Khảo sát kiến thức, thực hành chăm sóc dinh dưỡng và sựhiểu biết của thân nhân bệnh nhi vềbiểu đồtăng trưởng tại khoa dịch vụ 2 bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2012
BÀN LUẬN Qua khảo sát 385 bà mẹ có con điều trị bệnh tại khoa Dịch vụ 2 cho ta thấy, đa số các bà mẹ đều ở thành phố (58%) và 1 số ở tỉnh (48%). Những bà mẹ có kiến thức đúng về loại sữa tốt nhất cho trẻ là sữa mẹ (79%) điều này chứng tỏ các bà mẹ cũng đã cập nhật kiến thức khi nuôi con và biết lợi ích của sữa mẹ (2), tuy nhiên vẫn còn một số ít bà mẹ cho là sữa công thức tốt hơn (0,2%). Chỉ có 36% bà mẹ biết sử dụng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng. Có đến 64% bà mẹ sử dụng thêm sữa công thức khi trẻ dưới 6 tháng đây là điều chúng ta cần phải quan tâm vì khi xã hội phát triển người mẹ phải hội nhập vào xã hội và phải tham gia kiếm tiền thời gian ở nhà không nhiều nên chỉ thích sử dụng sữa công thức. Thêm vào đó khi phụ nữ đã để ý đến cái đẹp thì họ càng không muốn cho con bú sữa mẹ (2),(6). Nhìn chung các bà mẹ đều có kiến thức đúng về chăm sóc dinh dưỡng cho con (75%), nhưng có 61% bà mẹ thực hành chưa đúng theo sự hiểu biết. Đa số bà mẹ đều biết biểu đồ tăng trưởng trong sổ khám bệnh của trẻ (85%) và đều biết cách theo dõi trẻ hằng tháng. Bên cạnh đó còn số ít bà mẹ chưa biết theo dõi biểu đồ tăng trưởng (15%).
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát kiến thức, thực hành chăm sóc dinh dưỡng và sựhiểu biết của thân nhân bệnh nhi vềbiểu đồtăng trưởng tại khoa dịch vụ 2 bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 36
5 KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC DINH DƯỠNG
VÀ SỰ HIỂU BIẾT CỦA THÂN NHÂN BỆNH NHI VỀ BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG
TẠI KHOA DỊCH VỤ 2 BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 2012
Tống Diễm Vy*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thân nhân bệnh nhi có kiến thức, thực hành đúng về chăm sóc dinh dưỡng và sự
hiểu biết của thân nhân về biểu đồ tăng trưởng.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Tất cả các bà mẹ có con sốt nằm tại khoa dịch vụ 2,bệnh viện Nhi
Đồng 2 trong thời gian nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Kết quả: 75% bà mẹ có kiến thức đúng, 25% bà mẹ có kiến thức chưa đúng. 39% bà mẹ thực hành đúng, bà
mẹ thực hành chưa đúng chiếm tỉ lệ khá cao là 61%. 85% bà mẹ có biết về biểu đồ tăng trưởng, 15% bà mẹ chưa
biết về biểu đồ tăng trưởng.
Kết luận: Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tỉ lệ các bà mẹ thực hành đúng về chăm sóc dinh dưỡng cho
trẻ còn thấp, vì vậy việc thay đổi phương pháp giáo dục, hướng dẫn và cung cấp thông tin cho các bà mẹ là cần
thiết.
Từ khóa: Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ.
ABSTRACT
KNOWLEDGE, BEHAVIOR OF CARING NUTRITIONAL OF PATIENT'S PARENTS AND
UNDERSTANDING OF THEIR ON THE GROWTH CHART AT TWO SERVICE DEPARTMENT OF
CHILDREN'S HOSPITAL 2 IN 2012
Tong Diem Vy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 36 - 40
Objective: To confirm the percentage of patient's parents. Who have knowledge and right behaviour about
caring nutritional and understanding of their on the growth chart.
Methods: Cross-sectional descriptive study.
Results: 75% of mothers with correct knowledge, 25% of mothers with no true knowledge. 39% of mothers
practice proper, mother practice is not strictly a high proportion is 61%. 85% of mothers who are aware of the
growth chart, 15% of mothers did not know about the growth chart.
Conclusions: Through research we found that the rate of maternal care practice proper nutrition for
children is low, so the change of educational methods, guidance and information to mothers is needed.
Key words: nutrition care for children.
(*) Bệnh viện Nhi Đồng 2
Tác giả liên lạc: ĐD Tống Diễm Vy , ĐT:0938634371, Email: tieuthuyvy81@yahoo.com
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề dinh dưỡng được xã hội quan tâm và
được nhìn nhận đầy đủ hơn, nhận thức và thực
hành của người dân về dinh dưỡng đã nâng cao
đáng kể tuy nhiên kiến thức thực hành chăm sóc
dinh dưỡng còn hạn chế, trong khi công tác giáo
dục truyền thông dinh dưỡng chưa đến tận hộ
* Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Tác giả liên lạc: ĐD Tống Diễm Vy , ĐT:0938634371, Email: tieuthuyvy81@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 37
gia đình, chưa tác động đến toàn xã hội. Mặt
khác việc giáo dục dinh dưỡng làm thay đổi tập
quán ăn uống không hợp lý cũng không phải là
dễ dàng chính vì vậy cùng với sự phát triển của
xã hội kinh tế ngày càng đi lên, GDP đầu người
cũng phát triển đáng kể, gia đình chỉ có 1-2 con
nên đã làm gia tăng tỉ lệ béo phì một cách đáng
kể trong khi tỉ lệ suy dinh dưỡng tuy đã giảm
nhưng vẫn còn cao do còn ảnh hưởng bởi
những tập quán thói quen xấu trong vấn đề ăn
uống và chính vì sự thiếu hiểu biết của các bậc
cha mẹ đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc chăm
sóc dinh dưỡng cho con cái. Do đó nghiên cứu
này được tiến hành nhầm tìm ra được nguyên
nhân, từ đó đề ra các hoạt động tham vấn dinh
dưỡng cho thân nhân bệnh nhi và những người
trực tiếp chăm sóc cho trẻ một cách tốt nhất.
Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát kiến thức, thực hành chăm sóc dinh
dưỡng và sự hiểu biết của thân nhân bệnh Nhi
về biểu đồ tăng trưởng tại Dịch Vụ 2.
Mục tiêu cụ thể
Xác định tỉ lệ kiến thức đúng của thân nhân
bệnh nhi về dinh dưỡng.
Xác định tỉ lệ thực hành đúng của thân nhân
bệnh nhi về dinh dưỡng.
Xác định tỉ lệ những người biết về biểu đồ
tăng trưởng.
TỔNG QUAN Y VĂN
Suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ ngừng phát
triển do thiếu dinh dưỡng gây giảm năng lượng.
Tất cả các chất đều thiếu, nhưng phổ biến nhất
là chất đạm và chất béo. Tùy theo mức độ và
thời gian thiếu, bệnh sẽ có tác hại chẳng những
đến chiều cao và cân nặng mà cả tâm thần, vận
động và trí thông minh (5). Suy dinh dưỡng vẫn
còn là thách thức lớn ở Việt Nam, đặc biệt là ở
các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng
thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai. Tổ chức Y
tế thế giới đã nhận định nước ta hiện còn nằm
trong nhóm 36 nước có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
thấp còi cao nhất trên thế giới. Kết quả của Tổng
điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2009 cho
thấy khoảng 18,9% (1,54 triệu) trẻ < 5 tuổi bị suy
dinh dưỡng thể nhẹ cân và khoảng 31,9% (2,59
triệu) bị SDD thể thấp còi. Điều tra năm 2010
cho thấy 17,5% trẻ < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
thể nhẹ cân và 29,3% bị SDD thể thấp còi (4).
Trong khi đó, nước ta đang phải đối mặt với sự
gia tăng của tình hình thừa cân, béo phì, nhất là
ở thành phố. Vì thế cho nên kiến thức, thực
hành về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ngay từ
khi mới sinh ra rất quan trọng.
Có lợi cho trẻ nhất là sau khi được sinh ra trẻ
phải được bú sữa mẹ ngay trong nửa giờ đầu
sau sinh và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Bú mẹ hoàn toàn chúng ta không cần cho trẻ
uống thêm nước (2).
Ta cũng nên tập cho trẻ ăn sớm từ tháng thứ
6 để trẻ dễ tiếp thu, chưa có ý thức kén chọn.
Khi mới tập ăn nên pha bột lon từ loãng đến
đặc:
4 tháng: Bột pha loãng (2 mcf bột +200 ml
nước).
6 - 9 tháng: Bột đặc như hồ (4 mcf bột + 200
ml nước).
10 - 12 tháng: 3 chén bột đặc.
2 tuổi thay bột bằng cháo.
> 2 tuổi thay cháo bằng cơm.
Khi ta cho trẻ ăn cháo thì trong một chén
cháo của trẻ nên có:
Chất đạm: 1- 2 mcf (thịt, cá, tôm, cua).
Rau xanh: 2 mcf.
Chất béo: 2 mcf dầu ăn.
Chúng ta không nên cho quá nhiều hoặc
quá ít chất đạm cũng không tốt cho sự phát triển
của trẻ (6).
Trong các nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ bà
mẹ mang con đến khám vì lý do biếng ăn cũng
ở mức rất cao (45,9% – 57,7%).
Trẻ đang trong giai đoạn tập ăn thì rất nhiều
gia đình phải khổ sở mỗi khi cho trẻ ăn. Nhiều
người nghĩ rằng việc cho trẻ đi chơi, xem ti vi
trong khi ăn là tạo không khí vui vẻ, hứng thú
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 38
cho trẻ có bữa ăn ngon miệng, nhưng như vậy
không có hiệu quả, ta nên: Cho trẻ ngồi ăn cùng
mâm cơm với gia đình và không cho trẻ ăn bất
cứ loại bánh ngọt nào trước bữa ăn 1 giờ.
Và khi trẻ biếng ăn, ta nên đưa trẻ đến bác sĩ
để được tư vấn hướng dẫn, không nên cố ép trẻ
phải ăn hoặc là tự ý ra nhà thuốc tây mua thuốc
bổ cho trẻ uống (1).
Khi bị bệnh trẻ rất lười ăn cho nên ta phải
chia nhỏ các bữa ăn ra nhiều phần. Khi trẻ bị
tiêu chảy, việc quan trọng nhất là bù nước, và
cho ăn lại sớm. Cho ăn sớm sẽ giúp trẻ giảm tiêu
chảy nhanh hơn, khả năng hồi phục tốt hơn và
lấy lại sự ngon miệng sau bệnh sớm hơn. Các
loại thức ăn có hiệu quả tốt trong tiêu chảy là
thức ăn từ gạo, đậu, khoai tây, thịt, gà và trứng,
và sữa hàng ngày vẫn được dùng. Cần phải cân
trẻ lại mỗi ngày để đánh giá tình trạng của trẻ (3).
Biểu đồ tăng trưởng là biểu đồ cân nặng
và chiều cao biểu thị chiều hướng phát triển
của bé trong từng giai đoạn. Việc sử dụng
biểu đồ sẽ giúp bạn biết khi nào cần có sự
điều chỉnh trong chế độ dinh dưỡng cũng như
các biện pháp chăm sóc bé. Thế nên các bà mẹ
phải theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ hàng
tháng.
Chiều hướng của đường biểu diễn: Đi lên là
bình thường. Nằm ngang là đe dọa. Đi xuống
là nguy hiểm.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Dân số nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Thân nhân bệnh nhi tại khoa Dịch vụ 2 bệnh
viện Nhi Đồng 2.
Dân số chọn mẫu
Thân nhân bệnh nhi Dịch vụ 2 bệnh viện
Nhi Đồng 2 tại thời điểm khảo sát.
Cỡ mẫu:
Trong đó: = 0,05 ; P = 50% ; d = 5%
Vậy cỡ mẫu tính được là: 385.
Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện.
Tiêu chí chọn mẫu
Tiêu chí chọn vào
Tất cả thân nhân bệnh nhi tại khoa Dịch Vụ
2 có mặt tại thời điểm khảo sát.
Tiêu chí loại ra
Thân nhân không trực tiếp chăm sóc bé.
Phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn theo bảng câu hỏi soạn sẵn.
Công cụ thu thập số liệu
Bộ câu hỏi phỏng vấn.
Kiểm soát sai lệch
Tập huấn cho người thu thập thông tin; chỉ
lấy thông tin ở những người trực tiếp chăm sóc
bệnh nhi.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Epidata
3.1 và phân tích bằng phần mềm Stata 10.
KẾT QUẢ
Qua khảo sát 385 thân nhân bệnh nhi đang
điều trị bệnh tại khoa Dịch Vụ 2 chúng tôi nhận
thấy hầu hết mẹ là người chăm sóc cho trẻ.
Đặc tính của mẫu như sau
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ (N= 385).
Đặc điểm N (%)
Tỉnh
Thành phố
163 (42)
222 (58)
Có 58% bà mẹ có địa chỉ ở thành phố và 42%
bà mẹ ở tỉnh.
Bảng 2. Kiến thức đúng của thân nhân bệnh nhi về
dinh dưỡng (N= 385).
Stt Kiến thức đúng (N=385) Tần số Tỉ lệ (%)
1 Kiến thức về sữa non 377 98
2 Trẻ ăn dặm thì ko cần bú thêm sữa mẹ 369 96
N = Z2(1-α/2)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 39
Stt Kiến thức đúng (N=385) Tần số Tỉ lệ (%)
3 Khi trẻ bị tiêu chảy có uống sữa tươi được không 347 90
4 Mẹ ngậm thìa của trẻ khi cho trẻ ăn là nguồn truyền bệnh 342 89
5 Khi trẻ ăn dặm có nên trộn bột với sữa để trẻ dễ ăn 327 85
6 Cho trẻ ăn cơm trước 12 tháng để trẻ mau cứng cáp 316 82
7 Loại sữa tốt nhất 304 79
8 Lượng dầu ăn trong khẩu phần của trẻ 289 75
9 Cho trẻ ăn sớm khi bị tiêu chảy 253 66
10 Lượng rau trong khẩu phần ăn của trẻ 244 63
11 Khi trẻ bệnh có nên cho ăn kiêng 238 62
12 Mẹ có biết trà làm giảm sự hấp thu đạm 226 59
13 Lượng đạm trong khẩu phần ăn của trẻ 216 56
14 Khi trẻ bị tiêu chảy mẹ không nên cho trẻ dùng nước trái cây 204 53
15 Sử dụng sữa ngoài khi nào 138 36
16 Thời gian bắt đầu cho trẻ ăn dặm 47 12
Kiến thức chung đúng 288 75
Kiến thức chung chưa đúng 97 25
Kiến thức đúng về sữa non của các bà mẹ
chiếm tỉ lệ cao nhất (98%), trong khi đó kiến
thức về thời gian bắt đầu ăn dặm chiếm tỉ lệ
thấp nhất (12%).
Những bà mẹ có kiến thức chung đúng
chiếm tỉ lệ 75%, bên cạnh đó có tới 25% bà mẹ có
kiến thức chung chưa đúng.
Bảng 3. Thực hành đúng của thân nhân bệnh nhi về
dinh dưỡng (N= 385)
Stt Thực hành đúng Tần số Tỉ lệ (%)
1 Khi trẻ bệnh, mẹ cho trẻ ăn 342 89
2 Khi trẻ lười ăn 317 82
3 Cân trẻ hàng ngày khi trẻ bị tiêu chảy 313 81
4 Thức ăn dặm đầu tiên có nguồn gốc 304 79
5 Khi tiêu chảy có tiếp tục cho trẻ uống sữa 256 67
6 Để trẻ không bị biếng ăn 235 61
7
Cho trẻ bú mẹ như thế nào để
đủ chất dinh dưỡng và năng
lượng
288 59
8 Cho trẻ uống thêm nước khi bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng 195 51
Stt Thực hành đúng Tần số Tỉ lệ (%)
9 Về loại cháo phù hợp khi trẻ bị tiêu chảy 85 22
10 Bú sữa mẹ khi nào 61 16
Thực hành chung đúng 152 39
Thực hành chung chưa đúng 233 61
Thực hành khi trẻ bệnh, mẹ cho trẻ ăn chiếm
tỉ lệ cao nhất (89%), thấp nhất là thực hành về bú
sữa mẹ khi nào (16%).
Nhìn chung thực hành chung đúng chỉ
chiếm 39%, phần nhiều các bà mẹ thực hành
chưa đúng (61%).
Bảng 4. Sự hiểu biết về biểu đồ tăng trưởng
Stt Biết về biểu đồ tăng trưởng Tần số (%)
1 Mẹ theo dõi biểu đồ tăng trưởng gồm 372 97
2 Trên biểu đồ tăng trưởng nếu đường vẽ trong giới hạn màu xanh 368 96
3 Biết về biểu đồ tăng trưởng 347 90
Biết về biểu đồ tăng trưởng 326 85
Chưa biết về biểu đồ tăng trưởng 59 15
Biểu đồ tăng trưởng trong sổ khám bệnh của
trẻ có 90% bà mẹ biết đến, nhưng cũng còn số ít
bà mẹ chưa biết đến (10%).
Phần nhiều mẹ biết theo dõi biểu đồ tăng
trưởng đúng 97%, còn số ít bà mẹ chỉ chú ý đến
cân nặng của trẻ (3,12%).
Có 85% bà mẹ có biết về biểu đồ tăng
trưởng, 15% bà mẹ chưa biết về biểu đồ tăng
trưởng.
BÀN LUẬN
Qua khảo sát 385 bà mẹ có con điều trị bệnh
tại khoa Dịch vụ 2 cho ta thấy, đa số các bà mẹ
đều ở thành phố (58%) và 1 số ở tỉnh (48%).
Những bà mẹ có kiến thức đúng về loại
sữa tốt nhất cho trẻ là sữa mẹ (79%) điều này
chứng tỏ các bà mẹ cũng đã cập nhật kiến
thức khi nuôi con và biết lợi ích của sữa mẹ (2),
tuy nhiên vẫn còn một số ít bà mẹ cho là sữa
công thức tốt hơn (0,2%).
Chỉ có 36% bà mẹ biết sử dụng sữa mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng. Có đến 64% bà mẹ sử dụng
thêm sữa công thức khi trẻ dưới 6 tháng đây là
điều chúng ta cần phải quan tâm vì khi xã hội
phát triển người mẹ phải hội nhập vào xã hội và
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 40
phải tham gia kiếm tiền thời gian ở nhà không
nhiều nên chỉ thích sử dụng sữa công thức.
Thêm vào đó khi phụ nữ đã để ý đến cái đẹp thì
họ càng không muốn cho con bú sữa mẹ (2),(6).
Nhìn chung các bà mẹ đều có kiến thức
đúng về chăm sóc dinh dưỡng cho con (75%),
nhưng có 61% bà mẹ thực hành chưa đúng theo
sự hiểu biết.
Đa số bà mẹ đều biết biểu đồ tăng trưởng
trong sổ khám bệnh của trẻ (85%) và đều biết
cách theo dõi trẻ hằng tháng. Bên cạnh đó còn
số ít bà mẹ chưa biết theo dõi biểu đồ tăng
trưởng (15%).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tỉ lệ các
bà mẹ thực hành đúng về chăm sóc dinh dưỡng
cho trẻ còn thấp, cho nên việc thay đổi phương
pháp giáo dục, hướng dẫn và cung cấp thông
tin cho các bà mẹ là điều cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện Nhi Đồng 2 _khoa dịch vụ 2 (2010), làm thế nào để trẻ
không bị biến ăn.
nao-de-tre-khong-bi-bieng-an.html.
2. Nguyễn Thị Hạnh Lê (2009). “Lợi ích của nuôi con bằng sữa
mẹ”
bang-sua-me.html.
3. Nguyễn Thị Thu Hậu (2010). “Dinh dưỡng trong bệnh tiêu
chảy”.
benh-tieu-chay.html.
4. Nguyễn Thị Thu Hậu (2012). “Kẽm và vai trò quan trọng trong
dinh dưỡng trẻ em”,
va-vai-tro-quan-trong-trong-dinh-duong-tre-em.html.
5. Tạ Thị Ánh Hoa (1997). Bệnh suy dinh dưỡng, Bài giảng nhi
khoa xuất bản lần thứ II; 118.
6. Tạ Thị Ánh Hoa (1997). Dứt sữa và cho ăn dặm, Bài giảng nhi
khoa xuất bản lần thứ II; 106- 108.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5_khao_sat_kien_thuc_thuc_hanh_cham_soc_dinh_duong_va_suhieu.pdf