Thói quen xấu về răng miệng và tình trạng sai khớp cắn ở nhóm trẻ 6-10 tuổi tại Quận 8, TP. Hồ Chí Minh

Mút cắn đồ vật: Trong nghiên cứu này, ghi nhận được mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa mút cắn đồ vật với tình trạng lệch lạc răng trước (p=0,021). Điều này cũng phù hợp với những nhận định trong y văn thế giới vì thói quen mút cắn đồ vật thường chỉ tác động khu trú trên một vài răng chịu lực(5), trong đó vùng răng trước thường thuận tiện cho trẻ đặt vật hơn. Bên cạnh đó, cắn bút bi là thói quen phổ biến nhất trong nhóm này. Cắn má: Trong nghiên cứu này, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong sự phân bố của thói quen cắn má với cắn kéo răng sau (p=0,04). Trên một khớp cắn bình thường, độ phủ ngoài của răng sau trên giúp giữ cho niêm mạc môi má tách khỏi mặt nhai của răng sau dưới trong quá trình ăn nhai. Độ phủ ngoài quá mức của các răng trên trong cắn dạng kéo hoàn toàn có thể là yếu tố khởi phát cho thói quen này. Nhưng xét ở khía cạnh khác, động tác cắn kèm mút má có thể tạo các lực bất thường làm thu hẹp cung răng dưới gây cắn kéo. Mút cắn môi, cắn móng tay, nghiến răng: Nghiên cứu này không ghi nhận được mối tương quan có ý nghĩa thống kê nào giữa 3 TQXRM này với các dạng SKC.

pdf5 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thói quen xấu về răng miệng và tình trạng sai khớp cắn ở nhóm trẻ 6-10 tuổi tại Quận 8, TP. Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 92 THÓI QUEN XẤU VỀ RĂNG MIỆNG VÀ TÌNH TRẠNG SAI KHỚP CẮN Ở NHÓM TRẺ 6 – 10 TUỔI TẠI QUẬN 8, TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Bạch Lan*, Cù Hoàng Anh* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thói quen xấu về răng miệng (TQXRM) và khảo sát tương quan giữa các thói quen này và các dạng sai khớp cắn trên một nhóm trẻ 6-10 tuổitại quận 8thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 634 trẻ 6-10 tuổi tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm 310 nam và 324 nữ. Các TQXRM và các dạng sai khớp cắn được xác định thông qua khám lâm sàng, bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp trẻ và bảng câu hỏi dành cho phụ huynh. Kết quả: Tỉ lệ trẻ mắc phải ít nhất một TQXRM là 76,8%, trong đó nhai một bên hàm chiếm tỉ lệ cao nhất (34,7%), tiếp theo là cắn móng tay (26,2%) và thở miệng (20,4%). Đối với đa số các dạng TQXRM, không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa hai giới và giữa các độ tuổi, ngoại trừ thói quen mút cắn đồ vật (p<0,01) và cắn má (p<0,05) phổ biến ở trẻ nam hơn trẻ nữ và thói quen nhai một bên có tỉ lệ cao ở nhóm 6, 7 tuổi, giảm dần ở lứa tuổi lớn hơn (p<0,01). Nghiên cứu cho thấy một số tương quan có ý nghĩa thống kê giữa: Thở miệng – Cắn hở răng trước (p=0,016), Đẩy lưỡi – Cắn chìa quá mức (p=0,01), Mút ngón tay – Cắn hở răng trước (p=0,016), Mút ngón tay – Xoay lệch răng trước (p=0,008), Mút cắn đồ vật- Xoay lệch răng trước (p=0,021), Cắn má - Cắn kéo răng sau (p=0,004). Kết luận: Nghiên cứu chứng minh được tương quan chặt chẽ giữa TQXRM và sai khớp cắn đồng thời cho thấy tỉ lệ TQXRM ở nhóm trẻ khảo sát rất cao. ABSTRACT ORAL HABITS, PREVALENCE AND EFFECTS ON OCCLUSION OF 6-10 YEAR OLD CHILDREN IN DISTRICT 8, HO CHI MINH CITY Nguyen Thi Bach Lan, Cu Hoang Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 92 - 96 Objectives: To determine the prevalence of oral habits and to evaluate the effect of these habits on the occlusion in a group of 6-10 year-old children in HCM city. Methods: A cross-sectional & descriptive study was realized on 634 children aged 6-10 years from a primary school in District 8 of Ho Chi Minh City, including 310 boys and 324 girls. Oral habits and malocclusion were determined through parents’questionaire, children’s interview and clinical examination. Results: Of the total studied population, 76.8% children exhibited at least one oral habits. One-side chewing was the habit with highest prevalence (34.7%), followed by nail biting (26.2%) and mouth breathing (20.4). There was no significant difference in prevalence of habits between male and female except for object biting (p<0.01) and cheek biting (p<0.05). The relationship between age and prevalence of habits was not statistically significant except for one-side chewing (p<0.01). Significant relationship were found between mouth breathing and anterior open bite (p=0.016), tongue thrusting and increased overjet (p=0.01), digit sucking and anterior open bite (p=0.016), digit sucking and irregularity of anterior teeth (p=0.008), object biting and irregularity of anterior teeth (p=0.021), cheek biting and scissor bite (p=0.004). * Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: Nguyễn Thị Bạch Lan, ĐT: 01257402339, Email: drbachlan.nguyen@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 93 Conclusion: This study shows a high prevalence of bad oral habits and a tight relationship between these harmful habits and malocclusions in primary school children in Ho Chi Minh city. ĐẶT VẤN ĐỀ Các lực cân bằng từ môi, má bên ngoài và lưỡi bên trong giúp răng sắp xếp đều đặn trên cung hàm. Khi trẻ mắc phải TQXRM, cân bằng này bị phá vỡ gây sai lệch vị trí răng, cản trở sự tăng trưởng hàm mặt bình thường cũng như làm xáo trộn chức năng hệ thống thần kinh cơ miệng-mặt. Nếu các TQXRM được phát hiện sớm và loại trừ kịp thời ở giai đoạn răng sữa hay giai đoạn răng hỗn hợp có thể giúp các sai lệch răng tự điều chỉnh hoặc không tiến triển xấu hơn, giúp giảm nhẹ điều trị chỉnh hình răng mặt toàn diện về sau. Nghiên cứu này là một nghiên cứu thăm dò bước đầu với các mục tiêu như sau: (1)Xác định tỉ lệ các thói quen xấu về răng miệng thường gặp ở trẻ em từ 6 - 10 tuổi tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. (2) Khảo sát sự khác biệt tỉ lệ các thói quen xấu về răng miệng theo tuổi và theo giới tính. (3) Đánh giá tương quan giữa các thói quen xấu về răng miệng và các dạng sai khớp cắn. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên mẫu thuận tiện gồm 634 trẻ từ 6 - 10 tuổi tại một trường tiểu học công lập thuộc quận 8, TP.Hồ Chí Minh. Các TQXRM được chọn khảo sát trong nghiên cứu của chúng tôi bao gồm: thở miệng, đẩy lưỡi, nhai một bên, nhóm thói quen mút (mút ngón tay, mút cắn môi, mút cắn đồ vật), nhóm thói quen cắn (cắn móng tay, cắn má), nghiến răng. Việc xác định trẻ có hay không các TQXRM nêu trên được thực hiện thông qua khám lâm sàng kết hợp với phỏng vấn trẻ và phụ huynh. Việc phỏng vấn phụ huynh thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn điền tại nhà. Việc phỏng vấn trẻ diễn ra độc lập và trước quá trình khám lâm sàng. Khám đánh giá biểu hiện của TQXRM bao gồm: Khám mũi: hình dạng lỗ mũi, tình trạng thở. Khám môi: tình trạng niêm mạc môi, khả năng khép kín môi. Khám lưỡi: kích thước, dấu răng trên bờ lưỡi, vị trí đặt lưỡi ở tư thế nghỉ, điểm bám thắng lưỡi. Khám ngón tay: da nhăn nheo, chai sẹo. Khám móng tay: móng nham nhở, sắc nhọn. Khám niêm mạc má: các vết sẹo chai tương ứng với bờ nhai các răng sau. Một TQXRM được ghi nhận là có nếu thông tin thu thập từ việc phỏng vấn phụ huynh và trẻ đồng thuận dương tính với kết quả khám lâm sàng. Các dạng sai khớp cắn khảo sát bao gồm: Tương quan răng cối vĩnh viễn thứ nhất theo phân loại Angle, cắn chìa quá mức, cắn chéo răng trước, cắn sâu, cắn hở răng trước, cắn chéo răng sau, cắn kéo răng sau, cắn hở răng sau, lệch đường giữa răng cửa, lệch lạc răng trước. Đánh giá độ kiên định của điều tra viên giữa 2 lần khám cho chỉ số Kappa từ 0,73 đến 1,0. Đánh giá sự đồng thuận giữa 2 điều tra viên thu được chỉ số Kappa từ 0,62 đến 1,0. Dữ liệu từ phiếu khám và các bảng câu hỏi được nhập và mã hóa bằng phần mềm Excel 2007, sau đó được đưa vào xử lý bằng phần mềm Stata 10.0. Các khác biệt về tỉ lệ TQXRM theo tuổi và giới được xác định bằng phép kiểm chi bình phương Pearson và Fisher’s Exact với độ tin cậy 95% (p<0.05). Để khảo sát mối tương quan giữa các dạng TQXRM và các dạng SKC, chúng tôi sử dụng phân tích hồi quy logistic. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu là 634 trẻ bao gồm 324 trẻ nữ, chiếm tỉ lệ 51,1% và 310 trẻ nam, chiếm tỉ lệ 48,9%. Tỉ lệ trẻ thuộc 5 lứa tuổi 6,7,8,9 và 10 lần lượt là 27,4%, 29,5%, 11,4%, 11,7% và 20%. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 94 Tỉ lệ thói quen xấu về răng miệng Số trẻ mắc phải một trong các dạng TQXRM khảo sát trong nghiên cứu là 487 trong tổng số 634 trẻ, chiếm tỉ lệ 76,8%. Tỉ lệ này rất cao so với các nghiên cứu khác cùng thể loại: Andrija Bošnjak(1)và cs (2002) nghiên cứu trên 1025 trẻ 6- 11 tuổi báo cáo tỉ lệ này là 33,37%, Deepak(2) và cs (2009)(1000 trẻ 11-13 tuổi) tỉ lệ 38%, Quashie(7)và cs (2010) (928 trẻ 4-15 tuổi) tỉ lệ 34,1%. Tỉ lệ phần trăm các loại TQXRM khảo sát trong nghiên cứu được biểu diễn theo biểu đồ 1. Biểu đồ 1: Tỉ lệ răng miệng phần trăm thói quen xấu được khảo sát trong nghiên cứu. So với nghiên cứu của Andrija Bošnjak và cs (2002), Deepak và cs (2009), Quashie và cs (2010) là 3 nghiên cứu có cỡ mẫu tương đương, cũng khảo sát nhiều loại thói quen xấu răng miệng- thì các tỉ lệ biểu diễn ở Biểu đồ 1 cao hơn nhiều. So với các nghiên cứu khác chỉ khảo sát một loại thói quen xấu răng miệng thì tỉ lệ này là tương đương hoặc thấp hơn. Cụ thể, Valdenice Aparecida de Menezes(11) và cs (2007) nghiên cứu về thở miệng cho tỉ lệ 55,2%, Rajchanovska Domnika(8) và cs (2010) nghiên cứu về cắn móng tay cho tỉ lệ 22,02%. Sự khác biệt trên có thể do yếu tố địa dư, do đó cần mở rộng địa bàn khảo sát và cỡ mẫu để xác định vai trò của yếu tố địa lý trên tỉ lệ thói quen xấu răng miệng. Sự phân bố các dạng TQXRM theo giới tính và độ tuổi Bảng 1: Phân bố các dạng thói quen xấu về răng miệng theo giới tính và độ tuổi N = 634 Giới tính ðộ tuổi Nữ Nam 6 tuổi 7 tuổi 8 tuổi 9 tuổi 10 tuổi n (%) n (%) p n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) P Thở miệng 69 (10,9) 60 (9,5) 0,557 26 (4,1) 37 (5,8) 14 (2,2) 22 (3,5) 30 (4,7) 0,09 ðẩy lưỡi 17 (2,7) 14 (2,2) 0,676 8 (1,3) 4 (0,6) 4 (0,6) 4 (0,6) 11 (1,7) 0,113 Nhai một bên 118 (18,6) 102(16,1) 0,528 70 (11,0) 79 (12,5) 20(3,2) 16 (2,5) 35 (5,5) 0,002 Mút ngón tay 55 (8,7) 55(8,7) 0,797 36 (5,7) 28 (4,4) 7 (1,1) 14 (2,2) 25 (3,9) 0,223 Mút môi 43 (6,8) 52 (8,2) 0,203 26 (4,1) 26 (4,1) 10 (1,6) 8 (1,3) 25 (3,9) 0,524 Mút cắn vật 41 (6,5) 66 (10,4) 0,004 30 (4,7) 30 (4,7) 14 (2,2) 9 (1,4) 24 (3,8) 0,827 Cắn móng tay 78 (12,3) 88 (13,9) 0,205 43 (6,8) 44 (6,9) 28 (4,4) 16 (2,5) 35 (5,5) 0,121 Cắn má 23 (3,6) 36 (5,7) 0,05 12 (1,9) 17 (2,7) 6 (0,9) 5 (0,8) 19 (3,0) 0,154 Nghiến răng 37 (5,8) 40 (6,3) 0,4 26 (4,1) 21 (3,3) 12 (1,9) 7 (1,1) 11 (1,7) 0,225 TQXRM 246 (38,8) 241 (38,0) 0,588 138 (21,8) 139 (21,9) 58 (9,1) 54 (8,5) 98 (15,5) 0,655 Nhìn chung, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ mắc phải TQXRM giữa nam và nữ trong nghiên cứu này (p > 0,05). Điều này phù hợp với kết quả từ các nghiên cứu tại Việt Nam (Vũ Hải Liêm (2010)(12)) cũng như trên thế giới (châu Á: Deepak P.B (2009)(2); châu Phi: Quashie (2010)(7); châu Âu: Andrija B. (2002)(1)). Tuy nhiên, khi xét riêng từng loại TQXRM, tật mút cắn đồ vật (chủ yếu là cắn bút) phổ biến ở trẻ nam (10,4%) hơn trẻ nữ (6,5%) có ý nghĩa thống kê (p = 0,004). Tật cắn má cũng phổ biến ở trẻ nam (5,7%) hơn trẻ nữ (3,6%) (p = 0,05). Theo Massler, các TQXRM kéo dài lâu hơn ở trẻ nam so với trẻ nữ bởi vì các bé trai thường có khuynh hướng chống lại các quy định của gia đình hoặc xã hội(6). Kết quả trình bày ở bảng 1cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa trong sự phân bố tỉ lệ của đa số các dạng TQXRM theo độ tuổi (p>0,05). Điều này phù hợp với nghiên cứu của Andrija B. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 95 (2002)(1) trên trẻ Croatia 6-11 tuổi. Xét riêng từng loại TQXRM, có sự khác biệt có ý nghĩa ở thói quen nhai một bên với tỉ lệ cao ở nhóm 6, 7 tuổi và giảm đi nhiều ở nhóm 8, 9, 10 tuổi (p<0,01). Cần các nghiên cứu dọc với cỡ mẫu lớn hơn để chứng thực và giải thích thấu đáo phát hiện này. Tương quan giữa các dạng thói quen xấu về răng miệng và các dạng sai khớp cắn Bảng 2: Tương quan giữa các thói quen xấu về răng miệng và các dạng sai khớp cắn N = 634 Thở miệng ðẩy lưỡi Nhai một bên Mút môi Mút ngón tay Mút cắn ñồ vật Cắn má Cắn móng tay Nghiến rang n(%) n(%) n(%) n(%) n(%) n(%) n(%) n(%) n(%) Lệch ñường giữa R cửa 61 (9,6) 14 (2,2) 96 (15,1) 43 (6,8) 44 (6,9) 45 (7,1) 26 (4,1) 77 (12,1) 33 (5,2) Cắn chéo răng sau 4 (0,6) 0 (0) 8 (1,3) 2 (0,3) 4 (0,6) 5 (0,8) 0 (0) 3 (0,5) 2 (0,3) Cắn kéo răng sau 0 (0) 1 (0,2) 3 (0,5) 2 (0,3) 2 (0,3) 2 (0,3) 4 (0,6) 4 (0,6) 0 (0) Cắn sâu 36 (5,7) 9 (1,4) 51 (8) 27 (4,3) 31 (4,9) 26 (4,1) 14 (2,2) 30 (4,7) 19 (3) Cắn hở răng trước 7 (1,1) 0 (0) 8 (1,3) 1 (0,2) 5 (0,8) 2 (0,3) 0 (0) 2 (0,3) 2 (0,3) Cắn hở răng sau 3 (0,5) 0 (0) 2 (0,3) 0 (0) 0 (0) 3 (0,5) 1 (0,2) 1 (0,2) 0 (0) Cắn chìa quá mức 32 (5) 12 (1,9) 47 (7,4) 18 (2,8) 25 (3,9) 22 (3,5) 7 (1,1) 26 (4,1) 17 (2,7) Cắn chéo răng trước 12 (1,9) 2 (0,3) 18 (2,8) 11 (1,7) 8 (1,3) 8 (1,3) 8 (1,3) 17 (2,7) 6 (0,9) Hạng II 25 (3,9) 5 (0,8) 39 (6,2) 23 (3,6) 21 (3,3) 19 (3,0) 9 (1,4) 31 (4,9) 13 (2,1) Hạng III 18 (2,8) 5 (0,8) 25 (3,9) 17 (2,7) 16 (2,5) 12 (1,9) 14 (2,2) 22 (3,5) 8 (1,3) Xoay lệch răng trước 16 (2,5) 3 (0,5) 16 (2,5) 14 (2,2) 17 (2,7) 5 (0,8) 4 (0,6) 19 (3) 10 (1,6) Thở miệng: Nghiên cứu ghi nhận mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa thở miệng và cắn hở răng trước (p=0.016). Nhiều tài liệu y văn cũng khẳng định cắn hở răng trước là một dạng SKC thường gặp ở trẻ thở miệng. Điều này phù hợp với kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi cũng như của Souki BQ (2009)(9) và Vũ Hải Liêm (2010)(12). Đẩy lưỡi: Cắn chìa quá mức tương quan có ý nghĩa với đẩy lưỡi (p=0.010). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Tahereh Jalaly và cs (2009)(10) khi khẳng định độ cắn chìa trung bình tăng có ý nghĩa ở nhóm trẻ có đẩy lưỡi (p<0.05). Nhai một bên: Không tìm thấy tương quan giữa nhai một bên và sai khớp cắn mặc dù tỉ lệ trẻ có lệch đường giữa răng cửa ở nhóm có thói quen nhai một bên là cao nhất. Điều này phù hợp với nhận định của H. Yamaguchi (2003)(3) rằng trẻ có thói quen nhai một bên có thể dẫn đến sự nghiêng sang bên của mặt phẳng khớp cắn và sự lệch đường giữa răng dưới sang bên ăn nhai. Mút ngón tay: Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa thói quen mút ngón tay và tình trạng cắn hở răng trước (p=0.016). Điều này phù hợp với nghiên cứu của Vũ Hải Liêm (2010)(12) tại Hà Nội cũng như nhiều báo cáo dịch tễ học và tài liệu lâm sàng khác trên thế giới trước đây như Gellin ME (1978), Larsson E (1987), Fukutua O.(1996), Warren JJ (2005)(13). Đặc biệt chúng tôi có ghi nhận được sự liên hệ có ý nghĩa rất cao giữa mút ngón tay và tình trạng lệch lạc răng trước (p=0,008), điều này cũng từng được Larsson E báo cáo năm 1994(5). Mút cắn đồ vật: Trong nghiên cứu này, ghi nhận được mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa mút cắn đồ vật với tình trạng lệch lạc răng trước (p=0,021). Điều này cũng phù hợp với những nhận định trong y văn thế giới vì thói quen mút cắn đồ vật thường chỉ tác động khu trú trên một vài răng chịu lực(5), trong đó vùng răng trước thường thuận tiện cho trẻ đặt vật hơn. Bên cạnh đó, cắn bút bi là thói quen phổ biến nhất trong nhóm này. Cắn má: Trong nghiên cứu này, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong sự phân bố của thói quen cắn má với cắn kéo răng sau (p=0,04). Trên một khớp cắn bình thường, độ phủ ngoài của răng sau trên giúp giữ cho niêm mạc môi má tách khỏi mặt nhai của răng sau dưới trong quá trình ăn nhai. Độ phủ ngoài quá mức của các Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 96 răng trên trong cắn dạng kéo hoàn toàn có thể là yếu tố khởi phát cho thói quen này. Nhưng xét ở khía cạnh khác, động tác cắn kèm mút má có thể tạo các lực bất thường làm thu hẹp cung răng dưới gây cắn kéo. Mút cắn môi, cắn móng tay, nghiến răng: Nghiên cứu này không ghi nhận được mối tương quan có ý nghĩa thống kê nào giữa 3 TQXRM này với các dạng SKC. KẾT LUẬN Tỉ lệ thói quen xấu răng miệng khảo sát trong nghiên cứu rất cao. Đối với đa số TQXRM, không có sự khác biệt thống kê trong sự phân bố theo giới tính và độ tuổi. Nghiên cứu khẳng định tương quan chặt chẽ giữa TQXRM và tình trạng khớp cắn ở bộ răng hỗn hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Andrija B (2002). Incidence of oral habits in children with mixed dentition. Journal of Oral Rehabilitation, 29: 902-905. 2. Deepak PB, Tarulatha RS (2009). Prevalence of Oral Habits in 11–13 year-old School Children in Gulbarga city, India. Virtual Journal of Orthodontics, 8(3): 1-4. 3. Francisco JMP (2011). Prevalence of non-nutritive buccal habits in a group of preschoolchildren in Nezahualcoyotl City, Mexico. Bol Med Hosp Infant Mex 2011, 68(1): 24-33. 4. Hideharu Y, Kenji S (2003). Malocclusion associated with abnormal posture. Bull Tokyo dent, 44 (2): 43-54. 5. Larsson E (1994). Artificial sucking habits, etiology, prevalence and effect on oclusion. Int J Orofacial Myology, 20: 10-21. 6. Massler M (1983). Oral Habits: Development and Management. The Journal of Pedodontics, 7(2): 109-119. 7. Quashie WR, Da Costa OO (2010). Oral habits, prevalence and effects on occlusion of 4-15 year old school children in Lagos, Nigeria. Niger Postgrad Med J, 17(2): 113-120. 8. Rajchanovska D (2010). Prevalence of nail biting among preschool children in Bitola. The journal of special education and rehabilitation. 9. Souki BQ, Pimenta GB (2009). Prevalence of malocclusion among mouth breathing children: do expectations meet reality?. Int J Pediatr Otorhinolaryngol, 73(5): 767-773. 10. Tahereh J, Farzaneh A (2009). Effect of tounge thrust swallowing on position of anterior teeth. Journal of Dental research, Dental clinics, Dental Prospects, 3(3): 73-77. 11. Valdenice A (2007). Influence of socio-economic and demographic factors in determining breathing patterns: a pilot study. Rev.Bras.Otorrinolaringol, 73(6). 12. Vũ Hải Liêm (2010). Nhận xét mối liên quan giữa thói quen răng miệng xấu và lệch lạc khớp cắn ở trẻ em 7 – 11 tuổi tại trường tiểu học Tân Mai Hà Nội. Đại học Y Hà Nội. 13. Warren JJ, Slayton RL (2005). Effects of nonnutritive sucking habits on occlusal characteristics in the mixed dentition. Pediatr Dent, 27(6): 445-450.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthoi_quen_xau_ve_rang_mieng_va_tinh_trang_sai_khop_can_o_nho.pdf
Tài liệu liên quan