ởng thành ở nhóm 18 – 39 tuổi và độ sâu tiền
phòng ở nam lớn hơn ở nữ (p<0,001), kết quả
phù hợp với tác giả Nguyễn Hữu Châu(6). Khảo
sát cho thấy độ sâu tiền phòng ở nhóm 18 – 29
tuổi so với nhóm 50 tuổi giảm 0,42mm. Độ sâu
tiền phòng giảm dần theo tuổi và chiều dày thủy
tinh thể tăng dần khi tuổi càng cao. Độ sâu tiền
phòng giảm 0,011mm/mỗi năm bằng ½ sự tăng
độ dầy thủy tinh thể (tăng 0,022mm/mỗi năm).
Nghiên cứu chúng tôi phù hợp với kết quả của
David A. Atchison(1), Scott T. Fontana(5),
Richdale(8) với nhận xét sự sụt giảm độ sâu tiền
phòng vì thủy tinh thể có xu hướng di chuyển ra
phía trước, có lẽ thứ phát sau hiện tượng thoái
hóa và mất dần dây chằng Zinn. Vùng Zinn tự
do của bao trước thủy tinh thể ở khoảng 8mm ở
tuổi 20 giảm xuống còn 6,5mm (thậm chí chỉ còn
5,5mm) khi đến 80 tuổi, song song đó là sự tăng
dần khoảng cách giữa bao sau với giác mạc phía
trước và sự di chuyển ra phía sau của thủy tinh
thể không đáng kể bằng hiện tượng dần tiến về
phía giác mạc.
Đo độ sâu tiền phòng trung tâm và đánh giá
tương quan với góc tiền phòng đã được nhiều
tác giả thực hiện. Các tác giả đề xuất việc đo độ
sâu tiền phòng như là yếu tố quan trọng để tầm
soát glôcôm góc đóng nguyên phát(4,2,10). Nghiên
cứu hiện tại với tương quan Spearman giữa độ
sâu tiền phòng trung tâm theo Smith 60o với
phân độ góc tiền phòng R=0,591~0,6 và thuộc
mức tương quan khá mạnh. Nhìn vào biểu đồ 3
cho thấy phương pháp Smith có thể dự đoán
được phân độ góc tiền phòng trên các số đo độ
sâu tiền phòng đo được. Từ kết quả nghiên cứu,
chúng tôi thấy rằng ở độ sâu tiền phòng
<2,5mm, nguy cơ góc hẹp nên được quan tâm để
có hướng theo dõi và điều trị cho bệnh nhân vì
theo Joe G Devereux(4) khi độ sâu <2,5mm sẽ
xuất hiện nguy cơ góc hẹp; còn theo tác giả Tin
Aung(2), tiền phòng trung tâm có độ sâu <2,4mm
là yếu tố nguy cơ của dính vùng chu biên mống
ra phía trước, dính mống mắt-giác mạc (PAS).
Điểm nổi bật của phương pháp Smith là đo
được trên con số cụ thể, khi đo độ sâu tiền
phòng <2,5mm, ta có thể kết luận là tiền phòng
nông và kết hợp thêm với các yếu tố khác như
giới tính, độ tuổi, khúc xạ và tình trạng thủy tinh
thể hiện tại có thể phần nào giúp tiên lượng khả
năng glaucoma nguyên phát góc đóng trên bệnh
nhân. Từ đó, đề xuất các theo dõi dựa trên nhãn
áp, chiều dày lớp sợi thần kinh, thị trường và
hướng điều trị dự phòng nhằm làm giảm tiến
triển đến bệnh glôcôm thực sự.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát độ sâu tiền phòng bằng phương pháp Smith ở người trưởng thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 53
KHẢO SÁT ĐỘ SÂU TIỀN PHÒNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP SMITH
Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH.
Doãn Anh Minh Thế*, Trần Thị Phương Thu**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đo độ sâu tiền phòng trên lâm sàng có thể thực hiện đơn thuần với kính sinh hiển vi mà không
cần thiết bị đặc biệt gắn kèm.
Mục tiêu: Khảo sát độ sâu tiền phòng với kính sinh hiển vi bằng phương pháp Smith ở người trưởng thành.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang phân tích.
Đối tượng nghiên cứu: Mẫu khảo sát gồm có 208 người trưởng thành ≥18 tuổi ở các lứa tuổi khác nhau
(thị lực đo với bảng Snellen ≥7/10, không có các bệnh lý nhãn khoa nói chung).
Phương pháp: Lần lượt đo độ sâu tiền phòng với ba phương pháp: Smith, siêu âm A và IOL Master trên
208 mắt phải hoàn toàn bình thường. Mỗi mắt được đo độ sâu tiền phòng bằng phương pháp Smith trên sinh
hiển ở các góc 40o; 50o; 60o, và 70o. Sau đó, đánh giá góc tiền phòng dựa trên phân độ Shaffer và tiến hành đo độ
dày thủy tinh thể ở các nhóm tuổi.
Kết quả: Đo độ sâu tiền phòng bằng phương pháp Smith 60o cho kết quả chính xác nhất so với các góc chiếu
khác. Kết quả Smith 60o có độ sai khác rất ít so với siêu âm A và IOL Master, với giá trị 95% LoA ±0,29mm. Hệ
số tương quan cùng nhóm (intraclass correlation coefficient) Smith – siêu âm A – IOL Master có tương quan rất
mạnh r=0,93 (p<0,0001). Độ sâu tiền phòng ở người trưởng thành giảm dần theo tuổi, giảm trung bình
0,011mm/mỗi năm, bằng ½ sự tăng độ dày thủy tinh thể mỗi năm (tăng 0,022mm/năm). Đo độ sâu tiền phòng
bằng phương pháp Smith có thể dự đoán được phân độ Shaffer của góc tiền phòng (Speaman r=0,591, p<0,001)
và có thể sử dụng phương pháp Smith như một cách hiệu quả để tầm soát góc tiền phòng hẹp.
Kết luận: Phương pháp Smith là cách đo độ sâu tiền phòng với kính sinh hiển vi dễ áp dụng, nhanh chóng
và chính xác trong thăm khám lâm sàng nhãn khoa. Kết quả Smith với số đo được rõ ràng, cụ thể và hiệu quả
trong tầm soát góc hẹp trên những bệnh nhân có nguy cơ glaucoma góc đóng nguyên phát, và đặc biệt hữu dụng
ở những cơ sở chăm sóc mắt ban đầu nơi không trang bị kính soi góc tiền phòng.
Từ khóa: đo độ sâu tiền phòng trên sinh hiển vi, phương pháp Smith.
ABSTRACT
SMITH METHOD ASSESSMENT OF ANTERIOR CHAMBER DEPTH IN NORMAL ADULTS
Doan Anh Minh The, Tran Thi Phương Thu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 53 - 58
Background: Anterior chamber depth could be simply measured by slit lamp biomicroscopy in clinical
ophthalmology without any special extra slit lamp attachments.
Objective: To assess clinically of anterior chamber depth in normal adults with Smith-method using slit
lamp biomicroscopy.
Design: Cross-sectional, analytical study.
Participants: 208 normal subjects from the age 18 in different years-group were enrolled in this study
* Bệnh viện Mắt TP.HCM, ** Bộ môn Mắt ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Doãn Anh Minh Thế ĐT: 0989795957 Email: minhthe_md@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 54
(visual acuity mesured with Snellen chart ≥7/10, no other ocular pathology).
Methods: Alternately triplicated anterior chamber depth measurements with Smith method, A-scan
ultrasonography and IOL Master in 208 normal subject’s right eye. Each subject’s right eye underwent Smith-
method for anterior chamber depth estimations at slit lamp angle 40o, 50o,60o, and 70o. Then we evaluated angular
width on gonioscopy using Shaffer’s classification and measured len thickness on A-scan ultrasonography.
Results: Apply Smith-method for anterior chamber depth estimation was the most precise at slit lamp angle
60o, Smith 60o results showed very small bias with A-scan ultrasonography and IOL Master results outcome
with 95% LoA (limit of agreement) ±0.29mm. Evaluating single intraclass correlation coefficient (ICC) of Smith
method – A Scan – IOL Master obtained a strong agreement r=0.93 (p<0.0001). Anterior chamber depth of
normal adults that declined with age, decreased annually 0.011mm, was equal to ½ increasing len thickness
(0.022mm) per year. Smith method assessment of anterior chamber depth also predict Shaffer’s angle grading
(Speaman correlation r=0.591, p<0.001) and can be applied as an useful screening technique for identification of
narrow angle.
Conclusions: Smith method using slit lamp biomicroscopy for anterior chamber depth measurement is easy
appliable, rapid and accurate in clinical ophthalmology examination. Smith quantifiable results in clearly detailed
number is helpful to indentify narrow angle in patients at risk of developing primary angle-closer glaucoma,
especially helpful in primary eye-care clinic without gonioscopy lens.
Key words: anterior chamber depth measured by slit lamp, Smith-method.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lâm sàng nhãn khoa, đo độ sâu tiền
phòng mang một ý nghĩa khá quan trọng trong
chẩn đoán và điều trị. Do vậy, các thiết bị sinh
trắc nhãn cầu và đo độ sâu tiền phòng dựa trên
các nguyên lý khác nhau liên tục được phát triển
và hoàn thiện, có thể kể đến như máy siêu âm A,
Pentacam, IOL Master, Obrscan Iiz, Visante
OCT,... nhưng lại khá tốn chi phí để trang bị.
Mặt khác, nếu việc đánh giá độ sâu tiền phòng
trên lâm sàng còn mang sự định tính, nhiều chủ
quan thì phương pháp đo độ sâu tiền phòng
theo tác giả Smith đề xuất là một cách bổ sung
khá chuẩn xác trong điều kiện không có các
trang thiết bị sinh trắc nhãn cầu. Các nghiên
cứu(3,9) đã áp dụng cách đo độ sâu tiền phòng
theo Smith và cho nhận xét rằng đây là phương
pháp đo dễ thực hiện, nhanh chóng và khoảng
sai lệch kết quả rất thấp khi so với siêu âm A.
Hơn nữa, kết quả độ sâu tiền phòng theo Smith
thể hiện trên các số đo cụ thể, giúp nhận định
lâm sàng thêm phần khách quan hơn và có thể
dùng phương pháp Smith để tầm soát nguy cơ
góc tiền phòng hẹp. Xuất phát từ các lý do trên
và để khẳng định tính thiết thực của phương
pháp này, chúng tôi tiến hành “Khảo sát độ sâu
tiền phòng bằng phương pháp Smith ở người
trưởng thành”.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân lứa tuổi trưởng thành đến khám
tại bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh với
mắt phải được chẩn đoán hoàn toàn bình
thường.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Thị lực mắt phải đo với bảng Snellen ≥7/10,
không có các bệnh lý nhãn khoa kèm theo và
không có tiền sử can thiệp phẫu thuật nhãn
khoa nói chung.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang, phân tích.
Cách tiến hành
Đo độ sâu tiền phòng bằng phương pháp
Smith ở các góc chiếu 40o, 50o, 60o, 70o nhằm xác
định góc nào cho kết quả độ sâu tiền phòng
chính xác nhất và đánh giá phân độ góc tiền
phòng theo Shaffer trên các nhóm tuổi khác
nhau. Sau đó, so sánh kết quả độ sâu tiền phòng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 55
trên siêu âm A và IOL Master; ghi nhận biến số
độ dày thủy tinh thể và ảnh hưởng của nó trên
độ sâu tiền phòng.
KẾT QUẢ
Qua khảo sát độ sâu tiền phòng của 208 mắt
phải bình thường ở người trưởng thành bằng
phương pháp Smith và so sánh độ sâu tiền
phòng đo trên siêu âm A và IOL Master, chúng
tôi có kết quả sau:
Độ sâu tiền phòng đo trên kính sinh hiển vi
được thực hiện ở các góc chiếu sáng khác nhau
40o; 50o; 60o; 70o qua chiều dài đoạn khe sáng
ngang (Just touch slit lamp – JTSL). Chúng tôi
đánh giá kết quả độ sâu tiền phòng đo trên sinh
hiển vi qua phương trình hồi quy đơn biến với
siêu âm A và IOL Master.
Bảng 1: Phương trình hồi quy đơn biến độ sâu tiền
phòng ở các góc chiếu sáng khác nhau
Độ sâu
tiền
phòng
(ACD)
IOL Master Siêu âm A
40o JTSL
ACD=1,48*
JTSL40+1,16
R-square=0,73
ACD=1,51* JTSL40
+1,11
R-square=0,76
50o JTSL
ACD=1,29* JTSL50+11
R-square=0,84
ACD =1,31*
JTSL50+1,06
R-square=0,87
60o JTSL
ACD=1,18* JTSL60+1,1
R-square=0,88
ACD=1,11* JTSL60+1.15
R-square=0,90
70o JTSL
ACD=0,96*
JTSL70+1,32
R-square=0,84
ACD=0,95* JTSL70+1,32
R-square=0,84
Giá trị R-square (R2) cung cấp thông tin về
sự phù hợp tốt trong mô hình hồi quy.Các giá
trị R-square khá cao trên tất cả các góc và cao
nhất ở 60o.
Thẩm mỹ tốt 88,9%, khá 11,1%. Không
trường hợp nào thẩm mỹ tạm. Các trường hợp
đều gắn mắt giả cân đối.
Ngoài sử dụng phương trình hồi quy tuyến
tính để tính độ sâu tiền phòng, chúng tôi còn tìm
hệ số k ở các góc để tính độ sâu tiền phòng
(ACD). Hệ số k được tính bởi phân số độ sâu
tiền phòng đo trên siêu âm A và IOL Master chia
chiều dài trung bình khe sáng ở mỗi góc.
JTSL (just touching sit length) o goc 60 do
2.82.62.42.22.01.81.61.41.2
AC
D
-
Si
eu
a
m
A
4.5
4.0
3.5
3.0
2.5
2.0
Biểu đồ 1: Đường hồi quy tương quan giữa độ sâu
tiền phòng trên siêu âm A với góc chiếu sáng 60o
Bảng 2: Hệ số k ở các góc
ACD
k=
JTSL
40o
JTSL
(mm)
50o JTSL
(mm)
60o
JTSL
(mm)
70o
JTSL
(mm)
ACD/IOL
Master k40=1,89 k50=1,57 k60=1,41 k70=1,32
ACD/Siêu âm A k40=1,88
k50=1,56
6 k60=1,40 k70=1,31
So sánh độ sâu tiền phòng tính bởi phương
trình hồi quy và hệ số k, nhận thấy sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p<0,001)
Bảng 3: Giới hạn tương đồng (LoA) ở các góc chiếu
sáng
95% LoA Độ sâu
tiền phòng Siêu âm A IOL Master
40o(mm) -0,336 – 0,385 -0,341 – 0,391
50o(mm) -0,324 – 0,35 -0,32 – 0,36
60o(mm) -0,256 – 0,265 -0,262 – 0,29
70o(mm) -0,32 – 0,347 -0,33 – 0,351
95% LoA cung cấp khoảng sai khác ít nhất
khi đánh giá giữa hai phương pháp đo khác
nhau. Ở góc 600 cho biên độ sai khác kết quả ít
nhất khi so với độ sâu tiền phòng đo trên siêu
âm A và IOL Master.
Độ sâu tiền phòng ở các nhóm tuổi của
người trưởng thành:
Ở nhóm 18 – 39 tuổi là 2,95±0,277mm; nam
giới: 3,05mm; ở nữ: 2,86mm. Độ sâu tiền phòng
ở nam lớn hơn ở nữ, và có ý nghĩa thống kê
(p<0,01).
ACD-Siêu âm
R-square=0,90
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 56
1.8
2
2.2
2.4
2.6
2.8
3
3.2
3.4
3.6
3.8
4
4.2
4.4
4.6
18-29 tuổi 30-39 tuổi 40-49 tuổi > 50 tuổi
Độ sâu tiền phòng Độ dầy thủy tinh thể
Biểu đồ 2: Thay đổi độ sâu tiền phòng và độ dày thủy tinh thể ở các nhóm tuổi.
3.2
3.0
2.8
2.6
2.4
2.2
2.0
1.8
goc 0 va 1
goc hep do 2
goc do 3
goc do 4
Biểu đồ 3: Độ sâu tiền phòng theo tuổi tương ứng phân độ góc tiền phòng
Tương quan Spearman R=0,591~0,6, thuộc
mức tương quan khá mạnh giữa độ sâu tiền
phòng theo Smith 60o với phân độ góc tiền
phòng Shaffer.
BÀN LUẬN
Qua đo độ sâu tiền phòng ở các góc chiếu
sáng khác nhau 40o; 50o; 60o; 70o và từ bảng 1 và
3, nhận thấy độ sâu tiền phòng bằng phương
pháp Smith sẽ có ít sai số nhất khi đo ở góc chiếu
sáng 60o. Kết quả chúng tôi phù hợp với tác giả
Osuoebeni, độ sâu tiền phòng tính bởi phương
trình hồi quy và hệ số k cho kết quả lệch nhau
rất ít và không có khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,001). Do vậy, sử dụng hệ số k sẽ đơn giản
hơn cho việc tính toán và đo độ sâu tiền phòng
trên lâm sàng. Trong nghiên cứu, chúng tôi tìm
ra hệ số k ở góc 60o bằng 1,4 tương tự với tác giả
Barrett Brenda(3), Osuoebeni, Smith(9).
18-39 tuổi 40-49 tuổi ≥ 50tuổi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 57
Trong nghiên cứu, sau khi thực hiện đo độ
sâu tiền phòng theo Smith 60o và đối chiếu kết
quả so với IOL Master và siêu âm A, nhận thấy
sự chênh lệch ở đây luôn ở khoảng 0,54 –
0,56mm, và đây cũng chính là độ dầy trung
tâm giác mạc. Do vậy, cần hiệu chỉnh độ dầy
giác mạc trung tâm ~560µm và so sánh kết quả
đo theo Smith với siêu âm A, IOL Master thấy
không có khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,001).
Khi đánh giá tương quan giữa ba phương
pháp đo (hệ số ICC): [Smith, siêu âm A, IOL
Master] có R=0,93, cho thấy kết quả đo của
từng phương pháp có tính đồng thuận, phù
hợp với hai phương pháp còn lại. Kết quả
tương quan ICC của độ sâu tiền phòng theo
Smith so với siêu âm A theo tác giả Barrett(3) là
R= 0,9; của tác giả Smith(9) so với giác mạc kế
Goldmann R=0,95; và kết quả này khá phù hợp
với nghiên cứu hiện tại.
Kết quả độ sâu tiền phòng ~2,9mm ở người
trưởng thành ở nhóm 18 – 39 tuổi và độ sâu tiền
phòng ở nam lớn hơn ở nữ (p<0,001), kết quả
phù hợp với tác giả Nguyễn Hữu Châu(6). Khảo
sát cho thấy độ sâu tiền phòng ở nhóm 18 – 29
tuổi so với nhóm 50 tuổi giảm 0,42mm. Độ sâu
tiền phòng giảm dần theo tuổi và chiều dày thủy
tinh thể tăng dần khi tuổi càng cao. Độ sâu tiền
phòng giảm 0,011mm/mỗi năm bằng ½ sự tăng
độ dầy thủy tinh thể (tăng 0,022mm/mỗi năm).
Nghiên cứu chúng tôi phù hợp với kết quả của
David A. Atchison(1), Scott T. Fontana(5),
Richdale(8) với nhận xét sự sụt giảm độ sâu tiền
phòng vì thủy tinh thể có xu hướng di chuyển ra
phía trước, có lẽ thứ phát sau hiện tượng thoái
hóa và mất dần dây chằng Zinn. Vùng Zinn tự
do của bao trước thủy tinh thể ở khoảng 8mm ở
tuổi 20 giảm xuống còn 6,5mm (thậm chí chỉ còn
5,5mm) khi đến 80 tuổi, song song đó là sự tăng
dần khoảng cách giữa bao sau với giác mạc phía
trước và sự di chuyển ra phía sau của thủy tinh
thể không đáng kể bằng hiện tượng dần tiến về
phía giác mạc.
Đo độ sâu tiền phòng trung tâm và đánh giá
tương quan với góc tiền phòng đã được nhiều
tác giả thực hiện. Các tác giả đề xuất việc đo độ
sâu tiền phòng như là yếu tố quan trọng để tầm
soát glôcôm góc đóng nguyên phát(4,2,10). Nghiên
cứu hiện tại với tương quan Spearman giữa độ
sâu tiền phòng trung tâm theo Smith 60o với
phân độ góc tiền phòng R=0,591~0,6 và thuộc
mức tương quan khá mạnh. Nhìn vào biểu đồ 3
cho thấy phương pháp Smith có thể dự đoán
được phân độ góc tiền phòng trên các số đo độ
sâu tiền phòng đo được. Từ kết quả nghiên cứu,
chúng tôi thấy rằng ở độ sâu tiền phòng
<2,5mm, nguy cơ góc hẹp nên được quan tâm để
có hướng theo dõi và điều trị cho bệnh nhân vì
theo Joe G Devereux(4) khi độ sâu <2,5mm sẽ
xuất hiện nguy cơ góc hẹp; còn theo tác giả Tin
Aung(2), tiền phòng trung tâm có độ sâu <2,4mm
là yếu tố nguy cơ của dính vùng chu biên mống
ra phía trước, dính mống mắt-giác mạc (PAS).
Điểm nổi bật của phương pháp Smith là đo
được trên con số cụ thể, khi đo độ sâu tiền
phòng <2,5mm, ta có thể kết luận là tiền phòng
nông và kết hợp thêm với các yếu tố khác như
giới tính, độ tuổi, khúc xạ và tình trạng thủy tinh
thể hiện tại có thể phần nào giúp tiên lượng khả
năng glaucoma nguyên phát góc đóng trên bệnh
nhân. Từ đó, đề xuất các theo dõi dựa trên nhãn
áp, chiều dày lớp sợi thần kinh, thị trường và
hướng điều trị dự phòng nhằm làm giảm tiến
triển đến bệnh glôcôm thực sự.
KẾT LUẬN
Phương pháp Smith là cách đo độ sâu tiền
phòng với kính sinh hiển vi dễ áp dụng, nhanh
chóng và chính xác trong thăm khám lâm sàng
nhãn khoa. Kết quả Smith với số đo được rõ
ràng, cụ thể và hiệu quả trong tầm soát góc hẹp
trên những bệnh nhân có nguy cơ glaucoma góc
đóng nguyên phát, và đặc biệt hữu dụng ở
những cơ sở chăm sóc mắt ban đầu nơi không
trang bị kính soi góc tiền phòng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Atchison DA, Kasthurirangan S, and Pope JM (2008). "Age-
related changes in optical and biometric characteristics of
emmetropic eyes". Journal of Vision; 8(4): 58 – 62.
2. Aung T, Machin D (2003). "Anterior Chamber Depth and the
Risk of Primary Angle Closure in 2 East Asian Populations".
Arch Ophthalmol.; 123(6): 527 – 532.
3. Barrett BM.P. (1996). "Clinical assessment of anterior chamber
depth." Ophthalmic Physiol.; (2): 32 – 39.
4. Devereux JG, Baasanhu J (2000). "Anterior chamber depth
measurement as a screening tool for primary angle closure
Glaucoma in an East asia population". Arch Opthalmol.; 118(6):
257 – 263.
5. Fontana ST. (1980). "Volume and depth of the anterior
chamber in the normal aging human eye". Arch Ophthalmol.;
98(10): 1803 – 1808.
6. Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Chí Hưng (2001). "Đo trục trước
sau, độ sâu tiền phòng, chiều dầy thủy tinh thể, chiều dầy giác
mạc thanh niên Việt Nam". Bản tin nhãn khoa; 4: 3 – 7.
7. Osuobeni EP, Oduwaiye KA (2003). “The effect of
illumination-microscope angle on slit lamp estimate of the
anterior chamber depth”. Optom. Vis. Sci.; 80(3): 237 – 244.
8. Richdale K., Bullimore Z.K. (2008). "Lens thickness with age
and accommodation by optical coherence tomography".
Ophthalmic Physiol. Opt.; 28(5): 441 – 447.
9. Smith R. (1979). "A new method for the estimation of the depth
of the anterior chamber". Br. J. Ophthalmol.; 63(4): 215 – 220.
10. Turki M. Al-Mubrad, Ogbuehi K.C. (2006). "Smith-method
assessment of anterior chamber depth for screening for narrow
anterior chamber angles". Indian Journal of Opthalmology; 54(3):
165 – 168.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_do_sau_tien_phong_bang_phuong_phap_smith_o_nguoi_tr.pdf