Khảo sát các yếu tố nguy cơ của bệnh võng mạc đái tháo đường

Một điều ngạc nhiên là trong khi các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc BVMĐTĐ ở nam cao hơn nữ(16,18,19) (Oman) thì kết quả chúng tôi tìm thấy hoàn toàn ngược lại. Lí do của điều nầy chưa rõ, xứng đáng được nghiên cứu kỹ hơn. Chúng tôi không tìm thấy sự liên hệ giữa lipid huyết thanh và BVMĐTĐ. Điều nầy phù hợp với nghiên cứu mới đây của Tien Yin Wong(14). Dữ liệu từ “Nghiên cứu điều trị sớm BVMĐTĐ” cho thấy mức LDL cholesterol và triglyceride cao có liên hệ với sự gia tăng xuất tiết cứng ở hoàng điểm và mất thị lực ở bệnh nhân ĐTĐ(24). Tuy nhiên theo “Nghiên cứu dịch tể học BVMĐTĐ ở Wisconsin” thì lại không thấy có liên hệ giữa lipid máu và xuất tiết cứng ở người bệnh ĐTĐ type 2(25). Những thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng sẽ cung cấp được những thông tin sâu hơn về vai trò của lipid máu trong sự xuất hiện và tiến triển của võng mạc ở bệnh nhân ĐTĐ. Do giới hạn của loại thiết kế clinic – based, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ước lượng được tỉ lệ mắc của BVMĐTĐ trong dân số bệnh ĐTĐ ở một bệnh viện chứ không phải trong toàn bộ dân số bệnh ĐTĐ. Mặc khác bản chất thiết kế cắt ngang của nghiên cứu cũng giới hạn chúng tôi trong việc đánh giá những sự kiện xảy ra theo thời gian của một số mối liên quan đã bàn luận trên. Tuy vậy, nghiên cứu nầy cũng đưa ra được những dữ liệu mới về tỉ lệ mắc, về phân loại, cũng như một số yếu tố nguy cơ liên quan đến sự xuất hiện BVMĐTĐ. Nó đã phác họa được bức chân dung của BVMĐTĐ trong dân số bệnh ĐTĐ đang khám và điều trị tại một bệnh viện ở TP.HCM, phục vụ cho mục tiêu phòng chống mù lòa do bệnh ĐTĐ, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các yếu tố nguy cơ của bệnh võng mạc đái tháo đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Mắt 83 KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Lê Minh Thông*, Nguyễn Ngọc Anh** TÓM TẮT Mục tiêu: Ước lượng tỉ lệ hiện mắc và khảo sát các yếu tố nguy cơ của BVMĐTĐ trên dân số bệnh ĐTĐ đến khám ở một bệnh viện đa khoa. Phương pháp: Đây là một nghiên cứu cắt ngang. Mẫu gồm 360 bệnh nhân ĐTĐ được chọn ngẫu nhiên từ dân số ĐTĐ lần đầu tiên đến khám tại bệnh viện Hoàn Mỹ TP.HCM từ tháng 01/2005 đến tháng 12/2006. Tất cả bệnh nhân được khám võng mạc bằng sinh hiển vi với kính tiếp xúc, đồng tử giãn. Bệnh võng mạc được phân loại theo “Phân loại lâm sàng quốc tế BVMĐTĐ và phù hoàng điểm ĐTĐ” 2002. Các yếu tố giả định nguy cơ cũng được ghi nhận để phân tích sự liên quan của chúng với BVMĐTĐ. Kết quả: Tỉ lệ mắc BVMĐTĐ chung là 32,2% bao gồm: BVMĐTĐkts nhẹ17,5%; BVMĐTĐkts trung bình 8.1%, BVMĐTĐkts nặng 5,0% và BVMĐTĐ tăng sinh chiếm 1,7%. Ở nhóm ĐTĐ mới phát hiện, tỉ lệ mắc BVMĐTĐ là 19,0%. Phân tích hồi qui logistic cho thấy BVMĐTĐ có liên quan mạnh với thời gian phát hiện ĐTĐ, HbA1c, cao huyết áp, vi đạm niệu và giới tính. Không thấy sự liên quan giữa BVMĐTĐ và lipit máu. Kết luận: Tỉ lệ mắc BVMĐTĐ trong nghiên cứu nầy tương đương với các nước trong khu vực, thấp hơn tỉ lệ mắc BVMĐTĐ ở các nước phát triển. Đặc biệt thấp ở tỉ lệ BVMĐTĐts. Nhận thức về tầm quan trọng của bệnh ĐTĐ trong nhân dân còn thấp. Thời gian phát hiện ĐTĐ, tình trạng kiểm soát đường huyết, sự hiện diện cao huyết áp, vi đạm niệu, phái nữ là nhữngyếu tố nguy cơ của BVMĐTĐ. ABSTRACT PREVALENCE AND RISK FACTORS OF RETINOPATHY AMONG TYPE 2 DIABETIC PATIENTS ATTENDING A DIABETIC CENTRE Le Minh Thong, Nguyen Ngoc Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 84 – 89 Purpose: To estimate the prevalence of diabetic retinopathy (DR) in a population of diabetics attending a general hospital and to evaluate the risk factors underlying its development. Method: This is a Hospital – based cross-sectional study. 360 patients were randomized selected from diabetic population attending in Hoan My hospital from 01/2005 to 12/2006. All the diabetics underwent retinal examination by using slit-lamp biomicroscopy combined with a contact lens, dilated pupils. Retinopathy was graded according to the “International clinical diabetic retinopathy and diabetic macular edema disease severity scales” 2002. Presumed risk factors also were recorded to analyze their associations with DR. Result: The prevalence of any DR was 32.2%, Including: mild non-proliferative diabetic retinopathy (mild NPDR) 17. 5%; moderate NPDR 8.1%, severe NPDR 5.0%; proliferative diabetic retinopathy (PDR) 1.7%. The rate of DR in diabetics newly diagnosed was 19.0%. Multiple logistic regression analysis showed that DR was significantly associated with duration of diabetes, HbA1c, hypertension, sex and microalbuminuria. No association was found between the presence of any diabetic retinopathy and blood lipids. Conclusions: This study shows that the prevalence of DR in diabetics attending diabetic clinics in HCMC, Viet Nam is similar to those in Thailand, China, and India and is lower than those in developing countries. The rate of PDR, * Bộ môn Mắt, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh ** Khoa Mắt, BV. Hoàn Mỹ TP. Hồ Chí Minh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Mắt 84 especially, was very low. The knowledge of diabetes of Vietnamese people was low. Duration of diabetes, HbA 1c, hypertension, microalbuminuria, female was risk factors of DR. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh võng mạc tiểu đường (BVMTĐ) là nguyên nhân hàng đầu của những trường hợp mù mới ở các nước công nghiệp phát triển, và là nguyên nhân gây mù ngày càng phổ biến ở các nước có thu nhập trung bình(1,2). Theo Tổ chức y tế thế giới, trong năm 2002, BVMĐTĐ chiếm 4,8% trong tổng số 37 triệu người mù loà trên toàn thế giới(1,2). Mặc dù những nghiên cứu lâm sàng trong vài thập kỹ qua đã đưa ra chiến lược điều trị tốt cho từng giai đoạn của bệnh, có tác dụng 90% trong việc dự phòng mất thị lực nghiêm trọng, nhưng những dịch vụ y tế hiện hành, ở Mỹ, chỉ đến được khoảng 60% bệnh nhân có nhu cầu điều trị BVMĐTĐ. Như vậy, việc nhận biết những bệnh nhân có nguy cơ và laser quang đông kịp thời vẫn còn là những thách thức quan trọng đối với những người làm công tác chăm sóc bệnh mắt đái tháo đường hiện nay(2,3). Mặc khác, BVMĐTĐ chỉ là một phản ứng cơ quan đích từ một bệnh bệnh lí toàn thân, nó chỉ là một trong những biến chứng mạch máu nhỏ và mạch máu lớn của bệnh ĐTĐ. Những bệnh lí xuất hiện đồng thời khác như cao huyết áp, bệnh thận, rối loạn lipit máu có thể có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển của BVMĐTĐ. Ở Việt Nam, theo một khảo sát năm 1999 trên 250 bệnh nhân ĐTĐ ở Bv Chợ Rẫy thì tỉ lệ mắc BVMĐTĐ là 25,2%(4). Trong hơn một thập kỷ qua, tỉ lệ hiện mắc bệnh ĐTĐ ở nước ta có chiều hướng gia tăng nhanh từ 0,96% (năm 1992) đến 4,6% (năm 2001)(5). Như vậy tỉ lệ mắc cũng như bộ mặt lâm sàng của BVMĐTĐ ở TP.HCM nói riêng, cũng như cả nước nói chung, có thể đã có nhiều thay đổi theo. Mặc dù trong những năm gần đây đã có những quan tâm nghiên cứu về laser trị liệu, về chẩn đoán từ xa BVMĐTĐ(2,3), nhưng thực tại, công cuộc phòng chống mù loà do BVMĐTĐ đang đòi hỏi những thông tin nhiều hơn về chân dung của BVMĐTĐ trong dân số. Để phục vụ mục tiêu trên, trong đề tài nầy chúng tôi sẽ cố gắng phác họa một bức tranh khái quát về BVMĐTĐ trong dân số bệnh ĐTĐ đang khám và điều trị tại khoa nội tiết của các bệnh viện ở Tp HCM bằng cách mô tả đặc điểm lâm sàng, phân loại, tính tỉ lệ hiện mắc. Qua đó chúng tôi cũng khảo sát BVMĐTĐù trong mối liên quan với các bệnh lý đồng hành thường gặp ở người bệnh ĐTĐ type 2 như: tăng huyết áp, bệnh thận, rối loạn lipid máu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đây là một nghiên cứu cắt ngang với mẫu gồm 360 bệnh nhân ĐTĐ được chọn ngẫu nhiên từ các bệnh nhân ĐTĐ đến khám lần đầu tại khoa nội tiết BV Hoàn Mỹ TP.HCM từ tháng 1/2005 – 12/2006. Để ước lượng tỉ lệ hiện mắc BVMĐTĐ trong dân số bệnh ĐTĐ nói trên với khoảng tin cậy 95% không lớn hơn 10%, dựa vào tỉ lệ tham khảo trong một dân số ĐTĐ tương tự của một nghiên cứu trước là 25,5%, chỉ cần cở mẫu là 282. Tất cả các bệnh nhân được khám mắt để xác định và phân loại BVMĐTĐ sau khi thu thập các dữ kiện đối với từng bệnh nhân như: tuổi, giới tính, thời gian phát hiện ĐTĐ, HbA1c, cao huyết áp, vi đạm niệu, lipit máu. Đồng tử mỗi mắt được nhỏ giãn với tropicamide 0,5% and phenylephrine 0,5%, sau đó khám đáy mắt với kính Goldman ba gương, quan sát 7 vùng của võng mạc, những triệu chứng tìm thấy được ghi lại cẩn thận. Chẩn đoán là có BVMĐTĐ khi có sự hiện diện của bất cứ một trong các dấu chứng: vi phình mạch, xuất huyết, chấm xơ bông (xuất tiết mềm), bất thường vi mạch trong võng mạc, xuất tiết cứng, tĩnh mạch xâu chuổi, và tân mạch(6). BVMĐTĐ được phân loại theo bảng 1, và theo mắt có độ nặng hơn. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Mắt 85 Huyết áp ngồi được đo ở tay phải bệnh nhân, giá trị trung bình của hai lần đo (huyết áp áp tâm thu và huyết áp tâm trương được ghi nhận. Cao huyết áp được định nghĩa khi huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥90 mmHg, hoặc bệnh nhân đã được chẩn đoán cao huyết áp và đang được điều trị bởi bác sĩ nội khoa. Mỗi bệnh nhân được lấy máu sau 8 giờ nhịn đói qua đêm để định lượng các thành phần lipid, glucose, và glycated hemoglobin (HbA1c) bằng máy phân tích tự động Biolabo Diagnotic, dùng bộ kit do nhà sản suất cung cấp. Cholesterol toàn phần (mg/dl) ≥240, LDL cholesterol (mg/dl) ≥130, triglycerides (mg/dl) ≥200 được coi là rối loạn chuyển hoá lipid. Glycated hemoglobin (HbA1c) như là tiêu chuẩn đo lường tình trạng kiểm soát đường máu được đo bằng kĩ thuật sắc kí lỏng với máy Bio-Rad. Tình trạng kiểm soát đường máu được chia làm 2 mức: tốt - trung bình (HbA1c 4,0 – 7,5), kém (>7,5). Mẫu nước tiểu cũng được lấy vào sáng sớm để định lượng vi đạm niệu. Bệ nh nhân được coi là tiểu đạm vi thể khi lượng microalbumin trong nước tiểu ≥30 mg/d(8). Loại trừ các bệnh nhân có đục các mối trường trong suốt, không soi rõ đáy mắt ra khỏi nghiên cứu. Phương pháp thống kê: Bảng phân phối tần suất, số trung bình và độ lệch chuẩn được dùng để mô tả đặc điểm dân số nghiên cứu, mô tả đặc điểm của BVMĐTĐ. Dùng phép kiểm chi bình phương để so sánh tỉ lệ trong các nhóm BVMĐTĐ. Phân tích hồi qui logistic, coi BVMĐTĐ như là một biến số phụ thuộc để nhận biết các yếu tố nguy cơ của BVMĐTĐ. P < 0.05 được xem là có ý nghĩa thống kê. Tất cả các phép tính được thực hiện trên máy vi tính với phần mềm SPSS for window 13.0. Bảng 1: Phân loại lâm sàng quốc tế BVMTĐ 2002(4) Mức độ Triệu chứng thấy qua soi đáy mắt sau giãn đồng tử Không có BVMTĐ Không có bất thường Mức độ Triệu chứng thấy qua soi đáy mắt sau giãn đồng tử BVMTĐ KTS nhẹ Chỉ có vi phình mạch BVMTĐ KTS tr. bình Nhiều vi phình mạch hơn BVMTĐ kts nhẹ BVMTĐ KTS nặng Có bất kì dấu hiệu nào sau: (Qui tắc 4:2:1) >20 xuất huyết trong võng mạc/4 cung phần tư Tĩnh mạch xâu chuỗi rõ trong 2 cung phần tư Bất thường vi mạch trong võng mạc/ 1 cung phần tư BVMTĐ TS Một hoặc nhiều hơn các dấu sau: Tân mạch Xuất huyết: dịch kính/ trước võng mạc KẾT QUẢ Mô tả đặc điểm dân số nghiên cứu Đặc điểm của mẫu nghiên cứu bao gồm tuổi trung bình, giới tính, thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ, tình trạng kiểm soát đường máu, cao huyết áp, vi đạm niệu, tình trạng lipid máu được mô tả trong bảng 2. Tỉ lệ và đặc điểm của BVMTĐ Trong toàn bộ mẫu 360 người ĐTĐ có 360 – 244 = 116 người mắc BVMĐTĐ chiếm tỉ lệ 32,2%. Có 12 (19%) trong số 63 người ở nhóm ĐTĐ mới chẩn đoán có BVMĐTĐ và 104 (35,0%) trong số 297 người ở nhóm ĐTĐ đã biết bị BVMĐTĐ ở các mức độ. Tỉ lệ chi tiết được trình bày trong bảng 3. Bảng 2: Đặc điểm dân số nghiên cứu Đặc điểm Dân số (%) Tuổi: Năm, Trung bình ± SD 57,2 ± 10,6 Giới: Nam 120 (33,3%) Thời gian phát hiện ĐTĐ: ≥10 năm 52 (14,4%) Kiểm soát đường máu: Kém 186 (51,7%) Cao huyết áp 89 (24,7%) Total cholesterol: Rối loạn 223 (62%) LDL: Rối loạn 172 (47,9%) Total triglyceride: Rối loạn 158 (44%) Vi đạm niệu 177 (49,2%) TC 360 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Mắt 86 Bảng 3: Tỉ lệ, phân loại BVMĐTĐ trong mẫu nghiên cứu, n=360 Tần số, tỉ lệ (%) BVMĐTĐ ở các nhóm ĐTĐ mới ĐTĐ đã biết ĐTĐ toàn dân số Phân loại Không BVM ĐTĐ 51 (81,0) 193 (65,0) 244 (67,8) BVM ĐTĐ kts nhẹ 7 (11,1) 56 (18,9) 63 (17,5) BVM ĐTĐ KTS tr.b 4 (6,3) 24 (8,1) 29 (8,1) BVM ĐTĐ KTS nặng 1 (1,6) 18 (6,1) 18 (5,0) BVM ĐTĐ BVM ĐTĐ TS 0 (0,0) 6 (2,0) 6 (1,7) Tổng số 63 (100) 297 (100) 360 (100) Các yếu tố nguy cơ của BVMĐTĐ Các yếu tố nguy cơ của BVMĐTĐ được phân tích theo mô hình hồi qui logistic như là những biến độc lập, sự hiện diện của BVMĐTĐ (có, không) là biến phụ thuộc, tỉ số chênh của các biến số độc lập cùng với khoảng tin cậy(KTC) 95% và mức độ ý nghĩa (p) của chúng được tóm tắc trong bảng 4. Theo đó, các yếu tố dự đoán có ý nghĩa của sự hiện diện của BVMĐTĐ là: tuổi bệnh ĐTĐ, tình trạng kiểm soát đường máu, tăng huyết áp, vi đạm niệu, và giới tính. Cứ gia tăng mỗi 5 năm mắc bệnh ĐTĐ thì khả năng bị BVMĐTĐ tăng gấp 2,70 lần. Người điều chỉnh đường máu kém có nguy cơ mắc BVMĐTĐ cao gấp 1,74 lần người kiểm soát đường máu tốt và trung bình. Người bệnh ĐTĐ kèm tăng huyết áp có nguy cơ bị BVMĐTĐ cao gấp 2,05 lần người bệnh ĐTĐ không tăng huyết áp. Tương tự người bệnh ĐTĐ có tiểu đạm vi thể, đại thể có nguy cơ cao hơn người không tiểu đạm 3,01 lần. Nữ có nguy cơ bị BVMĐTĐ cao hơn nam 2,5 lần. Rối loạn chuyển hoá lipid (HDL – c, LDL – c, triglyceride) được xem xét trong nghiên cứu nầy không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê với sự hiện diện của BVMĐTĐ. Bảng 4: Các yếu tố nguy cơ của BVMĐTĐ qua phân tích hồi qui logistic BVMĐTĐ chung các loại Tỉ số chênh (KTC 95%) Giá trị p BVMĐTĐ chung các loại Tỉ số chênh (KTC 95%) Giá trị p Thời gian ĐTĐ (năm) (Mới; 0-5; 6-10; >10) 2,70 (1,90 – 3,81) 0,000 Kiểm soát đường máu (kém/tốt) 1,74 (1,01 – 3,00) 0,044 Tăng huyết áp (có/không) 2,05 (1,13 – 3,71) 0,018 Tiểu đạm (có/không) 3,01 (1,73– 5,23) 0,000 Giới tính (nữ/nam) 2,50 (1,37 – 4,56) 0,003 Rối loạn HDL – c (có/không) 0,62 (0,27 – 0,77) 0,618 Rối loạn LDL – c (có/không) 1,24 (0,73 – 2,12) 0,424 Rối loạn triglyceride (có/không) 1,74 (0,77 – 4,00) 0,184 BÀN LUẬN Nghiên cứu nầy đã ước lượng được tỉ lệ hiện mắc và các mức độ của BVMĐTĐ trên dân số bệnh nhân ĐTĐ ở một bệnh viện đa khoa. Nó cũng cho biết được tỉ lệ mắc và độ nặng của BVMĐTĐ trong nhóm ĐTĐ mới được chẩn đoán. Tuy dân số chọn mẫu không đại diện cho toàn bộ dân số ĐTĐ ở các bệnh viện ở TP.HCM nhưng nó có cấu trúc tuổi, giới và thời gian phát hiện ĐTĐ gần giống với dân số mẫu trong “Khảo sát lâm sàng BVMTĐ tại BV. Chợ Rẫy (5). Hơn nữa, khảo sát các yếu tố nguy cơ toàn thân là những quá trình sinh học, nên việc ứng dụng các kết quả của nghiên cứu nầy cho dân số bệnh ĐTĐ đang khám và điều trị tại các bệnh viện ở TP.HCM là có cơ sở. Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện cách đây 8 năm ở BV.Chợ Rẫy cho tỉ lệ mắc của BVMĐTĐ là 25,5%(5). Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ đó cao hơn (32,2%). Sự gia tăng nầy có thể do sự khác nhau về phương pháp khám võng mạc (sinh hiển vi và kính tiếp xúc nhạy hơn soi đáy mắt không kính tiếp xúc), cũng có thể do sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế, về dân số, về dinh dưởng đang diễn ra ở Việt Nam làm thay đổi lối sống, dẫn đến sự gia tăng tần số mắc bệnh ĐTĐ trong những năm gần đây(4). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Mắt 87 So sánh với các tỉ lệ mắc từ các nghiên cứu cắt ngang bệnh viện được thực hiện ở châu Á thì tỉ lệ của nghiên cứu này thấp hơn. Số liệu từ các nghiên cứu ở Ấn độ, Oman, và Nhật cho thấy tỉ lệ mắc BVMĐTĐ trong dân số ĐTĐ đến khám ở bệnh viện lần lượt là 34,1%, 42,4% và 41%(9,10,11). Nguyên nhân của sự khác nhau giữa các tỉ lệ nầy rất khó giải thích chính xác do có sự tham gia đồng thời nhiều tham số như: sự khác nhau về thời điểm nghiên cứu, về dân số nghiên cứu cũng như về kĩ thuật khám võng mạc, Tuy nhiên khi so sánh với các nghiên cứu population – based lớn thì chúng tôi lại thấy có những tỉ lệ tương đồng từ Australia: 32,4%, Denmark 31,5%, USA 33,2%(12,13,14). Trong khi tỉ lệ mắc BVMĐTĐ chung (có hoặc không) dường như phù hợp với các nghiên cứu nói trên, thì nghiên cứu nầy lại cho thấy một tỉ lệ BVMĐTĐts thấp (1,67%) hơn so với nhiều nghiên cứu khác (có tỉ lệ mắc trong khoảng từ 2,9 đến 6,0%)(12,13,15,16). Tỉ lệ mắc BVMĐTĐ trong nhóm ĐTĐ mới chẩn đoán ở nghiên cứu nầy là 19,05%, cao hơn rất nhiều so với các báo cáo gần đây trong các nghiên cứu clinic – based ở Mexico (9%)(16), Ấn độ (5,1 - 7,5%)(17,18). Những số liệu nầy gợi ý rằng có thể kiến thức về bệnh ĐTĐ ở người Việt Nam còn thấp. Trong nghiên cứu nầy chúng tôi cũng tìm thấy nhiều yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với BVMĐTĐ. Các yếu tố nguy cơ chủ yếu của BVMĐTĐ là thời gian phát hiện ĐTĐ và tình trạng kiểm soát đường máu, phù hợp với nhiều nghiên cứu trước(10,11,12,13,16,18). Phân tích hồi qui Logistic cho thấy cứ gia tăng thời gian mắc bệnh ĐTĐ mỗi khoảng 5 năm thì nguy cơ bị BVMĐTĐ tăng 2,70 lần, và người kiểm soát đường máu kém có nguy cơ mắc BVMĐTĐ cao gấp 1,74 lần người kiểm soát đường máu tốt. Sự hiện diện của cao huyết áp và vi đạm niệu cũng là những yếu tố nguy cơ có ý nghĩa đối với BVMĐTĐ, Nghiên cứu nầy cho thấy người bị ĐTĐ có kèm cao huyết áp hoặc kèm vi đạm niệu có nguy cơ bị BVMĐTĐ cao gấp 2,05 hoặc 3,01 lần người bệnh ĐTĐ không kèm hai bệnh trên, Cũng giống như sự liên quan giữa BVMĐTĐ với cao huyết áp(20,21), y văn đã có nhiều kết luận trái ngược về mối quan hệ giữa BVMĐTĐ với vi đạm niệu(21,22). Sự liên hệ bên trong của giữa BVMĐTĐ và vi đạm niệu là phức tạp. Tình trạng tăng đường máu mạn tính, mức HbA1c cao, tăng huyết áp có thể là những yếu tố nguy cơ của cả BVMĐTĐ lẫn vi đạm niệu. Một vài tác động của bệnh thận lên BVMĐTĐ có thể bị nhiễu bởi sự tác động của cao huyết áp (do sự tương tác giữa bệnh thận và cao huyết áp), Những nghiên cứu tiến cứu theo chiều thời gian (Prospective, longitudinal studies) sẽ cho nhiều thông tin chính xác hơn về sự tác động bên trong giữa cao huyết áp, vi đạm niệu và BVMĐTĐ. Một điều ngạc nhiên là trong khi các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc BVMĐTĐ ở nam cao hơn nữ(16,18,19) (Oman) thì kết quả chúng tôi tìm thấy hoàn toàn ngược lại. Lí do của điều nầy chưa rõ, xứng đáng được nghiên cứu kỹ hơn. Chúng tôi không tìm thấy sự liên hệ giữa lipid huyết thanh và BVMĐTĐ. Điều nầy phù hợp với nghiên cứu mới đây của Tien Yin Wong(14). Dữ liệu từ “Nghiên cứu điều trị sớm BVMĐTĐ” cho thấy mức LDL cholesterol và triglyceride cao có liên hệ với sự gia tăng xuất tiết cứng ở hoàng điểm và mất thị lực ở bệnh nhân ĐTĐ(24). Tuy nhiên theo “Nghiên cứu dịch tể học BVMĐTĐ ở Wisconsin” thì lại không thấy có liên hệ giữa lipid máu và xuất tiết cứng ở người bệnh ĐTĐ type 2(25). Những thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng sẽ cung cấp được những thông tin sâu hơn về vai trò của lipid máu trong sự xuất hiện và tiến triển của võng mạc ở bệnh nhân ĐTĐ. Do giới hạn của loại thiết kế clinic – based, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ước lượng được tỉ lệ mắc của BVMĐTĐ trong dân số bệnh ĐTĐ ở một bệnh viện chứ không phải trong toàn bộ dân số bệnh ĐTĐ. Mặc khác bản chất thiết kế cắt ngang của nghiên cứu cũng giới hạn chúng tôi trong việc đánh giá những sự kiện xảy ra theo thời gian của một số mối liên quan đã bàn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Mắt 88 luận trên. Tuy vậy, nghiên cứu nầy cũng đưa ra được những dữ liệu mới về tỉ lệ mắc, về phân loại, cũng như một số yếu tố nguy cơ liên quan đến sự xuất hiện BVMĐTĐ. Nó đã phác họa được bức chân dung của BVMĐTĐ trong dân số bệnh ĐTĐ đang khám và điều trị tại một bệnh viện ở TP.HCM, phục vụ cho mục tiêu phòng chống mù lòa do bệnh ĐTĐ, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 American Academy of Ophthalmology (2003). Diabetic Retinopathy, Preferred Practice Patterns. 2 Amerian Academy of Opthalmology (2002). Summary: international clinical diabetic retinopathy and diabetic macular edema disease severity scales. 3 Chew E.Y., Klein M.L., Ferris F.L., et al (1996). Association of elevated serum lipid levels with retinal hard exudate in diabetic retinopathy, Early Treatment Diabetic Retinopathy Study (ETDRS) Report 22. Arch Ophthalmol; 114: 1079 – 1084. 4 Cruickshanks K.J., Ritter L.L., Klein R., Moss S.E. (1993). The association of microalbuminuria with diabetic retinopathy, The Wisconsin Epidemiologic Study of Diabetic Retinopathy. Ophthalmology; 100: 862– 867. 5 Early Treatment Diabetic Retinopathy Study Research Group (1991). Grading diabetic retinopathy from stereoscopic color fundus photographs: an extension of the modified Airlie House classification, ETDRS report 10, Ophthalmology; 98:786 – 806. 6 Fujisawa T., Ikegami H., Yamato E., et al (1999). Association of plasma fibrinogen level and blood pressure with diabetic retinopathy, and renal complications associated with proliferative diabetic retinopathy, in Type 2 diabetes mellitus. Diabet Med; 16: 522 – 526. 7 Haddad O. A. W. El, Saad M. K. (1998). Prevalence and risk factors for diabetic retinopathy among Omani diabetics. Br J Ophthalmol; 82: 901 – 906. 8 Kenneth Patrick (2007). Diabetes Mellitus, Type 2, Emedicine. 9 Klein B.E., Moss S.E., Klein R., Surawicz T.S. (1991). The Wisconsin Epidemiologic Study of Diabetic Retinopathy, XII: relationship of serum cholesterol to retinopathy and hard exudate. Ophthalmology; 98: 1261 – 1265. 10 Kohner E.M., Aldington S.J., Stratton I.M., et al (1998). Diabetic retinopathy at diagnosis of non insulin dependent diabetes mellitus and associated risk factors, United Kingdom Prospective Diabetes Study. Arch Ophthalmology; 116: 297 – 303. 11 Matsuhashi H., Tamura M., Kudoh M., et al (2002). Epidemiologic Study of Diabetic Retinopathy in Nine Hospitals in the Aomori Area. Jpn J Ophthalmol; Vol 46: 349 – 355. 12 Marianne N., Hove, Jette K., Kristensen, Torsten Lauritzen and Toke Bek (2004). The prevalence of retinopathy in an unselected population of type 2 diabetes patients from Arhus County, Denmark. Acta Ophthalmol Scand; 82: 443 – 448. 13 Mitchell P., Smith W. (1998). Prevalence of Diabetic Retinopathy in an Older Community,The Blue Mountains Eye Study. Ophthalmology; 705: 406 - 477. 14 Nguyễn Thị Tuyết Minh (1999). Khảo sát lâm sàng bệnh võng mạc tiểu đường ở bệnh viện Chợ Rẫy. Luận văn thạc sĩ y học. 15 Rema M., Deepa R., Mohan V. (2000), Prevalence of retinopathy at diagnosis among type 2 diabetic patients attending a diabetic centre in South India. Br J Ophthalmol; 84: 1058 – 1060. 16 Rema M., Ponnaiya M., Mohan V. (1996). Prevalence of retinopathy in non insulin dependent diabetes mellitus at a diabetes centre in Southern India. Diabetes Res Clin Pract; 34: 29 – 36. 17 Rema M., Premkumar S., Anitha B. (2005). Prevalence of Diabetic Retinopathy in Urban India: The Chennai Urban Rural Epidemiology Study (CURES) Eye Study. Invest Ophthalmol Vis Sci; 46: 2328 – 2333. 18 Rohit Varma, Sylvia H., Paz, Stanley P., Azen, et al (2004). The Los Angeles Latino Eye Study. Ophthalmology; 111: 1121 – 1131. 19 Tạ Văn Bình (2005). Thực trạng bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ ở 4 thành phố lớn của Việt Nam. Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học Hội Nội Tiết và ĐTĐ quốc gia VN lần 3: 37 - 52. 20 UK Prospective Diabetes Study Group (1993). Urinary albumin excretion over 3 years in diet-treated type 2, (non- insulin-dependent) diabetic patients, and association with hypertension, hyperglycaemia and hypertriglyceridaemia. Diabetologia; 36: 1021 – 1029. 21 UK Prospective Diabetes Study Group (1998). Tight blood pressure control and risk of macrovascular and microvascular complications in type 2 diabetes. BMJ; 317: 703 – 713. 22 West K.S., Munoz B., Klein R., et al (2002). Risk factor for type II diabetes and diabetic retinopathy in a Mexican – American population: Proyecto VER. Am J Ophthalmol; 134: 390 – 398. 23 WHO, Magnitude and causes of visual impairment, Fact sheet No 282, November 2004. 24 WHO, Prevention of blindness from diabetes mellitus: report of a WHO consultation in Geneva, Switzerland, 9- 11 November 2005. 25 Wong T.Y., Klein R., Islam F.M., et al (2006). Diabetic Retinopathy in a Multi-ethnic Cohort in the United States. Am J Ophthalmol; 141: 446 – 455. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Mắt 89 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Mắt 90

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_cac_yeu_to_nguy_co_cua_benh_vong_mac_dai_thao_duong.pdf
Tài liệu liên quan