Khảo sát chất lượng nước uống đóng chai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

KẾT LUẬN Kết quả khảo sát chất lượng 150 mẫu nước uống đóng chai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 cho chúng ta một cái nhìn khái quát về chất lượng của mặt hàng (ưu chuộng) NUĐC như sau: + Đánh giá về mặt các chỉ tiêu lý hóa NUĐC có nguồn gốc từ nước máy có số mẫu đạt tiêu chuẩn là 84,21% so với 50% mẫu NUĐC đạt tiêu chuẩn có nguồn gốc từ nước giếng. + Về mặt vi sinh 65,79% mẫu NUĐC có nguồn gốc từ máy đạt tiêu chuẩn vi sinh; 56,76% mẫu NUĐC có nguồn gốc từ nước giếng đạt yêu cầu về mặt vi sinh. + 100% số mẫu phân tích đạt các chỉ tiêu độc chất kim loại nặng và Benzen. + Trong tổng số 150 mẫu NUĐC khảo sát chỉ có 63 mẫu đạt yêu cầu chất lượng (đạt về lý hóa, vi sinh và độc chất) chiếm tỷ lệ 42%; số mẫu không đạt so với tiêu chuẩn TCVN 6096:2004 là 87 mẫu (58%). Để có thể khẳng định thêm về các yếu tố nguy cơ có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nhóm nghiên cứu đề nghị tiếp tục nghiên cứu khảo sát điều kiện vệ sinh nhà xưởng, tìm hiểu quy trình sản xuất nước uống đóng chai, giúp cho quá trình giám sát chất lượng sản phẩm toàn diện đảm bảo được sức khỏe của người tiêu dùng.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát chất lượng nước uống đóng chai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 1 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đặng Ngọc Chánh*, Vũ Trọng Thiện*, Trần Thị Nga* và Cs TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nước uống đóng chai hiện nay rất đa dạng về sản phẩm với sự tham gia của nhiều công ty từ lớn đến nhỏ. Tuy nhiên chất lượng nước đóng chai rất khác nhau giữa các công ty và phần lớn sản phẩm nước đóng chai chỉ được thử nghiệm khi đăng ký chất lượng với Sở Y tế Tp.HCM. Thực hiện đề tài ”khảo sát chất lượng nước đóng chai trên địa bàn Tp.HCM” giúp chúng ta biết được thực trạng về chất lượng nước đóng chai trên thị trường Tp.HCM. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định chất lượng nước uống đóng chai về các chỉ tiêu lý hóa, vi sinh và độc chất tại thị trường Tp.HCM. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 150 mẫu nước uống đóng chai được lấy ngẫu nhiên trên thị trường Tp.HCM để thử nghiệm. Tập trung vào sản phẩm đóng bình 20 lít đây là sản phẩm được sử dụng nhiều tại các hộ gia đình, nhà máy và trường học và dễ bị tái nhiễm bẩn do sử dụng lại bình, do quá trình vận chuyển. Kết quả thử nghiệm chất lượng nước được đánh giá qua tiêu chuẩn chất lượng nước uống đóng chai TCVN 6096:2004. Kết quả nghiên cứu: Đánh giá về mặt lý hóa, tỷ lệ mẫu nước đóng chai có nguồn từ nước máy đạt tiêu chuẩn là 84,2% trong khi mẫu nước đóng chai có nguồn từ nước giếng đạt tiêu chuẩn là 50%. Có 65,7% mẫu nước đóng chai có nguồn từ nước máy đạt tiêu chuẩn vi sinh và 56,7% mẫu nước đóng chai có nguồn từ nước giếng đạt tiêu chuẩn vi sinh. 100% mẫu nước đóng chai thử nghiệm không tìm thấy độc chất (As, Hg, Cd, Benzen). Tổng cộng mẫu nước đóng chai đạt theo tiêu chuẩn TCVN 6096:2004 là 63 mẫu (42%). Kết luận: Hơn 50% sản phẩm nước uống đóng chai được lấy ngẫu nhiên phân tích trên địa bàn Tp.HCM có chất lượng không đạt tiêu chuẩn. ABSTRACT SURVEY ON BOTTLED DRINKING WATER IN HO CHI MINH CITY Dang Ngoc Chanh, Vu Trong Thien, Nguyen Thi Nga, et al * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 192 - 197 Background: Nowadays, bottled drinking water have been diversified products with participation of big companies and small companies in the market. However, the quality of bottled drinking water was very different beween companies and most of productions of bottled water just were tested when registered on the quality to HCM city Health Department. Implementing the study “Survey on bottled drinking water quality in HCM city” help us to know the real situation of the quality of bottled drinking water at HCM city market. Objectives: To evaluate the quality of bottled driking water through physico – chemical, microbiological and toxic parameters at Ho Chi Minh market. Method: Descriptive cross – sectional design. 150 bottled driking water samples randomly were taken from HCM city market for testing water quality. We focused on 20 litre-bottled water products which being commonly used at households, factories, schoolsand easily recontaminated due to reused bottles and transportation. The results of testing water quality were assessed by bottled drinking water standard TCVN 6096:2004. *Viện Vệ sinh - Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 2 Results: For physico–chemical parameters, the proportion of bottled water samples, which made from tape water, met the standard were 84.2% meanwhile bottled water samples, which made from underground water, met the standard were 50%. There were 65.7% bottled water samples, which made from tape water, met microbiological standard and 56.7% bottled water samples, which made from underground water, met microbiological standard. 100% tested bottled water samples didn’t find out toxic substances (As, Hg, Cd, Benzene). Total bottled water samples met the standard TCVN 6096:2004 were 63 samples (42%). Conclusion: Over 50% bottled drinking water products had the quality not to come up the standard. ĐẶT VẤN ĐỀ Nước uống đóng chai hiện nay rất đa dạng với sự có mặt của nhiều doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ. Tuy nhiên chất lượng của những sản phẩm này là điều đáng bàn vì đây là quy trình sản xuất mà phần lớn bao bì được tái sử dụng bằng các phương pháp rửa thủ công, nên vấn đề tái nhiễm là có khả năng xảy ra rất lớn(3). Ngoài ra thực tế cho thấy sau khi cấp giấy phép chứng nhận chất lượng sản phẩm và đi vào hoạt động thì gần như các cơ quan quản lý nhà nước chưa đủ nhân lực và điều kiện để giám sát theo dõi chất lượng, điều kiện vệ sinh của các cơ sở một cách thường xuyên và hiệu quả(5). Thực hiện đề tài “Khảo sát chất lượng nước uống đóng chai trên địa bàn Tp.HCM” góp phần cung cấp một cái nhìn tổng thể về chất lượng nước đóng chai đang lưu hành tại thành phố Hồ Chí Minh và làm cơ sở cho việc quản lý, giám sát cũng như giúp cho người dân có những nhận thức đúng hơn về sản phẩm nước uống mà mình đã và đang sử dụng. Mục tiêu nghiên cứu 1) Xác định chất lượng về mặt lý hoá sản phẩm nước uống đóng chai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 2) Xác định chất lượng về mặt vi sinh sản phẩm nước uống đóng chai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 3) Xác định chất lượng về mặt độc chất sản phẩm nước uống đóng chai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Ưu tiên chọn loại sản phẩm đóng bình 20 lít cho khảo sát chất lượng vì đây là sản phẩm đang sử dụng phổ biến tại hộ gia đình với số lượng lớn, mặt khác đây là lọai sản phẩm có tái sử dụng bao bì (tái sử dụng bình chứa) nên các tác động yếu tố bên ngoài (như xúc rửa, đóng bình, tiệt trùng) có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm. Phương pháp nghiên cứu Mô thức nghiên cứu Ðiều tra cắt ngang các cơ sở sản xuất nước đóng chai trên địa bàn thành phố được thực hiện trong năm 2006. Cỡ mẫu Theo báo cáo của Trung tâm y tế dự phòng thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn có khoảng 300(4) cơ sở sản xuất nước đóng chai tại 21 huyện thị. Khi chọn mẫu đã lọai trừ những sản phẩm nổi tiếng như Sapuwa, Dapha, Aquafina, Unitech, Joysvà tập trung vào loại sản phẩm bình 20lít, 150 mẫu nước đóng bình loại 20 lít được chọn ngẫu nhiên đang lưu hành tại các cửa hàng, chợ trên địa bàn Tp.HCM, đồng thời phù hợp với kinh phí xét duyệt của đề tài. Kỹ thuật xác định Mẫu nước đóng chai sau khi lấy được đưa về phân tích tại labo lý hoá, vi sinh khoa VSMT và khoa xét nghiệm trung tâm Viện VSYTCC. Tiêu chuẩn đánh giá(1) Mẫu nước uống đóng chai được đánh giá theo tiêu chuẩn TCVN 6096:2004 của Bộ Khoa Học và Công nghệ ban hành tháng 8 năm 2004. Bao gồm: 15 chỉ tiêu lý hóa (pH, màu, đục, mùi vị, tổng chất rắn hoà tan, SO42-, Fet/c, Mn2+, Cl-, NO3-, NO2-, F-, NH4+, Cr6+, Al3+); vi sinh 5 chỉ tiêu (Coliform, E.coli, Clostridium khử sunfit, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 3 Streptococcus feacalis, Pseudomanas aeruginosa); 7 chỉ tiêu độc chất (Cu2+, Pb2+, Zn2+, As3+, Hg2+, Cd2+, Benzen). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Kết quả phân tích các chỉ tiêu lý hóa Số mẫu nước đóng chai có nguồn từ nước máy: 76 mẫu chiếm tỷ lệ 50,6%; số mẫu nước đóng chai có nguồn từ nước giếng: 74 mẫu chiếm tỷ lệ 49,4% Các cơ sở sản xuất nước đóng chai có nguồn từ nước máy, khảo sát cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cho phép, riêng chỉ tiêu pH còn đạt tiêu chuẩn ở mức khá thấp, chỉ có 65/76 mẫu (75%). Hầu hết các mẫu này có giá trị pH thấp hơn giới hạn tối thiểu cho phép, thấp nhất là pH = 5,72 và tập trung chủ yếu ở các Quận như: Tân Bình có 5 mẫu, Quận 6 có 2 còn lại là ở nằm rải rác các quận khác. Nhìn chung kết quả khảo sát chỉ tiêu hoá lý NUĐC với nước nguồn là nước Giếng cũng gần giống với kết quả khảo sát nước nguồn là nước máy. Phần lớn mẫu không đạt là do chỉ tiêu pH, chỉ có 41/74 mẫu đạt tiêu chuẩn (55,41%) thấp hơn so với nước máy gần 20%. Các mẫu không đạt này tập trung chủ yếu ở các nơi như: Quận 9 có 7 mẫu; Tân Bình có 5 mẫu; Quận 12 có 9 mẫu còn lại nằm rãi rác ở các địa phương khác. Mẫu có pH không đạt thấp nhất đo được là 5,22 và mẫu có pH cao nhất là 9,55. Bảng 1: Kết quả phân tích lý hoá nước đóng chai STT Chỉ tiêu Tổng số mẫu Mẫu đạt Mẫu không đạt % mẫu đạt 1 pH 150 106 46 70,67 2 Màu 150 150 0 100 3 Đục 150 149 1 99,33 4 Mùi vị 150 150 0 100 5 TDS 150 150 0 100 6 Cl- 150 150 0 100 7 NO3- 150 150 0 100 8 NO2- 150 146 4 97,33 9 NH4+ 150 149 1 99,33 10 F- 150 150 0 100 11 SO42- 150 150 0 100 Tổng kết hai kết quả quả phân tích trên cho ta thấy số mẫu NUĐC lấy ngẫu nhiên trên thị trường đạt tiêu chuẩn hoá lý khá thấp, chỉ có 106/150 mẫu đạt tiêu chuẩn chủ yếu là do pH. Trung bình cứ 3 mẫu thì có một mẫu không đạt do pH. Đối với chỉ tiêu nitrit mặc dù chỉ có 4/150 mẫu và Amoniac có 1 mẫu là không đạt nhưng cũng đáng được quan tâm, vì đây là những chỉ tiêu nguy hại tiềm ẩn, khi đi vào cơ thể con người tạo hợp chất nitrosamin là các chất gây ung thư tiềm tàng(7). % mẫu đạt chỉ tiêu hoá lý 99.33 100 100 100 100 97.33 100 99.33 100 100 70.67 0 20 40 60 80 100 120 Hình 3: Đồ thị kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu lý hóa NUĐC đạt tiêu chuẩn Kết quả phân tích các chỉ tiêu vi sinh Kết quả phân tích cho chúng ta một điều pH Mùi vị Màu TDS Cl- Đục NO2- NO3- NH4+ SO4 2- F- % Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 4 đáng lo ngại, mẫu nước đóng chai có nguồn từ nước máy chỉ có 71,05 % mẫu đạt tiêu chuẩn về coliform tổng số và 82,21% mẫu đạt về tiêu chuẩn Pseudomonas aeruginosa. Các mẫu không đạt này nằm rãi rác ở các quận. Cụ thể là trong số 4 mẫu NUĐC được khảo sát ở Quận 3 thì có tới 2 mẫu không đạt tiêu chuẩn về vi sinh. Khi sử dụng nước nguồn là nước giếng để sản xuất NUĐC ta thấy mẫu đạt chất lượng về vi sinh thấp hơn so với nguồn nước sử dụng là nước máy. So sánh hai kết quả cho thấy chỉ tiêu Coliform tổng số (64,74%) đạt thấp hơn nước đóng chai có nguồn là nước máy 6,31%, chỉ tiêu E.Coli (91,89) thấp hơn gần 3%, chỉ tiêu Colstridium khử sunfit thấp hơn 2,7%. Bảng 2: Kết quả phân tích vi sinh NUĐC từ nguồn nước máy và nước giếng NUĐC từ nước máy NUĐC từ nước giếng STT Chỉ tiêu Tổng số mẫu % mẫu đạt Tổng số mẫu % mẫu đạt 1 Coliform tổng số 76 71,05 74 64,74 2 E.Coli 76 94,74 74 91,89 3 Colstridium khử sunfit 76 100 74 97,30 4 Streptococcus feacalis 76 100 74 100 5 Pseudomonas aeruginosa 76 82,21 74 85,14 Kết quả khảo sát về chỉ tiêu vi sinh của nước uống đóng chai cho ta thấy tỉ lệ mẫu đạt thấp. Chỉ có 68% mẫu đạt về chỉ tiêu Coliform tổng số; 84,67% mẫu đạt về Pseudomonas aeruginosa; 93,33% mẫu đạt về E.Coli và 98,67% mẫu đạt về Clostridium khử sunfit. Kết quả phân tích vi sinh 68 93.33 98.67 100 84.67 0 50 100 150 Hình 6: Đồ thị kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu vi sinh NUĐC đạt tiêu chuẩn Kết quả phân tích các chỉ tiêu độc chất Độc chất đánh giá chất lượng nước uống đóng chai bao gồm các kim loại nặng và hợp chất hữu cơ carbon thơm điểm hình là benzen(6). Đây là những chỉ tiêu có giới hạn cho phép sử dụng khá thấp, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, 100% mẫu NUĐC được khảo sát đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Coliform tổng số E.coli Streptococcus Pseudomonas Clostridium % mẫu đạt tiêu chuẩn vi sinh % Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 5 % mẫu đạt tiêu chuẩn về độc chất 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 0 20 40 60 80 100 120 Hình 3: Đồ thị kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu độc chất NĐC đạt tiêu chuẩn Tổng hợp kết quả chất lượng nước uống đóng chai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh qua bảng khảo sát chúng ta có nhận xét như sau (hình 4): 8 4 .2 1 6 5.79 10 0 53 .9 5 50 56 .76 10 0 2 9 .73 0 2 0 4 0 6 0 8 0 1 0 0 1 2 0 1 2 3 4 Hình 4: Đồ thị so sánh chất lượng NUĐC từ nguồn nước máy và nước giếng Nước đóng chai được sản xuất từ nguồn nước máy có chất lượng thành phẩm tốt hơn so với nước đóng chai sản xuất từ nước giếng cụ thể theo hình 4 ta thấy 84,21% mẫu nước đóng chai phân tích đạt tiêu cuẩn về mặt lý hóa so với 50% mẫu đạt có nguồn gốc từ nước giếng. Mẫu đạt về mặt vi sinh của NUĐC từ nước máy là 65,79% so với 56,76% mẫu đạt có nuồn gốc từ nước giếng. 100% mẫu NUĐC khảo sát đều đạt về mặt độc chất. Tổng hợp mẫu NUĐC khảo sát có 53,95% mẫu đạt tiêu chuẩn (đạt cả 3 yêu cầu về lý hóa, vi sinh và độc chất) có nguồn gốc từ nước máy và 29,73% mẫu đạt tiêu chuẩn có nguồn gốc từ nước giếng. Bảng 3: Kết quả tổng hợp chất lượng nước uống đóng chai trên địa bàn Tp.HCM STT chỉ tiêu Tổng số mẫu Mẫu đạt % mẫu đạt Mẫu không đạt % mẫu không đạt 1 Hoá lý 150 101 67,33 49 32,67 2 Vi sinh 150 92 61,33 58 38,67 Fe t/c Mn2+ Al3+ Cr6+ Cu2+ Pb2+ Zn2+ As t/c Cd2+ Hg2+ Bezen % Lý hóa Vi sinh Độc chất Đạt TC % Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 6 3 Độc chất 150 150 100 0 0 4 Đạt cả 3 tiêu chuẩn 150 63 42 87 58 % Tổng số mẫu đạt 67.33 61.33 100 42 0 50 100 150 Hình 5: Đồ thị tổng hợp chất lượng NUĐC trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh Qua kết quả khảo sát phân tích chất lượng NUĐC trên địa bàn thành phố có 67,33 % tổng số mẫu khảo sát đạt chất lượng về mặt lý hóa, 61,33% đạt về chỉ tiêu vi sinh và 100% mẫu phân tích đều đạt các chỉ tiêu độc chất. Đánh giá chung trong đợt khảo sát có 42% mẫu đạt tiêu chuẩn (trong tổng số 150 mẫu khảo sát). KẾT LUẬN Kết quả khảo sát chất lượng 150 mẫu nước uống đóng chai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 cho chúng ta một cái nhìn khái quát về chất lượng của mặt hàng (ưu chuộng) NUĐC như sau: + Đánh giá về mặt các chỉ tiêu lý hóa NUĐC có nguồn gốc từ nước máy có số mẫu đạt tiêu chuẩn là 84,21% so với 50% mẫu NUĐC đạt tiêu chuẩn có nguồn gốc từ nước giếng. + Về mặt vi sinh 65,79% mẫu NUĐC có nguồn gốc từ máy đạt tiêu chuẩn vi sinh; 56,76% mẫu NUĐC có nguồn gốc từ nước giếng đạt yêu cầu về mặt vi sinh. + 100% số mẫu phân tích đạt các chỉ tiêu độc chất kim loại nặng và Benzen. + Trong tổng số 150 mẫu NUĐC khảo sát chỉ có 63 mẫu đạt yêu cầu chất lượng (đạt về lý hóa, vi sinh và độc chất) chiếm tỷ lệ 42%; số mẫu không đạt so với tiêu chuẩn TCVN 6096:2004 là 87 mẫu (58%). Để có thể khẳng định thêm về các yếu tố nguy cơ có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nhóm nghiên cứu đề nghị tiếp tục nghiên cứu khảo sát điều kiện vệ sinh nhà xưởng, tìm hiểu quy trình sản xuất nước uống đóng chai, giúp cho quá trình giám sát chất lượng sản phẩm toàn diện đảm bảo được sức khỏe của người tiêu dùng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6096:2004, (2004) Nước uống đóng chai của Bộ Khoa học Công nghệ, Hà Nội. 2. Quyết định số 01/2005/QĐ-BYT ngày 1/1/2005 của Bộ Y tế về “Điều kiện VSATTP đối với các cơ sở chế biến nước giải khát”. 3. Nguyễn Thị Mai, Viện Vệ sinh Y tế Công cộng (2002). Báo cáo khảo sát đánh giá chất lượng nước đóng chai trên địa bàn Tp.HCM. Hội nghị khoa học kỹ thuật Y tế công cộng và Y học dự phòng Tp.HCM. 4. Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh (2005) Báo cáo kết quả kiểm tra các cơ sở sản xuất Nước uống đóng chai tại Tp.HCM. 5. Khuất Văn Sơn, Lê Thị Quyên, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội (2001) Báo cáo chất lượng nước uống đóng chai của thành phố Hà Nội 2 năm 1999 – 2000. Hội nghị khoa học chất lượng vệ sinh an tòan thực phẩm lần thứ nhất, Tp.HCM. 6. N-F Gray – Trinity College (1994) Drinking water quality – Problems and Solution, University of Dublin Ireland. 7. World Health Organization (2004) Guidelines for drinking – water quality, Geneva. Vi sinh Hoá lý Độc chất Tổng cộng % Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 7 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_chat_luong_nuoc_uong_dong_chai_tren_dia_ban_thanh_p.pdf
Tài liệu liên quan