KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ
Hầu hết CBYT tham gia nghiên cứu có hành
vi tốt về phòng chống bệnh lao còn thấp, chưa
đáp ứng với yêu cầu thực tế. Kiến thức phòng
chống lao của CBYT tốt thì thái độ, hành vi của
họ đối với bệnh nhân, cộng đồng càng tốt nhưng
cần phải tăng cường TT-GDSK nhất là về kiến
thức nguy cơ gây bệnh và dịch tể học.
Đối tượng cần phải giúp đỡ để nâng cao kiến
thức, thái độ và thay đổi hành vi phòng chống
lao là tất cả các y, bác sĩ và những người tham
gia CSSSKBĐ trong tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, cần
phải quan tâm nhiều đến đối tượng là y tá; y sĩ
và điều dưỡng, người tham gia CSSKBĐ, kể cả y
tế công hay ngoài công lập.
Vai trò của nguồn tiếp cận thông tin có tầm
quan trọng tác động đối với CBYT nhất là hình
thức tập huấn về CTCL hoặc tổ chức hội thảo.
Do đó, CTCL cần phải tăng cường công tác này.
Chú ý tuyên truyền kiến thức dịch tễ và nguy cơ
mắc bệnh lao.
CTCL tham mưu cho Sở Y tế có giải pháp
can thiệp nhằm hạn chế sử dụng thuốc chống
lao cho bệnh khác, nhất là bệnh lý đường hô
hấp.
Với nghiên cứu tương tự nhưng kỹ thuật lấy
mẫu phải ngẫu nhiên hơn với bảng câu hỏi
phỏng vấn trực tiếp chi tiết hơn, phân tích rõ
ràng hơn nhằm giải đáp được câu hỏi tại sao
CBYT có kiến thức phòng chống lao tốt gần 80%
mà hành vi phòng chống lao tốt chỉ đạt 56,3%.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hành vi phòng chống lao cho cộng đồng của cán bộ y tế và các yếu tố liên quan tại tỉnh Cà Mau năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 1
KHẢO SÁT HÀNH VI PHÒNG CHỐNG LAO CHO CỘNG ĐỒNG
CỦA CÁN BỘ Y TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI TỈNH CÀ MAU
NĂM 2007
Dương Minh Tùng và Cs*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Lao là bệnh truyền nhiễm qua đường không khí chưa được khống chế trong cộng đồng. Bệnh có
thể phòng ngừa và trị lành nếu phát hiện sớm và điều trị đủ thời gian. Hiện tại bệnh lao phần lớn phát hiện
muộn, thường trong trình trạng nặng, trầm trọng. Cán bộ y tế (CBYT) có vai trò quan trọng trong công tác phát
hiện và điều trị lành bệnh lao.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định được các mức độ hành vi phòng chống lao cho cộng đồng của CBYT và các
yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả bằng điều tra cắt ngang. Đối tượng là 551 CBYT đang tham gia hoạt
động y tế tại tỉnh Cà Mau. Chọn mẫu phỏng vấn theo phương pháp thuận tiện từ tháng 05 đến tháng 07 năm
2007. Nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.02 và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5
Kết quả nghiên cứu: 56,3% CBYT tham gia nghiên cứu có hành vi tốt về phòng chống bệnh lao. Trình độ
chuyên môn đại học và trên đại học luôn có hành vi tốt hơn so với nhóm khác. Vẫn còn 24,5% y tá và 14,0% y sĩ,
điều dưỡng sử dụng thuốc ưu tiên điều trị bệnh lao như Streptomycine, Kanamycin hoặc Rimifon cho bệnh nhân
có bệnh đường hô hấp khi chưa loại trừ bệnh lao. CBYT vừa làm y tế công vừa tham gia khám ngoài giờ có hành
vi phòng chống lao tốt nhất. Ngược lại, nhóm chỉ tham gia chăm sóc sức khoẻ ban đầu(CSSKBĐ) có hành vi tốt
thấp nhất dù số lượng tham gia nghiên cứu nhiều hơn. 70,6% CBYT có tham gia tập huấn CTCL thì hành vi
phòng chống lao tốt (60,9%) hơn nhóm không có tham gia (53,4%) (p<0,001).
Kết luận: CBYT đang công tác tại Cà Mau thực hiện công tác phòng chống lao còn hạn chế nhất là lực
lượng y sĩ, điều dưỡng, y tá và người tham gia CSSKBĐ. Truyền thông GDSK cho CBYT thông qua các lớp tập
huấn chương trình chống lao(CTCL) luôn có hiệu quả, cần phát huy.
ABSTRACT
SURVEY ON TUBERCULOSIS PREVENTIVE BEHAVIOR TO COMMUNITY
OF HEALHWORKERS IN CA MAU PROVINCE, VIETNAM
Duong Minh Tung, et al * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 66 - 71
Background: Tuberculosis is an airborne infectious disease that is preventable and curable if TB disease is
detected early and fully treated. Nowadays, Most of the TB patients were detected late, seriously ill. Most of TB
patients were detected a late disease, serious illness. The healthworkers have important role in increase detection
and cure of tuberculosis.
Objectives: Assess the level and determinants for TB preventive behavior in community of healthworkers in
Ca Mau province.
Method: This is a cross-sectional study. The participants were 551 healthworkers who were working in the
health system in Ca Mau province, Vietnam from May to July, 2007. The questionnaire talbe were selected by
convenient system. Data were entered using EpiData 3.02 and analyzed by statistical software SPSS 11.5.
Results: The results from the study showed that more than one-half (56.37%) of the respondents had good
* Trung tâm Phòng chống bệnh Xã hội Cà Mau
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 2
level of TB preventive behavior. The respondents had University upper and university specialized leveling always
had another group better behavior. Still continue 24.5% health visitors and 14.0% physician assistants used anti-
TB medication as Streptomycin, Kanamycine or Ramiro for patients there were respiratory disease when haven't
been eliminated tuberculosis. Healthworkers both make the governmental health care and participant examined
overtime have behaviour protect against best. Contrariwise, only people who assist at health care initial that there
were low behaviour though number of respondents. 70.6% responders had participated the tuberculosis program
training who had behaviour good level of TB preventive behavior (60.9%) than group without who participate
(53.4%) (p<0,001)
Conclusion: Healthworkers are working in Ca Mau province that have had low level of TB preventive
behavior. Especially, health visitors, physician assistants and people assist at health care initial. The health
education communications for Health Workers by training courses of Tuberculosis program need to develop.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình chống lao (CTCL) bảo vệ 100%
dân số tỉnh Cà Mau từ cuối năm 1996 bởi chiến
lược DOTS (hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát).
Bệnh lao được phát hiện và quản lý điều trị miễn
phí trong 8 tháng điều trị. Hệ thống tổ chức
CTCL đã hoàn chỉnh từ tỉnh đến xã phường. Các
bệnh viện tuyến huyện trong tỉnh có đủ điều
kiện phát hiện bệnh lao bằng phương pháp thử
đàm và chụp X quang phổi(7)
Qua theo dõi nhiều năm và hiện tại vẫn tồn
tại tình trạng bệnh nhân đến khám phát hiện
muộn > 80% trong tổng số bệnh nhân thu nhận
quản lý điều trị trong CTCL tỉnh Cà Mau. Năm
2001 CTCL tỉnh có nghiên cứu về vấn đề này và
kết quả cho thấy bệnh lao phát hiện muộn do sự
chậm trễ từ CBYT là chủ yếu (71%)(6)
Bệnh lao phát hiện sớm và điều trị kịp thời
là phương pháp phòng ngừa bệnh cho cộng
đồng tốt nhất. Thông thường bệnh nhân tự
biết có dấu hiệu nghi lao, tự tìm đến thầy
thuốc để được tư vấn và khám phát hiện bệnh.
Do đó, CBYT là đối tượng rất quan trọng tìm
ra các dấu chứng nghi lao, chỉ định xét nghiệm
hoặc hướng dẫn bệnh nhân khám phát hiện
lao sớm nhất và tại nơi gần nhất. Tuy nhiên,
trong thực tế bệnh nhân cũng ít quan tâm đến
sức khoẻ bản thân nên khi có ho, sốt.... bệnh
nhân thường hay tự mua thuốc điều trị hoặc
đến khám ban đầu tại cơ sở y tế tư, tổ y tế ấp
hoặc Trạm y tế xã nhưng nhiều CBYT kể cả
công và tư chưa nắm chắc cách dấu hiệu phát
hiện, biện pháp phòng chống bệnh lao nên
thường kéo dài quá mức cần thiết thời gian xác
định bệnh, kéo dài sự lây lan cho cộng đồng và
gây nguy hại trực tiếp sức khoẻ bệnh nhân.
Những hành vi trên trực tiếp tác động làm cho
bệnh lao phát hiện muộn, trong trình trạng
trầm trọng.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được các mức độ hành vi phòng
chống lao cho cộng đồng.
Xác định được các mức độ kiến thức, thái độ
phòng chống lao của CBYT tham gia.
Xác định được nguồn tiếp cận thông tin nào
giúp cho CBYT tìm hiểu tốt về bệnh lao.
Xác định được mối liên quan giữa các mức
độ hành vi phòng chống lao đối với các đặc
điểm chung, kiến thức, thái độ cũng như nguồn
tiếp cận thông tin phòng chống bệnh lao của
CBYT tham gia nghiên cứu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Theo phương pháp mô tả điều tra cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu là tất cả CBYT đang tham
gia hoạt động y tế tại tỉnh Cà Mau.
Dân số chọn mẫu chính là CBYT đang làm
công tác y tế được mời tham gia tập huấn
chương trình chống lao (CTCL) từ tháng 05 đến
tháng 07 năm 2007.
Công thức tính mẫu n = Z21/2 P (1-P)/d2. Trong
đó n là số phiếu điều tra, Z21/2 = 1,96 tương đương
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 3
khoảng tin cậy 95%, P = tỉ lệ ước đoán mức độ
hành vi phòng chống lao tốt cho cộng đồng dựa
vào các nghiên cứu trước đây. Mẫu đạt tối đa khi
p = 0,5; d = sai số cho phép = 0,05. Số mẫu yêu
cầu trong nghiên cứu này tối thiểu là 384.
Kỹ thuật chọn mẫu theo phương pháp thuận
tiện. Tất cả CBYT tham gia tập huấn đủ tiêu
chuẩn chọn mẫu tại 9 đơn vị hành chính huyện
và xã trong tỉnh Cà Mau.
Phương pháp xử lý số liệu
Nhập số liệu trên máy vi tính bằng phần
mềm EPIDATA 3.02 và phân tích số liệu bằng
chương trình SPSS 11.5.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung
Bảng 1 cho thấy có tổng số 551 CBYT tham
gia nghiên cứu. Trong đó có hơn phân nửa là
nam giới (61,5%). Khoảng hai phần ba CBYT
tham gia là y sĩ, điểu dưỡng và nữ hộ sinh, chỉ
có khoảng một phần tư là bác sĩ (20,3%) và bác
sĩ CK1 (4,4%). CBYT tham gia chủ yếu đang
làm việc trong hệ thống y tế công (biên chế và
hợp đồng) chiếm 82% số người tham gia.
Chuyên khoa đang làm việc chủ yếu là đa
khoa (32.8%); ngoại sản (17,6%), nội khoa
(16,2%), chuyên khoa lao chỉ có 6,7%. Về hình
thức tham gia khám bệnh, nhiều nhất là CBYT
tham gia CSSKBĐ (48,3%); hơn một phần ba
CBYT là vừa hành nghề y tế công, vừa khám
bệnh ngoài giờ (31,8%) và chỉ có 3,8% đang
hành nghề y tế tư nhân đơn thuần.
Kiến thức và thái độ phòng chống lao
Kết quả khảo sát kiến thức phòng chống lao
chung cho thấy 77,7% CBYT có kiến thức tốt về
phòng chống lao. Số còn lại có kiến thức trung
bình và kém chiếm tỉ lệ không nhỏ (22,3%).
Nghiên cứu cũng phân tích theo ba nhóm kiến
thức cụ thể hơn. CBYT có kiến thức tốt về dấu
hiệu nghi lao, chẩn đoán (94,7%) nhiều hơn kiến
thức về điều trị, phòng ngừa (80%). Kiến thức tốt
về nguy cơ nhiễm lao và dịch tễ thấp nhất
(68,8%). Đa số CBYT tham gia nghiên cứu có thái
độ tốt về phòng chống bệnh lao (90,6%). Tuy
nhiên vẫn có 9,4% chưa thể hiện thái độ đúng
đắn về công tác phòng chống lao.
Hành vi phòng chống lao: 56,3% CBYT được
đánh giá có hành vi phòng chống lao tốt; còn lại
trung bình và kém là 31,9 % và 11,8%.
Bảng 1: Đặc điểm chung của 551 CBYT tham gia
nghiên cứu
Đặc điểm chung Số lượng (n = 551)
Tỉ lệ
%
Nam 339 6,5
.1. Giới tính
Nữ 212 38,5
Bác sĩ và chuyên khoa 1 136 24,7
Y sĩ, điều dưỡng 342 62,1
Y tá 49 8,9
3. Trình độ
chuyên môn
Làm chuyên môn khác 24 4,4
Y tế công lập 452 82,0 3. Hình thức
tham gia trong
ngành y tế Y tế ngoài công lập 99 18,0
4. Hình thức tham gia khám bệnh trong hệ thống y tế
Chỉ hành nghề y tế công 89 16,2
Hành nghề y tế công và khám bệnh ngoài
giờ 175 31,8
Chỉ hành nghề y tế tư nhân 21 3,8
Tham gia CSSKBD 266 48,3
Mối quan hệ giữa đặc điểm chung của CBYT
và hành vi phòng chống lao
Bảng 2: Mối quan hệ giữa đặc điểm chung của CBYT
và hành vi phòng chống lao
Mức độ về hành vi (%) Đặc điểm chung
của CBYT
Số
lượng Tốt TB Kém
P –
value*
1. Giới tính <0,001
Nam 339 63,1% 28,9% 8,0%
Nữ 212 45,3% 36,8% 17,9%
2. Hình thức tham gia trong ngành y tế 0,824
Y tế công lập 452 56,9% 31,4% 11,7%
Y tế ngoài công
lập 99 53,5% 34,3% 12,1%
3.Trình độ chuyên môn <0,001
Bác sĩ và chuyên
khoa 1 112 74,3% 20,6% 5,1%
Y sĩ, Điều dưỡng,
Hộ sinh 342 53,2% 34,8% 12,0%
Y tá 49 34,7% 44,9% 20,4%
Chuyên môn khác 24 41,7% 29,2% 29,2%
4.Hình thức tham gia khám bệnh trong hệ thống y tế <0,001
Khám bệnh ngoài
giờ 175 70,3% 22,9% 6,9%
Y tế tư nhân 21 66,7% 23,8% 9,5%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 4
Mức độ về hành vi (%) Đặc điểm chung
của CBYT
Số
lượng Tốt TB Kém
P –
value*
Khám bệnh y tế
công 89 60,7% 25,8% 13,5%
Tham gia
CSSKBĐ 226 44,7% 40,6% 14,7%
* P – value bởi Pearson Chi-Square Tests
CBYT công có tham gia khám bệnh ngoài giờ
có hành vi tốt (70,3%) hơn y tế tư nhân (66,7%),
khám bệnh y tế công (60,7%) và chỉ tham gia
CSSKBĐ (44,7%) (p<0,001).
Bảng 3: Mối quan hệ giữa Trình độ chuyên môn và
hành vi phòng chống lao (sử dụng thuốc
Kanamycine, Streptomycine & Rimifon cho bệnh lý
hô hấp chưa xác định lao)
Sử dụng thuốc lao cho
bệnh nhân chưa xác
định lao (%)
P –
value* Trình độ chuyên
môn
Số
lượng
Có sử dụng Không sử dụng
Bác sĩ và Chuyên
khoa 1 136 5,1% 94,7%
Y sĩ, điều dưỡng 342 19,0% 81,0%
Y tá 49 24,5% 75,5%
Chuyên môn khác 24 4,2% 95,8%
<0,001
Vẫn còn không ít y sĩ điều dưỡng (19%) và y
tá (24,5%) luôn sử dụng thuốc Kanamycine,
Streptomycine và Rimifone cho bệnh lý đường
hô hấp chưa xác định lao.
Mối quan hệ giữa kiến thức CBYT và hành vi
phòng chống lao
Bảng 4: Mối quan hệ giữa kiến thức của CBYT và
hành vi phòng chống lao
Mức độ về hành vi
(%) Kiến thức của CBYT Số lượng
Tốt TB Kém
P –
value*
1. Kiến thức chung <0,001
Tốt 428 60,7% 28,5% 10,7%
Trung bình và kém 123 40,7% 43,9% 15,4%
2. Kiến thức về nguy cơ, dịch tễ <0,05
Tốt 379 59,9% 29,3% 10,8%
Trung bình và kém 172 48,3% 37,8% 14,0%
3. Kiến thức về dấu hiệu nghi lao, chẩn đoán 0,235
Tốt 522 57,1% 31,2% 11,7%
Trung bình và kém 29 41,4% 44,8% 13,8%
4. Kiến thức về điều trị, phòng ngừa 0,065
Mức độ về hành vi
(%) Kiến thức của CBYT Số lượng
Tốt TB Kém
P –
value*
Tốt 441 58,7% 30,2% 11,1%
Trung bình và kém 110 46,4% 39,1% 14,5%
* P – value bởi Pearson Chi-Square Tests
Nhóm có kiến thức chung tốt có về hành vi
phòng chống lao tốt (60,7%) hơn nhóm CBYT có
kiến thức trung bình và kém (40,7%) (p<0,001).
Nhóm CBYT có kiến thức tốt về nguy cơ và dịch
tễ lao thì có vẻ hành vi phòng chống lao tốt
(59,9%) hơn nhóm CBYT có kiến thức trung bình
và kém (48,3%) (p<0,05).
Mối quan hệ giữa nguồn tiếp cận thông tin
của CBYT và hành vi phòng chống lao
Bảng 5: Mối quan hệ giữa nguồn tiếp cận thông tin
của CBYT và hành vi
Mức độ về hành vi (%) Nguồn tiếp cận
thông tin
Số
lượng Tốt TB Kém
P –
value*
1. Trường y khoa
0,326
Có 347 57,9% 29,7% 12,4%
Không 204 53,4% 35,8% 10,8%
2. Tập huấn từ CTCL
<,001
Có 389 60,9% 30,3% 8,7%
Không 162 45,1% 35,8% 19,1%
3. Hội thảo, hội nghi
<,05
Có 211 66,4% 26,1% 7,6%
Không 340 50,0% 35,6% 14,4%
4. Tự tìm hiểu
0,449
Có 242 58,3% 31,8% 9,9%
Không 309 54,7% 32,0% 13,3%
* P - value bởi Pearson Chi-Square Tests
Trong bảng 5 phản ảnh phần lớn CBYT được
tham gia tập huấn CTCL thường có hành vi
phòng chống lao tốt (60,9%) hơn những người
không tham dự (45,1%), p<0,001).
BÀN LUẬN
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy chỉ có
hơn phân nữa (56,3%) CBYT tham gia nghiên
cứu có mức hành vi phòng chống lao tốt. Chỉ có
82,8% CBYT có hướng dẫn bệnh nhân ho kéo dài
trên 2 tuần hoặc nghi lao đi thử đàm, đối với
chụp X quang khoảng 76,6% và chỉ có 64,1%
hướng dẫn đến phòng khám chuyên khoa. Đặc
biệt, có đến 15,4% CBYT có sử dụng thuốc
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 5
Kanamycine, Streptomycine và Rimifon (những
thuốc ưu tiên sử dụng cho bệnh lao) dùng cho
bệnh nhân có bệnh đường hô hấp. Thực tế trên
lý giải được phần nào nguyên nhân phát hiện
bệnh lao muộn của bệnh nhân. Đây là hành vi
trực tiếp tác động kéo dài thời gian phát hiện
bệnh lao do thử đàm âm tính, mặc dầu bệnh
nhân mắc lao thật sự, gián tiếp tăng nguy cơ lao
kháng thuốc. Nguyên nhân thường do trình độ
thấp, lớn tuổi có kinh nghiệm sử dụng thuốc
nhưng chưa kịp cập nhật kiến thức mới.
Trình độ chuyên môn có tác động mạnh
đến hành vi phòng chống lao. Y sĩ, điều dưỡng
và y tá bị giới hạn kiến thức chuyên môn,
thường ít tiếp cận thông tin mới và ít tham gia
khám bệnh trực tiếp nên có hành vi kém về
phòng chống lao.
CBYT vừa tham gia khám bệnh công và vừa
khám bệnh ngoài giờ (nhóm khám ngoài giờ) có
hành vi tốt hơn nhóm khác, nhất là nhóm chỉ
tham gia CCSKBĐ. Trong thực tế nhóm
CSSKBĐ đông nhất và phần lớn tiếp xúc với
bệnh nhân đầu tiên nhưng hạn chế về trình độ
chuyên môn, ít tiếp cận thông tin về phòng
chống lao.
CBYT có kiến thức chung về bệnh lao tốt thì
có hành vi tốt về công tác phòng chống lao
(p<0,001). Tuy nhiên, nhóm tham gia nghiên cứu
nắm chắc hơn về nguy cơ gây bệnh và dịch tễ thì
có hành vi phòng chống lao tốt (59,9%) hơn
nhóm không nắm vững (48,3%) (p<0,05).
Nguyên nhân có thể do quá trình TT – GDSK
chưa quan tâm, đẩy mạnh truyền thông nội
dung này.
CBYT có tham gia tập huấn CTCL thì có
hành vi phòng chống lao tốt (60,9%) hơn nhóm
CBYT không tham gia (p<0,001). Kết quả này
càng khẳng định công tác truyền thông trực tiếp,
tập huấn và hội thảo về công tác chống lao rất
quan trọng. Đặc biệt là hoạt động cung cấp tài
liệu chuyên sâu là không thể thiếu.
KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ
Hầu hết CBYT tham gia nghiên cứu có hành
vi tốt về phòng chống bệnh lao còn thấp, chưa
đáp ứng với yêu cầu thực tế. Kiến thức phòng
chống lao của CBYT tốt thì thái độ, hành vi của
họ đối với bệnh nhân, cộng đồng càng tốt nhưng
cần phải tăng cường TT-GDSK nhất là về kiến
thức nguy cơ gây bệnh và dịch tể học.
Đối tượng cần phải giúp đỡ để nâng cao kiến
thức, thái độ và thay đổi hành vi phòng chống
lao là tất cả các y, bác sĩ và những người tham
gia CSSSKBĐ trong tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, cần
phải quan tâm nhiều đến đối tượng là y tá; y sĩ
và điều dưỡng, người tham gia CSSKBĐ, kể cả y
tế công hay ngoài công lập.
Vai trò của nguồn tiếp cận thông tin có tầm
quan trọng tác động đối với CBYT nhất là hình
thức tập huấn về CTCL hoặc tổ chức hội thảo.
Do đó, CTCL cần phải tăng cường công tác này.
Chú ý tuyên truyền kiến thức dịch tễ và nguy cơ
mắc bệnh lao.
CTCL tham mưu cho Sở Y tế có giải pháp
can thiệp nhằm hạn chế sử dụng thuốc chống
lao cho bệnh khác, nhất là bệnh lý đường hô
hấp.
Với nghiên cứu tương tự nhưng kỹ thuật lấy
mẫu phải ngẫu nhiên hơn với bảng câu hỏi
phỏng vấn trực tiếp chi tiết hơn, phân tích rõ
ràng hơn nhằm giải đáp được câu hỏi tại sao
CBYT có kiến thức phòng chống lao tốt gần 80%
mà hành vi phòng chống lao tốt chỉ đạt 56,3%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viên Lao - Bệnh phổi trung ương (2006), Thông tin về
bệnh lao và Lao/HIV dành cho nhân viên y tế tuyến cơ sở,
CTCL, Tr. 5.
2. Bệnh viện Lao - Bệnh phổi (2006), Sổ tay hướng dẫn CBYT,
Nhà xuất bản y học, tr 4
3. Bùi Đức Dương, Nguyễn Thiên Hương (2001), Bệnh lao
lâm sàng, Nhà xuất bản y học, tr.31
4. Chương trình chống lao, dịch tễ học bệnh lao. Cập nhật tại
địa chỉ www.cimsi.org.vn, ngày 15 tháng 5 năm 2007.
5. Lao siêu kháng thuôc, Bệnh viện lao - bệnh phổi Hà Nội.
Cập nhật tại địa chỉ www.bvlaobp.org, ngày 17 tháng 7 năm
2007.
6. Tô Anh Kiệt (2002), Khảo sát những yêu tố liên quan đến
điều trị muộn của bệnh nhân lao phổi M(+) mới tại Cà
Mau, Đề tài nghiên cứu cấp ngành.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 6
7. Trung tâm PCCBXH Cà Mau, kế hoạch hoạt động CTCL
tỉnh Cà Mau 5 năm 2005 –2010
8. WHO Tuberculosis Fact Sheet N°104 Revised 2004/WHO.
Available at http:/www.who.int/int- fs/en/fact104.html.
Accessed Oct 15,2004.
9. World Health Organization (2007), Tuberculosis Control
in the Western Pacific Region in 2007. WPR Philippine,
page 7.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_hanh_vi_phong_chong_lao_cho_cong_dong_cua_can_bo_y.pdf