Bệnh nhân ung thư thanh quản là những
bệnh nhân có nguy cơ cao phát triển các loại ung
thư biểu mô đồng bộ và không đồng bộ khác
vùng đầu mặt cổ. Tỉ lệ ung thư thứ phát của ung
thư đầu cổ cao có thể được cho là do một hiệu
ứng “vùng tạo ung thư” (“field cancerisation”
effect). Sự phát triển thêm ung thư thứ phát có
thể làm giảm tỉ lệ sống còn của bệnh nhân. Hơn
nữa, ung thư đầu cổ rất thường được điều trị
bằng xạ trị để giữ lại chức năng nói cho bệnh
nhân, nhưng tần suất tái phát rất cao. Ngày nay,
CT scan và MRI còn hạn chế trong chẩn đoán
ung thư tái phát ở bệnh nhân đang được điều trị
bằng hóa trị liệu và xạ trị. Trong nghiên cứu gần
đây của Katada và cộng sự(7) đã ghi nhận: NBI có
hiệu quả trong việc phát hiện ung thư biểu mô tế
bào vẩy (SCC) bề mặt đồng bộ khác vùng niêm
mạc họng và hạ họng đã được điều trị hóa trị
liệu trước đó. Mỗi bệnh nhân đều có thể được
phát hiện ung thư giai đoạn sớm, can thiệp điều
trị tối thiểu, và điều này có thể cải thiện được
tiên lượng cho bệnh nhân và cải thiện chất lượng
cuộc sống. NBI thật sự là công cụ có thể phân
biệt được tổn thương thanh quản không ác tính
và ác tính bằng cách xem phân bố mao mạch
niêm mạc.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát độ tin cậy của NBI trong phát hiện sớm ung thư vùng mũi họng đối chiếu sinh thiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 11
KHẢO SÁT ĐỘ TIN CẬY CỦA NBI TRONG PHÁT HIỆN SỚM
UNG THƯ VÙNG MŨI HỌNG ĐỐI CHIẾU SINH THIẾT
Trịnh Thị Minh Hải*Nguyễn Hữu Dũng **
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu là khảo sát độ tin cậy của NBI trong phát hiện ung thư đầu cổ. Nghiên cứu tiến cứu.
Từ tháng 11/2011 đến tháng 5/2012 tất cả bệnh nhân có khối u nghi ngờ ở vùng mũi họng, thanh quản, đều được
nội soi bằng ánh sáng trắng và NBI. So sánh và xử lý số liệu cho thấy độ nhạy, độ chuyên, giá trị tiên đoán dương
tính, giá trị tiên đoán âm tính.
Kết quả: Trong số 51 bệnh nhân có 17 bệnh nhân có tổn thương vòm, 34 bệnh nhân có tổn thương ở thanh
quản.Về giới tính có 33 nam, 18 nữ, với tuổi trung bình là 48,86±15,09. Độ nhạy, độ chuyên, giá trị tiên đoán
dương tính và giá trị tiên đoán âm tính lần lượt của ánh sáng trắng lần lượt là 75% 90,7%60%95,1%; của NBI
là 90%97,6%90%97,6%(với p< 0,01).
Kết luận: NBI tỏ ra cải thiện độ chuyên, giá trị tiên đoán dương tính của chẩn đoán trong phát hiện ung thư
đầu cổ ở bệnh nhân có nguy cơ cao.
Từ khóa: Hình ảnh dải tần số hẹp.
ABSTRACT
TO EVALUATE THE DIAGNOSTIC VALUE OF RHINOLARYNGOSCOPY USING A NARROW BAND
IMAGING (NBI) SYSTEM IN DETECTING CARCINOMA OF THE HEAD AND NECK
Trinh Thi Minh Hai, Nguyen Huu Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 11 - 16
Objectives: To evaluate the diagnostic value of rhinolaryngoscopy using a narrow band imaging (NBI)
system in detecting carcinoma of the head and neck.
Study design: Prospective study
Subjects and methods: Between November 2011 and May 2012 in patients on suspicion of the
nasopharyngeal and laryngeal carcinoma at ENT Saigon Hospital. They underwent rhinolaryngoscopy screening
with both a white light and an NBI system. Sensitivity, specificity, positive predictive and negative predictive
values for detecting carcinoma were calculated and compared.
Results: 51 patients include 17 patients with nasopharyngeal disease and 34 patients with laryngeal disease.
There were 33 men and 18 women, with a mean age of 48.86 ± 15.09 years (range 17 – 88 years) at the time of
diagnosis. Sensitivity, specificity, positive predictive and negative predictive values for detecting carcinoma by
white light were 75 %, 90.7 %, 60% and 95.1%. In contrast, those by NBI were 90%*, 97.6%*, 90%* and 97.6%
(*P <0.01 vs white light).
Conclusion: NBI endoscopy significantly improves diagnostic specificity, positive predictive values for
detecting carcinoma of the head and neck in high-risk patients.
Key words: Narrow band imaging
* Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn ** BM Tai Mũi Họng ĐH Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Trịnh Thị Minh Hải ĐT: 0903985738 Email: trinhthiminhhai@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 12
GIỚI THIỆU
Ung thư TMH đứng hàng thứ sáu trong ung
thư nói chung trên thế giới. Phần lớn ung thư
vùng họng và đầu mặt cổ là ung thư biểu mô tế
bào vẩy. Bệnh hay gặp ở những vùng như Nam
Á, Nam Mỹ, Tây Á. Như chúng ta biết, bệnh
thường xuất hiện muộn và thường được chẩn
đoán vào giai đoạn đã phát triển. Hơn nữa, khối
u lại có thể xuất hiện nhiều chỗ trong vùng
TMH(8,10,14).
Tuy nhiên, những tổn thương ung thư vùng
tai mũi họng thường là loạn sản hay bạch sản,
nếu những tổn thương trên bề mặt nông, kích
thước đường kính nhỏ hơn 1cm thì kỹ thuật nội
soi ánh sáng thông thường có thể khó phát hiện.
Nội soi nhuộm Lugol được dùng trong bệnh lý
thực quản, nhưng không được dùng trong vùng
đầu cổ vì tính chất kích thích niêm mạc, nguy cơ
bị sặc(5).
Sinh thiết vẫn là tiêu chuẩn để chẩn đoán
bệnh lý ung thư, tuy nhiên sinh thiết có thể đối
diện với nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng vết
thương, hơn nữa trên lâm sàng, cần theo dõi tiến
triển của loạn sản, bạch sản một số bệnh nhân
còn cần phải được sinh thiết nhiều lần trong vài
năm. Sẹo của sinh thiết lần đầu ảnh hưởng đến
kết quả sinh thiết lần sau(1,2,7).
Ở điểm này, NBI (narrow band imaging), là
nội soi bằng ánh sáng dải tần số hẹp có khả năng
dùng để phát hiện sớm khối u ngay từ biểu hiện
bề mặt niêm mạc có tăng sinh mao mạch(1,2,7).
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên tất cả những
bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Tai Mũi
Họng Sài Gòn từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 5
2012, bệnh nhân người lớn có tổn thương u hay
nghi ngờ u vùng mũi họng thanh quản.
Dạng nghiên cứu
Tiến cứu, thiết kế theo thể loại mô tả cắt
ngang.
Xử lý số liệu
Chúng tôi xử lý số liệu sau khi thu thập bằng
phương pháp thống kê y học với sự hỗ trợ của
phần mềm SPSS 16.0 và Microsoft Excel 2003.
KẾT QUẢ
Có tất cả 51 ca được đưa vào lô nghiên cứu
So sánh mức độ tương hợp giữa nội soi ánh
sáng trắng và ánh sang NBI với kết quả giải
phẫu bệnh
Bảng 1: Độ nhạy và độ đặc hiệu của ánh sáng trắng
(GPB là chuẩn).
Giải phẫu bệnh
Đặc điểm Dương
tính
(n=10)
Âm tính
(n=41)
Độ nhạy
(%) (KTC
95%)
Độ đặc
hiệu (%)
(KTC 95%)
Dương
tính (n=8)
6 2 Ánh
sáng
trắng
Âm tính
(n=43)
4 39
75 (34,9 –
96,8)
90,7 (77,9
– 97,4)
Nhận xét: Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu
của ánh sáng trắng, kết quả cho thấy trong 8
trường hợp dương tính, chỉ có 6 trường hợp là
dương thật và 2 trường hợp dương giả. Từ kết
quả trên, xác định độ nhạy (xác suất kết quả xét
nghiệm dương tính) của ánh sáng trắng là 75%.
Trong 43 trường hợp âm tính, kết quả âm tính
thật là 39 và âm tính giả là 4 ca, độ đặc hiệu (xác
suất kết quả xét nghiệm âm tính) được xác định
là 90,7%.
Bảng 2: Giá trị tiên đoán dương thật và âm thật của
ánh sáng trắng (GPB là chuẩn).
Giải phẫu
bệnh
Đặc điểm
+
(n=10)
-
(n=41)
GTTĐ (+)
% (KTC
95%)
GTTĐ (-)
% (KTC
95%)
P
+ (n=8) 6 2 Ánh
sáng
trắng
-
(n=43)
4 39
60
(26,2 –
87,8)
95,1
(83,5 –
99,4)
0,000
2=18,46
Nhận xét: Kết quả cho thấy, giá trị tiên đoán
dương thật của ánh sáng trắng là 60% (Trong 100
người được soi bằng ánh sáng trắng, giá trị tiên
đoán có bệnh thật là 60%, giá trị tiên đoán không
có bệnh thật là 95,1%). Giá trị tiên đoán này là có
ý nghĩa thống kê với p=0,000 và 2=18,46.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 13
Bảng 3: Độ nhạy và độ đặc hiệu của ánh sáng NBI
(GPB là chuẩn).
Giải phẫu bệnh
Đặc điểm Dương
tính
(n=10)
Âm tính
(n=41)
Độ nhạy
(%)
(KTC
95%)
Độ đặc
hiệu (%)
(KTC 95%)
Dương tính
(n=10)
9 1 Ánh
sáng
NBI Âm tính
(n=41)
1 40
90
(55,5 –
99,7)
97,6
(87,1 –
99,9)
Nhận xét: Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu
của ánh sáng NBI, kết quả cho thấy trong 10
trường hợp dương tính, có 9 trường hợp là
dương thật và 1 trường hợp dương giả. Từ kết
quả trên, xác định độ nhạy (xác suất kết quả xét
nghiệm dương tính) của ánh sáng NBI là 90%.
Trong 41 trường hợp âm tính, kết quả âm tính
thật là 40 và âm tính giả là 1 ca, độ đặc hiệu (xác
suất kết quả xét nghiệm âm tính) được xác định
là 97,6%.
Bảng 4:Giá trị tiên đoán dương thật và âm thật của
ánh sáng NBI (GPB là chuẩn).
Giải phẫu
bệnh
Đặc điểm
+
(n=10)
-
(n=41)
GTTĐ (+)
%
(KTC
95%)
GTTĐ (-)
%
(KTC
95%)
P
+ (n=8) 9 1 Ánh
sáng
NBI
-
(n=43)
1 40
90
(55,5 –
99,7)
97,6
(87,1 –
99,9)
0,000
2=39,1
Nhận xét: Kết quả cho thấy, giá trị tiên đoán
dương thật của ánh sáng NBI là 90% (Trong 100
người được soi bằng ánh sáng NBI, giá trị tiên
đoán có bệnh thật là 90%, giá trị tiên đoán không
có bệnh thật là 97,6%). Giá trị tiên đoán này là có
ý nghĩa thống kê với p=0,000 và 2=39,1.
Bảng 5: Xác định sự khác biệt về xác định dương tính
giữa ánh sáng trắng và ánh sáng NBI.
Ánh sáng trắng
Đặc điểm Dương tính
(n=8)
Âm tính
(n=43)
P
McNema’s
2
Dương tính
(n=10)
7 3
Ánh sáng
NBI Âm tính
(n=41)
1 40
0,31
(2=1)
Nhận xét: Trong 51 trường hợp được soi, với
ánh sáng trắng, phát hiện 8 trường hợp dương
tính, tuy nhiên, đối với ánh sáng NBI, phát hiện
được 10 trường hợp dương tính. Bằng kiểm định
chi bình phương McNemar, sự khác biệt giữa 2
ánh sáng trong việc xác định dương tính là
không có ý nghĩa thống kê với p=0,31 và
McNemar’s χ²=1.
Bảng 6: Sự đồng thuận giữa 2 máy ánh sáng.
Tỷ lệ đồng
thuận
Tỷ lệ đồng
thuận mong
đợi
Hệ số Kappa P
92,2% 70,9% 0,73 0,000
Bảng 7: Xác định sự khác biệt về xác định dương tính
giữa giải phẫu bệnh và ánh sáng trắng.
Giải phẫu bệnh
Đặc điểm Dương tính
(n=10)
Âm tính
(n=41)
P
McNema’s
2
Dương tính
(n=8)
6 2
Ánh sáng
trắng Âm tính
(n=43)
4 39
0,41
(2=0,67)
Nhận xét: Trong 51 trường hợp được soi, với
giải phẫu bệnh và ánh sáng trắng, trong đó có 6
trường hợp cả 2 phương pháp đều cho kết quả
dương tính. Bằng kiểm định chi bình phương
McNemar, sự khác biệt giữa 2 ánh sáng trong
việc xác định dương tính là không có ý nghĩa
thống kê với p=0,41 và McNemar’s χ²=0,67.
Bảng 8: Sự đồng thuận giữa 2 phương pháp.
Tỷ lệ đồng
thuận
Tỷ lệ đồng
thuận mong
đợi
Hệ số Kappa P
88,24% 70,86% 0,59 0,000
Bảng 9: Xác định sự khác biệt về xác định dương tính
giữa giải phẫu bệnh và ánh sáng NBI.
Giải phẫu bệnh
Đặc điểm Dương tính
(n=10)
Âm tính
(n=41)
P
McNema’s
2
Dương tính
(n=10)
9 1
Ánh sáng
NBI Âm tính
(n=41)
1 40
1
(2=0.00)
Nhận xét: Trong 51 trường hợp được soi, với
giải phẫu bệnh và NBI, phát hiện 10 trường hợp
dương tính, tuy nhiên, đối với ánh sáng NBI,
trong đó có 9 trường hợp cả 2 phương pháp đều
cho kết quả dương tính. Bằng kiểm định chi bình
phương McNemar, sự khác biệt giữa 2 phương
pháp trong việc xác định dương tính là không có
ý nghĩa thống kê với p=1 và McNemar’s χ²=0.00.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 14
Bảng 10:Sự đồng thuận giữa 2 phương pháp.
Tỷ lệ đồng
thuận
Tỷ lệ đồng
thuận mong
đợi
Hệ số Kappa P
96,08% 68,47% 0,87 0,000
BÀN LUẬN
Trong chẩn đoán những tổn thương ác tính
bề mặt, điều thường ghi nhận sớm nhất là cấu
trúc cuộn mao mạch bị phá hủy, cho ra đám nâu
và những đốm nâu rải rác trên nội soi NBI, đặc
biệt chúng càng biểu hiện rõ nét hơn nếu được
hỗ trợ bằng thiết bị khuếch đại. Hình ảnh này
được quan sát thấy trên ung thư thực quản, ung
thư họng, ung thư miệng, và ung thư thanh
quản giai đoạn sớm.
Do nghiên cứu của chúng tôi chỉ sử dụng
máy nội soi ánh sáng trắng thường quy cũng
như sử dụng máy nội soi ánh sáng NBI đơn
thuần, không sử dụng các thiết bị khuếch đại và
tăng độ phân giải nên: Hình ảnh mô tả hình
dạng niêm mạc dưới 2 máy nội soi trong nghiên
cứu này chỉ dựa vào các tiêu chuẩn sau: Tiêu
chuẩn nghi ngờ tiền ung thư hay ung thư dưới
nội soi ánh sáng trắng là: bạch sản, những sang
thương đỏ dày sừng, những u bề mặt không đều
và những u bị loét. Tiêu chuẩn chẩn đoán những
sang thương ác tính, bao gồm cả ung thư biểu
mô tế bào vảy (SCC: squamous cell carcinoma)
cũng như ung thư biểu mô tại chỗ (CIS:
Carcinoma in situ) bằng NBI là: sự hiện diện của
vùng mô màu nâu nhạt dày sừng với những
đốm màu nâu trên sang thương. Tiêu chuẩn này
giống với tác giả Watanabe A(8).
Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây sử dụng
phương pháp nội soi NBI kết hợp với nội soi phế
quản ghi hình BF -6C260 có chức năng phân giải
những thay đổi màu sắc chất lượng cao có thể
xác định hình ảnh rõ ràng hơn, dựa vào đó có
thể chia những thay đổi này ra làm 5 type khác
nhau dựa vào những mô hình thay đổi vi mạch
niêm mạc và cuộn mao mạch của tổn thương:
những tổn thương từ type I đến type IV là không
ác tính và type V là ác tính. Hơn nữa những loạn
sản mức độ thấp thường gặp ở xếp loại type IV,
loạn sản nặng và ung thư biểu mô tại chỗ
(carcinoma in situ) là ở type Va, ung thư xâm lấn
là type Vb hoặc type Vc. Như vậy, xếp loại cuộn
mao mạch sẽ giúp dễ dàng dự đoán ung thư và
tiền ung thư thanh quản.
Trong nghiên cứu này cho thấy: Mô tả hình
dạng niêm mạc khi soi dưới ánh sáng trắng thì
chiếm tỷ lệ cao nhất là các loại u (14/51 bệnh
nhân, chiếm tỷ lệ 27,4%), bao gồm các loại u sụn
phễu, bờ, vòm, hạ họng và hốc mũi. Kế đến là
hình dạng “Khác” như viêm họng, viêm amiđan,
nang dây thanh (25,5%) và hình dạng polyp dây
thanh (23,5%). Bạch sản tìm thấy dưới ánh sáng
trắng chiếm tỷ lệ tương đối thấp (3/51 bệnh
nhân, chiếm tỷ lệ 5,9% Dựa theo tiêu chuẩn nghi
ngờ tổn thương dưới ánh sáng trắng thì tỷ lệ
bệnh nhân lành tính chiếm cao nhất (23/51 bệnh
nhân, chiếm tỷ lệ 45,1%), thấp nhất là số bệnh
nhân được chẩn đoán ác tính (8/51 bệnh nhân,
chiếm tỷ lệ 15,7%), 20 bệnh nhân chưa được chẩn
đoán chính xác và thuộc diện nghi ngờ, chiếm tỷ
lệ 39,2%.
Kết quả hình ảnh niêm mạc dưới ánh sáng
NBI trong nghiên cứu này cho thấy, tỷ lệ phù nề
mao mạch dẫn là chiếm đa số 35,3%, kế đến là
dạng mảng trắng đốm nâu (21,6%), các trường
hợp cuộn mao dẫn, u nhú, u vòm chiếm tỷ lệ
thấp (<10%). Dưới ánh sáng trắng, phát hiện 2
trường hợp ung thư. Dựa theo tiêu chuẩn nghi
ngờ tổn thương dưới ánh sáng NBI thì tỷ lệ bệnh
nhân lành tính chiếm cao nhất (39/51 bệnh nhân,
chiếm tỷ lệ 76,5%), kế đến là kết quả ác tính
(10/51 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 19,6%), thấp nhất
là số bệnh nhân được chẩn đoán nghi ngờ (chỉ có
2 trường hợp không phát hiện được bản chất tổn
thương, chiếm tỷ lệ 3,9%).
Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy, phát hiện
10 trường hợp ác tính.
Vì phần lớn ung thư đầu mặt cổ cũng thuộc
dạng ung thư biểu mô tế bào vẩy và có những
thay đổi mô học giống như ở vùng thực quản.
NBI cũng tỏ ra rất có giá trị hỗ trợ trong việc
chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào vẩy ở vùng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 15
đầu mặt cổ (SCCHN: Squamois cell carcinoma of
the head and neck) ở những bệnh nhân có nguy
cơ cao và ung thư đầu mặt cổ phối hợp với ung
thư thực quản:tác giả Watanabe A và các cộng
sự(16) nghiên cứu trên 667 bệnh nhân ung thư
thực quản được nội soi tìm ung thư phối hợp
vùng đầu mặt cổ: Kết quả của nội soi bằng ánh
sáng trắng thông thường chỉ phát hiện được
23/45 bệnh nhân ung thư với độ nhạy, độ đặc
hiệu, độ chính xác, giá trị tiên đoán dương, giá
trị tiên đoán âm lần lượt so với chẩn đoán mô
học là 51,1%; 99,7%; 96,4%; 92%; 96,6%.Trong khi
đó NBI phát hiện được 44/45 bệnh nhân được
chẩn đoán mô học là ung thư cho thấy độ nhạy,
độ đặc hiệu, độ chính xác, giá trị tiên đoán
dương, giá trị tiên đoán âm lần lượt là 97,7%;
98,9%; 98,8%; 86,3% và 99,8%. So sánh giữa hai
phương pháp này dưới đối chiếu mô học thấy rõ
ràng NBI có giá trị chẩn đoán ban đầu cao hơn
rất nhiều so với nội soi bằng ánh sáng thông
thường với độ nhạy 97,8% cao hơn 51,1%, độ
chính xác 98,8% cao hơn 96,4%; giá trị tiên đoán
âm 99,8% cao hơn 96,6%, tất cả các sự khác biệt
này đều có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,001cho
độ nhạy, < 0,01 cho độ chính xác và giá trị tiên
đoán âm).
Một nghiên cứu gần đây nhất: Khi nội soi
ánh sáng NBI kết hợp thiết bị khuếch đại: Khi
phóng đại, những tổn thương sẽ cho là những
đốm nâu rải rác trên bề mặt tổn thương, nơi
mà niêm mạc bình thường sẽ không thấy có,
đường kính của những đốm nâu này khoảng
1mm. NBI phóng đại sẽ dễ dàng nhìn thấy ổ
những đốm này tăng sinh gọi những khám
phá này là “kiểu vi mạch tăng sinh”, cho độ
chẩn đoán chính xác của NBI và ánh sáng
trắng là 90,4% và 76,9% có sự khác biệt với
p=0,028. Độ nhạy của NBI trong phát hiện tổn
thương ác tính (carcinoma tại chỗ hoặc
carcinôm xâm lấn) là 88,9% cao hơn ánh sáng
trắng là 68,9% với p=0,020. Dự báo âm tính của
NBI (91,7%) cũng cao hơn ánh sáng trắng
(79,1%) p= 0,048) Độ chuyên và dự báo dương
tính của NBI là 93,2% và 90,9% có khác biệt,
kết quả bên ánh sáng trắng là không khác biệt
với p >0,05. Khi so sánh với ánh sáng trắng,
những yếu tố được đề nghị ở soi NBI những
tổn thương ác tính có giá trị chẩn đoán chính
xác hơn. Đối với các loại phân type, độ nhạy
và độ chuyên của tổn thương type I (NBI) tiên
lượng cho kết quả GPB là polyp dây thanh là
100%. Tương tự, cho chẩn đoán viêm thanh
quản mạn là 100%. Độ nhạy và độ chuyên của
type III tiên lượng cho kết quả GPB squamous
cell hyperplasia là 70% và 95,2 %. Của type IV
tiên lượng cho kết quả GPB loạn sản thấp là
68,4% và 92,9%. Của type V cho tiên lượng kết
quả GPB loạn sản nặng hoặc carcinôm tại chỗ
là 83,3 và 100%. Do đó, NBI có kết hợp nội soi
phóng đại dường như có hiệu quả và là
phương pháp can thiệp ít xâm lấn cho việc
phát hiện bệnh sớm và có khả năng khám phát
hiện những thay đổi vi mạch trong suốt tiến
trình ung thư hóa,. NBI có phóng đại không
chỉ được ứng dụng trên lâm sàng ở vùng đầu
cổ mà còn ở phế quản, thực quản, dạ dày và
ruột. NBI có khuếch đại được xem là phương
pháp có khả năng phát hiện sớm ung thư đều
dựa trên căn bản là sự phân bố mạch máu
không đều. Tăng sinh tân mạch là điểm cho
thấy chuyển biến của tiền ung thư trong quá
trình tăng sinh của tiến trình ung thư hóa. Cho
nên, chẩn đoán dựa trên thay đổi mạch dẫn
hay hình dạng mạch máu là quan điểm của
việc phát hiện sớm u tân sinh.
Một nghiên cứu gần đây nhất về sự ứng
dụng Toluidine blue trong chẩn đoán sang
thương ác tính hoặc tiền ung thư dưới dạng loạn
sản vùng miệng của tác giả Palamo và cộng sự
cho thấy phương pháp này chỉ cho độ nhạy
65,5%; độ đặc hiệu 73,3%; giá trị tiên đoán dương
35,2% và giá trị tiên đoán âm là 90,6%. Từ kết
quả này cho thấy: giá trị ứng dụng phương pháp
này trong chẩn đoán sang thương ác tính hoặc
tiền ung thư dưới dạng loạn sản vùng miệng vẫn
chưa chắc chắn.
Như chúng ta đã biết, trong các loại ung thư
đầu mặt cổ thì ung thư thanh quản nếu được
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 16
chẩn đoán và điều trị sớm sẽ cho kết quả rất khả
quan. Do đó, chẩn đoán sớm ung thư thanh
quản thật sự có giá trị cho tiên lượng và có thể
lựa chọn giải pháp điều trị tốt nhất. Các nghiên
cứu trước đây giới thiệu phương pháp nội soi
thanh quản tự phát huỳnh quang, dùng kết hợp
với nội soi ánh sáng trắng kinh điển được gọi là
nội soi tự phát huỳnh quang (Autofluorescent
endoscopy) có thể phát hiện sớm những tổn
thương tiền ung thư và ác tính. Độ nhạy của
phương pháp này khoảng 92 – 97% tương đương
với nội soi NBI. Tuy nhiên, tỉ lệ dương tính giả
tương đối cao vì một vài tổn thương lành tính
(bao gồm mô hạt, u nhú và polyp dây thanh)
cũng làm mất màu xanh của huỳnh quang. Vì
thế độ đặc hiệu chỉ trong khoảng từ 60 –
82%..Hơn nữa, những vết sẹo niêm mạc và viêm
cũng thường cho kết quả dương tính giả nên ở
bệnh nhân đã mổ ung thư thanh quản hay xạ trị
khi khám theo dõi sẽ có giới hạn khi dùng
phương pháp này. Ngược lại, trên kết quả mô
sẹo hay mô viêm khi nội soi NBI có thể phân biệt
dễ dàng với những sang thương tiền ung thư
hay ác tính.
Bệnh nhân ung thư thanh quản là những
bệnh nhân có nguy cơ cao phát triển các loại ung
thư biểu mô đồng bộ và không đồng bộ khác
vùng đầu mặt cổ. Tỉ lệ ung thư thứ phát của ung
thư đầu cổ cao có thể được cho là do một hiệu
ứng “vùng tạo ung thư” (“field cancerisation”
effect). Sự phát triển thêm ung thư thứ phát có
thể làm giảm tỉ lệ sống còn của bệnh nhân. Hơn
nữa, ung thư đầu cổ rất thường được điều trị
bằng xạ trị để giữ lại chức năng nói cho bệnh
nhân, nhưng tần suất tái phát rất cao. Ngày nay,
CT scan và MRI còn hạn chế trong chẩn đoán
ung thư tái phát ở bệnh nhân đang được điều trị
bằng hóa trị liệu và xạ trị. Trong nghiên cứu gần
đây của Katada và cộng sự(7) đã ghi nhận: NBI có
hiệu quả trong việc phát hiện ung thư biểu mô tế
bào vẩy (SCC) bề mặt đồng bộ khác vùng niêm
mạc họng và hạ họng đã được điều trị hóa trị
liệu trước đó. Mỗi bệnh nhân đều có thể được
phát hiện ung thư giai đoạn sớm, can thiệp điều
trị tối thiểu, và điều này có thể cải thiện được
tiên lượng cho bệnh nhân và cải thiện chất lượng
cuộc sống. NBI thật sự là công cụ có thể phân
biệt được tổn thương thanh quản không ác tính
và ác tính bằng cách xem phân bố mao mạch
niêm mạc.
KẾT LUẬN
NBI thật sự là công cụ có thể phân biệt được
tổn thương vùng mũi họng không ác tính và ác
tính bằng cách xem phân bố mao mạch niêm
mạc.
Nghiên cứu trên, hình dáng mạch máu của
cuộn mao mạch đều có thể xếp thành 5 types, có
liên quan đến tổn thương mũi họng nặng xác
định bằng mô học. Hơn nữa, tính chất của cuộn
mao mạch nội mô không ảnh hưởng bởi mô sẹo
hay mô viêm. Vì vậy việc đánh giá cuộn mao
mạch qua NBI có thể dùng thường quy để khám
mũi họng thanh quản ở những bệnh nhân có
nguy cơ cao, dùng trong tầm soát ung thư đồng
bộ và khác bộ của ung thư đầu cổ, để quản lý
theo dõi hiệu quả điều trị và kiểm tra ung thư tái
phát sau phẫu thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gono K, Obi T, Yamaguchi M et al (2004). Appearance of
enhanced tissue features in narrow band endoscopic imaging. J
Biomed Opt 9:pp568 – 577.
2. Gono T, Yamazaki K, Doguchi N, et al (2003). Endoscopy
observation oftissue by narrow band illumination. Opt Rev
10:pp: 211 – 215.
3. Muto M, Hironaka S, Nakane M, et al (2002). Association of
multiple Lugol-voiding lesions with synchronous and
metachronous oesophageal squamous cell carcinoma in
patients with head and neck cancer. Gastrointest Endosc 56;
pp:517 – 521.
4. Muto M, Katada C, Sano Y, et al (2005). Narrow band imaging:
a new diagnosic approach to visualize angiogenesis in
superficial neoplasia. Clin Gastroenterol Hepatol 3:S16 – 20.
5. Muto M, Nakane M, Katada C, et al (2004). Squamous cell
carcinoma in situ at oropharyngeal and hypopharyngeal
mucosal sites. Cancer 101; pp: 1375 – 1381.
6. Ni XG, He S, Xu ZG, et al (2011). Endoscopic diagnosis of
laryngeal cancer and precancerous lesions by narrow band
imaging. The Journal of Laryngology and Otology. 125: 233 – 296.
7. Trần Hữu Tước (1983) Ung thư thanh quản hạ họng. NXB Y
học.tr:104-110
8. Watanabe A, Hosokawa M, Taniguchi M, Sasaki S (2003).
Periodic pharyngolaryngoscopy detects early head and neck
cancer and improves survival in esophageal cancer. Ann Thorac
Surg 76; pp:1699 – 1705.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_do_tin_cay_cua_nbi_trong_phat_hien_som_ung_thu_vung.pdf