Khảo sát ảnh hưởng của tá dược đến thời gian tiềm tàng của viên nén Diltiazem giải phóng theo nhịp theo phương pháp bao dập
Đối với viên nén có khối lượng 350 mg,
viên được dập lớp vỏ ngoài với đường
kính khác nhau (10 mm với CT20 và
12 mm với CT21), giá trị Tlag của các
viên cũng khác nhau (8 giờ và 11 giờ).
Đối với viên nén có khối lượng 300 mg
được dập với đường kính 12 mm (CT23),
trong môi trường hòa tan, lớp vỏ phía
trên đỉnh của viên bị nứt ra. Nguyên nhân
là do khoảng cách giữa cạnh trên của
viên nhân và cạnh trên của viên bao dập
rất mỏng. Do đó, giá trị Tlag của viên
ngắn hơn so với viên cùng khối lượng
nhưng được dập với đường kính 10 mm
(CT22).
* Khảo sát ảnh hưởng của lực dập:
Từ các khảo sát trên, lựa chọn CT16
với khối lượng vỏ bao 250 mg, tỷ lệ
EC/lactose (3:1) để dập với các lực khác
nhau 1.000 kg/cm2 (CT24), 3.000 kg/cm2
(CT25) và 5.000 kg/cm2 (CT26). Kết quả
về thử nghiệm hoà tan được trình bày ở
hình 9.
Các viên nén trong cùng điều kiện, khi
được dập với lực dập khác nhau cho Tlag
và khả năng kiểm soát giải phóng DIL
trong pha tiềm tàng cũng khác nhau. Với
lực dập là 1.000 và 3.000 kg/cm2, giá trị
Tlag tương ứng 3 và 4 giờ. Trong khi đó,
nếu lực dập 5.000 kg/cm2, Tlag là 6 giờ và
DIL hầu như không giải phóng trong pha
tiềm tàng.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 22 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của tá dược đến thời gian tiềm tàng của viên nén Diltiazem giải phóng theo nhịp theo phương pháp bao dập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016
54
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TÁ DƯỢC ĐẾN THỜI GIAN
TIỀM TÀNG CỦA VIÊN NÉN DILTIAZEM GIẢI PHÓNG
THEO NHỊP THEO PHƯƠNG PHÁP BAO DẬP
Võ Xuân Minh*; Phạm Thị Minh Huệ*; Nguyễn Văn Bạch**
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá ảnh hưởng của tá dược đến thời gian tiềm tàng của viên nén
diltiazem (DIL) giải phóng theo nhịp theo phương pháp bao dập. Phương pháp: viên nén
DIL giải phóng theo nhịp được bào chế bao gồm: một viên nhân giải phóng nhanh
được bao dập bên ngoài một lớp polyme không tan trong nước. Kết quả: tỷ lệ EC/lactose,
lực dập, khối lượng màng bao là các yếu tố kiểm soát thời gian tiềm tàng tốt nhất.
Kết luận: đã đánh giá được ảnh hưởng của các tá dược đến thời gian tiềm tàng của
viên nén DIL giải phóng theo nhịp.
* Từ khoá: Diltiazem; Giải phóng theo nhịp; Thời gian tiềm tàng; Bao dập.
Investigating the Influence of Excipients on Lag Time of Diltiazem
Pulsatile Release Tablets by Press Coated Method
Summary
Objectives: To evaluate the influence of excipients on lag time of diltiazem (DIL) pulsatile
release tablets by press coated method. Methods: DIL pulsatile release tablets consisting of a
fast swelling core with a water-insoluble polymer were developed by press coated method.
Results: The ratio of EC/lactose, compression force, coating weight are the best factors for
controlling potential lag time. Conclusion: The influence of excipients on lag time of DIL pulsatile
release tablets has been evaluated.
* Key words: Diltiazem; Pulsatile release; Lag time; Press coated.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, kiểm soát
thời gian giải phóng thuốc đã được quan
tâm để nâng cao hiệu quả điều trị. Hệ giải
phóng thuốc theo nhịp rất phù hợp để điều
trị những bệnh có tính chất tuân theo nhịp
sinh học như: cao huyết áp, tim mạch, hen,
viêm khớp dạng thấp [1, 2]. Trên thế giới,
cùng với sự phát triển của máy bao dập,
kỹ thuật bao dập đã được ứng dụng
nhiều để bao viên [3, 4], tuy nhiên các
nghiên cứu này ở Việt Nam còn ít. Do đó,
chúng tôi tiến hành: Khảo sát ảnh hưởng
của tá dược đến thời gian tiềm tàng của
viên nén DIL giải phóng theo nhịp bằng kỹ
thuật bao dập.
* Đại học Dược Hà Nội
** Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Bạch (bachqy@yahoo.com)
Ngày nhận bài: 20/07/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 30/08/2016
Ngày bài báo được đăng: 12/09/2016
T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016
55
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Nguyên liệu và thiết bị nghiên cứu.
* Nguyên liệu: DIL hydroclorid (BP 2005).
Tá dược: lactose, low-hydroxypropyl cellulose
(L-HPC), acdisol, natri starch glycolat (SSG),
hydroxypropyl methyl cellulose (HPMC E15),
polyvinylpyrrolidon (PVP) (USP 24); avicel
PH 101, ethyl cellulose (EC), talc, magnesi
stearat (BP 2000). DIL hydroclorid: đạt chuẩn
phòng thí nghiệm (SKS: 060909; hàm lượng
99,9%, độ ẩm 0,045%).
* Thiết bị nghiên cứu: máy dập viên đo
lực nén Pye Unicam (Đức), máy dập viên
tâm sai Krosh (Đức), máy đo độ cứng
ERWEKA (Đức), nồi bao truyền thống
ERWEKA (Đức), máy đo độ hoà tan SR8
plus (Mỹ), máy quang phổ UV-VIS Cintra
40 (Australia).
2. Phương pháp nghiên cứu.
- Bào chế viên nhân theo phương pháp
tạo hạt ướt: tá dược độn, tá dược siêu rã
(TDSR) và DIL được nghiền mịn, rây qua
rây 0,315 mm và trộn đều. Thêm tá dược
dính lỏng (PVP 5% trong ethanol 96%)
vào nhào ẩm, ủ khối bột trong 30 phút.
Xát hạt qua rây có kích thước 1 mm. Sấy
hạt ở 50 - 60°C trong 40 phút, sửa hạt.
Tiếp tục sấy ở 50 - 60°C đến khi độ ẩm
hạt < 4%. Trộn hạt khô với 2% tá dược trơn
(hỗn hợp talc:magnesi stearat tỷ lệ 1:1).
Dập viên với khối lượng viên 150 mg,
bộ chày cối lõm, đường kính 7 mm.
- Bào chế viên nén giải phóng theo nhịp
bằng phương pháp bao dập: sử dụng chày
cối lõm đường kính 10 mm. Cân chính xác
1/2 khối lượng bột lớp bao (EC và HPMC
hoặc lactose) cho vào cối. Dàn đều và đặt
viên nhân vào chính giữa. Nén nhẹ cho
viên vào khối bột sao cho viên nằm ở vị
trí giữa cối. Sau đó, cho 1/2 lượng bột
còn lại vào cối, dập viên bằng máy dập
viên đo lực nén Pye Unicam.
- Đánh giá tốc độ giải phóng dược chất
theo USP 30 [5]: máy 2 (cánh khuấy). Điều
kiện thử: tốc độ khuấy: 50 ± 2 vòng/phút;
nhiệt độ: 37,0 ± 0,5°C; môi trường: 900 ml
dung dịch đệm phosphat pH 7,2. Đặt viên
vào cốc trong môi trường hoà tan với các
điều kiện đã nêu trên. Sau khoảng thời gian
10 phút, hút chính xác 5 ml môi trường
hoà tan, lọc. Pha loãng dịch lọc bằng dung
dịch đệm phosphat pH 7,2 đến nồng độ
thích hợp. Đo mật độ quang ở bước sóng
λmax = 237 nm. Dựa vào điểm chuẩn để
tính nồng độ DIL được giải phóng ra môi
trường hoà tan ở các thời điểm khác
nhau. Thời gian tiềm tàng (Tlag) được xác
định là thời điểm xuất hiện vết nứt trên viên
bao. Sau đó, lấy mẫu tại các thời điểm: 5,
15, 30, 45, 60, 90 và 120 phút sau khi
nứt màng.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Ảnh hưởng công thức viên nhân
đến thời gian tiềm tàng.
Cố định khối lượng màng bao cho viên
nhân (250 mg/viên) và các thành phần khác
trong màng bao (tỷ lệ EC:lactose = 2:1;
lực nén: 5.000 kg/cm2; thời gian nén: 15 giây).
* Khảo sát ảnh hưởng của loại tá dược
siêu rã đến thời gian tiềm tàng:
Dập viên nhân DIL có khối lượng 150 mg,
độ cứng 8 kP, cố định tỷ lệ TDSR là
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016
56
15 mg/viên và thay đổi loại TDSR: L-HPC
(CT1), acdisol (CT2) và SSG (CT3). Thu
được kết quả về độ hoà tan như hình 1.
0
20
40
60
80
100
120
0 50 100 150 200 250 300 350 400
Thời gian (phút)
%
DI
L
gi
ải
ph
ón
g
CT1 (L-HPC) CT2 (Ac-di-sol) CT3 (SSG)
Hình 1: Tỷ lệ (%) DIL giải phóng từ viên
có TDSR khác nhau.
Kết quả cho thấy TDSR có khả năng
trương nở khác nhau và Tlag phụ thuộc
vào loại TDSR, trong đó Tlag của viên tăng
lên theo thứ tự: L-HPC > SSG > acdisol.
Trong môi trường hòa tan, các viên đều
nứt đôi, sau đó DIL mới được giải phóng.
Viên có acdisol, sau 1 giờ đã nứt đôi
lớp vỏ ngoài, viên nhân trương nở mạnh
và tạo gel. Ở các viên được bào chế theo
CT1 và CT3, DIL đều giải phóng > 80%
trong 1 giờ sau pha tiềm tàng. Với CT2,
sau pha tiềm tàng, DIL phải mất 2 giờ
mới giải phóng > 80%. Nguyên nhân có
thể là Acdisol trương nở tạo gel, lớp gel
này “bẫy” DIL bên trong, làm cho DIL giải
phóng ra ngoài môi trường rất chậm.
* Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ L-HPC:
TDSR được lựa chọn là L-HPC với
tỷ lệ 0, 10, 15, 20 và 30% so với tổng khối
lượng viên nhân. Kết quả thử nghiệm hoà
tan được trình bày ở hình 2.
0
20
40
60
80
100
120
0 100 200 300 400 500
Thời gian (phút)
%
DI
L
gi
ải
ph
ón
g
CT1 (15%) CT4 (0%) CT5 (22,5%)
CT6 (30%) CT7 (45%)
Hình 2: Tỷ lệ (%) DIL giải phóng từ
các viên có tỷ lệ L-HPC khác nhau.
Khi tỷ lệ L-HPC tăng lên, Tlag giảm đi
đáng kể. Đồng thời, DIL được giải phóng
nhanh sau pha tiềm tàng (1 giờ).
Khi tỷ lệ L-HPC là 0% không cho Tlag.
Các viên trong môi trường hòa tan đều nứt
đôi theo bề ngang thành 2 nửa. CT1 cho
Tlag khoảng 4 giờ và DIL giải phóng hoàn
toàn sau pha tiềm tàng trong 1 giờ. Vì vậy,
chọn CT1 để tiến hành khảo sát tiếp theo.
* Khảo sát ảnh hưởng của tá dược độn
trong công thức viên nhân:
Tiến hành khảo sát 2 công thức với
các tỷ lệ avicel PH 101 khác nhau kết quả
đánh giá độ hoà tan DIL từ công thức
được trình bày ở hình 3.
0
20
40
60
80
100
120
0 100 200 300 400 500 600 700 800
Thời gian (phút)
%
DI
L
gi
ải
ph
ón
g
CT1 (35% Avicel) CT8 (0% Avicel)
Hình 3: Tỷ lệ (%) DIL giải phóng từ các
viên có tỷ lệ avicel khác nhau.
T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016
57
Viên nén không có avicel trong nhân
có Tlag rất dài (khoảng 10 giờ) và sau pha
tiềm tàng phải mất 2 giờ chưa giải phóng
được 80% hàm lượng dược chất. Nguyên
nhân do avicel có khả năng trương nở
nên phối hợp với L-HPC sẽ tăng áp lực
trương nở trong viên nhân, dẫn đến gây
nứt màng nhanh hơn và làm giảm Tlag.
2. Ảnh hưởng của công thức màng
bao đến thời gian tiềm tàng.
Cố định thành phần viên nhân gồm:
60 mg DIL, 15 mg L-HPC, 40 mg lactose,
35 mg avicel PH101, talc:magnesi stearat
(1:1) 2%, dung dịch PVP 5%, lực gây vỡ
viên 6 ± 0,5 KP. Thay đổi khối lượng cũng
như thành phần của màng bao.
* Khảo sát ảnh hưởng polyme tạo màng:
Khảo sát viên với khối lượng vỏ bao
ngoài 250 mg với các tỷ lệ EC/HPMC E15
khác nhau: 1 (CT9), 2 (CT10), 3 (CT11),
5 (CT12) và các thông số kỹ thuật: lực
dập bao 5.000 kg/cm2, thời gian nén 15
giây. Kết quả nghiên cứu độ hoà tan của
DIL từ các công thức trên được trình bày
ở hình 4.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
0 200 400 600 800 1000 1200
Thời gian (phút)
%
DI
L
gi
ải
ph
ón
g
CT9 (EC/HPMC=1) CT10 EC/HPMC=2)
CT11 (EC/HPMC=3) CT12 (EC/HPMC=5)
Hình 4: Tỷ lệ (%) DIL giải phóng từ các
viên có tỷ lệ EC/HPMC E15 khác nhau.
Ở tất cả các công thức, viên nứt đôi
theo bề ngang của viên. Sau khi lớp vỏ
bao bị nứt, DIL phải mất 2 giờ để giải
phóng hoàn toàn. Khi tỷ lệ EC/HPMC
càng lớn (lượng HPMC càng nhỏ), Tlag
càng kéo dài (từ 2 - 14 giờ), thời gian DIL
giải phóng sau pha tiềm tàng đều khá dài
(≥ 2 giờ). Điều này là do trong môi trường
hòa tan, HPMC trương nở nhẹ tạo gel và
lớp gel này ngăn cản giải phóng DIL. Như
vậy, HPMC E15 có khả năng kéo dài giải
phóng DIL sau pha tiềm tàng, nên không
phù hợp với mô hình viên nén GPTN đã
đề ra.
* Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ EC/lactose:
Do HPMC kéo dài giải phóng DC sau
pha tiềm tàng, nên chọn lactose vào thành
phần vỏ bao thay cho HPMC vì lactose có
độ tan trong nước cao và không trương
nở tạo gel như HPMC. Thành phần công
thức lớp vỏ bao với tỷ lệ EC/lactose khác
nhau và đo độ hoà tan của DIL từ các
công thức được trình bày ở hình 5.
0
20
40
60
80
100
120
0 200 400 600 800 1000
Thời gian (phút)
%
DI
L
gi
ải
ph
ón
g
CT13 (EC/lactose=1) CT14 (EC/lactose=2)
CT15 (EC/lactose=3) CT16 (EC/lactose=5)
Hình 5: Tỷ lệ (%) DIL giải phóng từ các
viên có tỷ lệ EC/lactose khác nhau.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016
58
Hình 6: Hình ảnh viên nén bao dập với EC/lactose trong đo độ hòa tan của CT15.
Sau một khoảng thời gian nhất định, viên nứt đôi lớp vỏ ngoài theo bề ngang của
viên. Kết quả thử hòa tan cho thấy: Tlag của viên tỷ lệ thuận với tỷ lệ EC/lactose. Tỷ lệ
này càng lớn (lượng lactose nhỏ), Tlag của viên càng dài (1 - 12 giờ). Ở cả 5 công thức,
khả năng giải phóng DIL được kiểm soát tốt trong pha tiềm tàng (giải phóng ≤ 10%) và
sau pha tiềm tàng, DIL giải phóng nhanh chóng (≈ 1 giờ).
* Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng vỏ bao:
Viên nhân được dập lớp vỏ bao ngoài với khối lượng lần lượt là 200 mg (CT17),
250 mg (CT15), 300 mg (CT18) và 350 mg (CT19). Cố định EC/lactose ở tỷ lệ 3:1. Lực
nén và thời gian tác động lực được giữ cố định như trong khảo sát trên. Kết quả thử
độ hòa tan được trình bày ở hình 7.
0
20
40
60
80
100
120
0 100 200 300 400 500 600 700
Thời gian (phút)
%
DI
L
gi
ải
ph
ón
g
CT15 (250mg) CT17 (200mg) CT18 (300mg) CT19 (350mg)
Hình 7: Tỷ lệ (%) DIL giải phóng từ các viên có khối lượng vỏ bao khác nhau.
Với cùng đường kính viên, khối lượng lớp vỏ bao tăng, chiều cao viên cũng tăng
lên. Do đó, thời gian xâm nhập của nước vào lớp vỏ bao càng dài hơn. Tuy nhiên, DIL
vẫn giải phóng nhanh và hoàn toàn sau pha tiềm tàng (≈ 1 giờ). Về mặt cảm quan,
CT18 và CT19 tạo ra viên nén rất dày. CT17 có cạnh trên của viên rất mỏng và không
đồng đều. Vì vậy, chọn CT15 để tiến hành các khảo sát tiếp theo.
T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016
59
* Khảo sát ảnh hưởng của đường kính
viên nén bao dập:
Viên nhân có đường kính 7 mm được
bao dập lớp bao ngoài có đường kính
10 mm và 12 mm. Kết quả đánh giá độ hoà
tan được trình bày ở hình 8.
0
20
40
60
80
100
120
0 100 200 300 400 500 600 700 800
Thời gian (phút)
%
DI
L
gi
ải
ph
ón
g
CT20 (350mg; 10mm)) CT22 (300mg, 10mm)
CT21 (350mg, 12mm) CT23 (300mg, 12mm)
Hình 8: Tỷ lệ (%) DIL giải phóng từ các
viên có đường kính khác nhau.
Đối với viên nén có khối lượng 350 mg,
viên được dập lớp vỏ ngoài với đường
kính khác nhau (10 mm với CT20 và
12 mm với CT21), giá trị Tlag của các
viên cũng khác nhau (8 giờ và 11 giờ).
Đối với viên nén có khối lượng 300 mg
được dập với đường kính 12 mm (CT23),
trong môi trường hòa tan, lớp vỏ phía
trên đỉnh của viên bị nứt ra. Nguyên nhân
là do khoảng cách giữa cạnh trên của
viên nhân và cạnh trên của viên bao dập
rất mỏng. Do đó, giá trị Tlag của viên
ngắn hơn so với viên cùng khối lượng
nhưng được dập với đường kính 10 mm
(CT22).
* Khảo sát ảnh hưởng của lực dập:
Từ các khảo sát trên, lựa chọn CT16
với khối lượng vỏ bao 250 mg, tỷ lệ
EC/lactose (3:1) để dập với các lực khác
nhau 1.000 kg/cm2 (CT24), 3.000 kg/cm2
(CT25) và 5.000 kg/cm2 (CT26). Kết quả
về thử nghiệm hoà tan được trình bày ở
hình 9.
0
20
40
60
80
100
120
0 100 200 300 400 500 600
Thời gian (phút)
%
DI
L
gi
ải
ph
ón
g
CT24 (1000KG/cm2) CT25 (3000KG/cm2) CT26 (5000KG/cm2)
Hình 9: Tỷ lệ (%) DIL giải phóng từ các
viên có lực dập khác nhau.
Các viên nén trong cùng điều kiện, khi
được dập với lực dập khác nhau cho Tlag
và khả năng kiểm soát giải phóng DIL
trong pha tiềm tàng cũng khác nhau. Với
lực dập là 1.000 và 3.000 kg/cm2, giá trị
Tlag tương ứng 3 và 4 giờ. Trong khi đó,
nếu lực dập 5.000 kg/cm2, Tlag là 6 giờ và
DIL hầu như không giải phóng trong pha
tiềm tàng.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016
60
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi
thấy viên nén DIL giải phóng theo nhịp có
viên nhân chứa TDSR là L-HPC và được
bao dập bằng EC/lactose đã duy trì được
Tlag và giải phóng dược chất nhanh chóng
sau pha tiềm tàng. Ngoài ra, Tlag còn phụ
thuộc rất nhiều vào lực dập của màng
bao. Viên nén cho Tlag từ 1 - 8 giờ theo cơ
chế trương nở gây nứt vỡ màng bao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arora S et al. Pulsatile drug delivery
systems: an approach for controlled drug
delivery. Indian J Pharm Sci. 2006, 68 (3),
pp.295-300.
2. Bussemer T, Bodmeier RA, Otto I. Drug
delivery - pulsatile systems. Crit Rev Ther
Drug Carrier Syst. 2001, 18 (5), pp.433-458.
3. Conte U, Maggi L, Torre ML, Giunchedi P,
Manna A. Press-coated tablets for timeprogrammed
release of drugs. Biomaterials. 1993, 14 (13),
pp.1017-1023.
4. Hariharan M, Gupta Vishal K. A novel
compression-coated tablet dosage form. Pharm
Tech. 2001, pp.14-19.
5. USP 30. Monograph: Diltiazem hydrochloride
extended-release capsules. 2007, p.1953.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
khao_sat_anh_huong_cua_ta_duoc_den_thoi_gian_tiem_tang_cua_v.pdf