồm những
người trên 65 tuổi, trẻ em từ 14 tuổi trở xuống,
phụ nữ mang thai và những người có bệnh tim
hoặc phổi. Các vận động viên tham gia vào môn
thể thao thành tích cao cũng có thể có nguy cơ
cao hơn khi thực hiện các bài tập thể dục cường
độ cao kéo dài ở ngoài trời và cần phải thận
trọng thêm. Ở các VĐV thành tích cao, tập thể
dục vừa phải có thể làm tăng tổng lượng không
khí đi qua đường thở lên hơn 10 lần và vận động
mạnh hơn 20 lần so với các giá trị khi nghỉ ngơi.
Ngay cả khi chất lượng không khí giảm vừa
phải, điều này có thể cho thấy mức độ phơi
nhiễm chất ô nhiễm tăng lên đáng kể trong suốt
một giờ tập luyện cường độ cao kéo dài một giờ.
25
Sè §ÆC BIÖT / 2020
-Theo nghiên cứu của Đại học Y Rochester -
Mỹ: Hút thuốc sau khi tập luyện và thi đấu còn
khiến con người đối mặt nguy cơ sưng mãn tính
màng nhầy, hạn chế hô hấp. Tar - một loại chất
độc phát sinh trong khói thuốc lá còn làm cho
phổi hạn chế đàn hồi, cản trở khả năng cung cấp
oxy và chức năng giải độc phổi. Sau khi tập
luyện, VĐV cần rất nhiều oxy, không khí trong
lành. Nhưng khói thuốc làm thu hẹp đường dẫn
khí ở phổi dẫn đến hiện tượng khó thở. Các
chuyên gia y tế cảnh báo rằng sử dụng chất kích
thích trong khi tập thể thao sẽ ảnh hưởng đến
sức khỏe của các vận động viên. Nicotine có
trong thuốc lá tạo cho con người cảm giác tỉnh
táo và tập trung năng lượng. Chính vì thế sau
mỗi buổi tập hay thi đấu mệt mỏi, không ít
người nghiện thuốc lá thường có thói quen vừa
thở vừa hút thuốc lá. Thói quen phản khoa học
này sẽ gây nên những tác hại rất lớn với những
VĐV hay người tập thể dục thể thao. Hút thuốc
lá sau khi tập luyện căng thẳng có tác động rất
lớn đến trái tim của người tập. Giống như cơ bắp
và tất cả các cơ quan khác trong cơ thể, trái tim
cần nguồn oxy để hoạt động. Tuy nhiên, khói
thuốc làm cạn kiệt nguồn oxy của cơ thể. Thay
vào đó, nó lại tạo ra carbon dioxide vô cùng độc
hại. Chất nicotine trong thuốc lá còn đóng vai
trò như một chất kích thích, làm nhịp tim đập
vượt quá mức của nó trong quá trình VĐV tập
luyện hay thi đấu và còn kích thích lipoprotein-
lipase lên men, khiến cơ thể tăng cường quá
trình ly giải lipide, giảm thiểu quá trình tổng hợp
chất béo hay gây ức chế isullin, làm cho người
tập chán ăn, khó hấp thụ dưỡng chất cần thiết.
- Báo cáo đánh giá khí hậu quốc gia lần 4
thuộc Chương trình Nghiên cứu Thay đổi Toàn
cầu của Hoa Kỳ năm 2018 tổng kết: “Cơ sở hạ
tầng xuống cấp và già cỗi của Quốc gia chúng
ta còn bị nhấn mạnh thêm do sự gia tăng các sự
kiện mưa lớn, lũ lụt ven biển, nắng nóng, cháy
rừng và các hiện tượng cực đoan khác, cũng như
những thay đổi về lượng mưa và nhiệt độ trung
bình. Nếu không có sự thích ứng, biến đổi khí
hậu sẽ tiếp tục làm suy giảm hiệu suất cơ sở hạ
tầng trong phần còn lại của thế kỷ, với khả năng
gây ra các tác động lớn đe dọa nền kinh tế, an
ninh quốc gia, các dịch vụ thiết yếu và sức khỏe
và hạnh phúc của chúng ta”.
- Nhà kinh tế học môi trường Geoffrey Heal,
một giáo sư tại Trường Kinh doanh Columbia
cho biết: Phần lớn cơ sở hạ tầng quan trọng của
xã hội đang gặp rủi ro do lũ lụt: “Mực nước
biển dâng có thể gây mất giá trị tài sản hàng
nghìn tỷ đô la - có thể từ 2 đến 5 nghìn tỷ đô la
- vào cuối thế kỷ này”. Đó là thiệt hại về nhà
cửa, hư hỏng các sân bay trên bờ biển, hư hỏng
các bến tàu, tuyến đường sắt chạy lên và xuống
Bờ Đông, tất cả đều nằm trong phạm vi vài feet
so với mực nước biển, thiệt hại đối với I-95
cũng chạy dọc theo bờ biển. Và đó chỉ là Bờ
Đông. Nếu bạn nhìn nhận ở góc độ toàn cầu,
điều này được lặp lại trên khắp thế giới ”. Phần
lớn cơ sở hạ tầng này có thể sẽ cần được sửa
chữa hoặc thay thế.
- Trong những năm gần đây, biến đổi khí
hậu (BĐKH) đã diễn ra với tốc độ nhanh hơn
với quy mô rộng lớn hơn so với những dự báo
trước đây, sự gia tăng tần số, cường độ các hiện
tượng thời tiết cực đoan chưa từng có ngày
càng xuất hiện thường xuyên và chưa có dấu
hiệu đạt đỉnh. Để ứng phó với BĐKH đòi hỏi
sự nỗ lực của toàn cầu, của mỗi quốc gia, Thỏa
thuận Paris về BĐKH (Thỏa thuận Paris) được
thông qua tại Hội nghị các Bên tham gia Công
ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH lần
thứ 21 (COP 21) như là yêu cầu tất yếu của
việc ứng phó với BĐKH. Thỏa thuận Paris ra
đời trong bối cảnh thế giới phải chứng kiến
những ảnh hưởng rõ rệt nhất của BĐKH. Cùng
với gần 200 quốc gia và khu vực, Việt Nam đã
ký kết tham gia và phê chuẩnThỏa thuận Paris,
một văn kiện có ý nghĩa lịch sử, làm cơ sở để
thế giới chung tay thực hiện hiệu quả các hành
động ứng phó với BĐKH, góp phần bảo vệ
Trái Đất; đồng thời, giúp giải quyết những mối
đe dọa an ninh đối với toàn cầu, khu vực và
quốc gia do BĐKH gây ra.
Việt Nam là một quốc gia dễ bị tổn thương
trước tác động của BĐKH với những biểu hiện
như hạn hán, bão, lũ lụt, nước biển dâng, xâm
thực, xâm nhập mặn. BĐKH tác động tới tất cả
các vùng, miền, các lĩnh vực, trong đó có lĩnh
vực VHTTDL đã và đang bị ảnh hưởng nghiêm
trọng của ô nhiễm không khí và BĐKH như:
Thứ nhất, tác động đến cơ sở vật chất kỹ
thuật TDTT:
Lý luËn vµ thùc tiÔn thÓ dôc thÓ thao
26
+ Ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều, lũ lụt
thường xuyên, hiện tượng thời tiết cực đoan
nắng nóng kéo dài, mưa đá xuất hiện tần suất
ngày một nhiều, làm hư hại dẫn đến đổ và tốc
mái nhà tập, cây cối ngã đỗ, sụt lún nền đất,
ngập lụt tại các sân tập, nhà tập...
+ Cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức tập
luyện, sinh hoạt bị hư hỏng và xuống cấp nhanh
chóng hoặc không còn phù hợp với điều kiện
khí hậu hiện tại.
+ Nguồn kinh phí bảo trì, sửa chữa các
phương tiện hỗ trợ tập luyện với thời tiết khí hậu
khắc nghiệt gia tăng đáng kể.
Thứ hai, tác động đến tập luyện, thi đấu:
+ Ảnh hưởng đến hoạch định, định hướng
của các cơ quan quản lý về phát triển các môn
thể thao để thích ứng với biến đổi khí hậu và
môi trường.
+ Các giải đấu theo kế hoạch định ra hàng
năm bị hoãn lại ảnh hưởng đến kế hoạch chuẩn
bị tập luyện, thi đấu, gây thiệt hại lớn về kinh
phí đầu tư.
+ Nhiệt độ môi trường tăng cao hoặc xuống
thấp khó, ô nhiễm gây khăn cho việc điều chỉnh
giờ tập, bố trí nơi tập luyện để theo kịp sự biến
đổi khí hậu thời tiết. Thời gian dành cho tập
luyện của các môn thể thao trong nhà, ngoài trời
bị thu hẹp.
+ Gia tăng nguy cơ ảnh hưởng về sức khỏe
đối với VĐV tập luyện với cường độ cao.
+ Ảnh hưởng đến tính ổn định về nghề
nghiệp, thu nhập của đội ngũ HLV, VĐV thể
thao thành tích cao.
Bằng sự vào cuộc chủ động tích cực mới đây
nhất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
(VHTTDL) đã ra Quyết định số 4864/QĐ-
BVHTTDL ngày 31/12/2019 ban hành Kế hoạch
hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH)
giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Theo
đó, kế hoạch với mục tiêu nhằm nâng cao năng
lực ứng phó với BĐKH, đảm bảo sự phát triển
bền vững các lĩnh vực của ngành VHTTDL trên
phạm vi toàn quốc; đồng thời, giảm nhẹ những
hiểm họa của BĐKH, tận dụng cơ hội do BĐKH
mang lại. Nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch gồm:
Rà soát các chiến lược, chương trình, quy hoạch,
kế hoạch phát triển các lĩnh vực VHTTDL để
đánh giá khả năng lồng ghép; Đánh giá các tác
động của BĐKH đến lĩnh vực VHTTDL; Giải
pháp ứng phó với BĐKH.
Kết luận
Từ những phân tích, tổng hợp các nghiên cứu
về những tác động của ô nhiễm không khí và
BĐKH đến sức khỏe và đời xã hội nói chung và
lĩnh vực hoạt động TDTT nói riêng, chúng tôi
rút ra một số kết luận sau:
- Ô nhiễm không khí và BĐKH đã trở thành
một trong những thách thức lớn nhất của nhân
loại, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia và vùng lãnh
thổ, trong đó Việt Nam là một trong những quốc
gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Ô nhiễm
không khí và BĐKH đang gây tác động cho tất
cả các lĩnh vực trong xã hội, trong đó có hoạt
động TDTT, bao gồm:
+ Cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện, sinh
hoạt xuống cấp nhanh chóng và trầm trọng do
môi trường và khí hậu thay đổi.
+ Nguồn kinh phí chi cho tu sửa, bảo trì,
nâng cấp CSVC tăng cao trong khi chi ngân
sách Nhà nước còn rất hạn hẹp.
+ Ảnh hưởng đến sự hoạch định, định hướng
của các cơ quan quản lý về các môn thể thao để
thích ứng với BĐKH và môi trường.
+ Các giải đấu theo kế hoạch định ra hàng
năm bị hoãn lại do những diễn biến bất lợi của
khí hậu ảnh hưởng đến kế hoạch tập luyện và
thi đấu, gây thiệt hại lớn về kinh phí đầu tư mà
không đánh giá được hiệu quả.
+ Nhiệt độ môi trường tăng cao hoặc xuống
thấp đặt ra những thách thức lớn cho việc điều
chỉnh giờ tập, nơi tập luyện để thích ứng. Thời
gian dành cho tập luyện của các môn thể thao
trong nhà và ngoài trời có thể bị thu hẹp và
gián đoạn.
+ Làm gia tăng nguy cơ ảnh hưởng về sức khỏe,
chấn thương, khả năng hồi phục đối với VĐV.
+ Hoạt động nghề nghiệp và thu nhập của đội
ngũ HLV, VĐV thể thao thành tích cao bị ảnh
hưởng nghiêm trọng.
- Các công trình nghiên cứu khoa học về
những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường và
BĐKH đối với các hoạt động thể thao trong
nước chưa có nhiều những nghiên cứu chuyên
sâu đến từng hoạt động thể thao của môn thể
thao cụ thể cũng như sức khỏe VĐV. Việc đề
cập đến những ảnh hưởng của ô nhiễm môi
27
Sè §ÆC BIÖT / 2020
trường và BĐKH đối với hoạt động TDTT chỉ
mang tính chất khuyến cáo chung chung và
chưa có những minh chứng sát thực.
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
về môi trường trong hoạt động TDTT còn thiếu
và chưa đồng bộ. Các hoạt động chủ yếu là công
tác tuyên truyền hưởng ứng là chính chứ chưa
triển khai đi sâu vào giáo dục và trang bị tri thức
về môi trường cho đội ngũ quản lý, HLV, VĐV.
- Các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia,
các cơ sở tập luyện TDTT cần coi vấn đề khói
thuốc lá là một trong những nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường, là nguyên nhân chính gây
nên ô nhiễm không khí trong nhà, nơi làm việc,
trường học, nơi công cộng và ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe các VĐV. Cần xây dựng kế hoạch
và tuyên truyền sâu rộng tới HLV, VĐV để
quyết tâm loại bỏ thuốc lá ra khỏi môi trường
sống sinh hoạt và tập luyện TDTT.
Kiến nghị
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tăng
cường các giải pháp về cơ chế, chính sách đối
với hoạt động về môi trường trong lĩnh vực
VHTTDL;
- Tăng cường về công tác kiểm tra và giám
sát đánh giá về BĐKH.
- Tăng cường nguồn lực tài chính thích đáng
cho hoạt động nghiên cứu và ứng phó với môi
trường và BDKH.
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi thường
xuyên về Kế hoạch ứng phó với BĐKH kiến
thức về môi trường cho các VĐV, HLV, nhà
quản lý tại các cơ sở huấn luyện thể thao quốc
gia trong cả nước và các tỉnh thành, Ngành góp
phần nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi
trường trong quản lý, tập luyện và thi đấu TDTT
đảm bảo các yếu tố phát triển bền vững, hài hòa
với thiên nhiên.;
- Vụ Khoa học và Công nghệ Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch triển khai các công trình
nghiên cứu khoa học chuyên sâu về những ảnh
hưởng của ô nhiễm không khí và BĐKH đối với
hoạt động TDTT cụ thể để có được các quy
chuẩn về bảo vệ môi trường và quy chuẩn đảm
bảo tập luyện, thi đấu.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Kịch
bản Biêń đôỉ khi ́hâụ và nước biển dâng cho Việt
Nam, Nxb Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ
Việt Nam.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch
bản Biêń đôỉ khi ́hâụ và nước biển dâng cho Việt
Nam, Nxb Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ
Việt Nam.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Kịch
bản Biêń đôỉ khi ́hâụ và nước biển dâng cho Việt
Nam, Nxb Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ
Việt Nam.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2020),
Tài liệu tập huấn về công tác bảo vệ môi trường
trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
5. Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (2017), Kế hoạch hành động
quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030
vì sự phát triển bền vững.
6. David Eckstein, Vera Künzel and Laura
Schäfer (2017), Báo cáo rủi ro về khí hậu.
7. https://nca2018.globalchange.gov.
8. https://doi.org/10.3390/cli3030492.
9. https://epi.yale.edu/sites/
default/files/files/VNM_EPI2020_CP.pdf.
10.https://www.healtheffects.org/about/annu
al-report.
11.https://www.germanwatch.org/de.
12 .
13. https://www.who.int/.
14. Viện Khoa học Khi ́tượng Thủy văn và
Môi trường (2010), Biến đổi khí hậu và tác động
ở Việt Nam.
15. Viện Khoa học Khi ́tượng Thủy văn và
Môi trường (2011), Tài liệu hướng dẫn Đánh
giá tác động của biêń đôỉ khi ́hâụ và xác định
các giải pháp thićh ứng, Nxb Tài nguyên - Môi
trường và Bản đồ Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khai_quat_ve_anh_huong_cua_o_nhiem_khong_khi_va_bien_doi_khi.pdf