Khai thác tiềm năng mùa nước nổi trong phát triển du lịch trải nghiệm tại vườn quốc gia Tràm Chim

Giải pháp nhằm nâng cao việc khai thác tiềm năng mùa nước nổi nhằm phát triển du lịch VQG Tràm Chim Về sản phẩm du lịch, hiện tại, VQG Tràm Chim đang chuẩn bị khai thác các tuyến điểm du lịch kết hợp nhằm tạo sự hấp dẫn đối với du khách như: làm chợ nổi trên sông chuyên bán các loại động, thực vật đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười như rắn, chuột, các loại cá, bông điên điển, bông súng.; mở những gian hàng trên sông bán bưu ảnh, tranh, lịch, tài liệu lịch sử khoa học mang tên “Tràm Chim Tam Nông”. Trong thời gian tới, Ban Quản lý VQG Tràm Chim cần đầu tư phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt chú trọng phát triển loại hình du lịch sinh thái kết hợp với nghiên cứu. Bên cạnh đó, cần phát triển các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, nhất là các món ăn đặc sản của vùng, các trò chơi sông nước như du thuyền, bơi thuyền, câu cá, chế biến tại chỗ, đặc biệt là thưởng thức nghệ thuật đờn ca tài tử. nhằm tăng thời gian lưu trú cho khách du lịch. Về đầu tư, để phát triển du lịch tại VQG Tràm Chim, rất cần sự đầu tư của các dự án liên quan đến phát triển cơ sở lưu trú, hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt cần chú trọng đến vấn đề cung cấp nước sạch cho khu du lịch. Tuy nhiên, việc đầu tư phải đảm bảo các tiêu chí về tác động môi trường, tránh làm tổn hại đến hệ sinh thái của VQG, vừa phải đáp ứng được nhu cầu của du khách. Về nhân lực, cần có chính sách đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ trong thời gian tới. Mặt khác, chính sách ưu đãi đối với nguồn nhân lực tại VQG Tràm Chim nói chung và phục vụ du lịch nói riêng cần sớm được nghiên cứu. Bên cạnh đó, cần phải tạo điều kiện cho nguồn nhân lực tham gia giao lưu với các khu bảo tồn, VQG có cùng chức năng ở các địa phương khác để giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, như thế chất lượng nguồn nhân lực sẽ sớm được cải thiện. Về môi trường, thường xuyên thực hiện các chương trình giáo dục về môi trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội đoàn thể địa phương. để cộng đồng địa phương hiểu được sự biến đổi của môi trường theo chiều hướng xấu đi phần lớn là do tác động của con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho khách du lịch khi đến VQG để cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường. Về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện tốt quy chế phối hợp an toàn, an ninh và du lịch trong các cơ sở lưu trú, đặc biệt là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách tại các điểm du lịch, trong quá trình vận chuyển và phục vụ du khách. Phối hợp tốt với các cấp chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân cùng thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn và đảm bảo văn minh, lịch sự trong giao tiếp. Việc phát triển du lịch tại VQG Tràm Chim không những góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương mà còn bảo tồn và phát huy nguồn tài sản thiên nhiên vô giá của đất nước. Vì thế, rất cần sự chung tay của người dân bản địa, Ban Quản lý VQG, các cơ quan, ban, ngành hữu quan để các giải pháp được triển khai một cách đồng bộ.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khai thác tiềm năng mùa nước nổi trong phát triển du lịch trải nghiệm tại vườn quốc gia Tràm Chim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH Trang 131 KHAI THÁC TIỀM NĂNG MÙA NƯỚC NỔI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRẢI NGHIỆM TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM SV: Hoàng Phương Hồng Thủy, Lớp: ĐHVNH15B GVHD: ThS. Trần Thanh Thảo Uyên Tóm tắt Cứ đến tháng 7 Âm lịch hàng năm, cư dân Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và cư dân tại Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim nói riêng lại bước vào mùa nước nổi. Mặc dù nước nổi nhưng người dân nơi đây không xem là hiện tượng thiên tai mà họ xem là mùa no đủ. Vì những hoạt động sản xuất, đánh bắt thủy sản, sinh hoạt văn hóa diễn ra trong mùa nước nổi được xem là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Du lịch mùa nước nổi tại VQG Tràm Chim theo đó đã thành loại hình du lịch mới đặc trưng thể hiện sự gần gũi giữa con người với thiên nhiên vùng sông nước miền Tây. Từ khóa: Đồng Tháp Mười, mùa nước nổi, VQG Tràm Chim, du lịch mùa nước nổi 1. Mở đầu Trong những năm gần đây, khoa học công nghệ phát triển, xu thế toàn cầu hóa đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển nhanh và trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu của thế giới. Với vị trí đặc biệt quan trọng, nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn đa dạng và phong phú. Đồng Tháp có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển mạnh mẽ, vững chắc nền kinh tế, trong đó đáng quan tâm nhất là ngành du lịch. Từ những năm cuối thế kỷ XX, số lượng khách du lịch đến với Đồng Tháp tăng nhanh, du lịch góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế địa phương, làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nếu du lịch chỉ dựa trên thế mạnh về tiềm năng sẵn có và khai thác một số loại hình du lịch đơn điệu, sản phẩm du lịch mang tính trùng lặp thì ngành du lịch Đồng Tháp không đủ sức thu hút khách. Làm thế nào để vừa phát triển du lịch trên cơ sở khai thác được lợi thế so sánh, vừa phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước đó là mục tiêu mà du lịch Đồng Tháp cần đạt tới. Chính vì vậy, bài viết “Khai thác tiềm năng mùa nước nổi trong phát triển du lịch trải nghiệm vườn quốc gia Tràm Chim” tỉnh Đồng Tháp nhằm hiểu rõ tiềm năng và thực trạng phát triển loại hình du lịch trải nghiệm, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hoạt động và góp phần bảo tồn tài nguyên môi trường du lịch, đồng thời đem lại lợi ích cho người dân địa phương. 2. Nội dung chính 2.1. Khái quát tiềm năng du lịch ở Vườn quốc gia Tràm Chim Tràm Chim tiếp giáp 05 xã và một thị trấn nằm trên huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đó là xã Phú Thọ, Phú Thành B, Phú Hiệp, Phú Đức, Tân Công Sính và thị trấn Tràm Chim. Tổng diện tích của Vườn quốc gia là 7.313ha được chia thành 05 phân khu từ khu A1 đến khu A5 và khu dịch vụ, hành chính C. Đây là một trong các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, có nhiều loại chim quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ - một loại chim quý hiếm, có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Vùng đất này có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với bao la sông nước, rừng tràm xanh ngút ngàn và thảm thực vật phong phú. Mang đặc thù "sáu tháng đồng khô cỏ cháy, sáu tháng nước ngập trắng đồng", song khí hậu, thổ nhưỡng nơi này rất lý tưởng, là môi trường sống phù hợp của các loài cá, gần 400 loài động vật nổi, động vật đáy và hơn 200 loài chim, chiếm khoảng 1/4 số loài chim có ở Việt Nam, trong đó có 16 loài quý hiếm như ô tác, te vàng, già đãy, choi choi Nổi bật hơn hết là nét đẹp thuần khiết của sen trắng, sen hồng, sen nửa trắng nửa hồng, bông súng, lúa trời, năng, lác, rau muống đồng... Ở đây, loại hình du lịch nổi bật là du lịch sinh thái kết hợp tham quan nghiên cứu khoa học, thu hút số lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các điểm tham quan trong khu du lịch được đầu tư chưa tốt, trong tương lai VQG Tràm Chim cần có sự đầu tư nhiều hơn để phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của du khách. KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 Trang 132 Xuồng là phương tiện phổ biến nhất để du khách có thể khám phá VQG Tràm Chim. Xuồng theo dòng rẽ nước, đưa du khách đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cánh đồng sen hồng, sen trắng, lúa trời, năng kim,... đang vươn mình trong nắng sớm. Ngồi trên xuồng, du khách có thể ngắm nhìn đủ loài chim bay lượn tìm mồi, cất tiếng gọi bầy sôi động cả không gian. Nghe tiếng xuồng máy đến gần, bầy còng cọc, vịt trời, cò trắng cả trăm con, bay vụt lên rồi dang đôi cánh sải dài như chào đón các vị khách đến thăm. Nếu muốn khám phá Tràm Chim từ trên cao, du khách có thể leo lên đài vọng cảnh. Tại đây, du khách sẽ được ngắm nhìn một màu xanh bát ngát, thư giãn thả hồn theo những cơn gió nhẹ mơn man, cảm nhận sự gần gũi với thiên nhiên và thấy lòng thanh bình đến lạ. Mùa nước nổi là mùa du lịch chính ở VQG Tràm Chim, bởi đây là thời điểm mà nguồn sản vật trở nên dồi dào, nên các loài chim tụ họp về đây rất đông. Trải nghiệm cuộc sống vùng ngập nước, du khách sẽ được tự tay thực hiện những công việc sinh kế của cư dân vùng lũ như giăng lưới, đặt lọp, đặt trúm,... Một điều thú vị nữa là du khách có thể tham quan khu vực các loài chim tập trung sinh sản với hàng ngàn tổ chim, cận cảnh quan sát những chú chim non xinh xắn của một số loài chim như còng cọc, điên điển cùng một số loài chim khác. Cảnh tượng kỳ thú và đặc sắc nhất mà du khách muốn khám phá ở Tràm Chim là được ngắm nhìn những chú Sếu đầu đỏ. Tràm Chim là môi trường sinh thái rất lý tưởng, phù hợp cho Sếu cư trú vì có nhiều nguồn thức ăn và nhiều cây che khuất đảm bảo yên tĩnh. Khác với nhiều loài chim trong vùng, Sếu đầu đỏ chỉ kiếm ăn trên mặt đất, nên vào mùa nước nổi ở Đồng Tháp Mười thì chúng phải đi kiếm ăn ở nơi khác. Vì vậy, nếu muốn ngắm nhìn loài chim quý hiếm này thì du khách nên đến tham quan Tràm Chim vào mùa khô, tốt nhất là từ tháng 2 đến tháng 5. Sau hành trình khám phá, bạn có thể thưởng thức các món đặc sản hấp dẫn của miền sông nước như canh chua cá linh bông điên điển, cá lóc nướng trui,... Và khi màn đêm buông xuống, du khách có thể ngủ lại trong rừng, giữa trời nước mênh mông, nghe tiếng chim kêu, tiếng cá đớp mồi, tiếng gió rì rào trong đêm vắng,... sẽ thêm một trải nghiệm thú vị ở VQG Tràm Chim. Cánh rừng tràm ngút ngàn tầm mắt, những đồng cỏ xanh mướt giữa mênh mông sông nước, những đàn chim chao nghiêng trên mặt hồ hay vẻ đẹp kiêu kỳ của Sếu đầu đỏ là những ấn tượng khó phai trong lòng du khách khi đến thăm Tràm Chim. 2.2. Thực trạng của việc khai thác tiềm năng mùa nước nổi trong phát triển du lịch trải nghiệm vườn quốc gia Tràm Chim 2.2.1. Khái quát mùa nước nổi ở Tràm Chim Hàng năm cứ từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch, miền Tây lại bước vào mùa nước nổi. Nước từ thượng nguồn sông Mêkông tràn về hai tỉnh đầu nguồn là An Giang và Đồng Tháp, mang lại cho cư dân trong vùng nguồn lợi thủy sản lớn. Còn với nhiều du khách, cứ đợi mùa nước nổi để tìm về hưởng trọn cái mênh mông nước cùng vô vàng những đặc sản mùa nước nổi như bắt chuột, chài lưới, giăng câu, tắm đồng, đến những món ăn rất đỗi bình dân từ bông súng, bông điên điển, cá linh, cá rô non Mùa nước nổi chẳng qua chỉ là cách gọi của dân du lịch. Mùa này những địa danh như Tràm Chim ở Tam Nông (Đồng Tháp), Láng Sen (Long An), Châu Đốc – Tịnh Biên – An Phú (An Giang) mênh mông con nước. Những cư dân sống vùng sông nước đã quá quen nên với họ, mùa nước nổi về cũng là một mùa thu hoạch. Những sản vật phong phú từ mùa nước nổi đem lại cho họ những lợi ích vật chất nhất định. Còn với dân du lịch, khi mùa nước nổi về lại là mùa cao điểm của du lịch. Mùa nước nổi còn là điều kiện thuận lợi để các loài thủy sản, thực vật sinh sôi, tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng như cây tràm là loài cây đặc trưng của vùng Tràm Chim do đặc tính thích nghi với vùng đất phèn trũng, rất có ích trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, chắn sóng, lũ, giữ nước. Ngoài rừng tràm tự nhiên, người dân còn trồng thêm tràm trong quá trình khai hoang, góp phần đưa diện tích rừng tràm gia tăng đáng kể. Hiện nay, ở Tràm Chim hoạt động du lịch sinh thái ngập nước kết hợp cùng cây tràm. Nhưng trên thực tế, tiềm năng về cây tràm của vùng Tràm Chim vẫn chưa được khai thác có hiệu quả. Bên cạnh đó, cây sen ở Tràm Chim mọc một cách tự nhiên khắp mọi nơi cùng lau sậy, cỏ lác, cỏ năng. Đây là loại cây mà toàn bộ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH Trang 133 các bộ phận đều được sử dụng như lá sen để gói bánh, ngó sen dùng nấu canh hay xào, hoa sen dùng trang trí, Ngoài hiệu quả kinh tế cao, hoa sen còn làm cho cảnh quan Đồng Tháp trở nên đẹp hơn giữa thiên nhiên mùa nước nổi. Bông điên điển chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi. Đây là loài cây thân thảo, mọc hoang ở ven các bờ ruộng, bờ kênh. Bông điên điển được dùng kèm với nhiều món ăn như: cháo, bún nước lèo, bún mắm, canh chua nấu với cá linh, đặc biệt còn dùng làm nhân bánh xèo, dưa chua hoặc ăn sống. Bông súng mọc đầy dưới ruộng, đìa, ao, được người dân dùng với mắm kho, nấu canh chua. Rau choại là loại dây leo thuộc họ dương xỉ, thân bò đến đâu thì rễ bám đến đó, sống được trong vùng bưng trũng nhờ bộ rễ có sức hút nước mạnh, đặc biệt rất thích nghi với vùng đất nhiễm phèn. Tùy vào môi trường sống, rau choại có nhiều loại khác nhau như choại đá, choại vườn, choại rừng, chột lụi, rau ván. Rau choại có thể dùng để luộc và ăn kèm với các món khác. Hẹ nước là loài thủy sinh sống quanh năm nhưng sinh trưởng mạnh vào mùa nước nổi. Hẹ nước có thể sống ở vùng phèn nên trở thành đặc sản của vùng Tràm Chim và không thể thiếu trong bữa cơm của người dân ở đây. Cá linh, vào đầu mùa nước nổi cũng chính là lúc những con cá linh theo dòng phù sa trôi về sông rạch. Trong suốt mùa nước nổi, cá trốn vào ruộng đồng để tránh sóng gió mưa bão. Ngày nay, cá linh không còn nhiều như trước đây nhưng sức hấp dẫn của những món ăn chế biến từ cá linh thì không dễ quên đối với người dân nơi đây. Cá bống trứng thường theo các dề lục bình trôi theo dòng nước, có thể dùng chế biến nhiều món ăn bằng cách chiên hay kho. Ngoài ra, còn có các loại cá đồng, lươn, tôm, cua, ốc Hoạt động du lịch không tách rời với ẩm thực. Tràm Chim là nơi có một nền ẩm thực hoang dã, hào phóng, cộng đồng. Những món ăn ở đây được chế biến theo điều kiện tự nhiên, sản vật tự nhiên, không gian tự nhiên, cách thưởng thức cũng tự nhiên không cầu kì. Ví dụ như món nướng, cái gì cũng có thể nướng được, không chỉ tôm, cua, cá, heo, gà, vịt mà còn có các loại rau củ như khoai, cà tím, đậu bắp, và có nhiều cách nướng như nướng trực tiếp trên lửa, trên khói, nướng trui, bọc đất nướng, bọc lá vùi vào lửa. Tràm Chim là vùng đất có nhiều tiềm năng cho việc phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch sông nước miệt vườn, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tìm hiểu thời khẩn hoang Nam Bộ. Sự hiếu khách, thân thiện cùng với cuộc sống sinh hoạt của người dân vùng nước nổi tạo nên đặc trưng văn hóa, là thế mạnh trong việc khai thác du lịch tại địa phương. Du lịch mùa nước nổi phát triển dẫn đến hàng loạt vấn đề như tự nhiên, văn hóa, đời sống cũng thay đổi theo. Cảnh quan vùng Tràm Chim sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực nếu có sự quản lí và đầu tư phù hợp. Khi hoạt động du lịch diễn ra trong mùa nước nổi, tài nguyên tự nhiên của vùng sẽ được sử dụng tối đa. Người dân không chỉ làm công việc đánh bắt, nuôi trồng mà còn tham gia phục vụ du lịch, tạo cơ hội giải quyết việc làm trong mùa nước nổi, tăng nguồn thu nhập. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch còn giúp họ trao đổi kinh nghiệm, hiểu biết thêm về đời sống, văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống. Du lịch mùa nước nổi của vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) khẳng định giá trị của việc bảo tồn diện tích tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên dưới sự tác động của thời tiết, khí hậu. Từ đó các điểm, khu du lịch, khu bảo tồn và vườn quốc gia của vùng có điều kiện phát triển. Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng sẽ được quan tâm và đầu tư phù hợp hơn với tình hình phát triển du lịch và kinh tế của vùng (chẳng hạn như hệ thống đường giao thông, hệ thống xử lí chất thải, phương tiện di chuyển, bến bãi) Về nguồn tài nguyên tự nhiên, bên cạnh những mặt tích cực có những vấn đề tiêu cực cần được quan tâm, như do phụ thuộc vào mùa, khí hậu, thời tiết, tài nguyên trong mùa nước nổi được khai thác nhiều không kịp tái tạo, động thực vật tự nhiên được sử dụng làm thực phẩm bị tiêu thụ nhiều trong khi quá trình tái tạo cần có thời gian. Vì vậy, nếu khai thác không hợp lí sẽ dẫn đến nguồn tài nguyên khó tái tạo và có thể mất đi. Cuộc sống người dân vùng Tràm Chim gắn liền sông nước, các sông rạch vốn chịu tác động nhiều từ sinh hoạt của người dân như giặt giũ, tắm rửa, phóng uế, xả rác thải, nuôi gia cầm, gia súc, nên khi du lịch phát triển sẽ phải gánh thêm một lượng rác thải nữa từ du khách. Rác thải là bài toán khó mà các cấp lãnh đạo cần phải tìm cho ra lời giải. Vấn đề tiếng ồn từ phương tiện giao thông (xe, ghe, tàu thuyền) của du khách đến vùng cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân địa phương, đến các động vật hoang dã cần bảo tồn. KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 Trang 134 Khai thác thế mạnh mùa nước nổi, nhiều năm qua các doanh nghiệp lữ hành ở ĐBSCL và thành phố Hồ Chí Minh đã khai thác mùa nước nổi tạo sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ du khách trong và ngoài nước. 2.2.2. Thực trạng khai thác các loại hình du lịch mùa nước nổi tại VQG Tràm Chim hiện nay Việc tham quan, trải nghiệm mùa nước nổi tại Vườn quốc gia Tràm Chim sẽ được tổ chức từ tháng 8-12 hằng năm. Tuy nhiên, mực nước lũ năm nay lên chưa cao nên dự kiến tour tham quan này sẽ bắt đầu từ tháng 9, với nhiều hoạt động hấp dẫn. 2.2.2.1. Thu hoạch lúa trời Tràm Chim mùa nước nổi khung cảnh hoàn toàn khác, nổi bật lên hình ảnh một vùng đất ngập nước là biển nước mênh mông, rừng cây xanh um, tươi mát. Tươi trong tâm hồn, mát về hình ảnh một cánh đồng lúa ma, lúa trời một trong những loài thực vật đặc hữu của vùng Đồng Tháp Mười. Lúa trời là một loại lúa tự nhiên, tự mọc và tự đơm bông kết hạt mà không cần qua bàn tay gieo xạ hay chăm bón của con người. Hiện nay thì diện tích lúa trời được bảo tồn ở hai nơi là một phần ở Khu bảo tồn Láng Sen (Long An), một phần ở VQG Tràm Chim (trên dưới khoảng 1000 ha). Trong dân gian, lúa trời cũng thường được gọi là lúa ma. Bởi lẽ muốn thu hoạch thì phải đi đập thật khuya, nếu sớm quá lúa chưa chín và hễ mặt trời mọc lên thì lúa chín rụng hết. Lúa trời phát triển mạnh và trổ bông vào mùa nước nổi. Nước nổi lên tới đâu, cây lúa vượt khỏi mặt nước tới đó, cả đọt và bông. Hạt chín dần trong cả tháng trời (từ rằm tháng 9 đến rằm tháng 10 âm lịch), mỗi lần chín chỉ vài hạt, mà chỉ chín vào lúc ban đêm. Lúc lúa chín, gặp ánh mặt trời thì rụng, hạt lúa rơi xuống nước một cách tự nhiên, nhờ cái râu (đuôi) chúng ghim xuống bùn non và ẩn nhẫn nằm đó cho đến khi nước rút, qua mùa khô, đến lúc mưa xuống thì nẩy mầm Để rồi một “thế hệ” lúa khác lại vươn lên. Người ta dùng một chiếc xuồng con, dựng một cây tre, hơi ngã đọt theo chiều chiếc xuồng, từ đầu đọt tre có hai sợi dây thả thòng xuống và được buộc vào hai đoạn sào bằng tre treo lơ lửng cao quá be xuồng độ một tấc, nó dùng làm cần đập để đập lúa rơi vào xuồng. Ở giữa xuồng có một tấm phên mỏng (bằng cà tăng hay đệm bàng) ngăn đôi theo chiều dọc để lúa rơi xuống lòng xuồng. Thu hoạch lúa trời, chỉ đập sáng, vì mặt trời lên cao, nắng nóng những hạt lúa chín rụng dần xuống nước. Trên xuồng phải có hai người, một người cầm sào chống xuồng lướt trên mặt nước, giữa đám lúa, còn người kia ngồi trước mũi xuồng đối mặt với người chống xuồng, điều khiển cần đập nhịp nhàng làm cho bông lúa chín rơi xuống khoang không văng ra ngoài. Cứ như thế mà xuồng từ từ chống về phía trước. Xuồng qua rồi, những hạt còn lại sẽ tiếp tục chín vào đêm sau. Lúa thu hoạch về ngâm nước độ ba hôm rồi đem phơi thì đuôi lúa sẽ rụng đi. Cũng có thể, sau khi gom lúa về, thì đem phơi, xong dùng chày giã nhẹ cho đuôi lúa gãy đi. Làm cách này, khi ra gạo nấu sẽ dẻo, thơm và ngon cơm hơn cách ngâm nước. Gạo lúa trời dài hơn gạo thường và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Khi nấu, đổ gạo và nước vào nồi đất, úp một lá sen vào nồi trước khi đậy vung, chỉ đun bằng củi hoặc rơm để không làm giảm hương vị lúa trời. Cơm nấu bằng gạo lúa trời có màu hồng nhạt và ngọt, thơm, dẻo ngon..., hương vị đặc trưng của miền quê sông nước Tây Nam bộ. Một cách nấu khác là cơm gói lá sen như hiện nay được nhiều nhà hàng, quán ăn lựa chọn. Lúa trời, một nguồn lợi tự nhiên giúp nhân dân Đồng Tháp Mười vượt qua cơn thiếu ăn giữa những ngày giáp hạt để chờ ngày mùa chính vụ. Nó còn là nguồn lương thực dự trữ đáng kể giúp bộ đội, ăn no đánh thắng quân thù, đưa công cuộc kháng chiến- kiến quốc giành thắng lợi. “Ai ơi về miệt Tháp Mười Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” Vì thế, khi quý khách đến tham quan VQG Tràm Chim là quý khách về với cảnh quan Đồng Tháp Mười, về với văn hóa và lịch sử của nhân dân Đồng Tháp Mười, chứ không phải các khu vui chơi giải trí khác. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH Trang 135 2.2.2.2. Trải nghiệm làm ngư dân Mùa nước nổi là mùa mà người dân vùng Đồng Tháp Mười nói riêng, người dân đồng bằng sông Cửu Long nói chung bước vào mùa thu hoạch cá đồng nhộn nhịp nhất trong năm. Vào mùa này, các ngư dân sẽ tất bật với việc chuẩn bị các loại ngư cụ truyền thống như: lưới, lợp, lờ, trúm, xà di... để mưu sinh. Khi quý khách đến tham quan VQG Tràm Chim vào mùa nước nổi, độ khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 dương lịch hằng năm, quý khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh quan Đồng Tháp Mười ngập trong biển nước và đây chính là cảnh quan đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ mỗi độ mùa nước về. Du khách không chỉ được thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn được hòa mình vào cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương. Mùa nước nổi chính là lúc mà du khách có thể tham gia được rất nhiều các dịch vụ trải nghiệm mà trung tâm du lịch đã và đang tổ chức dịch vụ trong vài năm gần đây. Một số dịch vụ trải nghiệm như: trải nghiệm cuộc sống ngư dân, trải nghiệm thu hoạch lúa trời, vó cất, đặt chà chuột, chà cá, chà đất và săn chuột đồng... Trong đó có chương trình trải nghiệm cuộc sống ngư dân sẽ hứa hẹn mang đến cho du khách rất nhiều thú vị và ý nghĩa. Khi tham gia các chương trình trải nghiệm du khách sẽ được trang bị những loại công cụ phù hợp với loại hình trải nghiệm, bên cạnh đó thì du khách được phát mỗi người 01 cái áo phao và du khách phải luôn mặc áo phao trong quá trình trải nghiệm để đảm bảo an toàn cho du khách. Trải nghiệm cuộc sống ngư dân thì du khách sẽ được trang bị các loại ngư cụ truyền thống quen thuộc như lưới, lọp, lờ, trúm, xà vi,... tùy theo mỗi loại ngư cụ mà sẽ có cách thức sử dụng khác nhau và mục đích khai thác các loại thủy sản khác nhau. Để tham gia được dịch vụ này thì du khách phải đến VQG Tràm Chim vào độ xế chiều, khoảng 16h đến nhận phòng và đến khoảng 17h thì sẽ bắt đầu cho chương trình trải nghiệm. Đầu tiên đây là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình trải nghiệm, vì giai đoạn này có thể quyết định có bắt được cá hay không. Lúc này du khách phải chú ý người hướng dẫn thực hiện các công đoạn như chuẩn bị ngư cụ, cách chọn địa điểm đặt từng loại ngư cụ, cách đặt ngư cụ... Sau khi đặt các loại ngư cụ xong sẽ quay lại nơi xuất phát, du khách sẽ được nghỉ ngơi và ăn tối. Tiếp theo, đến khoảng 21h là thời gian xuất phát đi thăm, vì lúc chập tối là thời gian cá sẽ di chuyển nên có thể cá sẽ vào các loại ngư cụ đã được đặt. Thăm xong thì sẽ thu hoạch mẻ cá đầu tiên, sản phẩm thu hoạch được chúng ta có thể sử dụng cho buổi ăn khuya như nấu cháo cá với các loại cá thu hoạch được. Sáng hôm sau lại tiếp tục đi thu hoạch thêm một lần nữa, xuất phát càng sớm càng tốt vì tránh nắng lên cá sẽ chết, thịt cá sẽ mất ngon. Tốt nhất là từ 6h đến 6h30 là có thể xuất phát được. Vì đây là chương trình trải nghiệm nên sản phẩm chúng ta thu hoạch được không nhất thiết phải chế biến thành thức ăn, mà nên thả về môi trường tự nhiên để chúng có thể tiếp tục phát triển và đặc biệt là các con cá còn quá nhỏ. Còn các con cá lớn thì chúng ta có thể sử dụng trong các buổi ăn trong chương trình. 2.2.2.3. Tham quan bãi chim sinh sản Chương trình thứ hai là chương trình tham quan Bãi chim sinh sản, hoạt động chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11 dương lịch. Khi tham gia chương trình này, quý khách không những mãn nhãn với hàng nghìn, hàng vạn tổ chim và con chim trong Bãi chim sinh sản mà quý khách còn thấu hiểu quá trình sinh sản, sinh trưởng của các loài chim tại Vườn. Qua đó, quý khách sẽ hiểu hơn về công tác bảo tồn, tuyên truyền của các cán bộ, viên chức, nhân viên VQG Tràm Chim nói chung, Trung tâm du lịch nói riêng. Đến đây chắc chắn du khách sẽ ngợp mắt trước sân chim rộng hàng chục hécta cùng nhiều loài chim bay rợp cả một góc trời. Trên những vạt rừng rộng mênh mông, hàng chục loài chim nước sinh sống và làm tổ quanh năm như: trích, còng cọc, lele, diệc, vịt trời Ngoài ra, tham gia tour tham quan mùa nước nổi ở Vườn quốc gia Tràm Chim, du khách sẽ được trải nghiệm đua xuồng, xe đạp nước, ngủ trong rừng tại đài quan sát, làm ngư dân, đi săn chuột đồng... Đồng thời, Vườn quốc gia Tràm Chim cũng mở thêm các dịch vụ và trò chơi mới hấp dẫn như: tham quan nơi trưng bày trứng chim, cá nước ngọt, dịch vụ cho cá ăn, nặn tò he, xe ôtô điện, tàu chạy bằng tấm pin năng lượng Mặt Trời thân thiện với môi trường KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 Trang 136 Khi nước rút Vườn quốc gia Tràm Chim còn tổ chức tour tham quan tại một cánh đồng hoa đầu ấn có diện tích 8ha hứa hẹn là điểm tham quan lý tưởng đối với du khách. 2.3. Giải pháp nhằm nâng cao việc khai thác tiềm năng mùa nước nổi nhằm phát triển du lịch VQG Tràm Chim Về sản phẩm du lịch, hiện tại, VQG Tràm Chim đang chuẩn bị khai thác các tuyến điểm du lịch kết hợp nhằm tạo sự hấp dẫn đối với du khách như: làm chợ nổi trên sông chuyên bán các loại động, thực vật đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười như rắn, chuột, các loại cá, bông điên điển, bông súng...; mở những gian hàng trên sông bán bưu ảnh, tranh, lịch, tài liệu lịch sử khoa học mang tên “Tràm Chim Tam Nông”... Trong thời gian tới, Ban Quản lý VQG Tràm Chim cần đầu tư phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt chú trọng phát triển loại hình du lịch sinh thái kết hợp với nghiên cứu. Bên cạnh đó, cần phát triển các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, nhất là các món ăn đặc sản của vùng, các trò chơi sông nước như du thuyền, bơi thuyền, câu cá, chế biến tại chỗ, đặc biệt là thưởng thức nghệ thuật đờn ca tài tử... nhằm tăng thời gian lưu trú cho khách du lịch. Về đầu tư, để phát triển du lịch tại VQG Tràm Chim, rất cần sự đầu tư của các dự án liên quan đến phát triển cơ sở lưu trú, hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt cần chú trọng đến vấn đề cung cấp nước sạch cho khu du lịch. Tuy nhiên, việc đầu tư phải đảm bảo các tiêu chí về tác động môi trường, tránh làm tổn hại đến hệ sinh thái của VQG, vừa phải đáp ứng được nhu cầu của du khách. Về nhân lực, cần có chính sách đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ trong thời gian tới. Mặt khác, chính sách ưu đãi đối với nguồn nhân lực tại VQG Tràm Chim nói chung và phục vụ du lịch nói riêng cần sớm được nghiên cứu. Bên cạnh đó, cần phải tạo điều kiện cho nguồn nhân lực tham gia giao lưu với các khu bảo tồn, VQG có cùng chức năng ở các địa phương khác để giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, như thế chất lượng nguồn nhân lực sẽ sớm được cải thiện. Về môi trường, thường xuyên thực hiện các chương trình giáo dục về môi trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội đoàn thể địa phương... để cộng đồng địa phương hiểu được sự biến đổi của môi trường theo chiều hướng xấu đi phần lớn là do tác động của con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho khách du lịch khi đến VQG để cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường. Về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện tốt quy chế phối hợp an toàn, an ninh và du lịch trong các cơ sở lưu trú, đặc biệt là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách tại các điểm du lịch, trong quá trình vận chuyển và phục vụ du khách. Phối hợp tốt với các cấp chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân cùng thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn và đảm bảo văn minh, lịch sự trong giao tiếp. Việc phát triển du lịch tại VQG Tràm Chim không những góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương mà còn bảo tồn và phát huy nguồn tài sản thiên nhiên vô giá của đất nước. Vì thế, rất cần sự chung tay của người dân bản địa, Ban Quản lý VQG, các cơ quan, ban, ngành hữu quan để các giải pháp được triển khai một cách đồng bộ. 3. Kết luận Từ bao đời nay người dân Đồng Tháp Mười nói chung và người dân Tràm Chim nói riêng đã quen thuộc với hình ảnh “nửa mùa nắng cháy, nửa mùa nước dâng”. Mùa nắng thì đất đai nứt nẻ, đồng khô cỏ cháy còn khi mùa nước về thì nước tràn trắng xóa cả cánh đồng, toàn vùng là một biển nước mênh mông. Mùa nước nổi đã trở thành nét đặc trưng vốn có của nơi đây. Du lịch VQG Tràm Chim mùa nước nổi có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, sản vật và cảnh quan sinh thái, kết hợp với những nét văn hóa truyền thống và sinh hoạt thường ngày của con người nơi đây, tất cả đã tạo nên một loại hình du lịch đặc trưng của vùng, mang lại nhiều hứa hẹn trong tương lai. Du lịch mùa nước nổi tại VQG Tràm Chim còn sử dụng tài nguyên một cách có hiệu quả, hạn chế tối đa sự lãng phí tài nguyên, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, tăng thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ và phát triển kinh tế cho toàn vùng, đi đôi với việc giữ gìn, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và nét văn hóa truyền thống của vùng đất Tràm Chim. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH Trang 137 Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Hữu Hiếu (2010), Văn hóa dân gian vùng Đồng Tháp Mười, NXB Dân Trí. [2]. Nhiều tác giả (1990), Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long, NXB Khoa học Xã hội. [3]. Đặng Kim Sơn (1983), Các hệ thống sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long, Sở Văn hóa Thông tin Long An. [4]. Lê Quang Vũ (2012), “Tính sông nước – nét nổi bật của văn hóa đồng bằng sông Cửu Long”, Đồng Tháp xưa và nay số 37 – tháng 7/2012.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhai_thac_tiem_nang_mua_nuoc_noi_trong_phat_trien_du_lich_tr.pdf
Tài liệu liên quan