Thai phụ có HBeAg (+) và men ALT tăng
trên 2 lần thường có tải lượng HBV DNA >
5log10 UI/ml. Như vậy, men ALT có thể được
xem là yếu tố dự đoán khả năng có HBV DNA
ở ngưỡng cao ở những thai phụ có HBeAg (+).
Dù chỉ quan sát trong thời gian ngắn, giới hạn
lấy mẫu ở bệnh viện nhưng chúng tôi nhận
thấy đây được xem là một yếu tố cần quan tâm
cho những cơ sở y tế tuyến huyện, điều kiện y
tế còn hạn chế. Do HBV DNA định lượng là
một xét nghiệm kỹ thuật cao, đắt tiền chỉ được
thực hiện ở các bệnh viện lớn, cho nên nếu thai
phụ ở vùng xa có HBeAg (+) kèm theo men
ALT tăng trên 2 lần bình thường cần được
chuyển về tuyến trên để thực hiện xét nghiệm
HBV DNA định lượng và điều trị kháng virus
vào 3 tháng cuối thai kỳ để ngăn ngừa lây
nhiễm chu sinh. Theo một số khuyến cáo gần
đây cho thấy việc điều trị Lamivudin hoặc
Tenofovir vào 3 tháng cuối thai kỳ là cần thiết,
đặc biệt ở những thai phụ có HBeAg (+) và
HBV DNA > 5log10UI/ml(19).
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm nhiễm virus viêm gan b ở phụ nữ mang thai tại bệnh viện nhân dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 25
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NHIỄM VIRUS VIÊM GAN B
Ở PHỤ NỮ MANG THAI TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Lê Thanh Quỳnh Ngân*, Bùi Hữu Hoàng**
TÓM TẮT
Mở đầu: Việt Nam là quốc gia thuộc vùng lưu hành của bệnh viêm gan virus B (VGVB) với đường lây
nhiễm chủ yếu từ mẹ truyền sang con. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B (HBV) chưa
được đánh giá và nghiên cứu đầy đủ để quản lý và dự phòng lây nhiễm cho con.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thai phụ bị nhiễm HBV, khảo sát đặc điểm dịch tễ học, các dấu ấn huyết thanh của
thai phụ nhiễm HBV, tải lượng virus và mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với khả năng lây truyền HBV ở
thai phụ.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, có phân tích.
Đối tượng: Các thai phụ được tầm soát tình trạng nhiễm HBV dựa trên kết quả HBsAg(+) và/hoặc antiHBc
total (+) tại phòng khám thai, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ 12/2010 đến 5/2011.
Kết quả: Trong số 3,676 thai phụ đến khám thai, có 153 thai phụ có antiHBc total (+) (4,16%) và 80 thai
phụ có HBsAg(+) (2,17%). Tỉ lệ thai phụ có HBeAg (+)/ HBsAg(+) là 52,5%. Tỉ lệ thai phụ bị viêm gan là
31,4%, tỉ lệ HBV DNA (+) là 74%, lượng virus trung bình là 4,9log10 UI/ml. Thai phụ có HBeAg (+) kèm theo
men ALT tăng trên 2 lần giới hạn bình thường có lượng HBV DNA cao (> 5 log10 UI/ml) so với nhóm thai phụ
có HBeAg (‐) và men ALT thấp (p<0,001). Tiền căn nhiễm HBV trong gia đình làm tăng nguy cơ có HBsAg (+)
và HBeAg (+) ở thai phụ lần lượt với tỉ số chênh là 2,5 và 1,8.
Kết luận: Tỉ lệ thai phụ có antiHBc (+) là 4,16%, tỉ lệ thai phụ có HBsAg (+) là 2,17%. Tỉ lệ thai phụ có
viêm gan là 31,3%. Lượng HBV DNA trung bình là 4,9log10 UI/ml. Thai phụ có HBeAg (+) kèm men ALT
tăng hơn 2 lần là yếu tố dự đoán khả năng có tải lượng virus cao.
Từ khóa. Nhiễm virus viêm gan B (HBV), HBsAg, HBeAg, antiHBc, HBV DNA
ABTRACT
INVESTIGATION OF HEPATITIS B VIRUS INFECTION AMONG PREGNANT WOMEN
AT GIA DINH PEOPLE HOSPITAL
Le Thanh Quynh Ngan, Bui Huu Hoang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 25 ‐ 31
Background: Vietnam is a country belongs to Hepatitis B Virus (HBV) epidemic area with the main
contamination pathway is vertically from mother to children. However, pregnant women with HBV infection has
not been studied completely for the management and preventing children transmission.
Objectives: To determine the prevalence of HBV infection and investigate epidemiological characteristics,
HBV serologic markers, viral load, and the relationship between risk factors and HBV transmission in pregnant
women.
Subjects and methods: A cross‐sectional study. Pregnant women were screened for HBV infection by total
antiHBc (+) and/or HbsAg (+) at the Outpatient department of Gia Dinh People hospital from 12/2010 to
5/2011.
Results: Among 3.676 pregnant women, there were 153 patients having total antiHBc (+) (4.16%) and 80
* Khoa Nội Tiêu Hóa, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Tác giả liên lạc: Ths. BS.Lê Thanh Quỳnh Ngân, ĐT: 0918.801.536; email: bsquynhngan@gmail.com,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 26
patients with HBsAg (+) (2.17%). The rate of hepatitis during pregnancy was 31.3%; The rate of HbeAg (+)/
HBsAg (+) was 52.5%. The rate of HBV DNA (+) was 74%. The mean viral load was 4.9 log10 UI/ml. Pregnant
women with HBeAg (+) and ALT level more than 2 times the upper limit of normal had serum HBV DNA >
5log10 UI/ml in compare with patients with HBeAg (‐) and ALT level < 2 times the upper limit of normal
(p<0,001). Family history of HBV infection was the risk factor for HBsAg (+) and HBeAg (+) with odds ratio
were 2.5 and 1.8 respectively.
Conclusions. In pregnant women, the rate of antiHBc (+) was 4.16% and the rate of HBsAg (+) was
2.17%. The rate of hepatitis during pregnancy was 31.3%. The mean HBV DNA level was 4.9log10 UI/ml. The
pregnant women with HBeAg (+) and ALT level more than 2 times the upper limit of normal were the predictor
of the high HBV DNA level.
Keywords: Hepatitis B virus (HBV) infection, HBsAg, HBeAg, antiHBc, HBV DNA
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là quốc gia thuộc vùng dịch tễ
lưu hành của bệnh VGVB với đường lây
nhiễm chủ yếu từ mẹ truyền sang con. Thai
phụ có HBeAg (+) và HBV DNA (+) có khả
năng lây truyền cho con khoảng 80 ‐ 90%. Thai
phụ có HBeAg (‐) ít có nguy cơ lây truyền cho
thai nhi (5‐ 40%)(4,5). Chương trình chủng ngừa
văc‐xin bắt buộc cho trẻ sơ sinh đã được Tổ
chức Y Tế Thế giới khuyến cáo từ 1991 nhưng
ở Việt Nam mãi đến năm 2003 mới đủ thuốc
bao phủ các các tỉnh thành. Gần đây, nhiều
nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận vai trò
của nồng độ HBV DNA ở người mẹ trong vấn
đề lây truyền chu sinh(4,10,20),. Hiện nay, ở nước
ta chưa có nhiều nghiên cứu khảo sát đầy đủ
về tỉ lệ nhiễm HBV và các đặc điểm lâm sàng,
dịch tễ học ở thai phụ bị nhiễm HBV.
Mục tiêu
Khảo sát tỉ lệ nhiễm HBV, lượng HBV DNA
ở thai phụ, đặc điểm dịch tễ học, các dấu ấn
huyết thanh của nhiễm HBV và mối liên quan
giữa các yếu tố nguy cơ với khả năng lây truyền
HBV ở thai phụ.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các thai phụ đến khám tại phòng khám thai,
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định có HBsAg (+)/
anti HBc total (+) trong thời gian từ 12/2010 đến
5/2011.
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân không đồng
ý tham gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả, có
phân tích
Các bước tiến hành:
‐ Thai phụ đến khám thai được tầm soát tại
phòng khám sản bằng hai xét nghiệm HBsAg và
antiHBc total. Nếu một trong hai xét nghiệm (+)
sẽ được chuyển tới phòng khám viêm gan.
‐ Nếu HBsAg (+), thai phụ sẽ được làm tiếp
antiHBc IgM, HBeAg, antiHBe, ALT, AST, HBV
DNA định lượng.
‐ Nếu HBsAg (‐), thai phụ sẽ được kiểm tra
thêm antiHBs.
‐ Nếu antiHBc (+), HBsAg (‐), thai phụ sẽ
được xét nghiệm tiếp antiHBc IgM và antiHBs.
Đánh giá kết quả:
‐ Thai phụ có antiHBc total (+) được phân
thành hai nhóm: nhóm có HBsAg (+) và nhóm
HBsAg (‐). Nhóm HBsAg (+) tiếp tục được chia
thành 2 phân nhóm: HBeAg (‐) và HBeAg (+).
Nhóm có HBsAg (‐) cũng được chia thành 2
phân nhóm: antiHBs (‐) và antiHBs (+).
Xử lý số liệu:
‐ Sử dụng phần mềm Stata10.0 và nhập số
liệu bằng phần mềm Epidata 3.0.
Các dữ liệu trong nghiên cứu được trình bày
dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. So sánh
trung bình (biến số định lượng) giữa các nhóm
bằng phép kiểm T‐ test và so sánh 2 tỷ lệ (biến số
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 27
định tính) bằng chi bình phương, khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p< 0,05.
KẾT QUẢ
Trong 6 tháng, từ 12/2010 đến 5/2011 có
3,676 thai phụ đến khám thai.
Tỉ lệ nhiễm HBV ở thai phụ
Bảng 1: Phân bố theo tỉ lệ nhiễm HBV
Dấu ấn huyết thanh Số BN Tỷ lệ ( %)
antiHBc total (+) 153 4,16%
HBsAg (+) 80 2,17%
HBsAg(-) 73 1,98%
HBeAg (+)/ HBsAg(+) 42 52,5%
HBeAg (-)/ HBsAg (+) 41 51,2%
antiHBc IgM(+)/antiHBc(+) 1 0,65%
Tỉ lệ hiện nhiễm HBV là 2,17%. Tỉ lệ đã
nhiễm HBV là 4,16%. Tỉ lệ thai phụ có HBeAg
(+) là 52,5%.
Tỉ lệ thai phụ có viêm gan:
Bảng 2: Phân bố theo tỉ lệ thai phụ có viêm gan
ALT Bình thường ≥ 2 lần Tổng cộng
Tổng cộng 105 48 153
Tỉ lệ 68,6 31,3 100
Với ngưỡng men gan ở nữ bình thường là 19
UI/L (theo AASLD 2009), tỉ lệ thai phụ có viêm
gan là 31,3%.
Phân bố theo nồng độ HBV DNA định
lượng
Bảng 3: Phân bố theo nồng độ HBV DNA định
lượng
Log10 HBVDNA Tỷ lệ
< 2 26,3%
2 – 5 23,7%
>5 50 %
Liên quan giữa yếu tố nguy cơ với khả
năng mang HBsAg của thai phụ
Bảng 4: Liên quan giữa yếu tố nguy cơ với khả năng
mang HBsAg của thai phụ
HBsAg (+) HBsAg (-) p
Số lần sanh 0,24
Chưa lần nào 51 (63,7) 39 (53,3)
≥ 1 29 (36,3) 34 (46,7)
Nạo hút thai 0,61
HBsAg (+) HBsAg (-) p
Chưa lần nào 59 (73,7) 59 (80,5)
≥ 1 21 (26,3) 14 (19,5)
Sanh can
thiệp
0,67
Không 73 (91,2) 69 (94,5)
≥ 1 7 (8,8) 4 (5,5)
Tiền sử phẫu
thuật
0,15
Chưa lần nào 55 (68,8) 60 (82,2)
≥ 1 25 (31.2) 13 (17,8)
Tiền căn gia
đình
0,015
Không 52 (65) 60 (82,2)
VGSVB 38 (35) 13 (17,8)
Tiền căn gia đình có người nhiễm HBV là
yếu tố nguy cơ lây nhiễm HBV ở thai phụ với p
< 0,001 (OR=2,5; KTC 95%: 1,1‐ 5,2)
Liên quan giữa men ALT với khả năng
mang HBsAg của thai phụ
Bảng 5: Liên quan giữa men ALT với khả năng
mang HBsAg của thai phụ
ALT HBsAg (+) HBsAg (-) p
Bình thường 41 (51,3) 64 (87,7) 0,001
≥ 2 39 (48,7) 9 (12,3)
Nhóm thai phụ có HBsAg (+) có men ALT
tăng cao hơn 2 lần ngưỡng bình thường so với
nhóm thai phụ có HBsAg (‐) (p< 0,001).
Liên quan giữa HBeAg và yếu tố nguy cơ
Bảng 6: Liên quan giữa HBeAg và yếu tố nguy cơ
HBeAg (+) HBeAg (-) p
Tuổi mẹ 0,002
Dưới 20 1 (1,4) 0 (0)
20 – 30 38 (90,4) 24 (63,2)
30 – 45 3 (7,2) 14 (36,8)
Tiền căn gia
đình
0,01
Không 22 (52,4) 30 (78,9)
VGSVB 20 (47,6) 8 (21,1)
Thai phụ từ 20‐30 tuổi có tỉ lệ mang HBeAg
cao hơn nhóm thai phụ 30 ‐ 45 tuổi (OR=7,4;
KTC 95%: 1,7‐31,5).
Tiền căn gia đình bị nhiễm HBV làm tăng
nguy cơ có HBeAg (+) của thai phụ (OR=1,85;
KTC95%:1,1‐2,9).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 28
Liên quan giữa HBeAg với tình trạng
viêm gan của thai phụ
Bảng 7: Liên quan giữa HBeAg với tình trạng viêm
gan của thai phụ
ALT HBeAg (+) HBeAg (-) p
Bình thường 17 (40,4) 24 (36,2) 0,043
≥ 2 25 (59,6 14 (36,8)
ALT tăng trên 2 lần ngưỡng bình thường ở
nhóm thai phụ có HBeAg (+) so với nhóm
HBeAg (‐)
Liên quan giữa HBeAg với lượng HBV
DNA của thai phụ
Bảng 8: Liên quan giữa HBeAg với lượng HBV
DNA của thai phụ
Log10 HBVDNA HBeAg (+) HBeAg (-) p
<5 2 (4,8) 38 (100) <0,001
≥5 40 (95,2) 0 (0)
Lượng HBV DNA trung bình là 4,9log10
UI/ml (KTC 95%: 4,3‐5,6)
Tất cả các trường hợp HBeAg (‐) đều có
HBVDNA <5 log10, sự khác biệt có ý nghĩa so
với nhóm HBeAg (+)
Liên quan giữa lượng HBV DNA và men
ALT
Bảng 9: Liên quan giữa lượng HBV DNA và men
ALT
ALT Log10HBVDNA5 p
Bình
thường
16 (76,2) 25 (42,4) <0,001
≥2 5 (23,8) 34 (57,6)
Men ALT tăng cao trên 2 lần ngưỡng bình
thường ở nhóm có HBV DNA > 5log10 so với
nhóm HBV DNA ở ngưỡng thấp.
BÀN LUẬN
Tỉ lệ hiện nhiễm HBV ở thai phụ [HBsAg (+)]
Bảng 10: Tỉ lệ nhiễm HBV ở thai phụ
Có sự giảm dần về tỉ lệ HBsAg (+) ở thai phụ
qua các năm gần đây, kết quả của chúng tôi
cũng tương đồng với báo cáo của Đinh Văn
Phương và Diệp Minh Nhật về tỉ lệ HBsAg (+) ở
thai phụ đã giảm nhiều vào năm 2009, điều này
phù hợp vì nước ta đã thực hiện chủng ngừa bắt
buộc từ 1997 và phổ cập rộng rãi kiến thức về
bệnh, đường lây và chủ động tiêm ngừa trong
dân số. Điều này phản ánh hiệu quả thực sự của
chủng ngừa đã giảm tỉ lệ mang bệnh và ý thức
phòng bệnh trong cộng đồng đã được nâng lên.
Tỉ lệ thai phụ có HBeAg(+)
Bảng 11: Tỉ lệ thai phụ có HBeAg (+)
Tác giả Năm Nơi thực hiện
Tỉ lệ HBeAg
(+)/ HBsAg(+)
ở thai phụ
Phạm Song(14) 1992 Bv Phụ sản Hà Nội 36%
Trần Thị Lợi(18) 1996 Bv Từ Dũ 40%
Phan Hùng
Việt(15) 2004
Bv Đa Khoa Trà
Vinh 31,2%
Nguyễn Minh
Trung(13) 2008 Bv An Giang 39,5%
Diệp Minh
Nhật(6) 2009 Bv Tiền Giang 11,6%
Chúng tôi 2011 Bv ND Gia Định 52,5%
Karim Rumi(16) 1998 Banglades 30,2%
Hamida(12) 2010 Lybia 21,7%
Dwivedi(7) 2011 Ấn Độ 56,8%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 29
Tỉ lệ thai phụ có HbeAg (+) trong nghiên cứu
của chúng tôi là 52,5%, tỉ lệ này phù hợp với báo
cáo của WHO về tỉ lệ HBeAg (+) trong vùng
dịch tễ lưu hành cao từ 30‐50%. Có sự khác biệt
so với kết quả của Diệp Minh Nhật do khác biệt
về chọn mẫu. Hạn chế của nghiên cứu của
chúng tôi là chỉ lấy mẫu ở bệnh viện nên không
phản ánh chính xác dân số chung. HBeAg (+)
chiếm tỉ lệ cao là yếu tố nguy cơ lây nhiễm cao
cho cộng đồng, đặc biệt trên phụ nữ mang thai.
Cần kiểm soát nguồn lây này và có kế hoạch
phòng ngừa chủ động và thụ động bằng văc‐xin
và globulin miễn dịch cho trẻ sau sanh đồng thời
theo dõi trẻ sinh ra từ những bà mẹ HbeAg (+).
Về tình trạng HBeAg và tải lượng HBV
DNA với khả năng lây nhiễm chu sinh ở
thai phụ
Lây nhiễm từ mẹ sang con trong thời kỳ chu
sanh được ghi nhận ở 3 thời điểm. Từ tháng thứ
5 của thai kỳ, lớp hợp bào nuôi mỏng dần, khối
tơ huyết thành lập, lớp hợp bào Langerhans đứt
quãng từng chỗ, tạo điều kiện cho sự trao đổi
máu giữa mẹ và con. Lúc này, HBeAg và HBV
DNA nếu ở nồng độ cao sẽ đi qua hàng rào
nhau thai tạo ra sự dung nạp miễn dịch đối với
thai nhi(2),(21). Giai đoạn chuyển dạ là khoảng thời
gian có khả năng lây nhiễm cao nhất, đặc biệt
vào giai đoạn sổ thai, do giữa những cơn co bóp
của tử cung, máu mẹ sẽ tràn vào máu con, thai
nhi nuốt phải dịch ối. Nhiều nghiên cứu cho
thấy HBeAg (+) và HBV DNA ở ngưỡng cao là
yếu tố dự đoán lây nhiễm sau sanh(1,9). Ngoài ra,
HBV DNA, HBsAg, HBeAg còn lây qua trẻ sau
sanh do hiện diện trong sữa, do trẻ cắn đầu vú
mẹ làm trầy sướt(10). Vì vậy, với tỉ lệ 52,5% thai
phụ HBeAg (+) và 74% HBV DNA (+), 50% HBV
DNA > 5log10 UI/ml là những yếu tố nguy cơ
cao cho lây truyền chu sinh. Tỉ lệ này cũng phù
hợp với nghiên cứu của Đinh Văn Phương(6) là
62 % HBV DNA(+) thì tỉ lệ mang HBsAg ở trẻ là
31 %. Theo Wiseman và cộng sự với 68% HBV
DNA (+) và 34% HBV DNA > 108 thì tỉ lệ mang
HBsAg ở thai là 9%. Như vậy, cần có những
nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, thời gian dài
hơn để xác định tỉ lệ lây nhiễm chu sinh thực sự
ở những thai phụ này.
Tỉ lệ thai phụ có viêm gan
Tỉ lệ thai phụ có viêm gan là 31,4%, đây là tỉ
lệ khá cao với ngưỡng men gan ở nữ là 19 UI/L
(theo AASLD 2009). Trước đây, chưa có nghiên
cứu nào báo cáo về tỉ lệ viêm gan trên thai phụ ở
Việt Nam. Ở Mỹ, tỉ lệ này là 0,14‐6%(8). Như vậy,
tỉ lệ ghi nhận được trong nghiên cứu của chúng
tôi là khá cao và trong tiền căn khai thác chưa có
thai phụ nào nhận được điều trị trước mang
thai, chứng tỏ có sự hạn chế trong việc chăm sóc
sức khỏe ban đầu. Cùng với tỉ lệ HBeAg (+) là
52,5%, nồng độ HBV DNA > 5log10 UI/ml là
50% phản ánh nguy cơ cao lây nhiễm chu sinh,
đây là các đối tượng cần được theo dõi, ngừa lây
truyền chu sinh cho bé và điều trị cho mẹ sau
thời kỳ hậu sản.
Về các yếu tố nguy cơ
Mặc dù một số nghiên cứu trong và ngoài
nước trước đây cho rằng sanh nhiều lần, nạo
hút thai, phẫu thuật nhiều lần, tiền căn truyền
máu, xăm da là những yếu tố nguy cơ lây
nhiễm HBV(3),(12),(7),(17)nhưng nghiên cứu của
chúng tôi không tìm thấy sự liên quan này. Có
thể do hiểu biết về nguồn lây, ý thức phòng
bệnh đã được nâng cao nên kiểm soát lây
nhiễm và vô trùng dụng cụ y tế được cải thiện
rõ. Vì vậy mà không còn tìm thấy những yếu
tố nguy cơ này ở thai phụ.
Thai phụ trong độ tuổi từ 20‐30 tuổi có tỉ lệ
HBeAg (+) cao hơn 7,4 lần thai phụ từ 30‐45 tuổi.
Điều này phù hợp với diễn tiến lây nhiễm HBV
ở nước ta. Như vậy, khả năng nhiễm HBV từ
thời kỳ chu sinh và nhũ nhi chiếm tỉ lệ cao. Do
đó, độ tuổi 20‐30 cũng là độ tuổi biểu hiện bệnh
và có tỉ lệ HBeAg (+) cao nhất. Tuy nhiên, đây là
độ tuổi lao động, sinh hoạt, quan hệ xã hội rộng
và nằm trong lứa tuổi sinh sản nên đó là yếu tố
báo động về khả năng lây truyền HBV chu sinh
và trong cộng đồng.
Tiền căn gia đình mang HBsAg và HBeAg là
yếu tố nguy cơ cao lây nhiễm HBV, đặc biệt ở
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 30
những nước đang phát triển như ở Châu Á và
Châu Phi. Điều này được giải thích do điều kiện
sinh hoạt còn thiếu thốn, do dùng chung khăn
mặt, khăn tắm, kem đánh răng, bàn chải đánh
răng, và do rận rệp đốt(3,17). Nghiên cứu của
chúng tôi cũng tìm thấy mối nguy cơ này với
tiền căn mang HBsAg và HBeAg làm tăng nguy
cơ có HBsAg (+) ở thai phụ với tỉ số chênh lần
lượt là 2,5 và 1,8.
Liên quan giữa men ALT với HBeAg và
lượng HBV DNA ở thai phụ
Thai phụ có HBeAg (+) và men ALT tăng
trên 2 lần thường có tải lượng HBV DNA >
5log10 UI/ml. Như vậy, men ALT có thể được
xem là yếu tố dự đoán khả năng có HBV DNA
ở ngưỡng cao ở những thai phụ có HBeAg (+).
Dù chỉ quan sát trong thời gian ngắn, giới hạn
lấy mẫu ở bệnh viện nhưng chúng tôi nhận
thấy đây được xem là một yếu tố cần quan tâm
cho những cơ sở y tế tuyến huyện, điều kiện y
tế còn hạn chế. Do HBV DNA định lượng là
một xét nghiệm kỹ thuật cao, đắt tiền chỉ được
thực hiện ở các bệnh viện lớn, cho nên nếu thai
phụ ở vùng xa có HBeAg (+) kèm theo men
ALT tăng trên 2 lần bình thường cần được
chuyển về tuyến trên để thực hiện xét nghiệm
HBV DNA định lượng và điều trị kháng virus
vào 3 tháng cuối thai kỳ để ngăn ngừa lây
nhiễm chu sinh. Theo một số khuyến cáo gần
đây cho thấy việc điều trị Lamivudin hoặc
Tenofovir vào 3 tháng cuối thai kỳ là cần thiết,
đặc biệt ở những thai phụ có HBeAg (+) và
HBV DNA > 5log10UI/ml(19).
KẾT LUẬN
Tỉ lệ antiHBc (+) ở thai phụ là 4,17%. Tì lệ
thai phụ có HBsAg (+) là 2,17%. Tỉ lệ thai phụ có
viêm gan là 31,3%. Lượng HBV DNA trung bình
là 4,9log10 UI/ml.Thai phụ trong độ tuổi 20‐30
có tỉ lệ mang HBeAg cao hơn 7,4 lần thai phụ
trong nhóm 30‐45 tuổi. Tiền căn gia đình có
nhiễm HBV làm tăng nguy cơ có HBsAg (+) và
HBeAg (+) ở thai phụ với OR lần lượt là 2,5 và
1,8. Men gan ALT tăng trên 2 lần mức bình
thường là dấu hiệu dự đoán HBV DNA ở nồng
độ cao ở thai phụ có HBeAg (+).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Boxall EH (1983), ʺVertical transmission of hepatitis Bʺ. Clin Exp
Obstet Gynecol, 10, pp 41‐48.
2. Bùi Đại (2008), Viêm gan virut B và D. Nhà xuất bản y học Hà
Nội, pp 12‐88.
3. Bùi Phan Quỳnh Phương.(2001). Khảo sát đặc điểm các yếu tố
nguy cơ liên quan đến nhiễm siêu vi viêm gan B và C. Luận văn
thạc sĩ y học, Tp Hồ Chí Minh, pp 34‐62.
4. Burk RD, Ho GY, Shafritz DA, (1994), ʺOutcome of perinatal
hepatitis B virus exposure is dependent on maternal virus loadʺ.
J Infect Dis, 170, pp 1418‐1423
5. Diệp Minh Nhật. (2009). Lây truyền viêm gan siêu vi B từ mẹ
sang con tại bệnh viện đa khoa khu vực Cai Lậy tỉnh Tiền
Giang, Luận án tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp hai, Tp Hồ Chí
Minh. pp 40‐70
6. Đinh Văn Phương. (2009). Tỉ lệ lây truyền HBV từ mẹ sang con
tại bệnh viện Long Thành Đồng Nai từ tháng 6/ 2008 đến 4/
2009, Luận văn thạc sĩ y học, Tp Hồ Chí Minh. pp 44‐82.
7. Dwivedi M, Misra V, et al, (2011), ʺSeroprevalence of hepatitis B
infection during pregnancy and risk of perinatal transmissionʺ.
Indian J Gastroenterol
8. Gambarin‐Gelwan M (2007), ʺHepatitis B in pregnancyʺ. Clin
Liver Dis, 11, 945‐963.
9. Lin HH, Hsu HY, Mizokami M, Hirano K, Chen DS, (1996),
ʺLeast microtransfusion from mother to fetus in elective
cesarean deliveryʺ. Obstet Gynecol, 87(2), pp 244‐248.
10. Linnemann CC Jr,. (1974), ʺHBsAg in breast milkʺ. Lancet, 2, 155.
11. Magrahe EH, Figih EK, et al, (2010), ʺMaternal and neonatal
seroprevalence of Hepatitis B surface antigen (HBsAg) in
Tripoli, Libya ʺ. J Infect Dev Ctries 4(3), pp 168‐170.
12. Muhammad A, et al, (2001), ʺHepatitis B virus in Pakistan: A
systematic review of prevalence, risk factors, awareness status
and genotypesʺ. Virology Journal 8(102).
13. Nguyễn Minh Trung (2008), ʺTỉ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B ở
thai phụ tại TP. Long Xuyên, tỉnh An Giangʺ. Y học TP Hồ Chí
Minh, 12(1), pp 204‐ 207.
14. Phạm Song (1992), ʺBước đầu tìm hiểu sự truyền nhiễm của
virut viêm gan B ở phụ nữ có thai và vai trò của HBeAg trong
đường lây nàyʺ. Y học Việt Nam, 5(165), pp 1‐5.
15. Phan Hùng Việt. (2004). Khảo sát tình hình nhiễm HBV ở các
thai phụ sanh tại khoa Sản Bệnh Viện Đa Khoa Trà Vinh. In
Luận văn thạc sĩ y học chuyên nghành sản phụ khoa, Tp Hồ Chí
Minh. pp. 26‐ 85
16. Rumi K et al, (1998), ʺDetection of hepatitis B surface antigen in
pregnant women attending a public hospital for delivery:
implication for vaccination strategy in Bangladeshʺ. Am. J. Trop.
Med. HygM, 59(2), pp 318‐322.
17. Salkic N, Muharem Z, et al, (2009), ʺRisk factors for intrafamilial
spread of hepatitis B in northeastern Bosnia and Herzegovinaʺ.
Annals of Saudi medecine, 29(1), pp 41‐ 45.
18. Trần Thị Lợi. (1995). Lây truyền virút viêm gan B từ mẹ sang
con. Khả năng dự phòng, Luận án phó tiến sĩ khoa học y dược, pp
52‐63.
19. Van Zonneveld M et al, (2003), ʺLamivudin treatment during
pregnant to prevent perinatal transmission of hepatitis B virus
infectionʺ. J Viral Hepatology, 10, pp 294‐ 297.
20. Wang JS,, Zhu QR, (2005), ʺTransformation of hepatitis B
serologic markers in babies born to hepatitis B surface antigen
positive mothers.ʺ World Journal of Gastroenterology 11(23), pp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_dac_diem_nhiem_virus_viem_gan_b_o_phu_nu_mang_thai.pdf