Tăng cường phổ biến kiến thức về phòng,
chống bệnh tiêu chảy cho người dân hơn nữa,
đặc biệt cần chú trọng phổ biến kiến thức và kỹ
năng thực hành “3 nguyên tắc điều trị tiêu chảy
tại nhà” cho người dân thông qua các phương
tiện truyền thông đại chúng.
Phải làm cho người dân hiểu các ảnh hưởng
của vệ sinh môi trường đến bệnh tiêu chảy như
thế nào: “Không đi tiêu bừa bãi và có thói quen
rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh cho trẻ”
là những hành động đơn giản, thiết thực nhưng
có tác dụng rất lớn đến việc ngăn chặn bệnh tiêu
chảy cộng đồng. Có hiểu được những ý nghĩa
đó thì người dân mới hành động đúng.
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các yếu tố liên quan đến tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại tỉnh Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 281
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊU CHẢY
Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI TỈNH TIỀN GIANG
Đỗ Quang Thành*, Tạ Văn Trầm**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề- mục tiêu: Tiêu chảy là vấn đề quan trọng của sức khỏe cộng đồng đang được quan tâm ở các
nước đang phát triển. Đó là bệnh có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao. Tiêu chảy cũng là yếu tố quan trọng gây nên
suy dinh dưỡng và chậm tăng trưởng ở trẻ nhỏ. Nghiên cứu này xác định các yếu tố nguy cơ (bản thân trẻ, bà
mẹ, điều kiện sống, môi trường) liên quan đến bệnh tiêu chảy trẻ dưới 5 tuổi tại Tỉnh Tiền Giang.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.
Kết quả: Các yếu tố như: Nghề nghiệp mẹ, trình độ học vấn mẹ, yếu tố địa dư, hố xí, thói quen rửa tay của
trẻ, cách thức mẹ cho trẻ uống nước khi bị tiêu chảy đều có liên quan đến tiêu chảy của trẻ, sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p ≤ 0,05.
Kết luận: Trình độ học vấn mẹ, nghề nghiệp mẹ, địa dư, hố xí, thói quen rửa tay của trẻ, cách cho trẻ uống
nước khi bị tiêu chảy có mối liên quan rõ với bệnh tiêu chảy.
Từ khóa: Tiêu chảy, Dưới 5 tuổi, Tỉnh Tiền Giang.
ABSTRACT
INVESTIGATION OF FACTORS RELATED TO DIARRHEA IN CHILDREN UNDER 5 YEARS IN TIEN
GIANG PROVINCE
Do Quang Thanh, Ta Van Tram
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 281 - 285
Background- objectives: Diarrhea is the important issue of public health is interested in developing
countries. This is the disease incidence and high mortality rates. Diarrhea is also an important factor causing
malnutrition and delayed growth in children. This study identifies risk factors (the children, their mother, living
environment) associated with diarrhea in children under 5 years of Tien Giang Province.
Research Method: Cross-sectional study.
Results: Factors such as Careers and educational level mother, geographic factor, toilets, hand washing
habits of the children, how to drink water when they have been diarrhea are related to diarrhea. This difference is
statistically significant with p ≤ 0,05.
Conclusion: Educational level and occupation mother, geography, toilets, hand washing habits of the
children, how to drink water when diarrhea are clear related to diarrhea.
Key words: Diarrhea, Under 5 years old, Tien Giang Province.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo bảng đánh giá về nguyên nhân chết ở
trẻ em được xuất bản năm 2005 của Tạp chí Y
học The Lancet thì trong số 10,6 triệu trường
hợp tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm trên
thế giới, tiêu chảy chiếm 1,9 triệu trường hợp
(18%) chỉ sau viêm phổi(8). Ở vùng Đông Nam Á,
bệnh tiêu chảy vẫn còn là một vấn đề y tế quan
trọng, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi. Ở Bangladesh,
tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong chủ yếu ở
trẻ em. Tương tự, ở Myanmar, Ấn Độ,
Indonesia, Sri Lanka và Thái Lan, tiêu chảy là
* Khoa Nhi BVĐK Tiền Giang ** BVĐK Tiền Giang
Tác giả liên lạc: Bs Đỗ Quang Thành ĐT: 0918808747 Email: doquangthanh98@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 282
một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong(10). Ở Việt Nam, theo thông báo dịch năm
2007 tiêu chảy vẫn đứng hàng thứ 2 trong 5
bệnh có số người mắc cao nhất sau bệnh cúm.
Tại tỉnh Tiền Giang, tỷ lệ trẻ em nhập viện tại
Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang do bệnh tiêu
chảy chiếm khá cao, năm 2008 là 22,33% trong
tổng số trẻ nhập viện. Nghiên cứu này nhằm xác
định các yếu tố liên quan đến bệnh lý tiêu chảy
trẻ em tại Tiền Giang.
PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định mối liên quan giữa các yếu tố
(của bản thân trẻ, của bà mẹ, môi trường sinh
hoạt) với bệnh tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại
Tỉnh Tiền Giang.
Tiêu chí chọn bệnh
Tiêu chí đưa vào:- Trẻ em dưới 5 tuổi đã
từng bị tiêu chảy hay chưa từng bị tiêu chảy.
Tiêu chí loại trừ:
- Gia đình không đồng ý tham gia nghiên
cứu.
- Bà mẹ trả lời câu hỏi không trực tiếp chăm
sóc trẻ trong vòng một năm qua.
Phương pháp tiến hành
Cỡ mẫu:
α = 0,05 ⇒ Z(1-α/2) = 1,96 (Khoảng tin cậy 95%); P = 0,34
(Theo nghiên cứu của Phan Thị Bích Ngọc (7)); d = 0,05
(Độ chính xác); Cỡ mẫu tính được là 345 trẻ dưới 5 tuổi
Vì chọn mẫu cụm Î Cỡ mẫu hiệu chỉnh N =
2n = 2 x 345 = 690 trẻ dưới 5 tuổi
Chọn mẫu: Tiến hành chọn mẫu cụm 2 bậc
xác suất tỷ lệ theo cỡ dân số (PPS) dựa vào
khung mẫu có sẵn từ danh sách toàn bộ trẻ dưới
5 tuổi ở Tỉnh Tiền Giang.
Bậc 1: Từ 169 xã, phường, thị trấn, dùng
phương pháp ngẫu nhiên hệ thống và ngẫu
nhiên đơn chọn 30 xã để nghiên cứu.
Bậc 2: Chọn đơn vị nguyên tố: 23 trẻ/ xã.
Công cụ thu thập số liệu
Là bộ câu hỏi do mẹ của trẻ điền.
Xử lý và phân tích dữ liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm
EpiData 3.1.
Dữ kiện được mã hóa và phân tích bằng
phần mềm STATA 10.0. Dùng phép kiểm Chi
bình phương và Fisher chính xác, để so sánh các
tỷ lệ. Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống
kê khi p ≤ 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua khảo sát 719 trẻ dưới 5 tuổi trên 30 xã
đại diện cho toàn Tỉnh Tiền Giang năm 2009,
chúng tôi có những kết quả như sau:
Mối liên quan với`đặc tính chung của mẫu
nghiên cứu
Bảng 1: Bản thân bà mẹ
Biến số Tần số
Tỷ lệ mắc
tiêu chảy (%) p
Mù chữ, cấp 1 68 40.48 Trình độ
học vấn
mẹ Cấp 2 trở lên 177 32.12
≤ 0,05
Công nhân viên chức
nhà nước 20 21,74 ≤ 0,05
Nghề
nghiệp
mẹ Những nghề còn lại 225 35,89
Bảng 2: Đặc điểm chung của gia đình:
Biến số Tần
số
Tỷ lệ mắc
tiêu chảy (%)
p
Nông thôn 227 36,73 Phân bố
địa lý Thành thị 18 17,82
≤ 0,001
Hợp vệ sinh 132 31,13 Hố xí
Không hợp vệ sinh 113 38,31
≤ 0,05
Mối liên quan giữa bệnh tiêu chảy bản
thân trẻ
Bảng 3: Tiền căn sản khoa
Biến số Tần số Tỷ lệ mắc
tiêu chảy (%)
p
≥ 2500 gram 203 34 Cân nặng
lúc sanh < 2500 gram 42 34,43
0,92
Đủ tháng 232 33,67 0,27Tuổi thai lúc
sanh Thiếu tháng 13 43,33
( )
2
2 )1(
21
d
ppZ
N
−
=
−
α
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 283
Bảng 4: Thói quen vệ sinh
Biến số Tần
số
Tỷ lệ mắc
tiêu chảy
(%)
p
Có 221 32,50 Trẻ rửa tay
trước khi ăn Không 24 61,54 ≤0,001
Có 228 33,00 ≤ 0,05 Trẻ rửa tay sau
khi đi vệ sinh Không 17 60,71
Mối liên quan giữa bệnh tiêu chảy với
kiến thức của bà mẹ
Bảng 5: Kiến thức bà mẹ
Biến số Tần số Tỷ lệ mắc tiêu chảy (%) p
Đúng 220 33,69 Định nghĩa
được tiêu chảy Sai 25 37,88
0,49
Có 232 34,42
Biết về gói ORS
Không 13 28,89
0,44
Mối liên quan giữa bệnh tiêu chảy với cách
xử lý tiêu chảy tại nhà của bà mẹ
Bảng 6: Cách xử lý tiêu chảy của bà mẹ
Biến số Tần số Tỷ lệ mắc
tiêu chảy (%)
p
Nhiều hơn 205 31,98
Bình thường 24 42,11
Cách cho uống
nước khi tiêu
chảy Ít hơn 14 77,78
≤0,001
Có 209 32,35 Uống nước mỗi
lần đi tiêu chảy Không 36 49,32
≤ 0,05
Phân tích hồi qui logistic
Bảng 7: Kết quả xử lý hồi qui đa biến logistic
Log likelihood = -432.73997
OR P KTC (95%)
Trẻ ăn thức ăn để nguội 9,18521 0,120 0,56 -
150,04
Trẻ sống ở thành thị 0,4212463 0,003 0,24 - 0,74
Mẹ không phải là công
chức nhà nước
2,143136 0,040 1,03 - 4,44
Học vấn mẹ 0,8780171 0,282 0,69 - 1,11
Trẻ rửa tay trước khi ăn 0,3478602 0,003 0,17 - 0,69
Trẻ rửa tay sau khi đi vệ
sinh
0,3973743 0,024 0,18 - 0,89
Luôn ăn thức ăn nấu chín 0,5046746 0,504 0,07 - 3,75
Trẻ ăn thức ăn để
nguội*nghề nghiệp mẹ
0,1497422 0,059 0,02 - 1,08
Trẻ ăn thức ăn để
nguội*học vấn mẹ
0,9757401 0,940 0,52 - 1,85
N= 719, χ2 = 50,72, p ≤ 0,001
BÀN LUẬN
Mối liên quan với đặc tính chung của mẫu
nghiên cứu
Bản thân bà mẹ: Các bà mẹ có trình độ học
vấn càng cao thì tỷ lệ mắc tiêu chảy ở nhóm con
của họ thấp hơn nhóm con của bà mẹ có trình độ
học vấn thấp. Những bà mẹ được học hành, tiếp
xúc với những kiến thức chung của xã hội sẽ
giúp ích cho bà mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe
con cái tốt hơn Qua đối chiếu với các nghiên cứu
của tác giả: Phan Thị Bích Ngọc(7), Khamsida
Somsanouk(2), chúng tôi nhận thấy trình độ học
vấn ảnh hưởng rất rõ nét đến bệnh tiêu chảy
của trẻ em, yếu tố con người vẫn là trung tâm
của mọi vấn đề, muốn cải thiện tỷ lệ mắc tiêu
chảy thì hãy cải thiện trình độ học vấn, kiến
thức của người dân. Các bà mẹ là công chức
nhà nước có trình độ hiểu biết tương đối cao
hơn nhóm ngành nghề còn lại, họ lại có kinh tế
ổn định hơn, ít con cái hơn là điều kiện thuận
lợi để cho các bà mẹ này chăm sóc sức khỏe trẻ
tốt hơn. Vì thế tỷ lệ mắc tiêu chảy của trẻ trong
nhóm bà mẹ làm công nhân viên chúc nhà
nước thấp hơn nhóm còn lại. Sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê.
Đặc điểm chung của gia đình: Những hộ gia
đình sống ở nông thôn thì có con mắc tiêu chảy
cao hơn những hộ gia đình sống ở thành thị. Kết
quả này cũng phù hợp vì ở thành thị trẻ sẽ được
bảo vệ, hạn chế tiếp xúc nguồn gây bệnh tiêu
chảy hơn ở nông thôn do: hệ thống nước sinh
hoạt, hố xí hợp vệ sinh hơn, các bà mẹ có nhiều
cơ hội tiếp xúc với thông tin bảo vệ sức khỏe tốt
hơn, đa số trình độ học vấn cao hơn. Những hộ
gia đình sử dụng hố xí không hợp vệ sinh thì có
con mắc tiêu chảy cao hơn những hộ gia đình sử
dụng hố xí hợp vệ sinh. Những cách đi tiêu như
ra đồng, ao cá, chôn đấtlà những cách lây
truyền bệnh tiêu chảy trong cộng đồng đáng lo
ngại nhất. Vì như chúng ta đã biết, các mầm
bệnh từ phân người nếu không được xử lý hợp
vệ sinh sẽ phát tán ra đất, nước gây ra các bệnh
đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, viêm
gan, giun, sán
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 284
Mối liên quan giữa bệnh tiêu chảy bản
thân trẻ
Tiền căn sản khoa: Tỷ lệ mắc tiêu chảy ở 2
nhóm trẻ nhẹ cân lúc sanh và không nhẹ cân lúc
sanh là tương đương nhau. Tỷ lệ mắc tiêu chảy
ở nhóm trẻ sanh đủ tháng là 33,67% có thấp hơn
nhóm trẻ sanh thiếu tháng là 43,33%. Tuy nhiên,
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Thói quen vệ sinh: Con đường lây lan bệnh
tiêu chảy quan trọng nhất là qua bàn tay. Thao
tác rửa tay có mục đích là làm sạch bàn tay và
ngăn chặn sự truyền bệnh, có khả năng cắt đứt
một vòng lẩn quẩn trong chu trình lây truyền
bệnh đường tiêu hóa. Vì vậy, thói quen rửa tay
của trẻ có lẽ là yếu tố liên quan quan trọng nhất
đến bệnh tiêu chảy. Vì thế, trẻ được rửa tay
trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh thì có nguy cơ
mắc tiêu chảy thấp hơn nhiều so với nhóm trẻ
không rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Mối liên quan giữa bệnh tiêu chảy với
kiến thức của bà mẹ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bà mẹ
biết đúng định nghĩa là tiêu chảy khá cao, chiếm
trên 90%. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc tiêu chảy trong 2
nhóm bà mẹ định nghĩa đúng và không đúng về
tiêu chảy là gần như nhau: 33,69% so với 37,88%
và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Tỷ lệ bà mẹ biết về gói ORS là 93,74%, so với
một số tác giả khác như là Lê Hồng Phúc(3) thì tỷ
lệ thấp hơn chúng tôi, có lẽ là do thời điểm thực
hiện nghiên cứu năm 2004 của tác giả, phương
tiện truyền thông đại chúng chưa phát triển
nhiều nên người dân cũng hạn chế biết được
thông tin về dung dịch bù nước điện giải ORS và
cũng có thể người dân ở Bến Tre có những dung
dịch bù nước khác thuận tiện và rẻ hơn như là
nước dừa. Tỷ lệ mắc tiêu chảy của trẻ ở 2 nhóm
bà mẹ có biết về gói là 34,42% và nhóm bà mẹ
không biết về gói 28,89%. Sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê.
Mối liên quan giữa bệnh tiêu chảy với cách
xử lý tiêu chảy tại nhà của bà mẹ
Ở những trẻ mà bà mẹ xử trí cho uống nước
đúng cách khi bị tiêu chảy thì tỷ lệ bị tiêu chảy
thấp hơn so với nhóm trẻ có bà mẹ không xử trí
đúng. Những bà mẹ cho trẻ uống nước ít hơn
khi trẻ bị tiêu chảy thì tỷ lệ mắc tiêu chảy rất cao
ở nhóm này là 77,78%, so với nhóm bà mẹ cho
trẻ uống nước tích cực khi trẻ bị tiêu chảy thì tỷ
lệ thấp đáng kể, chỉ 31,98%. Tỷ lệ mắc tiêu chảy
ở nhóm trẻ được cho uống nước mỗi lần đi cầu
cũng thấp hơn đáng kể so với nhóm không được
cho uống nước. Điều này cho thấy rằng hiểu biết
và xử trí đúng của bà mẹ sẽ góp phần làm giảm
tỷ lệ mắc tiêu chảy trong cộng đồng.
Kết luận qua phân tích đa biến hồi qui
logistic
Ở những gia đình sống ở thành thị, nguy cơ
mắc tiêu chảy của trẻ giảm 0,42 lần so với gia
đình sống ở nông thôn (OR: 0,42; p ≤ 0,05).
Ở những bà mẹ làm những nghề khác như:
nội trợ, thợ may, nông dânthì nguy cơ mắc
tiêu chảy của trẻ cao gấp 2,14 lần so với những
bà mẹ là công nhân viên chức nhà nước (OR:
2,14; p ≤ 0,05).
Ở những trẻ có thói quen rửa tay trước khi
ăn thì nguy cơ mắc tiêu chảy giảm 0,35 lần so
với những trẻ không rửa tay trước khi ăn (OR:
0,35; p ≤ 0,05).
Ở những trẻ có thói quen rửa tay sau khi đi
vệ sinh thì nguy cơ mắc tiêu chảy giảm 0,4 lần so
với những trẻ không có thói quen rửa tay sau
khi đi vệ sinh (OR: 0,4; p ≤ 0,05).
KẾT LUẬN
Nghề nghiệp mẹ, trình độ học vấn chung
và kiến thức về bệnh tiêu chảy của bà mẹ là rất
quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc
trẻ bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, các thói quen giữ
vệ sinh cá nhân và cải thiện điều kiện môi
trường sống góp phần ngăn chặn sự lây truyền
của bệnh. Các yếu tố: Nghề nghiệp mẹ, trình
độ học vấn mẹ, yếu tố địa dư, hố xí, thói quen
rửa tay của trẻ, cách thức mẹ cho trẻ uống
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 285
nước khi bị tiêu chảy đều có liên quan đến tiêu
chảy của trẻ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với p ≤ 0,05.
KIẾN NGHỊ
Tăng cường phổ biến kiến thức về phòng,
chống bệnh tiêu chảy cho người dân hơn nữa,
đặc biệt cần chú trọng phổ biến kiến thức và kỹ
năng thực hành “3 nguyên tắc điều trị tiêu chảy
tại nhà” cho người dân thông qua các phương
tiện truyền thông đại chúng.
Phải làm cho người dân hiểu các ảnh hưởng
của vệ sinh môi trường đến bệnh tiêu chảy như
thế nào: “Không đi tiêu bừa bãi và có thói quen
rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh cho trẻ”
là những hành động đơn giản, thiết thực nhưng
có tác dụng rất lớn đến việc ngăn chặn bệnh tiêu
chảy cộng đồng. Có hiểu được những ý nghĩa
đó thì người dân mới hành động đúng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2. Khamsida S (2003), Tình hình tiêu chảy và điều kiện vệ sinh ở
gia đình liên quan đến bệnh tiêu chảy tại cộng đồng, Luận án
Tiến sỹ khoa học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Lê Hồng Phúc (2005), Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ
có con dưới 5 tuổi trong việc xử lý bệnh tiêu chảy cấp của trẻ
em tại nhà ở Xã Vĩnh An, Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre năm
2004, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ
Chí Minh.
4. Nguyễn Đình Học, Trần Đình Long, Nông Thanh Sơn và Lê
Ngọc Trọng (1997), Bước đầu đánh giá mối liên quan giữa
bệnh tiêu chảy cấp trên trẻ em dưới 5 tuổi với một số yếu tố
nguy cơ môi trường tại hai xã dân tộc Dao và Sán dìu ở
huyện Đông Hỷ, Thái Nguyên, Hội nghị khoa học của nghiên
cứu sinh lần thứ 3, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Thành Quang, Đinh Văn Hải và cộng sự (1994), Điều
tra sự hiểu biết của bà mẹ về phòng và điều trị tiêu chảy tại
nhà ở một số Xã Thanh Hóa, Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, số
4, trang 58.
6. Nguyễn Thị Thu Thủy (2007), Thực trạng tiêu chảy cấp do
nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại
Bệnh viện trẻ em Hải Phòng trong 3 năm (2005-2007), Tạp chí
Vệ sinh phòng dịch.
7. Phan Thị Bích Ngọc (2007), Nghiên cứu tình hình tiêu chảy ở
trẻ em dưới 5 tuổi tại Xã Nghĩa An, Huyện Tư Nghĩa, Tỉnh
Quảng Ngãi năm 2007, Tạp chí Y học thực hành, số 2/2009.
8. Rehydration Project, Causes of child deaths, (ngày truy
cập:15-07-2009)
9. Trần Thị Thúy Hằng (2009), Kiến thức, thái độ, thực hành và
các yếu tố liên quan trong phòng và xử trí bệnh tiêu chảy ở trẻ
em của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Ấp Đông Ba, Xã Bình
Hòa, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương tháng 3/2009, Luận
văn tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng, Đại học Y Dược Tp Hồ
Chí Minh.
10. WHO (2010), World Health Statistics 2010.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_cac_yeu_to_lien_quan_den_tieu_chay_o_tre_duoi_5_tuo.pdf