Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm openamix – lsc và trichoderma lên xử lý rác thải sinh hoạtPHẦN I. MỞ ĐẦU . 1
1.1Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .2
1.2.1 Mục đích .2
1.2.2 Yêu cầu .2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Rác thải sinh hoạt . 3
2.1.1 Thành phần của rác thải sinh hoạt . 3
2.1.2 Tính chất của rác thải sinh hoạt 4
2.1.2.1 Thành phần các nguyên tố hoá học của từng
loại chất thải 4
2.1.2.2 Công thức hoá học tiêu biểu của một số thành phần
chất thải hữu cơ . 5
2.1.2.3 Tỉ lệ C/N của một số chất thải 5
2.1.2.4 Độ ẩm trung bình của chất thải . 6
2.1.2.5 Giá trị nhiệt năng của một số chất thải . 7
2.1.3 Một số phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt . 8
2.1.3.1 Phương pháp đổ rác thành đống ngoài trời . 8
2.1.3.2 Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh . 9
2.1.3.3 Phương pháp ủ chất thải (Waste Composting) 11
2.4 Sơ lược về các chế phẩm sinh họcluận văn - báo cáo - tiểu luận chuyên ngành Sinh học khảo sát trong thí nghiệm 22
2.4.1 Openamix – LSC 22
2.4.2 Trichoderma .27
2.4.2.1 Đặc điểm sinh học của Trichoderma .27
2.4.2.2 Khả năng kiểm soát sinh học của Trichoderma .29
2.5 Hiện trạng rác thải sinh hoạt ở địa bàn huyện Đức Linh 32
PHẦN III. VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM . 34
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 34
3.1.1 Thời gian 34
3.1.2 Địa điểm . 34
3.2 Vật liệu 34
3.2.1 Vật liệu bố trí thí nghiệm . 34
3.2.2 Vật liệu và thiết bị sử dụng trong phân tích thí nghiệm 35
3.3 Phương pháp nghiên cứu . 35
3.3.1 Bố trí thí nghiệm 35
3.3.2 Các giai đoạn và thao tác trong quá trình ủ . 36
3.3.3 Lấy mẫu 37
3.3.4 Chỉ tiêu phân tích . 37
3.3.4.1 Đánh giá cảm quan . 37
3.3.4.2 Chỉ tiêu hoá – lý . 37
3.3.4 Xử lý số liệu . 39
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .40
4.1 Đánh giá cảm quan 40
4.1.1 Mùi .40
4.1.2 Màu sắc và ẩm độ .41
4.1.2.1 Màu sắc của lô ủ theo thời gian .41
4.1.2.2 Ẩm độ của lô ủ theo thời gian 43
4.2 Chỉ tiêu lý – hoá 44
4.2.1 Biến đổi pH và nhiệt độ của lô ủ 44
4.2.2 Biến đổi vật chất khô và độ mùn của lô ủ 45
4.2.3 Biến đổi NH3 và Nitơ tổng số của lô ủ 46
4.2.4 Biến đổi Mg và Ca trong lô ủ .48
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 50
5.1 Kết luận . 50
5.2 Đề nghị 51
64 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1904 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm openamix – lsc và trichoderma lên xử lý rác thải sinh hoạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ta có hai sản phẩm mới
đƣợc tạo thành:
Sản phẩm bậc một: số lƣợng tế bào VSV (còn gọi là sinh khối).
Sản phẩm bậc hai: sản phẩm phân giải của VSV.
Giai đoạn 3:
Là giai đoạn các chất đƣợc tạo thành từ các phản ứng enzyme ngoại bào
xâm nhập đƣợc vào trong tế bào. Ở đây sẽ có hai kiểu phản ứng: Phản ứng đồng
hoá (tổng hợp) và phản ứng dị hoá (phân giải). Các phản ứng tạo ra sinh khối VSV,
năng lƣợng và các sản phẩm. Năng lƣợng đƣợc tạo ra từ các phản ứng phân giải nội
bào sẽ đƣợc tế bào sử dụng để tiến hành các phản ứng tổng hợp. Một phần vật chất
đƣợc tạo ra từ quá trình trên, tế bào không sử dụng sẽ đƣợc thẩm thấu ngƣợc lại
môi trƣờng. Những sản phẩm này đƣợc gọi chung là các sản phẩm bậc hai.
Nhƣ vậy, sản phẩm bậc hai là sản phẩm của quá trình trao đổi chất, chúng có
thể là các sản phẩm tổng hợp thừa hoặc có thể là những sản phẩm phân giải.
Tổng hợp
Enzym trong
tế bào
Tham gia
trao đổi chất
Sản phẩm trao
đổi chất
Chất thải
Kích thích
Chất phân giải
Sản phẩm phân giải
Ức chế
Các yếu tố môi trƣờng Sinh khối
(sản phẩm bậc nhất)
Sản phẩm bậc hai
+ Quá trình thuỷ phân tế bào vi sinh vật
Ý nghĩa quan trọng nhất của quá trình thuỷ phân tế bào đối với quá trình ủ
chất thải là chúng giải phóng ra protein của tế bào. Các nhà khoa học cho rằng,
chính protein của tế bào kết hợp với các sản phẩm thuỷ phân cellulose, lignin,
pectin có trong chất thải sẽ tạo ra hợp chất keo. Đây là tiền chất để chuyển hoá
thành mùn. Mùn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng phân ủ và đánh giá
tốc độ phân giải chất thải hữu cơ. Quá trình tự phân và giả thuyết tạo mùn đƣợc
trình bày ở hình 2.7.
Hình 2.7 Giả thuyết tạo mùn
+ Quá trình tổng hợp vật chất ở tế bào vi sinh vật [7]
Các chất trong chất thải đƣợc thuỷ phân và tạo ra những chất có trọng lƣợng
phân tử nhỏ. Các chất có trọng lƣợng phân tử nhỏ hoặc sẽ bị vô cơ hoá hoặc đƣợc
chuyển thành vật chất của tế bào. Để tạo ra vật chất của tế bào, tế bào VSV thực
hiện hai quá trình: tổng hợp và tự dƣỡng.
Khi vật chất hữu cơ có trong chất thải hữu cơ qua nhiều quá trình chuyển
hoá để cuối cùng tạo vật chất hữu cơ có trong tế bào VSV, là một quá trình xảy ra
rất nhanh và khi đó khối lƣợng vật chất đƣợc chuyển hoá rất lớn.
Quá trình tổng hợp là quá trình thu năng lƣợng. Năng lƣợng đƣợc nhận từ
ATP trong ty thể, từ các phản ứng thuỷ phân và từ các vật chất dự trữ năng lƣợng
khác. Ngoài ra, đối với các VSV tự dƣỡng (quang năng hoặc hoá năng) cũng đóng
vai trò không nhỏ trong quá trình thu nhận các chất vô cơ trong chất thải và chứa
chúng trong các hợp chất hữu cơ trong tế bào, trong đó các kim loại nặng đƣợc tích
luỹ có ý nghĩa rất lớn trong xử lý môi trƣờng.
Tự phân và
phân giải Sản phẩm
Chất có tính
kết keo Mùn
Các chất thuỷ phân
từ hydratcacbon Tế bào
Quá trình phản nitrat hoá
Là quá trình chuyển nitơ ở các hợp chất vô cơ sang dạng nitơ phân tử và bay
vào không khí. Đây là quá trình có hại vì quá trình này xẩy ra sẽ làm giảm chất
lƣợng phân ủ, thể hiện nhƣ hình 2.8.
Hình 2.8 Các quá trình sinh học khi ủ chất thải [7]
Chất thải hữu cơ
Vật chất không tham
gia vào quá trình trao
đổi chất ở VSV
Vật chất gây
độc hại cho quá
trình trao đổi
chất ở VSV
Vật chất tham gia vào quá
trình trao đổi chất ở VSV
Trao đổi chất ở
tế bào VSV
Đồng hoá Dị hoá
Tổng hợp vật chất
tế bào
Phân giải và chuyển
hoá vật chất hữu cơ
Tăng khối lƣợng và
số lƣợng tế bào VSV
Sản phẩm phân giải
và chuyển hoá
Phân giải tế bào
VSV chết Tạo các chất có
tính keo
Sản phẩm phân
giải tế bào Tạo mùn
Quá trình
vô cơ hoá Phản nitrat hoá
N2
Quá trình vô cơ hoá hợp chất hữu cơ
Đây là quá trình chuyển hoá các hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ,
quá trình này thƣờng xảy ra trong những đống chất thải hữu cơ. Quá trình này đƣợc
thực hiện qua hai giai đoạn nhờ hoạt đồng của nhiều VSV khác nhau.
- Quá trình amôn hoá
C10H19O3N + 12,5 O2 10 CO2 + 8 H2O + NH3
C5H7O2N + 5 O2 5 CO2 + 2 H2O + NH3
- Quá trình nitrat hoá
Quá trình này xẩy ra theo hai giai đoạn
NH4
+
+ 3/2 O2 NO2
-
+ 2 H
+
+ H2O
(Quá trình Nitrosomonas).
NO2
-
+ 1/2 O2 NO3
-
(Quá trình Nitrobacter).
2.4 Sơ lƣợc về các chế phẩm sinh học khảo sát trong thí nghiệm
2.4.1 Openamix – LSC
Giới thiệu chung
Openamix – LSC là chất điện giải đƣợc phát minh vào năm 1929, đƣợc thử
nghiệm từ năm 1971 và sản xuất trên thị trƣờng năm 1987. Kết quả đã tăng sản
lƣợng nông nghiệp đáng kể do hiệu quả cải tạo đất xấu thành đất tốt.
Hoạt động [14]
Đặc tính về điện học: Openamix là chất điện giải bổ sung vào đất khích
thích cây trồng tăng trƣởng.
Đặc tính sinh học: Openamix cung cấp chất dinh dƣỡng cho rễ, là nguồn
năng lƣợng cung cấp cho đất trồng duy trì sự sống của cây và kích thích sự tăng
trƣởng bình thƣờng mặc dù có hay không có ánh nắng mặt trời.
Đặc tính hoá học: Ổn định pH.
Đặc tính vật lý: Làm cho đất trồng mềm, dễ tán nhuyễn và ngăn chặn đất bị
chai.
Ngoài ra, Openamix cũng còn có tác dụng làm mềm đá và hoàn trả lại chất
kim khí nặng.
Công dụng [14]
Cải tạo đất trở lại bình thƣờng và ổn định. Bởi vì nó cung cấp cho đất khí
oxy và nitơ, vô hiệu hoá chất kiềm và axit, làm đất có trị số pH trung tính (pH = 7).
Khi dùng riêng biệt, Openamix - LSC giảm bớt sử dụng nƣớc chống xói mòn đất,
bảo vệ hạt giống khỏi bị trôi, kích thích tăng trƣởng, đồng thời vô hiệu hoá sắt,
clor, lƣu huỳnh, chất kiềm, muối hoặc các chất hại Boron. Openamix - LSC tồn tại
trong đất ngăn chặn mầm bệnh tấn công cây trồng, ngăn không cho côn trùng phá
hoại mùa màng.
Openamix –LSC làm giảm mùi hôi trong phân, trong sữa bò. Openamix làm
trị số trung tính pH, giúp phân giải các chất thiên nhiên có sẳn trong vùng đệm của
lớp đất trồng để sử dụng khi cần thiết. Giúp thay đổi tính chất mềm dẻo của đất
trồng, làm bộ rễ phát triển sâu và rộng có thể hút đƣợc nhiều chất dinh dƣỡng, qua
đó giúp tăng sản lƣợng.
Openamix – LSC làm tăng khả năng thẩm thấu của đất trồng, khả năng hấp
thu và dự trữ các chất dinh dƣỡng, hạn chế nƣớc chảy tràn lan và xói mòn đất.
Giảm bớt việc sử dụng phân bón, nƣớc tƣới các chất này thẩm thấu vào đất và đƣợc
giữ lại ở đó. Tóm lại sử dụng chế phẩm Openamix – LSC sẽ cho ra sản phảm tốt
hơn, giá trị kinh tế cao đặc biệt là giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.
Thành phần
Bảng 2.9 Nguyên tố vi lƣợng của Openamix – LSC
Nguồn: Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm, 2002.
Thành phần aminoacid
Glycine 0,04% Alanine 0,12%
Histidine 0,03% Isoleucine 3,93%
Z Kí hiệu Nguyên tố Nồng độ Abs. Error
14
15
16
17
19
20
22
23
24
25
26
27
28
29
30
33
35
47
48
50
51
52
53
56
80
81
82
83
Si
P
S
Cl
K
Ca
Ti
V
Cr
Mn
Fe
Co
Ni
Cu
Zn
As
Br
Ag
Cd
Sn
Sb
Te
I
Ba
Hg
Tl
Pb
Bi
Silicon
Phosphorus
Sulfur
Chlorine
Potassium
Calcium
Titanium
Vanadium
Chromium
Manganese
Iron
Cobalt
Nikel
Copper
Zinc
Arsenic
Bromine
Silver
Cadmium
Tin
Antimony
Tellurium
Iodine
Balium
Mercury
Thallium
Lead
Bismuth
0,00127%
<0,00030%
1,970%
0,00718%
<0,0020%
0,00293%
<0,00050%
<0,00050%
<0,00050%
<0,00050%
<0,00050%
<0,00020%
<0,00010%
<0,00010%
0,00016%
<0,00010%
<0,00010%
<0,00050%
<0,00050%
0,00084%
<0,00060%
<0,00070%
<0,00070%
<0,00080%
<0,00020%
<0,00020%
<0,00020%
<0,00020%
0,0013%
0,0%
0,004%
0,00020%
0,0%
0,0002%
0,0%
0,0%
0,0%
0,0%
0,00037%
0,00006%
0,0%
0,0%
0,00004%
0,0%
0,00004%
0,0%
0,0%
0,00023%
0,0%
0,0%
0,0%
0,0%
0,0%
0,00012%
0,00005%
0,0%
Bảng 2.10 Nguyên tố vi lƣợng của Openamix - LSC
Z Kí hiệu Nguyên tố Nồng độ Abs. Error
14
15
16
17
19
20
22
23
24
25
26
27
28
29
30
33
35
47
48
50
51
52
53
56
80
81
82
83
Si
P
S
Cl
K
Ca
Ti
V
Cr
Mn
Fe
Co
Ni
Cu
Zn
As
Br
Ag
Cd
Sn
Sb
Te
I
Ba
Hg
Tl
Pb
Bi
Silicon
Phosphorus
Sulfur
Chlorine
Potassium
Calcium
Titanium
Vanadium
Chromium
Manganese
Iron
Cobalt
Nikel
Copper
Zinc
Arsenic
Bromine
Silver
Cadmium
Tin
Antimony
Tellurium
Iodine
Balium
Mercury
Thallium
Lead
Bismuth
0,00127%
<0,00030%
1,970%
0,00718%
<0,0020%
0,00293%
<0,00050%
<0,00050%
<0,00050%
<0,00050%
<0,00050%
<0,00020%
<0,00010%
<0,00010%
0,00016%
<0,00010%
<0,00010%
<0,00050%
<0,00050%
0,00084%
<0,00060%
<0,00070%
<0,00070%
<0,00080%
<0,00020%
<0,00020%
<0,00020%
<0,00020%
0,0013%
0,0%
0,004%
0,00020%
0,0%
0,0002%
0,0%
0,0%
0,0%
0,0%
0,00037%
0,00006%
0,0%
0,0%
0,00004%
0,0%
0,00004%
0,0%
0,0%
0,00023%
0,0%
0,0%
0,0%
0,0%
0,0%
0,00012%
0,00005%
0,0%
Nguồn: Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm, 2006.
Thành phần aminoacid
Leucine 16 ppm Glutamic acid 23 ppm
Isolecine 17 ppm Phenylalanine 11 ppm
Threonine 25 ppm Lysin 20 ppm
Aspartic acid 24 ppm Tyrosine 26 ppm
Methionine 27 ppm
4-Hydroxyproline 135 ppm
Bảng 2.11 Phân tích thành phần hóa học của hợp chất OPENAMIX
Tên Công thức Đặc tính
-Acetonitrile
-Bisulfate
-Acrylamide
-Polyacrylamide
-Napthalenesulfonic
acid
-α-Napthol
-Sulfonic acid
-CH3CN
-Hợp chất có
gốc- HSO4
-
-CH2CHCONH2
-(CH2CHCONH2)x
-C10H8O3S
-C10H7OH
Hợp chất có
gốc –SO2OH
-Chất lỏng không màu, tan trong nƣớc, dùng
trong tổng hợp hữu cơ.
-Dẩn xuất từ acid sulfuric.
-Tinh thể không màu, không mùi, có điểm
nóng chảy 84,5oc, tan trong nƣớc, rƣợu và
aceton, đƣợc dùng trong tổng hợp hữu cơ,
polymer hóa, xử lý rác cống, chế hóa quặng.
-Hợp chất kết tinh, nóng chảy ở 96oc, tan
trong nƣớc và trong cồn, dùng để điều chế α-
Napthol.
-Bột không màu hoặc vàng, nóng chảy ở
96
oc, dùng để chế tạo thuốc nhuộm và hƣơng
phẩm và để tổng hợp các chất hữu cơ, còn
gọi là 1-Hydronapthalene, 1-Napthol.
-Dẫn xuất bằng cách thay thế nguyên tử
hydro bằng acid sulfuric. Ví dụ:Biến đổi
Benzen C6H6 -> Acid Benzensulfuric
(C6H6CO3H) tan trong nƣớc bằng cách xử lý
với Acidsulfuric, dùng để sản xuất thuốc
nhuộm.
Nguồn: Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm, 2002.
2.4.2 Trichoderma
2.4.2.1 Đặc điểm sinh học của Trichoderma [9]
a. Vị trí phân loại
Trichoderma là một trong những nhóm vi nấm gây nhiều khó khăn cho công
tác phân loại do còn nhiều đặc điểm cần thiết cho việc phân loại vẫn còn chƣa đƣợc
biết đầy đủ.
Harman and Kubicek (1998) đã phân loại Trichoderma nhƣ sau:
Giới: Fungi
Ngành: Ascomycota
Lớp: Euascomycetes
Bộ: Hypocreales
Họ: Hypocreaceae
Giống: Trichoderma
Ainsworth, G. S. and Sussman, A. S. (1968) lại cho rằng Trichoderma thuộc
lớp Deuteromycetes, bộ Moniliales, họ Moniliaceae. Trong lúc đó theo hai nhà
khoa học Elisa Esposito và Manuela da Silva đã phân Trichoderma thuộc họ
Hypocreaceae, lớp túi Ascomycetes; loài Trichoderma đƣợc phân thành 5 nhóm:
Trichoderma, Longibrachiatum, Saturnisporum, Pachybasium và Hypocreanum.
Trong đó, 3 nhóm Trichoderma, Pachybasium, Longibrachiatum có giai đoạn
teleomorph (hình thái ở giai đoạn sinh sản hữu tính) là Hypocrea. Nhóm
Hypocreanum hiếm khi gặp dƣới dạng teleomorph độc lập; nhóm Saturnisporum
không tìm thấy hình thái teleomorph.
b. Đặc điểm hình thái
Trichoderma là một loài nấm bất toàn, sinh sản vô tính bằng đính bào tử từ
khuẩn ty. Khuẩn ty của vi nấm không màu, cuống sinh bào tử phân nhánh nhiều, ở
cuối nhánh phát triển thành một khối tròn mang các bào tử trần không có vách
ngăn, không màu, liên kết nhau thành chùm nhỏ ở đầu cành nhờ chất nhầy. Bào tử
hình cầu, hình elip hoặc hình thuôn. Khuẩn lạc nấm có màu trắng hoặc từ lục trắng
đến lục, vàng xanh, lục xỉn đến lục đậm. Các chủng của Trichoderma có tốc độ
phát triển nhanh, chúng có thể đạt đƣờng kính khuẩn lạc từ 2 - 9 cm sau 4 ngày
nuôi cấy ở 20OC.
c. Đặc điểm sinh lý, sinh hoá
Môi trƣờng sống
Trichoderma sp. là nhóm vi nấm phổ biến ở đất nông nghiệp, đồng cỏ, rừng,
đầm muối và đất sa mạc. Hầu hết chúng là những vi sinh vật hoại sinh, nhƣng
chúng cũng có khả năng tấn công các loại nấm khác. Trichoderma rất ít tìm thấy
trên thực vật sống và không sống nội kí sinh với thực vật. Chúng có thể tồn tại
trong tất cả các vùng khí hậu từ miền cực Bắc đến những vùng núi cao cũng nhƣ
miền nhiệt đới. Tuy nhiên, có một sự tƣơng quan giữa sự phân bố các loài và các
điều kiện môi trƣờng.
Trichoderma polysporum và Trichoderma viride có mặt ở vùng khí hậu lạnh,
trong khi Trichoderma harzianum có ở các vùng khí hậu nóng. Điều này tƣơng quan
với nhu cầu nhiệt độ tối đa cho từng loài.
Các loài Trichoderma thƣờng xuất hiện ở đất acid, và Gochenaur (1970) cho
rằng có thể có tƣơng quan giữa sự hiện diện của Trichoderma viride với đất acid
trong vùng khí hậu rất lạnh ở Peru. Trichoderma phát triển tốt ở bất cứ pH nào nhỏ
hơn 7 và có thể phát triển tốt ở đất kiềm nếu nhƣ ở đó có sự tập trung một lƣợng
CO2 và bicarbonate [9].
Trichoderma có thể sử dụng nhiều nguồn thức ăn khác nhau từ
carbonhydrat, amino acid đến ammonia.
Trichoderma là vi nấm ƣa độ ẩm, chúng đặc biệt chiếm ƣu thế ở những nơi
ẩm ƣớt, những khu rừng khác nhau. Trichoderma hamatum và Trichoderma
pseudokoningii có thể chịu điều kiện có độ ẩm cao hơn so với những loài khác. Tuy
nhiên, Trichoderma sp. thƣờng không chịu đƣợc độ ẩm thấp và điều này đƣợc cho
là một yếu tố góp phần làm cho số lƣợng Trichoderma giảm rõ rệt trong những nơi
có độ ẩm thấp, song các loài Trichoderma sp. khác nhau thì yêu cầu về nhiệt độ và
độ ẩm cũng khác nhau.
Trichoderma sp. có thể đƣợc phát hiện trong đất bởi mùi hƣơng của chúng,
hƣơng dừa (6-pentyl-α-pyrone dễ bay hơi) thƣờng đƣợc tạo ra trong quá trình sinh
trƣởng của Trichoderma.
Chất chuyển hóa thứ cấp và kháng sinh
Trichoderma sp. sản xuất nhiều loại kháng sinh. Ngày nay, danh sách của
các chất trên đƣợc kéo dài thêm ra, bao gồm đa dạng các chất có hoạt tính:
glioviridin (một diketopiperazin), sesquiterpenoids, trichothecenes (trichodermin),
cyclic peptides, isocyanid-bao gồm các chất chuyển hóa (trichoviridin). Bên cạnh
khả năng ức chế vi sinh vật khác, chắc chắn những chất chuyển hóa này liên quan
đến sự tăng trƣởng yếu kém của thực vật bậc cao hơn. Các chủng Trichoderma
cũng sinh ra nhiều loại hợp chất ức chế dễ bay hơi có thể trợ giúp cho sự hình thành
khuẩn lạc của chúng trong đất.
2.4.2.2 Khả năng kiểm soát sinh học của Trichoderma [9]
a. Tƣơng tác với nấm bệnh
Sự tƣơng tác đối kháng giữa Trichoderma và các loại nấm khác đƣợc phân
loại nhƣ sau: tiết ra các chất kháng nấm bệnh (antibiosis), kí sinh lên cơ thể của
nấm bệnh (mycoparasitism), cạnh tranh dinh dƣỡng với nấm bệnh (competition for
nutrient). Các cơ chế này không tách biệt nhau, và cơ chế đối kháng thực tế có thể
là một trong những loại cơ chế này. Cả cơ chế tạo ra các chất kháng nấm và cơ chế
kí sinh có thể liên quan đến sự cạnh tranh dinh dƣỡng, thật ra sự sản xuất ra các
chất độc đƣợc biết có ảnh hƣởng đến tình trạng dinh dƣỡng của môi trƣờng tăng
trƣởng.
Trichoderma sp. gia tăng sử dụng và tập trung các chất dinh dƣỡng (Cu, P,
Fe, Mn, Na) trong rễ trong môi trƣờng ngập nƣớc. Sự gia tăng khả năng sử dụng
này cho biết sự cải tiến các cơ chế sử dụng dinh dƣỡng của cây trồng. Hơn nữa, có
thể gia tăng trạng thái cân bằng dinh dƣỡng khi thêm nguồn nitơ trong phân bón.
Dữ liệu này cho thấy Trichoderma gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn nitơ trong phân
bón trên cây.Và khả năng này có thể làm giảm sự ô nhiễm nitrat trong đất và bề mặt
nƣớc. Các phân tích đã cho thấy Trichoderma gây ra sự gia tăng sử dụng các yếu tố
bao gồm As, Co, Cd, Ni, Va, Mg, Mn, Cu, Bo, Zn, Al, Na.
Sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học lâu ngày làm cho đất canh tác bị
thoái hóa, chai sạn; làm cho giun đất không phát triển đƣợc, làm hạn chế độ xốp, độ
thông khí cần thiết cho rễ cây cũng thiếu hụt. Vì vậy, ở các nƣớc có nền nông
nghiệp phát triển trên thế giới có xu hƣớng sử dụng các phân bón hữu cơ sinh học
thế hệ mới, thực chất là một sự kết hợp giữa phân bón vi sinh và thuốc trừ sâu sinh
học, dựa trên cơ sở đấu tranh sinh học. Tác dụng phân bón hữu cơ nhƣ sau:
Phòng ngừa các nấm gây bệnh thối mốc, bệnh héo rũ, bệnh chết cỏ, bệnh nấm
sƣơng mai, bệnh đốm nâu… Hạn chế tác hại nguy hiểm do các nấm gây mục gỗ
nhờ khả năng bất hoạt enzym của các nấm gây bệnh, đồng thời bảo vệ cây trồng
khỏi các côn trùng đục phá than.
Đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng của cây trồng nhờ khả năng giúp cây trồng tạo ra
bộ rễ cứng cáp hơn. Gần đây, khi khảo sát các loài Trichoderma sp. ở các lớp đất
sâu, ngƣời ta còn thấy Trichoderma sp. làm tăng số lƣợng các rễ sâu (các rễ cách
mặt đất khoảng 1mét). Điều này góp phần giúp cho các cây lƣơng thực nhƣ ngô hay
các loài dùng để trang trí nhƣ cỏ lát có khả năng chống chịu tốt với hạn hán.
Vài loài Trichoderma có khả năng kích thích sự nẩy mầm và sự ra hoa. Đã có
nhiều công trình khoa học chứng minh rằng Trichoderma harzianum và
Trichoderma koningi kích thích sự nẩy mầm và tăng trƣởng của cây. Đối với các
hoa đƣợc trồng trong nhà kính, Trichoderma harzianum đẩy nhanh sự ra hoa bằng
cách rút ngắn ngày ra hoa hay tăng số lƣợng hoa.
Cải thiện cấu trúc và thành phần của đất, đẩy mạnh sự phát triển của vi sinh vật
nốt sần cố định nitơ trong đất, duy trì sự cân bằng của các vi sinh vật hữu ích trong
đất; bảo toàn và tăng độ phì nhiêu, dinh dƣỡng cho cây trồng.
Phân giải từ từ cellulose có trong phân hữu cơ và đất trồng nhờ đó tăng cƣờng
dinh dƣỡng và kích thích sinh trƣởng của cây.
Tăng sức đề kháng của cây trồng, một số chủng Trichoderma harzianum còn có
thể xâm nhập vào mô bào cây, làm tăng tính chống chịu bệnh của cây trồng.
b. Trong lĩnh vực xử lý môi trƣờng [5] [9]
Trichoderma harzianum có khả năng phân hủy các chất gây ô nhiễm trong
đất rừng. Sự tồn tại của các hợp chất chloroguaiacols, hợp chất AOX (các hợp chất
halogen thấm nƣớc) trong chất thải của các nhà máy sản xuất bột giấy ở hồ Bonney,
Đông Nam nƣớc Úc.
Trichoderma harzianum có khả năng làm giảm bớt sự tập trung của các hợp
chất tự do 2,4,6-trichlorophenol; 4,5-dichloroguaiacol và cả AOX trong môi trƣờng
có chứa muối khoáng. Loài nấm này cũng có khả năng dehalogen hóa
tetrachloroguaiacol tự do trong môi trƣờng khoáng mặn.
Trichoderma harzianum đã chứng tỏ khả năng phân giải hiệu quả của chúng
trên ciliatin, glycophosphat và amino methylphosphonic acid (3-methoxyphenyl).
Trichoderma harzianum 2023 (Khoa sinh lý thực vật Trƣờng Đại học California)
có thể phân giải DDT, endosulfan, pentachloronitrobenzen và pentachlorophenol.
Nấm này phân giải endosulfan trong nhiều điều kiện dinh dƣỡng khác nhau trong
suốt quá trình sống của nó. Trichoderma harzianum CCT-4790 phân giải 60%
thuốc diệt cỏ Duirion trong đất trong 24 giờ, đây là một tiềm năng tốt để xử lý sinh
học các hóa chất ô nhiễm trong đất và trong đầm lầy.
Một công trình nghiên cứu khác sử dụng chủng nấm mốc Trichoderma
reesei RUT-30 để xử lý chất thải sinh hoạt đô thị, hứa hẹn một nguồn sản xuất
enzym cellulase rẻ tiền, đồng thời giảm lƣợng rác thải.
Theo Trịnh Thị Hồng, 2005. Đại học Khoa Học Tự Nhiên cho biết chủng
Trichoderma lignorum và Trichoderma koningi có khả năng phân giải cellulose rất
tốt nhờ sự tạo ra enzyme cellulase, đặc biệt là xử lý rác thải. Thay vì 6 tháng thậm
chí 1 hoặc 2 năm để trong điều kiện tự nhiên chỉ còn 50 – 60 ngày để chế biến rác
làm phân bón khi sử dụng Trichoderma bổ sung trong quá trình ủ. Tại các đống rác
ủ bằng chế phẩm này thƣờng là hỗn hợp vi sinh vật ƣa nhiệt, háo khí, các chất hữu
cơ đƣợc chế biến thành CO2, nƣớc và phân. Phân ủ là sản phẩm cuôi cùng, đó là
hỗn hợp gồm các chất khoáng, chất hữu cơ ổn định và nƣớc. Phân ủ chứa các chất
đại lƣợng nhƣ: N, P, K, Ca, S, Mg…..và các yếu tố vi lƣợng nhƣ: Fe, Mn, Cu, Zn,
B, Mo, Na, Co, Ti….và các hormone auxin cùng với hàng tỷ tế bào vi sinh vật,
trứng giun cũng nhƣ ấu trùng côn trùng có ích khác.
Ở những nƣớc phát triển và có truyền thống sử dụng phân hữu cơ, ngƣời ta
đã tổng kết đƣợc lợi ích nhƣ sau:
- Giá thành rẻ.
- Giúp đất tơi xốp, dễ canh tác.
- Giảm đến mức thấp nhất bệnh cây trồng vì trong đất có các kháng sinh do vi sinh
vật tiết ra.
- kích thích sinh trƣởng của cây.
- Duy trì điều kiện tốt cho đất, đảm bảo điều kiện canh tác lâu dài cho các thế hệ
cây trồng ở vụ sau.
- Không gây độc với động, thực vật. Cho phép sử dụng tối đa chất dinh dƣỡng.
- Không gây ô nhiễm đất đai, nguồn nƣớc và các hệ sinh thái nói chung.
- Sản phẩm cây trồng có chất lƣợng tốt hơn dung phân hoá học.
2.5 Hiện trạng rác thải sinh hoạt ở địa bàn huyện Đức Linh [13]
Hình 2.10 Vị trí địa lý Huyện Đức Linh [13]
Theo thống kê của phòng Tài Nguyên Môi Trƣờng huyện Đức Linh thì
lƣợng rác thải bình quân của 1 hộ gia đình khoảng 0,4 kg/ngày. Nhƣ vậy hàng năm
tổng lƣợng rác thải là 14.900 tấn. Phần lớn lƣợng rác thải đƣợc các hộ gia đình tự
chôn lấp hoặc vứt bừa bãi ở những nơi vắng vẻ, vào các kênh mƣơng thoát nƣớc.
Lƣợng rác thu gom đƣợc là rác thải tập trung ở chợ, thị trấn và một phần những hộ
dân sống theo trục đƣờng giao thông chính của huyện. Rác đƣợc xem là nguồn
nguyên liệu không thể cạn kiệt vì thế xử lý rác không những góp phần làm sạch
môi trƣờng, tạo vẻ mỹ quan cho cộng đồng mà còn làm giảm diện tích đất sử dụng
cho việc chôn lấp lƣợng rác này.
Phân loại sơ bộ của phòng tài nguyên môi trƣờng Huyện Đức Linh, Tỉnh
Bình Thuận. Thành phần của rác thải sinh hoạt đƣợc trình bày ở bảng 2.15.
Bảng 2.12 Thành phần của rác thải sinh hoạt [13]
STT Tên các thành phần Mẫu bình quân 2 điểm
1 Thành phần hữu cơ 82,6%
2 Giấy vụn 2,5%
3 Nylon 4,8%
4 Đất cát 5,4%
5 Chất độc hại 0%
6 Sắt phế liệu 0,6%
7 Thuỷ tinh 0,6%
8 Da 0,1%
9 Vải 1,2%
10 Gỗ 2,2%
PHẦN III. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
3.1.1 Thời gian
Đề tài đƣợc thực hiện từ ngày 06/02/2006 đến 10/08/2006.
3.1.2 Địa điểm
Thí nghiệm đƣợc bố trí tại tổ chức phát triển cộng đồng VietNam Plus - Đức
Linh - Bình Thuận. Mẫu nghiên cứu và phân tích đƣợc thực hiện tại khoa Công
Nghệ Môi Trƣờng, Điểm nghiên cứu thuộc chƣơng trình SAREC/Sida, Trại thực
nghiệm - Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
3.2 Vật liệu
3.2.1 Vật liệu bố trí thí nghiệm
Mẫu thí nghiệm: Rác thải sinh hoạt đƣợc lấy từ bải tập trung của thị trấn Đức tài
- Đức linh - Bình thuận.
Dụng cụ, thiết bị bố trí:
- Xô nhựa 25 lít
- Cân
- Bình phun xịt > 5 lít
- Bao bóng, vòng thun, ống PVC để đo nhiệt độ
- Thau đựng chế phẩm trichoderma
- Bạt cỡ 4 m x 4 m
- Bình định mức 500 ml
- Xẻng, cào, bao tay
- Xe rùa, xe láy ác từ bải rác tập trung về.
Chế phẩm sinh học bổ sung:
- Chế phẩm sinh học Openamix-LSC
- Chế phẩm sinh học nấm trichoderma.
3.2.2 Vật liệu và thiết bị sử dụng trong phân tích thí nghiệm
- Dùng nhiệt kế thuỷ ngân có chia độ từ 0 – 1000C để đo nhiệt độ lô ủ tại nơi thực
nghiệm.
- Sử dụng máy đo trị số pH hiệu Thermo orion model 230A và các dung dịch pH chuẩn
khác.
- Vật chất khô đƣợc thực hiện nhờ microwave và cân tiểu li 4 số.
- Dụng cụ, thiết bị và hoá chất phân tích NH3, nitơ tổng số, mùn. Các chỉ tiêu đƣợc
phân tích bằng phƣơng pháp Kjeldahl.
- Ca và Mg đƣợc đo bằng phƣơng pháp chuẩn độ EDTA.
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo khối hoàn toàn ngẩu nhiên một yếu tố với 5
nghiệm thức khác nhau về tỉ lệ giữa rác và cơ chất cũng nhƣ sự khác biệt về tỉ lệ
chế phẩm bổ sung trong từng lô thí nghiệm. Cơ chất sử dụng trong thí nghiệm là
phân trâu bò khô.
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm
TT Openamix – LSC
(lít)
Trichoderma
(kg)
Rác sinh hoạt
(kg)
Phân trâu bò khô
(kg)
ĐC 0 0 1000 0
NT2 2 4 1000 0
NT3 2 5 1000 0
NT4 2 4 600 400
NT5 2 5 800 200
Pha Openamix – LSC ở tỉ lệ 1/20 (1 lít Openamix – LSC và 19 lít nƣớc),
Trichoderma ở dạng viên nhỏ và bột.
Quy trình ủ trong bố trí thí nghiệm đƣợc trình bày ở sơ đồ sau:
3.3.2 Các giai đoạn và thao tác trong quá trình ủ.
Giai đoạn 1:
- Chọn địa bàn ủ thuận lợi, hạn chế ô nhiễm đến môi trƣờng và những hộ dân xung
quanh.
- Trải bạt phía dƣới làm nền để hạn chế thất thoát nhiệt và nƣớc rỉ từ đống ủ ra
ngoài môi trƣờng đất và nƣớc bên dƣới có thể làm ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm.
Giai đoạn 2:
- Rác thải và chất độn đƣợc cân cẩn thận với số lƣợng theo từng lô ủ nhƣ trên bố trí
thí nghiệm.
- Openamix đƣợc lấy và làm chuẩn bằng dụng cụ đo lƣờng (bình định mức 500ml).
Trichoderma đƣợc cân cẩn thận theo bố trí thí nghiệm.
- Đổ và trang đều rác lên mặt bạt đã trải sẵn với độ dày vừa phải, phun xịt và rải
đều các chế phẩm theo từng lớp để trộn đều dễ dàng và cứ thế tiếp tục để tạo đống
ủ hoàn chỉnh. Riêng với lô 4 và 5, chúng ta còn phải trộn đều lƣợng chất độn trên
mỗi lần trải lớp.
- Lắp ống PVC dùng để đo nhiệt độ trên 3 vị trí khác nhau của lô.
- Phủ bạt phía trên để ổn định nhiệt và tránh nƣớc mƣa.
Rác thải sinh hoạt
Hổn hợp
chế phẩm
Trộn đều và ủ
Phân hữu cơ
Quá trình lên men vi sinh vật
Chất độn
Đây là phƣơng pháp ủ hiếu khí tuỳ nghi nên bạt phủ không cần kín tuyệt đối nhƣng
cũng không đƣợc hở quá.
- Tạo đƣờng viền xung quanh để bảo vệ các lô ủ.
Giai đoạn 3:
Theo dõi sự thay đổi của đống ủ thông qua sự biến đổi nhiệt độ qua từng ngày
bằng biện pháp đo nhiệt độ 3 lần/lô/ngày, tại 3 vị trí khác nhau thông qua các ống
PVC. Lấy mẫu phân tích.
3.3.3 Lấy mẫu
Phƣơng pháp lấy mẫu nhƣ sau: mẫu ủ đƣợc lấy ngẫu nhiên tại 5
điểm khác nhau ( hình bên), đem nghiền nhỏ, trộn đều và lấy khoảng
2kg cho vào túi nylon kín gửi về phòng phân tích các chỉ tiêu cần
khảo sát. Ngoài túi chứa mẫu ghi kí hiệu mẫu và ngày lấy mẫu .
Số lƣợng mẫu lấy đem phân tích: 5 lần/ lô, thời gian lấy cách
nhau 14 ngày nhƣ sau: tại thời điểm ủ, 14, 28, 42 và 56 ngày sau khi ủ.
3.3.4 Chỉ tiêu phân tích
3.3.4.1 Đánh giá cảm quan
- Màu sắc: Quan sát theo các ngày lấy mẫu và đƣợc so sánh bằng nền màu chuẩn.
- Độ tơi xốp: Đánh giá độ tơi xốp của mẫu ủ bằng tay tiếp xúc trực tiếp.
- Mùi: Ghi nhận bằng cách đánh giá cảm quan của 20 ngƣời ngẫu nhiên ở mỗi lần
lấy mẫu.
3.3.4.2 Chỉ tiêu hoá – lý
- Trị số pH của mẫu:
Lấy 50 g rác và 50 ml nƣớc cất cho vào một Becher dung tích 500 ml, lắc
đều để lắng, hút dịch nổi phía trên đem đo trị số pH. Trƣớc khi đo pH mẫu phải chỉnh
pH của máy bằng pH chuẩn 4, chuẩn 7, chuẩn 10.
- Nhiệt độ lô ủ: Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ lô ủ tại nơi thực nghiệm, nhiệt độ
đƣợc đo từng ngày tại 3 vị trí khác nhau trên lô ủ.
- Vật chất khô: Cân bình bercher có trọng lƣợng là a (g).
Lấy một ít mẫu vào bercher, đem cân cả mẫu và bercher có trọng lƣợng là b (g).
b – a = X (g) X: là trọng lƣợng mẫu ban đầu.
Đem sấy ở nhiệt độ ở 1050C đến trọng lƣợng không đổi, đem cân lại đƣợc trọng
lƣợng là c (g).
c – a = Y (g) Y: là trọng lƣợng mẫu sau khi sấy.
VCK đƣợc tính nhƣ sau:
% VCK = {1 – [(X – Y)/X]} x 100 = Y/X x 100
- Amoniac (%); nitơ, phospho và kali tổng (%): phƣơng pháp Kjeldahl. Quy trình
phân tích có 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn vô cơ hoá: cân khoảng 0,5 – 1 g mẫu trên một tờ giấy lọc, gói cẩn thận
mẫu lại, cho vào bình kjeldahl 500 ml, Cho tiếp vào khoảng 5 g chất xúc tác và 25
ml H2SO4 đậm đặc. nếu trọng lƣợng mẫu nhiều hơn 0,5 g thì phải thêm vào 0,1 ml
acid cho mỗi 0,1 g mẫu dôi ra. Đặt bình lên bếp đốt cho đến khi dung dịch bình có
màu xanh nhạt trong hoàn toàn là đƣợc.
+ Giai đoạn chƣng cất: chuẩn bị 50 ml acid boric cho vào bình tam giác. Đặt bình
tam giác có chứa acid boric sao cho lƣợng acid trên phải phải ngập đầu ống nhựa
của hệ thống làm lạnh dẩn ra.
Cho thêm vào bình kjeldahl chứa sẵn mẫu đã đốt 250 ml nƣớc cất và 100 ml
NaOH 40%. Đặt bình kjeldahl hệ thống chƣng cất. Mở điện và nƣớc.
Màu hồng của acid boric trong bình tam giác hứng phía dƣới dần dần sẽ chuyển
sang màu vàng nhạt và đạt khoảng 250 ml là đƣợc.
+ Giai đoạn định phân: chuẩn độ bằng acid H2SO4 0.1N đến khi dung dịch chuyển
sang màu hồng nhƣ màu ban đầu của acid boric thì dừng lại. Ghi lại thể tích H2SO4
0.1N để tính kết quả.
Tính kết quả: Ni tơ tổng = 0,014 x a x 100/P
0,014là số gam nitơ tƣơng ứng với 1 ml H2SO4 0.1N đem định phân.
a: Số ml H2SO4 0.1N thực sự dùng để tác dụng với NH3 của mẫu (sau khi đã trừ đi
lƣợng H2SO4 0.1N của mẫu tráng).
P: Trọng lƣợng mẫu (g).
% protein trên VCK = (% protein thô của mẫu/% VCK) x 100
- Ca và Mg đƣợc đo bằng phƣơng pháp chuẩn độ EDTA.
3.3.5 Xử lý số liệu
Do điều kiện thí nghiệm chỉ thực hiện một lần duy nhất cho mỗi nghiệm
thức nên kết quả xử lý và tính toán đƣợc trình bày dạng số trung bình bằng phần
mềm Excel.
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đánh giá cảm quan
4.1.1 Mùi
Mùi là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá mức độ hoạt động của hỗn hợp chế phẩm
bổ sung Openamix – LSC và Trichoderma trên khả năng phân hủy của rác. Lô rác ủ
mất mùi nhanh cho thấy chế phẩm bổ sung hoạt động tốt, quá trình hoạt động của
VSV phân huỷ hữu cơ và khử mùi diễn ra mạnh mẽ. Do đánh giá bằng phƣơng
pháp cảm quan nên cần sự giúp đỡ của nhiều ngƣời, nhờ vậy kết quả ghi nhận đã
phản ánh khá chính xác tiến trình mất mùi trong lô ủ nhƣ sau:
- Rác đầu tiên đem ủ là một hỗn hợp phức tạp, nhiều thành phần khác nhau có mùi
hôi khó chịu đặc biệt là rác đã đƣợc tập trung sau thời gian vận chuyển và tập trung
1 ngày.
- Ngày thứ 7, các lô ủ vẫn còn mùi rất khó chịu.
- Ngày thứ 14, các lô ủ có bổ sung chế phẩm Openamix – LSC và Trichoderma
không còn mùi hôi khó chịu nhƣ lúc đầu. Trong lúc lô đối chứng không bổ sung
chế phẩm vẫn còn mùi khó chịu.
- Ngày thứ 28, mùi hôi ban đầu không còn đối với các lô bổ sung chế phẩm trong
lúc đó lô đối chứng vẫn còn mùi hôi nhẹ nhƣ ngày thứ 14. Các lô bổ sung chế phẩm
có mùi của nấm mốc.
- Ngày thứ 42, tất cả các lô ủ đã không còn mùi hôi, thay vào đó là mùi của nấm
mốc. Lô đối chứng có nấm mốc nhƣng ít .
- Ngày thứ 56, các lô bổ sung chế phẩm có mùi nấm mốc đã giảm rõ rệt, không
phân biệt đƣợc mức độ giảm mùi giữa các lô ủ có bổ sung chế phẩm với môi
trƣờng bên ngoài. Lô đối chứng vẫn còn ít mùi hôi.
Phƣơng pháp ủ hiếu khí tuỳ nghi bổ sung chế phẩm Openamix – LSC và
Trichoderma đã làm giảm mùi rác thải nhanh. Kết quả này phù hợp với nhận định
của Công ty hoá hữu cơ và thƣơng mại Việt - Mỹ A.V.F (2005) mùi của phân ủ sẽ
giảm nhanh sau ngày ủ thứ 10. Mùi hôi xuất phát từ quá trình phân huỷ tryptophan
tạo indole và scatol. Khi bổ sung chế phẩm Openamix – LSC và Trichoderma thì
phân huỷ các chất trên diễn ra nhanh và mất đi sau ngày thứ 14.
Các tác giả nhận thấy rằng khi kích thƣớc lô ủ quá nhỏ, chất liệu ủ chứa
nhiều nƣớc, thiếu nitơ hoặc không thông thoáng….là những nguyên nhân làm chậm
quá trình lên men phân huỷ của lô ủ. Vì vậy, muốn quá trình ủ rác thải hiệu quả
chúng ta cần lƣu ý đến các điều kiện quan trọng này. So với kết quả thí nghiệm của
Trần Thị Mỹ Hạnh (2003) thực hiện ủ trên phân bò và Nguyễn Vũ Phƣơng (2005)
tiến hành ủ trên phân heo thì mùi hôi của đống ủ mất đi rất nhanh chỉ sau 5 ngày.
Trong lúc đó, thí nghiệm của chúng tôi lâu mất mùi lâu hơn, có lẻ quá trình phân
hủy trên rác thải diễn ra chậm so với phân
4.1.2 Màu sắc và ẩm độ
4.1.2.1 Màu sắc
Màu sắc là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ hoai của
rác. Kết quả chuyển màu của rácủ đƣợc trình bày qua bảng 4.1.
Màu sắc rác trong lô ủ thay đổi theo thời gian, lô đối chứng đƣợc so sánh
với lô bổ sung chế phẩm về số lƣợng nấm mốc phát triển khác nhau. Ở các lô bổ
sung chế phẩm từ ngày thứ 14 bắt đầu xuất hiện nấm mốc trắng. Trong lúc đó lô
đối chứng nấm mốc chƣa phát triển. Đến ngày thứ 56 tất cả các lô bổ sung chế
phẩm lƣợng mốc trắng đã hạn chế phát triển, còn lô đối chứng thì nấm mốc phát
triển mạnh. Chứng tỏ bổ sung chế phẩm đã làm tăng khả năng hoạt động và phát
triển của nấm mốc giúp quá trình phân huỷ và lên men hữu cơ nhanh hơn.
Hình 4.1 Thay đổi màu sắc của rác theo thời gian ủ
Bảng 4.1 Thay đổi màu sắc của rác ủ theo thời gian
Ngày
thứ
ĐC
Openamix – LSC và Trichoderma
NT2 NT3 NT4 NT5
1
Nâu xám và
xanh của rác
Nâu xám và xanh
của rác
Nâu xám và
xanh của rác
Nâu xám và
xanh của rác
Nâu xám và xanh
của rác
14
Nâu xám Nâu xám, xuất
hiện màu trắng
của nấm mốc
Nâu xám,
xuất hiện màu
trắng của nấm
mốc
Nâu xám,
xuất hiện
màu trắng
của nấm mốc
Nâu xám, xuất hiện
màu trắng của nấm
mốc
28
Nâu xám, bắt
đầu xuất hiện
màu trắng của
nấm mốc
Nâu xám, xuất
hiện màu trắng
của nấm mốc trên
toàn diện
Nâu xám,
xuất hiện màu
trắng của nấm
mốc trên toàn
diện
Nâu xám,
xuất hiện
màu trắng
của nấm mốc
trên toàn diện
Nâu xám, xuất hiện
màu trắng của nấm
mốc trên toàn diện
42
Nâu xám, màu
trắng ít
Nâu xám, xuất
hiện màu trắng
của nấm mốc trên
toàn diện
Nâu xám,
xuất hiện màu
trắng của nấm
mốc trên toàn
diện
Nâu xám,
xuất hiện
màu trắng
của nấm mốc
trên toàn diện
Nâu xám, xuất hiện
màu trắng của nấm
mốc trên toàn diện
56
Nâu xám, nấm
mốc phát triển
không đồng đều
Nâu xám đậm,
màu trắng của
nấm mốc bị hạn
chế rất nhiều
Nâu xám
đậm, màu
trắng của nấm
mốc bị hạn
chế rất nhiều
Nâu xám
đậm, màu
trắng của
nấm mốc bị
hạn chế rất
nhiều
Nâu xám đậm, màu
trắng của nấm mốc
bị hạn chế rất
nhiều
Vì quan sát bằng cảm quan nên kết quả chỉ mang tính tƣơng đối, phù hợp với nhận
định của tác giả và một số ngƣời khi tham khảo mẩu đem về thí nghiệm.
Trong khi đó vì điều kiện bố trí thí nghiệm xa trung tâm phân tích nên kết quả phân
tích ẩm độ cũng dựa trên cảm quan của tác giả và những cộng tác khác.
4.1.2.2 Ẩm độ của lô ủ theo thời gian
Ẩm độ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tiến trình và mức độ hoai của rác ủ,
kết quả đƣợc trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2 Biến đổi ẩm độ của lô ủ theo thời gian
Ngày
thứ
ĐC Openamix – LSC và Trichoderma
NT2 NT3 NT4 NT5
0 Bình
thƣờng
Bình thƣờng Bình thƣờng Bình thƣờng Bình thƣờng
14 Ẩm độ
trung bình
Ẩm độ cao Ẩm độ cao Ẩm độ cao Ẩm độ cao
28 Ẩm độ
trung bình
Ẩm độ cao Ẩm độ cao Ẩm độ cao Ẩm độ cao
42 Ẩm độ cao Ẩm độ trung
bình
Ẩm độ trung
bình
Ẩm độ trung
bình
Ẩm độ trung
bình
56 Ẩm độ cao Ẩm độ dƣới
trung bình
Ẩm độ dƣới
trung bình
Ẩm độ dƣới
trung bình
Ẩm độ dƣới
trung bình
- Ngày thứ nhất ẩm độ của lô ủ ở mức trung bình vì mức độ phân huỷ chất hữu cơ
ít.
- Ngày thứ 14, lô đối chứng có ẩm độ cao hơn trung bình trong khi các lô bổ sung
chế phẩm có ẩm độ tăng lên cao.
- Ngày thứ 28, ẩm độ của lô đối chứng tăng nhƣng không cao bằng các lô bổ sung
chế phẩm. Các lô bổ sung chế phẩm có ẩm độ cao.
- Ngày thứ 42, lô đối chứng có ẩm độ cao trong khi đó các lô bổ sung chế phẩm có
ẩm độ trở về mức trung bình .
- Ngày thứ 56, lô đối chứng vẫn có ẩm độ cao, các lô bổ sung chế phẩm có ẩm
độ giảm xuống dƣới mức trung bình.
4.2 Chỉ tiêu lý – hoá
4.2.1 Biến đổi pH và nhiệt độ của lô ủ
Thay đổi pH của các lô ủ theo nồng độ chế phẩm bổ sung và thời gian đƣợc
trình bày ở bảng 4.3 và 4.4.
Bảng 4.3 Biến đổi pH và nhiệt độ của lô ủ theo nồng độ chế phẩm bổ sung
Chỉ tiêu/nghiệm thức
Nồng độ Openamix – LSC và Trichoderma
X ĐC NT2 NT3 NT4 NT5
pH 7,25
8,01
8,12
7,9
8,34
7,924
Nhiệt độ (0C) 43,87 45,15 46,67 49,07 48,51 46,65
Bảng 4.4 Biến đổi pH và nhiệt độ của lô ủ theo thời gian
Chỉ tiêu/ngày thứ
Thời gian (ngày)
X 0 14 28 42 56
pH 6,97
7,75
8,05
8,35
8,51
7,93
Nhiệt độ (0C) 26,76 57,20 52,67 49,37 47,27 46,65
Bảng 4.3 và bảng 4.4 cho ta thấy khi bổ sung chế phẩm đã làm tăng pH rõ
rệt. Theo thời gian ủ thì pH ở ngày đầu là 6.97, sau 56 ngày pH tăng lên 8.51. Nhƣ
vậy trị số pH tăng lên khi bổ sung chế phẩm và cũng tăng lên theo thời gian ủ. Kết
quả này phù hợp với nhận định của Trịnh Thị Hồng (2005) và Công ty hoá hữu cơ
và thƣơng mại Việt - Mỹ A.V.F (2005). Các tác giả thấy rằng khi ủ ở khối lƣợng
lớn nhiệt độ của lô ủ sẽ tăng nhanh và ổn định thúc đẩy nhanh sự phân huỷ của vi
sinh vật chuyển hoá các acid hữu cơ thành các sản phẩm phân huỷ cuối cùng là
amoniac và các chất hữu cơ khác vì thế trị số pH sẽ tăng theo thời gian và nồng độ
chế phẩm bổ sung.
Ghi nhận của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả khảo sát của Trần Thị Mỹ
Hạnh (2003) bổ sung chế phẩm Enchoice xử lý trên phân bò và Nguyễn Vũ Phƣơng
(2005) bổ sung chế phẩm Openamix – LSC và Trichoderma; Lâm Minh Khánh
(2005) bổ sung chế phẩm riêng lẻ Openamix – LSC trên phân heo tƣơi. Các tác giả
này đã cho thấy rằng pH tăng dần và đạt mức ổn định sau thời gian ủ. So sánh mức
tăng lên của trị số pH trong khảo sát của chúng tôi với các tác giả trên thì kết quả
của chúng tôi cao hơn, ở ngày thứ 14 và ngày thứ 28 trị số pH trong thí nghiệm
khảo sát của chúng tôi lần lƣợt là 7,75 và 8,05; 7,43 và 7,39 (của Nguyễn Vũ
Phƣơng, 2005); 7,43 và 7,58 (của Lâm Minh Khánh, 2005). Nhƣ vậy chế phẩm
Openamix – LSC và Trichoderma đã cho thấyhiệu quả trong việc nâng trị số pH
của rác ủ theo thời gian và nồng độ.
Bảng 4.3 cho ta thấy nhiệt độ của lô ủ thay đổi theo nồng độ bổ sung. Chế
phẩm Openamix – LSC và Trichoderma ở lô đối chứng là 43,870C trong khi đó các
lô có bổ sung chế phẩm đều có nhiệt độ cao hơn và tăng dần theo nồng độ bổ sung.
Bảng 4.4 cho thấy rõ sự tăng lên của nhiệt độ theo thời gian, đáng kể là từ
ngày thứ 0 đến ngày thứ 14, sau đó giảm dần từ 52,670C đến 47,270C ở ngày thứ
56. Điều này phù hợp với nhận định của Bùi Xuân An (2004) và Nguyễn Đức
Lƣợng (2004) . Các tác giả đã cho thấy rằng khi vi sinh vật phát triển mạnh làm
nhiệt độ tăng lên đáng kể trong thời gian đầu, tới lúc đạt trạng thái ổn định thì nhiệt
độ từ từ giảm xuống.. Kết quả khảo sát của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả
khảo sát của Nguyễn Vũ Phƣơng (2005) khi ủ phân heo với chế phẩm Openamix –
LSC và trichoderma theo thời gian; nhiệt độ khối ủ tăng lên ở ngày thứ 14 sau đó
giảm xuống ở ngày 28 lần lƣợt là 53,70C và 42,90C. Tƣơng tự Lâm Minh Khánh
(2005) đã ủ phân heo với chế phẩm Openamix – LSC theo thời gian; nhiệt độ khối
ủ tăng lên ở ngày thứ 14 sau đó giảm xuống ở ngày thứ 28 lần lƣợt là 53,40C và
44,8
0
C.
4.2.2 Biến đổi vật chất khô và độ mùn của lô ủ
Thay đổi vật chất khô và độ mùn của lô ủ theo nồng độ chế phẩm bổ sung và
thời gian đƣợc trình bày ở bảng 4.5 và 4.6.
Bảng 4.5 Thay đổi vật chất khô và độ mùn theo nồng độ chế phẩm
Chỉ tiêu/nghiệm thức
Nồng độ Openamix – LSC và Trichoderma
X ĐC NT2 NT3 NT4 NT5
Vật chất khô (%) 17,18 28,25 28,23 21,86 31,04 25,3
Độ mùn (%) 7,96 8,16 9,70 11,19 12,47 9,9
Bảng 4.6 Thay đổi vật chất khô và độ mùn theo thời gian
Chỉ tiêu/ ngày thứ
Thời gian (ngày)
X 0 14 28 42 56
Vật chất khô (%) 20,03 20,21 25,72 28,82 31,76 25,31
Độ mùn (%) 7,65 9,15 10,46 10,89 11,32 9,9
Bảng 4.5 và 4.6 đã cho thấy ở lô đối chứng vật chất khô và độ mùn lần lƣợt
là 17,18% và 7,96% đều thấp hơn so với những lô bổ sung chế phẩm Openamix –
LSC và Trichoderma lần lƣợt là 31,04 và 12,47. Theo thời gian vật chất khô cũng
nhƣ độ mùn tăng lên đáng kể, phù hợp với sự tăng lên của nhiệt độ và pH đã khảo
sát.
Do cơ chất dùng trong quá trình ủ là khác nhau nên hàm lƣợng vật chất khô
trong khảo sát của Nguyễn Vũ Phƣơng (2005) và Lâm Minh Khánh (2005) khi bổ
sung chế phẩm Openamix – LSC và Trichoderma trên phân heo là 52,0% và 48,8%
lớn hơn nhiều trong thí nghiện khảo sát của chúng tôi là 28,25% (ở lô chỉ có rác) và
31,04% (ở lô có cả rác và phân khô). Sự chênh lệch cao về kết quả này có thể do
ảnh hƣởng của lƣợng vật chất khô ở đầu vào trong thí nghiệm khảo sát của chúng
tôi (17,18%). Tƣơng tự hàm lƣợng vật chất khô, bảng 4.5 cho thấy độ mùn tăng lên
theo cả thời gian và nồng độ chế phẩm bổ sung.
Nhìn chung bổ sung chế phẩm đã làm tăng vật chất khô và độ mùn trong lô
ủ, nhất là sự tăng lên của vật chất khô theo nồng độ chế. Sự tăng lên đồng thời của
VCK và độ mùn là rất hợp lý.
4.2.3 Biến đổi NH3 và Nitơ tổng số của lô ủ
Sự thay đổi NH3 và Nitơ tổng số của lô ủ đƣợc trình bày ở bảng 4.7 và 4.8.
Bảng 4.7 Biến đổi NH3 và Nitơ tổng số của lô ủ theo nồng độ chế phẩm bổ sung
Chỉ tiêu/nghiệm thức
Nồng độ Openamix – LSC và Trichoderma
X ĐC NT2 NT3 NT4 NT5
NH3 (mg/100g) 101 90 87 83 81 88,4
Nitơ tổng số (%) 8,58 6,87 6,60 5,42 4,62 6,42
Bảng 4.8 Biến đổi NH3 và Nitơ tổng số của lô ủ theo thời gian
Chỉ tiêu/ ngày thứ
Thời gian (ngày)
X 0 14 28 42 56
NH3 (mg/100g) 144 140 64 51 43 88,4
Nitơ tổng số (%) 9,10 8,85 5,37 4,61 4,16 6,42
Amoniac (NH3)
Bảng 4.7 và 4.8 cho thấy hàm lƣợng NH3 giảm dần theo sự bổ sung chế
phẩm và thời gian. Kết quả đã cho thấy khi xét theo sự thay đổi nồng độ chế phẩm
và thời gian thì nhiệt độ lô ủ tăng lên cao làm NH3 bốc hơi dần. Sự giảm dần của
NH3 rất phù hợp với sự giảm dần của Nitơ tổng số. Điều này phù hợp với nhận định
của Nguyễn Thị Hoa Lý (1994) cho rằng khi ủ sẽ làm thất thoát lƣợng lớn amoniac
do sự sinh nhiệt trong quá trình ủ.
Theo khảo sát của Nguyễn Vũ Phƣơng (2005) và Lâm Minh Khánh (2005)
khi bổ sung chế phẩm Openamix – LSC và Trichoderma trên phân heo hàm lƣợng
amoniac có giảm nhƣng vẫn còn khá cao (178 mg/100g ở ngày thứ 14 và 138
mg/100g ở ngày thứ 28 của Nguyễn Vũ Phƣơng (2005) và 176 mg/100g ở ngày thứ
14 và 132 mg/100g ở ngày thứ 28 của Lâm Minh Khánh (2005). So sánh trực tiếp
kết quả thu đƣợc ở nồng độ 2 lít Openamix và 4 Kg Trichoderma giữa thí nghiệm
của chúng tôi với kết quả của Nguyễn Vũ Phƣơng (2005) cho thấy có sự khác biệt
rất lớn 90 mg/100g so với 156 mg/100g. Sự khác biệt quá lớn này có thể là do hàm
lƣợng NH3 có trong phân heo tƣơi cao hơn ở rác và phân khô rất nhiều. Kết quả thu
đƣợc ở các nghiên cứu chứng tỏ việc xử lý chế phẩm Openamix - LSC và
Trichoderma sẽ làm lƣợng NH3 có trong cơ chất giảm.
Nitơ tổng số
Cũng nhƣ NH3, hàm lƣợng Nitơ tổng số giảm dần theo nồng độ chế phẩm bổ
sung và thời. Điều này chứng tỏ do phân huỷ mạnh hợp chất hữu cơ và nhiệt độ lô
ủ tăng cao đã làm nitơ thất thoát theo thời gian là phù hợp với sự giảm xuống của
hàm lƣợng NH3. So sánh kết quả khảo sát của Trần Thị Mỹ Hạnh (2003) khi bổ
sung chế phẩm Enchoice xử lý trên phân bò; Nguyễn Vũ Phƣơng (2005) bổ sung
chế phẩm Openamix – LSC và Trichoderma; Lâm Minh Khánh (2005) bổ sung chế
phẩm riêng lẻ Openamix – LSC trên phân heo tƣơi hàm lƣợng Nitơ tổng số lần lƣợt
là 1,29%; 1,35% và 1,39% với khảo sát của chúng tôi, thì bổ sung chế phẩm
Openamix – LSC và Trichoderma xử lý rác thải sinh hoạt hàm lƣợng Nitơ tổng thu
đƣợc cao hơn nhiều (6,87%). Điều này cho thấy bổ sung chế phẩm Openamix –
LSC và Trichoderma xử lý rác thải sinh hoạt đã thúc đẩy quá trình tạo Nitơ tổng số
từ amoniac rất tốt.
4.2.4 Biến đổi Mg và Ca trong lô ủ
Biến đổi của Mg và Ca của lô ủ theo nồng độ chế phẩm bổ sung và thời gian
đƣợc thể hiện ở bảng 4.9 và 4.10.
Bảng 4.9 Biến đổi Mg và Ca trong lô ủ theo nồng độ chế phẩm bổ sung
Chỉ tiêu/nghiệm thức
Nồng độ Openamix – LSC và Trichoderma
X ĐC NT2 NT3 NT4 NT5
Ca (meq/100g) 4,48 7,47 4,81 6,18 6,33 5,85
Mg (meq/100g) 2,68 2,86 3,08 3,90 3,39 3,2
Bảng 4.10 Biến đổi Mg và Ca trong lô ủ theo thời gian
Chỉ tiêu/ ngày thứ
Thời gian (ngày)
X 0 14 28 42 56
Ca (meq/100g) 4,13 5,11 5,50 5,68 7,21 5,53
Mg (meq/100g) 2,22 2,62 3,53 3,97 4,57 3,4
Theo nồng độ chế phẩm bổ sung Openamix – LSC và Trichoderma hàm
lƣợng Mg và Ca tăng lên rất. Hàm lƣợng Ca tăng cao ở các lô có sử dụng chất độn
nhƣ nghiệm thức 4 và nghiệm thức 5 khác biệt với lô đối chứng, nghiệm thức 2 và
nghiệm thức 3.
Theo thời gian hàm lƣợng Mg và Ca cũng tăng lên đều đặn, đáng kể nhất là
thời gian từ ngày thứ 42 đến ngày thứ 56 hàm lƣợng Ca tăng nhanh từ
5.68meq/100g đến 7.21meq/100g, với Mg sự tăng lên đáng kể nhất là từ ngày thứ
14 đến ngày thứ 28 tƣơng ứng với hàm lƣợng là 2.62 meq/100g đến 3.53
meq/100g.
Sự tăng lên của hàm lƣợng Ca trong lô ủ phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Vũ Phƣơng (2005) từ 24,3 meq/100g ở ngày đầu tiên lên 34,5 meq/100g ở
ngày thứ 28 và Lâm Minh Khánh (2005) từ 23,5 meq/100g ở ngày đầu tiên lên 36,9
meq/100g ở ngày 28.
Trong khảo sát của chúng tôi hàm lƣợng Mg tăng lên đều đặn, cao nhất là
3,9 meq/100g ở lô bổ sung 2 lít Openamix – LSC và 4 kg Trichoderma/1 tấn cơ
chất và thấp nhất là lô không sử dụng chế phẩm bổ sung [Nguyễn Vũ Phƣơng
(2005) hàm lƣợng Mg cao nhất là 6,96 meq/100g ở lô bổ sung riêng lẽ 4 lít
Openamix – LSC/1 tấn cơ chất thấp nhất là lô không sử dụng chế phẩm bổ sung;
Lâm Minh Khánh (2005) là 7,24 meq/100g khi bổ sung riêng 5,25 lít Openamix -
LSC/1 tấn cơ chất thấp nhấtlà lô không sử dụng chế phẩm bổ sung]. Điều này cho
thấy hàm lƣợng Mg tăng theo nồng độ chế phẩm Openamix - LSC bổ sung vào các
lô ủ.
Tóm lại, kết quả phân tích trong khảo sát của chúng tôi tuy có một số khác
biệt nhƣng khá phù hợp với các kết quả nghiên cứu trƣớc đây khi cùng bổ sung một
loại chế phẩm với các nồng độ khác nhau lên các cơ chất khác nhau. Thời gian xử
lý dài hay ngắn tùy thuộc cơ chất đầu vào là các hợp chất dễ phân hủy hay không.
Sau nghiên cứu này, chúng tôi đã thu đƣợc các kết quả có lợi hơn về chi phí cũng
nhƣ tính hiệu quả hơn so với các tác giả khác.
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua thời gian thực hiện đề tài “Khảo sát ảnh hƣởng của chế phẩm Openamix
– LSC và Trichoderma trên khả năng xử lý rác thải sinh hoạt” chúng tôi rút ra một
số kết luận sau:
- Bổ sung chế phẩm Openamix – LSC và Trichoderma để xử lý rác thải sinh hoạt
giúp hạn chế thất thoát amoniac, tăng hàm lƣợng đạm tổng số, tăng hàm lƣợng Mg
và Ca trong đống ủ, làm mất mùi hôi của rác thải đem ủ ban đầu.
- Bổ sung chế phẩm Openamix – LSC và Trichoderma đã làm tăng trị số pH và
nhiệt độ đống rác đã giúp vi sinh vật lên men phân giải các hợp chất hữu cơ có
trong rác thải nhanh chóng. Điều này cải thiện pH đất trồng khi bón phân rác.
- Bổ sung chế phẩm Openamix – LSC và Trichoderma rất có hiệu quả trong việc
nâng cao hàm lƣợng chất khoáng trong khối ủ.
- Qua kết quả thí nghiệm đã cho thấy bổ sung 2 lít Openamix – LSC và 5 kg
Trichoderma trên 0,8 tấn rác thải sinh hoạt và 0,2 tấn phân trâu bò khô làm chất
độn là hữu hiệu nhất.
- Điều kiện để hạn chế thời gian ủ là: phân loại rác trƣớc khi ủ; nhiệt độ, ẩm độ đảm
bảo, cần độ thông thoáng nên phải trộn định kỳ trong quá trình ủ.
5.2 Đề nghị
Do giới hạn về thời gian và điều kiện thí nghiệm nên đề tài còn nhiều hạn
chế. Khi có điều kiện nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài, các tác giả cần
lƣu ý một số vấn đề sau:
- Ủ rác với khối lƣợng lớn hơn để phát huy hết tác dụng của chế phẩm bổ sung.
- Thực hiện quá trình ủ rác dƣới bóng mát tránh ánh nắng mặt trời dễ làm giảm ẩm
độ lô ủ, ảnh hƣởng đến sự phát triển của vi sinh vật, làm giảm khả năng phân huỷ
cellulose và những chất hữu cơ khác.
- Nên phân loại rác trƣớc khi ủ để tránh mất mát chế phẩm bổ sung đồng thời tăng
cƣờng hoạt động của VSV phân huỷ chất hữu cơ.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy nên sử dụng tỉ lệ chế phẩm 2 lít Openamix – LSC và
5 kg Trichoderma để xử lý 1 tấn rác thải sinh hoạt.
- Quy trình xử lý đƣợc đề nghị nhƣ sau:
Rác nguyên liệu
Phân loại
Hữu cơ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bùi Xuân An, 2004. Bài Tổng Quan Về Composting. Khoa Công Nghệ Môi
Trƣờng, Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
2. Lê Huy Bá và Cao Xuân Bách, 2000. Sinh Thái Môi Trường Học Cơ Bản. NXB
Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh.
3. Đỗ Hồng Lan Chi, Lâm Minh Triết, 2004. Vi Sinh Vật Môi Trường. NXB Đại Học
Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh.
4. Trần Thị Mỹ Hạnh, 2003. Khảo sát ảnh hƣởng của chế phẩm ENCHOICE lên khả
năng xử lý phân bò tƣơi. Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại Học Nông Lâm TP.Hồ
Chí Minh.
5. Trịnh Thị Hồng và Nguyễn Ngọc Thảo, 2005. Chọn giống và khảo sát vài đặc tính
của Trichoderma phân giải cellullose. Hƣớng dẩn và thực hiện khoá luận cữ nhân
sinh học, ĐH Khoa học Tự Nhiên TP.HCM, page.20-22.
6. Nguyễn Đức Lƣợng và Cao Cƣờng, 2003. Thí Nghiệm Hoá Sinh Học. NXB Đại
Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Đức Lƣợng và Nguyễn Thị Thuỳ Dƣơng, 2003. Công Nghệ Sinh Học Môi
Trường (Tập 2). NXB Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh.
8. Lâm Minh Khánh, 2006. Khảo sát ảnh hƣởng của chế phẩm bổ sung Openamix –
LSC và Trichoderma lên xử lý phân heo. Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại Học
Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Ngọc Phúc, 2005. Bước đầu khảo sát mối liên hệ giữa sự hiện diện
Trichoderma và các yếu tố của đất. Đề tài tốt nghiệp ĐH Nông Lâm TP.HCM.
10. Nguyễn Vũ Phƣơng, 2006. Khảo sát ảnh hƣởng của chế phẩm Openamix – LSC lên
xử lý phân heo. Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí
Minh.
11. Phạm Hùng Việt và Lê Phƣơng Lan, 1996. Phân Loại Rác Thải Sinh Hoạt. NXB
Giáo Dục.
12. Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm, 2002, 2006. ĐH Khoa học Tự Nhiên
TP.HCM.
13. Tổ chức VietNamPlus Đức Linh – Bình Thuận.
14. Công Ty TNHH Hóa Hữu cơ và Thƣơng Mại Việt Mỹ A.V.F, 2005. TP. Hồ Chí
Minh.
15. Báo Tuổi Trẻ, 14 – 06 – 2006, page 8.
Tiếng Anh
1. Schimer, F. Ohlenger, R. kandeler, E. Margesin, R, 1996. Method in soil biology.
Springer-Verlag, Berlin Heidelberg, Germany, p.187.
2. Ainsworth, G. S. and Sussman, A. S. 1968. The fungi, an advance treatise. Vol III.
The fungal population. Acad press Inc, New York, USA.
3. Harman, G. E. and Kubicek, C. P. (ed) 1998. Trichoderma and Gliocladium. Vol I.
Basic biology, taxonomy and genetics. p.6-10, 64-69.
Website
1. Species.htm
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PHAN TRONG HUY 02126171.pdf