Khảo sát các yếu tố liên quan đến sự hiện diện của huyết khối nhĩ trái chẩn đoán bằng siêu âm tim qua thực quản ở bệnh nhân hẹp van hai lá

KẾT LUẬN Qua 96 BN tham gia nghiên cứu, có 20% BN phát hiện huyết khối khi làm SATQTN. Trong 77 trường hợp có chỉ định làm SATQTQ, có 51% các trường hợp phát hiện có huyết khối nhĩ trái như vậy SATQTN đã bỏ sót 51% các trường hợp có huyết khối. SATQTQ giúp phát hiện thêm huyết khối tiểu nhĩ trái mà SATQTN đã bỏ sót, tỷ lệ này là 89% so với 11%, sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê (p<0,0001). Nói cách khác siêu âm tim qua thực quản chính xác hơn siêu âm tim qua thành ngực trong việc phát hiện huyết khối cũng như đánh giá mức độ năng của chuyển động xoáy. Siêu âm tim qua thực quản phát hiện chuyển động xoáy ở nhĩ trái có tỷ lệ cao hơn siêu âm tim qua thành ngực (100% so với 86%), và sự khác biệt về các mức độ chuyển động xoáy trong nhĩ trái đánh giá bằng SATQTQ và SATQTN có ý nghĩa trên phương diện thống kê với p<0,0001. Các yếu tố như (1) đường kính ngang nhĩ trái ≥ 50mm, (2) rung nhĩ, (3) chuyển động xoáy trong buồng nhĩ trái, (4) Wilkin >9 điểm,(5) tiền căn đột quị não, (6) thời gian phát hiện bệnh, (7) BMI là những yếu tố liên quan đến sự hiện diện huyết khối nhĩ trái trên bệnh nhân hẹp van hai lá. Chúng tôi kết luận SATQTQ là xét nghiệm cần làm thường qui cho mọi bệnh nhân có chỉ định nong van.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các yếu tố liên quan đến sự hiện diện của huyết khối nhĩ trái chẩn đoán bằng siêu âm tim qua thực quản ở bệnh nhân hẹp van hai lá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 193 KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HIỆN DIỆN CỦA HUYẾT KHỐI NHĨ TRÁI CHẨN ĐOÁN BẰNG SIÊU ÂM TIM QUA THỰC QUẢN Ở BỆNH NHÂN HẸP VAN HAI LÁ Trần Thị Thanh Trúc*, Võ Thành Nhân* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố liên quan đến sự hiện diện của huyết khối ở nhĩ trái chẩn đoán bằng siêu âm tim qua thực quản ở bệnh nhân hẹp van hai lá. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca thực hiện trên 96 bệnh nhân hẹp van hai lá mức độ trung bình - nặng có triệu chứng khó thở. Trong số 96 bệnh nhân này có 56 bệnh nhân kết hợp hở van hai lá và 11 bệnh nhân kết hợp hở van động mạch chủ mức độ nhẹ - trung bình tại khoa Tim mạch can thiệp bệnh viện Chợ Rẫy trong năm 2011. Huyết khối ở nhĩ trái và tiểu nhĩ trái được chẩn đoán bằng phương pháp siêu âm tim qua thành ngực và/ hoặc siêu âm tim qua thực quản. Các yếu tố liên quan đến sự hiện diện huyết khối cũng được khảo sát. Kết quả: Trong số 96 bệnh nhân hẹp van hai lá tham gia nghiên cứu, có 80 bệnh nhân là nữ (83%) và 16 bệnh nhân là nam (17%), tỷ lệ nam:nữ = 1:5, tuổi trung bình 41,1 ± 11,5 (20-68 tuổi). Tỷ lệ phát hiện huyết khối tiểu nhĩ trái trên siêu âm tim qua thành ngực và/ hoặc siêu âm tim qua thực quản lần lượt là 3 (11%) và 24 trường hợp (89%) (p< 0,001). So sánh giữa hai nhóm có huyết khối và không có huyết khối trên siêu âm tim, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đường kính ngang nhĩ trái (p<0,05), chuyển động xoáy trong buồng nhĩ trái (p9 điểm (p<0,05) và so sánh đặc điểm lâm sàng giữa 2 nhóm có huyết khối và không có huyết khối trên siêu âm tim nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tiền căn đột quỵ não (p<0,05), thời gian phát hiện bệnh (p<0,05), BMI (p<0,05) và rung nhĩ (p<0,05). Kết luận: SATQTQ giúp phát hiện thêm những trường hợp huyết khối tiểu nhĩ trái mà SATQTN đã bỏ sót.Các yếu tố như (1) đường kính ngang nhĩ trái ≥ 50mm,(2) rung nhĩ,(3) chuyển động xoáy mức độ nặng trong buồng nhĩ trái,(4) chỉ số Wilkins >9 điểm,(5) tiền căn đột quị não,(6) thời gian phát hiện bệnh,(7) BMI cao là những yếu tố liên quan đến sự hiện diện huyết khối nhĩ trái trên bệnh nhân hẹp van hai lá. Từ khoá: hẹp van hai lá, siêu âm tim qua thực quản, huyết khối nhĩ trái và tiểu nhĩ trái. ABSTRACT THE ASSESSMENT OF RISK INDICATORS AND THROMBUS FINDINGS IN LEFT ATRIUM EVALUATED BY TRANS-ESOPHAGEAL ECHOCARDIOGRAPHY IN MITRAL VALVE STENOSIS Tran Thi Thanh Truc, Vo Thanh Nhan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 193-197 Aim: To investigate potential indicators of thrombus formation in left atrium evaluated by trans-esophageal echocardiography in mitral stenosis patients. Methods: Case series of 96 moderate to severe mitral valve stenosis patients with breathlessness. Of those, 56 has combined mitral regurgitation and 11 had combined aortic insufficiency reffered to the Interventional cardiology department in Cho Ray Hospital in 2011. Trans - thoracic and trans-esophageal echocardiography were * Khoa Tim mạch Can thiệp BV Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: BS. Trần Thị Thanh Trúc, ĐT: 0903140560, Email: t3truc@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 194 performed to detect thrombus in left atrium and left atrial appendage. Indicators of an increasing thrombus risk were also evaluated. Results: Among 96 patients of this study, 80 (83%) are women and 16 (17%) are men, male: female = 1:5, mean age 41.1 ± 11.5 (20 - 68 age years old). The ratio of trans - thoracic and/ or trans - esophageal echocardiographic findings of a floating thrombus in left atrial appendage is 3 (11%) and 24 (89%) respectively, p< 0.001. Between group I (echocardiographic findings of thrombus) and group II (without findings of thrombus by echocardiography), there were significant differences in left atrial diameter (p<0.05), left atrial spontaneous echo contrast (p<0.001), Wilkins score (p<0.005), significant differences were also reported in the ratio of patients with stroke history (p<0.05), time from detection of disease (p<0.05), BMI (p<0.05) and the presence of atrial fibrillation (p<0.05). Conclusions: Trans-esophageal echocardiography could be used to detect thrombus in mitral valve appendage which was missed in transthoracic echocardiography. Indicators of an increasing thrombus risk in mitral valve stenosis patients are (1) left atrial diameter ≥ 50mm, (2) atrial fibrillation, (3) magnitude of left atrial spontaneous echo contrast, (4) Wilkins score > 9, (5) past history of stroke, (6) time from detection of disease, and (7) BMI. Key words: mitral valve stenosis, trans-esophageal echocardiography, thrombus in left atrium and left atrial appendage. ĐẶT VẤN ĐỀ Các bệnh van tim hậu thấp nói chung hay bệnh hẹp van hai lá hậu thấp nói riêng tại các nước đang phát triển vẫn còn chiếm tỷ lệ cao so với các bệnh lý tim mạch khác(8). Ở bệnh nhân hẹp van hai lá, một biến chứng thường gặp là huyết khối ở nhĩ trái và tiểu nhĩ trái(12,8). Huyết khối trong nhĩ trái hay tiểu nhĩ trái làm tăng nguy cơ thuyên tắc, đặc biệt là thuyên tắc não, và là chống chỉ định của các liệu pháp như nong van hai lá bằng bóng qua da, sốc điện chuyển nhịp...(7,11,10,1,4) Siêu âm tim qua thành ngực có giá trị hạn chế trong việc phát hiện huyết khối tiểu nhĩ trái và giá trị rất hạn chế trong một số trường hợp khó khảo sát như thành ngực quá dày, khí phế thủng, dị dạng lồng ngực hay hình ảnh không rõ chỉ nghi ngờ huyết khối. Từ thực tế này, siêu âm tim qua thực quản ra đời nhằm khắc phục những nhược điểm trên(2,3,4,6,9,10) Trên thế giới, siêu âm tim qua thực quản được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1971 bởi Side và Gosling(9,10). Ở Việt Nam, siêu âm tim qua thực quản được thực hiện lần đầu tiên tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1996, tại Viện Tim mạch Việt Nam và học viện Quân y vào năm 1997(12,10) và tại bệnh viện Chợ Rẫy vào năm 2001(7,11). Cho đến nay tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu tổn thương tim trong bệnh lý van hai lá bằng siêu âm tim qua thực quản(10) nhưng các nghiên cứu ứng dụng để phát hiện huyết khối trong nhĩ trái và tiểu nhĩ trái chưa nhiều(11) nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu dùng siêu âm tim qua thực quản để khảo sát các yếu tố liên quan đến sự hiện diện huyết khối nhĩ trái ở bệnh nhân hẹp van hai lá” ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Báo cáo hàng loạt ca Đối tượng nghiên cứu Những bệnh nhân được gửi tới khoa Tim mạch can thiệp bệnh viện Chợ Rẫy để xét chỉ định nong van hai lá bằng bóng qua da. Tiêu chí chọn bệnh BN được chẩn đoán hẹp van hai lá với diện tích mở van trên siêu âm tim qua thành ngực ≤ 1,5 cm2, có triệu chứng khó thở nhẹ - vừa, hẹp đơn thuần hay chỉ kèm hở van hai lá ≤ 2/4 hoặc hở van động mạch chủ < 2/4 thực hiện từ tháng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 195 01/2011 đến tháng 02/2012 tại khoa Tim mạch can thiệp bệnh viện Chợ Rẫy. Tiêu chí loại trừ Bệnh nhân có chống chỉ định làm siêu âm tim qua thực quản hay chống chỉ định nong van hai lá bằng bóng qua da. Bệnh nhân có kèm bệnh van tim khác nặng, tim bẩm sinh và bệnh van tim phối hợp, tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành,. Phương pháp nghiên cứu Phân tích thống kê Biến số liên tục: trung bình ± SD (nếu phân phối chuẩn) trung vị, khoảng tứ phân vị (nếu phân phối không chuẩn) Biến số định tính: tần số hay tỉ lệ phần trăm So sánh: phép kiểm t, phép kiểm Mann Whitney, chi bình phương, Fisher tuỳ từng biến số cụ thể. Giá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê Phần mềm Phần mềm Stata 10.0 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Bảng 1: Các đặc điểm lâm sàng của nhóm có huyết khối và không huyết khối (n=96) Đặc tính Nhóm HK Nhóm không HK P Giới Nam Nữ 13 (81) 45(56) 3 (19) 35 (44) 0,062 Rung nhĩ Có Không 46 (67) 12 (44) 23 (33) 15 (56) 0,045 Độ khó thở NYHA II NYHA III 43 (57) 15 (71) 32 (43) 6 (29) 0,243 Tiền căn đột quị não Có Không 26 (76) 32 (52) 8 (24) 30 (48) 0,017 Có sự khác biệt về tỷ lệ hiện diện huyết khối giữa nhóm có và không có rung nhĩ với p = 0,045, trong đó nhóm BN có rung nhĩ có tỷ lệ hiện diện huyết khối gấp 1,5 lần so với nhóm BN không có rung nhĩ với khoảng tin cậy 95% từ 0,95 - 2,36. Có sự khác biệt về tỷ lệ hiện diện huyết khối giữa nhóm có và không có tiền căn đột quị với p=0,017, trong đó nhóm BN có tiền căn đột quị não có tỷ lệ hiện diện huyết khối gấp 1,48 lần so với nhóm không có tiền căn đột quị não với khoảng tin cậy 95% từ 1,09 - 2,01. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về giới tính cũng như mức độ khó thở giữa nhóm có huyết khối và không có huyết khối Bảng 2: So sánh đặc điểm về siêu âm tim qua thành ngực giữa nhóm có huyết khối và nhóm không huyết khối (n=96) Đặc tính Nhóm có HK Trung bình ± độ lệch chuẩn Nhóm không có HK Trung bình ± độ lệch chuẩn P ĐK-NT (mm) 52,1±9,7 48 ± 7,6 0,030 ĐMC (mm) 26,6±2,9 26,9 ± 3,1 0,679 Dd (mm) 44,7±4,4 43,5±5,6 0,220 Ds (mm) 28,7±4,4 29,8±4,9 0,264 EF (%) 60,7±6,0 61,5±5,0 0,517 ĐK-TP (mm) 32,9±5,0 31,3±4,0 0,112 ALĐMPtt (mmHg) 56,9±19,9 55,3±15,0 0,686 Gmax (mmHg) 19,6±6,4 18,9±6,9 0,628 Gmean (mmHg) 13,4±5,0 12,7±4,8 0,494 Wilkins 8,36±1,15 7,60±1,40 0,0049 Theo kết quả trên không có sự khác biệt giữa hai nhóm có huyết khối và không có huyết khối (p>0,05) về đường kính ngang động mạch chủ, đường kính tâm thu, đường kính tâm trương thất trái, phân suất tống máu thất trái, đường kính ngang thất phải, áp lực động mạch phổi tâm thu, độ chênh áp qua van hai lá tối đa và trung bình. Bảng 3: Mối liên quan giữa đường kính ngang nhĩ trái và sự hiện diện huyết khối nhĩ trái (n = 96) ĐK ngang nhĩ trái Nhóm không có HK Nhóm có HK P PR (KTC 95%) <50mm 22(54) 19(46) 0,015 1,53 (1,06-2,22) ≥50mm 16(29) 39(71) Nhóm có đường kính ngang nhĩ trái ≥50mm, có tỉ lệ hiện diện huyết khối gấp 1,53 lần so với nhóm có đường kính ngang nhĩ trái <50mm với khoảng tin cậy 95% từ 1,06-2,22. Bảng 4: So sánh thang điểm Wilkins giữa nhóm có huyết khối và không huyết khối (n = 96) Thang điểm Wilkins Nhóm có huyết khối Nhóm không huyết khối P < 7 0 (0) 5 (100) 0,004 7-9 47 (60) 31 (40) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 196 Thang điểm Wilkins Nhóm có huyết khối Nhóm không huyết khối P >9 11 (85) 2 (15) Thang điểm Wilkins giữa nhóm BN có huyết khối và không có huyết khối khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,004 hay nói cách khác bệnh nhân có thang điểm Wilkins càng cao (>9) thì tỷ lệ hiện diện huyết khối càng tăng. Bảng 5: Mối liên quan giữa phối hợp hẹp hở van hai lá và phối hợp hẹp van hai lá với hở van động mạch chủ với sự hiện diện huyết khối nhĩ trái (n = 96) Tổn thương van hai lá phối hợp Nhóm có HK Nhóm không có HK P Hở van hai lá Nhẹ 31 (62) 19 (38) Trung bình 6 (100) 0 (0) 0,076 Không 21 (52,5) 19 (47,5) Hở van động mạch chủ đi kèm Nhẹ 8 (72,7) 3 (27,3) Trung bình 0 (0) 0 (0) 0,518 Không 50 (58,8) 35 (41,2) Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ hiện diện huyết khối giữa bệnh nhân hẹp van hai lá đơn thuần với hẹp hở van hai lá hay hẹp van hai lá kèm hở van động mạch chủ. Bảng 6: Mối liên quan giữa mức độ hẹp van hai lá và huyết khối buồng nhĩ (n = 96) Mức độ hẹp van hai lá Nhóm có HK Nhóm không HK p <1cm2 43 (62) 26 (38) 0,542 1-1,5 cm2 15 (56) 12 (44) Nhận xét: - Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa mức độ hẹp van hai lá với sự hiện diện huyết khối ở nhĩ trái p>0,05. Không có sự khác biệt về tỷ lệ hiện diện huyết khối giữa nhóm bệnh nhân có chuyển động xoáy mức độ vừa và nhẹ, tuy nhiên, ở phân nhóm bệnh nhân có chuyển động xoáy mức độ nặng thì tỷ lệ hiện diện huyết khối cao gấp 1,68 lần so với nhóm chuyển động xoáy mức độ vừa với khoảng tin cậy 95% từ 1,18- 2,39. Bảng 7: Mối liên quan giữa chuyển động xoáy buồng nhĩ trái trên SATQTN và huyết khối Chuyển động xoáy buồng nhĩ trái trên SATQTN Nhóm có HK Nhóm không HK P PR(KTC 95%) Nặng 36 (77) 11 (23) 1,68 (1,18-2,39) Vừa 21 (46) 25 (54) 0,006 1 Nhẹ 1 (33) 2 (67) 0,73(0,14-3,73) Bảng 8: Mối liên quan giữa chuyển động xoáy buồng nhĩ trái trên SATQTQ và sự hiện diện huyết khối nhĩ trái (n=77) Chuyển động xoáy buồng nhĩ trái trên SATQTQ Nhóm có HK Nhóm không HK P PR (KTC 95%) Nặng 26(68) 12(32) 0,003* 1,95 (1,20-3,17) Vừa 13(35) 24(65) Nhẹ 0(0) 2(100) *Kiểm định chính xác Fisher Có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ hiện diện huyết khối giữa các mức độ chuyển động xoáy của BN (p=0,003) trong đó nhóm có chuyển động xoáy nặng có tỷ lệ hiện diện huyết khối cao gấp 1,95 lần so với nhóm chuyển động xoáy mức độ vừa với khoảng tin cậy 95% từ 1,20 - 3,17. Bảng 9: Mối liên quan giữa mức độ chuyển động xoáy trong buồng nhĩ của SATQTQ và SATQTN (n=77) Đặc tính Chuyển động xoáy trên SATQTQ P Nhẹ Vừa Nặng Chuyển động xoáy trên SATQTN Nhẹ 0(0) 3(100) 0(0) <0,001 Vừa 1(2) 26(67) 12(31) Nặng 1(3) 8(23) 26(74) Mức độ chuyển động xoáy trong buồng nhĩ trái giữa siêu âm tim qua đường thực quản và siêu âm tim qua thành ngực khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Những bệnh nhân đã phát hiện huyết khối trên siêu âm tim qua thành ngực hình ảnh rõ ràng thì không làm siêu âm tim qua thực quản, trong 96 bệnh nhân, có 19 trường hợp huyết khối nhĩ trái rõ trên siêu âm tim qua thành ngực, 77 trường hợp còn lại không phát hiện huyết khối trên SATQTN trong đó có 3 trường hợp nghi ngờ huyết khối tiểu nhĩ trái Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 197 và 77 trường hợp này đều được làm SATQTQ đánh giá lại huyết khối. Bảng 10: So sánh khả năng phát hiện huyết khối tiểu nhĩ trái giữa siêu âm tim qua thành ngực và siêu âm tim qua thực quản Đặc tính SATQTN (n=96) (%) SATQTQ (n=77)(%) P HK tiểu nhĩ trái 3 (11) 24 (89) <0,001 Nhận xét: - Khả năng phát hiện huyết khối tiểu nhĩ trái của siêu âm tim qua thành ngực và siêu âm tim qua thực quản khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,0001. - Tỷ lệ phát hiện huyết khối tiểu nhĩ trái giữa SATQTN và SATQTQ lần lượt là 11% và 89%. KẾT LUẬN Qua 96 BN tham gia nghiên cứu, có 20% BN phát hiện huyết khối khi làm SATQTN. Trong 77 trường hợp có chỉ định làm SATQTQ, có 51% các trường hợp phát hiện có huyết khối nhĩ trái như vậy SATQTN đã bỏ sót 51% các trường hợp có huyết khối. SATQTQ giúp phát hiện thêm huyết khối tiểu nhĩ trái mà SATQTN đã bỏ sót, tỷ lệ này là 89% so với 11%, sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê (p<0,0001). Nói cách khác siêu âm tim qua thực quản chính xác hơn siêu âm tim qua thành ngực trong việc phát hiện huyết khối cũng như đánh giá mức độ năng của chuyển động xoáy. Siêu âm tim qua thực quản phát hiện chuyển động xoáy ở nhĩ trái có tỷ lệ cao hơn siêu âm tim qua thành ngực (100% so với 86%), và sự khác biệt về các mức độ chuyển động xoáy trong nhĩ trái đánh giá bằng SATQTQ và SATQTN có ý nghĩa trên phương diện thống kê với p<0,0001. Các yếu tố như (1) đường kính ngang nhĩ trái ≥ 50mm, (2) rung nhĩ, (3) chuyển động xoáy trong buồng nhĩ trái, (4) Wilkin >9 điểm,(5) tiền căn đột quị não, (6) thời gian phát hiện bệnh, (7) BMI là những yếu tố liên quan đến sự hiện diện huyết khối nhĩ trái trên bệnh nhân hẹp van hai lá. Chúng tôi kết luận SATQTQ là xét nghiệm cần làm thường qui cho mọi bệnh nhân có chỉ định nong van. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abernathy WS, Willis PW 3rd (1973), "Thromboembolic complications of rheumatic heart disease. " Cardiovasc Clin 5:123. 2. Arora K, Murty GS, et al. (1994). “Percutaneous transatrial mitral commissurotomy: immediate and intermediate results” J Am Coll Cardiol., 23 – 1327. 3. Bernstein NE, Demopoulos LA, Tunick PA "Correlates of spontaneous echo contrast in patients with mitral stenosis and normal sinus rhythm." Am Heart J 1994, 287 4. Black IW, Hopkins AP, Lee LC, Walsh WF "Left atrial spontaneous echo contrast: a clinical and echocardiographic analysis. " J Am Coll Cardiol 1991;, 18:398 5. Bonow RO, Carabello BA, Chatterjee K, de Leon AC, Faxon DP, Freed MD, et al. " (2008) Focused update incorporated into the ACC/AHA 2006 guidelines for the management of patients with valvular heart disease: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (Writing Committee to Revise the 1998 Guidelines for the Management of Patients With Valvular Heart Disease): endorsed by the Society of Cardiovascular Anesthesiologists, Society for Cardiovascular Angiography and Interventions, and Society of Thoracic Surgeons". Circulation. 2008 Oct 7;118(15):e523-661. Epub 2008 Sep 26. 6. Cheng WC, H. L., Yu SK, (2007), "Echocardiography-Guided Balloon mitral valvotomy: transesophageal echocardiography versus intracardiac echocardiography". J Heart Valve Dis, 16(6), 596-601. 7. Lê Thanh Liêm (2006), "Nghiên cứu hiệu quả thủ thuật nong van hai lá qua đường tĩnh mạch". Luận Án Tiến Sỹ Y Học. 8. Phạm Gia Khải (1999-2000), "Báo cáo tình hình bệnh nhân tim mạch điều trị nội trú tại Viện Tim mạch Việt Nam." NXB Y học Hà Nội. 9. Phạm Nguyễn Vinh (2006), "Siêu âm tim qua đường thực quản". Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch, tập 1, 239-257. 10. Phạm Thị Hồng Thi (2005), "Nghiên cứu các tổn thương tim trong bệnh lý van hai lá mắc phải bằng siêu âm tim qua đường thực quản". Luận văn tiến sĩ y học, 52-126 11. Võ Thành Nhân (2003), "Nong van hai lá xuyên da qua đường tĩnh mạch bằng bóng Inoue nhân 147 trường hợp tại bệnh viện Chợ rẫy". Tạp chí y học TP.Hồ Chí Minh, Tập 7(Phụ bản của Số 1), 79-86. 12. Vũ Thanh Bình (2008), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân hẹp van hai lá có huyết khối nhĩ trái trên siêu âm Doppler tim." 66-67 Ngày nhận bài: 20/02/2013 Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/08/2013 Ngày bài báo được đăng: 30/05/2014 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 198 SỰ KHÔNG ĐỒNG NHẤT GIỮA HÌNH THÁI VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH Huỳnh Trung Cang*, Vũ Hoàng Vũ**, Hồ Văn Dũng***, Võ Thành Nhân**** TÓM TẮT Mở đầu: Sự hiện diện của thiếu máu cục bộ cơ tim do các tổn thương ĐMV là yếu tố quan trọng trong việc quyết định có tái thông ĐMV không. Phương pháp: Đo FFR 139 ĐMV hẹp trung gian (40% - 69%) của 115 bệnh nhân tại bênh viện Chợ Rẫy và Kiên Giang. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá sự không đồng nhất giữa hình thái và chức năng ĐMV. Kết Quả: Đo FFR động mạch vành LAD chiếm 51,8%, RCA chiếm 24,46%, LCx chiếm 19,42% và LMCA chiếm 4,32%. Trước đo FFR, mức độ hẹp ĐMV ước lượng bằng mắt (VEA-PDS) có hẹp < 50% chiếm 5,04%, hẹp từ 50 – 69% chiếm 28,06%, hẹp ≥ 70% chiếm 66,91%. Đánh giá mức độ nặng ĐMV bằng QCA-PDS có hẹp <50% chiếm 48,92%, hẹp ≥ 50% chiếm 51,08%. Trong nhóm VEA-PDS <50%, 14,29% có ý nghĩa chức năng, trong nhóm VEA-PDS từ 50% - 69% có ý nghĩa chức năng chiếm 28,21%, trong nhóm VEA-PDS ≥ 70% có ý nghĩa chức năng chiếm 66,91%. Trong nhóm QCA-PDS ≥ 50% có ý nghĩa chức năng chiếm 36,62%, trong nhóm QCA-PDS < 50% có ý nghĩa chức năng chiếm 36,76%. Kết luận: Hình thái ĐMV đánh giá không chính xác chức năng của tổn thương ĐMV khi so sánh với đo phân suất dự trữ lưu lượng ĐMV. Từ khóa: phân suất dự trữ lưu lượng động mạch vành (FFR), động mạch vành. PCI: Percutaneous Coronary Intervention, VEA-PDS: Visual Estimate of Angiography-Percentage Diameter Stenosis, QCA-PDS: Quantitative Coronary Angiography-Percentage Diameter Stenosis. ABSTRACT ANGIOGRAPHIC – FUNCTIONAL MISMATCH OF CORONARY ARTERY LESIONS Huynh Trung Cang, Vu Hoang Vu, Ho Van Dung, Vo Thanh Nhan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 198-203 Introduction: The presence of inducible ischemia related to coronary artery lesions is important factor in deciding whether to revascularization. The decision of whether to perform revascularization is based on the presence of coronary stenosis lead to ischemia. Methods: The study included 139 intermediate lesions (40%-69%) with FFR data from 115 patients at Cho Ray hospital and Kien Giang hopital. The aim of this study to identify angiographic-functional mismatch of coronary artery lesions. 132 intermediate coronary artery stenosis (40% - 69%) of 115 patients Measured FFR at Cho Ray hospital and Kien Giang Hospital. Purpose of study was to assess angiographic-functional mismatch of coronary artery lesions. Results: FFR were performed in LAD (51.8%), RCA (25.46%), LCX (19.42%), and LMCA (4.32%). Before FFR measurement, these lesions were categorized VEA-PDS <50% (5.04%), VEA-PDS 50% -69% (28,06%), * Đơn vị tim mạch can thiệp bệnh viện đa khoa Kiên Giang ** Bệnh viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh *** Văn Phòng Bộ Y Tế tại TP. Hồ Chí Minh **** Khoa tim mạch can thiệp bệnh viện Chợ Rẫy. Tác giả liên lạc: ThS.BS Huỳnh Trung Cang, ĐT: 0913115709, Email: bshuynhtrungcang@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_cac_yeu_to_lien_quan_den_su_hien_dien_cua_huyet_kho.pdf
Tài liệu liên quan