Kết quả thử nghiệm và thảo luận
Thử nghiệm phương pháp đánh giá, các bộ dữ liệu
là tập vector từ kết quả của mô hình TART (Bảng 1)
được bài nghiên cứu sử dụng cho việc thử nghiệm các
phương pháp gom cụm để tìm ra giá trị trung bình của
RMSSTD và RS. Kết quả thử nghiệm này được lặp lại
1000 lần để cung cấp kết quả ổn định và đáng tin cậy
và số lượng các cụm k cũng được thay đổi để có thêm
điều kiện so sánh các phương pháp và giải thuật.
Trong Bảng 3, cho thấy các giá trị trung bình
RMSSTD, phương pháp mạng nơ-ron Kohone cho kết
quả RMSSTD thấp nhất cho tất cả các lựa chọn số
cụm. Điều này cho thấy rằng, phương pháp mạng nơ-
ron Kohonen có kết quả thực hiện vượt trội hơn so với
giải thuật K-Medoids.
Trong thử nghiệm này, hai kỹ thuật gom cụm được so
sánh dựa trên giá trị RMSSTD và RS (Bảng 4) cho bộ
dữ liệu thực tế từ kết quả mô hình chủ đề TART. Kết
quả cho thấy rằng thuật toán phương pháp mạng nơ-
ron Kohonen (SOM) mang lại những giá trị RMSSTD
là thấp nhất và giá trị RS là cao nhất.
16 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khám phá và trực quan hoá cộng đồng cá nhân trên mạng xã hội dựa theo mô hình chủ đề kết hợp mạng Kohonen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý 3(3):311-326
Open Access Full Text Article Bài nghiên cứu
Trường Đại học Kinh tế - Luật,
ĐHQG-HCM, Việt Nam
Liên hệ
Hồ Trung Thành, Trường Đại học Kinh tế -
Luật, ĐHQG-HCM, Việt Nam
Email: thanhht@uel.edu.vn
Lịch sử
Ngày nhận: 19/2/2019
Ngày chấp nhận: 25/4/2019
Ngày đăng: 30/9/ 2019
DOI :10.32508/stdjelm.v3i3.572
Bản quyền
© ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố
mở được phát hành theo các điều khoản của
the Creative Commons Attribution 4.0
International license.
Khám phá và trực quan hoá cộng đồng cá nhân trênmạng xã hội
dựa theomô hình chủ đề kết hợpmạng Kohonen
Hồ Trung Thành*, Nguyễn Quang Hưng, Trần Duy Thanh
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
TÓM TẮT
Cá nhân (người dùng) là thành viên của cộng đồng trên mạng xã hội. Chủ đề quan tâm của cá
nhân trên mạng xã hội thường thay đổi dẫn đến chủ đề quan tâm của cộng đồng thay đổi theo.
Mức độ, thời gian và chủ đề được quan tâm của cá nhân trong cộng đồng là những đặc trưng của
cộng đồng. Sự thay đổi các đặc trưng của cộng đồng thường phụ thuộc vào hai nguyên nhân
chính : (i) thông qua sở thích của từng cá nhân trên mạng cùng kết bạn với nhau hoặc cùng quan
tâm đến những chủ đề dựa trên nội dung thông điệp mà cá nhân quan tâm trao đổi ; (ii) hình
thành hay thay đổi từ nhóm các bạn bè cùng kết bạn trên mạng hoặc thông qua sự giới thiệu bạn
bè cùng kết bạn. Như vậy, mối liên hệ của cá nhân trong cộng đồng xem như một mạng liên kết
những thành viên thông qua những đặc trưng trên MXH. Trong bài báo này, tác giả nghiên cứu và
đề xuất phương pháp khám phá cộng đồng sử dụng mô hình chủ đề có yếu tố thời gian TART kết
hợp phương pháp mạng nơ-ron Kohonen với mục tiêu khám phá cộng đồng những cá nhân có
cùng chủ đề quan tâm theo từng giai đoạn thời gian. Qua thử nghiệm mô hình và phương pháp
được đề xuất trên hai tập dữ liệu thông điệp tiếng Việt (thu thập từ mạng xã hội trong các trường
đại học và trang báo điện tử) bằng hệ thống phần mềm được xây dựng để phân tích mạng mạng
xã hội đã đạt được mục tiêu của nghiên cứu.
Từ khoá: khám phá cộng đồng, phân tích mạng xã hội, mô hình TART, mạng nơ-ron Kohonen,
mô hình chủ đề
GIỚI THIỆU
Mạng xã hội trực tuyến (MXH) đã đạt được những
thành tựu lớn trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính
trị, xã hội, giáo dục. Mục tiêu phân tíchMXH là phân
tích sự tương tác giữa con người, tổ chức với nhau
và khám phá những thông tin, tri thức tiềm ẩn thông
qua sự tương tác đó 1–4. Xu hướng gần đây, các nghiên
cứu tập trung vào phân tích MXH và khám phá cộng
đồng. Chính MXH đã tạo nên sự không lệ thuộc vào
không gian và thời gian khi giao tiếp của cá nhân và
cộng đồng. MXHmang lại lượng lớn dữ liệu là thông
điệp trao đổi của cá nhân thông qua các liên kết xã
hội. Hình 1 biểu diễn mối liên kết giữa các cá nhân
trong MXH.
Có thể biểu diễn dữ liệu này bằng cấu trúc đồ thị của
MXH và nội dung dữ liệu là thông tin trao đổi giữa
các thành viên trên MXH trong đó bao gồm dữ liệu
thông điệp, dữ liệu đa phương tiện... Đây chính là
nguồn dữ liệu để phân tíchMXH tìm ra những thông
tin, tri thức tiềm ẩn được chứa đựng trong dữ liệu trên
MXH2,3,5.
Khám phá cộng đồng làmột phương pháp trong phân
tích MXH nhằm tìm ra các nhóm những cá nhân có
mối liên kết xã hội với nhau trên MXH và cùng chủ
đề quan tâm6–10, đồng thời giúp hiểu được sự quan
tâm của từng cá nhân trong cộng đồng MXH theo
từng chủ đề cụ thể. Những thay đổi xảy ra trong cộng
đồng thường liên quan đến các đặc trưng của cộng
đồng như : chủ đề quan tâm, số cá nhân tham gia
cộng đồng, mức độ quan tâm chủ đề của cộng đồng
tại từng thời điểm khác nhau, và sự thay đổi chủ đề
quan tâm trong cộng đồng dẫn đến thay đổi hành vi,
sự quan tâm và trao đổi chủ đề của các cá nhân trong
cộng đồng.
Nghiên cứu đặt ra là làm thế nào để có thể khám phá
cộng đồng cùng quan tâmđếnmột haymột nhóm chủ
đề thông qua những nội dung thông điệp được trao
đổi bởi các cá nhân trênMXH?Vớimột hay nhómchủ
đề cụ thể có những cộng đồng nào trên MXH quan
tâm trao đổi ? Sự biến thiên chủ đề quan tâm và cá
nhân tham gia cộng đồng ? Tìm giải pháp cho các câu
hỏi này rõ ràng là việc không đơn giản nhưng kết quả
nghiên cứu sẽ giúp cho việc phân tích và khám phá
chủ đề được cá nhân quan tâm hay tìm ra những cá
nhân có ảnh hưởng trong cộng đồng để phục vụ cho
những chiến lược phát triển như quản lý cộng đồng cá
nhân của công ty, tổ chức hay của một quốc gia; hiểu
cá nhân để thực hiện chiến lược tiếp thị hiệu quả, phát
Trích dẫn bài báo này: Thành H T, Quang Hưng N, Duy Thanh T. Khám phá và trực quan hoá cộng đồng
cá nhân trên mạng xã hội dựa theo mô hình chủ đề kết hợp mạng Kohonen. Sci. Tech. Dev. J. - Eco.
Law Manag.; 3(3):311-326.
311
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý 3(3):311-326
Hình 1: Mối liên kết xã hội giữa các cá nhân (actors) trên MXH Facebook. (Nguồn:
m)
triển loại hình đào tạo trực tuyến trong trường đại học
và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác.
CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Bài nghiên cứu tập trung khảo sát các nghiên cứu
về xây dựng mô hình khám phá nhóm hay cộng
đồng cá nhân trên MXH cùng quan tâm đến chủ
đề9,11–14. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng đã khảo
sát các nghiên cứu liên quan đến khámphá cộng đồng
MXH1,12,15–19 dựa theo mô hình chủ đề. Các nghiên
cứu trên đã đạt kết quả trong khám phá cộng đồng
mạng dựa trên việc phân tích nội dung thông điệp là
các bài báo khoa học, nội dung email bằng tiếng Anh.
Trong đó, một số mô hình tiêu biểu như mô hình GT
(Group – Topic)13 được xây dựng dựa theo phương
pháp mạng Bayes, mục tiêu của mô hình GT là khám
phá những nhóm cá nhân ẩn trên MXH dựa trên
phân tích nội dung được trao đổi bởi cá nhân. Tuy
nhiên, nghiên cứu này chưa chỉ rõ từng thành phần
trong cộng đồng như cá nhân gửi, cá nhân nhận thông
điệp. Mô hình CUT (Community-User-Topic)8 đã
dựa theo phương pháp mạng Bayes, kỹ thuật Gibbs
sampling và phương pháp khámphá cộng đồng để tìm
ra tập cá nhân cùng quan tâm đến các chủ đề cụ thể
và hình thành nên các cộng đồng. Tuy nhiên, trong
tài liệu của Zhou và cộng sự 8 giống như một số mô
hình khác đã giới thiệu, Zhou và cộng sự 8 chưa quan
tâm đến yếu tố thời gian mà cá nhân hay cộng đồng
quan tâm trao đổi chủ đề cũng chưa quan tâm đến cá
nhân là người nhận hay người gửi trong cộng đồng.
Việc này là quan trọng để phân tích được xu thế quan
tâm chủ đề với vai trò của cá nhân. Mô hình ATC
(Author-Topic-Community) 7 được nhóm tác giả đề
xuất và công bố vào năm 2015. Mô hình ATC tập
trung quan tâm khai thác các thành phần chính là tác
giả A, cộng đồng C và chủ đề T. Trong nghiên cứu 7,
nhóm tác giả chưa tập trung khai thác yếu tố thời gian
và phân tích sự biến thiên chủ đề quan tâm của cộng
đồng cũng như cá nhân trên MXH.
ĐỘNG LỰC NGHIÊN CỨU
Đối với các nghiên cứu được giới thiệu trên, chúng ta
nhận thấy rằng:
- Ưu điểm:
• Các mô hình đã được xây dựng dựa theo mô
hình chủ đề.
• Sử dụng mô hình ART20 để tạo vector chủ đề
quan tâm và sử dụng làm vector đầu vào cho quá
trình gom cụm của mô hình.
• Các mô hình dùng giải thuật gom cụm (K-
Means hoặc K-Medoids, và một số giải thuật
khác) để khám phá cộng đồngMXH theo vector
chủ đề quan tâm.
- Hạn chế:
• Chưa gom cụm cộng đồng theo thời gian vì vec-
tor đầu vào của mô hình ART20 không có yếu
tố thời gian.
• Chưa biểu diễn trực quan kết quả gomcụmcộng
đồng theo thời gian và phân tích sự biến thiên
đặc trưng của cộng đồng.
• Số cộng đồng MXH là rất lớn, các nghiên cứu
dùng giải thuật K-Means hoặc K-Medoids nên
khó tính toán trước hệ số K để gom cụm cộng
đồng. Nghĩa là khó xác định số cộng đồng.
Bên cạnh đó, đối với vấn đề phân tích sự phân bố chủ
đề trong cộng đồng theo thời gian, phân bố chủ đề
được quan tâm trong cộng đồng, với một chủ đề thì
sự quan tâm của nhiều cá nhân thay đổi ra sao, điều
này cũng chưa được các nghiên cứu quan tâm. Hơn
thế nữa, các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung khám
312
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý 3(3):311-326
phá cộng đồng dựa trên tập dữ liệu thông điệp tiếng
Anh. Bài báo nghiên cứu và thử nghiệm trên tập dữ
liệu thông điệp tiếng Việt được thu thập từ MXH.
Để khắc phục những hạn chế của các nghiên cứu
trước, bài nghiên cứu xây dựng phương pháp khám
phá cộng đồng dựa trên mô hình chủ đề có yếu tố
thời gian kết hợp mạng nơ-ron Kohonen để khám
phá cộng đồng theo thời gian và trực quan hoá kết
quả khám phá cộng đồng dựa trên lớp ra Kohonen.
Áp dụng phương pháp huấn luyện Kohonen để gom
cụm những cá nhân cùng quan tâm đến chủ đề cụ thể
những mức độ quan tâm là khác nhau, vì thế kết quả
gom nhóm từ phương pháp đề xuất của bài nghiên
cứu giải quyết được tiêu chí phải xác định trước số
cụm trong phương pháp gom cụm.
LÝ THUYẾT KHÁM PHÁ CỘNGĐỒNG
CÁ NHÂN TRÊNMẠNG XÃHỘI
Theo Hình 2 và Hình 3 thể hiện một mô hình MXH
gồm các cộng đồng cá nhân9.
Tập hợp các cộng đồng trên mạng được ký hiệu là C
vàmột cộng đồng đang xét được ký hiệu là c, như vậy
ta có c 2C 9.
Định nghĩa 1:Cộng đồng9
Cộng đồng là một tập thể cùng sống và làm việc trong
cùng một môi trường.
Định nghĩa 2:Cộng đồngMXH5,9
Cộng đồng MXH là một tập hợp các cá nhân tương
tác thông qua các phương tiện truyền thông cụ thể,
có khả năng vượt qua những ranh giới địa lý và chính
trị để theo đuổi lợi ích hay mục tiêu chungHình 2.
Định nghĩa 3: Cộng đồng MXH theo chủ đề
(đề xuất của bài nghiên cứu)
Dựa theo mô hình chủ đề, cộng đồng là tập hợp các
cá nhân cùng quan tâm đến các chủ đề. Mỗi cá nhân
trong cộng đồng được đặc trưng bằng một vector chủ
đề quan tâm và mức độ cùng quan tâm đến chủ đề
trong cộng đồng nhiều hơn so với những cộng đồng
khác. Cho c là một cộng đồng theo chủ đề, c 2C,
trong đó C là tập hợp các cộng đồng. Cộng đồng là
một phân hoạch với các đặc tính như cụm, ký hiệu
C = fCl ;C2;C3;C4; : : : ;CKg với K là số cộng đồng,
mỗi cộng đồng Ci có tập vector chủ đề:
1. Rời nhau: Ci\Cj = /0 nếu hai cộng đồng không
cùng quan tâm đếnmột hay nhiều chủ đề cụ thể
nào đó (Hình 3).
2. Và hợp các cộng đồngUKi=1Ci =C
Định nghĩa 3 được bài nghiên cứu áp dụng để thử
nghiệm phương pháp khám phá cộng đồng.
PHƯƠNG PHÁP GOMCỤM, VẤNĐỀ
TRỰCQUANHÓA VÀMÔHÌNH CHỦ
ĐỀ
Phương pháp gom cụmvà vấn đề trực quan
hóa
Phương pháp gom cụm (khám phá cộng đồng) là
quá trình nhận biết các cụm dữ liệu mà mỗi cụm
là một tập hợp dữ liệu tương đồng nhau. Sự tương
đồng nhau của dữ liệu được mô tả và xác định bởi
hàm khoảng cách tuỳ thuộc vào từng phương pháp
(thường là khoảng cách Euclide). Mục đích gom cụm
dữ liệu cũng nhằmnhận diệnmật độ dữ liệu trong tập
dữ liệu lớn, nhiều chiều từ đó hiểu được cấu trúc của
dữ liệu đầu vào và nhận biết những cụm dữ liệu có
những đặc trưng giống nhau. Có nhiều kỹ thuật gom
cụmdữ liệu như SVM,K-means, K-Medoids vàmạng
nơ-ron Kohonen (hay còn gọi là Self-OrganizingMap
(SOM)21. Mạng nơ-ron Kohonen do GS. Teuvo Ko-
honen phát triển vào những năm 1980 21 và đã được
ứng dụng vào bài toán gom cụm phẳng. Mạng nơ-
ronKohonen gom cụmdữ liệumà không cần chỉ định
trước số cụm. Điều này tương quan với cụm dữ liệu
trong nghiên cứu này là cộng đồngmạng theo chủ đề,
tập dữ liệu thông điệp vô cùng lớn, đa chiều và cộng
đồng mạng rất lớn nên việc xác định trước số cụm -
cộng đồng mạng là vô cùng khó khăn. Một mục tiêu
quan trọng củamạng nơ-ron Kohonen đối với nghiên
cứu này là khả năng biểu diễn trực quan kết quả khám
phá cộng đồng trên lớp ra Kohonen 2D21.
Mục tiêu cụ thể của mạng nơ-ron Kohonen là ánh xạ
những vector đầu vào có N chiều thành một bản đồ
với 1 hoặc 2 chiều21–23. Những vector gần nhau trong
không gian đầu vào sẽ gần nhau trên bản đồ lớp ra của
mạng nơ-ron Kohonen. Điều này đã giúp bài nghiên
cứu giải quyết được vấn đề đưa vector chủ đề quan
tâm của cá nhân (kết quả mô hình TART24) nhiều
chiều về vector 2 chiều để trực quan hóa trên lớp ra
mạng nơ-ron Kohonen.
Một mạng nơ-ron Kohonen bao gồm một lưới các
node đầu ra và N node đầu vào. Vector đầu vào được
chuyển đến từng node đầu ra. Mỗi liên kết giữa đầu
vào và đầu ra của mạng nơ-ron Kohonen tương ứng
với một trọng số. Theo tính chất của thuật giải huấn
luyện trên mạng nơ-ron Kohonen, các cụm có vị trí
gần nhau trên mạng nơ-ron Kohonen sẽ chứa các đối
tượng có mức độ tương tự cao (tập văn bản có nội
dung tương tự nhau).
313
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý 3(3):311-326
Hình 2: Các cộng đồng có liên hệ trongMXH.(Nguồn :
Hình 3: Các cộng đồng rời rạc trongMXH.(Nguồn:
Mô hình chủ đề có yếu tố thời gian TART
Mô hình TART (Temporal-Author-Recipient-Topic)
phân tích MXH có yếu tố thời gian dựa theo mô hình
chủ đề (Hình 4).
Nhiệm vụ của mô hình TART24:
• Khám phá chủ đề quan tâm của cá nhân trên
MXH có yếu tố thời gian. Nghĩa là tìm tập actor
vector có yếu tố thời gian.
• Phân tích vai trò của cá nhân tham gia mạng xã
hội dựa theomô hình chủ đề có yếu tố thời gian.
• Dùng yếu tố thời gian để chia nhỏ các yếu tố
trong mô hình ART như tập cá nhân gửi, tập cá
nhân nhận, tập chủ đề và tìm ra sự thay đổi chủ
đề quan tâm của cá nhân trong tập thông điệp
theo từng khoảng thời gian.
• Khảo sát sự biến thiên chủ đề quan tâm của từng
cá nhân.
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP KHÁM
PHÁ CỘNGĐỒNG
Phương pháp khám phá cộng đồng
Phương pháp khámphá cộng đồng cá nhân trênMXH
dựa theo mô hình chủ đề để khám phá cộng đồng
được đề xuất với 2 nhiệm vụ chính: (i) xây dựng
phương pháp khám phá cộng đồng dựa theo mô hình
chủ đề có yếu tố thời gian. Trong đó, thông qua
kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá các mô hình
liên quan khám phá cộng đồng, bài nghiên cứu chọn
phương pháp huấn luyện Kohonen ; (ii) huấn luyện
mạng nơ-ron Kohonen kết hợp chuẩn hóa tập dữ liệu
đầu vào (là kết quả được thực hiện từmô hình TART)
là tập các vector chủ đề quan tâm của cá nhân theo
từng giai đoạn thời gian. Từ đó, bài nghiên cứu thực
hiện phương pháp khám phá cộng đồng cá nhân và
kết quả được thể hiện trên các nơ-ron của lớp ra Ko-
honen.
Phương pháp khámphá cộng đồng thông qua phương
pháp gom cụm dựa trên vector đặc trưng của cá nhân
theo từng giai đoạn thời gian. Phương pháp này được
thực hiện như Hình 5. Phương pháp được xây dựng
gồm ba mô-đun chính:
i. Chuẩn hoá vector nhập: là việc chuẩn hoá dữ liệu
đầu vào phù hợp với dữ liệu huấn luyện củamạng nơ-
ron Kohonen. Chuẩn hoá vector nhập cho quá trình
huấn luyện mạng nơ-ron Kohonen là cần thiết 23. Cụ
thể Mô-đun này thực hiện việc chuẩn hoá tập vec-
tor chủ đề quan tâm của cá nhân theo từng giai đoạn
thời gian từ kết quả mô hình TART thành tập vector
nhập cho huấn luyện mạng nơ-ron Kohonen. Bởi vì
các thành phần vector chủ đề quan tâm của mô hình
314
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý 3(3):311-326
Hình 4: Mô hình TART khám phá chủ đề quan tâm của cá nhân theo thời gian 24
Hình 5: Phươngpháp khámphá cộngđồngdựa theo chủđề và phân tích sự biến thiên chủđề quan tâm của
cá nhân.
TART có thể cho giá trị > 1. Điều này không thoả điều
kiện không gian vector của vector trọng nằm trong
khoảng [0,1].
ii. Khám phá cộng đồng sử dụng mạng nơ-ron Ko-
honen: áp dụng mạng nơ-ron Kohonen để gom cụm
cá nhân theo chủ đề quan tâm, mỗi cụm là một cộng
đồng theo chủ đề và tương ứng với 1 nơ-ron tại lớp ra
Kohonen.
iii. Phân tích sự biến thiên đặc trưng của cộng đồng:
dựa trên lớp ra Kohonen phân tích sự biến thiên cá
nhân tham gia cộng đồng và chủ đề mà cộng đồng
quan tâm theo từng giai đoạn thời gian.
Phát biểu bài toán khám phá chủ đề quan
tâm của cộng đồng trênMXH
Áp dụngmạng nơ-ron Kohonen để gom cụm cá nhân
theo chủ đề quan tâm. Dựa trên tập vector chủ đề
315
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý 3(3):311-326
quan tâm của cá nhân theo từng giai thời gian, quá
trình huấn luyện để gom cụm dựa trên vector đặc
trưng từ mô hình TART24. Mỗi cụm là một cộng
đồng cá nhân cùng quan tâm đến nhiều chủ đề theo
từng giai đoạn thời gian và được hiển thị trênmỗi nơ-
ron tại lớp ra Kohonen.
Cho MXH G = , trong đó V là tập các cá nhân,
E là tập các thông điệp trao đổi giữa các cá nhân và
cho tập vector chủ đề quan tâm của cá nhân, tìm cộng
đồng C gồm các cá nhân có cùng chủ đề và mức độ
quan tâm chủ đề theo từng giai đoạn thời gian.
Cho: tập vector nhập (vector chủ đề quan tâm của cá
nhân ) {vi} là kết quả từmô hình TART. Vector vi cóm
chiều, vi m là số chủ đề quan tâm.
Thành phần của vector nhập bao gồm tập chủ đề mà
cá nhân quan tâm, mức độ quan tâm và thời gian cá
nhân quan tâm chủ đề.
Tìm: danh sách các cộng đồng cá nhân C =
fC1;C2;C3;C4; : : : ;CKg quan tâmđến tập chủ đề theo
từng giai đoạn thời gian. Đặc trưng của từng cộng
đồng Ci bao gồm: chủ đề quan tâm, mức độ quan
tâm chủ đề và số cá nhân tham gia cộng đồng. Với
K là số cộng đồng. Trong đó, các cộng đồng có tính
chất:
Rời rạc nhau: Ci\C j = /0 nếu các cộng đồng không
cùng quan tâm đến một hay nhiều chủ đề cụ thể nào
đó.
Và hợp các cộng đồngUKi=1Ci =C.
Phương pháp: áp dụng mạng nơ-ron Kohonen21,22,
các bước xử lý chính sau:
i. Chuẩn hóa vector nhập vi
ii. Đưa vector nhập vi vào quá trình huấn luyệnmạng
nơ-ron Kohonen
iii. For each i 2 [ 1,...,n ] //n là số cột và dòng lớp ra
Kohonen
For each j 2 [ 1,...,n ]
Tìmnơ-ron có vector trọngwi j gần với vector nhập
v nhất
Gọi ( i0 , j0 ) là toạ độ của nơ-ron chiến thắng. Như
vậy, khoảng cách d
v;wi0; j0
= min
d
v;wi j
, với
i; j 2 [1; : : : ;n] và wi0; j0 là trọng của nơ-ron chiến
thắng.
iv. Xác định vùng lân cận và cập nhật nơ-ron chiến
thắng (xemHình 6).
Mạng SOM áp dụng cạnh tranhmềm để gom cụm dữ
liệu. Vì vậy, không những vector trọng của nơ-ron
chiền thắng được cập nhật mà các vector trọng của
các nơ-ron lân cận (hay gọi là “láng giềng”) với nơ-
ron chiến thắng cũng được cập nhật21,22.
Để xác định vùng lân cận của nơ-ron chiến thắng hay
gọi là vùng chiến thắng, hàm lân cận Gaussian được
áp dụng. Hàm lân cận Gaussian được trình bày bởi
công thức:
h(r; t) = exp
r2
2s2(t)
(1)
Trong đó, rlà kho ảng cách từ nơ-ron lân cận đến nơ-
ron chiến thắng.
r =
q
(i0 i)2+( j0 j)2 (2)
Với i0, j0 là chỉ số dòng, cột của nơ-ron chiến thắng
trên lớp ra. Và s (t) là hàm được sử dụng cho việc xác
định không gian lân cận nơ-ron chiến thắng với số lần
lặp, giá trị của s giảm dần21.
s(t) = s0e
t
t1 (3)
Trong đó, (t1là hằng số, s0 =
p
m, t là số lần lặp).
Trong đó, lớp vào là các vector nhập có kích thước n,
lớp ra: gồmcác node (các nơ-ron) được bố trí trênmột
lưới (bản đồ). Mỗi nơ-ron có vị trí xác định, tại mỗi
nơ-ron lưu giữ một vector trọng số (weight vector) có
số chiều bằng với số chiều của vector nhập.
Thử nghiệm phương pháp khám phá cộng
đồng
Dữ liệu dùng thử nghiệm phương pháp khám phá
cộng đồng là kết quả tìm được từ mô hình TART24.
Dưới đây trình bày một số mẫu vector nhập trong
Bảng 1.
Mô tả dữ liệu thử nghiệm
Bảng 1 là tập 10 vector chủ đề quan tâm đến 6 chủ
đề (từ T-0 đến T-6) của 10 cá nhân tham gia trao đổi
trong giai đoạn tháng 01-2015. Như vậy, xét trên từng
vector, mỗi vector có 7 thành phần. Từng thành phần
đó là mức độ quan tâm đến từng chủ đề của cá nhân.
Cụ thể, mẫu dữ liệu tại Bảng 1 là mẫu các vector chủ
đề quan tâm của cá nhân trênMXH là kết quả củamô
hình TART14.
Thử nghiệm phương pháp khám phá và trực
quan hoá cộng đồng
Gọi Ci là một cụm trên lớp ra Kohonen, Ci được tạo
bằng cách tính khoảng cách từ vector nhập đến vec-
tor trong tương ứng với cụm đó và gán vector nhập
vào cụm có khoảng cách nhỏ nhất bằng phương pháp
mạng nơ-ronKohonen. Kết quả là tạimỗi nơ-ron trên
lớp ra Kohonen tương ứng với một tập các đối tượng
có chứa các thuộc tính ( số cá nhân, tập chủ đề quan
tâm ) thuộc từng nơ-ron tương ứng là từng cụm (cộng
đồng).
- Kích thước lớp ra Kohonen : 14 x 14 (196 nơ-ron).
316
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý 3(3):311-326
Hình 6: Xác định nơ-ron chiến thắng và vùng lân cận củamạng nơ-ron Kohonen22.
Bảng 1: Một sốmẫu vector quan tâm chủ đề (vector nhập) của cá nhân tại tháng 01-2015
Vector Chủ đề
T-0 T-1 T-2 T-3 T-4 T-5 T-6 Cá nhân
~v1 0,47922 0,0 0,43396 0,60427 0,44592 0,3247 0,0 Tuan
~v2 0,38182 0,36 0,72414 0,72703 0,34163 0,0 0,0 Minh
Nguyễn
~v3 0,33333 0,32075 0,46642 0,35593 0,33333 0,35712 0,41772 Thùy
Dương
~v4 0,61194 0,0 0,56522 0,0 0,31646 0,0 0,0 Ánh Trăng
~v5 0,40241 0,50124 0,43301 0,0 0,34608 0,3428 0,31343 Hà
Nguyễn
~v6 0,33333 0,74787 0,36456 0,0 0,36232 0,0 0,0 alibaba
~v7 0,63971 0,35199 0,54959 0,47916 0,44037 0,38475 0,49136 huynd1995
~v8 0,56479 0,44286 0,65217 0,34884 0,30612 0,3717 0,0 Trung
~v9 0,7712 0,64083 0,42059 0,50435 0,39593 0,34884 0,34226 Hung
~v10 0,72819 0,33635 0,43336 0,50981 0,3573 0,45018 0,43044 Nguyên
Đức
317
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý 3(3):311-326
-Mỗi vector nhập có 25 thành phần tương ứng 25 chủ
đề.
- Thời gian : tháng 01-2015
- Số cá nhân tham gia trong tháng 01-2015: 7444
- Kết quả thử nghiệm 1: số cộng đồng khám phá là 60.
Trên Hình 5, với từng nơ-ron có màu sậm và nhạt
tương ứng với số lượng cá nhân nhiều hay ít tham
gia vào cộng đồng. Màu sắc trên mỗi nơ-ron càng
đậm đại diện cho số cá nhân trong cộng đồng nhiều
hơn những nơ-ron có màu nhạt hơn hoặc cộng đồng
không có bất kỳ cá nhân nào (nơ-ron trống không tồn
tại cộng đồng).
Mỗi cộng đồng tồn tại 2 thành phần chính là chủ đề
quan tâm của cộng đồng và số cá nhân tham gia vào
cộng đồng. Chẳng hạn trênHình 7, cộng đồng 35 tại
nơ-ron 79 có 14 cá nhân tham gia và cùng quan tâm
đến 07 chủ đề ( xem danh sách các chủ đề cộng đồng
35 quan tâm được trình bày tạiHình 8).
Hình 9 trình bày trực quan kết quả khám phá cộng
đồng bao gồm các đặc trưng như cá nhân tham gia và
chủ đề quan tâm của của cộng đồng. Hình 10 trình
bày kết quả khám phá cộng đồng quan tâm đến chủ
đề 5 trong giai đoạn tháng 01-2015.
Quan sát trong Bảng 2 nhận thấy rằng, 19 cộng đồng
được chọn ngẫu nhiêu trong 41 cộng đồng (xem
Hình 7) quan tâm đến 15 chủ đề.
Trên Hình 11, mỗi cộng đồng thể hiện rõ được xác
suất quan tâm đến từng chủ đề cụ thể. Chẳng hạn,
cộng đồng 1 quan tâm đến chủ đề T1 là 0,01595. Đây
là chủ đề có xác suất quan tâm cao nhất trong khoảng
thời gian tháng 01-2015 của cộng đồng số 1.
Trong Hình 12, mỗi cộng đồng thể hiện rõ được số
lượng cá nhân tham gia. Chẳng hạn, tham gia cộng
đồng 14 có 659 cá nhân chiếm9%và cộng đồng 7 có số
cá nhân tham gia cao nhất là 698 chiếm 9% trên tổng
số cá nhân tham gia tất cả cộng đồng trong khoảng
thời gian tháng 01-2015.
Khảo sát sự biến thiên số cộng đồng dựa trên
lớp ra Kohonen
Sự biến thiên số cá nhân tham gia cộng đồng c được
biết dựa trên tần suất thay đổi số cá nhân a trong cộng
đồng. Ký hiệu là A (c, t, Na). Trong đó c2 Clà cộng
đồng, t là thời gian vàNa là số cá nhân tham gia trong
cộng đồng c (hay nói cách khácNa là số cá nhân trong
cộng đồng c) theo từng khoảng thời gian t.
Mỗi cộng đồng có nhiều cá nhân trong từng giai đoạn
thời gian. Tuy nhiên, cá nhân trong cộng đồng cũng là
đặc trưng cho cộng đồng đó và việc xác định sự thay
đổi số cá nhân trong cộng đồng cũng dựa vào cơ sở
này. Sự thay đổi này thể hiện qua sự khác nhau giữa
thành phần của hai tập số cá nhân trong cộng đồng
tại thời điểm t – 1 là A (c, t -1,Na) và tại thời điểm t là
A (c, t,Na) mà số cá nhân tham gia cộng đồng. Để đo
lường mức độ thay đổi (tính động) số cá nhân a của
cộng đồng c tại thời điểm t, bài nghiên cứu xây dựng
độ đo ¶q (c; t 1; t;Na). Độ đo này là tỉ lệ giữa: hiệu
số (số cá nhân Na và phần giao giữa số cá nhân trong
cộng đồng tại thời điểm t-1 với cá nhân trong cộng
đồng tại thời điểm t) chia cho cá nhân đề Na, giá trị
của ¶q (c; t 1; t;Na) nằm trong khoảng [0,1]:
- Nếu giá trị đạt ở ngưỡng 1 thì tập Na thường xuyên
được thay đổi bởi cộng đồng c
- Ngược lại nếu giá trị đạt ngưỡng 0 nghĩa là số cá
nhân trong cộng đồng không thay đổi trong khoảng
thời gian từ t -1 đến t. Giá trị ¶qđược tính bởi công
thức (4):
¶q (c; t 1; t; Na) =
Na jA(c; t 1;Na)\A(c; t;Na)
Na
2 [0;1] (4)
Từng giai đoạn thời gian, số lượng cá nhân cũng như
số cộng đồng tham gia trênMXH cũng có sự thay đổi.
Dựa trên lớp ra Kohonen, bài nghiên cứu khảo sát sự
biến số cộng đồng tham gia. Hình 13 trình bày kết
quả phân tích sự biến thiên các đặc trưng trong cộng
đồng và số cộng đồng tham gia MXH quan tâm trao
đổi 15 chủ đề trong trường đại học theo từng giai đoạn
thời gian năm 2015.
Dựa trên kết quả trên Hình 13, Hình 14 thể hiện kết
quả phân tích sự biến thiên số cộng đồng trên dữ liệu
Facebook và 15 chủ đề quan tâm của cộng đồng trong
12 giai đoạn thuộc năm 2014.
Kết quả thể hiện trênHình 12 chỉ ra rằng, trong từng
giai đoạn thời gian, số lượng cộng đồng quan tâm đến
15 chủ đề (được khảo sát) có sự thay đổi. Trong đó,
tháng 01-2014 có số cộng đồng tham gia nhiều nhất là
62 và tháng 11-2014 có số cộng đồng tham gia ít nhất
là 30.
Đánh giá kết quả thử nghiệm phương pháp
khám phá cộng đồng và thảo luận
So sánh với phương pháp gom cụm K-
Medoids
Bên cạnh việc áp dụng các hệ số Precision, Recall
và độ đo F để đánh giá kết quả thử nghiệm, bài
nghiên cứu còn áp dụng giá trị RMSSTD25 (Root
Mean Square Standard Deviation) và giá trị RS26 (R-
Squared) để so sánh kết quả giữa phương pháp gom
cụm đề xuất trong bài nghiên cứu và giải thuật K-
Medoids).
Giá trị RMSSTD là một phương pháp được sử dụng
để đo chất lượng của giải thuật gom cụ bằng công thức
318
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý 3(3):311-326
Hình 7: Trực quan hóa kết quả khám phá cộng đồng cá nhân trong tháng 01-2015 hiển thị trực quan trên
lớp ra Kohonen.
Hình 8: Danh sách các chủ đề và xác suất quan tâm của cộng đồng 35 trên lớp ra Kohonen.
Hình 9: Trực quan hóa kết quả cộng đồng 35 và các đặc trưng trong cộng đồng.
319
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý 3(3):311-326
Bảng 2: Vector trọng
!
wiv ới thành phần là xác suất quan tâm chủ đề của từng cộng đồng trong giai đoạn tháng
01-2015
Trọng
số T-1
Trọng
số T-6
Trọng số
T-7
Trọng
số T-9
Trọng
số T-10
Trọng
số T-17
Trọng
số T-18
Trọng
số T-19
Trọng
số
T-20
Cộng
đồng 1
0,1595 0,0774 0,0987 0,0078 0,0758 0,0045 0,0332 0,0205 0,0762
Cộng
đồng 2
0,0898 0,0309 0,0295 0,0001 0,0007 0,0014 0,0015 0,0007 0,0008
Cộng
đồng 8
0,3544 0,1839 0,1428 0,1600 0,1917 0,0572 0,0142 0,2417 0,0739
Cộng
đồng 16
0,0773 0,0255 0,0553 0,0267 0,0214 0,0425 0,0341 0,0069 0,0179
Cộng
đồng 22
0,0174 0,0076 0,0049 0,0043 0,0012 0,0021 0,0028 0,0037 0,0024
Cộng
đồng 28
0,0185 0,0020 0,0040 0,0061 0,0017 0,0021 0,0061 0,0009 0,0069
Cộng
đồng 32
0,3234 0,1799 0,6381 0,0912 0,8170 0,4028 0,6866 0,6175 0,3528
Cộng
đồng 33
0,8282 0,7526 0,1829 0,6499 0,2256 0,5715 0,0183 0,2902 0,0571
Cộng
đồng 34
0,0047 0,0085 0,0147 0,0005 0,0018 0,0087 0,0004 0,0046 0,0032
Cộng
đồng 35
0,0116 0,0115 0,0092 0,0001 0,0001 0,0001 0,0002 0,0001 0,0002
Cộng
đồng 36
0,0273 0,0184 0,0107 0,0000 0,0001 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000
Cộng
đồng 39
0,0295 0,0537 0,0668 0,0325 0,0402 0,0243 0,0037 0,0131 0,0136
Cộng
đồng 40
0,0425 0,0777 0,0421 0,0124 0,0320 0,0377 0,0511 0,0255 0,0501
Cộng
đồng 41
0,1067 0,0388 0,0235 0,0240 0,0101 0,0203 0,0183 0,0219 0,0083
Cộng
đồng 42
0,0660 0,0339 0,0194 0,0025 0,0003 0,0032 0,0014 0,0032 0,0025
Cộng
đồng 43
0,0764 0,0236 0,0128 0,0008 0,0001 0,0003 0,0003 0,0008 0,0011
Cộng
đồng 45
0,0892 0,1071 0,0317 0,0515 0,0643 0,0787 0,0699 0,0674 0,0605
Cộng
đồng 46
0,1422 0,0464 0,0853 0,0615 0,0683 0,0105 0,0327 0,0738 0,0792
Cộng
đồng 47
0,0840 0,0127 0,0171 0,0154 0,0280 0,0364 0,0251 0,0160 0,0349
320
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý 3(3):311-326
Hình 10: Trực quan hóa kết quả khám phá chủ đề 5 được các cộng đồng quan tâm.
Hình 11: Kết quả phân tích cộn g đồng dựa trên bảng kết quả 2.
(5), nếu giá trị của RMSSTD thấp hơn thì kết quả gom
cụm tốt hơn.
RMSSTD=
åi=1::kj=1::på
ni j
a=1 (xa xi j)2
åi=1::kj=1::p (ni j 1)
(5)
Trong đó k là số cụm, p là số biến độc lập trong tập dữ
liệu, xi j là trung bình dữ liệu của biến j và cụm i, ni j
là số dữ liệu trong biến p và cụm k.
Với những giá trị RMSSTD, trung bình của RMSSTD
được tính dựa trên 1000 giao tác cho mỗi lần bộ dữ
liệu được thực hiện. Công thức (6) tính trung bình
giá trị RMSSTD:
(6)
Giá trị RS được sử dụng để xác định xem có sự khác
biệt đáng kể nào giữa các đối tượng dữ liệu trong các
cụm khác nhau và giữa các đối tượng dữ liệu trong
cùng môt nhóm có độ tương tự cao. Nếu giá trị RS
bằng 0, thì không có sự khác biệt giữa các cụm. Mặt
khác, nếu giá trị RS bằng 1, thì kết quả gom cụm là tối
ưu. Giá trị RS được tính bằng công thức (7, 8 và 9):
RS=
SSt SSw
SSt
(7)
321
Trung bình RMSSTD=
(Tổng giá trị của RMSSTD từ 1000
giao tác mà bộ dữ liệu được thực hiện)q 1000
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý 3(3):311-326
Hình 12: Kết quả phân tích cộng đồng trong tháng 01-2015.
SSt = å
p
j=1å
n j
a=1 (xa x j)2 (8)
SSw = åi=1::kj=1 å
ni j
a=1 (xa xi j)2 (9)
Trong đó SSt là tổng bình phương khoảng cách giữa
tất cả các biến, SSw là tổng bình phương khoảng cách
giữa tất cả đối tượng dữ liệu trong cùng một cụm,
trong đó k là số cụm, p là số biến độc lập trong tập
dữ liệu, xi j là trung bình dữ liệu của biến j và cụm i,
ni j là số dữ liệu trong biến p và cụm k.
Giá trị trung bình của RS được tính dựa trên 1000 lần
lặp của mỗi lần bộ dữ liệu được thực hiện. Giá trị này
được tính bằng công thức (10).
(10)
Kết quả thử nghiệm và thảo luận
Thử nghiệm phương pháp đánh giá, các bộ dữ liệu
là tập vector từ kết quả của mô hình TART (Bảng 1)
được bài nghiên cứu sử dụng cho việc thử nghiệm các
phương pháp gomcụmđể tìm ra giá trị trung bình của
RMSSTD và RS. Kết quả thử nghiệm này được lặp lại
1000 lần để cung cấp kết quả ổn định và đáng tin cậy
và số lượng các cụm k cũng được thay đổi để có thêm
điều kiện so sánh các phương pháp và giải thuật.
Trong Bảng 3, cho thấy các giá trị trung bình
RMSSTD, phương phápmạng nơ-ronKohone cho kết
quả RMSSTD thấp nhất cho tất cả các lựa chọn số
cụm. Điều này cho thấy rằng, phương phápmạng nơ-
ronKohonen có kết quả thực hiện vượt trội hơn so với
giải thuật K-Medoids.
Trong thử nghiệm này, hai kỹ thuật gom cụm được so
sánh dựa trên giá trị RMSSTD và RS (Bảng 4) cho bộ
dữ liệu thực tế từ kết quả mô hình chủ đề TART. Kết
quả cho thấy rằng thuật toán phương pháp mạng nơ-
ron Kohonen (SOM)mang lại những giá trị RMSSTD
là thấp nhất và giá trị RS là cao nhất.
KẾT LUẬN VÀHƯỚNG PHÁT TRIỂN
Kết luận
Bài nghiên cứu đã giải quyết được hai vấn đề quan
trọng đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn trong
lĩnh vực khám phá cộng đồng:
Thứ nhất là xây dựng phương pháp khám phá cộng
đồng cá nhân dựa theo mô hình chủ đề có yếu tố thời
gian và phân tích sự biến thiên đặc trưng của cộng
đồng.
Phương pháp này giúp tìm ra nhóm cá nhân có
cùng chủ đề và mức độ quan tâm chủ đề trong từng
giai đoạn thời gian. Áp dụng phương pháp huấn
luyệnmạng nơ-ron Kohonen để khám phá cộng đồng
những cá nhân cùng quan tâm đến từng chủ đề cụ
thể được gọi là cộng đồng cá nhân theo chủ đề dựa
trên tập vector đầu ra của mô hình TART. Trong đó,
322
Trung bình RS=
(Tổng giá trị của RS từ 1000 lần lặp lại tập dữ liệu)
1000
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý 3(3):311-326
Hình 13: Số cộng đồng tham gia MXH quan tâm đến 15 chủ đề theo từng giai đoạn thời gian thể hiện trên
lớp ra Kohonen.
Bảng 3: Bảng kết quả giá trị trung bình RMSSTD dựa trên thử nghiệm hai phương pháp gom cụm
Số cụm k Kohonen K-Medoids
2 0,69635 0,75288
3 0,58297 0,65064
4 0,52873 0,59444
5 0,49807 0,55666
6 0,47517 0,52774
7 0,45634 0,50502
8 0,44195 0,48648
323
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý 3(3):311-326
Hình 14: Sự biến thiên số cộng đồng theo từng giai đoạn thời gian.
Bảng 4: Bảng kết quả giá trị trung bình RS dựa trên thử nghiệm hai phương pháp gom cụm
Số cụm k Kohonen K-Medoids
2 0,49659 0,40112
3 0,63921 0,55356
4 0,70391 0,63431
5 0,74951 0,68794
6 0,78086 0,72456
7 0,8034 0,75273
8 0,82022 0,77574
phương pháp khám phá cộng đồng tính được phân
bố chủ đề theo từng cộng đồng và tính cụ thể chủ đề
được những cộng đồng nào quan tâm vàmức độ quan
tâm. Kết quả khám phá cộng đồng được trực quan
hoá trên lớp ra Kohonen. Sau đó, dựa vào kết quả
trên lớp ra Kohonen, bài báo phân tích sự biến thiên
các đặc trưng của cộng đồng như: chủ đề quan tâm và
cá nhân tham gia cộng đồng theo từng giai đoạn thời
gian.
Thứ hai làđể thực nghiệm các mô hình và phương
pháp, nghiên cứu đã thử nghiệm và đánh giá mô hình
và phương pháp trên hai tập dữ liệu thông điệp tiếng
Việt được thu thập từ MXH trong trường đại học và
trang báo điện tử VnExpress.net. Để tiến hành thử
nghiệm, nghiên cứu đã xây dựng một hệ thống phần
mềmphân tíchMXH thực hiện đầy đủ các bước trong
phương pháp khám phá cộng đồng. Kết quả thực
nghiệmđã cho thấy được hướng ứng dụng nghiên cứu
của bài báo và khả năng khai thác hiệu quả của phần
mềm vào ứng dụng thực tế.
Hạn chế và hướng phát triển
Kết quả nghiên cứu tập trung vào việc giải quyết các
bài toán khám phá cộng đồng cá nhân trên MXH.
Trong nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi sẽ tập trung
phân tích ảnh hưởng lan truyền chủ đề của cộng đồng
trên MXH. Mục tiêu phân tích ảnh hưởng lan truyền
thông điệp trên MXH nhằm xác định “ đường đi ”
324
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý 3(3):311-326
và tìm ra nguồn gốc thông tin. Xây dựng hệ thống
khoảng thời gian (có tính chất overlap) để phân tích
trực tuyến MXH theo nhiều khoảng thời gian khác
nhau.
LỜI CẢMƠN
Nghiên cứu này được tài trợ bởi TrườngĐại học Kinh
tế - Luật, ĐHQG-HCM thông qua đề tài với mã số
CS /2018-01 và PhòngNghiên cứuKinh doanhThông
minh (BI-LAB), Khoa Hệ thống Thông tin, Trường
Đại học Kinh tế - Luật.
DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT
MXH: mạng xã hội
ART: Author-Recipient-Topic
TART: Temporal-Author-Recipient-Topic
SOM: Self-Organizing Map
GT: Group-Topic
CUT: Community-User-Topic
ATC: Author-Topic-Community
RMSSTD: Root Mean Square Standard Deviation
RS: R-Squared
XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Nhóm tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung
đột lợi ích nào trong công bố bài báo.
ĐÓNGGÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ
Tác giả Hồ TrungThành, Trần DuyThanh và Nguyễn
Quang Hưng cùng đóng góp về ý tưởng, mục tiêu, lựa
chọn phương pháp nghiên cứu và các vấn đề liên quan
đến trực quan hoá dữ liệu. Tác giảHồTrungThành đã
đóng góp đề xuất mô hình phân tích dữ liệu mạng xã
hội và phương pháp và thực nghiệm khám phá cộng
đồng, đánh giá kết quả thực nghiệm. Tác giả TrầnDuy
Thanh đã đóng góp về thu thập dữ liệu, xây dựng hệ
thống phần mềm phân tích dữ liệu. Tác giả Nguyễn
Quang Hưng đóng góp về xử lý dữ liệu đầu vào, khảo
sát sự biến thiên của cộng đồng và đánh giá kết quả
thực nghiệm.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Durgesh MS, Moiz M. Sentiment Analysis on Social Network-
ing: A Literature Review. International Journal on IJRITCC.
2015;3(2):022–027.
2. Aggarwal C. Social Network Data Analytics. IBM Thomas J.
Watson Research Center; 2011.
3. Kirchhoff L. Applying Social Network Analysis to Information
Retrieval on the World Wide Web: A Case Study of Academic
Publication Space. Switzerland: The University of St. Gallen;
2010.
4. Wasserman S, Faust K. Social Network Analysis: Methods and
Applications. Cambridge University Press; 1994.
5. Abdelbary HA, Abeer ME, Reem BT. Utilizing Deep Learning
for Content-based Community Detection. In: Science and In-
formation Conference, UK. IEEE; 2014. p. 777–784.
6. Aggarwal C, Subbian K. Event detection in social streams.
In: Proceedings of the 2012 SIAM international conference on
data mining; 2012. p. 624–635.
7. Li C, CheungWK, Ye Y, Zhang X, Chu D, Li X. The Author-Topic-
Community model for author interest profiling and commu-
nity discovery. London: Springer-Verlag; 2014. p. 74–85.
8. Zhou D, Manavoglu E, Li J, Giles CL, Zha H. Probabilistic mod-
els for discovering e-communities. WWW ’06: Proceedings of
the 15th international conference on World Wide Web, ACM.
2006;p. 173–182.
9. Pathak P, DelongC, BanerjeeA, EricksonK. Social topicmodels
for community extraction. In: The 2nd SNA-KDD Workshop.
vol. 8; 2008.
10. Wang X, Mohanty N, Mccallum A. Group and topic discovery
from relations and their attributes. Advances in Neural Infor-
mation Processing Systems. 2006;18:1449–1456.
11. Adham B, Ognjen A, Dinh P, Svetha V. Discovering
Topic Structures of a Temporally Evolving Document Cor-
pus. Journal: Knowledge and Information Systems.
2015;arXiv:1512.08008v1:1–53.
12. Zhou D, Councill I, Zha H, Lee GC. Discovering Temporal Com-
munities from Social Network Documents. IEEE ICDM. 2007;p.
745–750.
13. Freeman LC. Visualizing Social Networks. Journal of So-
cial Structure. 2000;Available from:
content/articles/volume1/Freeman.html.
14. Yin Z, Cao L, Gu Q, Han J. Latent community Topic Analy-
sis: Integration of Community Discovery with Topic Model-
ing. ACMTransactions on Intelligent Systems andTechnology.
2012;3(4):1–21.
15. Alexandru B, Markus D, Nicolai R. Content and communi-
cation based sub-community detection using probabilistic
topic models. IADIS International Conference Intelligent Sys-
tems and Agents © IADIS. 2009;.
16. Fani H, Zarrinkalam F, Zhao X. Temporal Identification of La-
tent Communities on Twitter. In: The 9th ACM International
Conference on Web Search and Data Mining (WSDM2016).
vol. arXiv:1509.04227v1 [cs.SI]; 2016.
17. Rosen-Zvi M, Griffths T, et al. Probabilistic Author-Topic Mod-
els for Information Discovery. In: 10th ACM SigKDD, Seattle;
2004. p. 306–315.
18. Yang T, Chi Y, Zhu S, Gong Y, R J. Detecting communities
and their evolutions in dynamic social networks-a Bayesian
approach. Mach Learn. 2011;82:157–189.
19. Griffiths T. Gibbs Sampling in the generative model of Latent
Dirichlet Allocation. 2004;Gruffydd@psych.stanford.edu.
20. AndrewM, Andrés C, XueruiW. Topic and role discovery in so-
cial networkswith experiments on enron and academic email.
Journal ofArtificial IntelligenceResearch. 2007;30(1):249–272.
21. KohonenT. Self-OrganizedFormationof TopologicallyCorrect
Feature Maps. Biol Cybern. 1982;43:59–69.
22. KohonenT. Self-Organization andAssociativeMemory. Berlin:
Springer; 1984.
23. Haykin S. Neural Networks. A Comprehensive Foundation.
New Jersey: Prentice-Hall, Inc.; 1999. p. 443–465.
24. Ho T, Do P. Social Network Analysis Based on TopicModelwith
Temporal Factor. International Journal of Knowledge and Sys-
tems Science (IJKSS). 2018;9(1).
25. Halkidi M, Batistakis Y, Vazirgiannis M. Cluster validity meth-
ods: Part I. SIGMOD REC. 2002;31(2):40–45.
26. Halkidi M, Batistakis Y, Vazirgiannis M. Clustering validity
checking methods: Part II. SIGMOD REC. 2002;31(3):19–27.
325
Science & Technology Development Journal – Economics - Law andManagement, 3(3):311- 326
Open Access Full Text Article Research Article
University of Economics & Law,
VNUHCM, Vietnam
Correspondence
Ho Trung Thanh, University of
Economics & Law, VNUHCM, Vietnam
Email: thanhht@uel.edu.vn
History
Received: 19/2/2019
Accepted: 25/4/2019
Published: 30/9/2019
DOI : 10.32508/stdjelm.v3i3.572
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Applying topic model combined with Kohonen networks to
discover and visualize communities on social networks
Ho Trung Thanh*, Nguyen Quang Hung, Tran Duy Thanh
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
Users are members of communities on social networks. Users' interested topics keep changing,
resulting in the change of their communities' interested topics as well. Level, period of time, and
interested topics represent features of a communitywhich (i) changeuponpreferences of each user
on social networks for making friends or being interested in topics (based onmessage content); (ii)
are formed or change from online groups of friends or the suggestions to make friends. Hence,
the link of users in communities can be viewed as a network of users by their features in social
network communities. In this paper, the author studies and proposes a new model for discover-
ing communities using Temporal-Author-Recipient-Topic (TART) model combined with Kohonen
neural networks to discover communities of users with the same interested topics over different
periods of time. The research goal is achieved through testingmodels on two Vietnamese datasets
(collected from social networks at universities and online newspapers).
Key words: Discovering communities, social network analysis, TART model, Kohonen neural
networks, topic model
Cite this article : Trung Thanh H, Quang Hung N, Duy Thanh T. Applying topic model combined with
Kohonen networks to discover and visualize communities on social networks. Sci. Tech. Dev. J. - Eco.
LawManag.; 3(3):311-326.
326
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kham_pha_va_truc_quan_hoa_cong_dong_ca_nhan_tren_mang_xa_hoi.pdf